Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ PHẪU THUẬT nội SOI điều TRỊ u NANG BUỒNG TRỨNG LÀNH TÍNH tại BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 83 trang )

BỘ Y TẾ
BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU SỨC KHỎE TRẺ EM

TRẦN XUÂN NAM

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI
ĐIỀU TRỊ U NANG BUỒNG TRỨNG LÀNH TÍNH
TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ

HÀ NỘI - 2016


BỘ Y TẾ
BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU SỨC KHỎE TRẺ EM

TRẦN XUÂN NAM

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI
ĐIỀU TRỊ U NANG BUỒNG TRỨNG LÀNH
TÍNH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Chuyên ngành: Ngoại Nhi
Mã số:
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS. TRẦN NGỌC SƠN


HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số
liệu, kết quả nêu ra trong bệnh án là trung thực và chưa từng được tác giả
khác công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.

Hà Nội ngày 15 tháng 11 năm 2016
Ký tên

Trần Xuân Nam


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy - Ban giám đốc Bệnh viện Nhi
Trung ương, Viện nghiên cứu sức khỏe trẻ em Bệnh viện Nhi Trung ương
đã cho phép và tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành công trình
nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Ngọc Sơn, người
thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi những phương pháp quý
báu trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS. Phạm Duy Hiền - trưởng khoa Ngoại
tổng hợp và toàn bộ các cô chú, anh chị bác sỹ, điều dưỡng khoa Ngoại tổng
hợp bệnh viện Nhi Trung Ương đã dành cho tôi nhiều tình cảm tốt đẹp, tạo
điều kiện cho tôi được học tập, làm việc, thu thập số liệu trong suốt quá trình
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị tổ lưu trữ hồ sơ bệnh án thuộc
phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nhi Trung Ương đã tạo điều kiện giúp đỡ
trong quá trình thu thập số liệu để hoàn thành luận văn này.

Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới các bệnh nhi và gia đình bệnh
nhi- những người đã đóng góp lớn lao trong sự thành công của luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin ghi nhận và vô cùng biết ơn những tình cảm ưu ái,
sự động viên cổ vũ, giúp đỡ hết lòng cả về vật chất và tinh thần của gia đình,
bạn bè, anh chị em và các đồng nghiệp gần xa.
Trần Xuân Nam


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFP

: Alpha Feto Protein

B-HCG

: Beta- Human Chorionic Gonadotropin

BT

: Buồng trứng

CT Scanner

: Computed Tomography : Phim chụp cắt lớp vi tính

FSH

: Follicle-stimulating hormone

GnRH


: Gonadotropin Releasing Hormone

LH

: Luteinizing hormone

MRI

: Magnetic Resonance Imaging: Phim chụp cộng hưởng từ

PNTS

: Phẫu thuật nội soi

UNBT

: U nang buồng trứng

UNBTLT

: U nang buồng trứng lành tính


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Một số cơ sở giải phẫu, sinh lý, chức năng của buồng trứng liên
quan đến bệnh u nang buồng trứng...........................................................3
1.1.1 Giải phẫu buồng trứng.......................................................................3
1.1.2 Sinh lý của buồng trứng liên quan đến bệnh u nang buồng trứng lành tín5
1.1.3 Chức năng của buồng trứng..............................................................5
1.2. Tỉ lệ bệnh................................................................................................6
1.3. Phân loại các khối u buồng trứng nói chung và UNBTLT nói riêng...6
1.3.1 U nang thanh dịch .............................................................................8
1.3.2 U quái buồng trứng............................................................................8
1.4 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng...................................................12
1.4.1 Đặc điểm lâm sàng...........................................................................12
1.4.2 Các biến chứng ở UNBTLT..............................................................13
1.4.3 Đặc điểm cận lâm sàng....................................................................15
1.5 Điều trị...................................................................................................20
1.5.1 Điều trị nội khoa..............................................................................20
1.5.2 Điều trị ngoại khoa..........................................................................20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........26
2.1 Đối tượng nghiên cứu...........................................................................26
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.......................................................26


2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ...........................................................................27
2.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................27
2.2.2. Chọn mẫu........................................................................................27
2.2.3. Phương pháp phẫu thuật nội soi.....................................................28
2.2.4. Điều trị sau mổ................................................................................31

2.2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu phục vụ mục tiêu 1...................................31
2.2.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu phục vụ mục tiêu nghiên cứu 2................32
2.2.7. Xử lý số liệu.....................................................................................33
2.2.8. Hình thức liên hệ bệnh nhân sau mổ...............................................33
2.2.9. Đạo đức nghiên cứu........................................................................33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................34
3.1 Lâm sàng...............................................................................................34
3.1.1. Tuổi bệnh nhân khi được mổ...........................................................34
3.1.2. Lí do bệnh nhân đến viện khám......................................................35
3.1.3. Dấu hiêụ khi khám lâm sàng...........................................................35
3.2 Cận lâm sàng........................................................................................36
3.2.1. Giá trị AFP trước mổ:.....................................................................36
3.2.2. Giá trị Beta- HCG trước mổ...........................................................36
3.2.3. Đường kính u nang qua siêu âm trước mổ......................................36
3.2.4. Vị trí của u nang..............................................................................37
3.2.5. Tính chất của UNBTLT trên siêu âm..............................................37
3.2.6. Tính chất của UNBTLT trên CT ổ bụng..........................................38
3.3. Kết quả điều trị....................................................................................39
3.3.1. Phương pháp phẫu thuật.................................................................39
3.3.2 Vị trí phẫu tích cắt u nang:..............................................................40
3.3.3 Chọc hút u nang trước khi cắt:........................................................40


3.3.4 Cách thức phẫu thuật:......................................................................41
3.3.5 Sinh thiêt lạnh trong mổ:..................................................................41
3.3.6 Thời gian phẫu thuật........................................................................42
3.3.7 Mở rộng vết mổ tại rốn:...................................................................42
3.3.8 Thời gian nằm viện sau mổ:.............................................................43
3.3.9. Thời gian phục hồi lưu thông tiêu hóa:..........................................43
3.3.10. So sánh giữa PTNS 1 trocar hỗ trợ và các PTNS khác.................44

3.4 Tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ...........................................44
3.5 Kết quả giải phẫu bệnh sau mổ...........................................................44
3.6 Kết quả sau mổ: khám lại ...................................................................45
3.6.1 Kết quả mổ cắt u..............................................................................45
3.6.2 Các biến chứng xa sau mổ...............................................................45
3.6.3. Tính thẩm mỹ của sẹo mổ................................................................46
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN............................................................................47
4.1 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng...................................................47
4.2 Kết quả PTNS trong điều trị UNBTLT..............................................51
KẾT LUẬN....................................................................................................58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1

Giá trị của AFP theo độ tuổi ........................................................19

Bảng 3.1

Tuổi bệnh nhân khi mổ.................................................................34

Bảng 3.2

Lí do đến khám............................................................................35

Bảng 3.3

Đường kính u nang qua siêu âm...................................................36


Bảng 3.4. Vị trí của u nang...........................................................................37
Bảng 3.5. Phương pháp phẫu thuật...............................................................39
Bảng 3.6. Số lượng bệnh nhân được chọc hút dịch trong nang trước khi cắt. .40
Bảng 3.7. Cách thức phẫu thuật....................................................................41
Bảng 3.8. Thời gian phẫu thuật....................................................................42
Bảng 3.9. Thời gian nằm viện sau mổ..........................................................43
Bảng 3.10. So sánh giữa phẫu thuật nội soi 1 trocar hỗ trợ và các phẫu thuật
nội soi khác .................................................................................44
Bảng 3.11 Kết quả giải phẫu bệnh sau mổ....................................................44
Bảng 4.1

So sánh tuổi của bệnh nhân khi phẫu thuật..................................47

Bảng 4.2. So sánh các dấu hiệu lâm sàng khiến bệnh nhân đi khám...........47
Bảng 4.3. Giá trị của AFP trước mổ trong các nghiên cứu...........................49
Bảng 4.4. Vị trí của khối UNBTLT..............................................................50
Bảng 4.5. So sánh trung vị của UNBTLT.....................................................51
Bảng 4.6. So sánh phẫu thuật nội soi và mổ mở...........................................52
Bảng 4.7. So sánh ứng dụng phẫu thuật nội soi giữa các nghiên cứu..........53
Bảng 4.8. Kết quả giải phẫu bệnh sau mổ....................................................56


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Dấu hiệu khi khám lâm sàng.....................................................35
Biểu đồ 3.2. Tính chất của UNBTLT trên siêu âm........................................37
Biểu đồ 3.3. Tính chất UNBTLT trên CT ổ bụng..........................................38
Biểu đồ 3.4. Vị trí phẫu tích cắt u nang.........................................................40
Biểu đồ 3.5. Mở rộng vết mổ tại rốn.............................................................42
Biểu đồ 3.6. Thời gian phục hồi lưu thông tiêu hóa......................................43

Biểu đồ 3.7. Tỉ lệ tái phát u...........................................................................45


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1

Cấu tạo buồng trứng ......................................................................3

Hình 1.2: Teratome trưởng thành ................................................................10
Hình 1.3. Teratome chưa trưởng thành ........................................................11
Hình 1.4: Nang bì buồng trứng ....................................................................12
Hình 1.5. U nang buồng trứng xoắn ............................................................14
Hình 1.6: Optic 10mm 2 kênh sử dụng cho PTNS 1 trocar hỗ trợ qua rốn.. 23
Hình 1.7. Dụng cụ 1 port được sử dụng trong SILS.....................................24
Hình 4.1: Vết mổ tại rốn của PTNS 1 trocar hỗ trợ - bệnh nhân Nguyễn Mai
A- STT 3.......................................................................................55
Hình 4.2: Vết mổ tại rốn của PTNS 1 trocar hỗ trợ có mở rộng vết mổ tại
rốn - bệnh nhân Trần Thị T- STT 38.............................................55


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
U nang buồng trứng (UNBT) là một khối choán chỗ ở buồng trứng, với
hình ảnh đặc trưng là một khối nang dịch, vỏ mỏng, nằm tách biệt với nhu mô
lành của buồng trứng và hầu hết có tính chất lành tính .
Khối choán chỗ ở buồng trứng (bao gồm các khối dạng nang và dạng
đặc buồng trứng) ít gặp ở trẻ em. Lindford đưa ra đánh giá dựa trên một
nghiên cứu lớn cho thấy tỉ lệ khối choán chỗ buồng trứng nói chung là 2,6 ca /
100.000 trường hợp với những trẻ dưới 15 tuổi . Ước tính có tới hơn 90% u

nang buồng trứng là lành tính . Các tổn thương ác tính ở buồng trứng chiếm
khoảng 2-3% số ung thư ở trẻ em . Các u nang buồng trứng lành tính
(UNBTLT) thường không có triệu chứng rõ rệt, chúng thường chỉ có triệu
chứng gây ra khi khối u to lên, có nguy cơ xoắn hoặc vỡ. Trong quá trình theo
dõi, nếu nghi ngờ có các biến chứng của UNBTLT xảy ra: xoắn u, vỡ u, chảy
máu trong u thì có thể cần xử trí cấp cứu . Các triệu chứng lâm sàng của
UNBTLT thường không điển hình, nhiều trường hợp phát hiện tình cờ qua
siêu âm .
Trước kia, điều trị UNBTLT dựa vào mổ mở. Gần đây, phẫu thuật nội soi
đã được ứng dụng rộng rãi với u nang buồng trứng ở người lớn và sau đó là cả ở
trẻ em . Phẫu thuật nội soi có ưu thế vượt trội soi với mổ mở kinh điển: thời gian
mở ngắn hơn, sẹo mổ thẩm mỹ hơn, nằm viện ngắn hơn và bệnh nhân hồi phục
nhanh hơn . Do vậy, dần dần trên thế giới phẫu thuật nội soi trở thành một
phương pháp được nhiều phẫu thuật viên lựa chọn thay thế phẫu thuật mổ mở
kinh điển trong điều trị UNBTLT . Thái độ xử trí đối với nang buồng trứng lành
tính cũng có nhiều thay đổi. Nếu trước kia, chủ yếu cắt toàn bộ buồng trứng, thì
hiện nay xu hướng điều trị là cắt u bảo tồn buồng trứng . Theo Wiliamson M
[78], cắt u bảo tồn buồng trứng sẽ tăng khả năng bảo tồn sinh sản cho bệnh nhân.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đánh giá kết quả của phẫu thuật


2

nội soi trong điều trị UNBTLT ở trẻ em. Hiện tại ở Việt Nam còn có ít các
nghiên cứu đánh giá kết quả của phẫu thuật nội soi trong điều trị bệnh lý này.
Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài:
"Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u nang buồng trứng
lành tính tại bệnh viện Nhi Trung Ương" bao gồm các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh u nang buồng
trứng lành tính ở trẻ em.

2. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u nang buồng trứng
lành tính tại bệnh viện Nhi Trung Ương.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số cơ sở giải phẫu, sinh lý, chức năng của buồng trứng liên quan
đến bệnh u nang buồng trứng
1.1.1 Giải phẫu buồng trứng
1.1.1.1. Vị trí hình thể và liên quan của buồng trứng
Buồng trứng hình hạt đậu nằm áp vào thành bên chậu hông bé, trong hố
buồng trứng thuộc cánh sau dây chằng rộng, dưới eo 10mm. Hố buồng trứng
được giới hạn bởi phía trên là động mạch chậu ngoài, phía dưới là động mạch
tử cung, phía sau là động mạch chậu, trong cùng là niệu quản cùng bên. Khi
phẫu thuật có thể tiếp cận buồng trứng từ điểm giữa đường nối gai chậu trước
trên và khớp mu .

Hình 1.1 Cấu tạo buồng trứng [11].


4

1.1.1.2. Các phương tiện giữ buồng trứng
Có 4 dây chằng giữ buồng trứng tại chỗ :
- Mạc treo buồng trứng: là nếp phúc mạc nối buồng trứng vào cánh sau
dây chằng rộng.
- Dây chằng tử cung- buồng trứng là một thừng tròn nối sừng tử cung
vào đầu dưới buồng trứng (cùng bên).

- Dây chằng thắt lưng buồng trứng: là di tích của dây chằng hoành lúc
còn phôi thai.
- Dây chằng vòi buồng trứng: là 1 dây chằng từ loa vòi tới đầu trên của
buồn trứng, có một tua loa dính vào dây chằng gọi là riềm Richard hoặc gọi là
tua buồng trứng.
Như vậy, tuy có bốn dây chằng nhưng thật sự buồng trứng chỉ được
đính ở bờ trước vào dây chằng rộng (mạc treo).
1.1.1.3. Mạch máu và thần kinh của buồng trứng
* Động mạch: Buồng trứng được cấp máu từ 2 nguồn động mạch.
- Động mạch buồng trứng : tách ra từ động mạch chủ bụng từ ngang
mức các động mạch thận. Sau khi bắt chéo các động mạch chậu ngoài, động
mạch buồng trứng chia làm ba nhánh ở đầu trên buồng trứng gồm:
+ Nhánh vòi ngoài.
+ Nhánh buồng trứng ngoài.
+ Nhánh nối.
- Động mạch tử cung : tách ra các nhánh tận tiếp nối với các nhánh của
động mạch buồng trứng tạo thành cung mạch nuôi dưỡng buồng trứng,
- Tại rốn buồng trứng: động mạch buồng trứng chia ra mười nhánh tiến
sâu vào vùng tủy .
- Tại vùng chuyển tiếp: các động mạch này sẽ tạo thành các đám rối, từ
đó tạo ra các mạch thẳng nhỏ hơn tiến vào vùng vỏ buồng trứng, ở lớp vỏ
trong của nang noãn có một mạng lưới mao mạch dày đặc.


5

* Tĩnh mạch :
- Tĩnh mạch buồng trứng phải đổ về tĩnh mạch chủ dưới
- Tĩnh mạch buồng trứng trái đổ về tĩnh mạch thận trái
Tĩnh mạch buồng trứng chạy kèm theo các động mạch, các tĩnh mạch

lớn dần và xoắn ở vùng tủy, các tĩnh mạch ở vùng rốn buồng trứng tạo thành
đám rối trước khi đổ vào các tĩnh mạch buồng trứng.
* Bạch mạch :
Các mạch bạch huyết của buồng trứng đổ vào các hạch cạnh động
mạch chậu ở ngang mức mạch thận.
* Thần kinh:
Thần kinh của buồng trứng tách ở đám rối liên mạc treo và đám rối
thận .
1.1.2 Sinh lý của buồng trứng liên quan đến bệnh u nang buồng trứng lành tín
Các nang buồng trứng thường hình thành từ các nang trứng trưởng
thành. FSH, LH và estrogen của bào thai, HCG trong dây rốn đều kích thích
hình thành các nang buồng trứng. Các nang buồng trứng có thể phát hiện
trong hơn nửa số trẻ mới sinh . Sau sinh các hormon này giảm xuống có thể
làm cho các nang trứng nhỏ lại. Trong một nghiên cứu về sinh thiết buồng
trứng ở các trẻ nữ trước tuổi dạy thì đã ghi nhận sự phát triển của các nang
trứng bao gồm cả noãn bào bình thường, các tế bào hạt và nang trong giai
đoạn thoái triển của chúng. Thông thường, nang cơ năng khác nang thực thể ở
kích thước nang. Với bất kì các nang nào có đường kính lớn hơn 2cm đều
không được coi là nang cơ năng .
1.1.3 Chức năng của buồng trứng
Buồng trứng có 2 tuyến chức năng: ngoại tiết và nội tiết.
- Chức năng của ngoại tiết: vào tuổi dậy thì, buồng trứng có khoảng
300.000 đến 400.000 nang noãn, số lượng nang noãn giảm dần theo thời gian,
bởi vì hàng tháng có nhiều nang cùng phát triển mà chỉ có một nang trội gây
phóng noãn, còn những nang phát triển dở dang sẽ thoái triển và teo đi.


6

- Chức năng nội tiết: chức nang nội tiết được điều hòa bởi trục dưới đồi

tuyến yên thông qua các yếu tố: GnRH, FSH, LH. Buồng trứng sẽ tạo ra các
hormone sinh dục chính là estrogen, progesteron và androgen.Hai hormon
estrogen và progesteron chi phối quá trình hình thành các đặc điểm giới tính ở
phụ nữ cũng nhu quá trình phát triển của niêm mạc tử cung.Khi có sự sụt giảm
đột ngột của 2 hormone này sẽ sinh ra hiện tượng kinh nguyệt .
1.2 Tỉ lệ bệnh
Các khối choán chỗ ở buồng trứng ít gặp ở trẻ em. Linford nghiên cứu
qua một số lượng lớn bệnh nhân phát hiện các khối choán chỗ ở buồng trứng
có tỉ lệ mắc bệnh hàng năm là 2,6 ca / 100.000 trường hợp với trẻ dưới 15 tuổi
. Phần lớn các tổn thương này lành tính.Ước tính chỉ có khoảng 10% nang
buồng trứng là ác tính . Theo nghiên cứu của tác giả Trần Ngọc Sơn trong các
tổn thương UNBTLT, tỉ lệ u quái trưởng thành hay gặp nhất (52,1%), sau đó
là u nang thanh dịch (30,4%) và nang bì (17,5 %).
1.3. Phân loại các khối u buồng trứng nói chung và UNBTLT nói riêng:
Theo Tổ chức Y tế thế giới, phân loại các khối u buồng trứng nói chung
bao gồm: (bao gồm cả u nang và u đặc).
1. U biểu mô đệm bề mặt
1.1 U thanh dịch
1.2 U chế nhầy
1.3 U nội mạc tử cung
1.4 U tế bào sáng
1.5 U tế bào chuyển tiếp
1.6 U tế bào vảy
1.7 U biểu mô hỗn hợp
1.8 Những u không đặc hiệu và không biệt hóa


7

2. U mô đệm sinh dục

2.1 U tế bào hạt
2.2 U tế bào Sertoli
2.3 U đệm sinh dục của các tế bào hỗn hợp hoặc không được phân loại
2.3.1 U sinh dục với các ống vòng
2.3.2 U nguyên bào sinh dục
2.4 U tế bào Sertoli
3. U tế bào mầm
3.1 U tế bào mầm nguyên thủy
3.1.1 U nghịch mầm (dysgerminoma)
3.1.2 U túi noãn hoàng
3.1.3 U biểu mô phôi
3.1.4 U đa phôi
3.1.5 U nguyên bào nuôi (không liên quan tới thai kì)
3.1.6 U tế bào mầm hỗn hợp (có những thành phần đặc trưng)
3.2 Các u quái (teratoma)
3.2.1 Các teratoma chưa trưởng thành
3.2.2. Các teratoma trưởng thành
3.2.3 U nang bì
4. U tế bào mầm đệm sinh dục
4.1 U nguyên bào sinh dục
4.2 Các u đệm hỗn hợp sinh dục
5. U mạng mạch buồng trứng
6. Các u hỗn hợp
6.1 Ung thư biểu mô tế bào nhỏ, type tăng calci hóa
6.2 Ung thư nguyên bào nuôi (liên quan tới thai kì)
6.3 Các khối u không đặc hiệu cho buồng trứng


8


7. Các tình trạng bệnh giống khối u
8. Các u lympho và u máu
9. Các u thứ phát tại buồng trứng
(Theo Phân loại thế giới về các bệnh liên quan đến ung bướu )
Trong các loại khối choán chỗ ở buồng trứng nói chung, các UNBTLT
bao gồm các loại sau:
1.3.1 U nang thanh dịch (follicular cyst):
Thường chiếm một nửa trong các tổn thương u nang buồng trứng.
Chúng ở dạng đơn nang, ở một bên, có đặc điểm mô học lành tính, thường có
vỏ mỏng, vàng và dịch trong bên trong. Cohen và cộng sự phát hiện 84% các
trẻ từ 0-24 tháng xuất hiện các nang buồng trứng qua siêu âm. Tỉ lệ này gần
tương đương trong mỗi nhóm các bệnh nhân 3 tháng tuổi tiếp theo. Parallel
phát hiện trong các trẻ nữ trước dậy thì tử 2-12 tuổi, với tỉ lệ các nang buồng
trứng xuất hiện tương đương như trên .
Thông thường các nang buồng trứng tồn tại, to lên và có vai trò trong
bài tiết estrogen. Chúng giúp hình thành các đặc điểm giới tính khác biệt giữa
nam và nữ . Kích thước nang là một đặc điểm quan trọng để đưa ra phác đồ
điều trị. Các nang đơn độc, kích thước nhỏ sẽ dễ thoái triển hơn. Các nang lớn
(> 5cm) có nguy cơ cao dễ xoắn . Các nang lớn có liên quan với quá trình dậy
thì sớm. Do vậy kích thước nang lớn cần phải chỉ định phẫu thuật. Ở các trẻ
trước dậy thì, khi xuất hiện các khối nang hỗn hợp cần được cắt bỏ hơn là để
lại theo dõi. Ở các trẻ vị thành niên, các khối nang hỗn hợp có thể do chảy
máu trong các nang cơ năng, chúng có thể điều trị bảo tồn . Chỉ định phẫu
thuật được đặt ra với các nang tồn tại liên tục và xuất hiện các triệu chứng tái
diễn mặc dù đã được điều trị bảo tồn. Các nang xuất hiện trước siêu âm có thể
tự thoái triển trong năm đầu .
1.3.2 U quái buồng trứng(teratoma buồng trứng)


9


Teratoma buồng trứng có thành phần đặc nhưng vẫn được xếp vào
nhóm UNBTLT vì chủ yếu hay gặp teratoma trưởng thành lành tính, và trong
thành phần tổ chức của chúng vẫn có tỉ lệ thành phần nang dịch nhất định . U
quái buồng trứng là loại u tế bào mầm có các thành phần trong khối u có tính
chất mô học khác biệt so với cấu trúc mô học ở cơ quan được tìm thấycủa
chúng . Kinh điển, các khối u này được tạo thành từ các mô có nguồn gốc từ
ngoại bì, trung bì và nội bì . Không nhất thiết các thành phần này đều phải
cùng xuất hiện trong một khối u nhưng quan trọng là chúng xuất hiện tại vị trí
bất thường về mặt mô học được tìm thấy u. Các mô này có những thành phần
ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình trưởng thành của tế bào. Teratoma
về mặt mô học được phân loại thành teratoma trưởng thành, teratoma chưa
trưởng thành và nang bì đơn thuần (chỉ có các mô nguồn gốc từ một lá phôi) .
1.3.2.1 Teratoma trưởng thành
Hầu hết các teratoma ở trẻ em là teratoma trưởng thành . Đây là khối
nang buồng trứng có thành phần đặc được tạo thành từ các mô đã được biệt
hóa hoàn toàn có nguồn gốc tối thiểu từ 2 trong 3 lá phôi trở lên . Teratoma
trưởng thành được hình thành từ tế bào mầm sau lần giảm phân đầu tiên .
Bệnh nhân có thể đau bụng âm ỉ hoặc có các dấu hiệu không đặc hiệu khác .
Điều trị teratoma trưởng thành bằng cách phẫu thuật cắt toàn bộ khối u.
Teratoma trưởng thành gặp cả ở 2 bên buồng trứng trong 10% các trường
hợp .
Về mặt mô bệnh học của teratoma trưởng thành, khối u khu trú ở một
phần buồng trứng chiếm 88%, bên trong có chất dịch nhờn, nó ở dạng chất
lỏng khi ở nhiệt độ cơ thể hoặc là ở dạng chất nhầy nếu ở nhiệt độ phòng .
Bọc bên ngoài khối u là biểu mô vảy trong suốt . Các cấu trúc tóc, da, cơ và
các mô khác được tìm thấy bên trong. Những mô ngoại bì (có nguồn gốc từ
da và các mô thần kinh) luôn luôn được tìm thấy . Những mô trung bì (mỡ,
xương, sụn và cơ) được tìm thấy trong hơn 90% các trường hợp, các mô nội
bì (biểu mô đường tiêu hóa và hô hấp, mô tuyến giáp) được thấy trong hầu hết



10

các trường hợp . Mô mỡ gặp trong 67- 75% các trường hợp, cấu trúc răng gặp
trong 31% các trường hợp .

Hình 1.2: Teratome trưởng thành
1.3.3.1 Teratoma chưa trưởng thành
Giống như teratoma trưởng thành, teratoma chưa trưởng thành bao gồm
các mô có nguồn gốc từ ba lớp tế bào mầm: nội bì, trung bì và ngoại bì.
Teratoma chưa trưởng thành với u ở giai đoạn 1 và 2 về mặt mô bệnh học
được coi là lành tình [27]. Teratoma chưa trưởng thành khác với teratoma
trưởng thành là nó có tính chất ác tính, hiếm gặp (chiếm 1% các teratoma
buồng trứng), có đặc điểm mô học đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mô
chưa trưởng thành hoặc có mô bào thai . Teratoma chưa trưởng thành chủ yếu
lớn hơn (14-25 cm) so với teratoma trưởng thành (trung bình 7 cm) . Chúng
có thể ở dạng đặc hoặc có thành phần đặc lồi vào với cấu trúc nang . Trong
cấu trúc u luôn có cả các mô trưởng thành lẫn các thành phần chưa trưởng
thành. Phân độ của u dựa vào số lượng xuất hiện các mô chưa trưởng thành.
Gần đây, số lượng thành phần u túi noãn hoàng được cho là nguồn gốc sinh ra
AFP cũng như là yếu tố đánh giá chính về giai đoạn bệnh, độ mô học của u và


11

khả năng tái phát của chúng . Điều trị phẫu thuật thường được chỉ định cho
giai đoạn I của bệnh .

Hình 1.3. Teratome chưa trưởng thành

1.3.3.3 Nang bì buồng trứng(dermoid cyst)
Nang bì buồng trứng có thành phần gồm chỉ một loại mô có nguồn gốc
từ một lá thai duy nhất ,[47]. Cũng có trường hợp chúng có thành phần gồm
các loại mô từ các lá thai khác nhau nhưng có một lá thai chiếm chủ yếu.
Nang bì buồng trứng gồm ba loại: u phình buồng trứng (struma ovary), u
carcinoid buồng trứng, và u buồng trứng với các cấu trúc biệt hóa của mô thần
kinh .


12

Hình 1.4: Nang bì buồng trứng
1.4 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
1.4.1 Đặc điểm lâm sàng:
Đặc điểm lâm sàng của UNBTLT ở trẻ em rất đa dạng, thường không
có sự khác biệt lớn giữa khối u lành tính và ác tính :
- Triệu chứng cơ năng: Đau bụng là triệu chứng cơ năng phổ biến nhất .
Bệnh nhân thường đau bụng quanh rốn hoặc đau bụng dưới âm ỉ. Với các
UNBT, mức độ đau có thể khác nhau tùy thuộc nếu có các biến chứng kèm
theo: xoắn u, chảy máu hoặc vỡ u .
+ Ở lứa tuổi thành niên, UNBTLT hay gặp với các dấu hiệu rối loạn
kinh nguyệt .
- Triệu chứng thực thể: có thể xuất hiện bụng chướng, có một khối sờ
thấy rõ rệt, kèm theo đau bụng kéo dài .
Một số trường hợp không có triệu chứng cơ năng mà bệnh nhân phát
hiện tình cờ qua siêu âm hoặc trong các bệnh cảnh khác .
Khi khám lâm sàng: hơn nửa các trường hợp sờ thấy một khối kèm theo
có đau khi sờ nắn. Đây là dấu hiệu khám lâm sàng hay gặp nhất . Khối này



13

thường sờ thấy dưới mào chậu và di động dễ dàng. Với các khối u nhỏ, cần
khám phát hiện bằng 2 tay với nắn bụng và thăm trực tràng. Với nhiều trường
hợp, các khối u buồng trứng được phát hiện tình cờ qua chụp cắt lớp ổ bụng
hoặc siêu âm ổ bụng trong các bệnh cảnh khác nhau.
- Các triệu chứng khác có thể gặp: buồn nôn, biếng ăn, các triệu chứng
về tiết niệu .
Có 10% các tổn thương buồng trứng sẽ gây ra các biểu hiện tăng hoạt
động nội tiết. Các khối u dạng đơn, đa nang hoặc dạng hoàng thể có thể bài
tiết estrogen, gây ra hiện tượng dạy thì sớm.
1.4.2 Các biến chứng ở UNBTLT:
a. Xoắn u nang buồng trứng:
Đây là biến chứng hay gặp nhất, xoắn u nang buồng trứng phải cao hơn
1,5 lần so với buồng trứng trái . Biến chứng này có thể xuất hiện ở bất kỳ loại
u nào nhưng thường xẩy ra ở những khối u không dính, kích thước không quá
lớn, khoảng từ 8-10cm và có cuống dài . Loại u hay bị xoắn hoàn toàn là nang
bì. Theo Peterson tỷ lệ xoắn cuống là 16% .
Biểu hiện lâm sàng của xoắn UNBT là tình trạng đau bụng cấp tính
kèm theo buồn nôn và nôn, toàn thân ít khi bị ảnh hưởng, hiếm có trường hợp
nào xảy ra tình trạng shock . Hầu hết các trường hợp xoắn buồng trứng là do
nguyên nhân bởi các nang buồng trứng lành tính hoặc các teratoma trưởng
thành (97% các trường hợp xoắn buồng trứng là khối ở buồng trứng có tính
chất lành tính). Nếu không được xử trí sớm thì buồng trứng có khả năng hoại
tử, từ đó tỉ lệ phải cắt toàn bộ buồng trứng sẽ tăng cao .


14

Hình 1.5. U nang buồng trứng xoắn

b. Vỡ u nang buồng trứng
Thường là hậu quả của xoắn UNBT cũng có khi do chấn thương, đôi
khi vỡ tự nhiên, đặc biệt là với các khối u ác tính, khi tổ chức biểu mô phát
triển ra ngoài tổ chức liên kết .
Biểu hiện bệnh là đau bụng dữ dội, đột ngột, toàn thân có thể choáng,
có co cứng thành bụng, túi cùng Douglas đau khi thăm âm đạo hoặc trực
tràng, và đây là chỉ định mổ cấp cứu .
c. Chảy máu trong u:
Thường xảy ra với nang cơ nang hoặc nang hoàng thể .
Dấu hiệu điển hình bệnh nhân đau bụng đột ngột, âm ỉ, dấu hiệu mất
máu: da niêm mạch nhợt, mạch nhanh, sờ thấy khối. Nhiều trường hợp có thể
không có triệu chứng, phát hiện tình cờ qua siêu âm. Nhiều trường hợp cần
chẩn đoán phân biệt với viêm ruột thừa. Siêu âm giúp phát hiện ra bệnh.
Hầu hết nang buồng trứng chảy máu sẽ tự thoái triển hoàn toàn qua 8
tuần (khoảng 2 chu kì kinh).
Khi bệnh nhân có nang chảy máu kích thước > 5cm trước chu kì kinh
hoặc bất kì kích thước nào khi đang có kinh thì chỉ cần theo dõi qua siêu âm


×