Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Sự xuống cấp của văn hóa học đường hiện nay. Bài tập môn xây dựng văn bản pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.14 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................
NỘI DUNG...................................................................................................................
1. Xác định cụ thể bất cập của vấn đề........................................................................
2. Nguyên nhân của bất cập........................................................................................
3. Mục tiêu cần đạt được.............................................................................................
4. Giải pháp..................................................................................................................
5. Giải pháp tối ưu.......................................................................................................
KẾT LUẬN..................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................10

MỞ ĐẦU
1


Văn hóa học đường là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và
giáo dục thế hệ trẻ - những con người sẽ trở thành tương lai của đất nước sau này,
vì vậy vấn đề xây dựng văn hóa học đường luôn được coi là trọng tâm và quan
trọng nhất trong mỗi trường học. Nếu môi trường học đường thiếu văn hóa thì
không thể làm được chức năng truyền tải những giá trị kiến thức nhân văn cho thế
hệ trẻ. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, văn hóa học đường lại có rất nhiều
những vấn đề tiêu cực. Vì vậy nhóm em xin chọn đề tài “Sự xuống cấp của văn
hóa học đường hiện nay” để đi sâu vào tìm hiểu những bất cập đó là gì, nguyên
nhân tại sao lại xuất hiện những bất cập đó và đặc biệt là giải pháp để hạn chế tối
đa các bất cập đó
NỘI DUNG
1. Xác định cụ thể bất cập của vấn đề
Văn hóa học đường: Văn hóa học đường là hệ các chuẩn mực, giá trị giúp cán bộ
quản lý nhà trường, thầy cô giáo, các vị phụ huynh và các em học sinh, sinh viên
có các suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp
1.1 Đánh giá thực trạng


Ở Việt Nam hiện nay, phần lớn thế hệ trẻ trong nhà trường có kiến thức phong phú,
ứng xử nhanh nhậy, có sức khỏe tốt, tinh thần cầu thị trong học tập, khả năng ứng
dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cao, quý trọng thầy cô, đoàn kết với
bạn bè, có văn hoá và đạo đức. Nhưng hiện nay một bộ phận học sinh còn ngồi trên
ghế nhà trường đang ứng xử một cách thiếu văn minh, một thực trạng đáng báo
động của văn hoá học đường. Văn hoá học đường Việt Nam đã ở vào cấp độ báo
động đỏ. Nó được biểu hiện nổi cộm sau đây:
Thứ nhất đó chính là bạo lực học đường: Thời gian vừa qua, trên mạng xã hội liên
tiếp xuất hiện các clip đánh nhau ngay ở trong và ngoài khuân viên trường học.
Học sinh đánh nhau không chỉ dùng chân tay hay cặp sách nữa mà còn sử dụng
dao, phớ, kiếm và cả súng tự chế hay súng mua chui trên thị trường để “Xử nhau”
chỉ vì những lí do như “nhìn đểu”, nói xấu, ghen tuông. Theo thống kê đầu năm
2015 của Bộ GD&ĐT thì trong 1 năm học có gần 1.600 vụ HS đánh nhau ở trong
và ngoài trường học. Và cứ khoảng trên 5.200 HS thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn

2


11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau 1...Từ những số liệu trên
cho thấy, bạo lực học đường không những không suy giảm, mà theo thời gian tần
xuất và mức độ nguy hiểm của hiện tượng này ngày càng gia tăng, bình quân sẽ
xảy ra 5 vụ bạo lực học đường trong một ngày tập trung chủ yếu ở các thành phố
lớn như Hà Nội, Hải Phòng…
Thứ hai đó chính là vấn nạn yêu sớm, có những cử chỉ hành vi không đúng mực tại
trường học, quan hệ tình dục sớm. Thời gian qua, xuất hiện không ít clip học sinh
tình tứ trong lớp học mà người xem phải choáng váng vì độ bạo dạn của các em
ngay trong môi trường học đường, nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều từ xã hội.
Vấn đề yêu sớm đã gây ra nhiều hệ luỵ cho giới trẻ. Theo một báo cáo điều tra tại
một số trường ở Hà Nội, đến hết lớp 9 có khoảng 10% học sinh đã từng quan hệ
tình dục; tính đến hết lớp 12 thì con số là 39% và đa số trong các trường hợp trên

các em đều không biết sử dụng các biện pháp tránh thai.
Thứ ba đó chính là văn hóa ứng xử. Học sinh thường xuyên có những hành vi
xuyên tạc, làm biến tướng các nghi lễ, thiếu sự tôn trọng với thầy cô, coi thường
việc học. Ví dụ như: Cách chào của học trò khi gặp thầy cô, họ vừa đi thậm chí là
chạy ù ù qua thầy cô vừa chào “cô ạ”, “thầy ạ” để tiết kiệm từ và nói cho nhanh
hơn nữa học trò chào thầy cô (nếu là cô giáo) “Quạ! Quạ!”, (nếu là thầy) “Thạ!
Thạ!” rồi cười rất phản cảm làm cho giáo viên chẳng thể hiểu học trò chào mình
hay chào cái gì. Sau lưng học trò gọi thầy cô mình là ông nọ, bà kia tệ hại hơn là
gọi bằng đại từ nhân xưng “nó”.
Nhóm đã làm một cuộc khảo sát trên Facebook với câu hỏi :” Bạn đã bao giờ
có những lòi nói khiếm nhã đối, xưng hô không đúng mực với thầy cô giáo của
mình chưa ?”. Trong số 100 người tham gia khảo sát thì có đến 79% trong số đó trả
lời đã từng có những lời nói khiếm nhã đối với thầy cô của mình.
Thứ tư đó chính là vấn nạn Văn hóa phong bì đang diễn ra rất thường xuyên
tại các trường học. Dùng phong bì để mua đề, mua điểm, mua thành tích hay để
thầy cô tạo điều kiện trong thi cử đã trở thành những câu chuyện khá phổ biến hiện
nay. Gần đây nhất đó chính là những vụ sửa điểm thi đại học đang gây rất nhiều
bức xúc trong dư luận, tạo nên sự bất bình đẳng giữa các em học sinh với nhau.
1 Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT)

3


1.2 Hậu quả
- Đối với các đối tượng bị tác động trực tiếp
Bạo lực học đường nó gây ra những vết bầm tím, trầy xước, thậm chí, không ít vụ
bạo lực đã cướp đi sinh mạng và các em thường cảm thấy bị tổn thương, lo âu, mệt
mỏi, dễ trầm cảm. Việc các em có cái nhìn thoải mái về yêu sớm và quan hệ tình
dục sớm khi chưa thành niên dẫn đến việc nhiều em bị ảnh hưởng đến tâm lý bởi
khi đó các em chưa phát triển đầy đủ cả về nhận thức và thể chất. Trong quan hệ

thầy trò, việc mua điểm và văn hóa giao tiếp không đúng mực làm xấu đi hình ảnh
người thầy và người trò và làm quan hệ thầy trò mang tính thương mại, mối quan
hệ thầy - trò không còn đúng nghĩa.
Về phía nhà trường: Những bất cập này gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi
trường học tập chung vì các em học sinh không còn cảm thấy an toàn trong chính
ngôi trường của mình. Ngoài ra, những hành vi sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của
trường và thành tích thi đua của lớp.
- Đối với nhà nước: Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước bởi vậy các bất cập
trong văn hóa học đường sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của quốc gia
sau này.
- Đối với xã hội: Các bất cập trong văn hóa học đường gây mất trật tự xã hội, góp
phần gây nên tình trạng xuống cấp trong đạo đức, lối sống của một bộ phận giới trẻ
hiện nay. Sự bất cập còn làm cho xã hội không còn tin tưởng vào nhà trường.
2. Nguyên nhân của bất cập
2.1 Nguyên nhân chủ quan
 Về phía của học sinh/sinh viên.
- Do tầm hiểu biết của bản thân HS/SV còn hạn hẹp, ý thức của HS/SV ngày càng
xuống cấp, tinh thần trách nhiệm không cao : Mặc dù nhiều HS/SV biết việc là của
mình là sai trái, nhưng do tầm hiểu biết còn hạn chế, chưa ý thức được hành vi đó
của mình sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng như thế nào.

4


-Sự ỉ lại, cậy quyền cậy thế từ gia đình. Nhiều HS/SV ỉ lại vào bố mẹ, vào sự quen
biết và tiếng tăm của gia đình,cho rằng đồng tiền là tất cả
 Về phần cán bộ, giáo viên/giảng viên, nhân viên trong nhà trường.
- Do giáo viên, giảng viên chưa tâm huyết với nghề.
- Do một số giáo viên/giảng viên còn ăn mặc chưa phù hợp khi đứng lớp, có những
lời nói thô tục, cử chỉ, hành động lệch lạc khiến cho họ không nhận được

suwntoon trọng từ học sinh
- Do một số giáo viên/giảng viên còn tự đề ra cho mình quyền hành xử lý HS/SV vi
phạm dưới mọi hình thức như: Chửi, mắng, nguyền rủa, đánh đập, phạt nặng...
2.2 Nguyên nhân khách quan
- Trước hết có thể do những trào lưu, thông tin không tốt trên internet, facebook…
dẫn đến việc hiểu sai và có những hành vi không đúng với chuẩn mực đạo đức.
- Ngay trong môi trường học đường, việc dạy làm người còn bị xem nhẹ; chuyện
dồn ép để học tập vẫn được đặt ra như một yêu cầu tối quan trọng, thiếu mềm mại
trong cách thức giáo dục
- Về phía gia đình của HS/SV. Cha mẹ rất ít thời gian để quan tầm, chia sẻ hay tâm
sự với con cái, khiến cho họ không nắm bắt được tâm tư, hay những vấn đề ở
trường học mà con cái họ đang gặp phải
3. Mục tiêu cần đạt được
- Mục tiêu chung nhất của văn hóa học đường là xây dựng trường học lành mạnh,
các mối quan hệ thân thiện và chất lượng giáo dục thực chất.
- Mục tiêu cụ thể:
• Từ năm 2018- 2020 giảm 10% tình trạng bạo lực học đường cụ thể từ 1600 vụ
đánh nhau ở trong và ngoài nhà trường xuống còn 1440 vụ; Từ năm 2020- 2025
giảm được 30% xuống còn 1008 vụ và cho đến năm 2035 sẽ cố gắng giảm con số
này xuống mức dưới 1000 vụ /năm trên phạm vi cả nước
• Từ năm 2018- năm 2025 giảm 15% vấn nạn yêu sớm, có những cử chỉ hành vi
không đúng mực tại trường học dẫn đến việc quan hệ tình dục sớm. Cụ thể sẽ giảm
5


số học sinh quan hệ tình dục sau lớp 9 từ 10% xuống mức thấp nhất là 0%, tính
đến hết lớp 12 thì con số là 39% xuống còn 30% học sinh đã quan hệ tình dục
• Từ năm 2018- năm 2025 giảm từ 75% xuống còn 60% sự suy thoái trong văn
hóa ứng xử với giáo viên, và cho đến năm 2040 văn hóa ứng xử sẽ không còn là
bất cập của vấn đề văn hóa học đường nữa.

• Từ năm 2018- năm 2035 giảm 10% vấn nạn văn hóa phong bì , và cho đến năm
2040 sự bất cập của vấn nạn này sẽ được giảm thiểu nhiều nhất có thể.
4. Giải pháp
4.1 Hiện tại:
Hiện nay Chính phủ đã ban hành Nghị định 80/2017/NĐ-CP đề cập tới quy định
về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học
đường.
- Đối với bạo lực học đường thì Khoản 1 Điều 6 của Nghị định này đã nêu rõ cách
phòng, chống bạo lực học đường, điển hình như:
“ a) Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý,
giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối
nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông
báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với
các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân;”...
- Đối với văn giáo ứng xử trong trường học thì Điều 5 Nghị định 80/2017/NĐ-CP
cũng đã đề cập đến
“ b) Xây dựng, công khai và thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong
cơ sở giáo dục có sự tham gia của người học; “.
 Ngoài ra Nghị định số 79/2015/NĐ-CP đã quy định về việc xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giáo dục để có thể khắc phục được tình trạng học sinh
mua điểm, mua thành tích
“2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
6


a) Kiểm tra thay, thi thay hoặc thi kèm người khác;
b) Chuyển tài liệu, phương tiện, thông tin trái phép vào phòng kiểm tra, phòng thi;
c) Làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài kiểm tra, bài thi;
d) Làm lộ số phách bài kiểm tra, bài thi;

đ) Viết thêm hoặc sửa chữa bài kiểm tra, bài thi hoặc sửa điểm bài kiểm tra, bài
thi;
e) Tổ chức chấm bài kiểm tra, bài thi không đúng quy định.
giáo dục”
Ưu điểm: Nghị định rất rõ ràng, đặt ra những yêu cầu cần thiết. Đề cao chất lượng
hơn số lượng các cơ sở giáo dục. Nghị định này đã đặt ra những mục tiêu cần phải
hướng tới trong tương lai, để xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh và thân
thiện, để xóa bỏ bạo lực học đường và phép tắc ứng xử vô văn hóa của người học.
Nhược điểm: Pháp luật hiện tại chưa giải quyết được hết các vấn đề bất cập.
Những yêu cầu được đề cập trong Nghị định không mang tính bắt buộc, chưa rõ
ràng, cụ thể, ví dụ như Điều 5 của nghị đinh.Việc thực thi cần một thời gian dài để
hoàn thành do chi phí lớn và cần nhiều đầu tư.
4.2. Can thiệp gián tiếp:
(1) Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các ngành các cấp, các
tổ chức đoàn thể xã hội để xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, tạo điều
kiện cho học sinh phát triển hài hòa thể chất, trí tuệ, tâm hồn và đạo đức.
Ưu điểm: Dễ thực hiện, chi phí không đáng kể, tính khả thi cao
Nhược điểm: Hiệu quả phụ thuộc nhiều vào sự phối hợp của học sinh và phụ
huynh, tác động ngoài có thể làm cho mối liên kết đó bị cản trở hay thậm chí có thể
bị cắt đứt. Học sinh có thể hiểu sự phối hợp này là một sự phiền phức , nếu chúng
ta không khéo léo.
(2) Cần phải cải tổ lại các phương pháp giáo dục giới tính để phù hợp cho thời đại
hiện nay; ta phải sử dụng nghĩa đen, tránh dùng nghĩa bóng, đi thẳng vào vấn đề,
không được nói tránh.
7


Ưu điểm: Chi phí thấp, dễ thực hiện, tính khả thi cao, không cần phải đào tạo lại
nguồn nhân lực hiện có. Đi thẳng vào vấn đề giúp học sinh có thể tiếp cận được
chính xác vấn đề

Nhược điểm: Chỉ phát huy toàn bộ tác dụng nếu có sự hợp tác của học sinh, các
học sinh cần phải tham gia vào những tiết học giáo dục giới tính và hiểu rõ những
vần đề đã được giải quyết trong những tiết học đó
(3) Sử dụng mạng Internet để tuyên truyền cho giới trẻ về những bất cập và cũng
như là những hệ lụy có thể xảy ra
Ưu điểm: Sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền hoàn toàn phù hợp với xu hướng
hiện nay, dễ tiếp cận với nhiều đối tượng như học sinh, phụ huynh. giáo viên,..
Nâng cao tầm hiểu biết, có cái nhìn đúng đắn, dũng cảm hơn về những bất cập còn
tồn tại, từ đó tự mình lựa chọn các xử sự phù hợp nhất
Nhược điểm: Khó kiểm soát, tồn tại nhiều nguồn tin khác nhau nên có thể xảy ra
yếu tố sai lệch
4.3 Can thiệp trực tiếp:
- Bổ sung trách nhiệm xử lý kỷ luật của Bộ GD&ĐT trong Điều 7 Nghị định
80/2017/NĐ-CP với những vị phạm về quản lý trong việc thực hiện các quy định
về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học
đường được đề cập tại Điều 5 của Nghị định này, và chúng ta nên bổ sung hình
thức xử lý kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, cách chức, buộc thôi việc)
nếu người vi phạm là công chức, viên chức, người có chức vụ quyền hạn trong môi
trường sư phạm.
- Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 80/2017/NĐ-CP. Cần phải nhấn mạnh
rõ là “Xây dựng bộ quy tắc ứng xử chung được áp dụng cho toàn hệ thống giáo dục
trong phạm vi cả nước, công khai và nghiêm túc thực hiện” thay cho việc mỗi
trường lại tự đặt cho mình 1bộ quy tắc ứng xử riêng, thiếu sự đồng bộ trong toàn
hệ thống giáo dục
- Đề xuất về việc bổ sung các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính ngoài các
hình thức kỷ luật đối với những người có chức vụ, quyền hạn trong môi trường
học đường (hiệu trưởng, giáo viên) nhận “phong bì”. Ngoài các hình thức xử lý kỉ
8



luật, sẽ mang tính hiệu quả cao hơn nếu có những hình thức xử phạt hành chính, có
thể là cảnh cáo, phạt tiền, đình chỉ dạy trong thời hạn đối với từng vi phạm. Những
biện pháp xử phạt phải mang tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa cao hơn. Đề
xuất, nếu lần đầu người có chức vụ quyền hạn nhận “phong bì” bị phát hiện sẽ bị
xử lý kỉ luật, nhưng nếu bị phát hiện trên 2 lần hoặc đã bị xử lí kỷ luật sẽ xử phạt vi
phạm hành chính, tùy mức độ có thể là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Mức phạt tiền đề
xuất là gấp đôi số tiền nhận “phong bì” đối với lần phạt tiền thứ nhất và nhận của
một người, tăng lên gấp 3 đối với lần phạt tiền thứ hai trở lên hoặc nhận của nhiều
người.
Ưu điểm: Bằng cách thêm các hình thức xử lý kỷ luật ta có thể đảm bảo sự thực
thi những hoạt động được đề cập trong Nghị định, và khi chúng ta có thể đảm bảo
sự thực thi thì những hoạt động đó sẽ phát huy toàn bộ hiệu quả của chúng.
Nhược điểm: Chi phí cao, cần nguồn nhân lực lớn không nhỏ bao gồm cả bên
Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thời gian triển khai có thể bị kéo dài.
5. Giải pháp tối ưu
Do văn hóa học đường có nhiều bất cập, mỗi bất cập đều do những nguyên nhân
khác nhau gây ra, vì vậy phương án tối ưu nhất mà nhóm lựa chọn đó chính là có
sự kết hợp của nhiều biện pháp khác nhau, can thiệp bằng cả pháp luật và không
bằng pháp luật. Cụ thể:
Thứ nhất, để hạn chế vấn nạn bạo lực học đường, cần tiếp tục đẩy mạnh
triển khai Nghị định 80/2017/NĐ-CP. Tuy nhiên, cần bổ sung những quy định rõ
ràng hơn, ví dụ như quy định thêm về trách nhiệm xử lí kỉ luật của Bộ GD khi
những hành vi bạo lực học đường do giáo viên, giảng viên, lãnh đạo đơn vị thực
hiện.
Thứ hai, giải quyết vấn nạn yêu sớm dẫn tới quan hệ tình dục khi còn trong
môi trường học đường: những biện pháp tuyên truyền, giáo dục bằng giảng dạy
kiến thức về giới tính sẽ cung cấp những hiểu biết đúng đắn cho các em để tránh
dẫn tới những hệ lụy do yêu sớm.
Thứ ba, về “văn hóa phong bì”. Văn hóa phong bì có thể được xem như một
hình thức nhẹ của tham nhũng. Vì vậy pháp luật cần tạo dựng hành lang pháp lí,

tạo nên một khuôn khổ chuẩn mực nhất định để chúng ta soi chiếu hành vi và can
9


thiệp kịp thời khi có vi phạm xảy ra. Có thể thấy, trong những bất cập nêu trên để
giải quyết vấn nạn “ văn hóa phong bì”, dường như vẫn thiếu đi những quy định cụ
thể để giải quyết vấn nạn này. Vì vậy cần bổ sung các biện pháp xử phạt vi phạm
hành chính ngoài các hình thức kỷ luật đối với những người có chức vụ, quyền
hạn trong môi trường học đường (hiệu trưởng, giáo viên) nhận “phong bì”
Thứ tư, để nâng cao văn hóa ứng xử trong môi trường giáo dục, đề xuất xây
dựng Bộ quy tắc ứng xử chung nơi công cộng đã và đang được Bộ giáo dục đề
xuất xây dựng, sẽ tạo nên sự thống nhất và đồng bộ về quy cách ứng xử của học
sinh, sinh viên. Với những quy định cụ thể, không chung chung, người đọc sẽ đối
chiếu và hiểu bản thân sẽ phải làm gì, làm như thế nào và không được làm gì để có
một cách cư xử đúng mực nhất đối với giáo viên, giảng viên trong trường học
Ngoài ra mạng xã hội như Facebook, Instagram... ngày càng phát triển, đi sâu vào
nhiều tầng lớp, vì vậy mà ta cần phải tận dụng sự phát triển này để thực hiện công
tác tuyên truyền, giáo dục cho giới trẻ
KẾT LUẬN
Khi chúng ta mở cửa giao lưu với thế giới thì những luồng văn hóa, những giá
trị khác lạ chắc chắn cũng sẽ tràn vào. Vấn đề ở đây là không phải và cũng không
thể ngăn chặn các luồng văn hóa ấy, mà phải tạo cho từng thành viên trong xã hội,
nhất là giới trẻ, sức đề kháng trước các luồng văn hóa, lối sống ấy. Đừng để giới trẻ
hiện nay bị tha hóa về đạo đức. Muốn vậy hãy cùng chung tay tạo sức đề kháng
cho thế hệ trẻ để tránh những cạm bẫy của xã hội, sống tốt hơn để góp sức mình
trong công cuộc sây dựng đất nước. Văn hóa học đường là yếu tố quan trọng nhất
để xây dựng môi trường học tập thân thiện, lành mạnh. Vì vậy mỗi học sinh sinh
viên, gia đình, nhà trường và toàn xã hội cần phải chung tay để xây dựng và giữ
gìn một văn hóa học đường thật lành mạnh.


10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị định số 80/2017/NĐ-CP Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành
mạnh, thân thiện, phòng, chống Bạo lực học
2. Nghị định số 79/2015/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giáo dục nghề nghiệp
3.

11



×