Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Trách nhiệm cung cấp thông tin của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng theo pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thực tiễn thi hành tại thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
----------------------

VŨ THỊ HẰNG HÀ

TRÁCH NHIỆM CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA DOANH
NGHIỆP ĐỐI VỚI NGƢỜI TIÊU DÙNG THEO PHÁP
LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG VÀ
THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Định hƣớng ứng dụng)

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
----------------------

VŨ THỊ HẰNG HÀ

TRÁCH NHIỆM CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA DOANH
NGHIỆP ĐỐI VỚI NGƢỜI TIÊU DÙNG THEO PHÁP


LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG VÀ
THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Định hƣớng ứng dụng)

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Anh

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích
dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.
Tác giả luận văn

Vũ Thị Hằng Hà


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các quý thầy, cô giáo của Trƣờng Đại học Luật
Hà Nội đã dạy bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm luận văn.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Vân Anh –

Giảng viên trƣờng Đại học Luật Hà Nội đã nhiệt tình, tận tâm, đầy trách nhiệm
hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Để thực hiện luận văn, bản thân tôi đã cố gắng tìm tòi, học hỏi, tự nghiên cứu
với tinh thần, nghị lực và ý chí vƣơn lên. Tuy nhiên, không tránh khỏi những hạn
chế và thiếu sót. Kính mong quý thầy, cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp tiếp tục đóng
góp để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Vũ Thị Hằng Hà


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS

Bộ luật Dân sự

BLHS

Bộ luật Hình sự

Luật BVQLNTD

Luật Bảo vệ Quyền lợi ngƣời tiêu dùng

NTD

Ngƣời tiêu dùng

UBND


Ủy ban nhân dân

VIAC

Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẦN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH
NHIỆM CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI NGƢỜI
TIÊU DÙNG…… ...................................................................................................... 8
1.1.
Khái quát về trách nhiệm cung cấp thông tin của doanh nghiệp đối với
ngƣời tiêu dùng. .......................................................................................................... 8
1.1.1. Khái quát về quan hệ tiêu dùng ..................................................................... 8
1.1.2. Khái niệm trách nhiệm của doanh nghiệp với ngƣời tiêu dùng .................. 11
1.1.3.

Khái niệm trách nhiệm cung cấp thông tin của doanh nghiệp đối với ngƣời

tiêu dùng .................................................................................................................... 13
1.1.4. Ý nghĩa của việc doanh nghiệp cung cấp thông tin cho ngƣời tiêu dùng ... 14
1.2.
Khái quát những quy định pháp luật về trách nhiệm cung cấp thông tin của
doanh nghiệp đối với ngƣời tiêu dùng ...................................................................... 15
1.2.1. Quá trình phát triển pháp luật tại Việt Nam về trách nhiệm cung cấp thông
tin của doanh nghiệp đối với ngƣời tiêu dùng .......................................................... 16
1.2.2. Khái quát quy định pháp luật của các nƣớc trên thế giới về trách nhiệm

cung cấp thông tin của doanh nghiệp đối với ngƣời tiêu dùng. ................................ 17
1.2.3. Hệ thống các quy định pháp luật về trách nhiệm cung cấp thông tin của
doanh nghiệp đối với ngƣời tiêu dùng ...................................................................... 19
1.2.4.

Nội dung cơ bản về nghĩa vụ cung cấp thông tin của doanh nghiệp đối với

ngƣời tiêu dùng ......................................................................................................... 20
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM
CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI NGƢỜI TIÊU
DÙNG THEO PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG Ở
VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......... 25
2.1. Quy định pháp luật về trách nhiệm cung cấp thông tin của doanh nghiệp đối với
ngƣời tiêu dùng theo pháp luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam ........ 25
2.1.1. Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa. ..................................................................... 25
2.1.2. Trách nhiệm thông báo về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung. .. 31
2.1.3. Trách nhiệm cung cấp thông tin về bảo hành hàng hóa. ................................. 33
2.1.4. Trách nhiệm cung cấp thông tin về hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi
hàng hóa có khuyết tật............................................................................................... 34
2.1.5. Trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa,
dịch vụ cho ngƣời tiêu dùng. ..................................................................................... 36


2.1.6.

Chế tài xử lý hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin đối với ngƣời

tiêu dùng….. .............................................................................................................. 38
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về trách nhiệm cung cấp thông tin của doanh
nghiệp đối với ngƣời tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội................................ 42

2.2.1. Những kết quả đạt đƣợc trong việc cung cấp thông tin của doanh nghiệp cho
ngƣời tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................................................ 42
2.2.2. Những vƣớng mắc và nguyên nhân trong quá trình áp dụng các quy định của
pháp luật về trách nhiệm cung cấp thông tin của doanh nghiệp đối với ngƣời tiêu
dùng . .................................................................................................................... 53
CHƢƠNG 3: KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI TRÁCH NHIỆM CUNG CẤP
THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................ 60
3.1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng về trách
nhiệm cung cấp thông tin của doanh nghiệp đối với ngƣời tiêu dùng ...................... 60
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi ngƣời
tiêu dùng về trách nhiệm cung cấp thông tin của doanh nghiệp đối với ngƣời tiêu
dùng tại thành phố Hà Nội. ....................................................................................... 65
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

1.

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài

Thông tin về hàng hóa, dịch vụ là yếu tố mà ngƣời tiêu dùng cần thiết nhất khi
mua và sử dụng hàng hóa. Bởi lẽ, trên thị trƣờng, mỗi loại hàng hóa đều có rất
nhiều sản phẩm đến từ những công ty khác nhau, có thành phần, định lƣợng khác
nhau, xuất xứ khác nhau, giá thành khác nhau… Nhƣ vậy, để tìm đƣợc sản phẩm
phù hợp nhất với điều kiện và nhu cầu sử dụng của mình, ngƣời tiêu dùng phải dựa

trên những thông tin về hàng hóa do nhà sản xuất, cung ứng đƣa ra để so sánh và
chọn lọc. Tuy nhiên thực tế hiện nay, quyền đƣợc cung cấp thông tin về hàng hóa,
dịch vụ của ngƣời tiêu dùng đang bị xâm hại nghiêm trọng. Các doanh nghiệp sử
dụng nhiều hình thức và cách thức khác nhau để hƣớng ngƣời tiêu dùng lựa chọn
sản phẩm của mình ví dụ nhƣ: thông tin sai về xuất xứ hàng hóa, ghi sai hàm lƣợng
dinh dƣỡng, quảng cáo thổi phồng chức năng, công dụng của hàng hóa, tẩy xóa hạn
sử dụng in trên nhãn mác để lừa dối ngƣời tiêu dùng… Điển hình trong lĩnh vực an
toàn thực phẩm, các sai phạm về thông tin hàng hóa ngày càng trở nên phổ biến và
ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của ngƣời tiêu dùng. Các tiểu
thƣơng, doanh nghiệp vì lợi nhuận mà sủ dụng chất bảo quản, chất cấm độc hại để
chế biến thực phẩm trong khi đó đƣa ra những lời quảng cáo nhƣ “rau hữu cơ”,
“hoa quả đạt chất lƣợng VietGAP” hay “thịt lợn sạch”… Tuy nhiên, nhiều loại thực
phẩm thiết yếu mà ngƣời tiêu dùng sử dụng hàng ngày có chứa chất độc hại, sử
dụng lâu dài sẽ dẫn đến nguy cơ bị mắc các bệnh nhƣ ung thƣ, suy gan, các bệnh về
xƣơng, răng,… Ví dụ nhƣ: cà phê bị nhuộm với bột đen từ pin, thịt lợn tiêm chất tạo
nạc; giò chả “ƣớp” hàn the; rau phun kích thích tăng trƣởng; măng tẩm lƣu huỳnh;
nội tạng động vật đƣợc tẩy trắng bằng hóa chất độc hại, gà tiêm thuốc tăng trọng,
tôm bơm chất để tăng trọng lƣợng rồi đƣa ra thị trƣờng1... Thực trạng này cho thấy,
hiện nay môi trƣờng sống tại Việt Nam chƣa đảm bảo an toàn, đảm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp cho ngƣời tiêu dùng. Thực tế này đặt ra trách nhiệm của các cơ
quan quản lí nhà nƣớc, các tổ chức xã hội đối với quyền lợi của ngƣời tiêu dùng.
Bên cạnh đó là trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin về hàng
hóa, dịch vụ cần đƣợc nâng cao.

1

(ngày truy cập 15/08/2018)


2


Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch
vụ đƣợc ghi nhận trong Luật Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng 2010 và các văn bản
pháp luật chuyên ngành (nhƣ Luật trách nhiệm sản phẩm 2008, Luật An toàn thực
phẩm 2012, Luật Quảng cáo 2005, Luật Cạnh tranh 2004...). Pháp luật hiện hành về
trách nhiệm cung cấp thông tin của doanh nghiệp về hàng hóa, dịch vụ ở Việt Nam
nói chung đã tạo hành lang pháp lý nhằm khắc phục tình trạng “bất cân xứng” về
thông tin giữa doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng; đồng thời, duy trì và thúc đẩy mối
quan hệ giữa ngƣời tiêu dùng và doanh nghiệp hài hòa ổn định góp phần quan trọng
vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chƣa thực sự là
một công cụ bảo vệ tốt nhất quyền đƣợc thông tin về hàng hóa, dịch vụ của ngƣời
tiêu dùng. Do vậy, việc nâng cao tính khả thi của pháp luật hiện hành về trách
nhiệm của doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ nhằm
bảo vệ hữu hiệu quyền đƣợc thông tin của ngƣời tiêu dùng là nhu cầu cấp bách đặt
ra hiện nay.
Thành phố Hà Nội là thủ đô của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là
là trung tâm hàng hóa bán buôn và bán l lớn thứ hai cả nƣớc. Trong quý I năm
2018, tại Hà Nội ch số các ngành công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ, XNK… đều
tăng hơn so với cùng kì. Cụ thể, ch số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 8,5
(quý I/2017 ch 5,1 ). Tổng mức bán l hàng hóa và doanh thu dịch vụ 3 tháng
tổng mức lƣu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ƣớc đạt
617.490 t đồng, tăng 12,4 so cùng kỳ, quý 1/2017 tăng 7,1 2. Hà Nội có cơ sở
hạ tầng hiện đại, tập trung nhiều cơ quan đầu mối và cơ sở giao thông quốc tế, có
nguồn nhân lực dồi dào… Hà Nội là trung tâm giao thƣơng lớn của miền Bắc và cả
nƣớc. Ngoài những lợi thế so với những địa phƣơng khác về địa hình, cơ sở hạ tầng,
Hà Nội cũng có nhiều điểm bất lợi về công tác quản lý do dân số đông, pháp luật
còn lỏng l o và ý thức tuân thủ pháp luật của ngƣời dân còn chƣa cao dẫn đến công
tác bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng chƣa thực sự đƣợc hiệu quả. Đặc biệt về trách
nhiệm cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, các vi phạm vẫn
diễn ra một cách phổ biến và thƣờng xuyên, khiến cho ngƣời tiêu dùng hoang mang,

lo sợ, không biết đặt niềm tin vào đâu. Do đó, việc lựa chọn thành phố Hà Nội là

2

(ngày truy cập
15/08/2018)


3

một địa điểm thích hợp để lựa chọn nghiên cứu thực tiễn về trách nhiệm cung cấp
thông tin của doanh nghiệp với ngƣời tiêu dùng.
Xuất phát từ lí do đó, việc tác giả nghiên cứu chuyên sâu về “Trách nhiệm
cung cấp thông tin của doanh nghiệp đối với ngƣời tiêu dùng theo pháp luật bảo vệ
quyền lợi ngƣời tiêu dùng và thực tiễn thi hành tại Thành phố Hà Nội” là có ý nghĩa
cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong Giáo trình “Luật Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng” của Trƣờng Đại học
Luật Hà Nội (2012) thì thông tin là một trong những yếu tố mà NTD quan tâm nhất
khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, là điều đặc biệt quan trọng trong giai đoạn
trƣớc khi NTD xác lập quan hệ tiêu dùng với nhà sản xuất, cung cấp hàng hóa;
Trong công trình nghiên cứu “The effect of information on product quality - The
evidence from restaurant hygiene grade cards”, Ginger Zhe Jin and Phillip Leslie
đã phân tích tác động của thông tin đối với sự lựa chọn của khách hàng. Công trình
này cung cấp một số vấn đề về thông tin về sản phẩm, thông tin về chất lƣợng sản
phẩm. Trong nghiên cứu “Consumer information - Product quality and seller
Reputation” Carl Shapiro nêu bật những tác động của thông tin không chính xác về
sản phẩm và chất lƣợng sản phẩm đối với sự vận hành bình thƣờng của thị trƣờng.
Tác giả của công trình này cũng đã phân tích các phƣơng thức chuyển tải thông tin
về chất lƣợng và sự lựa chọn của NTD đối với sản phẩm. Tuy nhiên, trong công

trình này tác giả chƣa đề cập đầy đủ trách nhiệm của nhà sản xuất, ngƣời bán đối
với việc cung cấp thông tin không chính xác về chất lƣợng sản phẩm. Trong công
trình “Information Quality Benchmarks: Product and Service Performance” nhóm
các nhà nghiên cứu gồm Beverly K. Kahn, Diane M. Strong, and Richard Y. Wang
đã phân tích các loại thông tin về sản phẩm mà mô hình tác động của các loại thông
tin này đối với sự lựa chọn của ngƣời tiêu dùng và của cả những ngƣời sản xuất,
bán hàng.
Đáng chú ý nhất là công trình nghiên cứu “Hoàn thiện pháp luật Bảo vệ quyền
lợi của người tiêu dùng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của TS. Đinh Thị
Mỹ Loan. Đây là công trình nghiên cứu khá đầy đủ về quyền của NTD trong đó
nhấn mạnh đến quyền đƣợc thông tin về hàng hóa, trách nhiệm của doanh nghiệp
đối với NTD. Đề tài đánh giá sâu sắc ƣu điểm và một số hạn chế của pháp luật về
BVQLNTD và đã giới thiệu một số quy định của quốc tế về BVQLNTD; qua đó, đề


4

tài đƣa ra nhiều giải pháp thiết thực trong việc xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi
NTD;
Luận văn Thạc sỹ của Lê Mai Anh (2016), “Hoàn thiện pháp luật về nhãn
hàng hóa trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay” đã đƣa ra các kiến nghị cụ thể về
phƣơng hƣớng chung của việc hoàn thiện pháp luật về nhãn hàng hóa của Việt Nam
là xây dựng các quy định của pháp luật tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế, trên cơ
sở tiếp thu những ƣu điểm của các quốc gia khác trong việc xây dựng pháp luật về
nhãn hàng hóa. Cần hoàn thiện các biện pháp tuyên truyền pháp luật về nhãn hàng
hóa, cơ chế thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về nhãn hàng hóa, bổ sung
cơ chế thực thi quyền của ngƣời tiêu dùng trong pháp luật về nhãn hàng hóa.
3.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1.

Mục đích nghiên cứu
Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lý luận về trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp
thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho ngƣời tiêu dùng; đề xuất những định hƣớng và
giải pháp thích hợp cho việc hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp
trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ và thực thi có hiệu quả các quy
định pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp ở Việt Nam.
3.2.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đƣợc xác định nhƣ sau:
- Nghiên cứu có hệ thống nhằm làm rõ cơ sở lý luận về trách nhiệm của doanh
nghiệp trong việc cung cấp thông tin hàng hóa, dịch vụ cho NTD;
- Nghiên cứu và phân tích hệ thống pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp
trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho NTD;
- Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về trách nhiệm
của doanh nghiệp cung cấp thông tin hàng hóa, dịch vụ cho NTD trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
Trên cơ sở đó, đƣa ra những định hƣớng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp
thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho NTD trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4.
Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1.
Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ
cho NTD; các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về trách nhiệm của


5


doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ; các đánh giá, tổng
kết về tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội; từ đó đƣa ra
những định hƣớng và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả thi hành pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp thông tin về hàng
hóa, dịch vụ cho NTD.
4.2.
Phạm vi nghiên cứu
Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho
NTD là một vấn đề tƣơng đối rộng, Tuy nhiên, nhƣ mục đích và phạm vi nghiên
cứu đƣợc trình bày ở trên, trọng tâm nghiên cứu của luận văn là những vấn đề mang
tính lý luận và thực tiễn áp dụng.
- Về lý luận: luận văn tập trung nghiên cứu về trách nhiệm của doanh nghiệp
trong việc cung cấp thông tin hàng hóa, dịch vụ cho NTD. Trách nhiệm trong luận
văn đề cập là trách nhiệm pháp lý (chứ không phải trách nhiệm xã hội). Thông tin
về hàng hóa rất đa dạng và phong phú, song luận văn ch đề cập đến thông tin về
hàng hóa, dịch vụ (chứ không phải thông tin về hàng hóa nói chung).
- Về thực tiễn, luận văn chủ yếu tập trung vào nghiên cứu, đánh giá tính phù
hợp, thống nhất và khả thi của các qui định pháp luật hiện hành về trách nhiệm của
doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho NTD và thực
tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, dự báo những vấn đề pháp lý sẽ
phát sinh và nhu cầu, định hƣớng hoàn thiện. Những nội dung liên quan đến thực
trạng pháp luật và thực thi pháp luật luận văn cũng nghiên cứu nhƣng giới hạn trong
lãnh thổ Việt Nam.
5.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng phƣơng pháp luận và các
phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:
- Phƣơng pháp luận: Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa MácLê Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, phƣơng pháp duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử đƣợc vận dụng nghiên cứu trong toàn bộ các chƣơng của luận văn. Đây
là phƣơng pháp khoa học đƣợc vận dụng nghiên cứu trong toàn bộ luận văn để đánh

giá khách quan sự hoàn thiện của pháp luật và hiệu quả thực thi pháp luật về trách
nhiệm của doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho
NTD.
- Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: phƣơng pháp hệ thống, phƣơng pháp
phân tích, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp luật học,


6

phƣơng pháp quy nạp, phƣơng pháp so sánh, đối chiếu, phƣơng pháp thống kê đƣợc
luận văn sử dụng nghiên cứu làm rõ nội dung đề tài... Để hoàn thành mục đích
nghiên cứu thì luận văn có sự kết hợp giữa các phƣơng pháp trong từng phần của
luận văn; trong đó, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp là những phƣơng pháp đƣợc
sử dụng nhiều nhất trong luận văn. Cụ thể:
Phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp luật học so sánh,
đối chiếu đƣợc sử dụng trong Chƣơng 1 khi nghiên cứu một số vấn đề lý luận về
trách nhiệm cung cấp thông tin hàng hóa, dịch vụ và pháp luật về trách nhiệm của
doanh nghiệp cung cấp thông tin hàng hóa, dịch vụ ở Việt Nam và một số nƣớc trên
thế giới.
Phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp lịch sử, phƣơng
pháp so sánh đƣợc sử dụng trong Chƣơng 2 để làm rõ thực trạng pháp luật và thực
tiễn thi hành pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp thông tin hàng
hóa, dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phƣơng pháp quy nạp, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử
dụng trong Chƣơng 3 khi trình bày các định hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp
cung cấp thông tin hàng hóa, dịch vụ ở Việt Nam.
6.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
6.1.

Ý nghĩa khoa học
Luận văn là một công trình nghiên cứu tƣơng đối hệ thống và toàn diện về
pháp luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng về trách nhiệm cung cấp thông tin về
hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đối với ngƣời tiêu dùng hiện nay, đƣa ra và
phân tích những vấn đề có tính lý luận cho việc bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng
trong lĩnh vực này. Việc nghiên cứu pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng sẽ góp phần
hoàn thiện hơn pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng về trách
nhiệm cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đối với ngƣời tiêu
dùng.
6.2.
Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn phân tích, đánh giá thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội
và thực trạng của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trách
nhiệm cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đối với ngƣời tiêu
dùng; đƣa ra các giải pháp để khắc phục nhằm nâng cao tính khả thi, tính minh bạch
của pháp luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng; tạo hành lang pháp lý thuận lợi để


7

góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời tiêu dùng; nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng; hoàn thiện
cơ chế và các thiết chế bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trách nhiệm cung cấp
thông tin về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đối với ngƣời tiêu dùng ở Việt
Nam hiện nay.
7.
Kết cấu của luận văn
Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
Luận văn đƣợc kết cấu gồm 03 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận của pháp luật về trách nhiệm cung cấp thông

tin của doanh nghiệp đối với ngƣời tiêu dùng;
Chƣơng 2: Nhận diện trách nhiệm cung cấp thông tin của doanh nghiệp đối với
ngƣời tiêu dùng theo pháp luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam và
thực tiễn thi hành ở thành phố Hà Nội;
Chƣơng 3: Kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng đối với trách nhiệm
cung cấp thông tin của doanh nghiệp tại thành phố Hà Nội.


8

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẦN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH
NHIỆM CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI NGƢỜI
TIÊU DÙNG
1.1. Khái quát về trách nhiệm cung cấp thông tin của doanh nghiệp
đối với ngƣời tiêu dùng.
1.1.1. Khái quát về quan hệ tiêu dùng
Về bản chất, quan hệ tiêu dùng không phải quan hệ thƣơng mại đƣợc điều
ch nh bởi Luật Thƣơng mại mà là quan hệ dân sự đƣợc điều ch nh bởi Bộ luật dân
sự3, cho dù quan hệ này có chủ thể là thƣơng nhân và mục đích tham gia vào các
quan hệ tiêu dùng là để thỏa mãn các nhu cầu về lợi ích vật chất (quan hệ tài sản)
trong đó có mục đích lợi nhuận của thƣơng nhân.
Giống nhƣ các quan hệ pháp luật dân sự khác, về cơ bản, quan hệ pháp luật
tiêu dùng đƣợc thiết lập đảm bảo các nguyên tắc cơ bản đã đƣợc đề cập tại Bộ luật
Dân sự năm 2015 cụ thể:
Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không đƣợc lấy bất kỳ lý do
nào để phân biệt đối xử; đƣợc pháp luật bảo hộ nhƣ nhau về các quyền nhân thân và
tài sản.
Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa

thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực
hiện đối với các bên và phải đƣợc chủ thể khác tôn trọng.
Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không đƣợc
xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp
pháp của ngƣời khác.
Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Quan hệ tiêu dùng có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, về chủ thể:

3

Đinh Thế Hƣng (2011), “Bảo vệ ngƣời tiêu dùng bằng pháp luật hình sự”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp,
Văn phòng Quốc hội, (ngày truy cập 01/08/2018)


9

Chủ thể của quan hệ tiêu dùng bao hàm hai chủ thể cơ bản là chủ thể thụ
hƣởng hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi chung là “Ngƣời tiêu dùng”) và chủ thể cung
ứng hàng hóa, dịch vụ.
Chủ thể thứ nhất: ngƣời tiêu dùng.
Tại Việt Nam, khái niệm NTD đã đƣợc quy định trong Pháp lệnh bảo vệ
quyền lợi NTD năm 1999 và tiếp tục đƣợc ghi nhận trong Luật BVQLNTD năm
2010. Khoản 1 Điều 3 Luật BVQLNTD 2010 quy định: Người tiêu dùng là người
mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia
đình, tổ chức. Nhƣ vậy, NTD trong pháp luật Việt Nam có thể là pháp nhân hay thể
nhân, là đối tƣợng thụ hƣởng hàng hóa, dịch vụ cuối cùng vì nhu cầu tiêu dùng, sinh

hoạt riêng, không vì mục tiêu thƣơng mại. So với pháp luật của nhiều nƣớc trên thế
giới, pháp luật bảo vệ NTD của Việt Nam đã có sự mở rộng hơn về đối tƣợng đƣợc
bảo vệ. Rất nhiều nƣớc trên thế giới ch chấp nhận NTD là cá nhân thì tại Việt Nam,
các tổ chức mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt
cũng đƣợc coi là NTD. Bên cạnh đó, NTD không nhất thiết phải là ngƣời mua hàng
trực tiếp để sử dụng vào mục đích sinh hoạt cá nhân mà có thể là ngƣời thụ hƣởng
gián tiếp hàng hóa, dịch vụ do ngƣời khác mua. Ví dụ: bố mua máy tính cầm tay
phục vụ cho việc con trai học toán, ngƣời con trai đƣợc coi là ngƣời tiêu dùng sản
phẩm.
Theo pháp luật bảo vệ NTD, bên đƣợc hƣởng sự ƣu tiên so với chủ thể luật
dân sự khác trong giao dịch với doanh nghiệp là NTD bởi trong quan hệ tiêu dùng,
họ có nhiều yếu thế hơn ví dụ nhƣ thiếu thông tin về hàng hóa, dịch vụ, yếu thế về
khả năng đàm phám khi giao kết hợp đồng, yếu thế về khả năng chịu rủi ro phát
sinh trong quá trình tiêu dùng. Do đó, việc xác định chủ thể nào là NTD, chủ thể
nào là đối tƣợng đƣợc bảo vệ của pháp luật bảo vệ NTD có vai trò vô cùng quan
trọng dƣới góc độ pháp lý.
Thứ hai, về mục đích sử dụng hàng hóa, dịch vụ:
Hầu hết các nƣớc quy định việc NTD mua hàng hóa, dịch vụ phải nhằm mục
đích tiêu dùng, sinh hoạt cho cá nhân mà không phục vụ cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh hoặc các hoạt động nghề nghiệp. Một ngoại lệ khi Hàn Quốc quy định
mục đích sử dụng hàng hóa dịch vụ, bao gồm cho tiêu dùng cá nhân và sản xuất.
Việc mua các sản phẩm phục vụ tiêu dùng nhằm bán lại (ví dụ: mua vải từ
các đầu mối rồi về bán l ), hoặc chế biến thành sản phẩn để bán (ví dụ: mua trứng


10

vịt tƣơi từ trại nuôi, đem muối sau đó đem bán thành phẩm trứng muối) không đƣợc
coi là hành vi tiêu dùng.
Bên cạnh đó, nhƣ đã nói ở trên, NTD có thể không có quan hệ trực tiếp với

nhà cung cấp mà có thể là ngƣời thụ hƣởng gián tiếp hàng hóa, dịch vụ do ngƣời
khác mua, đƣợc tặng cho, cấp phát. Ví dụ: Trong đợt thƣởng tết của công ty, mỗi cá
nhân đạt hạng nhân viên xuất sắc sẽ đƣợc tặng một bình hoa gốm, nhƣ vậy những
nhân viên đƣợc nhạn thƣởng không tham gia giao dịch mua bán nhƣng vẫn là ngƣời
tiêu dùng. Nhƣ vậy, ngƣời tiêu dùng không tham gia vào chuỗi phân phối hàng hóa,
dịch vụ, ch đóng vai trò là điểm cuối cùng và mục tiêu của chuỗi phân phối, đồng
thời tạo cơ sở phân biệt quan hệ pháp luật tiêu dùng với các quan hệ pháp luật
thƣơng mại khác.4
Thứ ba, về phƣơng diện tự do khế ƣớc:
Từ nền công nghiệp hóa phát triển dẫn đến khả năng sản xuất và cung cấp
sản phẩm dịch vụ ra thị trƣờng một cách liên tục và hàng loạt. Từ đó, các doanh
nghiệp thiết lập nên những quy tắc bán hàng thống nhất, tiêu chuẩn hóa các điều
khoản của các hợp đồng mua bán và áp dụng chung trong các giao dịch với nhiều
NTD. Tuy nhiên, những điều kiện chung này lại đƣợc soạn trƣớc bởi các cá nhân, tổ
chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ dùng để ký kết với nhiều khách hàng khác nhau
nên thƣờng mang lại nhiều rủi ro và thiệt thòi về lợi ích cho NTD. Bởi lẽ, NTD
không đƣợc tham gia đàm phán về những điều khoản có trong nội dung của loại
hợp đồng này và do đó, những bất cập càng có nhiều cơ hội gia tăng. Ví dụ: việc sử
dụng hợp đồng mẫu mang lại nhiều thiệt thòi cho NTD; hàng hóa không đƣợc cung
cấp đầy đủ thông tin về tính năng sử dụng hay yêu cầu an toàn.
Chủ thể thứ hai: ngƣời kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Luật BVQLNTD 2010 đã định nghĩa cụ thể: Tổ chức, cá nhân kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công
đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ
trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: thương nhân theo quy định của
Luật thương mại và cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không
phải đăng ký kinh doanh.

4


Nguyễn Trọng Điệp - Giải quyết tranh chấp giữa ngƣời tiêu dùng với thƣơng nhân ở Việt Nam hiện nay –
Luận văn tiến sĩ, Học viện khoa học xã hội,2014


11

Nhƣ vậy, theo quy định của Luật BVQLNTD 2010, tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa dịch vụ có thể là thƣơng nhân và cá nhân hoạt động thƣơng mại độc
lập, thƣờng xuyên, không phải đăng ký kinh doanh.
Theo quy định tại khoản 1 điều 6 Luật thƣơng mại 2005: “Thương nhân bao
gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một
cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh”
Khái niệm “doanh nghiệp” đƣợc quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật Doanh
nghiệp 2014 là một tổ chức có tên riêng và tài sản, có trụ sở giao dịch, đƣợc đăng
ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh theo quy định
của pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh trên thị trƣờng. Quá trình kinh
doanh của doanh nghiệp đƣợc thực hiện liên tục, một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình đầu tƣ, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên
thị trƣờng nhằm mục đích để sinh lợi.5
Từ đó, ta có thể nhận thấy, mọi doanh nghiệp đều là thƣơng nhân vì đều có
đăng ký kinh doanh. Còn một số thƣơng nhân lại không phải là doanh nghiệp nhƣ
hộ kinh doanh, hợp tác xã. Khái niệm thƣơng nhân có nội hàm rộng hơn và bao hàm
khái niệm doanh nghiệp.6
Bên cạnh đó, doanh nghiệp là một tổ chức và có đăng ký kinh doanh theo
quy định của pháp luật. Vì vậy, khái niệm doanh nghiệp đƣợc đề cập đến trong luận
văn này là một thƣơng nhân, không phải là một cá nhân hoạt động thƣơng mại độc
lập, thƣờng xuyên, không phải đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp ở đây là một tổ
chức cung ứng hàng hóa, dịch vụ trên thị trƣờng một cách độc lập, mang danh nghĩa
của chính mình và vì lơi ích của bản thân mình và mang tính nghề nghiệp thƣờng
xuyên.

1.1.2. Khái niệm trách nhiệm của doanh nghiệp với ngƣời tiêu dùng
Trong Từ điển Tiếng Việt, trách nhiệm đƣợc hiểu theo hai nghĩa nhƣ sau:
nghĩa thứ nhất: phần việc đƣợc giao cho hoặc coi nhƣ đƣợc giao cho, phải bảo đảm
làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả; nghĩa thứ hai: sự
ràng buộc đối với lời nói, hành vi của họ, bảo đảm đúng đắn, nếu sai trái thì phải

5
6

(ngày truy cập 02/08/2018)

(ngày truy
cập 02/08/2018)


12
gánh chịu phần hậu quả7. Điểm chung của cả hai cách định nghĩa trên là đều xem
xét trách nhiệm gồm hai thành phần cơ bản: một là những việc phải làm nhƣ là bổn
phận, nhiệm vụ; hai là sự cam kết đối với kết quả sau khi thực hiện bổn phận, nhiệm
vụ và chịu trách nhiệm đối với kết quả đó. Do đó, có thể hiểu: Trách nhiệm là phần
việc, công việc đƣợc giao cho phải đảm bảo hoàn thành với kết quả tốt, nếu kết quả
không tốt sẽ phải gánh chịu phần hậu quả.8
Dƣới góc độ pháp lý, khái niệm trách nhiệm pháp lý vẫn còn là một chủ đề
gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên có thể hiểu “trách nhiệm pháp lý là những ràng buộc
mà chủ thể pháp luật phải tuân thủ và gắn liền với việc áp dụng các chế tài do pháp
luật quy định khi chủ thể đó có hành vi vi phạm pháp luật”9. Có thể thấy, theo cách
hiểu này trách nhiệm pháp lý vừa mang nghĩa tích cực, thể hiện sự tự giác, chủ
động hoàn thành nghĩa vụ pháp lý theo yêu cầu của pháp luật, vừa mang nghĩa tiêu
cực, thể hiện sự cƣỡng chế của nhà nƣớc đối với nghĩa vụ của chủ thể.
Nhƣ vậy, qua những phân tích trên thì có thể hiểu rằng, trách nhiệm của

doanh nghiệp đối với ngƣời tiêu dùng là nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải có bổn
phận tuân thủ theo quy định của pháp luật đối với NTD, nếu doanh nghiệp không
hoàn thành hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trách nhiệm đối với NTD
thì phải chịu những hậu quả pháp lý theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều loại trách
nhiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ trách nhiệm về thuế, trách nhiệm tuân
thủ các nguyên tắc trong hoạt động thƣơng mại, trách nhiệm về hóa đơn chứng từ...
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với NTD không
ch đƣợc đề cập trong Luật BVQLNTD mà còn đƣợc đề cập ở nhiều văn bản quy
phạm pháp luật khác nhau. Do đó, khái niệm chung về trách nhiệm của tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với ngƣời tiêu dùng không đƣợc quy định
trong Luật BVQLNTD mà ch quy định cụ thể những trách nhiệm mà doanh nghiệp
cần phải thực hiện. Theo đó, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với NTD đƣợc quy
định trong Luật BVQLNTD bao gồm các loại trách nhiệm nhƣ sau:
7

Từ điển tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng 2002

8

/>_ve_trach_nhiem_cua_nguoi_dung_dau_co_quan_hanh_chinh_nha (ngày truy cập 01/08/2018)
9

Hoàng Minh Chiến (chủ nhiệm đề tài) “Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc bảo vệ
quyền lợi ngƣời tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam”, đề tài khoa học cấp trƣờng, Đại học Luật Hà Nội, 2016,
tr.8


13


-

Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin về hàng

hóa, dịch vụ cho ngƣời tiêu dùng.
Trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng
hóa, dịch vụ cho ngƣời tiêu dùng.
Trách nhiệm bồi thƣờng khi có tranh chấp giữa doanh nghiệp với
ngƣời tiêu dùng.
Trách nhiệm cung cấp bằng chứng giao dịch
-

Trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện.

-

Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật

-

Trách nhiệm bồi thƣờng do hàng hóa có khuyết tật gây ra

1.1.3. Khái niệm trách nhiệm cung cấp thông tin của doanh nghiệp đối
với ngƣời tiêu dùng
Ngày nay, chúng ta có thể nhận thấy thông tin luôn hiện hữu trong mọi khía
cạnh của đời sống hàng ngày. Thông tin là một nhu cầu cơ bản thuộc quyền con
ngƣời đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp 2013. Thông tin mang lại tri thức cho con
ngƣời và từ đó định hƣớng cho hành vi của con ngƣời. Mọi hoạt động giao tiếp của
con ngƣời đều thông qua rất nhiều hình thức giao lƣu thông tin phong phú và đa
dạng nhƣ: chữ viết, âm thanh, hình ảnh… Trong nền kinh tế thị trƣờng, thông tin là

tin tức và dữ liệu có giá trị đối với ngƣời sử dụng. Thông tin đáp ứng đƣợc nhu cầu
của ngƣời tiếp cận, càng đầy đủ và có độ chính xác càng cao thì càng mang lại hiệu
quả cho quyết định của ngƣời tiếp cận. Từ đó, thông tin cũng đƣợc coi nhƣ tài sản,
có giá trị khai thác sử dụng, đƣợc mua bán và mang lại hiệu quả về mặt kinh tế và
xã hội. Một thông tin có chất lƣợng phải hội tụ đƣợc sự kết hợp của nhiều yếu tố:
tính chính xác, nội dung mang phạm vi bao quát, tính cập nhật và tần suất sử dụng.
Theo giáo trình “Luật Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng” Trƣờng Đại học
Luật Hà Nội (2012) thì thông tin là một trong những yếu tố mà NTD quan tâm nhất
khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, là điều đặc biệt quan trọng trong giai đoạn
trƣớc khi NTD xác lập quan hệ tiêu dùng với nhà sản xuất, cung cấp hàng hóa.
Thông tin về hàng hóa, dịch vụ là một khái niệm rộng, bao gồm ba nhóm:
Nhóm 1: thông tin về nhà sản xuất, cung ứng (gồm tên, địa ch trụ sở, số điện thoại
liên lạc, địa ch email…); Nhóm hai: thông tin về giao dịch (thông tin về hóa đơn,
chứng từ liên quan đến giao dịch, thông tin về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao


14

dịch chung); Nhóm ba: thông tin về hàng hóa (giá cả, số lƣợng, chất lƣợng, hƣớng
dẫn sử dụng, bảo hành hàng hóa, khả năng cung ứng linh kiện hàng hóa…)10.
Từ những phân tích trên, ta có thể hiểu, trách nhiệm cung cấp thông tin của
doanh nghiệp đối với ngƣời tiêu dùng là nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải tuân thủ
theo quy định của pháp luật đối với NTD trong việc cung cấp những thông tin mà
NTD có quyền đƣợc biết và muốn biết, nếu doanh nghiệp không hoàn thành hoặc
thực hiện không đúng, không đầy đủ các trách nhiệm đối với NTD thì phải chịu
những hậu quả pháp lý theo quy định của pháp luật. Trong quan hệ tiêu dùng, doanh
nghiệp có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho NTD, NTD có quyền đƣợc biết các
thông tin trƣớc, trong và sau khi giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ.
1.1.4. Ý nghĩa của việc doanh nghiệp cung cấp thông tin cho ngƣời tiêu

dùng
Thứ nhất, việc doanh nghiệp cung cấp thông tin cho ngƣời tiêu dùng nhằm
đảm bảo quyền đƣợc thông tin của NTD. Đây là một lợi ích của NTD. Doanh
nghiệp là bên nắm mọi thông tin về hàng hóa nhƣ nguồn nhập khẩu, thành phần,
định lƣợng, ch tiêu an toàn… trong khi đó, NTD có những nhu cầu khác nhau về
từng loại sản phẩm tiêu dùng. Mỗi một hàng hóa lại mang thông tin đặc trƣng riêng,
thể hiện bản chất và thuộc tính vốn có của hàng hóa đó, ví dụ: đối với các sản phẩm
nhƣ thuốc lá, rƣợu bia, sữa công thức… thì thông tin về độ tuổi là một trong những
thông tin quan trọng nhất mà NTD lƣu tâm. Từ những thông tin mà doanh nghiệp
cung cấp, NTD có thể biết đƣợc rất nhiều thông tin từ một sản phẩm mà họ đang
tìm kiếm, từ đó họ có thể nhận diện đƣợc thƣơng hiệu hàng hóa, lựa chọn đƣợc sản
phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng và đó nhƣ là một cam kết mà ngƣời tiêu dùng có
thể an tâm để có thể sử dụng sản phẩm mà mình đã mua.11 Doanh nghiệp cung cấp
thông tin cho NTD nhằm đảm bảo quyền đƣợc thông tin của NTD, đó là tiền để để
đảm bảo các quyền khác của NTD cũng đƣợc doanh nghiệp thực hiện tốt.
Thứ hai, doanh nghiệp cung cấp thông tin cho NTD một cách trung thực, đầy
đủ, doanh nghiệp đã làm tròn nghĩa vụ của mình với NTD theo quy định của pháp
10

Lê Thị Hải Ngọc – Trách nhiệm của nhà sản xuất, cung ứng trong việc cung cấp thông tin về chất lƣợng
hàng hóa cho ngƣời tiêu dùng – Học việc khoa học xã hội, 2017, tr.25.
11

Lê Thị Hải Ngọc – Trách nhiệm của nhà sản xuất, cung ứng trong việc cung cấp thông tin về chất lƣợng
hàng hóa cho ngƣời tiêu dùng – Học việc khoa học xã hội, 2017,tr.25


15

luật. Xuất phát từ sự “bất bình đẳng” về thông tin giữa NTD và doanh nghiệp, việc

đảm bảo quyền đƣợc thông tin của NTD góp phần tạo ra sự cân bằng quan hệ giữa
doanh nghiệp và NTD, nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo
lập môi trƣờng kinh doanh bình đằng trong nền kinh tế thị trƣờng.
Thứ ba, việc doanh nghiệp cung cấp thông tin cho NTD tạo ra lợi thế cạnh
tranh, nâng cao uy tín trên thị trƣờng, nắm bắt đƣợc điểm mạnh và điểm yếu của đối
thủ. Ví dụ: trên thị trƣờng smart phone hiện nay, NTD hẳn đều biết trong mƣời năm
kể từ khi chiếc điện thoại thông minh đầu tiên ra đời, cuộc chiến giành thị phần giữa
hai công ty lớn Apple và Samsung chƣa bao giờ đi đến hồi kết. Cả hai công ty luôn
đƣa ra những mẫu điện thoại tạo nên xu hƣớng, nghiên cứu đầu tƣ vào từng tính
năng sử dụng để có thể dẫn trƣớc đối thủ. Mới đây, công ty Samsung tung ra quảng
cáo về sản phẩm mới nhất của mình là điện thoại Galaxy Note9. Ngoài những tính
năng vƣợt trội của dòng sản phẩm này, Samsung còn khéo léo quảng cáo về hiệu
năng nhƣ sạc pin nhanh, camera sắc nét và bút S Pen có thể sử dụng đa dạng hơn
Apple Pencil.12
Từ việc doanh nghiệp cung cấp thông tin cho NTD, NTD có thể so sánh với
các sản phẩm khác tƣơng tự đến từ các doanh nghiệp khác. Khi sản phẩm của một
doanh nghiệp thỏa mãn yêu cầu của NTD, họ sẽ luôn tin dùng sản phẩm của thƣơng
hiệu đó và còn giới thiệu cho những NTD khác. Từ đó doanh nghiệp có thể mở rộng
thị trƣờng tiêu thụ, tăng lợi nhuận, tăng uy tín trên thị trƣờng.
Thứ tƣ, hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nƣớc cũng phụ thuộc vào việc
cung cấp thông tin của doanh nghiệp đối với NTD. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc
căn cứ vào những thông tin mà doanh nghiệp đăng ký nhƣ ghi nhãn hàng hóa, công
bố về thành phần, chức năng, công dụng của hàng hóa…trƣớc khi đƣợc đƣa ra lƣu
thông trên thị trƣờng. Ngoài ra, những sản phẩm đang lƣu thông cũng đƣợc tiến
hành kiểm tra về chất lƣợng, các cơ quan quản lý sẽ thu thập mẫu sản phẩm sau đó
gửi mẫu đến các trung tâm kiểm nghiệm do nhà nƣớc ch định để phân tích, đánh
giá. Nếu kết quả không trùng khớp với những tiêu chí doanh nghiệp đã đăng ký và
công bố, cơ quan nhà nƣớc về quản lý chất lƣợng sẽ dựa vào đó để tiến hành xử
phạt các vi phạm của doanh nghiệp.
1.2.

12

Khái quát những quy định pháp luật về trách nhiệm cung cấp

(ngày truy
cập 14/08/2018)


16

thông tin của doanh nghiệp đối với ngƣời tiêu dùng
1.2.1. Quá trình phát triển pháp luật tại Việt Nam về trách nhiệm cung
cấp thông tin của doanh nghiệp đối với ngƣời tiêu dùng
Tại Việt Nam, giai đoạn trƣớc năm 1999, nhà nƣớc chƣa ban hành một văn
bản pháp luật chuyên biệt điều ch nh về vấn đề bảo vệ NTD mà đƣợc quy định rải
rác trong các văn bản luật thƣơng mại hoặc dân sự. Tại Điều 9 Luật Thƣơng mại
1997 về Bảo vệ lợi ích chính đáng của ngƣời sản xuất, ngƣời tiêu dùng, lần đầu tiên
quy định về nghĩa vụ của thƣơng nhân trong việc cung cấp thông tin cho ngƣời tiêu
dùng, theo đó: “Thương nhân có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực về hàng hóa
và dịch vụ mà mình cung ứng”. Bên cạnh đó, tại Điều 435 Bộ luật dân sự năm 1995
cũng đề cập đến trách nhiệm cung cấp thông tin: “Bên bán có nghĩa vụ cung cấp
cho bên mua thông tin cần thiết về tài sản mua bán và hướng dẫn cách sử dụng tài
sản đó; nếu bên bán không thực hiện nghĩa vụ này, thì bên mua có quyền yêu cầu
bên bán phải thực hiện và nếu bên bán vẫn không thực hiện, thì bên mua có quyền
hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”. Nhƣ vậy, trách nhiệm cung cấp
thông tin của doanh nghiệp trong giai đoạn này đã đƣợc pháp luật đề cập đến tuy
nhiên vẫn còn chƣa rõ ràng cụ thể về phƣơng thức, loại thông tin và chƣa có biện
pháp đảm bảo thực hiện.
Văn bản pháp luật đầu tiên có quy định cụ thể về bảo vệ NTD tại Việt Nam
là Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD 1999. Đây là một bƣớc ngoặt quan trọng trong

công tác bảo vệ ngƣời tiêu dùng ở nƣớc ta, tạo nên hành lang pháp lý quan trọng
trong Bảo vệ quyền lợi NTD. Tại Điều 15 Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD 1999,
trách nhiệm cung cấp thông tin của tổ chức, cá nhân kinh doanh đƣợc quy định cụ
thể nhƣ sau: “…phải thông tin, quảng cáo chính xác và trung thực về hàng hóa,
dịch vụ; niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ; công bố điều kiện, thời hạn, địa điểm bảo
hành và hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ của mình cho người tiêu dùng”. Bên
cạnh đó, tại Điều 8 Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD 1999 có quy định thêm những
thông tin mà NTD có quyền tiếp cận khi giao kết hợp đồng đó là: thông tin trung
thực về chất lƣợng, giá cả, phƣơng pháp sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Ngoài Pháp
lệnh bảo vệ quyền lợi NTD 1999, trách nhiệm cung cấp thông tin cũng đƣợc quy
định rải rác trong một số văn bản luật khác nhƣ Điều 442 Bộ luật dân sự 2005 về
Nghĩa vụ cung cấp thông tin và hƣớng dẫn cách sử dụng hay Luật thƣơng mại 2005.
Sau hơn mƣời năm kể từ khi Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD 1999 đƣợc
ban hành, tuy bƣớc đầu đã ghi nhận đƣợc một số thành tựu nhƣng bên cạnh đó,


17

quyền lợi NTD vẫn không đƣợc đảm bảo và hành vi vi phạm có chiều hƣớng gia
tăng, hiệu quả thực thi chƣa cao và chƣa có chế tài cụ thể, đòi hỏi pháp luật phải
đƣợc cải cách, sửa đổi để phù hợp với sự phát triển của xã hội. Do đó, Quốc hội đã
ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng năm 2010. Các quy định về nghĩa
vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ đã đƣợc quy định cụ thể, rõ
ràng hơn. Trong đó, tại Điều 12 của Luật BVQLNTD 2010 đã đƣa ra những trách
nhiệm cụ thể trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho NTD nhƣ: ghi
nhãn hàng hóa, niêm yết giá, hợp đồng mẫu và điều kiện giao dịch chung… Đến
nay, nghĩa vụ cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp còn đƣợc
quy định trong những văn bản pháp luật nhƣ Luật An toàn thực phẩm 2010, Luật
Quảng cáo 2012, Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thƣơng mại điện tử, Luật Giá
2012… đã góp phần xây dựng nên hành lang pháp lý vững chắc về vấn đề này.

1.2.2.

Khái quát quy định pháp luật của các nƣớc trên thế giới về trách

nhiệm cung cấp thông tin của doanh nghiệp đối với ngƣời tiêu dùng.

- Về quyền đƣợc thông tin:
Quy định của các quốc gia đã phân tích ở trên về các quyền cơ bản của NTD
có một điểm chung nhất là hầu hết đều tôn trọng và cố gắng đi sát các quyền đề ra
theo Các nguyên tắc ch đạo về bảo vệ NTD của Liên Hợp Quốc năm 1985. Ví dụ:
Luật Bảo vệ NTD 1994 của Đài Loan quy định về nghĩa vụ của các bên liên quan
để đảm bảo, và thực hiện các quyền đó. Ví dụ, Điều 4 & 5 của luật quy định rằng:
+ Các doanh nghiệp kinh doanh phải quan tâm đến sức khỏe, sự an toàn của
NTD đối với những hàng hóa, dịch vụ do mình cung cấp, đồng thời phải giải thích
cho NTD cách sử dụng hàng hóa, dịch vụ, đảm bảo sự trung thực trong giao dịch,
cung cấp cho NTD những thông tin đầy đủ, xác thực, và thực hiện các biện pháp
cần thiết để bảo vệ quyền lợi NTD.
+ Chính quyền, các doanh nghiệp kinh doanh và NTD phải cùng nhau nỗ lực
tăng cƣờng thông tin tiêu dùng và cung cấp các thông tin mà NTD sử dụng qua đó
đảm bảo cách cƣ xử phù hợp và hợp lý của NTD đƣợc chấp nhận, để đảm bảo đƣợc
lợi ích và sự an toàn của họ.
Luật Bảo vệ Các quyền và lợi ích của NTD năm 1993 của Trung Quốc danh
trọn một chƣơng (Chƣơng II – gồm 9 điều, từ Điều 7 đến Điều 15) để nêu rõ các
quyền của NTD mà luật này bảo vệ. Các quyền này đƣợc nêu khá cụ thể, chi tiết,


18

trong đó có: Quyền đƣợc nhận thông tin xác thực về tình trạng và điều kiện của mặt
hàng mà họ mua bán sử dụng hoặc dịch vụ mà họ tiếp nhận;

- Về hành vi thƣơng mại không công bằng: Có thể thấy rằng, chế định về hành
vi thƣơng mại không công bằng đƣợc quy định khá phổ biến trong Luật Bảo vệ
NTD của nhiều quốc gia. Về cơ bản, có 3 dạng hành vi thƣơng mại không công
bằng bị cấm là: (1) Những hành vi cung cấp các thông tin sai sự thật, gây nhầm lẫn
(về bất cứ vấn đề gì liên quan đến giao dịch tiêu dùng nhƣ liên quan đến nhân thân
của thƣơng nhân, liên quan đến bản thân hàng hoá, dịch vụ, liên quan đến bản chất
giao dịch, liên quan tới các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan đến hợp
đồng, liên quan đến giá cả, liên quan đến chế độ hậu mãi v.v.); (2) Những hành vi
che giấu hoặc không cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho NTD khiến
NTD không có đủ thông tin cần thiết cho việc ra các quyết định liên quan đến giao
dịch tiêu dùng; (3) Thực hiện các hành vi mang tính cƣỡng bức, lạm dụng đối với
NTD. Đây đều là những hành vi làm cho quan hệ mua sắm hàng hoá, dịch vụ trên
thị trƣờng trở nên bất công, xâm phạm trực tiếp quyền lợi của NTD.
Nhật Bản: Phần II Luật Bảo vệ NTD Nhật Bản quy định về các biện pháp liên
quan đến việc bảo vệ NTD.
Theo đó, Luật đƣa ra một số biện pháp nhƣ: phòng ngừa nguy hiểm; đảm bảo
cân đo chính xác; xây dựng các tiêu chuẩn thích hợp; việc ghi nhãn hợp lý; đảm bảo
cạnh tranh đúng đắn và tự do; đẩy mạnh các chƣơng trình giáo dục và thông tin;
phản ánh quan điểm của NTD; thiết lập các phƣơng tiện thử nghiệm và thanh tra;
thiết lập hệ thống xử lý khiếu nại. Nhƣ vậy, Luật Bảo vệ NTD Nhật Bản tiếp cận
các biện pháp bảo vệ NTD dƣới dạng các chính sách, hay nói đúng hơn là các biện
pháp bảo vệ NTD đƣợc thực hiện thông qua các hoạt động trong các lĩnh vực nhƣ:
tiêu chuẩn, đo lƣờng; nhãn hàng hóa; cạnh tranh; thông tin; thiết lập phòng thử
nghiện; giải quyết khiếu nại. Đây là những biện pháp bảo vệ NTD một cách toàn
diện và hữu hiệu.
- Về trách nhiệm sản phẩm: Nhìn vào xu thế quốc tế, có thể thấy rằng, ngày
càng nhiều quốc gia quy định về vấn đề trách nhiệm sản phẩm. Ở khu vực Châu Á,
Nhật Bản đã ban hành đạo luật riêng về trách nhiệm sản phẩm từ năm 1994, Hàn
Quốc ban hành đạo luật riêng về vấn đề này vào năm 2000. Ngay cả các quốc gia
ASEAN xung quanh chúng ta, vấn đề này cũng đã đƣợc quy định tƣơng đối chi tiết

(trong đó phải kể đến các quy định về trách nhiệm đối với sản phẩm có khuyết tật


×