Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng thương mại phù hợp với những quy định mới về hợp đồng trong bộ luật dân sự việt nam năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------------

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------------

BÙI THỊ MINH TRANG
BÙI THỊ MINH TRANG

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG
HOÀN THIỆN
QUY
ĐỊNH
LUẬT
VỀĐỊNH
HỢP MỚI
ĐỒNG
THƢƠNG
MẠI PHÙ
HỢP
VỚIPHÁP
NHỮNG
QUY
VỀ
THƢƠNG
MẠI PHÙ
HỢP


VỚIDÂN
NHỮNG
QUYNAM
ĐỊNH
MỚI2015
VỀ
HỢP
ĐỒNG TRONG
BỘ
LUẬT
SỰ VIỆT
NĂM
HỢP ĐỒNG TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM NĂM
2015

LUẬN
LUẬNVĂN
VĂNTHẠC
THẠCSĨ
SĨLUẬT
LUẬTHỌC
HỌC

HÀ NỘI –2017
HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BỘ GIÁO DỤC VÀ --------ĐÀO 
TẠO --------BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------------

BÙI THỊ MINH TRANG
BÙI THỊ MINH TRANG

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG
HOÀN THIỆN
QUY
ĐỊNH
LUẬT
VỀĐỊNH
HỢP MỚI
ĐỒNG
THƢƠNG
MẠI PHÙ
HỢP
VỚIPHÁP
NHỮNG
QUY
VỀ
THƢƠNG
MẠI PHÙ
HỢP
VỚIDÂN
NHỮNG
QUYNAM
ĐỊNH

MỚI2015
VỀ
HỢP
ĐỒNG TRONG
BỘ
LUẬT
SỰ VIỆT
NĂM
HỢP ĐỒNG TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM NĂM
2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60380107
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60380107
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Lê Hồng Hạnh
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Lê Hồng Hạnh

HÀ NỘI –2017
HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất ký công
trình khoa học nào. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng, được trích dẫn theo đúng quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn
này.
Tác giả luận văn

Bùi Thị Minh Trang


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập, nghiên cứu lý luận và tìm hiểu công tác thực
tiễn, được sự hướng dẫn, giảng dạy của quý thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ của
cơ quan cùng với sự đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành
Luận văn thạc sỹ Luật học. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu cũng quý thầy cô Trường Đại học Luật Hà Nội, các Phó
giáo sư, Tiến sỹ của khoa Pháp luật Kinh tế đã tận tình giảng dạy, truyền đạt
nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Lê Hồng Hạnh
người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực
hiện luận văn.
Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Bùi Thị Minh Trang


MỤC LỤC
Phần mở đầu

1


1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

2

3. Mục tiêu nghiên cứu

5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

6

5. Phương pháp nghiên cứu

6

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

7

7. Kết cấu của luận văn

7

Chƣơng 1. Một số khía cạnh lý luận về hợp đồng thƣơng mại


8

1.1.

Khái quát chung về hợp đồng thƣơng mại

8

1.1.1. Khái niệm hợp đồng thương mại

8

1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng thương mại

13

1.1.3. Hợp đồng thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa thương
mại

16

1.2.

Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thƣơng mại

18

1.2.1. Luật Thương mại 2005 điều chỉnh hợp đồng thương mại


19

1.2.2. Các văn bản dưới luật điều chỉnh hợp đồng thương mại

20

1.3.
Bộ luật Dân sự 2015 với tƣ cách là nguồn của hợp đồng
thƣơng mại

22

1.3.1. Các quy định của Bộ luật Dân sự là nền tảng của hợp đồng
thương mại – Quan hệ luật chung và luật chuyên ngành

22


1.3.2. Ảnh hưởng của các quy định của Bộ luật Dân sự 2015 đối
với hợp đồng thương mại

25

Kết luận chương 1

30

Chƣơng 2. Những quy định mới của Bộ luật Dân sự 2015 về hợp
đồng và ảnh hƣởng của chúng đối với hợp đồng thƣơng mại


31

2.1.

Những quy định mới về ký kết hợp đồng

31

2.2. Những quyết định mới về điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng và thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng

34

2.2.1. Quy định mới về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

34

2.2.2. Quy định mới về thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng

39

2.3.

Những quy định mới về thực hiện hợp đồng

42

2.4. Những quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự


44

2.5. Những quy định mới về hủy bỏ, đơn phƣơng chấm dứt
thực hiện hợp đồng

47

2.6. Những quy định mới về trách nhiệm dân sự liên quan đến
hợp đồng

49

Kết luận chương 2

53

Chƣơng 3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng
thƣơng mại đảm bảo tƣơng thích với Bộ luật Dân sự 2015

55

3.1. Sự cần thiết phải đảm bảo sự tƣơng thích của các qui định
về hợp đồng thƣơng mại với nền tảng chung của quan hệ hợp
đồng

55

3.1.1. Tăng cường tính thống nhất của hệ thống pháp luật về hợp
đồng


55


3.1.2. Khắc phục những mâu thuẫn trong việc điều chỉnh quan hệ
hợp đồng thương mại với các quan hệ hợp đồng khác

59

3.1.3. Nâng cao hiệu quả của hợp đồng thương mại trong việc điều
chỉnh các quan hệ thương mại đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế

58

3.2. Giải pháp hoàn thiện các quy định về hợp đồng thƣơng
mại

59

3.2.1. Hoàn thiện quy định về ký kết hợp đồng thương mại

59

3.2.2. Hoàn thiện quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
thương mại và thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng thương
mại

60

3.2.3. Hoàn thiện quy định về thực hiện hợp đồng thương mại


61

3.2.4. Hoàn thiện quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ dân sự

62

3.2.5. Hoàn thiện quy định về sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thương
mại

63

3.2.6. Hoàn thiện quy định về trách nhiệm dân sự liên quan đến
hợp đồng thương mại

64

Kết luận chương 3

66

Kết luận

67


-1PHẦN MỞ ĐẦU
1.


Tính cấp thiết của đề tài

Từ xưa đến nay, hợp đồng luôn là một công cụ quan trọng, được sử dụng
rộng rãi nhằm phục vụ nhu cầu và lợi ích khác nhau của các tổ chức, cá nhân
trong xã hội. Trong hầu hết các Bộ luật Dân sự cổ điển, hợp đồng “chiếm một
vị trí trung tâm và được chế định với dung lượng lớn nhất so với các chế định
khác” do “vai trò trung tâm của nó đối với trật tự thị trường…”1. Chính vì
vậy, pháp luật về hợp đồng cũng trở thành một bộ phận quan trọng trong đời
sống dân sinh do khả năng tạo nền tảng pháp lý cho việc cưỡng chế thực hiện
những cam kết giữa các bên chủ thể giao kết hợp đồng. Và đây cũng là lĩnh
vực được đặc biệt quan tâm trong khoa học pháp lý ở nhiều nước trên thế
giới; các nhà khoa học luật nói chung và các nhà làm luật nói riêng đều có xu
hướng muốn tìm hiểu và hoàn thiện mảng pháp luật này nhằm bảo vệ thoả
đáng lợi ích của các bên tham gia giao kết hợp đồng. Đồng thời ở nhiều nước
phát triển trên thế giới, pháp luật về hợp đồng được coi là kiến thức cơ bản và
tối thiểu mà các luật gia phải có2.
Nếu như khoa học về luật hợp đồng đóng vai trò quan trọng đến như vậy
trong đời sống dân sinh thì khoa học về hợp đồng thương mại cũng đóng vai
trò tương tự trong các hoạt động thương mại. Trong xu thế tất yếu của toàn
cầu hoá và hội nhập quốc tế như hiện nay, giao lưu thương mại giữa các quốc
gia ngày càng phát triển và hợp đồng thương mại ngày càng khẳng định vai
trò quan trọng của mình, trở thành công cụ pháp lý chủ yếu để các nhà kinh
doanh thực hiện hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của mình.

1

Reinmann, Mathias & Reinhard Zimmermann (2006), The Oxford Handbook of Comparative Law, Oxford,
p. 900.
2


Nguyễn Thị Ánh Vân (chủ nhiệm đề tài, 2014), Đề tài khoa học “Nghiên cứu so sánh các quy định chung
trong LHĐ của một số nước trên thế giới”, Hà Nội, tr. 1.


-2Ngày 24 tháng 11 năm 2015, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Bộ luật
Dân sự Việt Nam năm 2015 thay thế Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 và
bộ luật này được đánh giá là bộ luật có nhiều điểm tiến bộ không chỉ về tư
duy pháp lý, về cấu trúc mà còn cả về nội dung nhằm xây dựng một nền tảng
pháp lý thống nhất cho hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam; đặc biệt trong số
đó có những sửa đổi, bổ sung quan trọng về chế định hợp đồng. Với tư cách là
luật gốc (luật chung) của hệ thống pháp luật tư, những thay đổi của Bộ luật
Dân sự 2015 cần phải được tôn trọng và có những sự thay đổi để phù hợp từ
các luật chuyên ngành khác, trong đó có pháp luật thương mại nói chung và
pháp luật về hợp đồng thương mại nói riêng.
Trên thực tế mà tác giả ghi nhận được thì các cơ quan chức năng của
Việt Nam hiện nay cũng đang gấp rút tiến hành rà soát nhằm hướng tới việc
cân nhắc sửa đổi, bổ sung pháp luật về hợp đồng thương mại, mà cụ thể là có
sự chỉnh sửa đối với các quy định của Luật Thương mại 2005 về hợp đồng
thương mại cho phù hợp với các quy định mới về hợp đồng trong Bộ luật Dân
sự 2015.
Trong bối cảnh đó, cá nhân tác giả cho rằng việc nghiên cứu vấn đề:
“Hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng thương mại phù hợp với
những quy định mới về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm
2015” là rất cần thiết và là một đóng góp về mặt khoa học pháp lý quan trọng
dành cho các cơ quan chức năng.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài

Các vấn đề khoa học pháp lý cũng như thực tiễn về hợp đồng nói chung

cũng như hợp đồng thương mại nói riêng luôn thu hút được sự quan tâm của
các nhà khoa học.


-3Đầu tiên, tác giả muốn nhắc tới một số công trình nghiên cứu nổi bật liên
quan đến những quy định mới trong Bộ luật Dân sự 2015 nói chung và các
quy định mới về chế định hợp đồng nói riêng:
-

Kỷ yếu hội thảo “Những nội dung sửa đổi Bộ luật Dân sự của Cộng

hòa Pháp về nghĩa vụ và hợp đồng” (2016)
Trong cuốn kỷ yếu này, các tác giả chuyên đề đã phân tích những quy
định mới của Bộ luật Dân sự 2015 nhằm có sự so sánh đối chiếu với những
quy định tương tự của Cộng hòa Pháp trong bối cảnh mà cả Việt Nam và
Cộng hòa Pháp đều có những đổi mới đáng kể trong các quy định về hợp
đồng trong luật dân sự.
-

Ngô Quốc Chiến (2016), “Những điểm mới của pháp luật Việt Nam

liên quan đến hợp đồng có yếu tố nước ngoài”, Tạp chí Luật sư Việt Nam,
(09)
Phân tích những quy định mới liên quan đến hợp đồng có yếu tố nước
ngoài, lĩnh vực mà các tác giả cho rằng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong
chính sách hội nhập kinh tế của Việt Nam.
-

Dương Quỳnh Hoa (2016), “Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh


thay đổi trong Bộ luật Dân sự 2015”, Tạp chí Luật sư Việt Nam, (09)
Bài viết đã nêu khái niệm về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi;
điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi trong pháp luật Việt Nam; một
vài góp ý hoàn thiện các quy định của pháp luật về điều chỉnh hợp đồng khi
hoàn cảnh thay đổi.
-

Dương Anh Sơn (2017), “Hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn theo Bộ

luật Dân sự năm 2015”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (03)
Bài viết làm rõ một số điểm chưa hợp lý trong quy định của Bộ luật Dân
sự 2015 về hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn ở 2 nội dung: nhầm lẫn là điều kiện


-4yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý khi hợp
đồng dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn.
-

Nguyễn Thùy Trang (2017), “Bình luận về các biện pháp xử lý vi

phạm hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015”, Tạp chí Khoa học pháp lý,
(03 (106))
Tác giả của bài viết này không sử dụng thuật ngữ "trách nhiệm dân sự"
mà thay bằng “biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng". Bởi lẽ, mục "trách nhiệm
dân sự" trong Bộ luật Dân sự 2005 và 2015 không đề cập "phạt vi phạm",
"đơn phương chấm dứt hợp đồng", "hủy bỏ hợp đồng" khi xảy ra vi phạm
nghĩa vụ/hợp đồng. Bên cạnh nghiên cứu "buộc thực hiện đúng hợp đồng"
hay "bồi thường thiệt hại", tác giả còn nghiên cứu một số biện pháp khắc phục
vừa liệt kê trên; biện pháp xử lý hay trách nhiệm dân sự được áp dụng khi có
hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

Tác giả nhận thấy các bài báo tạp chí trên hầu như chỉ phân tích và tập
trung vào điểm mới về một khía cạnh nào đó liên quan đến chế định hợp đồng
trong Bộ luật Dân sự 2015. Ngoài các công trình nêu trên thì còn có các cuốn
sách bình luận khoa học về Bộ luật Dân sự 2015 hoặc bình luận điểm mới của
Bộ luật Dân sự, nhưng các cuốn sách đó đều phân tích về tổng thể cấu trúc và
nội dung của toàn bộ Bộ luật Dân sự 2015 mà không đi sâu vào phân tích
riêng về những điểm mới trong chế định hợp đồng. Như vậy, số lượng công
trình phân tích tổng thể những điểm mới cơ bản về chế định hợp đồng trong
Bộ luật Dân sự 2015 vẫn còn hạn chế và mới chỉ dừng lại ở mức độ kỷ yếu
của một cuộc hội thảo.
Bên cạnh đó những công trình nghiên cứu về hợp đồng thương mại thì
cũng có rất nhiều công trình. Tuy nhiên những công trình này thường đã được
xuất bản từ trước thời điểm Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực, tức là sự bình
luận, so sánh với các quy định mới về hợp đồng của Bộ luật Dân sự 2015 là


-5không có được. Gần đây nhất có thể kể đến một công trình là cuốn sách
chuyên khảo “Luật Kinh tế” do TS. Nguyễn Thị Dung (chủ biên) được xuất
bản năm 2017, trong đó có một chương mang tên “Tổng quan pháp luật về
hợp đồng trong thương mại và đầu tư ở Việt Nam” có thể được coi là công
trình có những nội dung tương đối tổng thể về hợp đồng thương mại được
xuất bản sau thời điểm Bộ luật Dân sự 2015 ra đời. Tuy nhiên, do dung lượng
tương đối hạn hẹp (chỉ bó gọn trong vòng một chương của một cuốn sách viết
về rất nhiều chế định pháp luật khác nhau) thế nên những phân tích của cuốn
sách chỉ dựa trên Luật Thương mại 2005 là chủ yếu, rất ít có sự liên hệ với
những điểm mới trong Bộ luật Dân sự 2015.
Tựu chung lại, có thể thấy rằng đề tài “Hoàn thiện quy định pháp luật
về hợp đồng thương mại phù hợp với những quy định mới về hợp đồng
trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015” tiếp cận các quy định về “hợp
đồng thương mại” và những điểm mới về chế định hợp đồng trong Bộ luật

Dân sự 2015 ở mức độ tập trung và có cách tiếp cận mới hơn các công trình
khác trong bối cảnh mà Bộ luật Dân sự 2015 được ban hành hơn hai năm và
có hiệu lực chưa đầy một năm.
3.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu đầu tiên của tác giả đó là mong muốn phân tích những điểm
mới cơ bản của Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng. Cụ thể ở đây là tác giả
muốn phân những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 mà theo nhận định của
tác giả là có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến pháp luật về hợp đồng thương mại.
Thông qua đó để có thể đưa ra những giải pháp hoàn thiện quy định về hợp
đồng thương mại (nhấn mạnh vào việc sửa đổi, hoàn thiện Luật thương mại
2005) cho phù hợp với Bộ luật Dân sự 2015.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


-6Dựa trên mục tiêu nghiên cứu ở trên thì tác giả xác định đối tượng
nghiên cứu của luận văn bao gồm hai đối tượng chủ yếu:
-

Thứ nhất là quy định của pháp luật thương mại về hợp đồng thương

-

Thứ hai là các quy định mới của Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng,

mại.

bao gồm các quy định liên quan đến các giai đoạn khác nhau như giai đoạn kí
kết hợp đồng, giai đoạn thực hiện hợp đồng hay giai đoạn chấm dứt hợp
đồng…có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến pháp luật về hợp đồng thương mại.
Về phạm vi nghiên cứu của luận văn thì tác giả không có tham vọng
phân tích hết toàn bộ những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng
mà chỉ tập trung vào những điểm mới nổi bật, có thể có ý nghĩa quan trọng
với pháp luật chuyên ngành (cụ thể ở đây là với luật thương mại), đồng thời
cũng sẽ chỉ tập trung phân tích pháp luật về hợp đồng thương mại dưới mối
tương quan so sánh với luật dân sự chứ không thể phân tích sâu và bao quát
hết mọi vấn đề của luật thương mại về hợp đồng thương mại.
5.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Các phương pháp chủ yếu được tác giả sử dụng trong luận văn bao gồm
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử và
phương pháp so sánh luật học.
- Phương pháp phân tích được sử dụng để làm rõ các quy định của pháp
luật về hợp đồng thương mại.
- Phương pháp tổng hợp được thực hiện dựa trên các kết quả thu được từ
phương pháp phân tích nhằm giúp tác giả có được một sự hiểu biết khái quát
về đối tượng cần nghiên cứu.
- Phương pháp lịch sử được tác giả sử dụng nhằm tìm hiểu lịch sử phát
triển của chế định hợp đồng cũng như chế định hợp đồng thương mại như thế
nào qua các giai đoạn lịch sử.


-7- Phương pháp so sánh luật học được tác giả sử dụng kết hợp cùng
phương pháp lịch sử nhằm chỉ rõ được những điểm mới nổi bật của Bộ luật
Dân sự 2015, giúp tác giả đánh giá tính nổi trội của các điểm mới này, thông

qua đó có thể có được những đề xuất hoàn thiện pháp luật về hợp đồng
thương mại.
6.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Về mặt khoa học, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích với các
sinh viên, các nhà nghiên cứu quan tâm đến những điểm mới của Bộ luật Dân
sự 2015 về hợp đồng, đồng thời cũng cung cấp thêm một công trình khoa học
nghiên cứu về hợp đồng thương mại trong bối cảnh mới.
Về mặt thực tiễn, đây sẽ là một ý kiến đóng góp có giá trị khoa học cao
dành cho các nhà lập pháp trong quá trình hoàn thiện quy định pháp luật
thương mại, mà cụ thể là quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại 2005
đang được tiến hành.
7.

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung
luận văn được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Một số khía cạnh lý luận về hợp đồng thương mại
Chương 2: Những quy định mới của Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng
và ảnh hưởng của chúng đối với hợp đồng thương mại
Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng thương
mại đảm bảo tương tích với Bộ luật Dân sự 2015.


-8Chƣơng 1
MỘT SỐ KHÍA CẠNH LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI
1.1. Khái quát chung về hợp đồng thƣơng mại

1.1.1. Khái niệm hợp đồng thương mại
Chế định hợp đồng là một trong những nội dung nền tảng của luật dân
sự, được hình thành từ rất sớm và dần được hoàn thiện theo thời gian. Tuy
nhiên, trong lịch sử lập pháp của nhân loại, để tìm ra một thuật ngữ chính xác
như thuật ngữ “hợp đồng” đang được sử dụng trong pháp luật hiện hành của
hầu hết các nước là việc không dễ dàng. Các luật gia cho rằng thuật ngữ hợp
đồng (contractus) được hình thành từ động từ contrahere trong tiếng La-tinh,
có nghĩa là “ràng buộc” và xuất hiện lần đầu tiên ở La Mã vào khoảng thế kỉ
V – IV TCN3. Tuy nhiên mãi đến thế kỉ thứ I SCN, người La Mã mới chính
thức sử dụng thuật ngữ “contractus” trong luật và quan hệ hợp đồng được
pháp luật công nhận, được bảo vệ dưới thời Hoàng đế Justinian4. Sau này các
nước phương Tây đã kế thừa và phát triển quan niệm pháp lý từ thời La Mã
và đã sử dụng chính thức thuật ngữ “hợp đồng” – trong tiếng Anh là
“contract”.
Các luật gia Việt Nam thường hiểu khái niệm “hợp đồng” theo hai nghĩa:
nghĩa khách quan và nghĩa chủ quan. Theo nghĩa khách quan, hợp đồng dân
sự là do các quy phạm pháp luật của Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình dịch chuyển các lợi ích vật chất giữa
các chủ thể với nhau. Còn theo nghĩa chủ quan, hợp đồng dân sự là một giao
dịch dân sự mà trong đó các bên tự trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến sự

3

Wiez, W. Wolodkie và M. Zabocka, dịch giả Lê Nết (1999), Luật La Mã, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí
Minh, tr. 162 -163 trích trong tài liệu: “Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân
sự Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội”.
4

Nguyễn Ngọc Đào (1994), Luật La Mã, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 81.



-9thỏa thuận để cùng nhau làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự nhất
định5.
Bộ luật Dân sự 2015 đã cụ thể hóa khái niệm “hợp đồng” theo nghĩa chủ
quan bằng quy định tại Điều 385: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên
về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Quy định
của Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 là sự kế thừa từ Điều 388 Bộ luật Dân sự
2005 nhưng đã lược bỏ đi từ “dân sự” sau từ “hợp đồng”6. Việc Bộ luật Dân
sự 2005 sử dụng thuật ngữ “hợp đồng dân sự” đã dẫn đến cách hiểu cho rằng
các quy định của Bộ luật Dân sự về hợp đồng chỉ áp dụng đối với các quan hệ
dân sự theo nghĩa hẹp mà không áp dụng đối với hợp đồng trong thương mại,
hợp đồng đầu tư, hợp đồng kinh doanh bảo hiểm… Thực tế, một số luật
chuyên ngành như Luật Thương mại, Luật Đầu tư có những quy định về hợp
đồng nhưng không quy định về khái niệm nghĩa vụ, khái niệm hợp đồng, giao
kết và thực hiện nghĩa vụ, thực hiện hợp đồng do những vấn đề này đã được
quy định trong Bộ luật Dân sự và cần được thực hiện theo quy định của Bộ
luật Dân sự. Để thể hiện vai trò của các quy định về hợp đồng trong Bộ luật
Dân sự là quy định chung về các dạng hợp đồng trong các lĩnh vực khác nhau,
Bộ luật Dân sự 2015 đã bỏ từ “dân sự” trong các khái niệm hợp đồng và trong
các quy định cụ thể về hợp đồng7. Chính vì thế định nghĩa về hợp đồng của
Bộ luật Dân sự 2015 được coi là có sự tiến bộ rất lớn, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc áp dụng thống nhất pháp luật đồng thời có tính khái quát cao, phản
ánh đúng bản chất của hợp đồng.

5

Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (tập 2), NXB Công an nhân dân, Hà
Nội, tr. 111 – 112.
6


Điều 388 Bộ luật Dân sự 2005: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
7

Bùi Minh Hồng (2016), Giới thiệu những nội dung mới chủ yếu của Bộ luật Dân sự 2015, Hà Nội, tr. 18.


- 10 Về lý luận, hợp đồng thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng dân
sự. Nhưng điều đáng tiếc nhất đó là pháp luật trong lĩnh vực thương mại hiện
nay chưa đưa ra được một khái niệm chung nhất về hợp đồng thương mại. Và
ngay cả khái niệm “hợp đồng thương mại” cũng là một khái niệm mà hiện
nay chúng ta đang sử dụng một cách tương đối bởi nếu nói một cách chính
xác thì phải gọi nó là hợp đồng trong thương mại hay hợp đồng trong hoạt
động thương mại.
Trước đây, trong Điều 1 của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế được ban hành
ngày 25 tháng 9 năm 1989 của Hội đồng Nhà nước đã nhắc đến khái niệm
“hợp đồng kinh tế”. Theo quy định này thì hợp đồng kinh tế được định nghĩa
là “sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên kí kết về việc
thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng
dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh
doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và
thực hiện kế hoạch của mình”. Quy định này là một cơ sở để có thể phân định
giữa hợp đồng kinh tế với các hợp đồng khác, đặc biệt là hợp đồng dân sự.
Tuy nhiên, khái niệm hợp đồng kinh tế không được ghi nhận tại Luật Thương
mại năm 1997 được Quốc hội thông qua ngày 10 tháng 5 năm 1997, có hiệu
lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1998, mà thay vào đó thì các nhà lập pháp lại
hướng tới việc định nghĩa hoạt động thương mại, thông qua đó để có quy định
về hợp đồng thương mại – với tư cách là hình thức pháp lý cho các giao dịch
trong hoạt động thương mại. Và bởi vì các quy định về hoạt động thương mại
trong Luật Thương mại 1997 về hoạt động thương mại chỉ gói gọn trong ba

loại hoạt động: (1) mua bán hàng hóa; (2) cung ứng dịch vụ thương mại và
(3) các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc nhằm
thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội8; điều này khiến cho cách hiểu về
8

Khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại 1997.


- 11 hợp đồng thương mại cũng khá hẹp. Đồng thời, tinh thần của Luật Thương
mại 1997 về hoạt động thương mại cũng thể hiện sự không tương thích với
quy định của pháp luật quốc tế về hoạt động thương mại9.
Khắc phục những nhược điểm trên, Luật Thương mại năm 2005 – Luật
số 36/2005/QH11 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, có hiệu lực từ ngày
01 tháng 01 năm 2006 đã quy định rộng hơn đối với hoạt động thương mại
bằng việc nhấn mạnh đặc điểm của hoạt động thương mại là “hoạt động vì
mục đích sinh lợi”; sửa đổi hoạt động “cung ứng dịch vụ thương mại” thành
hoạt động “cung ứng dịch vụ” đồng thời bổ sung hoạt động “đầu tư” và “các
hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” ngoài ba loại hoạt động thương mại
đã kể đến trong Luật Thương mại 1997 trước đây10. Có thể nói, Luật Thương
mại 2005 đã có cách tiếp cận “thông thoáng” hơn trong việc mở rộng phạm vi
của hoạt động thương mại và căn cứ xác định bản chất pháp lý của hoạt động
thương mại11.
Sự ra đời của Luật Thương mại 2005 là sự khởi đầu hình thành một khái
niệm mới trong thực tiễn hoạt động kinh doanh – khái niệm “hợp đồng
thương mại”. Nếu như trước ngày 1/1/2006, các hợp đồng mang yếu tố tài sản
được phân biệt thành hai loại: hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế, theo đó
thì các hợp đồng không phải hợp đồng kinh tế được coi là hợp đồng dân sự,
nhưng từ khi Luật Thương mại 2005 có hiệu lực thì đã không còn hợp đồng
kinh tế12, thay vì thế chỉ có một khái niệm “hợp đồng” được quy định trong
Bộ luật Dân sự và hợp đồng thương mại là một hình thức của hợp đồng nói

9

Nguyễn Thị Dung (chủ biên, 2017), Sách chuyên khảo: Luật Kinh tế, NXB Lao Động, Hà Nội, tr. 460.

10

Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005.

11

Nguyễn Thị Dung, tlđd chú thích 9, tr. 460.

12

Vũ Thị Lan Anh (2008), “Hợp đồng thương mại và pháp luật về hợp đồng thương mại của một số nước
trên thế giới”, Tạp chí Luật Học, (11), tr. 6.


- 12 chung đó, nó vẫn chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2005 trước đây và Bộ
luật Dân sự 2015 hiện nay.
Trong khoa học pháp lý, cũng có ý kiến cho rằng không nên sử dụng
khái niệm “hợp đồng thương mại” do lo ngại dẫn đến hệ quả không cần thiết,
đó là sự mất công tìm kiếm điểm khác biệt giữa hợp đồng thương mại và hợp
đồng dân sự, song trong thực tiễn kinh doanh, khái niệm này vẫn được sử
dụng khá phổ biến với ý nghĩa là “hợp đồng trong thương mại”. Có thể thấy
rằng, khái niệm “hợp đồng thương mại” vẫn tồn tại trong đời sống kinh tế,
pháp lý với nghĩa là hợp đồng hình thành trong lĩnh vực thương mại13.
Trong mỗi lĩnh vực của hoạt động thương mại thì các chủ thể có thể xác
lập những hợp đồng trong từng lĩnh vực khác nhau như hợp đồng mua bán
hàng hóa, hợp đồng trong lĩnh vực đầu tư hay hợp đồng dịch vụ… Mặc dù

pháp luật thương mại Việt Nam hiện nay chưa đưa ra một khái niệm cụ thể về
hợp đồng thương mại, tuy nhiên hợp đồng thương mại là một trong các loại
hành vi pháp lý cơ bản và mang tính phổ biến trong giao dịch của đời sống xã
hội, nhất là đối với các thương nhân, và trước hết chúng ta phải thấy nó là một
loại hợp đồng theo khái niệm hợp đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự
2015. Chỉ khác rằng, từ nhận thức đến ý chí và đi đến hành động của thương
nhân trong quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại là
một quá trình mang tính logic và có giá trị to lớn để đảm bảo rằng mục đích
cao nhất trong hợp đồng thương mại là lợi nhuận tối ưu của các bên sẽ được
thực hiện trên thực tế.
Từ góc độ đó, tác giả đề xuất một cách hiểu về hợp đồng thương mại dựa
trên cách hiểu về hợp đồng hiện nay theo Bộ luật Dân sự 2015: “Hợp đồng
thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên (trong đó có ít nhất một bên tham
13

Nguyễn Thị Dung (chủ biên, 2012), “Kiến thức pháp lý và kĩ năng cơ bản trong đàm phán, soạn thảo và ký
kết Hợp đồng trong lĩnh vực thương mại”, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội, tr. 8.


- 13 gia là thương nhân) về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ
của các bên trong việc thực hiện các hoạt động thương mại”.
Cách định nghĩa này vừa phù hợp với định nghĩa của Bộ luật Dân sự
2015 về hợp đồng, lại nêu lên được những đặc điểm riêng của hợp đồng
thương mại so với các loại hợp đồng khác đó là đặc điểm về chủ thể và đặc
điểm về mục đích của hợp đồng.
1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng thương mại
Hợp đồng thương mại về mặt bản chất cũng là một loại hợp đồng nên nó
cũng cần đáp ứng những đặc điểm cơ bản của hợp đồng như: có sự bình đẳng,
không phân biệt đối xử giữa các bên; việc giao kết, thực hiện, chấm dứt hay
hủy bỏ quyền, nghĩa vụ của các bên dựa trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết,

thỏa thuận và không được trái với điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội,
không xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích
hợp pháp của người khác; các bên tham gia hợp đồng cần có sự thiện chí và
trung thực và phải tự chịu trách nhiệm nếu không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.
Nhưng bên cạnh đó, hợp đồng thương mại cũng cần phải có những đặc
điểm riêng biệt để phân biệt nó với các loại hợp đồng khác như:
- Thứ nhất là đặc điểm về chủ thể của hợp đồng thương mại
Hợp đồng thương mại là thỏa thuận giữa các bên nhưng điểm đặc biệt ở
đây là ít nhất một bên trong đó là thương nhân. Ít nhất một bên tức là hợp
đồng thương mại có thể được kí kết giữa hai bên chủ thể là thương nhân hoặc
có thể được kí kết giữa một bên thương nhân với một bên chủ thể không phải
là thương nhân.
Theo khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005 thì thương nhân bao gồm:
(1) “tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp” và (2) “cá nhân hoạt động
thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh”. Như


- 14 thế, quy định của Luật Thương mại 2005 đã xóa nhòa sự phân biệt giữa nhà
đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài. Thương nhân bao gồm tổ chức
kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân với tư cách là nhà đầu tư trong nước
và nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng các quy định về năng lực pháp luật,
năng lực hành vi dân sự và năng lực hành vi thương mại đều có thể trở thành
một bên chủ thể của hợp đồng thương mại.
Hợp đồng thương mại có thể có cả hai bên là thương nhân như hợp đồng
đại diện cho thương nhân, hợp đồng đại lý thương mại…; tuy nhiên, cũng có
thể chỉ cần một bên có tư cách pháp nhân, bên còn lại không phải là thương
nhân, ví dụ hợp đồng trong lĩnh vực đầu tư như hợp đồng BOT, BTO… thì
một bên chủ thể bắt buộc là cơ quan nhà nước có thẩm quyền (không phải là
thương nhân) hoặc các hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ

bán đấu giá hàng hóa… thì bên có nhu cầu sử dụng dịch vụ không nhất thiết
phải là thương nhân14.
- Thứ hai là đặc điểm về mục đích của hợp đồng thương mại
Hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của các giao dịch trong hoạt
động thương mại, mà đặc điểm nổi bật nhất của hoạt động thương mại theo
quy định của Luật Thương mại 2005 là “mục đích sinh lợi”, chính vì thế một
đặc điểm nổi bật của hợp đồng thương mại đó là mục đích sinh lợi. Mục đích
sinh lợi ở đây được ghi nhận bằng lợi nhuận mà các bên có thể đạt được khi
thực hiện hợp đồng không chỉ về vật chất, tài sản mà còn bao gồm cả những
lợi ích phi tài sản khác như uy tín, thương hiệu doanh nghiệp hay niềm tin của
khách hàng15.

14

Nguyễn Thị Dung, tlđd chú thích 9, tr. 462.

15

Nguyễn Thị Dung, tlđd chú thích 9, tr. 464.


- 15 Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, có một bên chủ thể của hợp đồng lại
không có mục đích lợi nhuận khi tham gia hợp đồng. Pháp luật để điều chỉnh
các hợp đồng này sẽ do bên không có mục đích lợi nhuận lựa chọn17, khi đó
không phải đương nhiên pháp luật thương mại được áp dụng mà còn phải do
sự lựa chọn của chủ thể tham gia hợp đồng. Quy định như vậy là do đối với
các thương nhân khi họ tham gia vào một hợp đồng thương mại với mục đích
sinh lợi thì rõ ràng là họ đang thực hiện một hoạt động thương mại, nên họ sẽ
không thể có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chịu sự điều chỉnh của pháp
luật thương mại. Nhưng ngược lại, với bên chủ thể tham gia hợp đồng không

vì mục đích lợi nhuận thì hành vi của họ được coi là một hành vi dân sự hơn
là một hoạt động thương mại. Dựa trên thực tế rằng, các quy định của pháp
luật thương mại về hợp đồng thương mại thường “khắt khe” hơn các quy định
của pháp luật dân sự về hợp đồng nói chung, thế nên để đảm bảo cho quyền
và lợi ích hợp pháp của bên chủ thể không vì mục đích lợi nhuận thì cho phép
họ là người chọn luật áp dụng. Chỉ khi họ chọn luật thương mại thì lúc đó
pháp luật thương mại mới điều chỉnh hợp đồng này.
- Thứ ba là đặc điểm về hình thức của hợp đồng thương mại
Trong Luật Thương mại 2005 không có một điều khoản riêng biệt nào
quy định về hình thức của hợp đồng thương mại mà quy định về hình thức
hợp đồng nằm rải rác trong quy định về từng loại hợp đồng thương mại cụ
thể. Nhìn chung hình thức của các loại hợp đồng thương mại do các bên lựa
chọn trong ba hình thức: (1) văn bản và các hình thức có giá trị tương đương
văn bản như điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác18;
(2) lời nói và (3) hành vi cụ thể. Quy định này nhìn chung khá tương tự với

17

Khoản 3 Điều 1 Luật Thương mại 2005.

18

Khoản 15 Điều 3 Luật Thương mại 2005.


- 16 quy định về hình thức của hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2015, tức là nhìn
chung quy định về hình thức của hợp đồng thương mại không khác gì với
hình thức của hợp đồng nói chung.
Tuy nhiên, để đảm bảo nâng cao tính chặt chẽ của hợp đồng, lợi ích của
các bên và hạn chế những rủi ro có nguy cơ xảy ra, đối với một số loại hợp

đồng thương mại, pháp luật thương mại quy định hình thức của hợp đồng bắt
buộc phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có
giá trị pháp lý tương đương, ví dụ như đối với hợp đồng đại lý thương mại,
hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa hay hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu
tố nước ngoài19…
1.1.3. Hợp đồng thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa thương mại
Việt Nam đã gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995, ký kết Hiệp định
Thương mại song phương Việt Nam - Hoa ỳ (BTA) vào năm 2000, gia nhập
WTO vào tháng 01/2007 và tham gia tám Hiệp định thương mại tự do (FTA)
khu vực và song phương. Cụ thể, ta đã cùng với các nước ASEAN ký các
Hiệp định thương mại tự do giữa khối ASEAN với các đối tác như Trung
Quốc vào năm 2004, với Hàn Quốc vào năm 2006, Nhật Bản vào năm 2008,
c và New ealand vào năm 2009,

n Độ năm 2009. Ngoài ra, ta đã ký hai

FTA song phương là FTA Việt Nam - Nhật Bản năm 2008 và FTA Việt Nam
- Chi-lê năm 2011.
Hiện nay, Việt Nam cũng đang tích cực tham gia đàm phán 6 FTA khác,
gồm Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA với Liên minh
châu u (EU), với Liên minh thuế quan Nga - Belarus - azakhstan, với hối
Thương mại tự do châu

u (EFTA) gồm các nước Thụy Sĩ, Na Uy,

Liechtenstein và Iceland, FTA với Hàn Quốc và FTA giữa khối ASEAN với

19

Điều 27, Điều 159 và Điều 168 Luật Thương mại 2005.



- 17 Hồng Công, Trung Quốc. Ngoài ra, Việt Nam cũng tích cực chủ động tham
gia sâu vào Diễn đàn Hợp tác inh tế châu

- Thái Bình Dương (APEC), đã

đăng cai năm APEC 2006 và tiến tới sẽ đăng cai APEC năm 2017 với hàng
trăm cuộc họp từ cấp chuyên viên đến cấp cao.
Nói chung, tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam chịu ảnh hưởng
tích cực của quá trình hội nhập. Thương mại và đầu tư Việt Nam đã phát triển
từ cơ chế tương đối hạn chế sang cơ chế mở như hiện nay20. Thành công nhìn
thấy rõ nhất đó là trong khi nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 6,21%
năm 2016, các quốc gia ASEAN khác như Indonesia, Thái Lan, Malaysia và
Singapore có tốc độ tăng trưởng chậm hơn như là hệ quả của sự suy thoái
thương mại toàn cầu và sự tăng trưởng chậm của Trung Quốc. Việt Nam
không chỉ là quốc gia tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực mà còn đứng thứ
hai trong danh sách những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, chỉ sau
n Độ - quốc gia duy nhất đạt được tốc độ tăng trưởng 7% trong năm 201621.
Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế đặc biệt là trong thời kỳ
hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì hoạt động thương mại của các doanh
nghiệp không chỉ gói gọn trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia mà được mở
rộng sang thị trường quốc tế. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam
tiếp cận mở rộng thị trường của mình. Thâm nhập thị trường nước ngoài
không phải là điều dễ làm khi ở một môi trường mới khác biệt về văn hóa,
pháp luật, chính trị. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải nắm bắt những cơ
hội mà mình có được, đồng thời phải đảm bảo cho mình những quyền lợi, lợi
ích và loại bỏ những rủi ro tiềm tàng trong kinh doanh, hợp đồng vẫn chính là

20


21

Dự án Mutrap III (2009), “Báo cáo Hội nhập kinh tế và sự phát triển ở Việt Nam”, Hà Nội, tr. 8.

Trường Dũng, “Kinh tế Việt Nam 2017 phát triển nhanh nhất Đông Nam Á”, Báo Thế giới và Việt Nam
truy cập tại địa chỉ />ngày 1/6/2017


- 18 câu trả lời cuối cùng cho những mục tiêu đó. Ở chiều ngược lại, Việt Nam
hiện nay cũng là điểm đến của nhiều doanh nghiệp nước ngoài, các doanh
nghiệp này mang đến nhiều nét mới cho thị trường ở Việt Nam, việc giao kết
những hợp đồng với các doanh nghiệp này sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt
Nam đặt nền móng cho mối quan hệ với công ty có quy mô lớn, từ đó tạo tiền
đề cho sự phát triển của chính mình.
Trong quá trình này, hợp đồng có giá trị pháp lý như luật (contract =
law) là công thức để giúp cho các doanh nghiệp có cơ sở bảo vệ các lợi ích
hợp pháp của mình khi có tranh chấp xảy ra. Nếu như sự an toàn của con
người, tài sản được bảo đảm trên cơ sở những quy định trong Bộ luật hình sự
thì sự an toàn và trật tự trong thế giới kinh doanh lại phụ thuộc vào hợp đồng.
Trong kinh doanh, để đi đến hợp đồng là điều khó, nhưng để hoàn thành một
hợp đồng mà các bên đều hài lòng lại là điều khó hơn. Thực vậy, khi ký kết
hợp đồng các doanh nghiệp không thể lường trước hết mọi tình huống sẽ xảy
ra trong tương lai, nguyên nhân dẫn đến việc không hoàn thành hay không
thực hiện những thỏa thuận có thể là khách quan nhưng cũng có thể là chủ
quan làm nảy sinh những tranh chấp. Vì vậy, hợp đồng sẽ giúp cho các bên
xác định được ai sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp của mình và các cơ
quan giải quyết tranh chấp là tòa án hay trọng tài cũng không thể giải quyết
một vụ tranh chấp nếu không có bằng chứng về sự thỏa thuận, cam kết của
các bên và một lần nữa hợp đồng sẽ trở nên vô cùng quan trọng để qua đó cơ

quan giải quyết tranh chấp sẽ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các
doanh nghiệp22.
1.2. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thƣơng mại

22

Ngọc Bích, “Hợp đồng thương mại dịch vụ và vai trò của nó đối với doanh nghiệp”, Viện Kinh tế và
Thương mại Quốc tế - Trường Đại học Ngoại thương, truy cập tại địa chỉ ngày 1/6/2017


×