Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và mùi – kinh nghiệm thế giới và khuyến nghị cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRẦN ANH NGỌC

PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU ÂM THANH VÀ
MÙI - KINH NGHỆM THẾ GIỚI VÀ KHUYẾN NGHỊ
CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRẦN ANH NGỌC

PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU ÂM THANH VÀ
MÙI -KINH NGHỆM THẾ GIỚI VÀ KHUYẾN NGHỊ
CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Chuyên ngành: Luật quốc tế
Mã số

: 8380108

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Bá Bình

HÀ NỘI - NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên nếu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong các
công trình khác. Nếu không đúng nhƣ đã nêu, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
về đề tài của mình.
NGƢỜI CAM ĐOAN

XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. CPTPP: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng
2. CTM: Hệ thống thƣơng hiệu cộng đồng Châu Âu
3. INTA: Hiệp hội thƣơng hiệu quốc tế
4. IPA: Cơ quan sở hữu trí tuệ Úc
5. JPO: Cơ quan sáng chế Nhật Bản
6. NHCĐ: Nhãn hiệu cộng đồng
7. OHIM: Cơ quan Nhãn hiệu và Kiểu dáng Châu Âu
8. TMEP: Sổ tay hƣớng dẫn thủ tục kiểm tra nhãn hiệu
9. TRIPS: Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thƣơng mại trong lĩnh

vực sở hữu trí tuệ của WTO
10. TTAB: Cơ quan giải quyết tranh chấp nhãn hiệu của USPTO
11. UBTVQH: Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội
12. USPTO: Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ
13. WIPO: Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
14. WTO: Tổ chức thƣơng mại thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1: Sơ đồ cách đánh giá khả năng bảo hộ Nhãn hiệu phi truyền thống
Hình 2: Đoạn nhạc miêu tả nhãn hiệu âm thanh trong hồ sơ đăng ký nhãn
hiệu


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 4
3. Tình hình nghiên cứu đề tài ..................................................................... 4
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài ....................................................................... 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài ............................................................... 6
6. Các câu hỏi nghiên cứu............................................................................ 7
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ............................................ 7
8. Bố cục của luận văn ................................................................................. 8
CHƢƠNG 1....................................................................................................... 9
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÃN HIỆU ÂM THANH VÀ NHÃN
HIỆU MÙI......................................................................................................... 9
1.1. Khái niệm nhãn hiệu ............................................................................. 9
1.1.1. Định nghĩa ............................................................................................ 9


1.1.2. Đặc điểm của nhãn hiệu ..................................................................... 17
1.1.3. Nhãn hiệu không được bảo hộ............................................................ 20
1.2. Khái niệm nhãn hiệu âm thanh ........................................................... 21
1.3. Khái niệm nhãn hiệu mùi ................................................................... 24
1.4. Pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi ............... 27
CHƢƠNG 2..................................................................................................... 37
BẢO HỘ NHÃN HIỆU ÂM THANH VÀ MÙI THEO MỘT SỐ ĐIỀU ƢỚC
QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI ............... 37
2.1. Pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi theo một số
điều ƣớc quốc tế .......................................................................................... .37


2.2. Pháp luật bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi tại Hoa Kỳ,
Nhật Bản và Úc ............................................................................................ 40
2.2.1. Cơ sở pháp lý bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi tại các
nước Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc……………… .................................................. 40
2.2.2. Quy định về xác lập quyền đối với nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu
mùi

...................................................................................................... 44

2.2.3. Thực thi quyền đối với nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi .......... 55
2.2.4. Hủy bỏ quyền đối với nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi ............ 57
2.2.5. Vấn đề khiếu nại. ................................................................................ 59
2.3. Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi theo pháp luật Liên minh
Châu Âu ....................................................................................................... 61
CHƢƠNG 3..................................................................................................... 68
MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA THẾ GIỚI VÀ ĐỀ XUẤT CHO
VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN

HIỆU ÂM THANH VÀ NHÃN HIỆU MÙI .................................................. 68
3.1. Một số bài học kinh nghiệm của thế giới về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh
và nhãn hiệu mùi .......................................................................................... 68
3.2. Kiến nghị về việc xây dựng pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và
nhãn hiệu mùi tại Việt Nam ......................................................................... 73
3.2.1. Nội luật hóa các cam kết của Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh
và nhãn hiệu mùi ............................................................................................. 73
3.2.2. Xây dựng khung pháp luật bảo hộ nhãn hiệu linh hoạt ..................... 75
3.2.2.1. Nguyên tắc chấp nhận đơn đăng ký ................................................ 75
3.2.2.2. Quy định về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi
.. .................................................................................................... 76
3.2.2.3. Thể hiện nhãn hiệu trong đơn đăng ký ............................................ 78
3.2.2.4. Yêu cầu sử dụng nhãn hiệu.............................................................. 79


3.2.2.5. Việc sử dụng nhãn hiệu trên Internet. ............................................. 80
3.2.2.6. Vấn đề xung đột quyền kề cận ......................................................... 81
3.2.3. Các biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu âm
thanh và nhãn hiệu mùi .......... ……………………………………………….83
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 86


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập của các nền kinh tế thế giới, trái ngƣợc với việc cố
gắng giảm thiểu các hàng rào mậu dịch quốc tế, các quốc gia, trong đó có Việt
Nam đang tăng cƣờng biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cả về mặt pháp lý
và thực thi quyền. Trong đó, việc bảo hộ nhãn hiệu là hoạt động vô cùng quan

trọng nhằm đảm bảo và tăng cƣờng tính cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trong
môi trƣờng thƣơng mại quốc tế. Nền kinh tế với rất nhiều loại hàng hóa, dịch vụ
của nhiều chủ thể kinh doanh khác nhau, và để giúp ngƣời tiêu dùng nhận biết
đƣợc sản phẩm và chọn lựa chính xác và nhanh chóng sản phẩm hàng hóa mà họ
cần thì việc đặt tên cho sản phẩm đó thật sự là cần thiết. Một trong những nhãn
hiệu mới đƣợc nhiều ngƣời quan tâm và tìm hiểu đó chính là bảo hộ nhãn hiệu
âm thanh (sound mark) và mùi (scent mark).
Với việc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thƣơng mại thế giới
(WTO) vào tháng 11 năm 2006, Việt Nam đã có một bƣớc ngoặt rất lớn đối với
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong khuôn khổ WTO, Việt Nam tiếp cận
đƣợc với một hiệp định đa phƣơng toàn diện quan trọng về các vấn đề sở hữu trí
tuệ - Hiệp định TRIPS, nâng cao ý thức của quốc gia về tầm quan trọng của vấn
đề liên quan đến sở hữu trí tuệ , trong đó có bảo hộ nhãn hiêu. Và đầu năm nay
đánh dấu một cột mốc mới của Việt Nam trong việc hợp tác toàn diện với các
quốc gia lớn, với hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng
(CPTPP). Một trong những thách thức lớn đối với Việt Nam khi tham gia hiệp
định này là các tiêu chuẩn về sở hữu trí tuệ . Đây là hiệp định đa phƣơng đầu tiên
mà Việt Nam tham gia có quy định mở rộng phạm vi đăng ký nhãn hiệu, cụ thể
là nhãn hiệu đăng ký sẽ không chỉ dừng lại ở mức là nhãn hiệu nhìn thấy đƣợc
dƣới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp
các yếu tố đó, đƣợc thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc, mà còn đƣợc mở
rộng cho phép đăng ký các nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi (Điều 18.18).


2

Mặc dù Việt Nam đã ký kết hiệp định CPTPP, vẫn còn những ý kiến và tranh
luận xung quanh việc thực thi các điều khoản về bảo hộ nhãn hiệu phi truyền
thống nhƣ âm thanh và mùi. Cho đến nay, pháp luật Việt Nam không quy định
về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi. Theo quy định tại Điều

72 Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam năm 2005 sửa đôi, bổ sung năm 2009, nhãn
hiệu sẽ đƣợc bảo hộ nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện là: dấu hiệu nhìn thấy đƣợc và
dấu hiệu có khả năng phân biệt. Điều kiện tiên quyết để một nhãn hiệu có thể
đƣợc bảo hộ tại Việt Nam đó là “dấu hiệu nhìn thấy đƣợc”, sau đó mới xét đến
khả năng phân biệt của chúng nhƣ thế nào. Có thể thấy, với tình hình phát triển
kinh tế, thƣơng mại của Việt Nam hiện tại, dù nhiều loại hình kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ mới đƣợc hình thành, cũng sự phát triển của internet và các thiết bị
công nghệ, nhƣng phần lớn các doanh nghiệp trong nƣớc vẫn chƣa tiếp cận và
hiểu hết đƣợc những lợi ích mà các nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi mang
lại. Xét về mặt thực tiễn, ngoại trừ một số nƣớc đã bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và
nhãn hiệu mùi, việc sử dụng các dấu hiệu này hiện nay đã xuất hiện ở nhiều
nƣớc, trong nhiều lĩnh vực nhƣ: điện ảnh, giải trí, phát thanh truyền hình, công
nghệ thông tin, điện tử, dịch vụ khách sạn, nhà hàng… Chúng ta cũng từng bắt
gặp những hình ảnh sinh động, những âm thanh mang tính biểu trƣng của nhà
sản xuất, phát hành khi xem các tác phẩm điện ảnh, băng đĩa giải trí; hay cũng có
thể biết đến một mùi đặc trƣng nào đó mang tính chỉ định nguồn gốc sản phẩm,
dịch vụ. Thực tiễn cho thấy vấn đề sử dụng nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu
mùi đang ngày càng đƣợc quan tâm. Cho nên, việc bảo hộ các loại nhãn hiệu này
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, duy trì trật tự
quản lý trong lĩnh vực sử dụng nhãn hiệu là rất cần thiết và mang tính tất yếu
khách quan.
Hơn nữa, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó một số quốc gia phát triển
trên thế giới nhƣ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc,… đã có quy định từ khá sớm về vấn về
bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi, nhiều doanh nghiệp cũng đã đăng


3

ký bảo hộ thành công với những âm thanh hay mùi hƣơng đặc trƣng nhƣ: Tiếng
chuông điện thoại Nokia, tiếng sƣ tử gầm của hãng phim M&M, mùi cỏ tƣơi mới

cắt sử dụng cho sản phẩm bóng tennis,…. Số lƣợng không ngừng tăng lên do
nhu cầu phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh. Khi Việt Nam mở cửa hội
nhập sâu rộng hơn với thế giới, các nhãn hiệu của nƣớc ngoài thâm nhập và phát
triển thị trƣờng trong nƣớc. Việc Việt Nam chƣa có cơ chế bảo hộ các nhãn hiệu
phi truyền thống một cách toàn diện, gây ra những khó khăn và trở ngại cho các
nhãn hiệu nƣớc ngoài muốn phát triển tại Việt Nam. Bởi sẽ có những rủi ro nhất
định khi nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi đã đƣợc đăng ký bảo hộ tại các
quốc gia trên thế giới, nhƣng lại không đƣợc bảo hộ tại Việt Nam. Điều này sẽ
khiến cho nhãn hiệu sẽ dễ bị lợi dụng, sử dụng không đúng mục đích của chủ sở
hữu nhãn hiệu, ảnh hƣởng đến quyền lợi của doanh nghiệp. Mặt khác, ngay cả
đối với các doanh nghiệp trong nƣớc, nhu cầu phát triển đa dạng các loại hình
hàng hóa và dịch vụ đòi hỏi nhãn hiệu cũng cần phát triển theo phù hợp với xu
thế chung. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam lại chƣa có những quy phạm điều
chỉnh cần thiết, thành ra các nhãn hiệu phi truyền thống nhƣ âm thanh và mùi lại
là phạm trù mà doanh nghiệp trong nƣớc chƣa thể tiếp cận đƣợc. Điều này sẽ
khiến cho doanh nghiệp có thể bỏ lỡ cơ hội phát triển, khẳng định vị thế của
mình một cách hứa hẹn hơn.
Nhƣ vậy, Việt Nam mới chỉ có cơ chế bảo hộ đối với nhãn hiệu nhìn thấy
đƣợc. Điều này lại xung đột với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập CPTPP
về bảo hộ nhãn hiệu, và không phù hợp với sự phát triển của pháp luật sở hữu trí
tuệ quốc tế. Để đảm bảo sự tƣơng thích pháp luật khi Việt Nam trở thành thành
viên của CPTPP nói riêng và thống nhất với pháp luật quốc tế, thiết nghĩ cần
phải kịp thời có những nghiên cứu, để xuất giải pháp sửa đổi, khắc phục những
hạn chế của pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam nói chung, và pháp luật về nhãn
hiệu nói riêng, phù hợp hơn với thực tế phát triển thƣơng mại cũng nhƣ với hệ
thống pháp luật quốc tế, đặc biệt là những điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã ký


4


kết, đáp ứng đƣợc kịp thời nhu cầu phát triển các loại hình nhãn hiệu trong thực
tế hiện nay. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài: “Pháp luật về bảo hộ
nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi - Kinh nghiệm thế giới và khuyến nghị
cho Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về nhãn hiệu và tầm quan
trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi trên lãnh thổ quốc
gia và phạm vi quốc tế. Đồng thời phân tích những điểm nổi bật, khác biệt về
cách thức, trình tự, để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi tại
các quốc gia có hệ thống pháp luật nhãn hiệu tƣơng đối đầy đủ nhƣ Hoa Kỳ,
Nhật Bản và Úc, bên cạnh đó nghiên cứu những quy định trong các Điều ƣớc
quốc tế riêng biệt về nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi, nhằm đƣa đến cái
nhìn tổng quan về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi, qua đó giúp cho
Việt Nam xây dựng và hoàn thiện pháp luật về nhãn hiệu trong lãnh thổ quốc
gia. Bên cạnh đó, luận văn còn đƣa ra các chỉ ra những hạn chế, vƣớng mắc
trong bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi của các hệ thống pháp luật,
đề ra phƣơng hƣớng khắc phục những hạn chế đó khi áp dụng cho Việt Nam.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài
Khái niệm âm thanh và mùi còn khá mới mẻ trong hệ thống luật Sở hữu trí
tuệ của Việt Nam, hầu nhƣ chƣa có 1 nghiên cứu chuyên sâu nào tại nƣớc ta về
vấn đề bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi, mà chỉ dừng lại ở các kỷ
yếu khoa học, hội thảo nghiên cứu có thể kể đến nhƣ:
-Luận văn thạc sĩ luật học năm 2016 của thạc sĩ Trần Cao Thành về những
bất đồng về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý khi hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dƣơng (TPP) đƣợc vận hành.
- Đề tài luận văn thạc sĩ luật học chuyên ngành Luật Kinh tế của tác giả Trần
Văn Hải về "Giải pháp khắc phục những rào cản về sở hữu trí tuệ đối với Việt


5


Nam khi tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng
- TPP".
- Nghiên cứu trao đổi về những bất cập của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam
và những kiến nghị hoàn thiện của Luật sƣ Phạm Thị Hồng Đào.1
- Nghiên cứu của Lê Thị Thu Hà đăng trên tạp chí khoa học ĐHQGHN năm
2016 về vấn đề: Xung đột bảo hộ chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu trong Hiệp định
TPP và những vấn đề đặt ra với Việt Nam.2
Ngoài ra, khái niệm nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi cũng chỉ đƣợc đề
cập sơ qua trong các luận văn nghiên cứu về pháp luật nhãn hiệu của các quốc
gia trên thế giới. Ngƣợc lại, trên thế giới có nhiều bài viết chuyên sâu về vấn đề
này, đặc biệt là các bài phân tích của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO về
các nhãn hiệu phi truyền thống nhƣ:
-Kỷ yếu hội thảo của WIPO về “Áp dụng các nguyên tắc đánh dấu thƣơng
hiệu thành lập cho các loại nhãn hiệu mới hoặc nhãn hiệu phi truyền thống”.
-Nghiên cứu “Trạng thái mùi đƣợc coi nhƣ một nhãn hiệu: xu hƣớng quốc tế”
năm 2012 của Hiệp hội thƣơng hiệu quốc tế.3
- Bài phân tích nghiên cứu “Một sự phản ánh các cách định nghĩa nhãn hiệu
phi truyền thống trong pháp luật các nƣớc” của Thạc sĩ Roberto Carapeto đăng
trên tạp chí pháp luật so sánh số 34của trƣờng đại học Waseda, Nhật Bản.4
-Phân tích những ví dụ về việc từ chối đăng ký nhãn hiệu âm thanh và nhãn
hiệu mùi tại cơ quan cấp bằng sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ của Tổ chức sở
hữu trí tuệ thế giới.5

1

Đăng trên cổng thông tin Bộ Tƣ pháp ngày 26/4/2016.
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 32, Số 2 (2016) 16-25.
3
International Trade Association, The Status of Scents as Trademarks: An International Perspective, INTA

Bulletin, Jan 1 2012.
4
Roberto Carapeto, A reflection about the introduction of non- traditional trademarks, Waseda bulletin of
comparative law, vol 34.
5
Xem them Submission of the United States of America Grounds for Refusal of Trademark Registration,
Examples of refusals to register sound and scent marks at the United States Patent and Trademark Office
(USPTO).
/>2


6

Hầu nhƣ các nghiên cứu đều chỉ ra đƣợc những khác biệt trong việc nhận biết
một nhãn hiệu âm thanh hay là nhãn hiệu mùi theo quy định của các nƣớc trên
thế giới. Tuy nhiên, việc bảo hộ nhãn hiệu, cụ thể với thủ tục đăng ký, xác lập
quyền, thực thi hay hủy bỏ quyền đối nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi có
những đặc biệt nhƣ thế nào thì vẫn chƣa có tài liệu nào đề cập một cách đầy đủ.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ nghiên cứu, phân tích các khái niệm,
nguyên tắc cơ bản của bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi, đồng thời
phân tích những vấn đề pháp lý nổi bật và khác biệt của việc bảo hộ nhãn hiệu
âm thanh và nhãn hiệu mùi so với nhãn hiệu thông thƣờng khác trong hệ thống
pháp luật quốc tế về nhãn hiệu nhƣ Hiệp ƣớc nhãn hiệu, và pháp luật các quốc
gia. Hoa Kỳ, Nhật Bản hay Úc đều là các quốc gia phát triển đang có hệ thống
luật về nhãn hiệu khá đầy đủ, trong đó có nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi.
Bên cạnh đó, Nhật Bản và Úc đều là thành viên của hiệp định CPTPP vì vậy
nghiên cứu luật các quốc gia này sẽ dễ dàng hơn cho Việt Nam học hỏi kinh
nghiệm khi xây dựng pháp luật về âm thanh và mùi của mình. Ngoài ra, các Điều
ƣớc quốc tế đề cập đến nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi nhƣ: Hiệp ƣớc

nhãn hiệu, hiệp ƣớc Singapore về luật nhãn hiệu, hiệp định CPTPP,…cũng là
nguồn luật vô cùng quan trọng, đối chiếu với pháp luật Việt Nam khi hoàn thiện
pháp luật nhãn hiệu. Luận văn cũng nêu ra những vụ việc thực tiễn để phân tích
nhằm tìm ra hạn chế, và kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp
luật bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi sau này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Trong khóa luận này tác giả có sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp lịch sử: tìm hiểu lịch sử ra đời và phát triển của khái niệm
nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi, nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và
nhãn hiệu mùi trên thế giới.


7

- Phƣơng pháp so sánh: so sánh các quy định pháp luật của các quốc gia và
các điều ƣớc quốc tếvề nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi, đối chiếu với
những vụ việc thực tế từ. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng phƣơng pháp so sánh,
đối với pháp luật Việt Nam với hệ thống pháp luật quốc tế, phân tích để tìm ra
điểm bất cập còn tồn tại trong những quy định về nhãn hiệu hiện nay.
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: phân tích các quy định về bảo hộ nhãn
hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi của các hệ thống pháp luật trên thế giới để tìm
ra những ƣu điểm và nhƣợc điểm của các cách thức tiến hành đăng ký, bảo hộ
nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi trong từng hệ thống pháp luật hiện nay,
qua đó có đƣợc những kinh nghiệm giúp Việt Nam lựa chọn cách thức bảo hộ
nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi phù hợp, hiệu quả nhất.
- Phƣơng pháp sơ đồ: dùng sơ đồ minh họa quy trình tƣ duy, lập luận trong
quy định của pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi.
6. Các câu hỏi nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn này, cần làm rõ câu trả lời của các câu hỏi sau:
- Có những khó khăn gì trong việc bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu

mùi trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay?
- Việt Nam học hỏi đƣợc gì từ kinh nghiệm các quốc gia trong vấn đề bảo hộ
nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi?
-Làm thế nào để xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo hộ nhãn hiệu âm thanh
và nhãn hiệu mùi tại Việt Nam?
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Về mặt khoa học: Đề tài bổ sung thêm nguồn nghiên cứu khoa học trong hệ
thống các công trình đã công bố liên quan đến CPTPP và nhãn hiệu phi truyền
thống. Ngƣời học có thể hiểu đƣợc những quy định về Sở hữu trí tuệ với nhãn
hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi, chỉ ra những khó khăn trong bảo hộ loại nhãn
này, từ đó đƣa ra các giải pháp khắc phục, rút kinh nghiệm khi áp dụng quy định


8

CPTPP về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi đối với Việt Nam. Kiến
nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về nhãn hiệu âm
thanh và nhãn hiệu mùi trong thời gian tới.
- Về mặt thực tiễn: Đề tài sẽ rà soát lại hệ thống pháp luật Sở hữu trí tuệ của
các quốc gia Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc, kể cả những Điều ƣớc quốc tế có quy
định về nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi, những điểm tích cực và hạn chế.
Đồng thời qua các thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi trên
thế giới, luận văn đề ra các giải pháp khắc phục những bất đồng và khó khăn
trong bảo hộ nhãn hiệu nói chung, nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi nói
riêng, giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại về kinh tế khi Việt Nam
thực thi CPTPP, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận
dụng tốt cơ hội để hội nhập sâu rộng hơn.
8. Bố cục của luận văn
Luận văn đƣợc kết cấu 3 phần, phần mở đầu, phần nội dung và phần kết
luận, trong đó phần nội dung gồm 3 chƣơng:

Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu
mùi
Chƣơng 2: Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi theo một số
điều ƣớc quốc tế và pháp luật một số nƣớc trên thế giới.
Chƣơng 3: Một số bài học kinh nghiệm của thế giới và đề xuất cho Việt
Nam trong việc xây dựng pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và nhãn
hiệu mùi.


9

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬNVỀ NHÃN HIỆU ÂM THANH VÀ NHÃN
HIỆU MÙI
1.1.

Khái niệm nhãn hiệu

1.1.1. Định nghĩa
Nhãn hiệu đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử nhân loại. Những ngƣời cổ đại
thời kỳ đồ đá vẫn thƣờng trao đổi với nhau những vũ khí đƣợc thiết kế khác biệt
với vẻ ngoài đem lại cảm tƣởng sẽ giúp họ thành công hơn trong săn bắn. Thuật
ngữ nhãn hiệu-“brand” xuất phát từ ngƣời Iceland cổ đại với nghĩa là đốt cháy“to burn”. Vào thời bấy giờ, những ngƣời chăn nuôi gia súc muốn ngƣời mua
hàng nhận biết đƣợc những con gia súc chất lƣợng tốt của mình, với hi vọng
rằng khách hàng sẽ mua lại trong những lần sau hay giới thiệu với ngƣời khác.
Họ đóng dấu phân biệt cho các loại gia súc, bằng cách đốt cháy 1 khoảng da hay
lông của chúng với kí hiệu của riêng mình. Sau đó, các nhà sản xuất gốm, gia
thú, chế tác kim loại và tơ lụa cũng sử dụng phƣơng pháp này nhằm phân biệt
các sản phẩm của họ với của nhà sản xuất khác. Cách đây khoảng 3000 năm,
những ngƣời thợ thủ công Ấn Độ thƣờng khắc chữ ký của mình lên các tác phẩm

trƣớc khi đem hàng đi bán tại Iran. Ngƣời Trung Quốc cũng sử dụng phƣơng
pháp này để dánh dấu nhận biết hàng hóa trƣớc khi mang sang bán tại Địa Trung
Hải.
Dần dần, cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa, kéo theo là sự
phát triển của hoạt động thƣơng mại và buôn bán hàng hóa, nhãn hiệu bắt đầu
đóng một vai trò quan trọng và trở thành nhân tố không thể thiếu trong xu hƣớng
thƣơng mại hóa và toàn cầu hóa của nền kinh tế thị trƣờng. Khi nền kinh tế sản
xuất hàng hóa phát triển, lƣợng hàng hóa khổng lồ khiến thị trƣờng trở nên
phong phú, đa dạng các mặt hàng, nhiều ngƣời cùng sản xuất ra một mặt hàng
dẫn đến sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất và các thƣơng nhân. Đối với ngƣời
tiêu dùng, giữa các sản phẩm hàng hóa này lại không có sự khác nhau về chất


10

lƣợng, giá trị hay hình thức bên ngoài nên họ rất khó khăn trong việc lựa chọn
hàng hóa mình ƣa thích. Từ đó nảy sinh nhu cầu cần phải có dấu hiệu riêng biệt
cho từng loại hàng hóa đối với từng đơn vị sản xuất khác nhau nhƣng có cùng
một chủng loại hoặc có tính chất tƣơng tự.Do đó, hàng hóa của từng nhà sản xuất
cần phải đƣợc đặt tên. Và phƣơng tiện để đặt tên cho các loại hàng hóa trên thị
trƣờng chính là nhãn hiệu.
Đến thế kỷ XIX, từ điển Oxford đã định nghĩa “brand” là dấu hiệu của nhãn
hiệu thƣơng mại. Ngày nay, nhãn hiệu-“brand” đƣợc hiểu là tổng hòa tất cả các
thông tin về một sản phẩm, dịch vụ của nhà sản xuất, đƣợc truyền đạt tới ngƣời
tiêu dùng bằng tên gọi hoặc các dấu hiệu nhận biết khác nhƣ logo hoặc hình
tƣợng. Quá trình định nhãn (branding), hay việc sử dụng các biểu tƣợng để
truyền đạt các thông tin về một sản phẩm hay dịch vụ, đã làm tăng giá trị và mở
rộng mức độ ảnh hƣởng của nhãn hiệu. Kết quả là nó tạo ra của cải vật chất cho
ngƣời sở hữu, đặt ra nhu cầu cần có cơ chế nhãn hiệu tránh bị đối thủ cạnh tranh
lợi dụng để gây nhầm lãn với ngƣời tiêu dùng. Trong khoa học pháp lý, thuật

ngữ “trademark” dùng để chỉ một nhãn hiệu đã đƣợc bảo hộ, không còn đơn
thuần là “brand” nữa. Ngày nay, với phần lớn ngƣời tiêu dùng từ “brand” mang
nghĩa chủ yếu là các nhãn hiệu nổi tiếng, đã có chỗ đứng trên thị trƣờng.
Nhƣ vậy, sự ra đời của nhãn hiệu ban đầu chỉ đơn thuần là một dấu hiệu hay
ký hiệu mang tính ngẫu nhiên. Cùng với sự phát triển của hoạt động sản xuất và
thƣơng mại hàng hóa, các thƣơng nhân đã ngày càng ý thức hơn về nhãn hiệu,
khi đó dấu hiệu hay ký hiệu dùng làm nhãn hiệu không còn mang tính ngẫu
nhiên nữa mà ẩn chứa những dụng ý của nhà sản xuất và ngƣời bán hàng nhằm
phân biệt, làm nổi bật loại hàng hóa của mình trên thị trƣờng. Nhãn hiệu trong
thời kỳ trƣớc chỉ nhằm mục đích phân biệt hàng hóa nên mới chỉ đƣợc hiểu theo
nghĩa hẹp là nhãn hiệu hàng hóa. Nhƣng trong thƣơng mại hiện đại, khi các
ngành dịch vụ phát triển, nhãn hiệu còn là căn cứ phân biệt dịch vụ của doanh


11

nghiệp này với dịch vụ của doanh nghiệp khác, với những dấu hiệu nhận biết đặc
trƣng.
Trên thực tế, mỗi quốc gia trên thế giới đều có quy định khác nhau về nhãn
hiệu hàng hoá. Tuy vậy, khi thƣơng mại quốc tế ngày càng phát triển, chu kỳ
sống của hàng hoá dịch vụ bị rút ngắn lại dẫn đến việc xuất hiện ngày càng nhiều
những hàng hoá dịch vụ mới với những chất lƣợng khác nhau thì những tranh
chấp, xung đột giữa các công ty liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá là điều khó
tránh khỏi. Để hạn chế những tranh chấp, xung đột đó cần phải có những quy
định thống nhất về nhãn hiệu hàng hoá trên phạm vi toàn thế giới.
Trƣớc khi tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) đƣợc thành lập, đã có
nhiều định nghĩa về nhãn hiệu đƣợc đƣa ra nhƣng tựu chung lại đều thống nhất
với nhau ở quan điểm cho rằng “nhãn hiệu là bất kỳ một dấu hiệu nào có thể cá
thể hóa hàng hóa của một nhà sản xuất và phân biệt chúng với đối thủ cạnh
tranh”. Định nghĩa này bao hàm hai khía cạnh: một là chức năng cá thể hóa hàng

hóa của nhãn hiệu, hai là chức năng chỉ dẫn nguồn gốc của nhãn hiệu. Để cá thể
hóa một hàng hóa, nhãn hiệu phải chỉ ra nguồn gốc của hàng hóa đó, nhƣng việc
chỉ ra nguồn gốc của hàng hóa không có nghĩa là nhãn hiệu phải cho ngƣời tiêu
dùng biết ngƣời thực sự sản xuất ra hàng hóa đó. Nhãn hiệu không cần thiết phải
chỉ rõ xuất xứ, chỉ cần ngƣời tiêu dùng tin vào nhà sản xuất là đủ. Trên thực tế,
chức năng các thể hóa của nhãn hiệu thực chất là giúp ngƣời tiêu dùng nhận ra
sản phẩm đó là của nhà sản xuất nào, mà không cần đề cập đến địa chỉ chi tiết,
nhà máy sản xuất nhƣ thế nào. Chức năng thứ hai của nhãn hiệu là nhằm phân
biệt hàng hóa của doanh nghiệp này với hàng hóa của doanh nghiệp khác. Chỉ
khi nhãn hiệu giúp ngƣời tiêu dùng phân biệt đƣợc một hàng hóa mang nhãn
hiệu của doanh nghiệp này với các hàng hóa của doanh nghiệp khác đƣợc đƣa ra
thị trƣờng, thì nhãn hiệu đó mới đạt đƣợc chức năng thứ nhât là xác định nguồn
gốc. Điều này cho thấy chức năng phân biệt và chức năng chỉ dẫn nguồn gốc của
nhãn hiệu là không thể tách rời.


12

Trên cơ sở chức năng của nhãn hiệu, Luật mẫu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ
Thế giới về Nhãn hiệu, tên thƣơng mại và cạnh tranh không lành mạnh năm
1967 đã đƣa ra một định nghĩa khái quát: “Nhãn hiệu là bất kỳ dấu hiệu nào có
khả năng phân biệt với hàng hóa của một doanh nghiệp này với đối thủ cạnh
tranh”. Thực tế hiện nay, không chỉ có các nhà sản xuất đƣa hàng hóa ra thị
trƣờng mà còn có cả các nhà cung cấp dịch vụ đƣa dịch vụ cạnh tranh trên thị
trƣờng. Vì vậy tất yếu đòi hỏi cũng phải có dấu hiệu để ngƣời tiêu dùng phân
biệt đƣợc dịch vụ của các nhà cung cấp với nhau. Nhãn hiệu dịch vụ, về bản chất
cũng giống nhƣ nhãn hiệu hàng hóa, do đó khái niệm nhãn hiệu hiện nay theo
các điều ƣớc quốc tếvà pháp luật của nhiều quốc gia đƣợc quy định với hàm
nghĩa bao gồm cả nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ.
Tại vòng đàm phán Uruguay của GATT (tiền thân của tổ chức WTO) đã

thông qua Hiệp định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) đƣợc ký kết vào
ngày 15/04/1994 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 cùng với sự ra đời
của Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO. Trong Hiệp định TRIPS, các quốc gia
trên thế giới đã tiến tới một thoả thuận chung nhất về nhãn hiệu hàng hoá, dịch
vụ trong thƣơng mại quốc tế. Điều 15 Hiệp định TRIPS quy định: “Bất kỳ một
dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc
dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp khác,
đều có thể làm nhãn hiệu. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng,
các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình học và tổ hợp các mầu sắc cũng như tổ hợp
bất kỳ của các dấu hiệu đó phải có khả năng được đăng ký làm nhãn
hiệu”.6Khái niệm này chỉ ra một số đặc điểm của nhãn hiệu:
- Thứ nhất, đó phải là một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu. Các dấu hiệu
đó có thể là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình học và tổ
hợp các màu sắc cũng nhƣ tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó.

6

Điều 15 Hiệp định TRIPS


13

- Thứ hai, các dấu hiệu đó có thể là dấu hiệu nhìn thấy đƣợc, cũng có thể là
bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng đƣợc đăng ký là nhãn hiệu.
- Thứ ba, các dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ
của một doanh nghiệp này với hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp
khác.
Có thể nói, đây là một khái niệm mang tính khái quát và mềm dẻo trong pháp
luật quốc tế. Việc xác định một đối tƣợng bất kỳ có phải là nhãn hiệu hàng hóa
hay không sẽ căn cứ vào tính phân biệt của hàng hoá dịch vụ. Điều này thể hiện

rõ nhất trong các quy định tƣơng ứng của TRIPS là bất kỳ một dấu hiệu nào, cho
dù là hình ảnh, màu sắc, âm thanh hay mùi hƣơng có khả năng phân biệt đƣợc
hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của
doanh nghiệp khác đều đƣợc coi là nhãn hiệu hàng hóa. Đây cũng là cách tiếp
cận chung của các nƣớc khi định nghĩa nhãn hiệu hàng hóa trong pháp luật của
mình.
Cũng trên tinh thần của Hiệp định TRIPS, tại Khoản 16 Điều 4 của luật Sở
hữu trí tuệ Việt Nam 2005 sửa đổi năm 2009 đã ghi rõ: “Nhãn hiệu là những dấu
hiệu dùng để phân biệt hàng hoá dịch vụ của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác
nhau”. Tuy nhiên đây cũng là một trong những thiếu sót của Việt Nam bởi nhãn
hiệu là những dấu hiệu riêng biệt dùng để nhận biết các sản phẩm, dịch vụ cùng
loại của các cơ sở kinh doanh khác nhau chứ không thể phân biệt đƣợc các hàng
hóa, dịch vụ khác loại. Chỉ khi “cùng loại hàng hóa, dịch vụ”, chức năng của
nhãn hiệu mới đƣợc thể hiện rõ, làm cơ sở nhận biết. Do đó, việc quy định thiếu
cụm từ “cùng loại” trong định nghĩa nhãn hiệu là một thiếu sót của các nhà làm
luật hiện nay và cần khắc phục trong tƣơng lai.
Đạo Luật Lanham Act của Hoa Kỳ thì quy định: “nhãn hiệu hàng hoá bao
gồm từ ngữ, tên, biểu tượng, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó nhằm
phân biệt hàng hoá của một người cung cấp với hàng hoá của những người cung
cấp khác. Nhãn hiệu hàng hoá có thể được áp dụng cho hàng hoá, dịch vụ và


14

những nhãn hiệu xác nhận nguồn gốc, chất lượng, độ nguyên chất nếu chúng thoả
mãn các yêu cầu của một nhãn hiệu (certification marks)”. Hay Nhƣ vậy, luật của các
nƣớc đều thống nhất rằng nhãn hiệu bao gồm cả tên nhãn hiệu (brand name) và
dấu hiệu của nhãn hiệu (brand mark).7 Tên nhãn hiệu là bộ phận của nhãn hiệu
mà ta có thể đọc đƣợc nhƣ: “Dove”, “Tiger”... Còn dấu hiệu của nhãn hiệu là bộ
phận của nhãn hiệu mà ta có thể nhận biết đƣợc, những không thể đọc đƣợc, ví

dụ nhƣ biểu tƣợng, hình vẽ, màu sắc, hay kiểu chữ đặc thù. Ví dụ nhƣ hình ảnh
con chim bồ câu là biểu tƣợng cho sản phẩm Dove, con hổ vàng là biểu tƣợng
cho bia Tiger hay hình ảnh ba hình thoi chụm vào nhau là biểu tƣợng cho ô tô
của hãng Mitsubishi...
Việc gắn tên nhãn hiệu hiện nay đã phổ biến rộng rãi đến mức hầu nhƣ bất
kỳ hàng hoá nào cũng đều có nhãn hiệu. Ngoài ra, các nƣớc còn có xu hƣớng mở
rộng việc bảo hộ đối với các yếu tố cấu thành nhãn hiệu nhằm nâng cao tính
khác biệt của sản phẩm đến mức tối đa. Bất kỳ một đặc trƣng nào của dấu hiệu
tác động vào giác quan của ngƣời tiêu dùng cũng có thể đƣợc coi là một phần
của nhãn hiệu, miễn là chúng có tính phân biệt. Do đó, ngoài tên nhãn hiệu, dấu
hiệu nhãn hiệu thì tiếng động, mùi vị riêng biệt của sản phẩm cũng có thể đƣợc
đăng ký bản quyền. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ gây nhiều khó khăn cho việc lƣu
trữ, đối chiếu, kiểm tra khi xảy ra tranh chấp.
Tại Châu Âu sự khác nhau trong luật về nhãn hiệu của các quốc gia thành
viên có thể làm ảnh hƣởng của nó đến thị trƣờng chung Châu Âu, nên cần thiết
phải có sự điều chỉnh hài hoà ở cấp độ cộng đồng. Kể từ khi triển khai khung
pháp lý mới đƣợc thông qua vào năm 2015 (Quy định số 2015/2424 của Nghị
viện Châu Âu sửa đổi quy định về nhãn hiệu hàng hóa, quy định hƣớng dẫn thi
hành 2018/625 và Chỉ thị 2015/2436 của Ủy ban Châu Âu), các nhãn hiệu không
nhất thiết phải đƣợc trình bày bằng đồ họa mới có thể đƣợc bảo vệ. Theo Điều 4
Quy định 2015/2424 của Nghị viện Châu Âu sửa đổi quy định về nhãn hiệu hàng
7

Theo Philip Kotler, Marketing căn bản, NXB Thống kê, 2002, [Tr.15]


15

hóa: “Một nhãn hiệu thƣơng mại EU có thể bao gồm bất kỳ dấu hiệu nào, đặc
biệt là các từ, bao gồm tên cá nhân, hoặc thiết kế, chữ cái, chữ số, màu sắc, hình

dạng của hàng hóa hoặc bao bì của hàng hóa hoặc âm thanh, miễn là các dấu
hiệu đó là có khả năng:
(a) phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một cam kết với các cam kết khác;
(b) đƣợc đại diện trên Sổ đăng ký nhãn hiệu của Liên minh Châu Âu, (Đăng
ký Đăng ký), theo cách cho phép các cơ quan có thẩm quyền và công chúng để
xác định đối tƣợng rõ ràng và chính xác của bảo vệ quyền của chủ sở hữu hãn
hiệu đó.”
Theo định nghĩa này, nhãn hiệu đƣợ bảo hộ chỉ phải đáp ứng hai điều kiện:
bất kỳ dấu hiệu nào phải có khả năng phân biệt hàng hoá và dịch vụ của chủ thể
này với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác, và phải đƣợc ghi nhận trong Sổ
Đăng ký nhãn hiệu của Liên minh Châu Âu. Ở điều kiện thứ nhất, “bất kỳ dấu
hiệu nào” đƣợc hiểu rất rộng. Việc sử dụng từ “bất kỳ dấu hiệu” (any signs) làm
cho định nghĩa nhãn hiệu “mềm dẻo và không giới hạn”. Mặc dù định nghĩa trên
đƣa ra một loạt các dấu hiệu nhƣ các từ bao gồm tên riêng, chữ cái, chữ số hoặc
hình dáng của hàng hoá hoặc của bao bì sản phẩm nhƣng chúng không phải là
giới hạn, và có thể mở rộng ra nhiều loại hình nhãn hiệu trong tƣơng lai. Nhãn
hiệu cũng không bắt buộc phải đƣợc biểu diễn dƣới dạng đồ họa mới có thể đƣợc
công nhận. Đây là quy định mở rất mới đáp ứng nhu cầu phát triển và bảo hộ của
các loại mới phi truyên thống nhƣ nhãn hiệu âm thanh hay nhãn hiệu mùi.
Pháp luật các nƣớc cũng có những quan điểm khác nhau liên quan đến những
yếu tố có thể phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp. Trong
bối cảnh công nghệ thông tin ngày càng phát triển, đặc biệt là sự bùng nổ
internet và mạng xã hội, nền kinh tế toàn cầu đang mở rộng ra những nhóm
ngành, lĩnh vực mới, ngày càng có nhiều nƣớc cho phép việc đăng ký các nhãn
hiệu mang ít tính truyền thống hơn nhƣ dấu hiệu ba chiều (ví dụ chai Cocacola
hay thanh socola Toblerone); dấu hiệu nghe thấy đƣợc (âm thanh) và dấu hiệu


16


khứu giác (mùi). Đây là xu hƣớng tất yếu của bảo hộ nhãn hiệu nhƣng cũng đề
tài gây nhiều tranh luận đói với các quốc gia chƣa mở rộng đăng ký nhãn hiệu
phi truyền thống nhƣ Việt Nam.
Trên thực tế, có rất nhiều các dấu hiệu khác biệt không nằm trong các dấu
hiệu đƣợc liệt kê và vẫn đƣợc đăng ký. Mặc dù không đƣợc quy định cụ thể
nhƣng dấu hiệu có thể bao gồm cả khẩu hiệu, âm thanh, mùi vị…Tuy nhiên, để
đƣợc đăng ký là nhãn hiệu, dấu hiệu phải đƣợc trình bày rõ ràng và chi tiết
(represented graphically). Mục đích của điều kiện này là nhằm chỉ ra nhãn hiệu
là gì. Hay nói cách khác, nhãn hiệu đƣợc nhận thức nhƣ thế nào. Một nhãn hiệu
có thể đƣợc nhận thức bởi một hay vài, thậm chí cả năm giác quan. Chẳng hạn
nhƣ nhãn hiệu mùi cỏ tƣơi mới cắt cho bóng tennis, tiếng nhạc chuông của hãng
điện thoại NOKIA, nhãn hiệu âm thanh là tiếng bíp bíp cho phƣơng tiện truyền
thanh ở Anh, nhãn hiệu là hình ảnh không gian ba chiều chai của
COCACOLA,…
Theo các định nghĩa này, dấu hiệu có thể sử dụng làm nhãn hiệu là những dấu
hiệu bất kỳ, miễn là dấu hiệu đó có khả năng phân biệt. Nhƣ vậy, về mặt lý luận,
các dấu hiệu thuộc dạng nhìn thấy đƣợc và thuộc dạng không thể nhìn thấy đƣợc
nhƣ âm thanh, mùi đều có thể trở thành nhãn hiệu. Tuy nhiên, việc thừa nhận
dấu hiệu thuộc dạng nào có thể sử dụng làm nhãn hiệu và sẽ đƣợc bảo hộ còn tùy
thuộc vào ý chí và điều kiện thực tiễn ở mỗi quốc gia. Phần lớn các quốc gia,
trong đó có Việt Nam, chỉ cho phép đăng kí bảo hộ nhãn hiệu với các dấu hiệu
nhìn thấy đƣợc dƣới dạng đồ họa (nhãn hiệu truyền thống), bởi các nhãn hiệu
thuộc dạng này mới có thể ghi đƣợc trong sổ danh bạ quốc gia, và công bố công
khai cho công chúng về việc đăng ký nhãn hiệu. Về vấn đề này, khoản 1 điều 15
Hiệp định TRIPS quy định: “Các thành viên có thể quy định rằng điều kiện để
được đăng ký là các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được”. Điều này làm
hạn chế góc độ tiếp cận của pháp luật nhãn hiệu đối với các đối tƣợng phát sinh
mới trong thời kỳ khoa học công nghệ phát triển nhƣ hiện nay.



17

Tóm lại, dù phạm vi nhãn hiệu đƣợc quy định trong mỗi hệ thống pháp luật là
khác nhau, tựu chung lại Nhãn hiệu đƣợc hiểu là những dấu hiệu có khả năng
phân biệt, đƣợc sử dụng nhằm phân biệt hàng hóa, dịch vụ do một doanh nghiệp
sản xuất hoặc cung cấp với hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp khác.
1.1.2. Đặc điểm của nhãn hiệu
Tuy có nhiều khái niệm về Nhãn hiệu, nhƣng từ các quy định đó có thể
nhận thấy nhãn hiệu có những đặc điểm chung nhƣ sau:
Thứ nhất, nhãn hiệu có đặc điểm quan trọng nhất là có khả năng phân biệt
hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của cá nhân,
tổ chức khác. Nhãn hiệu thể hiện thông tin, chức năng hay yếu tố độc đáo của
từng hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác nhau mà ngƣời tiêu dùng có thể dễ
dàng nhìn vào đó có thể nhận biết đƣơc nguồn gốc xuất phát của chúng với hàng
hóa, dịch vụ cùng loại của chủ thể khác. Vì vậy, có thể khẳng định đƣợc giá trị
thực sự của một nhãn hiệu thông qua khả năng phân biệt. Khả năng phân biệt là
yêu cầu quan trọng, đầu tiên để một nhãn hiệu thỏa mãn yêu cầu bảo hộ.
Đặc điểm phân biệt (distinctiveness) của nhãn hiệu có sự liên hệ trực tiếp
đến độ mạnh (strength) và phạm vi bảo hộ (scope of protection) của nhãn hiệu
(phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu đƣợc xác định một cách đầy đủ bằng mẫu nhãn
hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ đăng ký sử dụng nhãn hiệu). Tùy theo mức
độ phân biệt, nhãn hiệu đƣợc phân thành bốn (04) nhóm nhãn hiệu khác nhau,
đƣợc sắp xếp theo trình tự có mức độ phân biệt giảm dần, bao gồm: nhãn hiệu tự
tạo (coined mark), nhãn hiệu bất kỳ (arbitrary mark), nhãn hiệu có tính gợi nhớ
(suggestive mark) và nhãn hiệu có tính mô tả (descriptive mark). Các dấu hiệu
(chữ hay hình) không có khả năng phân biệt đƣợc gọi là các dấu hiệu “chung” và
không thể đăng ký dùng làm nhãn hiệu.
- Nhãn hiệu tự tạo: Nhãn hiệu tự tạo (Coined Mark) là loại nhãn hiệu có
mức độ phân biệt cao nhất trong số các loại nhãn hiệu, đƣợc tạo thành bởi các
dấu hiệu chữ hay hay dấu hiệu hình “tự tạo” (made-up word / design) không



×