Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

THỰC TRẠNG PHỐI HỢPCÁC lực LƯỢNG CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO dục kỹ NĂNG bảo vệ bản THÂN CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI ở các TRƯỜNG mầm NON HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.85 KB, 58 trang )

1

THỰC TRẠNG PHỐI HỢPCÁC LỰC LƯỢNG CỘNG
ĐỒNG TRONG GIÁO DỤC KỸ NĂNG BẢO VỆ BẢN
THÂN CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM
NON HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG


2

- Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu
- Về địa bàn nghiên cứu
- Về Trường Mầm non Đại Đồng và Trường mầm non Liên

a. Về Trường Mầm non Đại Đồng – Kiến Thụy – Hải
Phòng.
Trường Mầm non Đại Đồng nằm trên địa bàn thôn
Phong Cầu – Xã Đại Đồng – Huyện Kiến Thụy – Thành phố
Hải Phòng
Trường được thành lập năm 2000.Toàn trường có tổng
diện tích sử dụng là 5517m2 với 15 phòng học đúng quy cách
phục vụ ăn, ngủ, vui chơi, học tập của các cháu. Trường có
diện tích sân vườn rộng với nhiều cây xanh bóng mát, cây ăn
quả, khu vui chơi ngoài trời phong phú. Năm 2014, trường đã
đạt được danh hiệu “Trường chuẩn quốc gia mức độ 1”.
Hiện nay, trường có 15lớp với tổng số 525trẻ. Cụ thể:
+ 2 lớp nhà trẻ: 02trẻ
+ 3 lớp MG bé: 03trẻ


3



+ 3 lớp MG nhỡ:05 trẻ
+ 4 lớp MG lớn:05 trẻ
+ Tổng số cán bộ - giáo viên – nhân viên: 40 người.
Trường tiếp nhận và quản lý trẻ em từ 2 đến 5 tuổi. Tổ
chức nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ em theo Chương trình
chăm sóc giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành. Quản lý giáo viên, nhân viên và trẻ em. Quản lý sử
dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy
định của pháp luật. Chủ động kết hợp với các bậc cha mẹ
trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em; kết hợp với
các ban, ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội, y tế nhằm tuyên
truyền, phổ biến những kiến thức về khoa học nuôi dạy trẻ em
cho gia đình và cộng đồng. Giúp đỡ các cơ sở giáo dục mầm
non tư thục trong địa bàn. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền
hạn khác theo quy định của pháp luật.
Thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới với sự
hướng dẫn linh hoạt trong việc áp dụng hình thức tổ chức lấy
trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo
của trẻ. Thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Phát triển vận động
cho trẻ”, chuyên đề “ Vệ sinh dinh dưỡng”. Xây dựng hệ


4

thống khoa học đánh giá trẻ theo chuẩn PTTE 5 tuổi và tập
huấn 100% giáo viên sử dụng tốt bộ chuẩn trong công tác
giáo dục.
b. Về Trường Mầm non Liên Cơ -Thị Trấn Núi Đối Kiến Thụy - Hải Phòng
Trường mầm non Liên Cơ được thành lập năm 1987.

Nằm tại địa chỉ: Tiểu Khu Thọ Xuân – Thị Trấn Núi Đối –
Huyện Kiến Thụy – Thành phố Hải Phòng. Trong quá trình
xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã cố gắng đi lên
không ngừng cả vể mặt chất lượng và số lượng, khẳng định
được vị trí, tên tuổi của mình trong huyện với sự tin yêu của
các bậc cha mẹ học sinh.
Cơ cấu tổ chức, số lượng học sinh của trường
361trẻ/11lớp ( 2 lớp nhà trẻ, 2 lớp mẫu giáo bé, 3 lớp mẫu
giáo nhỡ và 4 lớp mẫu giáo lớn)
+ Lớp nhà trẻ: 50học sinh
+ Lớp Mẫu giáo bé: 77 học sinh
+ Lớp mẫu giáo nhỡ: 100học sinh
+ Lớp mẫu giáo lớn: 134học sinh


5

Số lượng CBGVNV là 36 người, 100% giáo viên có
trình độ chuẩn và trên chuẩn. 100% giáo viên các lớp đã biên
chế được phân bổ 2 cô/1 lớp giúp cho việc chăm sóc giáo dục
luôn khoa học, dễ dàng nên tạo điều kiện rất nhiều cho các cô
chuyên tâm vào công việc của mình.
Với diện tích rộng 2810m2, trường Mầm non Liên Cơ có
môi trường, cảnh quan với nhiều cây xanh luôn thoáng mát,
sạch đẹp và bầu không khí trong lành. Hệ thống sân vườn
được tiết kế xây dựng khoa học, hiện đại, hài hòa giữa thiên
nhiên và gần gũi với trẻ.
Hệ thống các phòng học và phòng chức năng đều đạt
chuẩn so với quy định, phù hợp với việc học tập, vui chơi,
thuận tiện cho lịch sinh hoạt một ngày của trẻ.

Hệ thống bếp ăn một chiều, thực đơn trong tuần đa dạng
các loại thực phẩm, không trùng lặp trong quá trình chế biến.
Với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, 100% các dụng cụ nấu
nướng có chất liệu bằng inox, có tủ hấp sấy nồi, bát, khăn cho
trẻ luôn đảm bảo vệ sinh, phòng bệnh và an toàn vệ sinh thực
phẩm trong khẩu phần chăm sóc.


6

Sự thay đổi đi lên của nhà trường còn được khẳng định ở
chất lượng giảng dạy qua các hội thi của ngành. Nhà trường
đã đạt được những thành tích nổi bật:
Năm 2008 đạt trường chuẩn quốc gia cấp độ 1, trường
tiên tiến cấp huyện trong nhiều năm liền. Nhà trường có 2
giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố. Năm học 2014 – 2015
trường Mầm non Liên Cơ là trường đầu tiên của huyện Kiến
Thụy tham gia đánh giá chất lượng kiểm định GDMN và đạt
chất lượng kiểm định cấp độ II.
-Về tổ dân xã Đại Đồng và tổ dân phố Thị Trấn Núi Đối
a. Về tổ dân xã Đại Đồng:
Xã Đại Đồng có tổng diện tích là 5.77km, tổng dân số
vào năm 1999 là 6139 người. Đến nay có 2095 hộ với 7150
nhân khẩu.
b. Về tổ dân phố Thị Trấn Núi Đối
Thị Trấn Núi Đối được thành lập vào năm 1987 theo
Quyết định 33C/HĐBT ngày 14/02/1987 của Hội đồng Bộ
trưởng, trên cơ sở một phần đất đai của 2 xã Thanh Sơn và
Minh Tân( nguyên trước đây là phố Thọ Xuân thuộc quyền



7

quản lý của xã Thanh Sơn). Tên của Thị Trấn được lấy theo
tên hai ngọn núi nằm ở trung tâm của huyện. Điều đặc biệt là
huyện Kiến Thụy đã tách nhập thay đổi tên nhiều lần suốt từ
thời Pháp thuộc đến nay nhưng Núi Đối luôn được chọn là
huyện lỵ của Phủ Kiến Thụy, huyện An Thụy, huyện Đồ Sơn
và ngày nay là huyện Kiến Thụy.
Với diện tích tự nhiên 1,12km, dân số 3.395 người, thị
trấn có quy mô khá nhỏ với 4 Tiểu khu: Cầu Đen, Thọ Xuân,
Cẩm Xuân và Hồ Sen. Thị Trấn nằm dọc theo hai bên bờ sông
Đa Độ. Có một con đường bắc ngang qua sông nối liền hai
phía của Thị Trấn, gọi là đường Tắc Giang.
Thị Trấn Núi Đối được xem như là một trong những Thị
Trấn có cảnh sắc thiên nhiên sơn thủy hữu tình đẹp nhất ngoại
thành Hải Phòng. Nơi đây nổi tiếng bởi có công viên Dương
Kinh, nằm bên sông Đa Độ.
Dân cư Thị Trấn Núi Đối là người bốn phương hội tụ,
đến nay có 1.215 hộ với 4.080 nhân khẩu. Công dân trên địa
bàn Thị Trấn phần đông là cán bộ, công nhân viên chức nhà
nước đang công tác và nghỉ hưu.


8

Tổ dân phố thị trấn Núi Đối đã làm rất tốt các nhiệm vụ
được giao. Một trong những nhiệm vụ quan trọng đó là triển
khai chương trình phổ cập trẻ 5 tuổi, thị trấn đã phối hợp cùng
với trường mầm non trên địa bàn và tổ dân phố triển khai tổng

hợp số liệu trẻ 5 tuổi đang ở độ tuổi đi học lớp Mẫu giáo lớn.
Đặc biệt, các bác tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố thị trấn Núi Đối
đều là những người nhiệt tình, tận tâm với công tác của thị
trấn, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ do cấp trên giao.
Thực hiện chương trình phổ cập trẻ 5 tuổi
Phòng GD &ĐT huyện Kiến Thụy đã chỉ đạo và triển
khai kịp thời việc thực hiện văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục
và Đào tạo. Cụ thể: Công văn số 257/TB-VPCP ngày
21/9/2010 của Văn phòng Chính Phủ thông báo kết luận của
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp triển khai
Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng
Chính phủ về Đề án Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em 5
tuổi giai đoạn 2010 – 2015, Nghị định số 20/2014/NĐ-CP
ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về phổ cập giáo
dục, xóa mù chữ.


9

Thực hiện điều tra, khảo sát, xác định số lượng trẻ em
trong độ tuổi trên địa bàn và các nhu cầu về giáo viên, cơ sở
vật chất theo mẫu của các Vụ, Cục thuộc Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã ban hành.
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phổ cập GDMN cho trẻ
em năm tuổi, phố hợp với các ban ngành, tổ chức đoàn thể và
cộng đồng cùng tham gia công tác phổ cập GDMN cho trẻ em
năm tuổi.
Số lượng trẻ MGL tại hai trường MN Đại Đồng và trường
MN Liên Cơ
Số lượng trẻ MGL tại hai trường MN Đại Đồng và MN Liên


Trường

Lớp

SL

Giới tính
Nam
S
L

Mầm non Đại
Đồng

%

Nữ
S
L

%

35

21 60, 14 40,
0
0

36


19 52, 17 47,
7
3


10

Mầm non Liên


5A4

38

24 63, 14 36,
1
9

37

16 43, 21 56,
2
8

37

17 45, 20
9


38

22 57, 16
8

33

18 54, 15
5

34

19 55, 15 44,
8
2

35

20 57, 15 42,
1
9

32

15 46, 17 53,
8
2

Nhìn chung các trẻ phát triển đồng đều so với những trẻ
cùng độ tuổi. Nhiều trẻ học tại trường và theo lên lớp mẫu

giáo lớn. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều trẻ mới vào trường, một
số trẻ mới đi học và một số trẻ chuyển từ nhóm lớp tư thục
sang, số học sinh lớp lớn mới tuyển sinh được chia đều vào
các lớp mẫu giáo lớn.


11

- Về khách thể nghiên cứu
-Mẫu khách thể nghiên cứu
Mẫu khách thể

SL

Giới tính
Nam

Phụ huynh

210

Giáo viên

16

Tổ dân phố

2

Hội phụ nữ


2

Nữ

SL

%

SL

%

95

45

115

55

16

100

1

50

2


100

1

50

- Chúng tôi tiến hành điều tra trên 210 phụ huynh, đa số
PH làm công nhân, buôn bán, nội trợ, một số ít phụ huynh còn
lại làm cơ quan nhà nước. Đa số các PH đều chưa có nhận
thức đúng và chưa thực sự quan tâm về giáo dục kỹ năng bảo
vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi.
- Đội ngũ giáo viên của hai trường mầm non đều có
nhiều năm kinh nghiệm chăm sóc – giáo dục lớp MGL từ 4 –
16 năm. Tổng số giáo viên dạy lớp MGL là 16 GV có trình
độ trên chuẩn ( Đại học).


12

- Cán bộ của hai tổ dân phố gồm 2 người, đều là những
người nhiều tuổi đã về hưu. Họ rất tích cực tham gia và triển
khai mọi hoạt động được giao ở tổ dân phố mà họ quản lý.
Tuy nhiên họ vẫn chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc giáo
dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi.
- Cán bộ của hai Hội phụ nữ gồm 2 người, họ đều hiệt
tình tận tâm với công việc.
Nhiều phụ huynh vì điều kiện kinh tế mà chưa cho con
đi học sớm. Trẻ được đến trường muộn hoặc thay đổi môi
trường học thì khả năng thích nghi, hiểu biết, tâm lý cũng sẽ

bị ảnh hưởng hơn.
Dựa trên tổng số trẻ của hai trường mầm non, tôi đã phát
210 phiếu hỏi dành cho phụ huynh và 16 phiếu hỏi dành cho
giáo viên, phỏng vấn đối với cán bộ tổ dân phố và hội phụ nữ.
Kết quả thu lại được là 210 phiếu hỏi của phụ huynh, 16 phiếu
hỏi của giáo viên và thu được phỏng vấn của cán bộ tổ dân
phố, hội phụ nữ.
- Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
- Tổ chức nghiên cứu


13

-.Tiến trình nghiên cứu
- Tháng 12/2017: Chỉnh sửa đề cương và viết cơ sở lý
luận.
- Từ tháng 01/2018 đến 02/2018: Hoàn thành cơ sở lý
luận
- Từ tháng 02/2018 đến 03/2018: Xây dựng và hoàn
chỉnh công cụ nghiên cứu và lấy số liệu
- Từ tháng 3/2018 đến 4/2018: Xử lý số liệu và viết kết
quả nghiên cứu thực trạng, kết luận, kiến nghị, hoàn thiện
luận văn và in ấn.
- Tháng 5/2018: Hoàn thiện khóa luận.
- Phương pháp khảo sát và tiêu chí đánh giá
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Thu
thập thông tin bằng cách thiết kế và gửi phiếu hỏi cho phụ
huynh, giáo viên MGL của hai trường mầm non Đại Đồng và
mầm non Liên Cơ.



14

Điều tra thăm dò: Điều tra thăm dò phụ huynh, giáo viên
bằng phiếu thăm dò ý kiến bao gồm các nội dung nhằm tìm
hiểu việc thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng bảo vệ bản
thân cho trẻ, vai trò phối hợp các LLCĐ, các hoạt động đã
thực hiện, thực trạng phối hợp các lực lượng cộng đồng, hiệu
quả của việc phối hợp. ( Nội dung phiếu điều tra: xem phụ lục
1,2).
Điều tra chính thức: Tiến hành điều tra việc giáo dục kỹ
năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi. Phiếu điều tra được
xây dựng trên cơ sở phân tích, tổng hợp kết quả điều tra ở
phiếu thăm dò cùng với những nghiên cứu về mặt lý luận.
Phiếu điều tra bao gồm 10 câu hỏi dành cho phụ huynh và 10
câu hỏi dành cho giáo viên.( Nội dung phiếu điều tra: xem
phụ lục 1,2).
Nội dung các câu hỏi được sắp xếp theo một logic nhất
định, đảm bảo cho khách thể một cách nhanh gọn, chính xác.
Chúng tôi xây dựng phiếu điều tra tập trung vào những
vấn đề sau:
Nhận thức về vai trò phối hợp các lực lượng cộng đồng
trong giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi.


15

Thực trạng thực hiện nội dung giáp dục kỹ năng bảo vệ
bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi.

Thực trạng phối hợp các lực lượng cộng đồng nhằm giáo
dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng cộng đồng trong
việc giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Hệ thống nội dung câu hỏi bao gồm:
Phiếu điều tra phụ huynh
Câu hỏi 1: Nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng
của việc giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Câu hỏi 2: Phụ huynh hiểu thế nào về giáo dục kỹ năng
bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Câu hỏi 3: Đánh giá của phụ huynh về mục đích giáo
dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Câu hỏi 4: Thực trạng mức độ thực hiện kỹ năng bảo vệ
bản thân của con các phụ huynh.
Câu hỏi 5: Nội dung thực hiện giáo dục kỹ năng bảo vệ bản
thân cho trẻ.


16

Câu hỏi 6: Các hoạt động giáo dục kỹ năng bảo vệ bản
thân cho trẻ.
Câu hỏi 7: Các hình thức phối hợp về việc giáo dục kỹ
năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Câu hỏi 8: Hiệu quả việc giáo dục kỹ năng bảo vệ bản
thân cho trẻ 5 – 6 tuổi theo đánh giá của phụ huynh.
Câu hỏi 9: Các lực lượng cộng đồng cần phối hợp trong
việc giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ.
Câu hỏi 10: Đánh giá của phụ huynh về hiệu quả phối hợp
với các lực lượng cộng đồng trong việc giáo dục kỹ năng bảo vệ

bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Phiếu điều tra giáo viên
Câu 1: Nhận thức của giáo viên về giáo dục kỹ năng bảo
vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Câu 2: Đánh giá của giáo viên về mục đích giáo dục kỹ
năng bảo vệ bản thân cho trẻ tại trường.
Câu 3: Những kỹ năng cần giáo dục bảo vệ bản thân cho
trẻ 5 – 6 tuổi theo đánh giá của giáo viên.


17

Câu 4: Các phương pháp giáo viên giáo dục kỹ năng bảo
vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Câu 5: Khó khăn của giáo viên trong việc giáo dục kỹ
năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Câu 6: Lựa chọn của giáo viên về hình thức thực hiện
giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi
Câu 7: Đánh giá của giáo viên về việc phối hợp các lực
lượng cộng đồng trong giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho
trẻ 5 – 6 tuổi.
Câu 8:Thực trạng mức độ thực hiện kỹ năng giáo dục
bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Câu 9: Đánh giá của giáo viên về sự quan tâm của phụ
huynh với việc giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 - 6
tuổi.
Câu 10: Hiệu quả của việc phối hợp các lực lượng cộng
đồng theo đánh giá của giáo viên.
- Phương pháp phỏng vấn



18

Thu thập thông tin thông qua trao đổi với cán bộ tổ dân
phố và hội phụ nữ, giúp ta hiểu rõ câu trả lời của họ, tìm hiểu
sâu vào các vấn đề phức tạp, phát hiện ra mâu thuẫn trong
phiếu hỏi. Người nghiên cứu có thể trực tiếp quan sát đối
tượng, kiểm tra độ chính xác bằng câu hỏi phụ, bổ sung và
kiểm chứng những thông tin đã thu thập từ phiếu điều tra.
(Mẫu phiếu phỏng vấn ở phụ lục 3).
- Phương pháp xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán
học.
Là việc sử dụng thống kê toán học để xác định xu
hướng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập được. Thông
qua sử dụng các phần mềm thống kê toán học trong đó chủ
yếu là công thức toán học thống kê để xử lý số liệu điều tra
khảo sát.
Mục đích: Xử lý, phân tích, số hóa, khái quát hóa và hệ
thống lại toàn bộ thông tin đã thu được, phục vụ cho đề tài
nghiên cứu.
Tiêu chí đánh giá:


19

- Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của phụ huynhvề tầm
quan trọng của giáo dục bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Câu hỏi được chia thành 3 mức độ lựa chọn:
Không cần thiết: 1 điểm
Bình thường: 2 điểm

Rất cần thiết: 3 điểm
Với điểm
X

X

tương ứng với các mức độ:

= 1,00 – 1,66: Không cần thiết
= 1,67 – 2,33: Bình thường
X

X

X

= 2,34 – 3,00: Rất cần thiết

càng cao, càng tiến gần về 3,00 thì cho thấy mức độ

nhận thức của phụ huynh càng cao và nược lại, càng giảm dần
về 1,00 thì càng thấp.
- Thực trạng phối hợpcác lực lượng cộng đồng trong giáo
dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổiở


20

các trường mầm non huyện Kiến Thụy, thành phố Hải
Phòng

- Nhận thức của giáo viên, phụ huynh về tầm quan trọng
của giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi ở
các trường mầm non huyện Kiến Thụy
Để khảo sát thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm
quan trọng của giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6
tuổi ở các trường mầm non huyện Kiến Thụy, chúng tôi đã
tiến hành thiết kế phiếu điều tra dành cho 16 giáo viên mầm
non và thu được kết quả (tính theo%) có 14 GV cho rằng ở
mức độ rất quan trọng, có 2 GV cho rằng ở mức độ quan
trọng.
Như vậy, hầu hết giáo viên mầm non đều cho rằng giáo
dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở
các trường mầm non huyện Kiến Thụy đóng vai trò rất quan
trọng đối với sự phát triển của trẻ. Và không có giáo viên nào
cho rằng, việc giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6
tuổi là không quan trọng, không cần thiết. Trong đó, các giáo
viên mầm non đều thống nhất rằng, “ Giáo dục kỹ năng bảo
vệ bản thân sẽ giúp trẻ có đủ những hiểu biết về những mối


21

nguy hiểm, những tình huống không an toàn và có thể tự bảo
vệ, đảm bảo an toàn cho bản thân trong những tình huống ấy,
nhất là khi không có người lớn bên cạnh”. Như vậy, ta thấy
rằng, các giáo viên mầm non đã có nhận thức đúng đắn về
tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho
trẻ 5 – 6 tuổi.
Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo
dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường

mầm non huyện Kiến Thụy

*Nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của việc
giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi
Để khảo sát thực trạng nhận thức của phụ huynh về tầm
quan trọng của giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6
tuổi ở các trường mầm non huyện Kiến Thụy, chúng tôi đã
tiến hành thiết kế phiếu điều tra dành cho 210 phụ huynh và
thu được kết quả (tính theo %) như sau:
Nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng
của giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho


22

trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non huyện
Kiến Thụy.
STT

Mức độ

Số lượng

Tỷ lệ

Thứ
bậc

1


Rất cần thiết

175

83,3

1

2

Bình thường

29

13,8

2

3

Không cần thiết

6

2,9

3

X


( n= 210,1< <3)
Số lượng PH là 210 người. Trong đó, 175 PH chiếm
83,3% cho rằng việc giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ
5 – 6 tuổi là rất cần thiết, 29 PH chiếm 13,8% cho rằng việc
giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5- 6 tuổi là bình
thường, 6 PH chiếm 2,9% cho rằng việc giáo dục kỹ năng bảo
vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi là không cần thiết.
Ta có thể thấy rõ nội dung rất cần thiết đạt điểm trung
bình khá cao là

X

= 2,8, như vậy phần lớn phụ huynh đều

thấy rằng việc giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6
tuổi là rất cần thiết.


23

Dựa vào thực tế hiện nay thì có hai quan điểm của các
PH có trẻ. Thứ nhất cho rằng không nhất thiết phải giáo dục
kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ, cứ để trẻ phát triển tự nhiên.
Điều này dễ làm cho trẻ thụ động, thiếu tự tin, khó ứng phó
với các tình huống xảy ra trong cuộc sống, nhất là trẻ chuẩn bị
sang môi trường học tập mới. Quan điểm thứ hai, việc giáo
dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi là rất cần thiết.
Và điều đáng mừng là phần lớn PH đều hiểu được sự cần thiết
của việc giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi.
- Mục đích giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6

tuổi ở các trường mầm non huyện Kiến Thụy
Để khảo sát thực trạng nhận thức của GV về mục đích
giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các
trường mầm non huyện Kiến Thụy, chúng tôi đã tiến hành
thiết kế phiếu điều tra dành cho 16 giáo viên mầm non và thu
được kết quả (tính theo %) như sau:
Mục đích giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kiến Thụy


24

Theo như biểu đồ trên, có 25% GV mầm non cho rằng
mục tiêu của giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6
tuổi ở các trường mầm non huyện Kiến Thụy là giúp trẻ có đủ
hiểu biết về những mối nguy hiểm, các tình huống không an
toàn quanh trẻ và cách xử lý để phòng tránh. Với ý kiến này
GV mầm non chú trọng việc cung cấp các kiến thức cho trẻ.
Trong các hoạt động giáo dục, GV mầm non chủ động lồng
ghép, đưa những kiến thức về đảm bảo an toàn để dạy trẻ, chủ
yếu ở hoạt động củng cố, giáo dục thái độ đúng đắn cho trẻ.
Cho trẻ làm quen với các tình huống nguy hiểm và giáo dục
trẻ cách phòng tránh trước những tình huống đó. Quan niệm
này của GV mầm non chưa đúng đắn vì những kiến thức ấy
trẻ có thể nhớ rất lâu, học thuộc lòng, nó chưa thành kỹ năng
để trẻ có thể tự mình xử lý khi gặp tình huống nguy hiểm
trong thực tế. Tuy nhiên, tỉ lệ giáo viên chọn ý kiến này chiếm
tỉ lệ không đáng kể.
Phần đông giáo viên mầm non có quan niệm đúng đắn
về mục đích giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6

tuổi (75%) là giúp trẻ có kiến thức, hiểu biết về những mối
nguy hiểm, những tình huống không an toàn xung quanh trẻ
và có khả năng xử lý những tình huống đó để đảm bảo sự an


25

toàn cho bản thân. Giáo viên mầm non đã khẳng định việc
vận dụng hiểu biết vào hoàn cảnh thực tế là cách tốt nhất để
rèn luyện kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ.
- Nội dung giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6
tuổi ở các trường mầm non huyện Kiến Thụy
*Nội dung đã thực hiện trong trường mầm non nhằm
giáo dục bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi:
Để khảo sát thực trạng các nội dung giáo dục kỹ năng tự
bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non
huyện Kiến Thụy, chúng tôi đã tiến hành thiết kế phiếu điều
tra dành cho 16 GV mầm non và thu được kết quả theo bảng
sau:


×