BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
THỰC TẬP GIÁO TRÌNH
CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI HUYỆN PHÚ QUỐC TỈNH
KIÊN GIANG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
GS.TS. Võ Quang Minh
PGS.TS. Phạm Thanh Vũ
Học viên thực hiện:
Nguyễn Duy Thảo
Trần Thị Ngọc Diệu
Nguyễn Thị Màu
NỘI DUNG
1. Đặt vấn đề
2. Mục tiêu & Phương pháp nghiên cứu
3. Công tác Quản lý đất đai huyện Phú Quốc trong
năm 2018
4. Những khó khăn trong công tác Quản lý đất đai
tại huyện Phú Quốc tỉnh Kiên Giang
5. Giải pháp khắc phục khó khăn
6. Kết luận & Kiến nghị
1. Đặt vấn đề
- Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu
sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông- lâm nghiệp, là
một trong những nguồn lực quan trọng cho chiến lược
phát triển nền nông nghiệp quốc gia nói riêng cũng như
chiến lược phát triển nền kinh tế nói chung; là môi
trường sống, là cơ sở tiến hành mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh.
1. Đặt vấn đề
Trong những năm qua công tác quản lý nhà nước về đất
đai, tiếp nhận xử lý và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của
công dân về đất đai đã được tổ chức thực hiện theo quy định
của pháp luật, công tác quản lý đất đai từng bước đi vào nề nếp.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu kém như: công tác quản lý
đất đai ở một số nơi bị buông lỏng quy hoạch treo, chậm thực
hiện quy hoạch, quy hoạch không đồng bộ, tính khả thi chưa
cao, không ổn định; công tác giải phóng mặt bằng vẫn còn có
nhiều trường hợp thiếu công khai, dân chủ; tình trạng sử dụng
đất công lãng phí, chuyển đổi mục đích sử dụng trái phép, xây
dựng trái phép... vẫn còn diễn ra;
1. Đặt vấn đề
- Phú Quốc là hòn
đảo du lịch lớn nhất Việt
Nam, thuộc huyện Phú
Quốc, tỉnh Kiên Giang. Từ
lâu, Phú Quốc đã nổi tiếng
với du khách trong và ngoài
nước được mệnh danh là
hòn đảo ngọc trên vùng
biển Tây Nam của Tổ quốc.
1. Đặt vấn đề
Để nắm rõ hơn công tác quản lý nhà nước về đất đai ở
huyện Phú Quốc nên chuyến đi thực tế đến Huyện đảo
Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang thực tập giáo trình là
chương trình để tạo cơ hội cho học viên tiếp cận với
điều kiện thực tế nhằm giúp học viên củng cố kiến thức
đã học và trao dồi kỹ năng khi đến tìm hiểu, trao đổi và
học tập các vấn đề chuyên môn về công tác Quản lý đất
đai.
2. Mục tiêu & Phương pháp nghiên cứu
- Mục tiêu: Tìm hiểu công tác Quản lý Đất đai
vùng Hải Đảo Phú Phú Quốc (về cách thức quản lý và sử
dụng tài nguyên đất đai, chính sách đất đai ở các vùng
miền khác nhau, cách quản lý đô thị và đất đai vùng biển
đảo, các ứng dụng công nghệ mới trong quản lý đất đai).
- Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở quan sát
thực tế và tham gia các buổi báo cáo trình bài của cán bộ
tại các phòng chức năng, từ đó tổng hợp thông tin.
3. Công tác Quản lý đất đai huyện Phú
Quốc trong năm 2018
3.1. Lĩnh vực đất đai
- Hoàn thành công tác lập quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2018, đang
lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2019. Thực hiện hoàn
thành công tác thống kê đất đai năm 2017.
- Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất đã cơ bản hoàn thành. Trong năm đã trình phê duyệt
352 thửa đất cấp GCNQSD đất lần đầu với diện tích
73,63ha; thực hiện giao đất tái định cư và cấp GCNQSD
đất 17 thửa diện tích 0,26 ha.
3.1. Lĩnh vực đất đai
- Đối với hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất, năm 2018
đã giải quyết được 788 thửa đất với diện tích 13,57 ha.
- Trong công tác thẩm định phương án, đã tổ chức thẩm
định 29 phương án bổ sung; thẩm định ngoại nghiệp 10
phương án; đã hoàn, trình UBND huyện phê duyệt 25 phương
án;
- Tham mưu trình UBND huyện ban hành được 664
thông báo thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân với tổng diện
tích thu hồi 138,46 ha,
3.1. Lĩnh vực đất đai
- Công tác tiếp dân được Phòng duy trì thường xuyên
và có nề nếp, trong năm đã tiếp được 200 lượt đến liên hệ.
- Trong công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất
đai. Đã tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện giải quyết
được 02/02 đơn tranh chấp và 154/188 đơn khiếu nại đạt
82%.
- Công tác trả lời công văn cho tổ chức, cá nhân trong
năm 2018 tăng đột biến, với 778 công văn Phòng tiếp nhận
(tăng 75%), trong đó có hơn 30% công văn phải thực hiện
công tác thẩm tra, xác minh tương tự quy trình giải quyết
đơn khiếu nại, tranh chấp.
3.2. Lĩnh vực môi trường
Trong năm 2018, phòng tài nguyên và môi trường đã xác nhận 42 hồ sơ đăng ký
kế hoạch bảo vệ môi trường, 14 hồ sơ đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản và 18
trường hợp thông báo chưa xác nhận hồ sơ đăng ký.
Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo, ngày Môi trường thế
giới; tham gia tổ chức các hoạt động trong dự án “Phú Quốc không rác thải nhựa”…
3.3. Lĩnh vực tài nguyên khoáng sản
Trong năm 2018 đã tổ chức và phối hợp với các
ban ngành, UBND các xã, thị trấn kiểm tra việc chấp
hành các quy định của pháp luật trong hoạt động khai
thác, vận chuyển khoáng sản đối với 23 tổ chức, cá
nhân trên địa bàn huyện, trong đó xử lý vi phạm hành
chính 06 trường hợp với tổng số tiền phạt 154.000.000
đồng.
3.4. Lĩnh vực tài nguyên nước
Trong năm, phòng đã tham gia thẩm định 11 hồ
sơ cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, 06 hồ so
cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất, 01 báo
cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất;
11 hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Phòng đã tập huấn về việc tính tiền cấp quyền
khai thác nước tại UBND huyện Phú Quốc, đồng thời
thông báo, nhắc nhở 104 cơ sở sản xuất kinh doanh trên
địa bàn huyện thực hiện đóng phí bảo vệ môi trường đối
với nước thải công nghiêp theo quy định.
3.5. Lĩnh vực biển và hải đảo
Thực hiện công tác tuyên truyền trong lĩnh vực
biển và hải đảo, phòng tiếp tục bảo trì các pa nô tuyên
truyền về biển và hải đảo trên địa bàn huyện để đảm bảo
hiệu quả tuyền truyền; tổ chức bàn giao mặt bằng dự án
đóng cọc báo hiệu khoanh vùng bảo vệ vùng lỏi thảm cỏ
biển; tham gia 02 lớp tập huấn về “Xác định vị trí mặt
nước triều cao nhất trung bình và thấp nhất trung bình
nhiều năm trên bản đồ” ….
3.5. Lĩnh vực biển và hải đảo
4. Những khó khăn trong công tác Quản lý
đất đai tại huyện Phú Quốc tỉnh Kiên Giang
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
và chuyển mục đích sử dụng đất còn chậm, hồ sơ đất
đai tồn đọng và trễ hẹn còn nhiều; việc thực hiện các
quyền của người sử dụng đất bị hạn chế. Nguyên nhân
do phải bổ sung thủ tục ký giáp ranh tứ cận cho các hộ
dân lân cận và chờ UBND xã, thị trấn xác nhận hộ gia
đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy
định;
4. Những khó khăn trong công tác Quản lý
đất đai tại huyện Phú Quốc tỉnh Kiên Giang
- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn
sai sót, phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, đặc biệt là
khiếu nại bồi thường về quyền sử dụng đất, hoa màu,
vật kiến trúc, giá bồi thường và chậm trễ trong việc bố
trí tái định cư gây bức xúc cho nhân dân.
- Số lượng công văn yêu cầu trả lời của tổ chức,
cá nhân còn tồn đọng nhiều.
- Công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp chưa
đảm bảo thời gian theo quy định.
4. Những khó khăn trong công tác Quản lý
đất đai tại huyện Phú Quốc tỉnh Kiên Giang
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài
nguyên và môi trường, cũng như công tác kiểm tra của
ngành hoạt động chưa có trọng tâm, trọng điểm, hiệu
quả chưa cao.
- Việc quản lý trong lĩnh vực tài nguyên nước,
khoáng sản chưa hiệu quả, còn gặp nhiều khó khăn do
tình trạng khoan giếng trái phép (chủ yếu là hộ gia đình)
còn diễn ra, công tác kiểm tra việc chấp hành về tài
nguyên nước chưa được thường xuyên;
4. Những khó khăn trong công tác Quản lý đất
đai tại huyện Phú Quốc tỉnh Kiên Giang
- Việc triển khai thu phí bảo vệ môi trường đối
với nước thải công nghiệp còn chậm; một số thủ tục
quản lý tài nguyên nước vẫn chưa được triển khai thực
hiện theo quy định do hệ thống cấp nước thải tại địa
phương chưa ổn định và đồng bộ; thiếu kinh phí và
nguồn nhân lực để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ công
tác.
5. Giải pháp khắc phục khó khăn
- Đổi mới công tác tuyên truyền và nâng cao nhận
thức của cộng đồng đối với việc khai thác, sử dụng tài
nguyên và bảo vệ môi trường.
- Rà soát, xử lý những tổ chức, cá nhân được giao
đất, cho thuê đất để xảy ra tình trạng lấn chiếm, sử dụng
đất không đúng mục đích, chậm đưa đất vào khai thác;
- Rà soát lại diện tích đất rừng sau khi điều chỉnh
quy hoạch do Ủy ban Nhân dân cấp xã quản lý để quản
lý chặt chẽ hoặc trình cấp có thẩm quyền giao đất, cho
thuê đất theo quy định của pháp luật.
5. Giải pháp khắc phục khó khăn
- Tăng cường quản lý đất đai, tài nguyên khoáng
sản, môi trường trên đảo đi vào nề nếp, ổn định để phát
triển kinh tế-xã hội của huyện.
- Tập trung đẩy nhanh công tác bồi thường, giải
phóng mặt bằng đảm bảo đúng tiến độ, khắc phục các sai
sót trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
- Hoàn chỉnh đo đạc bản đồ địa chính và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân đối với diện
tích đất rừng đã đưa ra khỏi quy hoạch theo Quyết định số
633/QĐ-TTg ngày 11/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Giải pháp khắc phục khó khăn
- Tăng cường công tác quản lý môi trường, triển
khai thực hiện tốt công tác thẩm định kế hoạch bảo vệ
môi trường, đề án bảo vệ môi trường. Xử lý triệt để các
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường
đang bức xúc trong nhân dân.
6. Kết luận và Kiến nghị
* KẾT LUẬN
- Mặc dù công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện
Phú Quốc cò gặp nhiều khó khăn, còn tìm ẩn những diễn
biến phức tạp, nhưng tình hình an ninh trật tự, đất đai, xây
dựng trên địa bàn huyện Phú Quốc hiện nay cơ bản ổn
định, thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước những lĩnh
vực này;
- Giải quyết, chấn chỉnh, xử lý hiệu quả các hành vi
vi phạm an ninh trật tự, đất đai, xây dựng trên đảo đúng
quy trình, quy định của pháp luật sẽ được nhân dân đồng
thuận ủng hộ.
6. Kết luận và Kiến nghị
*KIẾN NGHỊ
- Kiến nghị lãnh đạo huyện Phú Quốc tiếp tục triển
khai thực hiện quyết liệt và quản lý, kiểm soát chặt chẽ về
đất đai, xây dựng, khoáng sản, an ninh trật tự đô thị trên
đảo, thực hiện hiệu quả các quy hoạch phát triển đảo đã
được phê duyệt;
- tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai
thực hiện dự án theo kế hoạch và đặc biệt cần quan tâm
công tác bảo vệ môi trường, là hạn chế chặt phá cây xanh
để xây dựng Phú Quốc là một điểm đến lý tưởng trên thế
giới.
CHÂN THÀNH CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ
QUAN TÂM THEO DÕI !