Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn tự nhiên xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.44 KB, 11 trang )

A.

\PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lí do chọn đề tài.
Tự nhiên và Xã hội là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ
bản ban đầu về các sự việc hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và trong các mối
quan hệ của con người, sảy ra xung quanh các em. Bên cạnh các môn học chính
như Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội trang bị cho các em những kiến thức cơ
bản của bậc học , góp phần bồi dưỡng nhân cách toàn diện cho trẻ.
Hòa cùng với công cuộc đổi mới mạnh mẽ về phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học trên toàn ngành, môn Tự nhiên xã hội cũng có những bước chuyển mình,
từng bước vận dụng thay đổi linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm tích cực
hóa các hoạt động của học sinh, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh
trong quá trình lĩnh hội tri thức.
Phương pháp quan sát là phương pháp đặc trưng, thường được sử dụng khi dạy
học môn Tự nhiên xã hội và đặc biệt là đối với học sinh ở giai đoạn 1. Học sinh
quan sát chủ yếu là để nhận biết hình dạng, đặc điểm bên ngoài của sự vật hiện
tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên, trong cuộc sống. Khi được sử dụng
các giác quan tiếp cận trực tiếp với sự vật, hiện tượng ( sờ mó, ngửi, nếm, mổ xẻ,
nhìn, nghe...) để lĩnh hội tri thức học sinh sẽ thích thú hơn trong học tập.
Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng các phương pháp quan sát trong dạy học
môn Tự nhiên và Xã hội vẫn chưa thực hiện một cách đúng mức. Việc dạy học
chỉ diễn ra khô khan, cứng nhắc, mang tính chất đối phó cho đầy đủ chương
trình. Học sinh, phụ huynh và thậm chí cả giáo viên vẫn luôn cho là môn phụ nên
không chuyên tâm để ý, hay bị cắt giảm thời lượng để dành thời gian cho hai môn
học chính: Toán và Tiếng Việt vốn có lượng kiến thức nhiều. Chính vì thế, khi
dạy học giáo viên sử dụng phương pháp quan sát chưa linh hoạt, thành thạo, còn
Page 1



học sinh thì lúng túng khi quan sát, chưa thực sự chủ động trong chiếm lĩnh tri
thức. Vì vậy các em chưa hứng thú với việc học môn Tự nhiên và Xã hội.
Vấn đề cần giải quyết là giáo viên cần có ý thức và sử dụng phương pháp quan
sát một cách hiệu quả trong dạy học Tự nhiên và Xã hội.
B.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. Cơ sở lý luật.
1.

Cơ sở tâm lý học:
- ë lứa tuổi Tiểu học cơ thể của trẻ đang trong thời kỳ phát triển vì thế sức dẻo
dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ mệt
mỏi nhất là khi hoạt động quá lâu và ở phòng học nhỏ thấp.
- Học sinh Tiểu học dễ nhớ nhưng cũng chóng quên nhất là khi các em không
tập trung cao độ. Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thú trong học tập và
phải thường xuyên được luyện tập.
- Học sinh Tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện tượng
nào đố nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh.
- Trẻ hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới song các em
chóng chán. Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học,
đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thực hành ... để củng cố khắc
sâu kiến thức.

2. Nhu cầu về đổi mới phương pháp dạy học :
Học sinh Tiểu học có trí thông minh khá nhạy bén sắc sảo, có óc tưởng
tượng phong phú. Đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy nhưng rất dễ bị phân
tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng, quá tài. Chính vì thế nội dung chương trình,
phương pháp giảng dạy, hình thức chuyển tải, truyền đạt làm thế nào cho phù hợp

với tâm sinh lý lứa tuổi là điều không thể xem nhẹ. Đặc biệt đối với học sinh lớp
2, lớp mà các em vừa mới vượt qua những mới mẻ ban đầu chuyển từ hoạt động
Page 2


vui chơi sang hoạt động học tập là chủ đạo. Như vậy nói về cách học, về yêu cầu
học thì trẻ lớp 1 gặp phải một sự thay đổi đột ngột mà đến cuối năm lớp 1 và sang
lớp 2 các em mới quen dần với cách học đó. Do vậy giờ học sẽ trở nên nặng nề,
không duy trì được khả năng chú ý của các em nếu các em chỉ có nghe và làm theo.
Muốn giờ học có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp
dạy học tức là kiểu dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm” hướng tập trung vào
học sinh, trên cơ sở hoạt động của các em. Kiểu dạy này người giáo viên là người
định hướng, tổ chức ra những tình huống học tập nó kích thích óc tò mò và tư duy
độc lập. Muốn các em học được thì trước hết giáo viên phải nắm chắc nội dung của
mỗi bài và lựa chọn, vận dụng các phương pháp sao cho phù hợp, bài nào thì sử
dụng các phương pháp quan sát trực quan, thuyết trình, trò chơi ...hoặc hoạt động
nào thì sử dụng phương pháp giảng giải, kiểm tra, thí nghiệm ... nhưng phải chú ý
đến đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học.
Học sinh Tiểu học không thể ngồi quá lâu trong giờ học cũng như làm một việc
gì đố nhiều thời gian vì thề giáo viên có thể thay đổi hoạt động học của các em
trong giờ học như: cho các em thảo luận, làm bài tập hoặc thông qua trò chơi. Có
như vậy mới gây được hứng thú học tập và khắc sâu được bài học.
Tuy nhiên không có phương pháp dạy học nào là tối ưu. Vì vậy, giáo viên cần
phải biết phối hợp các phương pháp một cách nhuần nhuyễn , linh hoạt. Để làm
được điều đó, giáo viên mới mong tổ chức tiết dạy thành công.
Học sinh lớp 2 vừa bước qua giai đoạn ban đầu của bậc tiểu học: Giai đoạn tiếp
cận với những kiến thức hết sức sơ giản chủ yếu được giáo viên cung cấp qua
trực quan sinh động. Học sinh lớp 2 bắt đầu biết chuyển từ trực quan sinh động
đến những phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức ở dạng tư duy trừu tượng. Tuy
nhiên, học sinh lớp 2 vẫn còn quan sát sự vật hiện tượng dưới dạng tổng thể, đơn

giản. Năng lực suy luận của các em còn kém, trong khi đó lượng kiến thức truyền
đạt thì nhiều và ẩn dưới dạng tranh vẽ, yêu cầu và bài học đóng khung rất khô
Page 3


cứng. Nếu không khai thác phù hợp thì rất dễ dẫn đến việc học sinh chán học
môn Tự nhiên xã hội. Để thực hiện tốt mục tiêu của môn học giáo viên cần phải
cập nhật, cũng như đổi mới phương pháp dạy học để giúp học sinh phát huy tốt
tính tích cực trong học tập và luôn chủ động trong tất cả các hoạt động học tập.
Giúp học sinh hoạt động nhiều đi theo đúng các con đường mà các nhà khoa học
đã đi tìm ra kiến thức đó. Từ đó cho học sinh hứng thú hơn với việc học tập môn
Tự nhiên và Xã hội này.

II. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp quan sát
trong dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 2.
1.

Nhìn nhận lại về tầm quan trọng của môn học Tự nhiên và Xã hội.
Tự nhiên và Xã hội là môn học cung cấp, trang bị cho học sinh những kiến
thức ban đầu, cơ bản trong cuộc sống hàng ngày xảy ra xung quanh các em. Vì
thế học sinh đã có vốn sống và hiểu biết ban đầu về Tự nhiên và Xã hội. Đây là
điều kiện thuận lợi để học tập tốt môn này. Nhưng đồng thời nó cũng cho rằng
những điều đó biết rồi thì không cần học. Để có nhận thức đúng đắn về tầm quan
trọng của môn Tự nhiên và Xã hội thì cán bộ quản lí phải cần tổ chức đợt chuyên
đề, thường xuyên nhắc nhở trong các buổi sinh hoạt chuyên môn làm cho giáo
viên nắm được những hiểu biết ban đầu của học sinh về cuộc sống và xung quanh
em chỉ là những hiểu biết tản mạn, chưa mamg tính bản chất mà chỉ mới nằm ở
hình thức. Tồn tại ở bên ngoài sự vật hiện tượng. Việc học Tự nhiên và Xã hội
giúp học sinh tiếp cận với thế giới xung quanh bằng những phương pháp khoa
học, phù hợp với trình độ của các em.

Khi đã nhận thức được tầm quan trọng của môn Tự nhiên và Xã hội thì giáo viên
cần trau dồi phương pháp dạy học môn học sao cho hiệu quả nhất. Mà phương
pháp đặc trưng của môn học là phương pháp quan sát. Giáo viên cần sử dụng tốt
phương pháp này.
Page 4


2.

Giáo viên cần rèn luyện các kỹ năng hướng dẫn học sinh quan sát.
Để sử dụng phương pháp quan sát có hiệu quả thì giáo viên cần rèn luyện
cho mình kỹ năng phục vụ cho tổ chức quan sát. Việc phối hợp thực hiện linh
hoạt các kĩ năng hướng dẫn quan sát sẽ đem lại kết quả cao cho việc học môn Tự
nhiên và Xã hội. Các kĩ năng hướng dẫn quan sát bao gồm:

2.1.

Kĩ năng xác định tình huống sử dụng.
Giáo viên cần biết khi nào thì sử dụng phương pháp quan sát. Việc xác định được
tình huống sử dụng phương pháp quan sát làm cho bài dạy hiệu quả hơn. Giáo
viên nên sử dụng để khai thác kiến thức từ sự vật hiện tượng và sử dụng vào thời
gian đầu của tiết học để tạo hứng thú làm việc của học sinh.
VD: Bài Cây quýt, cây mít.
Trong phần khai thác kiến thức mới, giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát để
tìm hiểu những đặc điểm của thân, lá, mùi vị, màu sắc có gì đặc biệt. Sau khi khai
thác kiến thức cần đạt thì giáo viên sử dụng đến phương pháp hỏi đáp, giảng giải.

2.2.

Kĩ năng lựa chọn đối tượng quan sát.

Giáo viên cần xác định lượng kiến thức cần đạt. Từ đó xác định được đối tượng
để khai thác lượng kiến thức đó. Đối tượng quan sát có thể là các hiện tượng diễn
ra trong cuộc sống hàng ngày như: Tranh ảnh, mô hình,....nên tối đa lựa chọn vật
thật cho học sinh quan sát. Vì quan sát vật thật giúp cho học sinh tri giác trực tiếp
vận dụng được nhiều giác quan trong quan sát, giúp cho tiết học sinh động hơn.
Khi không có điều kiện tiếp xúc với vật thật thì mới sử dụng mô hình, tranh ảnh.
VD: Khi dạy bài Cây lúa, cây ngô.
Mà trường học nằm ở nông thôn thì không nên lựa chọn tranh ảnh mà nên sử
dụng chính cây lúa, cây ngô thật để cho học sinh khai thác kiến thức cần chiếm
lĩnh một cách sinh động, dễ nhớ nhất. Còn đối với trường học nằm ở thành phố
thì mới sử dụng tranh ảnh, mô hình, vì ở thành phố khó tìm được cây lúa, cây ngô
thực hiện để học sinh làm việc.
Page 5


Trong nhiều trường hợp, giáo viên phối hợp cả vật thật và tranh ảnh, mô hình để
quan sát. Vì tranh ảnh và mô hình thể hiện được sự vật, hiện tượng ở trạng thái
tĩnh và có sự khái quát cao.
VD: Bài Khớp xương.
Cần thiết sử dụng cả vật thật là cơ thể học sinh để xác định các vị trí khớp xương
trong cơ thể người, đồng thời sử dụng tranh khớp xương để thấy được sự sắp xếp
của các ống xương tạo ra các khớp xương.
Ngoài việc phải biết xác định là cần phải quan sát cái gì giáo viên còn phải biết
lựa chọn đồ dùng quan sát sao cho phù hợp.
+ Đồ dùng đưa vào quan sát phải kích thích được hứng thú học tập, phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
+ Đồ dùng quan sát đảm bảo khoa học, sư phạm, kích thước vừa phải.
+ Đồ dùng đưa ra đúng lúc, đúng chỗ. Nếu như đã khai thác được kiến thức thì
nên cất đồ dùng, nếu để đồ dùng lâu sẽ làm cho học sinh quan sát tản mạn các
yếu tố không cần thiết và xao nhãng các hoạt động học tập kế tiếp.

VD: Khi dạy bài Trật tự kỷ luật ở trường.
Giáo viên cần chọn tranh ảnh thể hiện được nội quy của nhà trường. Đặc biệt
không nên đưa ra các tranh ảnh mang nội dung không đảm bảo kỉ luật ở trường
như: Học sinh ăn quà vặt, đánh nhau...tranh ảnh đó se phản tác dụng giáo dục của
giáo viên đối với học sinh suốt cả quá trình phía trước đó.
2.3.

Kĩ năng xác định mục đích quan sát.

Trong một bài học, không phải mọi kiến thức cần cung cấp cho học sinh đều được
rút ra từ quan sát, vì vậy khi đã chuẩn bị được đối tượng cho học sinh quan sát,
giáo viên phải xác định cho học sinh quan sát phải đạt được mục đích nào. Từ đó
hướng học sinh quan sát vào bộ phận, đặc điểm của đối tượng quan sát nhất định
chứ không quan sát lan man.
VD: Bài Cây bạc hà, cây ngải cứu.
Page 6


Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát cây bạc hà,cây ngải cứu trên sân trường,
giáo viên cần xác định được các kiến thức cần rút ra, cần đạt được khi quan sát cây.
Nhận biết được hình dáng, đặc điểm của hai cây đó đều là cây thuốc. Từ việc xác
định mục tiêu cần đạt giáo viên cần tổ chức cho học sinh quan sát thân, lá, màu
sắc. Đặc biệt là phải cho học sinh sử dụng vị giác, khứu giác để nhận biết ra mùi vị
của cây bạc hà, cây ngải cứu. Từ đó cho học sinh nhận biết được hai loại cây này là
cây thuốc, phân biệt với loại cây ăn quả ( cây mít, cây quýt ), cây lương thực ( cây
lúa, cây ngô, cây đậu tương ). Học ở bài trước. Giáo viên cần theo dõi, hướng dẫn
học sinh quan sát để khai thác được kiến thức cần đạt trong bài chứ không để học
sinh quan sát những yếu tố không bộc lộ được kiến thức trọng tâm như: Rễ cây
ngắn hay dài, lá dày hay mỏng, cành này ngắn, cành kia dài.
2.4.


Kĩ năng tổ chức cho học sinh quan sát

Để tổ chức cho học sinh quan sát thật tốt, thật hiệu quả thì giáo viên cần có kĩ năng
tổ chức và hướng dẫn quan sát khéo léo, nhẹ nhàng, linh hoạt.
Căn cứ vào lượng đồ dùng có được, giáo viên lựa chọn hình thức tổ chức dạy học
phù hợp, nếu có đồ dùng đảm bảo 1 đồ dùng/ 1 học sinh thì tổ chức dạy học cá
nhân. Nếu đồ dùng có ít thì tổ chức dạy nhóm. Các nhóm có thể cùng quan sát một
đối tượng để giải quyết chung một nhiệm vụ học tập hoặc mỗi nhóm có thể quan
sát nhiều đối tượng quan sát khác nhau và giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Khi quan sát, giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh được sử dụng nhiều giác
quan để phán đoán, cảm nhận sự vật hiện tượng ( mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi
ngửi ) từ đó gây hứng thú học tập cho học sinh làm việc với đối tượng để rút ra
kiến thức cần chiếm lĩnh.
Giáo viên cần tổ chức cho học sinh bắt đầu quan sát toàn thể rồi mới
đi đến bộ phận chi tiết, từ bên ngoài rồi mới đi vào bên trong trước khi đi
đến những nhận xét tổng quát về sự vật, hiện tượng đã biết để tìm ra những
điểm giống nhau hoặc khác nhau.
Page 7


Nếu tổ chức theo nhóm học sinh, giáo viên nên cho các em phát biểu
kết quả quan sát trong nhóm hoặc cử một bạn ghi lại những quan sát của
nhóm. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của từng nhóm, cả lớp
nghe. So sánh, phân tích, xử lý để đi đến kết luận chúng nhằm đạt được mục
đích của bài tập quan sát đã đặt ra.
VD: Khi dạy bài Mặt trời giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát mặt trời
cá nhân với hệ thống câu hỏi để hướng học sinh quan sát đúng mục đích cần
đạt như:
Trước hết là sử dụng các câu hỏi hướng dẫn tổng quat. Những câu hỏi

này nhằm tái hiện lại những hiểu biết sẵn có của học sinh trước khi khai thác
kiến thức của bài.
+ Hằng ngày em được nhìn thấy mặt trời vào lúc nào, ở đâu?
+ Khi thấy mặt trời lên em thấy cảnh vật xung quanh như thế nào?
+ Khi mặt trời lặn mà không thấy ánh sáng điện thì em thấy cảnh vật
xung quanh như thế nào?
Sau đó giáo viên cho các em quan sát mặt trời từ hình thức đến nội dung với
các câu hỏi chi tiết:
+ Mặt trời có hình gì?
+ Ánh sáng mặt trời có tác dụng gì?
+ Quần áo phơi ngoài nắng thì sẽ như thế nào?
+ Tại sao lúc nắng to em không nhìn thẳng vào mặt trời?
+ Khi đi ngoài trời nắng, em cần phải làm gì để chống nắng?
Dựa vào kết quả quan sát vừa thu gom được và kết hợp với vốn hiểu biết sẵn
có, giáo viên cho học sinh so sánh mặt trời với mặt trăng để khác sâu kiến
thức và chiếm lĩnh được.
Qua ví dụ trên có thể rút ra, việc giáo viên sử dụng đúng câu hỏi nhằm
hướng dẫn học sinh tập trung chú ý vào đối tượng quan sát và việc yêu cầu
Page 8


các em phải huy động giác quan để tri giác đối tượng đó rồi rút ra nhận xét
và kết luận. Vì vậy để sử dụng phương pháp quan sát trong dạy học Tự
nhiên và Xã hội lớp 2 nói riêng và toàn bậc tiểu học hiệu quả thì giáo viên
cần thiết phải rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi.
Trong quá trình này học sinh cần rèn luyện các kỹ năng nghe và hiểu các
yêu cầu của giáo viên đề ra cho việc quan sát ghi nhớ. Tái hiện lại những tri
thức thu được. Giáo viên thường xuyên tổ chức cho học sinh quan sát
thường hình thành cho các em kỹ năng nghe lệnh, hiểu lệnh khi học tập một
cách nhanh chóng và thuần thục.

2.5.

Kĩ năng đặt câu hỏi, soạn thảo phiếu học tập.

Khi giáo viên tiến hành soạn thảo câu hỏi, phiếu học tập cần đảm bảo:
-

Yêu cầu nêu lên trong câu hỏi, trong phiếu học tập phải được diễn đạt một

-

cách chặt chẽ, rõ ràng, rành mạch, dễ hiểu và chính xác.
Nội dung câu hỏi và phiếu bài tập phải phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp

-

với trình độ học sinh.
Câu hỏi phiếu học tập cần phải đa dạng về nội dung và hình thức thể hiện.
Về nội dung nên sử dụng nhiều loại câu hỏi trắc nghiệm để hình thức hỏi
phong phú gây hứng thú học tập cho học sinh. Đồng thời kết hợp một số câu

-

hỏi mở để kích thích được suy nghĩ động não của học sinh.
Về hình thức: Các câu hỏi trong phiếu học trập có thể được trình bày một cách
đa dạng bằng lời văn, bằng câu đố hay bằng hình ảnh sẽ gây được hứng thú
học tập của các em.
• Để rèn luyện kỹ năng đó không có con đường nào khác ngoài thực hành
thường xuyên trên lớp thông qua các tiết dạy học Tự nhiên và Xã hội. Áp
dụng các kĩ năng vào dạy học chính là giáo viên đã tự mình rèn luyện,

nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp quan sát trong dạy học môn học


này.
Sử dụng nhuần nhuyễn các kĩ năng khi tổ chức cho học sinh quan sát sẽ
giúp cho giáo viên tự tin hơn, thoải mái hơn, ham thích việc tổ chức dạy
Page 9


học Tự nhiên và Xã hội có sử dụng phương pháp quan sát.việc học tập
theo phương pháp quan sát tạo cho học sinh thói quen quan sát thế giới
xung quanh một cách khoa học.
C.
1. Sự

KẾT LUẬN BÀI HỌC KINH NGHIỆM

nhiệt tình và phương pháp dạy học của giáo viên quyết định đến chất lượng

học tập của học sinh. Bởi vậy, dạy đúng, dạy đủ, dạy theo đổi mới phương pháp
dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nói chung và của lớp 2 nói riêng là một yêu
cầu cấp thiết, đòi hỏi ý thức, công sức rất lớn của giáo viên và học sinh.
2.
Ban giám hiệu phải luôn theo dõi kiểm tra việc dạy học của giáo viên để
đôn đốc, nhắc nhở kịp thời thực hiện đúng chương trình, thời khóa biểu môn
Tự nhiên và Xã hội. Ngoài ra, các cán bộ quản lí cần phải tổ chức cho giáo
viên bàn bạc, trao đổi nhiều về việc sử dụng phương pháp quan sát trong dạy
học Tự nhiên và Xã hội trong các buổi sinh hoạt chuyên môn một cách
3.


thường xuyên, có hiệu quả.
Giáo viên phải luôn trao dồi bồi dưỡng, rèn luyện về cả kiến thức và đặc biệt
là các kỹ năng thực hiện sâu chuỗi các thao tác để phục vụ cho việc thực
hiện tổ chức phương pháp quan sát hiệu quả qua các tiết dạy.giáo viên phải
biết yêu thương có tinh thần trách nhiệm đối với học sinh. Lấy việc dạy học
cho học sinh thành nghĩa vụ, bổn phận nhưng cũng là nguồn vui trong cuộc
sống. Có yêu thương các em thì mới có dạy học đúng, đủ và nhiệt tình được.

4.

Giáo viên thiếu nhiệt huyết sẽ không thực hiện được.
Không có phương pháp dạy học nào là tối ưu. Vì vậy dù là phương pháp đặc
trưng nhưng giáo viên không chỉ dừng lại ở việc dạy học Tự nhiên và Xã hội
bằng phương pháp quan sát mà phải trau dồi, rèn luyện việc sử dụng phối
hợp nhẹ nhàng nhiều phương pháp dạy học khác nhau để tránh nhàm chán.
Có như thế mới mang lại hiệu quả cao nhất cho dạy học nói chung và dạy Tự

5.

nhiên và Xã hội nói riêng.
Việc tổ chức cho học sinh học tập phải đưa học sinh vào vị trí trung tâm.
Học sinh chủ động và tích cực chiếm lĩnh tri thức theo sự hướng dẫn của
Page 10


giáo viên. Việc học tập là việc khó khăn nhưng học sinh không được nản chí,
phải thường xuyên ôn tập. Giáo viên là người hướng dẫn và đồng thời luôn
gây hứng thú học tập ở các em. Làm cho các em luôn ham học hỏi trong các
6.


tiết học và ngoài cuộc sống.
Việc sử dụng thường xuyên phương pháp quan sát trong dạy học Tự nhiên
và Xã hội lớp 2 giúp cho giáo viên có kĩ năng thành thạo trong dạy học. Mỗi
khi thao giảng, dự giờ đột xuất sẽ không còn lúng túng mà tự tin thoải mái

7.

hơn trong dạy học.
Sử dụng thường xuyên phương pháp dạy học giúp cho học sinh liên tục
được tri giác các đối tượng có trong cuộc sống. Từ đó, học sinh được rèn
luyện kĩ năng quan sát có chủ định, có mục đích, phương hướng, quan sát
yếu tố bộc lộ được bản chất của sự vật hiện tượng. Học sinh hình thành thói
quen quan sát thế giới, ham thích khám phá thế giới muôn màu, muôn sắc và
từ đó ham thích học tập môn Tự nhiên và Xã hội.

Người thực hiện
Hà Thị Phương

Page 11



×