Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 20012016: Những vấn đề đặt ra và giải pháp tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.49 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRƯƠNG QUANG HOÀN

CƠ CẤU THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA VIỆT NAM HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2001 - 2016: NHỮNG VẤN
ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành : Kinh tế quốc tế
Mã số
:
9 31 01 06

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2019


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Nguyễn Duy Dũng
2. PGS. TS. Nguyễn Huy Hoàng

Phản biện 1: PGS. TS. Hà Văn Hội
Phản biện 2: PGS. TS. Đỗ Hương Lan
Phản biện 3: PGS. TS. Trần Thị Lan Hương
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Học viện tại hội trường Học viện Khoa học xã hội, 477


Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
vào hồi………..….giờ…………phút,
ngày………tháng……….năm………………..

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sự tăng trưởng nhanh chóng trong trao đổi hàng hóa giữa Việt
Nam và Hàn Quốc kể từ khi hai bên thiết lập quan hệ Đối tác toàn
diện năm 2001 đến nay, đã đưa Việt Nam và Hàn Quốc trở thành đối
tác thương mại quan trọng hàng đầu của nhau. Mặc dù vậy, cơ cấu
thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Hàn Quốc những năm qua
nổi lên nhiều vấn đề đáng lưu tâm. Việt Nam luôn là nước bị thâm
hụt thương mại với Hàn Quốc và đáng ngại hơn, giá trị thâm hụt có
chiều hướng tăng mạnh những năm gần đây. Hàng hóa xuất khẩu của
Việt Nam sang Hàn Quốc chủ yếu mới chỉ ở dạng thô, hoặc hàng hóa
chế biến, chế tạo với hàm lượng công nghệ thấp. Bên cạnh đó, Việt
Nam chưa khai thác được các lợi thế so sánh, các ưu đãi từ quá trình
tự do hóa, liên kết kinh tế khu vực và tăng trưởng trong thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để cải thiện căn bản cơ cấu thương
mại với Hàn Quốc theo hướng tích cực.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu bàn luận, tuy nhiên hiện vẫn
thiếu vắng các nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về cơ cấu thương
mại hàng hóa Việt – Hàn. Thực tế đó, cùng với vai trò, vị trí quan
trọng của thương mại Việt – Hàn đối với mỗi nước đang đặt ra nhiều

vấn đề cần xem xét về quan hệ kinh tế nói chung, quan hệ thương
mại nói riêng giữa Việt Nam và Hàn Quốc hiện nay và thời gian tới.
Trong bối cảnh như vậy, sẽ là cần thiết để có những nghiên cứu
chuyên sâu và hệ thống cơ cấu thương mại hàng hóa Việt – Hàn
nhằm nhận diện, đánh giá kết quả, các vấn đề đang đặt ra, qua đó đưa
ra các định hướng và giải pháp khả thi góp phần cải thiện cơ cấu
thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Hàn Quốc thời gian tới.


2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích thực trạng cơ cấu thương mại hàng hóa Việt - Hàn
giai đoạn 2001 – 2016; qua đó, nhận diện kết quả, hạn chế và những
vấn đề đặt ra; kiến nghị các giải pháp để cải thiện cơ cấu thương mại
hàng hóa Việt - Hàn những năm tới đây.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
(i) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và xây dựng khung phân tích,
đánh giá về cơ cấu thương mại hàng hóa song phương.
(ii) Phân tích thực trạng cơ cấu thương mại hàng hóa Việt - Hàn
giai đoạn 2001 – 2016; từ đó, chỉ ra các mặt tích cực, hạn chế và
những vấn đề đặt ra.
(iii) Đề xuất giải pháp góp phần cải thiện cơ cấu thương mại
hàng hóa Việt – Hàn những năm tới.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
1) Cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu nào được dùng để
phân tích, đánh giá cơ cấu thương mại hàng hóa song phương?
2) Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc có
những biến đổi như thế nào giai đoạn 2001-2016? Những kết quả đạt

được và vấn đề đặt ra trong dịch chuyển cơ cấu thương mại hàng hóa
Việt Nam – Hàn Quốc là gì?
3) Định hướng và giải pháp cải thiện cơ cấu thương mại hàng
hóa Việt Nam – Hàn Quốc thời gian tới là gì?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn
2001 – 2016.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Việt Nam, Hàn Quốc và một số nước Đông Á


3
Về thời gian: giai đoạn 2001 – 2016
Về nội dung: thương mại hàng hóa; thương mại trực tiếp giữa
Việt Nam và Hàn Quốc, cơ cấu xuất khẩu hàng hóa, cơ cấu nhập
khẩu hàng hóa.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử và các lý thuyết kinh tế để luận giải những biến đổi đã diễn ra
trong cơ cấu thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc giai
đoạn 2001 - 2016.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp phương pháp chỉ số gồm: chỉ số
bổ sung thương mại (TCI); chỉ số cường độ thương mại (TII); chỉ số
tập trung xuất khẩu (HHI); chỉ số thương mại nội ngành (IIT); chỉ số
phức tạp của sản phẩm (EXPY); và chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu
tiêu chuẩn hóa (NRCA). Luận án sử dụng phương pháp phân loại
hàng hóa quốc tế theo ngành xuất nhập khẩu; hàm lượng công nghệ;

đóng góp các nhân tố và giai đoạn sản xuất. Luận án cũng sử dụng
cơ sở dữ liệu về thương mại giá trị gia tăng (TiVA) của OECD.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận về cơ cấu thương mại hàng hóa
song phương; trên cơ sở đó, đưa ra khung phân tích phục vụ cho việc
nghiên cứu cơ cấu thương mại hàng hóa Việt – Hàn; Thứ hai, làm rõ
thực trạng và nhận diện kết quả cũng như những vấn đề đặt ra trong
cơ cấu thương mại hàng hóa Việt – Hàn; Thứ ba, đề xuất giải pháp
cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa Việt - Hàn thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về lý luận, luận án bổ sung và hoàn thiện khung phân tích
chung về cơ cấu thương mại hàng hóa song phương. Các kết quả
nghiên cứu của luận án cung cấp thêm các bằng chứng về sự dịch


4
chuyển, các yếu tố tác động đến sự chuyển trong quan hệ, cơ cấu
thương mại giữa một quốc gia đang phát triển (Việt Nam) với một
quốc gia phát triển (Hàn Quốc). Về thực tiễn, những phân tích, đề
xuất giải pháp cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa Việt – Hàn của
luận án là kênh tham khảo hữu ích cho các chủ thể liên quan của Việt
Nam trong việc xây dựng các chiến lược, biện pháp phù hợp để cải
thiện, phát triển quan hệ thương mại với Hàn Quốc.
7. Cấu trúc của luận án
Bên cạnh Mở đầu, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận
án được chia thành 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến chủ đề
luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận về cơ cấu thương mại hàng hóa song
phương

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu cơ cấu thương mại hàng
hóa song phương
Chương 4: Thực trạng cơ cấu thương mại hàng hóa song phương
Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2001 – 2016
Chương 5: Định hướng và giải pháp cải thiện cơ cấu thương mại
hàng hóa song phương Việt Nam - Hàn Quốc
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN CHỦ ĐỀ LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận về cơ
cấu thương mại hàng hóa
Các nghiên cứu tiêu biểu bao gồm: Lall (2000), “The
technological structure and performance of developing country
manufactured exports, 1985‐98”; Gaulier, Lemoine và Ünal-Kesenci


5
(2007), “China’s integration in East Asia: Production sharing, FDI &
high-tech trade”; Hinloopen và van Marrewijk (2008), “Empirical
Relevance of the Hillman Condition for Revealed Comparative
Advantage: 10 Stylized Facts”; Hanson (2010), “Sources of export
growth in developing countries”; Hirschman (1964), “The paternity
of an index”; Balassa (1965), “Trade liberalisation and “revealed”
comparative advantage”; Laursen (2000), “Trade specialisation,
technology and economic growth: Theory and evidence from
advanced countries”; Grubel và Lloyd (1975), “Intra-industry trade:
the theory and measurement of international trade in differentiated
products”; Michaely (1996), “Trade preferential agreements in Latin
America: an ex-ante assessment”; Hausmann, Hwang và Rodrik
(2006), “What you export matters”.

1.2. Các công trình nghiên cứu thương mại Việt – Hàn như là
một phần hợp thành quan hệ chung giữa hai quốc gia hoặc cấp
độ rộng lớn hơn
Các nghiên cứu tiêu biểu bao gồm: “Quan hệ Việt Nam - Hàn
Quốc trong bối cảnh quốc tế mới” của Ngô Xuân Bình (2013);
“Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 1992 đến nay và triển vọng
phát triển đến năm 2020” của Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế
và Nguyễn Văn Dương (2011); “ASEAN-Korea co-operation in the
development of new ASEAN members” của Le (2007); “Korea's
Changing Roles in Southeast Asia: Expanding influence and
relations” của Steinberg (2010).
1.3. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về thương mại Việt Hàn
Các nghiên cứu đáng chú ý gồm: Nguyễn Hồng Nhung và Chu
Thắng Trung (2005), “Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam Hàn Quốc”; Ngô Xuân Bình và Đặng Khánh Toàn (2010), “Thúc đẩy
quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc”; Nguyễn Khánh Doanh


6
(2011), “Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc: Triển vọng và
giải pháp”; Nguyễn Tiến Dũng (2011), “Tác động của khu vực
thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc đến thương mại Việt Nam”;
MUTRAP (2011), “Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự
do ASEAN-Hàn Quốc đối với kinh tế Việt Nam”; Phan và Ji (2012),
“An Analysis of Korea-Vietnam Bilateral Trade Relation”; Phan và
Ji (2016), “Potential Economic Impacts of the Vietnam - Korea Free
Trade Agreement on Vietnam”.
1.4. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu thương mại hàng hóa
khác
Các nghiên cứu nổi bật bao gồm: Nguyễn Chiến Thắng và Trần
Văn Hoàng (2015), “Cơ cấu thương mại của Việt Nam: Những thách

thức mang tính dài hạn”; Truong (2016), “Technological Structure in
Vietnam - Thailand bilateral trade relations”; luận án Tiến sỹ của
Nguyễn Thị Minh Hương (2012), “Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt
Nam - Nhật Bản giai đoạn 2001-2010”; Võ Thy Trang (2016), “Yếu
tố tác động đến thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam
và APEC”; Vũ Thanh Hương (2016) “Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam - EU: Tác động đối với thương mại hàng hóa giữa hai bên
và hàm ý cho Việt Nam”.
1.5. Đánh giá chung và những vấn đề luận án tập trung giải
quyết
Thứ nhất, phần lớn nghiên cứu trong nước sử dụng cách tiếp
cận truyền thống, mang tính thống kê mô tả; Thứ hai, các nghiên cứu
nước ngoài đã có những phân tích chuyên sâu hơn về quan hệ, cơ cấu
thương mại Việt Nam – Hàn Quốc, ASEAN - Hàn Quốc. Tuy thế,
các yếu tố lợi thế so sánh động, giá trị gia tăng, độ phức tạp của sản
phẩm xuất khẩu, các phân tích bối cảnh, khuyến nghị giải pháp chưa
mang tính cụ thể và toàn diện.


7
Kế thừa các công trình nghiên cứu hiện có, luận án tập trung
giải quyết những nội dung sau đây: hệ thống hóa, xây dựng cơ sở lý
luận; xây dựng và áp dụng khung phân tích và phương pháp nghiên
cứu vào phân tích, đánh giá cơ cấu thương mại hàng hóa song
phương Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 2001 - 2016; qua đó, làm rõ
thực trạng và những mặt tích cực, hạn chế, vấn đề đặt ra và nguyên
nhân, cũng như đề xuất giải pháp cải thiện.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA
SONG PHƯƠNG

2.1. Các khái niệm cơ bản
- Thương mại liên ngành: được hiểu là các hoạt động thương
mại diễn ra giữa các ngành, nhóm hàng khác nhau.
Thương mại nội ngành: là loại hình thương mại mà một
quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu các nhóm hàng, ngành hàng giống
nhau. Thương mại nội ngành có thể được phân chia thành thương
mại nội ngành ngang và thương mại nội ngành dọc.
- Cơ cấu thương mại hàng hóa: là tổng thể các bộ phận giá trị
hàng hóa hợp thành nền thương mại của một quốc gia; các bộ phận
đó gắn bó với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và phù hợp với những
điều kiện kinh tế và xã hội cụ thể nhất định của quốc gia.
- Cơ cấu thương mại hàng hóa hợp lý: là cơ cấu có sự kết hợp
một cách hài hòa của các bộ phận hợp thành, cho phép khai thác tối
đa, hiệu quả lợi thế so sánh, các nguồn lực quốc gia, thế mạnh của
đối tác, vừa góp phần thúc đẩy thương mại, nhất là lĩnh vực xuất
khẩu, lại vừa tạo điều kiện cải thiện nhanh, hiệu quả cơ cấu thương
mại hàng hóa của quốc gia.
- Cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa: là sự dịch chuyển cơ
cấu các bộ phận hợp thành nền thương mại quốc gia theo hướng tích


8
cực, phù hợp với sự phát triển của phân công lao động xã hội, lực
lượng sản xuất và tiến bộ khoa học công nghệ của quốc gia, khu vực
và thế giới.
2.2. Cơ sở lý thuyết
Một số lý thuyết thương mại quốc tế quan trọng là cơ sở thuyết
cho những phân tích, đánh giá cơ cấu thương mại hàng hóa, được
phân thành lý thuyết thương mại quốc tế cổ điển và tân cổ điển gồm:
Lý thuyết lợi thế so sánh tương đối; Lý thuyết tương quan các nhân

tố; và các lý thuyết thương mại hiện đại bao gồm: Lý thuyết lợi thế
kinh tế theo quy mô; Lý thuyết mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị
toàn cầu; và Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia.
2.3. Cơ sở đánh giá hiệu quả cơ cấu thương mại hàng hóa song
phương
Luận án đánh giá hiệu quả cơ cấu thương mại Việt – Hàn theo
các cơ sở, tiêu chí: hiệu quả khai thác lợi thế so sánh, khai thác các
nguồn lực quốc gia và mức độ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu đầu vào
cho sản xuất, tiêu dùng; chất lượng, khả năng cạnh tranh của hàng
xuất khẩu; giá trị gia tăng hàng xuất khẩu và mức độ tham gia của
quốc gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và quốc tế; và tính bền
vững của cơ cấu xuất nhập khẩu.
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu thương mại hàng hóa song
phương
2.4.1. Điều kiện tự nhiên của đất nước
2.4.2. Điều kiện, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp
2.4.3. Lợi thế so sánh của quốc gia
2.4.4. Quan hệ và chính sách phát triển thương mại của mỗi quốc
gia
2.4.5. Chính sách thu hút FDI và chiến lược kinh doanh, đầu tư ra
bên ngoài của mỗi quốc gia


9
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CƠ CẤU THƯƠNG MẠI
HÀNG HÓA SONG PHƯƠNG
3.1. Nghiên cứu cơ cấu thương mại hàng hóa song phương dựa
vào sử dụng các hệ thống phân loại hàng hóa quốc tế

3.1.1. Cơ cấu thương mại hàng hóa xét theo ngành xuất nhập
khẩu
Đề tài sử dụng phương pháp phân loại của Hanson (2010) để
phân loại sản phẩm xuất nhập khẩu thành các nhóm hàng lớn sau:
Nông nghiệp, thịt, sữa và hải sản; Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá,
giấy; Các ngành công nghiệp khai khoáng; Hóa chất, nhựa, cao su;
Dệt may, quần áo, đồ da, giày dép; Sắt, thép và kim loại khác; Máy
móc, điện tử, thiết bị vận tải; Các ngành công nghiệp khác.
3.1.2. Cơ cấu thương mại hàng hóa xét theo giai đoạn sản xuất
Luận án sử dụng phương pháp phân loại của Gaulier et al.
(2007) để phân tích cơ cấu thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc
theo nhóm hàng: hàng sơ cấp; hàng bán thành phẩm, linh phụ kiện;
tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng.
3.1.3. Cơ cấu thương mại hàng hóa xét theo hàm lượng công nghệ
Luận án sử dụng cách phân loại của Lall (2000) để phân tích
thương mại Việt - Hàn theo các nhóm hàng: Sơ cấp; Công nghiệp
dựa vào tài nguyên; Công nghiệp công nghệ thấp; Công nghiệp công
nghệ trung bình; Công nghiệp công nghệ cao; và Hàng không phân
loại.
3.1.4. Cơ cấu thương mại hàng hóa theo đóng góp của các nhân tố
Luận án sử dụng phương pháp phân loại của Hinloopen và
Marrewijk (2008) để phân tích thương mại hàng hóa Việt - Hàn dưới
góc độ thâm dụng các yếu tố sản xuất gồm: nhóm sản phẩm thô, sản
phẩm tập trung hàm lượng tài nguyên, sản phẩm tập trung hàm lượng


10
lao động phổ thông, sản phẩm tập trung hàm lượng công nghệ, sản
phẩm tập trung hàm lượng vốn-trí tuệ, và hàng không phân loại.
3.1.5. Thương mại hàng hóa Việt - Hàn xét theo yếu tố giá trị gia

tăng
Luận án sử dụng cơ sở dữ liệu về thương mại giá trị gia tăng
(TiVA) của OECD để phân tích hàm lượng giá trị gia tăng nội địa
trong tổng sản phẩm xuất khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc; nguồn
gốc giá trị gia tăng trong xuất khẩu của Việt Nam và Hàn Quốc.
3.2. Nghiên cứu cơ cấu thương mại hàng hóa song phương dựa
vào sử dụng các chỉ số cơ cấu thương mại
3.2.1. Chỉ số cường độ thương mại (TII)
Luận án sử dụng chỉ số TII để tính toán độ mạnh yếu của xuất
khẩu và nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc, trong tương quan so
sánh với thương mại của mỗi nước với phần còn lại của thế giới.
3.2.2. Chỉ số bổ sung thương mại (TCI)
Luận án sử dụng chỉ số TCI để đánh giá sự thay đổi về mức độ
tương thích của cấu trúc xuất khẩu và nhập khẩu giữa hai quốc gia
theo thời gian.
3.2.3. Đa dạng hóa xuất khẩu
Luận án sử dụng chỉ số tập trung xuất khẩu – HHI để phân tích
mức độ đa dạng hóa xuất khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc cũng
như giữa mỗi bên với các nước khác trong khu vực.
3.2.4. Chỉ số thương mại nội ngành (IIT)
Luận án sử dụng chỉ số IIT của Grubel–Lloyd (1975) để phân
tích thương mại nội ngành Việt - Hàn, sử dụng chỉ số giá để phân
tích thương mại nội ngành dọc và ngang giữa hai nước.
3.2.5. Chỉ số phức tạp của sản phẩm xuất khẩu (EXPY)
Luận án sử dụng hệ thống WITS của Ngân hàng thế giới để tính
toán chỉ số EXPY, qua đó đánh giá độ phức tạp trong hàng hóa xuất


11
khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc, trong sự so sánh đối chiếu với

một số quốc gia khác của khu vực.
3.2.6. Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) và lợi thế so sánh
hiện hữu được tiêu chuẩn hóa (NRCA)
Luận án sử dụng chỉ số RCA và NRCA để tính toán các sản
phẩm Việt Nam và Hàn Quốc có lợi thế so sánh cũng như không có
lợi thế so sánh xuất khẩu.
Chương 4
THỰC TRẠNG CƠ CẤU THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA SONG
PHƯƠNG VIỆT NAM - HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2001 - 2016
4.1. Khái quát quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn
Quốc
4.1.1. Nhìn lại lịch sử quan hệ thương mại Việt - Hàn
Trao đổi hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc bắt đầu ở mức khiêm
tốn khi Việt Nam quyết định thực hiện đổi mới kinh tế vào cuối thập
niên 1980, tuy nhiên, bắt đầu mở rộng nhanh chóng khi hai nước
thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992. Các sản phẩm Việt Nam xuất
khẩu sang Hàn Quốc giai đoạn này chủ yếu là hải sản, rau củ quả, cà
phê, quần áo và đồ nội thất, đồng thời nhập khẩu từ Hàn Quốc chủ
yếu là vải, hóa chất, các sản phẩm dầu mỏ, xe tải và phụ tùng.
4.1.2. Xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa
giữa Việt Nam và Hàn Quốc từ năm 2001 đến nay
Thương mại hàng hóa song phương Việt – Hàn mở rộng nhanh
chóng trong gần hai thập niên qua, từ 2,1 tỷ USD năm 2001 lên tới
65,6 tỷ USD năm 2018. Trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn
Quốc tăng nhanh từ 385 triệu USD năm 2001 lên tới 18,1 tỷ USD
năm 2018; nhập khẩu tăng từ 1,7 tỷ USD năm 2001 lên tới 47,5 tỷ
USD năm 2018. Thâm hụt thương mại của Việt Nam với Hàn Quốc


12

tăng rất nhanh, lần lượt là 20,1 tỷ USD và 32,1 tỷ USD các năm
2016 và 2017, trước khi giảm xuống 29,2 tỷ USD năm 2018.
4.1.3. Tầm quan trọng của thương mại Việt - Hàn đối với mỗi quốc
gia
Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng trở thành đối tác thương mại
quan trọng của nhau, với tư cách thị trường xuất khẩu cũng như thị
trường nhập khẩu. Trong đó, tầm quan trọng của thương mại Việt Hàn đối với mỗi nước tăng nhanh sau khi AKFTA được thành lập và
Việt Nam gia nhập WTO năm 2006. Dẫu vậy, về tổng thể, Việt Nam
vẫn phụ thuộc vào thương mại với Hàn Quốc hơn là Hàn Quốc phụ
thuộc vào thương mại với Việt Nam.
4.2. Thực trạng cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn
Quốc
4.2.1. Các mặt hàng và nhóm hàng xuất nhập khẩu
Cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng
có xu hướng tập trung vào nhóm hàng máy móc, điện tử và thiết bị
vận tải, đặc biệt là xuất khẩu của Hàn Quốc đến Việt Nam. Tuy thế,
Việt Nam vẫn phụ thuộc vào xuất khẩu nhóm hàng dệt may, đồ da và
giày dép thâm dụng chi phí lao động giá rẻ, đồng thời cũng là những
mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh không chỉ với Hàn Quốc mà
với nhiều nước khác.
4.2.2. Giai đoạn sản xuất, chế tạo
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ trọng nhóm hàng trung gian
trong xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng khoảng hai lần,
lên tới 40,9% năm 2016. Trong khi đó, nhập khẩu của Việt Nam
cũng như nhiều quốc gia Đông Á khác từ Hàn Quốc cũng chủ yếu là
nhóm hàng trung gian.
4.2.3. Hàm lượng công nghệ, đóng góp của yếu tố sản xuất và mức
độ phức tạp của sản phẩm
4.2.3.1. Về hàm lượng công nghệ



13
Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đã có những
thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng các mặt hàng sơ cấp, hàng nguyên
vật liệu thô và tăng tỷ phần nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế
tạo. Trong khi đó, nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc ngày càng
tập trung cao vào nhóm hàng sử dụng công nghệ cao. Thực tế trên
khẳng định những thay đổi đáng khích lệ về chất lượng cơ cấu
thương mại Việt – Hàn trong tương quan so sánh với thương mại
giữa Hàn Quốc với các quốc gia khác của khu vực Đông Á.
4.2.3.2. Về đóng góp của các nhân tố
Kể từ 2010 trở đi, một mặt, Việt Nam đã giảm mạnh sự phụ
thuộc vào xuất khẩu nhóm sản phẩm thô sang Hàn Quốc, mặt khác,
gia tăng đóng góp của nhóm sản phẩm thâm dụng yếu tố công nghệ,
lên tới 40% năm 2016. Dẫu vậy, Việt Nam vẫn phụ thuộc đáng kể
vào nhóm sản phẩm thâm dụng lao động phổ thông. Với Hàn Quốc,
tỷ phần xuất khẩu nhóm sản phẩm thâm dụng yếu tố công nghệ đã
tăng hơn hai lần, đạt 68% năm 2016.
4.2.3.3. Về độ phức tạp của sản phẩm
Độ phức tạp trong xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hàn
Quốc có sự cải thiện đáng khích lệ, tăng từ 9,57 lên 9,88 giai đoạn
2001 - 2016. Dù vậy, mức độ phức tạp trong các sản phẩm xuất khẩu
của Việt Nam sang Hàn Quốc là thấp hơn nhiều của Hàn Quốc tới
Việt Nam. Trong tương lai để duy trì tăng trưởng xuất khẩu sang thị
trường Hàn Quốc, Việt Nam cần tiếp tục đa dạng hóa danh mục sản
phẩm xuất khẩu; trong khi đó, Hàn Quốc vẫn có thể gia tăng xuất
khẩu tới Việt Nam thông qua khai thác danh mục sản phẩm hiện có.
4.2.4. Thương mại liên ngành, thương mại nội ngành, thương mại
nội ngành dọc và thương mại nội ngành ngang
Qua thời gian, tỷ trọng thương mại liên ngành giữa Việt Nam

và Hàn Quốc liên tục giảm xuống, chỉ còn chiếm tỷ lệ nhỏ, trái lại
thương mại nội ngành không ngừng tăng lên, là minh chứng cho sự


14
tăng trưởng nhanh chóng thương mại Việt – Hàn cũng như sự cải
thiện mức độ đa dạng các mặt hàng xuất nhập khẩu. Sau thời kỳ
2001-2007 giảm sút, chỉ số IIT giữa Việt Nam và Hàn Quốc bắt đầu
được cải thiện mạnh mẽ kể từ năm 2013 đến nay, chỉ ra cơ cấu hàng
hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng có xu
hướng giống nhau hơn. Tuy thế, so sánh với các quốc gia khác, ngoại
trừ Indonesia, chỉ số IIT giữa Hàn Quốc và Việt Nam vẫn thấp hơn
nhiều chỉ số IIT giữa Hàn Quốc với Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan
và Philippines.
4.2.5. Thương mại giá trị gia tăng
Điểm nổi bật nhất là, giá trị gia tăng xuất khẩu nội địa giữa hai
bên mở rộng nhanh chóng giai đoạn 2006-2015. Trong đó, giá trị gia
tăng nội địa của xuất khẩu Việt Nam sang Hàn Quốc có sự cải thiện
nhanh so với nhiều nước Đông Á khác. Giai đoạn 2001-2015, giá trị
tăng thêm trong xuất khẩu của Hàn Quốc ra thế giới có nguồn gốc từ
Việt Nam đã tăng mạnh từ vài chục triệu USD lên tới hơn 1,1 tỷ
USD, cao hơn Thái Lan và Philippines nhưng thấp hơn Malaysia và
Indonesia, và đặc biệt là Trung Quốc. Trong khi đó, đóng góp của
Hàn Quốc với tư cách là nguồn gốc giá trị gia tăng trong xuất khẩu
của Việt Nam ra bên ngoài tăng mạnh lên 5,2 tỷ USD năm 2015, so
với hơn 250 triệu USD năm 2001.
4.2.6. Tính đa dạng của sản phẩm xuất khẩu
Mức độ tập trung hàng hóa xuất khẩu giữa Việt Nam và Hàn
Quốc dao động mạnh nhưng nhìn chung cơ cấu xuất khẩu hàng hóa
giữa đôi bên vẫn là tương đối đa dạng. Số lượng sản phẩm xuất khẩu

từ Việt Nam sang Hàn Quốc đã tăng mạnh nhưng vẫn thấp hơn nhiều
số lượng sản phẩm xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam.
4.2.7. Lợi thế so sánh xuất khẩu
Việt Nam vẫn chủ yếu có lợi thế xuất khẩu sang Hàn Quốc
nhóm hàng hóa nông - lâm nghiệp, nhưng đã bắt đầu có lợi thế so


15
sánh đối với nhóm sản phẩm máy móc và điện tử, dù chỉ số NRCA là
không cao. Đối với Hàn Quốc, lợi thế xuất khẩu sang Việt Nam đã
dịch chuyển mạnh từ nhóm sản phẩm công nghiệp nhẹ, công nghiệp
chế biến như giày dép, vải dệt quần áo, da và bì, nhựa và cao su sang
nhóm sản phẩm công nghiệp chế tạo thâm dụng yếu tố công nghệ
cao, vốn-tri thức như máy móc và điện tử, hàng tổng hợp.
4.2.8. Tính bổ sung trong thương mại Việt Nam – Hàn Quốc
Cơ cấu thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc chủ yếu mang
tính bổ sung hơn là cạnh tranh, đặc biệt giữa nhập khẩu của Việt
Nam và xuất khẩu của Hàn Quốc, cho thấy tiềm năng mở rộng
thương mại giữa hai nước thời gian tới là rất lớn nếu đôi bên tiếp tục
thực hiện các cam kết mở cửa, tự do hóa thị trường cho nhau.
4.3. Kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra trong dịch chuyển
cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
4.3.1. Kết quả đạt được
- Về hiệu quả khai thác lợi thế so sánh xuất khẩu, các nguồn
lực quốc gia và mức độ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu đầu vào phục vụ
sản xuất, tiêu dùng: Về tổng thể, cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt
Nam và Hàn Quốc là phù hợp với các điều kiện tự nhiên, trình độ
khoa học kỹ thuật và chất lượng nguồn nhân lực của mỗi nước.
- Về chất lượng, khả năng cạnh tranh của hàng hóa: tỷ trọng
nhóm hàng nguyên liệu thô và thâm dụng tài nguyên trong xuất khẩu

của Việt Nam sang Hàn Quốc giảm mạnh, đồng thời tăng mạnh tỷ
phần nhóm hàng công nghiệp thâm dụng công nghệ cao và vốn - trí
tuệ. Số lượng, chủng loại, khả năng cạnh tranh các mặt hàng xuất
khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc cũng được cải thiện. Hàng hóa
Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc cũng ngày càng chất lượng hơn,
đã và đang có những đóng góp nhất định đến sự cải thiện cấu trúc
thương mại của Việt Nam với Hàn Quốc.


16
- Về giá trị gia tăng sản phẩm xuất khẩu và mức độ tham gia
của quốc gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và quốc tế: Đóng góp
của khu vực nội địa vào giá trị gia tăng trong hàng xuất khẩu của
Việt Nam sang Hàn Quốc ngày càng tăng lên. Lĩnh vực sản xuất chế
tạo nội địa của Việt Nam cũng hội nhập sâu hơn vào mạng lưới sản
xuất khu vực, trước tiên của các công ty đa quốc gia Hàn Quốc, sau
là mạng lưới sản xuất, phân phối của khu vực Đông Á và toàn cầu.
- Về tính bền vững của cơ cấu xuất nhập khẩu: Tính bền vững
của cơ cấu xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Hàn Quốc được cải
thiện qua thời gian, thể hiện qua sự mở rộng đóng góp của nhóm sản
phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo; giảm dần thị phần nhóm sản
phẩm thô, thâm dụng yếu tố tài nguyên của Việt Nam, vốn dễ bị ảnh
hưởng trước những bất lợi của thị trường quốc tế.
4.3.2. Những vấn đề đặt ra
- Vấn đề đặt ra trong cải thiện hiệu quả khai thác lợi thế so
sánh xuất khẩu, các nguồn lực quốc gia và nguồn nhập khẩu đầu vào
phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng: Về dài hạn, Việt Nam cần có những
điều chỉnh để tận dụng nhập khẩu máy móc, thiết bị vận tải hàm
lượng khoa công nghệ và tri thức cao từ Hàn Quốc, qua đó tiếp tục
nâng cao năng lực sản xuất, xuất khẩu của các công ty nội địa. Đồng

thời, để duy trì tăng trưởng xuất khẩu, Việt Nam cần dịch chuyển và
tạo ra lợi thế so sánh trong sản xuất, xuất khẩu hàng hóa sử dụng
nhiều yếu tố công nghệ, vốn-tri thức.
- Vấn đề đặt ra trong cải thiện, nâng cao chất lượng, khả năng
cạnh tranh của hàng hóa: Dù chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản
phẩm xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc đã có những cải thiện
nhưng vẫn còn bộc lộ hạn chế đáng kể, thể hiện qua tỷ trọng xuất
khẩu các mặt hàng có hàm lượng công nghệ thấp và sử dụng nhiều
yếu tố lao động giản đơn tới Hàn Quốc của Việt Nam còn lớn. Thêm
vào đó, dẫu số lượng, mẫu mã, chủng loại sản phẩm xuất khẩu của


17
Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc có sự cải thiện nhưng nhìn
chung vẫn khá đơn điệu, chưa tạo ra sự hấp dẫn đủ mạnh đối với
người tiêu dùng Hàn Quốc.Trong tương lai, để tiếp tục duy trì tăng
trưởng xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam không có lựa chọn
nào khác ngoài cải thiện hàm lượng khoa học công nghệ, chất lượng
và khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu.
- Vấn đề đặt ra trong cải thiện, nâng cao giá trị gia tăng hàng
hóa xuất khẩu và mức độ tham gia của quốc gia vào mạng lưới sản
xuất khu vực và quốc tế: Việt Nam đã cải thiện đáng kể giá trị tăng
thêm nội địa trong xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc nhưng đóng
góp của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Vì thế, phát triển
các ngành công nghiệp phụ trợ, tăng cường chuyển giao công nghệ
từ khu vực FDI cho doanh nghiệp nội địa, xây dựng chiến lược phát
triển, quảng bá sản phẩm hiệu quả gần như là những yêu cầu bắt
buộc để khu vực doanh nghiệp nội địa Việt Nam tham gia được vào
các khâu, giai đoạn tạo ra phần lớn giá trị tăng thêm của sản phẩm
như sản xuất thiết bị, linh kiện nguồn và hoạt động marketing.

- Vấn đề đặt ra trong cải thiện, đảm bảo tính bền vững của cơ
cấu xuất nhập khẩu: Những chuyển biến trong cơ cấu thương mại
của Việt Nam với Hàn Quốc chủ yếu là do các yếu tố bên ngoài tạo
nên, hơn là đóng góp của nội lực các doanh nghiệp Việt Nam. Xét
trong dài hạn, sự phụ thuộc đó có thể tạo ra những tác động bất lợi
đến hoạt động ngoại thương, đến chất lượng cơ cấu thương mại của
Việt Nam với Hàn Quốc. Nếu cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam không
chuyển dịch lên các chuỗi sản xuất cao hơn sẽ tác động trực tiếp đến
tăng trưởng doanh thu và giá trị tăng thêm của hàng xuất khẩu đến
thị trường Hàn Quốc thời gian tới.
4.4. Các nhân tố tác động đến cơ cấu thương mại hàng hóa song
phương Việt Nam – Hàn Quốc
4.4.1. Các nhân tố tác động tích cực


18
Sự cải thiện của cơ cấu thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với
Hàn Quốc xuất phát từ các yếu tố cơ bản sau đây: Thứ nhất, quan hệ
hợp tác Việt – Hàn không ngừng được củng cố và phát triển trên
mọi lĩnh vực; Thứ hai, Việt Nam đạt được nhiều kết quả ấn tượng
trong thu hút nguồn vốn FDI, đặc biệt từ phía các doanh nghiệp Hàn
Quốc vào các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến; Thứ ba, cơ cấu
kinh tế Việt – Hàn chủ yếu mang tính bổ sung; Thứ tư, các yếu tố tự
nhiên, kinh tế - xã hội của Việt Nam và Hàn Quốc tạo ra lực đẩy cho
quan hệ thương mại giữa hai quốc gia; Thứ năm, xu hướng liên kết
kinh tế giữa các nước Đông Á không ngừng gia tăng.
4.4.2. Các nhân tố tác động không tích cực
Các nhân tố tác động không tích cực đến sự dịch chuyển cơ cấu
thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Hàn Quốc bao gồm: Một là,
mô hình phát triển kinh tế, sản xuất và xuất khẩu hàng hóa của Việt

Nam vẫn chủ yếu theo chiều rộng, tức dựa vào các lợi thế về đất đai,
tài nguyên và nguồn lao động có chi phí thấp; Hai là, môi trường,
chính sách kinh doanh, thu hút đầu tư và hệ thống cơ sở hạ tầng của
Việt Nam tuy có nhiều cải thiện nhưng tồn tại không ít hạn chế; Ba
là, Việt Nam đang thiếu hụt các ngành công nghiệp phụ trợ thiết yếu;
Bốn là, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói
chung, doanh nghiệp có quan hệ trao đổi, buôn bán hàng hóa với Hàn
Quốc nói riêng còn nhiều hạn chế; Năm là, hạn chế trong tận dụng
lợi thế của Việt Nam từ các hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do
có sự tham gia của Việt Nam và Hàn Quốc; Cuối cùng là, cạnh tranh
gay gắt hơn từ các nền kinh tế khác của khu vực.
Chương 5
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CƠ CẤU
THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA SONG PHƯƠNG VIỆT NAM –
HÀN QUỐC


19
5.1. Bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước tác động đến quan
hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc thời gian tới
5.1.1. Bối cảnh quốc tế
5.1.2. Bối cảnh khu vực
5.1.3. Bối cảnh trong nước
5.1.4. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc
Bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế tạo ra những thuận lợi
và thách thức cho việc thúc đẩy hợp tác thương mại giữa Việt Nam
và Hàn Quốc. Tuy nhiên, về cơ bản những thuận lợi vẫn là chủ yếu,
bởi điều kiện quyết định nhất chính là việc Việt Nam và Hàn Quốc
tiếp tục giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại
kinh tế của mỗi bên, trong đó Hàn Quốc được kỳ vọng tiếp tục tăng

cường đầu tư, hợp tác công nghiệp với Việt Nam.
5.2. Quan điểm, định hướng cải thiện cơ cấu thương mại Việt –
Hàn
5.2.1. Về quan điểm, định hướng xuất khẩu
Một là, tập trung xuất khẩu sang Hàn Quốc các mặt hàng Việt
Nam đang có lợi thế so sánh xuất khẩu, xác định và có chiến lược
phát triển các mặt hàng nhiều tiềm năng mở rộng xuất khẩu trong
tương lai. Hai là, tăng tỷ lệ đóng góp của các mặt hàng sử dụng
nhiều yếu tố công nghệ trung bình và cao, vốn - tri thức. Ba là, tập
trung xuất khẩu các mặt hàng vừa có giá trị xuất khẩu lớn lại vừa tạo
ra nhiều việc làm cho người lao động Việt Nam. Bốn là, tăng cường
xuất khẩu tư liệu sản xuất và hàng hóa trung gian, tiếp tục giảm tỷ
trọng xuất khẩu hàng nguyên liệu thô, hàng tiêu dùng có giá trị tăng
thêm thấp. Cuối cùng là, gia tăng xuất khẩu các mặt hàng có sự tham
gia, đóng góp quan trọng của khu vực doanh nghiệp nội địa Việt
Nam. Không khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm thu hút nhiều lao
động giá rẻ, ô nhiễm môi trường, chỉ tạo ra lợi ích cho các doanh
nghiệp nước ngoài.


20
5.2.2. Về quan điểm, định hướng nhập khẩu
Thứ nhất, đẩy mạnh nhập khẩu máy móc hiện đại, thiết bị và
phụ tùng, nguyên vật liệu cần thiết, trên cơ sở khai thác lợi thế sản
xuất và xuất khẩu của Hàn Quốc. Thứ hai, hạn chế nhập nhập khẩu
từ Hàn Quốc những mặt hàng trong nước có thể sản xuất được; hàng
không khuyến khích, hàng xa xỉ, có tác động tiêu cực đến môi trường
và sức khỏe, ổn định của xã hội. Thứ ba, áp dụng linh hoạt các biện
pháp hạn chế nhập khẩu từ Hàn Quốc để bảo vệ sản xuất trong nước.
5.3. Giải pháp cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa Việt – Hàn

5.3.1. Xây dựng và thực thi chính sách định hướng xuất nhập
khẩu phù hợp với thị trường Hàn Quốc
- Về định hướng xuất khẩu: giảm xuất khẩu sang thị trường Hàn
Quốc những mặt hàng có giá trị gia tăng thấp, tăng xuất khẩu nhóm
hàng hóa có giá trị tăng thêm cao; hạn chế xuất khẩu các mặt hàng
không được khuyến khích.
- Về định hướng nhập khẩu: ưu tiên đẩy mạnh nhập khẩu tư liệu
sản xuất, đặc biệt các thiết bị nguồn, tiên tiến mà Hàn Quốc có thế
mạnh; hạn chế nhập khẩu các công nghệ loại hai, hàng xa xỉ.
5.3.2. Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc
Việt Nam cần gia tăng trao đổi thương mại hàng hóa trung gian
với Hàn Quốc và phát triển các sản phẩm mới. Các biện pháp khuyến
khích doanh nghiệp Việt Nam phát triển sản phẩm mới, hoặc đa dạng
hóa chủng loại, mẫu mã các sản phẩm hiện có, thông qua đầu tư máy
móc, thiết bị sản xuất hiện đại và nguồn nhân lực có chất lượng cao,
và các hoạt động R&D cần được đặc biệt chú trọng.
5.3.3. Khai thác, tận dụng hiệu quả lợi thế từ VKFTA
Việt Nam cần tiếp tục tăng cường phổ biến, tuyên truyền và
cung cấp các thông tin cơ bản về VKFTA cho các doanh nghiệp và
người dân để họ nắm bắt được nội dung cốt lõi của hiệp định, lộ trình
thực hiện các cam kết, ưu đãi về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu


21
tư của Việt Nam và Hàn Quốc. Các doanh nghiệp nội địa Việt Nam
cần tích cực, chủ động triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất
lượng nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn chặt chẽ về môi trường và sức
khỏe của thị trường Hàn Quốc trong VKFTA.
5.3.4. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ưu tiên
Việt Nam cần xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ về tài chính

đối với các hoạt động R&D, các hoạt động khởi nghiệp của doanh
nghiệp, đặc biệt SMEs, hay thông qua hỗ trợ phát triển nguồn nhân
lực. Ngoài ra, trong bối cảnh nguồn lực trong nước còn hạn chế, Việt
Nam cần có chính sách thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp Hàn
Quốc và những quốc gia có kinh nghiệm phát triển công nghiệp phụ
trợ khác như Nhật Bản, Malaysia hay Thái Lan đầu tư và phát triển
các ngành công nghiệp hỗ trợ nội địa của Việt Nam.
5.3.5. Tăng cường thu hút FDI, chuyển giao công nghệ, hợp tác
công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc
Có chính sách thu hút FDI, gồm FDI từ Hàn Quốc hợp lý, có
chọn lọc, vừa phục vụ cho thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, đồng thời
giúp cải thiện năng lực sản xuất hàng hóa của các doanh nghiệp nội
địa. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc mở rộng
liên kết với doanh nghiệp nội địa trong sản xuất và thương mại, đặc
biệt trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ như đã đề cập ở trên.
5.3.6. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến
thương mại với thị trường Hàn Quốc
Nhà nước có thể đứng ra làm đầu mối trung gian, bảo trợ cho
các hoạt động xúc tiến, tìm hiểu thị trường Hàn Quốc của các doanh
nghiệp cũng như các chương trình riêng của địa phương, các hiệp hội
ngành hàng Việt Nam. Đối với doanh nghiệp Việt Nam, cần tăng
cường hoạt động tìm hiểu thói quen tiêu dùng, quy định nhập khẩu,
kênh phân phối, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của người Hàn
Quốc; chủ động tìm kiếm các đối tác Hàn Quốc thông qua xây dựng


22
chiến lược marketing, định vị thương hiệu, sản phẩm và tăng cường
các hoạt động xúc tiến thương mại.
KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển về mặt chính trị, ngoại giao và văn hóa
kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào năm 1992, trao
đổi thương mại Việt – Hàn có sự tăng trưởng hết sức nhanh chóng,
nhất là sau năm 2000, khi AKFTA được thành lập và Việt Nam
chính thức trở thành thành viên của WTO. Kết quả là, Hàn Quốc và
Việt Nam đã trở thành những đối tác thương mại quan trọng hàng
đầu của nhau, ở cả cấp độ khu vực và quốc tế. Tuy thế, Việt Nam
luôn là bên chịu thâm hụt và đặc biệt giá trị thâm hụt tăng rất nhanh
khi hai quốc gia mở cửa sâu rộng hơn thị trường hàng hóa của mình
cho bên kia, đã và đang làm giảm đi phần nào những lợi ích thực tế
Việt Nam có thể được hưởng từ sự tăng trưởng ấn tượng này.
Khi đi sâu phân tích cơ cấu thương mại hàng hóa Việt - Hàn
giai đoạn 2001 - 2016, có thể rút ra một số kết luận sau đây: 1) Việt
Nam đã giảm mạnh xuất khẩu đến Hàn Quốc nhóm sản phẩm thâm
dụng yếu tộ tự nhiên và lao động phổ thông, đồng thời gia tăng đáng
kể đóng góp của nhóm sản phẩm thâm dụng hàm lượng khoa học
công nghệ, vốn–tri thức; 2) hàm lượng giá trị gia tăng nội địa trong
sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có những cải thiện đáng khích lệ;
3) tỷ trọng thương mại nội ngành, đặc biệt hàng trung gian như linh
phụ kiện điện thoại, máy móc trong tổng thương mại giữa hai nước
ngày càng tăng lên, cho thấy Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng
hơn vào mạng lưới sản xuất khu vực và quốc tế của các doanh
nghiệp đa quốc gia Hàn Quốc; 4) cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam từ
Hàn Quốc ngày càng tập trung cao vào nhóm hàng máy móc, linh
phụ kiện hàng công nghiệp thâm dụng yếu tố công nghệ cao, vốn - tri
thức đã có những tác động tích cực nhất định đến cải thiện năng lực
sản xuất và xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Những cải thiện trong


23

cơ cấu thương mại hàng hóa của Việt Nam với Hàn Quốc hơn một
thập niên qua do nhiều tố tạo nên, bao gồm: (i) quan hệ hợp tác Việt
– Hàn không ngừng được củng cố và phát triển trên mọi lĩnh vực; (ii)
tăng trưởng trong thu hút FDI, đặc biệt từ Hàn Quốc vào các ngành
công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam; (iii) cơ cấu thương mại
giữa hai nước chủ yếu mang tính bổ sung; (iv) các yếu tố tự nhiên,
kinh tế - xã hội của mỗi nước; (v) gia tăng xu hướng liên kết kinh tế
giữa các nước Đông Á, trong đó Việt Nam ngày càng trở thành mắt
xích quan trọng trong mạng lưới sản xuất hàng hóa của khu vực.
Bên cạnh những kết quả tích cực, sự dịch chuyển cơ cấu thương
mại hàng hóa Việt – Hàn giai đoạn 2001 - 2016 còn tồn tại nhiều hạn
chế và vấn đề đặt ra, bao gồm: 1) thâm hụt thương mại với Hàn Quốc
tăng rất nhanh; 2) tỷ phần nhóm sản phẩm thâm dụng yếu tố công
nghệ thấp và lao động phổ thông trong xuất khẩu của Việt Nam sang
Hàn Quốc vẫn còn lớn; 3) tính bền vững của cơ cấu xuất khẩu chưa
cao khi phụ thuộc lớn vào các doanh nghiệp FDI, nhất là các doanh
nghiệp Hàn Quốc; 4) sự tham gia của khu vực doanh nghiệp nội địa
vào chuỗi giá trị sản xuất và xuất khẩu sang Hàn Quốc vẫn chủ yếu ở
các công đoạn giản đơn như gia công, lắp ráp; 5) tỷ trọng thương mại
nội ngành Việt - Hàn thấp, cho thấy Việt Nam chưa xây dựng và tận
dụng được hiệu quả lợi thế kinh tế nhờ quy mô trong trao đổi thương
mại với Hàn Quốc. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trên là:
(i) mô hình phát triển kinh tế, sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam
vẫn dựa chủ yếu vào lợi thế lao động giá rẻ, tài nguyên nhiên thiên;
(ii) môi trường chính sách kinh doanh, thu hút đầu tư chưa thông
thoáng và minh bạch, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu; (iii) thiếu hụt các
ngành công nghiệp hỗ trợ thiết yếu; (iv) năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp nội địa yếu, lại chưa tận dụng được nhiều lợi thế từ các
thỏa thuận thương mại, kinh tế với Hàn Quốc; (v) chưa có chính sách
thương mại riêng biệt cho thị trường Hàn Quốc; và (vi) cạnh tranh

xuất khẩu và thu hút đầu tư từ Hàn Quốc giữa Việt Nam với các
nước khác trong khu vực ngày càng gay gắt.


×