Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Quản lý chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện công lập Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.53 KB, 27 trang )

Công trình được hoàn thành tại:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

Học viện hành chính quốc gia
Người hướng dẫn khoa học:

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

1. PGS.TS. Lê Thị Vân Hạnh
2. GS.TS. Nguyễn Công Khẩn

Phản biện 1:

CAO HƯNG THÁI

……………………………………………………………

Phản biện 2:

QUẢN LÝ CHẤT LƯƠNG KHÁM, CHỮA BỆNH
CỦA BỆNH VIỆN CÔNG LẬP VIỆT NAM

………………………………..……………………………
Phản biện 3:
……………………………………………………………

Chuyên ngành: Quản lý hành chính công
Mã số: 62 34 82 01



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện
Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ - Phòng họp….. Nhà ……,
Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ

Đa - Hà Nội
Thời gian: vào hồi ……… giờ ….. ngày … tháng …. Năm ………
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc thư viện
của Học viện Hành chính Quốc gia.

HÀNH CHÍNH CÔNG


Mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài
Khi nói đến chất lượng cuộc sống của con người, chúng ta thường đề cập
đến vấn đề sức khỏe. Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tâm
thần và xã hội chứ không phải chỉ đơn thuần là tình trạng không có bệnh hay
thương tật. Có một sức khỏe tốt nhất là một trong những quyền cơ bản của con
người dù thuộc bất kỳ chủng tộc, tôn giáo, niềm tin, chính trị điều kiện kinh tế
xã hội nào.
Do đó, sức khỏe là một trong những mục tiêu quan trọng của tiến trình
phát triển và được đặt ở vị trí cao: “Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, là
một trong những điều kiện cơ bản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và
là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ Tổ
quốc”.
Sức khỏe con người ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như môi trường thiên
nhiên (đất, nước, không khí, khí hậu); môi trường xã hội (văn hóa, giáo dục, lao

động, học tập); sinh học và di truyền; ý thức tự giữ gìn sức khỏe của mỗi người
(rèn luyện thân thể, vệ sinh cá nhân, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt) và
đặc biệt là các hoạt động y tế. Để có sức khỏe tốt con người cần phải phòng
bệnh chủ động và tích cực, triển khai tổ chức các biện pháp vệ sinh an toàn
thực phẩm, vệ sinh môi trường, vệ sinh lao động, vệ sinh học đường, khám sức
khỏe định kỳ, tiêm chủng mở rộng, kiểm dịch, phòng chống dịch bệnh và chỉ
đến khi bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn, thì mới cần đến các cơ quan y tế tiến hành
việc cấp cứu, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng tùy theo tình trạng sức
khỏe, thương tích của mỗi người. Có thể nói sức khỏe và y tế có mối quan hệ
mật thiết, hữu cơ với nhau.
Trong quá trình phát triển, tùy vào thể chế chính trị và điều kiện kinh tếxã hội, chính phủ mỗi nước đều có định hướng phát triển sự nghiệp y tế, ban
hành các chiến lược, chính sách và sử dụng công cụ quản lý nhà nước để can
thiệp, điều tiết, hỗ trợ hoạt động y tế cũng như kiểm soát chất lượng dịch vụ y
tế sao cho đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước và sử dụng
một cách hợp lý nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho y tế. Đồng thời, giúp
người dân dễ dàng tiếp cận, thụ hưởng dịch vụ y tế có chất lượng đáp ứng nhu
cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân góp phần thực hiện công
bằng, đảm bảo an sinh xã hội.

Ở các nước phát triển như các nước Bắc Âu (nhà nước phúc lợi), Mỹ,
Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, vv, hoạt động cung cấp dịch vụ y tế nói
chung và dịch vụ khám chữa bệnh nói riêng được quan tâm đầu tư phát triển.
Quản lý nhà nước đối với các hoạt động cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh khá
hoàn thiện, từ khung pháp lý, đến tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, các công
cụ hỗ trợ, kiểm tra, giám sát đánh giá để hoạt động cung cấp dịch vụ khám
chữa bệnh tuân thủ đúng pháp luật và đảm bảo chất lượng. Các bệnh viện liên
tục áp dụng các phương pháp quản lý chất lượng mới như quản lý chất lượng
toàn diện, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, đánh giá chất lượng bệnh
viện theo tiêu chuẩn JCI vv nhằm duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng,
hiệu quả khám chữa bệnh, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.

Khoảng 20 năm trở lại đây, các nước trong khu vực Asean như Xinh-gapo, Thái Lan, Ma-lay-xi-a đã có chính sách quản lý chất lượng khám, chữa
bệnh thông qua các công cụ pháp luật và các chương trình nâng cao chất lượng
quốc gia; các cơ sở y tế đã triển khai thực hiện và đẩy mạnh việc áp dụng quản
lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và JCI. Nhiều bệnh viện đã xây dựng và duy
trì thương hiệu “bệnh viện chất lượng” được thế giới và khu vực công nhận,
đáp ứng nhu cầu và thu hút được nhiều người dân đến khám chữa bệnh.
Ở nước ta, trong thời kỳ đổi mới, nhất là từ khi Luật khám bệnh, chữa
bệnh được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011, tạo dấu ấn
quan trọng trong hoạt động quản lý cũng như cung ứng dịch vụ khám chữa
bệnh, với mục tiêu lấy người bệnh làm trung tâm, đảm bảo an toàn người bệnh,
thực hiện công khai, công bằng, hiệu quả trong khám bệnh, chữa bệnh, khuyến
khích các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng
bệnh viện, nhờ đó, công tác y tế nói chung và khám chữa bệnh nói riêng có
nhiều đổi mới và tiến bộ. Hệ thống chính sách, pháp luật về khám bệnh, chữa
bệnh tiếp tục được hoàn thiện; hệ thống bệnh viện công lập được quan tâm đầu
tư, củng cố nâng cấp cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; năng lực
khám chữa bệnh của các bệnh viện từng bước được tăng cường góp phần năng
cao chất lượng khám chữa bệnh đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.
Tuy nhiên, công tác khám chữa bệnh thời gian qua còn nhiều hạn chế,
bất cập và đang đứng trước những khó khăn thách thức:
Thứ nhất, thách thức giữa một bên là nhu cầu khám chữa bệnh của nhân
dân ngày càng tăng cao cả về số lượng lẫn chất lượng và một bên là năng lực
cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở khám, chữa bệnh còn hạn chế,
chưa đáp ứng cả về quy mô lẫn chất lượng dịch vụ. Hiện nay, mô hình bệnh tật
ở Việt Nam ngày càng đa dạng và phức tạp. Bệnh không lây nhiễm gia tăng,


bệnh lây nhiễm diễn biến phức tạp, nhiều bệnh dịch mới nổi vv. Mặt khác, điều
kiện kinh tế xã hội phát triển, thu nhập của người dân tăng lên, giao thông
thuận tiện hơn, dẫn đến nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tăng lên, trong

khi đó các bệnh viện chưa được đầu tư, nâng cấp kịp thời, nhiều bệnh viện cơ
sở vật chất trang thiết bị đã xuống cấp, năng lực chuyên môn của bệnh viện còn
hạn chế, quá tải bệnh viện xảy ra ở các bệnh viện Trung ương và bệnh viện
tuyến cuối ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ hai, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập khu vực và thế giới, trong
đó có y tế dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng về khoa học công nghệ trong y tế,
nhất là công nghệ thông tin, đòi hỏi các bệnh viện Việt Nam phải kịp thời thay
đổi cả về công nghệ lẫn quản lý để cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh cho nhân
dân đảm bảo chất lượng và an toàn. Điều đó, có nghĩa là chất lượng khám chữa
bệnh của bệnh viện Việt Nam phải đạt được một chuẩn mực chất lượng tối
thiểu và thường xuyên phải nâng cao hơn, phù hợp tiêu chuẩn chất lượng của
khu vực và thế giới.
Thứ ba, bệnh viện công có vai trò chủ đạo, quyết định trong cung cấp
dịch vụ KCB cho nhân dân. Tính đến 31/12/2016 cả nước có 1424 bệnh viện
với 252.600 giường bệnh, trong đó có 1252 bệnh viện công lập (chiếm 88%)
với 239.544 giường bệnh (chiếm 95%) và 172 bệnh viên tư nhân (chiếm 12%)
với 13.056 giường bệnh (chiếm 5 %). Thực tiễn cho thấy, bệnh viện công giữ
vai trò chủ đạo trong cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh cho nhân dân.
Bên cạnh đó, hiện nay có sự thay đổi cơ chế quản lý đối với bệnh viện
công lập hướng đến mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển trong hoạt động
khám chữa bệnh. Bệnh viện công lập do nhà nước đầu tư, thành lập và quy định
cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, cơ chế quản lý nhân lực và tổ chức điều
hành hoạt động của bệnh viện nhằm thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của nhà nước.
Hiện nay, các bệnh viện đang triển khai, thực hiện chủ trương của nhà nước
giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các bệnh viện, tạo điều kiện cho
bệnh viện phát huy hết khả năng của mình, vì thế Nhà nước cần phải có cơ chế
quản lý, kiểm soát để đánh giá, hạch toán chi phí và hiệu quả.
Thứ tư, khám chữa bệnh là loại hình dịch vụ đặc biệt, liên quan đến sức
khỏe và tính mạng của con người. Đối tượng sử dụng, thụ hưởng dịch vụ khám
chữa bệnh là người bệnh, khi mắc bệnh họ cần phải nhanh chóng, kịp thời đến

cơ sở khám chữa bệnh phù hợp để được cấp cứu, khám và điều trị, vì thế không
có hoặc ít có cơ hội để lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh.

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, bản thân nghiên cứu sinh
là công chức đã có thời gian công tác lâu năm trong ngành y tế và hiện đang
công tác tại Cục Quản lý Khám chữa bệnh là cơ quan có chức năng tham mưu
cho Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về lĩnh vực khám chữa bệnh, nhận
thức được những vấn đề hạn chế, bất cập và những khó khăn thách thức hiện
nay trong quản lý chất lượng khám chữa bệnh. Những vấn đề này cần phải sớm
được khắc phục, giải quyết góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho
nhân dân.
Chính vì vậy, để có bằng chứng khoa học cho việc xây dựng chính sách
và hoàn thiện cơ chế quản lý, đồng thời nhằm giải quyết được những vấn đề
nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Quản lý chất lượng khám, chữa
bệnh của bệnh viện công lập Việt Nam”
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý chất lượng khám,
chữa bệnh, luận án đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý chất lượng
khám, chữa bệnh của bệnh viện công lập, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích đặt ra, đề tài luận án tập trung giải quyết các
nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, phân tích
làm rõ những nội dung đề tài luận án có thể kế thừa, những nội dung, vấn đề
luận án cần tiếp tục nghiên cứu.
- Nghiên cứu tổng hợp và bổ sung cơ sở lý luận về quản lý chất lượng
khám chữa bệnh của bệnh viện: làm rõ các khái niệm và các yếu tố liên quan;
phân tích nội dung quản lý chất lượng bao gồm nội dung quản lý nhà nước và

nội dung quản lý chất lượng tại bệnh viện; nghiên cứu phân tích mô hình,
phương pháp quản lý chất lượng và bài học kinh nghiệm quốc tế về quản lý
chất lượng khám chữa bệnh.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng
khám chữa bệnh của bệnh viện công lập ở nước ta hiện nay: phân tích kết quả
đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.


- Tổng hợp các quan điểm, định hướng và đề xuất một số giải pháp quản
lý chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện công lập phù hợp với quan điểm,
định hướng của Đảng và Nhà nước đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khỏe nhân dân và hội nhập quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý chất lượng khám chữa bệnh
của bệnh viện bao gồm quản lý nhà nước về chất lượng khám chữa bệnh và
quản lý chất lượng tại bệnh viện:
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án xác định phạm vi nghiên cứu như sau:
- Về nội dung: tập trung nghiên cứu các hoạt động quản lý chất lượng
khám chữa bệnh của bệnh viện công lập gồm:
+ Hoạt động quản lý nhà nước (chủ thể Nhà nước), giới hạn ở cơ quan
quản lý cấp Trung ương.
+ Hoạt động quản lý chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện (chủ thể
bệnh viện) giới hạn đối tượng là các bệnh viện Trung ương trực thuộc Bộ Y tế.
- Về thời gian: giai đoạn từ năm 2011 trở lại đây, thời điểm Luật khám
bệnh, chữa bệnh có hiệu lực thi hành. Trong quá trình phân tích đánh giá có thể
sử dụng dữ liệu có trước 2011.
- Về không gian: Nghiên cứu quản lý chất lượng khám chữa bệnh của
bệnh viện công lập trong cả nước.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa MácLê Nin về phép biện chứng duy vật và lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh và những
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác y tế để diễn giải, phân
tích và luận giải hoạt động quản lý chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện
công lập ở Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích tài
liệu thứ cấp; phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp phỏng vấn trưng
cầu ý kiến.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết khoa học của đề tài
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài luận án giải quyết một số câu hỏi nghiên cứu chính sau đây:
Thứ nhất, chất lượng khám, chữa bệnh, quản lý chất lượng khám, chữa
bệnh của bệnh viện công lập được hiểu như thế nào? Đo lường bằng gì? Bao
gồm những nội dung gì? Phụ thuộc những yếu tố nào? Quản lý chất lượng
khám, chữa bệnh ở các nước trên thế giới như thế nào, có thể rút ra bài học gì
để áp dụng vào thực tiễn Việt Nam.
Thứ hai, thực trạng quản lý chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện
công lập bao gồm quản lý nhà nước và quản lý chất lượng tại bệnh viện hiện
nay? Việc thực hiện thí điểm bộ tiêu chí đánh giá chất lượng khám, chữa bệnh
của bệnh viện được thực hiện như thế nào?
Thứ ba, các quan điểm, định hướng quản lý chất lượng khám chữa bệnh
của bệnh viện hiện nay là gì? Những giải pháp quản lý nhà nước nào cần thực
hiện để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện công lập Việt Nam
trong thời gian tới?
5.2. Giả thuyết khoa học
Từ các câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu của đề tài luận án là:
Thứ nhất, các khái niệm liên quan chất lượng khám, chữa bệnh và quản

lý chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện chưa rõ, được hiểu khác nhau;
nội dung và các yếu tố liên quan đến quản lý chất lượng khám, chữa bệnh của
bệnh viện chưa được làm rõ; có sự khác biệt về quản lý chất lượng khám, chữa
bệnh ở Việt Nam và các nước trên thế giới.
Thứ hai, hoạt động quản lý chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện
công lập Việt Nam còn những hạn chế, bất cập; chưa có bộ công cụ đo lường
chuẩn để đánh giá; chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Thứ ba, cần phải có giải pháp mới và thay đổi cách thực hiện quản lý
chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện công lập phù hợp với các quan
điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước, đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức
khỏe ngày càng tăng cao của nhân dân và xu thế hội nhập quốc tế.


6. Những đóng góp mới của luận án
Luận án được hoàn thành, là công trình nghiên cứu chuyên sâu thuộc
chuyên ngành quản lý hành chính công. Luận án có một số đóng góp mới cụ
thể sau:
- Thông qua tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án,
tìm ra khoảng trống còn bỏ ngỏ cần nghiên cứu tiếp về lý luận và thực tiễn về
chất lượng khám, chữa bệnh và quản lý chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh
viện công lập Việt Nam.
- Làm rõ các khái niệm, nội dung và các yếu tố liên quan tác động đến
chất lượng và quản lý chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện; chỉ ra các mô
hình, phương pháp quản lý chất lượng các nước tiến tiến đang áp dụng, rút ra
bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam.
- Luận án đã khắc họa được bức tranh thực trạng về chất lượng và quản
lý chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện công lập ở Việt Nam (từ phía nhà
nước và các bệnh viện).
- Đề xuất được một số giải pháp mới về quản lý chất lượng khám, chữa
bệnh của bệnh viện công lập phù hợp với quan điểm, định hướng của Đảng và

Nhà nước đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và
hội nhập quốc tế.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài luận án
Luận án góp phần bổ sung và làm phong phú thêm lý luận về quản lý
chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện công lập; góp
phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với dịch vụ
khám chữa bệnh, đồng thời chỉ rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn
thiện quản lý chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu
viên, giảng viên và sinh viên trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại
các cơ sở đào tạo khoa học hành chính và y tế. Đồng thời, cũng có thể làm tài
liệu tham khảo đối với các cán bộ, công chức, viên chức, các nhà quản lý y tế
trong công tác nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và hoạch định
chính sách trong lĩnh vực khám, chữa bệnh.
8. Nội dung luận án
Bố cục Luận án ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham
khảo, phụ lục, có 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án;
Chương 2: Cơ sở khoa học về quản lý chất lượng khám, chữa bệnh của
bệnh viện công lập;
Chương 3: Thực trạng quản lý chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh
viện công lập Việt Nam;
Chương 4: Định hướng và giải pháp quản lý chất lượng khám, chữa bệnh
của bệnh viện công lập Việt Nam;
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về chất lượng khám chữa
bệnh

Công trình nước ngoài
- Cuốn sách “Đo lường và quản lý chất lượng y tế” của các tác giả
Maimunah A. Hamid, Sondi Sararaks, A.F.AI-Assaf, Low Lee Lan thuộc
Viện Nghiên cứu hệ thống y tế Bộ Y tế Malaysia đã chỉ ra rằng quản lý chất
lượng y tế có liên quan chặt chẽ tới việc cải thiện chăm sóc sức khỏe.
- Nghiên cứu của Ali Mohammad Mosadeghrad về các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng dịch vụ CSSK với mục đích chính là xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng CSSK trong bối cảnh Iran.
- Nghiên cứu Jack A. Meyer, Sharon Silow-Carroll, Todd Kutyla, Larry
S. Stepnick, và Lise S. Rybowski Tháng 7 năm 2004, về bệnh viện chất lượng
thành phần cho thành công, tổng quát và bài học kinh nghiệm.
- Buciuniene và cộng sự (2006) đã nghiên cứu thái độ của các nhà quản
lý đối với hệ thống QLCL tại các bệnh viện điều dưỡng và điều trị hỗ trợ tại
Latvia. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thái độ của các nhà quản lý bệnh viện
đối với việc áp dụng hệ thống QLCL.
- Nghiên cứu của Heidari Gorji AM1, Farooquye JA. Thông qua việc so
sánh các dịch vụ chăm sóc y tế tại ba nước được thực hiện dựa trên các tiêu chí
CSSK Baldrige đánh giá hiệu suất hoạt động xuất sắc năm 2009-2010 và các
hướng dẫn được đề xuất bởi Hiệp hội các bệnh viện Hoa Kỳ cho các bệnh viện.


- Nghiên cứu của Selbmann HK1 về đánh giá và chứng nhận chất lượng
chăm sóc y tế ở Đức cho thấy ngày càng có nhiều các cuộc gọi để đánh giá và
chứng nhận chất lượng của bệnh viện để thấy được sự minh bạch trong hệ
thống CSSK ở Đức.
Công trình trong nước
- Cuốn tài liệu “Đào tạo liên tục về quản lý chất lượng bệnh viện” của
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh – Bộ Y tế sử dụng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý các bệnh viện, xuất bản năm 2015 với 6 chủ đề chính bao gồm: đại
cương về QLCL bệnh viện, hướng dẫn công tác QLCL bệnh viện, đo lường

chất lượng, vai trò của người lãnh đạo, khuyến khích động viên nhân viên và
phương pháp lập kế hoạch chiến lược và đề án cải thiện chất lượng bệnh viện.
- Cuốn sách “Báo cáo chung tổng quan Ngành Y tế năm 2012, nâng cao
chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh”, xuất bản năm 2012 đã cập nhật tình
trạng sức khỏe và những yếu tố ảnh hưởng, cập nhật thực trạng hệ thống y tế và
thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra trong kế hoạch 5 năm Ngành Y tế 2011-2015.
- Cuốn sách “Các thực hành tốt quản lý chất lượng và an toàn người
bệnh tại một số bệnh viện Việt Nam”, chủ biên tác giả Lương Ngọc Khuê và
cộng sự năm 2016 gồm 4 phần chính: (1) Triển khai áp dụng Bộ Tiêu chí đánh
giá chất lượng bệnh viện; (2) Giới thiệu bài học về QLCL và cải tiến chất
lượng; (3) Các bài học về thực hành sử dụng Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng
bệnh viện phục vụ cho cải tiến chất lượng;(4) Giới thiệu các biện pháp liên
quan đến an toàn người bệnh, liên hệ với các tiêu chí trong Bộ tiêu chí đánh giá
chất lượng bệnh viện.
- Tác giả Nguyễn Huy Quang trong Đề tài tiến sĩ “Quản lý nhà nước
bằng pháp luật trong lĩnh vực Y tế ở nước ta hiện nay” đã phân tích nội hàm,
làm rõ khái niệm lĩnh vực y tế chính là các hoạt động y tế để xác định y tế là
một trong những yếu tố tác động tích cực đến sức khỏe, nhằm bảo vệ sức khỏe
nhân dân,…. đưa ra những luận chứng cụ thể hơn, khoa học hơn về nội hàm
các nội dung của công tác QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế;
- Tác giả Phạm Văn Tác trong Đề tài tiến sĩ hành chính công “Quản lý
nhà nước đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế” đã
nghiên cứu vấn đề lý luận, thực tiễn và những giải pháp hoàn thiện QLNN đội
ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế.
- Tác giả Nguyễn Minh Lợi trong Đề tài tiến sĩ hành chính công “Quản
nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng ở Việt Nam hiện nay” đã phân

tích nội hàm các khái niệm liên quan và đề xuất khái niệm QLNN về đào tạo
nguồn nhân lực điều dưỡng; xác định các nội dung QLNN và phân tích các yếu
tố liên quan đến hoạt động QLNN; ….. đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN

về đào tạo điều dưỡng.
- Tác giả Lê Quang Cường trong bài viết “Chăm sóc sức khỏe và thị
trường y tế” đã đưa ra kết luận: Do tính đặc thù của sức khỏe, dịch vụ CSSK và
thị trường CSSK, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quản lý và cung cấp
dịch vụ CSSK.
- Tác giả Trương Bảo Thanh trong Đề tài tiến sĩ “Chính sách cạnh tranh
trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam” đã hệ thống hoá và luận giải rõ hơn
cơ sở lý luận về chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế; …trên cơ
sở đó đặt ra các vấn đề cần phải giải quyết; đưa ra một số quan điểm và các giải
pháp hoàn thiện chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam
hiện nay.
- Tác giả Lê Thu Thủy trong đề tài tiến sĩ kinh tế chính trị năm 2018
“Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của các bệnh viện trung ương
trên địa bàn Hà Nội” đã làm rõ vai trò của Nhà nước, vai trò của thị trường;
nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước rút ra bài học cho việc nâng chất
lượng dịch vụ KCB tại bệnh viện …đề xuất những giải pháp cơ bản để nâng
cao chất lượng dịch vụ KCB tại các bệnh viện TW trên địa bàn Hà Nội.
- Tác giả Trịnh Thị Lý với nghiên cứu “Mô hình quản lý chất lượng bệnh
viện và đề xuất giải pháp áp dụng ở Hải Phòng” đã tìm hiểu, phân tích mô hình
QLCL bệnh viện, từ đó lựa chọn mô hình phù hợp để áp dụng QLCL bệnh viện
ở Hải Phòng
- Tác giả Vũ Tiến Dũng trong đề tài tiến sĩ hành chính công “Quản lý
nhà nước về bồi dưỡng viên chức có trình độ chuyên môn sau đại học tại các
bệnh viện hạng đặc biệt ở Việt Nam” đã đưa ra khái niệm, nội dung của
QLNN, các yếu tố tác động đến hoạt động QLNN và đề xuất các giải pháp
hoàn thiện QLNN về bồi dưỡng viên chức có trình độ sau đại học tại các bệnh
viện hạng đặc biệt ở Việt Nam.
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng triển khai quản lý chất lượng KCB của
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh năm 2012. Nghiên cứu này dừng lại ở việc đánh
giá thực trạng việc triển khai thực hiện QLCL của các bệnh viện mà chưa có

đánh giá việc tổ chức thực hiện của cơ quan QLNN.
1.1.2. Công trình nghiên cứu quản lý chất lượng tại bệnh viện


Công trình nước ngoài
- Trước tiên phải kể đến nghiên cứu của Alaraki M.S. về QLCL toàn
diện (TQM) đưa ra phương pháp giải quyết vấn đề an toàn cho bệnh nhân và
giúp cải thiện đáng kể hoạt động của bệnh viện.
- Nghiên cứu của Nicolay CR1, Purkayastha S, Greenhalgh A, Benn J,
Chaturvedi S, Phillips N, Darzi A. về thực nghiệm thực hiện một phương pháp
QI mô tả nhằm phục vụ cho việc chăm sóc phẫu thuật và phân tích kết quả
thống kê.
- Nghiên cứu của Sussmane JB1, Torbati D, Gitlow HS . Với Mục đích
là đo lường, đánh giá chất lượng CSSK tại đơn vị hồi sức tích cực nhi khoa
(PICU) trong suốt quá trình thay huyết tương.
- Nghiên cứu của Revere L1, Black K. về việc lồng ghép 6 Sigma vào
chương trình TQM hiện có, tạo điều kiện cho việc cải tiến quá trình thông qua
phân tích dữ liệu chi tiết.
- Nghiên cứu của Lebuisson và cộng sự tại một bệnh viện của Pháp với
mục tiêu đạt được chứng nhận ISO 9001-2000 trong việc điều trị laser tật khúc
xạ.
- Một Nghiên cứu gần đây nhất của Lorenzen và cộng sự tại khoa xạ trị
của một bệnh viện thuộc trường đại học tại Đức, đánh giá sự thay đổi các chỉ số
chất lượng của khoa sau khi áp dụng hệ thống QLCL theo ISO 9001-2000.
- Một nghiên cứu khác của Helbig và cộng sự tại một khoa khám bệnh
ngoại trú của bệnh viện thuộc trường đại học tại Đức. Nghiên cứu này đã kết
luận việc đánh giá có hệ thống cấu trúc tổ chức hiện tại của phòng khám ngoại
trú qua việc phân tích tình hình hiện tại xác định vấn đề, phân tích tìm nguyên
nhân là việc làm cần thiết để cải thiện chất lượng dịch vụ.
- Beholz S1, Koch C, Konertz W. nghiên cứu về chứng nhận và QLCL

một trung tâm tim mạch thuộc Trường Đại học tổng hợp theo luật ISO 90012000.
- Beholz và cộng sự năm 2003, cũng lại tiến hành nghiên cứu đánh giá
tác động của hệ thống QLCL theo ISO 9001-2000 tại trung tâm phẫu thuật tim
nói trên.
- Nghiên cứu của Duvauferrier R1, và cộng sự với mục đích là sự chuyển
tiếp từ mô hình quản lý kết hợp TQM dựa trên mô hình “EFQM” châu Âu, và
đảm bảo chất lượng dựa trên mô hình cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn ISO 9000

-1994, tới mô hình chứng nhận đạt chuẩn ISO 9001-2000 áp dụng quản lý quy
trình và tích hợp cả đảm bảo quản lý và chất lượng.
- Bài viết của Pereira P, Westgard JO, Encarnação P, Seghatchian J, de
Sousa G. thảo luận về việc thực hành sản xuất tốt và thực hành phòng thí
nghiệm tốt cũng như các xu hướng trong các tiêu chuẩn.
- Nghiên cứu của Seki A, Kugawa S, Miya T. cho thấy đã hơn 10 năm
trôi qua kể từ khi Chương trình tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 15189 quy định về
chất lượng và năng lực của các phòng thí nghiệm y tế đã được ban hành vào
năm 2003.
- Nghiên cứu của Rizzi F1, Pizzuto M, Lodetti L, Corli O, Da Col D,
Damiani ME, Mihali D, Piva L, Saita L, Vinci M, Bonaldi A, mô tả kết quả
chính của quá trình chứng nhận dựa trên các tiêu chí của JCI cho mô hình nhà
bệnh viện được thực hiện bởi những CSYT chăm sóc giảm nhẹ của 7 bệnh viện
ở Milan cho những bệnh nhân ung thư.
- Nghiên cứu của Tekkesin N1, Kilinc C, Keskin K. tại bệnh viện
Memorial có một dịch vụ phòng thí nghiệm cung cấp xét nghiệm Easy Stat và
thường quy. Việc sử dụng các quy trình tiêu chuẩn hóa và đào tạo đội ngũ nhân
viên thường xuyên, kết hợp với một cuộc trao đổi với hệ thống quản lý giới
thiệu dựa trên nghiên cứu hiện có với một hệ thống điện tử, có thể tăng sự an
toàn trong quá trình tiền phân tích.
Công trình trong nước
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Xuyên và cộng sự tại 5 bệnh viện có

ứng dụng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và 4 bệnh viện chưa
ứng dụng ISO trong thời gian từ năm 2007-2008, đã rút ra kết luận: Ứng dụng
hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 đã góp phần nâng cao hiệu quả
công tác quản lý bệnh viện và nâng cao chất lượng chuyên môn của bệnh viện.
1.2. Nhận xét, đánh giá về các công trình nghiên cứu đã tổng quan
1.2.1. Những nội dung kế thừa từ các công trình tổng quan
Thứ nhất, các công trình tổng quan đã chỉ rõ một số nội dung về tính cấp
thiết và lợi ích của việc thực hiện hoạt động QLCL nói chung và QLCL trong y
tế nói riêng; nguyên tắc, xu hướng QLCL hiện nay và một số khái niệm, yếu tố
liên quan đến chất lượng và QLCL trong y tế.


Thứ hai, các công trình tổng quan đã khẳng định dịch vụ y tế là một loại
hình dịch vụ nhưng có đặc điểm riêng, liên quan trực tiếp đến sức khỏe con
người, là thị trường dịch vụ thiếu cạnh tranh, thị trường không hoàn chỉnh.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu tổng quan cả trong nước và nước
ngoài đều cho thấy vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc kiểm soát chất
lượng dịch vụ y tế và yêu cầu QLNN bằng pháp luật trong y tế.
Thứ tư, các công trình nghiên cứu tổng quan đã cho thấy một số mô hình
QLCL đang được các quốc gia trên thế giới nhất là các nước phát triển áp dụng
trong QLCL để nâng cao chất lượng KCB và hiệu quả hoạt động của các tổ
chức y tế như mô hình TQM, PDCA, 6 sigma, Lean, ISO.
Thứ năm, công trình nghiên cứu tổng quan chỉ rõ một số giải pháp
QLNN đối với đội ngũ cán bộ chuyên môn sau đại học và phát triển đội ngũ
điều dưỡng ở Việt Nam hiện nay.
Thứ sáu, các công trình nghiên cứu tổng quan nêu lên việc đo lường,
đánh giá chất lượng dịch vụ y tế cần phải có bộ công cụ bao gồm các tiêu chí
đánh giá, nhóm tiêu chí đánh giá về các điều kiện đầu vào, quá trình và đầu ra.
1.2.2. Những nội dung chưa đề cập hoặc chưa được làm rõ trong các
công trình tổng quan

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu tổng quan có đề cập đến tính cấp
thiết và lợi ích của QLCL trong y tế nói chung đối với các nước trên thế giới
nhưng chưa đề cập sâu, cụ thể đối với thực tiễn ở Việt Nam.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu tổng quan có đề cập đến các khái
niệm chung liên quan đến chất lượng và QLCL y tế nhưng tiếp cận dưới nhiều
góc độ khác nhau.
Thứ ba, có một số tài liệu, công trình nghiên cứu tổng quan đề cập đến
QLCL dịch vụ y tế nhưng mới dừng ở một số khía cạnh của QLNN trong y tế
hoặc đề cập việc tổ chức thực hiện QLCL tại bệnh viện..
Thứ tư, các công trình nghiên cứu tổng quan có đề cập đến các yếu tố
ảnh hưởng đến chất lượng và QLCL nhưng ở phạm vi của một bệnh viện hoặc
khoa phòng của bệnh viện.
Thứ năm, nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đề cập
mô hình quản lý mới áp dụng tại các bệnh viện như ứng dụng quản lý theo tiêu
chuẩn ISO, theo phương pháp PDCA, phương pháp 6 sigma, Lean, còn nghiên
cứu trong nước có đề cập ứng dụng mô hình ISO áp dụng trong bệnh viện.

Thứ sáu, công trình nghiên cứu tổng quan cũng cho thấy một số bộ tiêu
chí đánh giá chất lượng KCB mà một số nước phát triển đang áp dụng và Bộ
tiêu chí đánh giá chất lượng mà bệnh viện Việt Nam đang được áp dụng thí
điểm.
Thứ bảy, chưa có công trình nghiên cứu nào về thực trạng quản lý chất
lượng KCB hiện nay và đánh giá chất lượng KCB của bệnh viện ở Việt Nam,
như làm rõ tổ chức nào có chức năng đánh giá, đánh giá như thế nào.
1.2.3. Hướng nghiên cứu của đề tài
Thứ nhất, Đề tài luận án cần nghiên cứu làm rõ hơn cả về cơ sở lý luận
và thực tiễn của vấn đề quản lý chất lượng KCB như: làm rõ các khái niệm liên
quan đến đề tài; phân tích nội dung quản lý chất lượng KCB của bệnh viện cả
về nội dung QLNN và nội dung quản lý chất lượng tại bệnh viện; quản lý chất
lượng KCB; phân tích, nghiên cứu các mô hình, bài học kinh nghiệm của các

nước trên thế giới để lựa chọn áp dụng ở Việt Nam trong lĩnh vực quản lý chất
lượng KCB.
Thứ hai, nghiên cứu đánh giá thực trạng về quản lý chất lượng KCB của
bệnh viện. Đề xuất các tiêu chuẩn, quy chuẩn và việc tổ chức triển khai hoạt
động QLCL, làm rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng KCB của
bệnh viện.
Thứ ba, nghiên cứu các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về
công tác y tế, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng KCB của bệnh
viện công lập Việt Nam trong tình hình mới.
Kết luận Chương 1
Kết quả tổng quan cho thấy có một số nội dung, vấn đề các công trình
nghiêu cứu đã làm rõ cần thiết phải kế thừa và còn những vấn đề liên quan đến
Đề tài luận án chưa đề cập đến hoặc đề cập nhưng chưa đầy đủ, cụ thể, chuyên
sâu, toàn diện cần phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ hơn; quan điểm, đinh hướng,
về QLCL và các giải pháp cụ thể để tăng cường quản lý chất lượng KCB của
các bệnh viện công lập hiên nay.
Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KHÁM
CHỮA BỆNH CỦA BỆNH VIỆN CÔNG LẬP
2.1. Chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện
2.1.1. Bệnh viện và vai trò của bệnh viện


2.1.1.1. Khái niệm bệnh viện
Bệnh viện là cơ sở khám, chữa bệnh có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tối
thiểu đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện khám, chữa bệnh theo quy định; có đội ngũ
nhân lực, người hành nghề (được cấp chứng chỉ hành nghề) phù hợp; được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh; có tổ
chức bộ máy quản lý điều hành và các bộ phận chức năng, điều phối sử dụng
các nguồn lực tổ chức hoạt động khám, chữa bệnh và ứng dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật và quản lý để duy trì và nâng cao chất lượng khám, chữa

bệnh đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Ngoài ra,
bệnh viện còn thực hiện một số hoạt động dự phòng, đào tạo, nghiên cứu khoa
học, chỉ đạo tuyến và hợp tác quốc tế.
2.1.1.2. Vai trò của bệnh viện và bệnh viện công lập
Bệnh viện là bộ phận cấu thành hệ thống y tế và là thành tố quan trọng
trong cung cấp dịch vụ KCB cho người dân.
- Bệnh viện là bộ mặt của ngành y tế có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là
CSSK toàn diện cho người dân và cộng đồng bao gồm cả phòng bệnh, chữa
bệnh và nâng cao sức khỏe; bao gồm cả nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ y
tế lẫn hợp tác quốc tế với các hình thức cả KCB, điều trị bệnh nội ngoại trú.
- Bệnh viện công lập Việt Nam là đơn vị sự nghiệp của Nhà nước có vị
trí và vai trò quan trọng, chủ đạo trong hoạt động cung cấp dịch vụ KCB cho
nhân dân
2.1.2. Chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện
2.1.2.1. Khái niệm khám bệnh, chữa bệnh
Theo nghĩa hẹp, là việc khám, chữa bệnh của thầy thuốc (người hành
nghề) thực hiện thăm khám (hỏi bệnh, tìm hiểu tiền sử bệnh, khám thực thể) và
chỉ định các xét nghiệm (nếu cần thiết) để chẩn đoán bệnh, sau đó sử dụng các
phương pháp, kỹ thuật chuyên môn y học đã được công nhận và thuốc đã được
cấp phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho
người bệnh.
Theo nghĩa rộng, là hoạt động khám, chữa bệnh của bệnh viện, đó là việc
bệnh viện tổ chức các hoạt động quản lý, điều hành, sử dụng nhân lực (người
hành nghề và cán bộ y tế), cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính …và các
phương pháp, kỹ thuật y học để khám, chẩn đoán bệnh, cấp cứu, điều trị, chăm
sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh.

2.1.2.2. Khái niệm chất lượng khám chữa bệnh
Theo W. Edwards Deming khi chất lượng và hiệu suất tăng thì độ biến
động giảm. Joseph Juran cho rằng chất lượng trước hết là phải nhận dạng

khách hàng.
Dựa trên các quy trình, nhiệm vụ và kỳ vọng về kết quả thực hiện thì:
“Chất lượng không có một cách ngẫu nhiên mà là kết quả của ý định quyết
đoán, nỗ lực nghiêm túc, hướng đi thông minh và sự thực thi khéo léo”. Đây là
một định nghĩa gắn chất lượng với các quy trình, nhiệm vụ và kỳ vọng về kết
quả thực hiện.
Dựa trên mô hình công nghiệp thì: “Chất lượng lấy khách hàng làm trọng
tâm. Vì vậy, việc đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của khách hàng là mục
đích chính của chất lượng”.
Dựa trên nguyên tắc cơ bản của lãnh đạo và quản lý thì: “Chất lượng là
làm việc đúng đắn ngay từ lần đầu tiên và làm điều đó tốt hơn trong những lần
tiếp theo”.
Chất lượng trong y tế có nhiều cách tiếp cận khác nhau:
+ Từ góc độ của người bệnh và người nhà người bệnh với tư cách là
người thụ hưởng dịch vụ, là khách hàng quan tâm đến loại hình chăm sóc và
tính hiệu quả của nó.
+ Từ góc độ tiếp cận của người cung cấp dịch vụ, nhân viên y tế hoặc cơ
sở y tế sẽ quan tâm nhiều hơn đến quy trình khoa học của chăm sóc y tế, khả
năng chẩn đoán và điều trị một ca bệnh mà ít để ý đến tính tiện lợi và càng ít
tập trung vào khía cạnh “chăm sóc”.
+ Đối với nhà quản lý cũng có quan niệm tiếp cận khác về chất lượng.
Các nhà quản lý cho rằng chất lượng là sự tiếp cận, hiệu lực, tính phù hợp, khả
năng có thể chấp nhận được và hiệu quả trong cung ứng dịch vụ CSSK.
Một cách tiếp cận khác: Chất lượng là sự cải thiện gia tăng. Theo ý kiến
của Hội nghị bàn tròn Quốc gia về Chất lượng, Viện Y khoa Masachusetts thì:
“Chất lượng chăm sóc là mức độ nâng cao khả năng đạt được kết quả về sức
khỏe cho cá nhân và cho công chúng mà dịch vụ y tế làm được và tương đồng
với kiến thức chuyên môn hiện tại”.
Theo Christian Grönroos: Chất lượng KCB bao hàm hai cấu phần riêng
biệt là chất lượng vận hành và chất lượng chuyên môn.



Theo Donabedian A: Chất lượng dịch vụ KCB bao gồm cả việc ứng
dụng khoa học và kỹ thuật y khoa theo cách thức nào đó để tối đa hóa lợi ích về
sức khỏe mà không làm gia tăng các rủi ro tương ứng do ứng dụng các kỹ thuật
này.
Theo John Øvretveit: Chất lượng dịch vụ KCB là hình thức tổ chức các
nguồn lực một cách hiệu quả nhất nhằm đáp ứng nhu cầu CSSK của những
người có nhu cầu nhất nhằm mục đích phòng bệnh và CSSK, không gây lãng
phí mà vẫn đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu cao hơn.
Theo WHO, chất lượng dịch vụ KCB là mức độ đạt được các mục đích
bên trong của một hệ thống y tế nhằm nâng cao sức khỏe và đáp ứng được kỳ
vọng chính đáng của nhân dân.
Tóm lại, có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về chất lượng dịch vụ
KCB, tuy nhiên, theo tác giả khi tiếp cận khái niệm chất lượng KCB chúng ta
cần quan tâm và đề cập đến 6 tiêu chí, khía cạnh chất lượng sau đây:
Một là - An toàn: cung cấp dịch vụ KCB với sự giảm thiểu rủi ro và
nguy hại cho người sử dụng dịch vụ KCB. Điều này phù hợp với mục tiêu của
Luật Khám bệnh, chữa bệnh là an toàn người bệnh, đây là điều cần thiết và
quan trọng nhất.
Hai là - Hiệu quả: cung cấp dịch vụ KCB dựa vào cơ sở bằng chứng và
đem lại các kết quả cải thiện sức khỏe cho các cá nhân và cộng đồng, đồng thời
không ngừng nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu của người bệnh.
Ba là - Người bệnh là trung tâm: cung cấp dịch vụ KCB có tính đến sở
thích và nguyện vọng của người sử dụng dịch vụ cá nhân và các nền văn hóa
của các cộng đồng.Mục tiêu hiện nay của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và cả hệ
thống khám, chữa bệnh là lấy người bệnh làm trung tâm, đáp ứng sự hài lòng
của người bệnh.
Bốn là - Kịp thời: dịch vụ KCB được cung cấp kịp thời, hợp lý về mặt
địa lý, và trong các cơ sở có kỹ năng và nguồn lực phù hợp với yêu cầu y học;

Năm là - Hiệu suất: cung cấp dịch vụ KCB với việc sử dụng nguồn lực
có hiệu quả tối đa và tránh lãng phí;
Sáu là - Công bằng: cung cấp dịch vụ KCB không có khác biệt về chất
lượng theo các đặc điểm cá nhân người bệnh như giới tính, chủng tộc, dân tộc,
vị trí địa lý, hoặc tình trạng KTXH, thực hiện công bằng trong chăm sóc sức
khỏe.

2.2. Quản lý chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện
2.2.1. Khái niệm quản lý chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện
Theo GOST 15467-70, QLCL là xây dựng và duy trì mức chất lượng tất
yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu dùng.
A.G. Robertson, một chuyên gia người Anh về chất lượng cho rằng:
QLCL được xác định như là một hệ thống quản trị nhằm xây dựng chương
trình và sự phối hợp các cố gắng của những đơn vị khác nhau để duy trì và tăng
cường chất lượng trong các tổ chức.
A.V. Feigenbaum, nhà khoa hoạc người Mỹ cho rằng: QLCL là một hệ
thống hoạt động thống nhất có hiệu quả của những bộ phận khác nhau trong
một tổ chức.
- Giáo sư, tiến sĩ Kaoru Ishikawwa, một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh
vực QLCL định nghĩa là: nghiên cứu triển khai, thiết kế sản xuất và bảo dưỡng
một số sản phẩm có chất lượng, kinh tế nhất, có ích nhất cho người tiêu dùng
và bao giờ cũng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Philip Crosby, một chuyên gia người Mỹ về chất lượng định nghĩa
QLCL là một phương tiện có tính chất hệ thống đảm bảo việc tôn trọng tổng
thế tất cả các thành phần của một kế hoạch hành động.
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 9000 cho rằng: QLCL là một hoạt
động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu,
trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng,
kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn
khổ một hệ thống chất lượng.

Như vậy, QLCL bao gồm các hoạt động chính như đảm bảo chất lượng,
kiểm soát chất lượng, cải tiến chất lượng, đánh giá chất lượng.
Khái niệm Quản lý chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện
Như vậy, quản lý chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện được hiểu
là: “(1) Tổng thể các hoạt động quản lý của Nhà nước bao gồm việc đưa ra
chính sách, quy định lẫn tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá cùng với các biện
pháp xử lý vi phạm để các quy định được thực hiện và (2) các hoạt động của
bệnh viện bao gồm việc triển khai thực hiện các chính sách, quy định của Nhà
nước và áp dụng các phương pháp, biện pháp quản lý nhằm đảm bảo, duy trì và
cải tiến chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện. Theo nghiên cứu của tác giả
có 96,65% ý kiến được hỏi đồng ý với khái niệm này.


Sơ đồ. Hệ thống quản lý chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện

2.2.2. Nội dung quản lý chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện
2.2.2.1. Quản lý nhà nước về chất lượng khám chữa bệnh
Quản lý là quá trình tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý
bằng các công cụ, phương tiện nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đề ra hay
nói cách khác là tác động có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý lên
khách thể quản lý nhằm đạt được mục đích đề ra. Quản lý bao gồm các chức
năng: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, điều hành, nhân sự, tài chính, kiểm tra,
xử lý vi phạm
QLNN là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền
lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. QLNN được xem là một hoạt
động chức năng của Nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động
chức năng đặc biệt. QLNN theo nghĩa rộng là toàn bộ hoạt động của bộ máy
nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hành pháp đến hoạt động tư pháp.
QLNN về chất lượng KCB của bệnh viện là việc Nhà nước thông qua hệ
thống luật pháp, chính sách và hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý của mình

để điều khiển và tác động vào các đối tượng của quản lý nhằm bảo đảm và bảo
vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bệnh, người hành nghề để thực
hiện mục tiêu nâng cao chất lượng KCB và an toàn người bệnh đảm bảo an
sinh xã hội. Theo đó, Nhà nước định hướng chuẩn chất lượng và các điều kiện
để đạt chuẩn chất lượng thông qua chiến lược, chương trình, kế hoạch, hệ thống
chỉ tiêu, chỉ số, chỉ báo…; hỗ trợ các bệnh viện bằng hệ thống thể chế và các
nguồn lực cần thiết để đạt được chuẩn chất lượng và có những biện pháp xử lý
khi các bệnh viện không đạt chuẩn chất lượng.
Chủ thể QLNN về hoạt động KCB là Nhà nước với hệ thống các cơ quan
của Nhà nước được phân chia thành các cấp từ Trung ương đến địa phương và
bao gồm cả 3 lĩnh vực là lập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó quản lý hành
chính (hành pháp) về KCB là lĩnh vực rất quan trọng. Khách thể của QLNN về
chất lượng KCB là các tổ chức, cá nhân các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh,
người hành nghề và người bệnh.
Nội dung QLNN về chất lượng KCB của bệnh viện bao gồm:

QLNN về chất lượng KCB - quản lý vĩ mô và QLCL tại bệnh viện –
quản lý vi mô có mối quan hệ hữu cơ, khăng khít với nhau, theo đó QLNN giữ
vai trò chủ đạo, quyết định. QLNN có tính chất định hướng dẫn dắt, đảm bảo
duy trì chất lượng KCB của bệnh viện còn QLCL tại bệnh viện có vai trò thúc
đẩy, nâng cao chất lượng KCB của bệnh viện.

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch
quản lý chất lượng KCB của bệnh viện. Xây dựng chiến lược, chương trình kế
hoạch quản lý chất lượng KCB phải đảm bảo các yêu cầu: Thứ nhất, đánh giá
đúng thực trạng chất lượng KCB, quản lý chất lượng KCB hiện nay, những hạn
chế khó khăn thách thức, nguyên nhân tồn tại hạn chế; thứ hai, xác định các


mục tiêu, xu hướng chất lượng, QLCL và xu hướng thay đổi phát triển của y tế

và nhu cầu KCB của người dân, yêu cầu của sự phát triển KTXH, xu thế hội
nhập khu vực và thế giới; thứ ba, xác định các giải pháp chủ yếu để tăng cường
quản lý chất lượng KCB phù hợp với hiện trạng và thực trạng và yêu cầu của
phát triển KTXH và xu thế phát triển chung của đất nước.
b) Xây dựng và triển khai thực hiện pháp luật về quản lý chất lượng
KCB: Pháp luật là công cụ để Nhà nước duy trì sự thống trị, thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Hệ thống pháp luật về QLCL phải mang tính
tổng thể khách quan, đảm bảo phù hợp với đặc điểm, đặc thù của lĩnh vực y tế
nói chung và lĩnh vực KCB nói riêng, đồng thời đạt được những yêu cầu: Thứ
nhất, quy định về điều kiện hoạt động đối với các cơ sở KCB với các loại hình
khác nhau như bệnh viện, phòng khám ... Quy định tiêu chuẩn tối thiểu để đảm
bảo chất lượng KCB của bệnh viện; thứ hai, quy định tiêu chuẩn năng lực đối
với người hành nghề và đội ngũ lãnh đạo quản lý bệnh viện như người hành
nghề phải có CCHN và chỉ được hành nghề theo phạm vi hoạt động chuyên
môn được cấp trong CCHN; thứ ba, quy định tổ chức bộ máy, đội ngũ bao gồm
cả cán bộ có CCHN và đội ngũ cán bộ khác của cơ sở KCB và tổ chức bộ máy,
nhân lực của cơ quan, đơn vị làm công tác QLCL; thứ tư, quy định vai trò,
trách nhiệm của các bên liên quan trong quản lý chất lượng KCB, các điều kiện
hỗ trợ như đào tạo, tập huấn, thu hút kinh phí cho hoạt động QLCL.
Để việc ban hành và triển khai thực hiện pháp luật về QLCL đi vào thực
tiễn cuộc sống, việc xây dựng và ban hành phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Đảm bảo tính phù hợp, cần phải xác định đúng các vấn đề ưu tiên, cấp thiết đặt
ra trong quản lý chất lượng KCB; đảm bảo tính hợp pháp, tính thống nhất của
văn bản QPPL. Việc xây dựng các văn bản QPPL về QLCL phải phù hợp với
Hiến pháp, Luật và không được trái và trùng lặp với các Luật khác và tạo nên
hệ thống văn bản QPPL đồng bộ thống nhất; tuân thủ thẩm quyền, trình tự, thủ
tục, hình thức ban hành văn bản QPPL; đảm bảo tính công khai, minh bạch
trong quá trình xây dựng văn bản QPPL; đảm bảo độ tin cậy, tính khách quan
bình đẳng và công bằng đối với các chủ thể và khách thể liên quan đến hoạt
động quản lý chất lượng KCB .

c) Tổ chức bộ máy, phát triển đội ngũ QLNN và cán bộ làm công tác
QLCL ở các bệnh viện. Việc xây dựng tổ chức bộ máy phải đảm bảo các
nguyên tắc: Thứ nhất, tổ chức bộ máy trong một thể thống nhất, phù hợp với
chức năng nhiệm vụ, có cơ cấu hợp lý, tinh gọn, hiệu quả; thứ hai, có sự phân
công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận cấu thành và các cá nhân
lãnh đạo và cán bộ thuộc đơn vị, có hệ thống quy chế hoạt động phối hợp, tránh

chồng chéo giữa các bộ phận; thứ ba, cùng với việc xây dựng tổ chức bộ máy,
cần thết xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN và QLCL
tại đơn vị.
d) Hỗ trợ và huy động các nguồn lực cho hoạt động quản lý chất lượng
KCB: Muốn đưa chiến lược, chương trình kế hoạch và pháp luật vào thực tế
cuộc sống, cùng với hệ thống tổ chức bộ máy và đội ngũ QLNN, cần phải có
nguồn lực bao gồm cả tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất cho hoạt động quản lý
chất lượng KCB.
đ) Thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động quản lý chất lượng
KCB: Công tác thanh kiểm tra là một trong những nội dung quan trọng không
thể thiếu được của QLNN bằng pháp luật nhằm bảo đảm cho bộ máy quản lý
vận hành theo đúng quy định của pháp luật đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của
QLNN.
2.2.2.2. Quản lý chất lượng khám, chữa bệnh tại bệnh viện
a) Hệ thống QLCL tại bệnh viện.
- Các yếu tố của hệ thống QLCL bệnh viện: Theo tổ chức quốc về về tiêu
chuẩn hóa thì một hệ thống QLCL bao gồm 3 yếu tố: cơ cấu tổ chức; các quy
định mà tổ chức phải tuân thủ; các quá trình. Như vậy, hệ thống quản lý chất
lượng KCB tại bệnh viện sẽ bao gồm các yếu tố: Cơ cấu tổ chức của bệnh viện;
các quy định mà bệnh viện tuân thủ gồm nhiều loại bao gồm các nguyên tắc,
các tiêu chuẩn, các yêu cầu, quy chế chuyên môn như hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị, quy trình kỹ thuật, các quy chế nội bộ, các hướng dẫn, các nội quy vv;
các quá trình. Quá trình là tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau để biến

đầu vào thành đầu ra.
- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng KCB tại bệnh viện: Trước tiên
phải lựa chọn được hệ thống quản lý chất lượng phù hợp; sau khi lựa chọn, lập
kế hoạch xây dựng bao gồm: xây dựng hệ thống kế hoạch tổng thể và hệ thống
các kế hoạch chi tiết, lộ trình, thời gian thực hiện, kinh phí và quy mô phạm vi
áp dụng vv; xây dựng hệ thống QLCL gồm các công việc: Thiết lập cơ cấu tổ
chức về chất lượng; bổ nhiệm lãnh đạo, thành lập phòng, ban, tổ, đội, nhóm
điều phối, tư vấn nếu cần, các hội đồng của bệnh viện như Hội đồng chất
lượng, Hội đồng khoa học, Hội đồng thuốc và điều trị vv; đánh giá hệ thống
QLCL. Đánh giá được thực hiện ở 3 hình thức: Đánh giá nội bộ - đánh giá của
bên thứ nhất; đánh giá của người bệnh và gia đình người bệnh – đánh giá của
bên thứ hai; đánh giá chứng nhận – đánh giá của bên thứ ba; duy trì và phát
triển hệ thống QLCL.


b) Một số nguyên tắc xây dựng hệ thống QLCL tại bệnh viện: Nguyên
tắc định hướng khách hàng; coi trọng yếu tố con người trong QLCL; QLCL
phải đồng bộ và toàn diện; QLCL phải thực hiện đồng thời với các yêu cầu đảm
bảo và cải tiến chất lượng. Đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng là hai vấn
đề có liên quan tới nhau; QLCL phải đảm bảo tính quá trình; nguyên tắc kiểm
tra.
c) Các mô hình quản lý chất lượng phổ biến áp dụng tại bệnh viện: Thứ
nhất, hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO. Cải cách hành chính của một số
nước cũng đề cập đến vấn đề này và coi đó như cách thức để hoàn thiện chất
lượng dịch vụ công dân; thứ hai, Chu trình PDCA. Chu trình này dựa trên
phương pháp khoa học được phát triển từ tác phẩm của Francis Bacon năm
1620, mô tả tiến trình 3 bước là “giả thuyết” – “thực nghiệm” – “lượng giá”;
thứ ba, mô hình 6 sigma: 6 Sigma là một phương pháp được tiến hành một cách
chặt chẽ, khoa học, tập trung vào việc thực hiện có hiệu quả các kỹ thuật và các
nguyên tắc QLCL đã được thừa nhận; thứ tư, quản lí tinh gọn (Lean) bắt nguồn

từ Hệ thống sản xuất Toyota (TPS) và đã được dần triển khai xuyên suốt các
hoạt động của Toyota từ những năm 1950.
2.2.3. Những yếu tố tác động đến chất lượng và quản lý chất lượng khám
chữa bệnh của bệnh viện công lập
2.2.3.1. Môi trường chính trị - hành chính và chính sách của Nhà nước
QLNN về chất lượng KCB của bệnh viện phải phù hợp với các quan
điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, phù hợp với các chính sách và
hệ thống thể chế của Nhà nước.
Các chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực KCB phù hợp, không chỉ
góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về chất lượng KCB mà
còn góp phần vào việc đảm bảo, đáp ứng nhu cầu KCB ngày càng tăng cao của
nhân dân.
2.2.3.2. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế xã hội và sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học kỹ thuật và công nghệ
Toàn cầu hóa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và
công nghệ có nhiều tích cực, dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng của khoa học
công nghệ về y tế. Toàn cầu hóa, bên cạnh mặt tích cực, cũng có mặt hạn chế,
tiêu cực, có thể làm mất đi bản sắc văn hóa của quốc gia, khu vực và là nguyên
nhân lây truyền dịch bệnh nhanh chóng giữa các quốc gia, khu vực. Vì thế,
trong hoạt động KCB và QLCL khám, chữa bệnh, cần thiết phải có chính sách

và giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề mà toàn cầu hóa, sự phát triển
của khoa học kỹ thuật và công nghệ mang lại cả về khía cạnh tích cực và tiêu
cực.
2.2.3.3 Sự thay đổi mô hình bệnh tật, biến động về dân số và nhu cầu
khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng tăng cao
Hiện nay, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, sự phát triển KTXH kéo
theo sự thay đổi của mô hình bệnh tật. Bệnh không lây nhiễm gia tăng nhanh,
bệnh lây nhiễm tiếp tục diễn biến phức tạp, dịch bệnh thường xuyên xảy ra,
nguy cơ bùng phát, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm mới nổi, vấn đề kháng

kháng sinh đang trở nên ngày càng trầm trọng vv. Sự gia tăng dân số, tốc độ già
hóa nhanh, giai đoạn dân số vàng đã đi qua cũng là một trong những nguyên
nhân làm tăng nhu cầu KCB của người dân. Điều đó tác động lớn đến công tác
KCB.
Như vậy, với sự thay đổi mô hình bệnh tật, biến động dân số và nhu cầu
KCB ngày càng tăng cao của nhân dân, cần có chính sách, chiến lược và đổi
mới quản lý hoạt động KCB, đặc biệt là công tác QLCL khám chữa bệnh của
bệnh viện công lập.
2.2.3.4. Nguồn nhân lực
Trong quản trị chất lượng, con người giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong
quá trình hình thành, đảm bảo chất lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch
vụ. Trong quản lý chất lượng KCB của bệnh viện, nhân lực trong bộ máy quản
lý và nhận lực là đội ngũ những người làm chuyên môn trực tiếp cung ứng dịch
vụ KCB có vai trò chủ đạo, quyết định, có tác động ảnh hưởng lớn đến chất
lượng và QLCL dịch vụ KCB.
2.2.3.5. Lãnh đạo và quản lý
Lãnh đạo (Leadership) và quản lý (Management) là hai thuật ngữ được
sử dụng nhiều trong quản lý con người, tổ chức và xã hội. Trong quản lý nói
chung, một trong những yếu tố quyết định đường lối, sự thành công là vai trò
của người lãnh đạo, quản lý. Chính vì vậy, tất cả các nước đều quan tâm đến
phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong tương lai, mặc dù mức độ
quan tâm có thể khác nhau. Nhiều nước đã coi phát triển đội ngũ lãnh đạo,
quản lý như là một chiến lược dài hạn của phát triển nguồn nhân lực trong các
cơ quan nhà nước và tổ chức, đơn vị sự nghiệp.
Quản lý chất lượng KCB của bệnh viện trong xu thế toàn cầu hóa, hội
nhập kinh tế quốc tế, sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, sự thay đổi cơ


chế hoạt động, cơ chế tài chính…, đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ lãnh đạo,
quản lý giỏi.

2.2.3.6. Cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính đối với bệnh viện
Trong thời kỳ đổi mới, có sự chuyển đổi vai trò quản lý của Nhà nước
đối với công tác y tế. Khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch tập trung
sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống y tế đã có
những đổi mới quan trọng: Từ chế độ KCB miễn phí hoàn toàn sang chế độ thu
một phần viện phí; thực hiện chính sách BHYT bắt buộc đối với người dân;
phát triển hành nghề y tư nhân; mở cửa thị trường thuốc chữa bệnh và đổi mới
cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập.
Những đổi mới nói trên và đặc biệt đổi mới về cơ chế hoạt động, cơ chế
tài chính đối với bệnh viện công lập có tác động lớn đến hệ thống quản lý nhà
nước và QLCL khám chữa bệnh tại bệnh viện, vì thế trong hoạt động QLCL,
chúng ta phải quan tâm đến vấn đề này để đề ra những giải pháp phù hợp.
2.2.4. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý chất lượng khám, chữa bệnh và
bài học cho Việt Nam
2.2.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý chất lượng khám, chữa bệnh
a) Kinh nghiệm quản lý nhà nước về chất lượng khám, chữa bệnh
Hiện nay, trên thế giới nhiều nước áp dụng chiến lược quốc gia về chất
lượng dựa trên sự pha trộn giữa bắt buộc và tự nguyện về QLCL. Các chính
sách, chiến lược, kế hoạch về QLCL khám chữa bệnh được ban hành dưới hình
thức là luật, nghị định hay thông tư hướng dẫn.
b) Kinh nghiệm xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng khám, chữa
bệnh của bệnh viện
Bộ tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện được xây dựng dựa trên sự đồng
thuận của các cơ quan Bộ Y tế, hiệp hội y khoa, hiệp hội bệnh viện tuỳ theo bối
cảnh và cấu trúc hệ thống y tế của từng nước. Hiệp hội Quốc tế về Chất lượng
CSSK (The International Society for Quality in Health Care-ISQua) đã đưa ra
nguyên tắc cơ bản và khung yêu cầu cho việc xây dựng tiêu chuẩn chất lượng
cơ sở KCB
Phiên bản 3.0 năm 2007 đưa ra 6 nguyên tắc xây dựng bộ tiêu chuẩn chất
lượng gồm: Một là, cải tiến chất lượng; hai là, tập trung vào người bệnh và

người sử dụng dịch vụ; ba là, lập kế hoạch và thực hiện của tổ chức; bốn là, an
toàn; năm là, xây dựng tiêu chuẩn; sáu là, đo lường tiêu chuẩn.

Ở Thái Lan cũng xây dựng một bộ chỉ số đánh giá chất lượng riêng cho
các cơ sở cung ứng dịch vụ y tế với tổng số 42 chỉ số trong 6 nhóm: nhóm chỉ
số thông tin chung về cơ sở y tế: 10 chỉ số; nhóm chỉ số về đầu vào cơ sở vật
chất: 7 chỉ số; nhóm chỉ số quá trình và đầu ra lâm sàng: 10 chỉ số; nhóm chỉ số
quá trình và đầu ra cho dịch vụ: 9 chỉ số; nhóm chỉ số về chất lượng quản lý: 3
chỉ số; nhóm chỉ số về hệ thống và quá trình QLCL: 3 chỉ số.
c) Kinh nghiệm về tổ chức đánh giá và chứng nhận chất lượng khám,
chữa bệnh của bệnh viện
Thập niên của những năm 1990 có sự phát triển nhanh chóng với sự ra
đời các tổ chức tiêu chuẩn và thẩm định chất lượng bệnh viện tại các nước châu
Âu, Úc, Mỹ và một số quốc gia Châu Á, Phi.
Tổ chức đánh giá và chứng nhận chất lượng bệnh viện thường là một tổ
chức phi lợi nhuận hoạt động mang tính chất quốc tế hoặc trong phạm vi quốc
gia.
Tính đến tháng 11/2011, có 19 tổ chức đánh giá và chứng nhận chất
lượng được ISQua công nhận dựa trên các tiêu chuẩn về tổ chức đánh giá chất
lượng từ bên ngoài do ISQua đưa ra.
ISQua cũng thẩm định các bộ tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện do các tổ
chức tiêu chuẩn và thẩm định xây dựng. Đến nay, đã có 35 bộ tiêu chuẩn của
21 tổ chức đã được ISQua thẩm định.
d) Kinh nghiệm về chương trình đảm bảo chất lượng khám, chữa bệnh
của Ma-lay-xi-a
Mục tiêu của Chương trình đảm bảo chất lượng là đàm bảo cho bệnh
nhân, người nhà bệnh nhân và cộng đồng có thể được hưởng lợi ích cao nhất ở
các dịch vụ của Bộ Y tế với nguồn lực cho phép.
Với các chỉ số y tế quốc gia, những chỉ số phổ biến nhất được sử dụng để
đánh giá chấp lượng CSSK. Các chỉ số được quan tâm nhiều ở các vùng khác

nhau được chọn làm chỉ số đánh giá chung cho hầu hết các bệnh viện.
Với các chỉ số đo lường cụ thể ở bệnh viện, có thể nhận ra những thiếu
sót cụ thể cho từng bệnh viện. Sau khi tiến hành điều tra đánh giá quá trình
thực hiện công tác CSSK của bệnh viện sẽ xác định được những mặt yếu kém.
Trong hoàn cảnh bệnh viện đó, HSA được coi là công cụ hữu ích để phát
triển các kỹ năng của chương trình đảm bảo chất lượng.


Các bước tiến hành chương trình đảm bảo chất lượng gồm 8 bước, được
tiến hành thành một chu trình khép kín.
2.2.4.2. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Một là, hoàn thiện thể chế quản lý chất lượng KCB, theo đó xây dựng
khung pháp lý về quản lý chất lượng KCB của bệnh viện.
Hai là, nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn, mô hình, phương pháp QLCL.
Ba là, về đo lường chất lượng, có thể xây dựng ban hành bộ công cụ
đánh giá chất lượng bệnh viện thống nhất áp dụng trong cả nước.
Bốn là, quy định bắt buộc các bệnh viện xây dựng chương trình hoặc kế
hoạch QLCL và tổ chức triển khai thực hiện theo hướng cải tiến, nâng cao chất
lượng KCB đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.
Năm là, hình thành tổ chức công nhận/ kiểm định chất lượng KCB đảm
bảo tính chuyên nghiệp và tính độc lập khách quan trong đánh giá chất lượng.
Kết luận Chương 2
Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu, tham khảo các tài liệu, công trình
nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án ở trong nước và nước ngoài, đồng
thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại như phân tích tài
liệu thứ cấp và phương pháp so sánh, Chương 2 của Luận án đã làm sáng tỏ cơ
sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện
công lập. Các kết quả nghiên cứu cụ thể của Chương 2 Luận án, đó là: Thứ
nhất, làm rõ khái niệm bệnh viện, phân loại bệnh viện, vai trò của bệnh viện và
bệnh viện công lập Việt Nam; thứ hai, làm sáng tỏ các khái niệm: Khám chữa

bệnh, chất lượng khám chữa bệnh, quản lý chất lượng và quản lý chất lượng
khám chữa bệnh của bệnh viện; thứ ba, phân tích làm rõ nội dung quản lý chất
lượng khám chữa bệnh của bệnh viện. Theo đó, quản lý chất lượng khám chữa
bệnh của bệnh viện bao gồm 2 cấp độ: Cấp độ vĩ mô - quản lý nhà nước về chất
lượng khám chữa bệnh và cấp độ vi mô - quản lý chất lượng khám chữa bệnh
tại bệnh viện; thứ tư, tìm hiểu, phân tích, chỉ ra một số yếu tố liên quan tác
động đến chất lượng và quản lý chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện; thứ
năm, tìm hiểu nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về quản lý chất lượng khám
chữa bệnh, từ đó so sánh rút ra bài học kinh nghiệm về quản lý chất lượng
khám chữa bệnh của bệnh viện có thể áp dụng tại Việt Nam.
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA
BỆNH CỦA BỆNH VIỆN CÔNG LẬP VIỆT NAM

3.1. Thực trạng chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện công lập
3.1.1. Khái quát hệ thống y tế Việt Nam
3.1.2. Khái quát hệ thống bệnh viện công lập Việt Nam
3.1.2.1. Hệ thống mạng lưới bệnh viện
Hệ thống bệnh viện công lập được chia làm 3 tuyến: Tuyến trung ương;
tuyến tỉnh gồm các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thuộc tỉnh, thành phố trong
đó có một số bệnh viện đóng vai trò như bệnh viện tuyến cuối của khu vực và
tuyến huyện.
3.1¬¬.2.2. Chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện
Năng lực, chất lượng điều trị ở các tuyến được nâng lên rõ rệt. Hệ thống
phác đồ, hướng dẫn điều trị nhiều loại bệnh được xây dựng, triển khai thống
nhất trong cả nước.
Nhiều kỹ thuật cao, công nghệ mới trong điều trị như ghép tạng, can
thiệp tim mạch, phẫu thuật nội soi, hỗ trợ sinh sản, y học hạt nhân... đã được
ứng dụng, làm chủ.
Bằng nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhất là triển khai mô hình bệnh
viện vệ tinh, kết hợp công tư, cải cách thủ tục hành chính trong KCB bước đầu

đã giảm được quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.
Đổi mới căn bản phương thức đánh giá chất lượng, phân loại bệnh viện
theo bộ tiêu chí phù hợp với quốc tế và chỉ số hài lòng của người dân.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong KCB, quản lý bệnh viện được đẩy
mạnh. Thực hiện kết nối mạng gần 14.000 cơ sở y tế trong cả nước với cơ quan
BHXH phục vụ giám định tự động BHYT và từng bước triển khai lập bệnh án
điện tử, quản lý hồ sơ sức khỏe toàn dân.
Số lượt KCB ngoại trú liên tục tăng qua các năm theo tất cả các tuyến
bệnh viện.
Số lượt người bệnh điều trị nội trú tăng đều qua các năm và cũng tăng ở
tất cả các tuyến bệnh viện.
Kết quả đánh giá chất lượng bệnh viện theo bộ công cụ 83 tiêu chí: Bảng
3.5 cho thấy điểm đánh giá chất lượng trung bình của các bệnh viện công lập
toàn quốc tăng đều qua các năm, chất lượng KCB của bệnh viện Trung ương


cao hơn bệnh viện tỉnh và huyện. Điều đó cho thấy chất lượng khám chữa bệnh
từng bước được nâng cao.
Điểm đánh giá chất lượng trung bình của bệnh viện công lập từ 2013 2015
Tuyến bệnh viện
Năm Trung ươngTỉnh/Thành
Huyện/ Quận

phố
Điểm trung bình các bệnh viện

2013

3,03
2,70


2,67 2,40

2014

3,40
2,92

2,80 2,55

2015

3,45
2,96

2,85 2,58

Điểm trung bình
2,51

3,29 2,77

3.2. Thực trạng quản lý chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện công
lập Việt Nam
3.2.1. Thực trạng quản lý nhà nước
3.2.1.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý chất lượng
khám chữa bệnh
Những kết quả đạt được: Trong giai đoạn vừa qua nhiều chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch về công tác y tế nói chung và KCB nói riêng đã được ban hành
để định hướng và hướng dẫn cũng như thực hiện các quan điểm, chủ trương

của Đảng, Nhà nước về công tác y tế, công tác KCB như:
Chiến lược phát triển KTXH giai đoạn 2011-2020 đã được Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XI thông qua, xác định: “Phát triển mạnh sự nghiệp y tế,
nâng cao chất lượng công tác CSSK nhân dân…. Đổi mới cơ chế hoạt động,
nhất là cơ chế tài chính của các cơ sở y tế công lập theo hướng tự chủ, công
khai, minh bạch. Chuẩn hóa chất lượng dịch vụ y tế, chất lượng bệnh viện, từng
bước tiếp cận với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế”.
Chiến lược Quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 đưa ra quan điểm: “Nhà nước thống

nhất quản lý vĩ mô, định hướng phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khỏe nhân dân … thực hiện chăm sóc liên tục và toàn diện cho người
bệnh; lấy người bệnh làm trung tâm; xây dựng chương trình bảo đảm và cải
thiện chất lượng dịch vụ KCB; kiện toàn cơ chế xử lý, phản hồi ý kiến, bảo vệ
quyền lợi của người bệnh; xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn QLCL phù hợp đối
với các bệnh viện ở Việt Nam, từng bước áp dụng chuẩn khu vực và quốc tế
trong khám bệnh, chữa bệnh. Thiết lập hệ thống quản lý, kiểm định và kiểm
soát chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh từ trung ương đến địa
phương…Nâng cao năng lực quản lý bệnh viện, bảo đảm sử dụng hiệu quả
nguồn lực ở các bệnh viện; tăng cường cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện”.
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành và triển
khai các quyết định quan trọng như: Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn 2010
và tầm nhìn đến 2020 chỉ rõ việc hình thành mạng lưới KCB theo các tuyến kỹ
thuật từ thấp đến cao, bảo đảm tính liên tục về cấp độ chuyên môn; Quyết định
số 30/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển
mạng lưới KCB đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Kế hoạch số 39/KHBYT của Bộ Y tế về bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn
2016-2020; Quyết định số 4276/QĐ-BYT năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế
Phê duyệt “Chương trình hành động Quốc gia về nâng cao năng lực QLCL

khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn từ nay đến năm 2025”.
Quyết định số 2348/QĐ-TTg năm 2016 của Thủ tướng chính phủ phê
duyệt Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới
với mục tiêu: Đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, phát
triển nguồn nhân lực để nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ của
mạng lưới y tế cơ sở
Các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch nói trên được ban hành
và triển khai thực hiện trong thực tế, thể hiện sự chỉ đạo xuyên suốt của Đảng
và Nhà nước ta. Với mục tiêu tăng cường và nâng cao chất lượng công tác y tế
nói chung và công tác KCB nói riêng, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và cũng thể hiện công tác quản lý chất
lượng KCB có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển KTXH.
Hạn chế, bất cập: Một số chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
chậm được ban hành và bổ sung sửa đổi kịp thời, chưa sát với thực tế, tính khả
thi chưa cao. Bên cạnh đó việc tổ chức thực hiện ở các cấp Bộ ngành và địa
phương chưa quyết liệt, chưa chủ động và thiếu giải pháp đồng bộ.


3.2.1.2. Xây dựng và triển khai hệ thống pháp luật về quản lý chất lượng
khám chữa bệnh
Những kết quả đạt được
Luật Khám bệnh, chữa bệnh được Quốc hội khóa XII thông qua và ngày
04 tháng 12 năm 2009, Chủ tịch nước đã ký ban hành Lệnh số 17/2009/L-CTN
công bố Luật và có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2011. Đây là đạo luật đầu tiên
về khám bệnh, chữa bệnh, là một lĩnh vực quan trọng của ngành y tế Việt Nam.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
về khám bệnh, chữa bệnh. Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định, mục tiêu nhất
quán là từng bước nâng cao chất lượng công tác khám bệnh, chữa bệnh nhằm
đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân
dân.

Thi hành Luật khám bệnh, chữa bệnh, Chính phủ đã ban hành 04 Nghị
định: Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh; Nghị định số
86/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 quy định xử phạt vị phạm hành chính trong
khám bệnh, chữa bệnh; Nghị định số 102/2011/NĐ-CP ngày 14/11/2011 quy
định về bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh; Nghị định số
109/2016/NĐ-CP quy định hướng dẫn một số điều của Luật khám bệnh, chữa
bệnh thay thế Nghị định số 87/2011/NĐ-CP.
Bộ Y tế đã ban hành hơn 40 thông tư hướng dẫn thuộc 6 nhóm lĩnh vực
và vấn đề sau: Một là, quy định điều kiện cấp GPHĐ đối với các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh; hai là, quy định hoạt động chuyên môn trong khám bệnh,
chữa bệnh; ba là, quy định áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám
bệnh, chữa bệnh; bốn là, quy định sai sót chuyên môn kỹ thuật trong khám
bệnh, chữa bệnh; năm là, quy định chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh; sáu là, quy định các tổ chức chứng nhận chất lượng đối với cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh, nhằm bảo đảm tính độc lập, công khai trong việc
đánh giá chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện và phát huy các
nguồn lực xã hội hóa và hội nhập quốc tế.
Bộ Y tế còn ban hành nhiều quy định hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật,
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, quy trình chuyên môn kỹ thuật trong khám
bệnh, chữa bệnh, về an toàn bức xạ, an toàn truyền máu, vv. Hàng trăm hướng
dẫn và quy trình kỹ thuật thuộc 28 chuyên ngành, chuyên khoa. Song song với
việc xây dựng ban hành các văn bản QPPL hướng dẫn thi hành Luật khám
bệnh, chữa bệnh và quy chế chuyên môn, Bộ Y tế có những chỉ đạo điều hành

giải quyết các vấn đề cấp bách, phát sinh như: Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 10
tháng 9 năm 2012 về việc tăng cường thực hiện các giải pháp nâng cao chất
lượng khám bệnh, chữa bệnh sau khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế; Chỉ thị số
03/CT-BYT ngày 01/4/2013 về việc tăng cường các giải pháp thực hiện tốt
Quy tắc ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, học tập và làm theo tấm gương

đạo đức Hồ Chí Minh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Chỉ thị số 09/CTBYT ngày 22/11/2013 về việc tăng cường tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh
của người dân về chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thông qua đường
dây nóng; Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013, hướng dẫn quy trình
khám bệnh tại bệnh viện.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã ký kết Hiệp định khung về điều kiện
hành nghề điều dưỡng giữa các nước ASEAN và sắp tới là Hiệp định khung về
điều kiện hành nghề bác sĩ và nha sĩ.
Những hạn chế, bất cập
- Hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật khám bệnh, chữa bệnh chưa
được hoàn thiện. Một số văn bản QPPL hướng dẫn thi hành Luật khám bệnh,
chữa bệnh ban hành chậm, chưa kịp thời.
- Tính khả thi trong một số nội dung của Luật khám bệnh, chữa bệnh và
văn bản hướng dẫn thi hành Luật chưa cao.
- Tính thống nhất của Luật và văn bản hướng dẫn với hệ thống văn bản
Luật khác chưa cao, chưa phù hợp với thực tiễn.
- Tính phù hợp không cao như: Quy định cấp CCHN và GPHĐ một lần
là không phù hợp với xu hướng hội nhập ASEAN và quốc tế; quy định ràng
buộc CCHN phải thực hiện 2 năm đào tạo cập nhật kiến thức y khoa liên tục
nhưng việc này khó theo dõi, quản lý và không có cơ chế rõ ràng để phát hiện
đình chỉ hành nghề vv.
3.2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý chất lượng khám chữa bệnh
Những kết quả đạt được
Cùng với việc ban hành chính sách pháp luật, tổ chức bộ máy QLNN về
y tế nói chung và KCB nói riêng được hình thành và thường xuyên được kiện
toàn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm tình hình cụ thể từng giai
đoạn phát triển của đất nước. Các tổ chức bao gồm các cơ quan Nhà nước:
Quốc hội, Chính phủ, Bộ Y tế và các Bộ ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các
tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất



của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền lập hiến lập
pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao với
hoạt động của Nhà nước.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định trách nhiệm QLNN về khám bệnh,
chữa bệnh, theo đó: Chính phủ thống nhất QLNN về khám bệnh, chữa bệnh;
Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về khám bệnh,
chữa bệnh; các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện QLNN về khám bệnh,
chữa bệnh; ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm
vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện QLNN về khám bệnh, chữa bệnh
trong phạm vi địa phương. Như vậy, tổ chức bộ máy cơ quan QLNN được
thiết kế đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.
Tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bệnh viện có trách nhiệm hình
thành và trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt tổ chức bộ máy
quản lý để triển khai thực hiện chức năng quản lý chất lượng KCB. Thông tư số
19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện
QLCL dịch vụ KCB tại bệnh viện quy định: Hệ thống QLCL trong bệnh viện
gồm: Hội đồng QLCL bệnh viện do giám đốc bệnh viện làm chủ tịch và phó
giám đốc phụ trách chuyên môn làm phó chủ tịch; phòng/tổ QLCL; nhân viên
chuyên trách về QLCL; mạng lưới QLCL phù hợp với quy mô của bệnh viện.
Mạng lưới QLCL bệnh viện được thiết lập từ cấp bệnh viện đến các
khoa, phòng, đơn vị trong bệnh viện, do phòng/tổ QLCL làm đầu mối điều phối
các hoạt động.
Hạn chế, tồn tại
Tổ chức bộ máy cơ quan QLNN về y tế ở Trung ương và ở địa phương
có sự thay đổi theo nhiệm kỳ, có thể tạo nên sự xáo trộn và thiếu tính ổn định.
Sự phối hợp giữa cơ quan QLNN ở Trung ương là Bộ Y tế và UBND
tỉnh, thành phố ở địa phương còn chưa chặt chẽ và sự phối hợp giữa các tổ
chức thuộc Bộ Y tế và các Sở Y tế còn chưa chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất.
Phòng/bộ phận QLCL tại các bệnh viện mới được hình thành, cơ chế

phối hợp với các khoa phòng trong bệnh viện chưa cụ thể, hoạt động còn có
tình trạng chồng chéo.
3.2.1.4. Đội ngũ công chức quản lý nhà nước và viên chức quản lý chất
lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện

Kết quả đạt được: Đội ngũ QLNN về chất lượng KCB ở Trung ương là
công chức thuộc Văn phòng, Thanh tra và các các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế, tập
trung đầu mối thực hiện nhiệm vụ QLNN là Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
Đội ngũ QLNN ở các Sở Y tế tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và y tế Bộ
Ngành là công chức thuộc Phòng Nghiệp vụ Y thuộc Sở Y tế, các công chức
QLCL thường kiêm nhiệm, được tham dự các lớp tập huấn cơ bản về QLCL
bệnh viện. Đội ngũ công chức QLNN ở Trung ương và địa phương được tuyển
dụng, bố trí sử dụng theo quy định của Luật Công chức.
Đội ngũ quản lý chất lượng KCB tại các bệnh viện là viên chức thuộc
Phòng QLCL hoặc tổ QLCL hoặc cán bộ thuộc Phòng Kế hoạch Tổng hợp
được giao kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng KCB của bệnh
viện, đội ngũ này được tập huấn đào tạo về QLCL bệnh viện.
Thực hiện Luật Viên chức, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng
tiêu chuẩn, mã số chức danh nghề nghiệp của bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật
viên y làm cơ sở để tuyển dụng, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và đánh giá
viên chức trong ngành y tế.
Hạn chế, tồn tại: Số lượng và chất lượng công chức QLNN về KCB còn
hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ QLCL; trình độ không đồng đều,
chưa được đào tạo đầy đủ về quản lý chất lượng KCB; công chức được giao
nhiệm vụ chuyên trách số lượng ít, chủ yếu là công chức kiêm nhiệm. Viên
chức trực tiếp làm công tác QLCL tại bệnh viện chủ yếu là kiêm nhiệm, ít được
đào tạo bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng QLCL.
3.2.1.5. Hỗ trợ, thu hút và huy động nguồn lực cho quản lý chất lượng
khám, chữa bệnh
Kết quả đạt được: Chính phủ đã phê duyệt nhiều dự án đầu tư nâng cấp

cải tạo các bệnh viện Việt Nam thông qua huy động trái phiếu Chính phủ như
Quyết định số 225/QĐ-TTg, Quyết định số 47/QĐ-TTg đầu tư nâng cấp bệnh
viện tuyến huyện; Quyết định số 930/QĐ-TTg đầu tư nâng cấp các bệnh viện
sản, nhi, lao, phong, tâm thần và bệnh viện đa khoa các tỉnh miền núi vùng sâu,
vùng xa, vùng khó khăn.
Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ và huy động nguồn lực trong và
ngoài nước, kêu gọi hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển giúp
đỡ Việt Nam thực hiện các chiến lược, chính sách, pháp Luật đặc biệt là xây
dựng và thi hành Luật khám bệnh, chữa bệnh. Một số Dự án hỗ trợ nâng cao
chất lượng KCB các bệnh viện tỉnh vùng do JICA hỗ trợ; Dự án hỗ trợ quản lý
việc cấp CCHN và GPHĐ do Ngân hàng thế giới; Dự án hỗ trợ nâng cao năng


lực QLCL bệnh viện do EU; Dự án phát triển năng lực KCB do Jica hỗ trợ vv.
Sự hỗ trợ quan trọng của các đối tác y tế, các chính phủ đã giúp Việt Nam triển
khai được nhiều hoạt động đảm bảo, cải tiến duy trì chất lượng KCB, góp phần
cải thiện chất lượng y tế nói chung và KCB nói riêng.
Bên cạnh đó, Chính phủ có các Nghị quyết về chủ trương xã hội hóa y tế
nhằm huy động các nguồn lực từ doanh nghiệp và người dân. Nghị định số
59/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách
khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy
nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế
vv.
Chính phủ đã chỉ đạo triển khai thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động, cơ
chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công như thực hiện Nghị định số
43/2004/NĐ-CP, Nghị định số 16/NĐ-CP Nghị định số 85/2012/NĐ-CP của
Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y
tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh công lập,

Ngoài ra, để khuyến khích tăng cường công tác quản lý chất lượng KCB
của bệnh viện, Bộ Y tế đã quy định trong việc xem xét thi đua khen thưởng đối
với các bệnh viện hàng năm. Theo đó bệnh viện đạt điểm chất lượng trung bình
từ 3.0/5.0 trở lên sẽ được xem xét để đánh giá thi đua khen thưởng.
Hạn chế, tồn tại: Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm
chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư, nâng cấp các bệnh viện, còn dản trải và thiếu ổn
định.
Kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp hàng năm nhưng phê duyệt còn
chậm, thủ tục phiền hà và còn cơ chế xin cho.
3.2.1.6. Về thanh tra, kiểm tra giám sát chất lượng bệnh viện
Kết quả đạt được: Hàng năm, Bộ Y tế, Sở Y tế đều xây dựng kế hoạch
thanh tra công tác khám bệnh, chữa bệnh từ Trung ương đến địa phương (thanh
tra theo kế hoạch). Ngoài ra, còn tổ chức thực hiện thanh tra đột xuất. Cục
Quản lý Khám, chữa bệnh cũng tăng cường tổ chức thanh tra chuyên ngành
thông qua đó để kịp thời chấn chỉnh vi phạm của các bệnh viện trong hoạt động
KCB.
Bộ Y tế xây dựng và ban hành Quyết định số 4858/QĐ-BYT về Bộ tiêu
chí đánh giá chất lượng bệnh viện Việt Nam. Bộ Tiêu chí có 5 phần với 83 tiêu

chí, trên 1500 tiểu mục bao gồm: Nhóm tiêu chí về hướng tới sự hài lòng của
người bệnh; nhóm tiêu chí về chất lượng đội ngũ cán bộ; nhóm tiêu chí về
chuyên môn kỹ thuật; nhóm tiêu chí về cải tiến chất lượng. Đối với bệnh viện
chuyên khoa bổ sung thêm một nhóm tiêu chí đặc thù chuyên khoa. Bộ tiêu chí
được áp dụng thí điểm 3 năm từ 2013-2015.
Theo báo cáo của 25/63 Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
17/38 bệnh viện Trung ương trực thuộc Bộ Y tế và 291/1.300 bệnh viện thuộc
Sở Y tế và kết quả khảo sát, đánh giá tại 03 tỉnh: Điện Biên, Thừa Thiên Huế,
Thành phố Hồ Chí Minh về xây dựng và triển khai thực hiện đánh giá chất
lượng bệnh viện theo bộ tiêu chí chất lượng gồm 83 tiêu chí cho thấy kết quả
đạt được trên một số mặt: về công tác hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến Bộ

tiêu chí; về bảo đảm các điều kiện cho thi hành Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng
bệnh viện; tổ chức, kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện bằng bộ công cụ 83
tiêu chí. Kết quả kiểm tra, đánh giá cho thấy chất lượng tăng đều qua các năm
từ 2013 -2015, tuy nhiên chưa đồng đều giữa các tuyến trong hệ thống KCB.
Một số bệnh viện tuyến trung ương có điểm số chất lượng thấp hơn bệnh viện
thành phố, thậm chí thấp hơn bệnh viện tuyến quận/huyện; có chênh lệch giữa
bệnh viện tự đánh giá và phúc tra của Bộ Y tế, Sở Y tế, nhưng không cao và có
xu hướng giảm. Năm 2013, các bệnh viện tự đánh giá điểm trung bình đạt: 2,5
điểm, Bộ Y tế đánh giá điểm trung bình đạt: 2,45 điểm. Năm 2014, các bệnh
viện tự đánh giá điểm trung bình đạt: 2,8 điểm, Bộ Y tế đánh giá điểm trung
bình đạt: 2,4 điểm. Năm 2015, các bệnh viện tự đánh giá điểm trung bình đạt:
3,03 điểm, Bộ Y tế đánh giá điểm trung bình đạt: 2,7 điểm và việc tổ chức đánh
giá theo Bộ tiêu chí có tác động tới việc nâng cao chất lượng KCB:
Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân: Số đoàn thanh tra hàng năm còn ít, chủ
yếu là thanh tra quản lý chất lượng KCB phối hợp trong thanh tra chuyên
ngành y tế; việc triển khai thí điểm kiểm tra đánh giá chất lượng bệnh viện theo
Bộ tiêu chí bên cạnh những mặt được còn bộc lộ hạn chế, khó khăn vướng mắc.
Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập do chủ quan từ các đơn vị thực thi
như Lãnh đạo bệnh viện chưa quan tâm, chưa xây dựng kế hoạch cụ thể để thực
hiện hằng năm; do khách quan từ quy định của Bộ tiêu chí chưa phù hợp; một
số tiêu chí khó cải tiến để nâng điểm; việc thống kê để tính điểm của Bộ tiêu
chí đòi hỏi người dùng phải thành thạo Excel.
3.2.2. Thực trạng quản lý chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện
Để đánh giá thực trạng quản lý chất lượng KCB tại bệnh viện, nghiên
cứu sinh và nhóm nghiên cứu thực hiện nghiên cứu khảo sát điều tra tại 37
bệnh viện Trung ương trực thuộc Bộ Y tế gồm 4 bệnh viện hạng đặc biệt, 31


bệnh viện hạng 1 và 2 bệnh viện hạng 2; thời gian nghiên cứu từ 01/2015 –
6/2016.

Kết quả nghiên cứu cho thấy:100% bệnh viện xây dựng và tổ chức thực
hiện chương trình kế hoạch quản lý chất lượng KCB tại bệnh viện:

dài hạn về quản lý chất lượng KCB nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Song song với đó, cần thiết phải ban hành thông tư, hướng dẫn về việc triển
khai quản lý chất lượng KCB, ban hành sổ tay hướng dẫn về 83 tiêu chí,… Một
số khác cũng cho rằng nên sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong bộ 83 tiêu
chí (40,5%).
3.3. Đánh giá chung về quản lý chất lượng khám chữa bệnh của bệnh

100% bệnh viện có các hội đồng: Thi đua khen thưởng, Kiểm soát nhiễm
khuẩn, Thuốc và điều trị, Quản lý bệnh viện; 56% bệnh viện có Phòng QLCL,
Tổ QLCL; một số hội đồng khác có tỷ lệ thấp khoảng 20%
Cán bộ chuyên trách trung bình là 2,4 người, kiêm nhiệm 13,7
người/bệnh viện
51% bệnh viện đã áp dụng các mô hình, phương pháp trong QLCL bệnh
viện trong đó: 4/19 (21%) bệnh viện áp dụng mô hình ISO: 9001-2001; 90012008; 9001-2015; 4/19 (21%) bệnh viện áp dụng mô hình ISO 16189; 2/19
(10%) bệnh viện áp dụng mô hình TQM/CQI/QA-QI; 6/19 (32%) bệnh viện áp
dụng mô hình PDCA; 2/19 (10%) bệnh viện áp dụng mô hình 5S; 1/19 (5%)
bệnh viện áp dụng mô hình SLAMTA. Có 12/19 bệnh viện (63,1%) áp dụng
trên quy mô toàn bệnh viện. Tỷ lệ bệnh viện áp dụng pp/mô hình QLCL trong
lĩnh vực hành chính chiếm tỷ lệ thấp nhất với 5.3%.
97,3% bệnh viện áp dụng CNTT trong việc kê đơn thuốc; 59,5% bệnh
viện áp dụng CNTT trong quản lý bệnh án điện tử; 62,2% bệnh viện áp dụng
CNTT trong quản lý thiết bị y tế.

viện
3.3.1. Công tác quản lý nhà nước về quản lý chất lượng khám, chữa bệnh
Về ưu điểm: Thứ nhất, trên cơ sở các Nghị quyết của Trung ương về
công tác y tế, hệ thống các chính sách vĩ mô, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

về y tế nói chung và quản lý chất lượng KCB nói riêng đã được xây dựng, ban
hành và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, từng bước hiện thực hóa trên
thực tế. Hệ thống mạng lưới y tế, mạng lưới KCB trong đó có hệ thống bệnh
viện công lập đã được hình thành rộng khắp từ Trung ương tới địa phương, tiếp
cận người dân ở các vùng miền kể cả khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa,
địa bàn khó khăn, biên giới, hải đảo trong cả nước và không ngừng phát triển
cả về số lượng lẫn chất lượng, từng bước đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân.
Trong đó, hệ thống các bệnh viện công lập giữ vai trò chủ đạo, vị trí then chốt
trong hoạt động cung ứng dịch vụ KCB và thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những khó khăn trong việc triển khai
quản lý chất lượng KCB tại bệnh viện chủ yếu là khó khăn về cơ sở vật chất,
quá tải bệnh viện, nhân lực và thiết kế nhân cựu

Thứ hai, hệ thống pháp luật về KCB từng bước được củng cố, hoàn
thiện, đặc biệt sự ra đời của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, các luật liên quan và
các văn bản QPPL hướng dẫn thi hành luật được ban hành và triển khai thực
hiện. Luật khám bệnh, chữa bệnh ra đời là điểm mốc quan trọng đánh dấu bước
phát triển mới, thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước về khám bệnh,
chữa bệnh, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Trong
giai đoạn đổi mới hệ thống y tế hiện nay, Luật khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở
pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bệnh, người hành nghề
khám bệnh, chữa bệnh; nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, giảm phiền
hà cho người bệnh; nâng cao tính sẵn có trong việc tiếp cận dịch vụ khám bệnh,
chữa bệnh; xác định nền tảng cho sự phát triển của y học thực chứng vì quyền
lợi của người bệnh. Đây là cơ sở pháp lý để điều chỉnh mối quan hệ giữa người
bệnh, người hành nghề với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Công tác tổ chức thực
hiện được đẩy mạnh và tăng cường, góp phần từng bước nâng cao chất lượng
KCB, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.


Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, 100% bệnh viện đề xuất với Bộ Y tế
và các cơ quan liên quan là cần thiết phải tổ chức những lớp tập huấn ngắn hạn,

Thứ ba, tổ chức bộ máy QLNN về KCB và quản lý chất lượng KCB từ
Trung ương đến điạ phương tiếp tục được củng cố, kiện toàn, quy định rõ thẩm

Ngoài ra các bệnh viện còn áp dụng CNTT trong việc quản lí vật tư tiêu
hao, quản lý tài chính kế toán, quản lý nhân lực…
Về kiểm tra đánh giá chất lượng bệnh viện điểm đánh giá chất lượng
trung bình của các bệnh viện Trung ương từ 2013 - 2015 có xu hương tăng đều
qua các năm.
Về khen thưởng, xử phạt, các bệnh viện căn cứ vào kết quả đánh giá chất
lượng bệnh viện để xem xét khen thưởng xử phạt phù hợp.


quyền, trách nhiệm, sự phối hợp giữ các cơ quan QLNN các cấp. Trong đó, quy
định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế và sở y tế tỉnh
thành phố.
Thứ tư, đội ngũ công chức QLNN ở Trung ương và địa phương được đào
tạo về QLCL cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Thứ năm, công tác thanh, kiểm tra được quan tâm và thực hiện thường
xuyên. Bộ Y tế đã ban hành và triển khai thí điểm Bộ tiêu chí đánh giá chất
lượng KCB của bệnh viện là công cụ quan trọng kiểm soát chất lượng KCB của
bệnh viện.
Thứ sáu, đầu tư từ NSNN được tăng cường và thực hiện có kế hoạch;
việc thu hút đầu tư, xã hội hóa, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của
các bệnh viện đã đạt được kết quả bước đầu.
Về hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
Thứ nhất, một số chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chậm
được ban hành và bổ sung sửa đổi kịp thời, chưa sát với thực tế, tính khả thi

chưa cao; việc tổ chức thực hiện ở các cấp Bộ ngành và địa phương chưa quyết
liệt, chưa chủ động và thiếu giải pháp đồng bộ.
Thứ hai, việc ban hành văn bản QPPL hướng dẫn thi hành Luật khám
bệnh, chữa bệnh còn chậm, chưa kịp thời; một số nội dung của Luật khám
bệnh, chữa bệnh và văn bản hướng dẫn thi hành Luật chưa phù hợp với thông
lệ quốc tế, ít khả thi, không thống nhất với các Luật khác, chưa phù hợp với
thực tiễn, thậm chí còn gây phiền hà, phức tạp khó khăn cho việc thực hiện.
Thứ ba, tổ chức bộ máy QLNN các cấp theo nhiệm kỳ, tạo ra sự thiếu ổn
định; sự phối kết hợp QLNN giữa Trung ương và địa phương còn chưa chặt
chẽ; số lượng, cơ cấu và chất lượng công chức QLNN về KCB còn hạn chế so
với nhu cầu.
Thư tư, công tác thanh kiểm tra chưa thường xuyên; bộ tiêu chí đánh giá
chất lượng KCB triển khai, áp dụng thí điểm còn một số hạn chế, bất cập cần
phải điều chỉnh; tổ chức đánh giá chưa chuyên nghiệp, kết quả đánh giá chưa
sát thực tế; kinh phí cho hoạt động QLCL ít; thiếu giải pháp hỗ trợ cần thiết
thúc đẩy QLCL.
Thứ năm, ngân sách nhà nước, thu hút đầu tư cho y tế nói chung và
QLCL nói riêng còn hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu.

Những hạn chế bất cập nêu trên chủ yếu do nguyên nhân chủ quan: việc
thể chế hoá các chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước
về lĩnh vực KCB còn chậm, chưa đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với tình hình.
Nhiều cấp uỷ đảng, lãnh đạo và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận
thức chưa đầy đủ, thiếu quyết tâm chính trị, thiếu quyết liệt và đồng bộ trong
chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương, chính
sách, pháp luật chưa thường xuyên; tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước
trong hoạt động QLCL khám chữa bệnh còn khá phổ biến.
Hệ thống chính sách, pháp luật và các quy chế chuyên môn liên quan đến
QLCL chưa hoàn thiện.
Nguồn lực cho hoạt động QLCL hạn chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị

của các bệnh viện chưa đáp ứng; kinh phí hạn hẹp, nhân lực thiếu và yếu nhất
là miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Tình trạng quá tải bệnh viện,
nhất là ở các bệnh viện tuyến Trung ương, bệnh viện tuyến cuối của thành phố
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Sự tham gia của cộng đồng, người bệnh, người nhà người bệnh trong
việc nâng cao chất lượng KCB của bệnh viện còn hạn chế.
3.3.2. Công tác quản lý chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện
Về ưu điểm: Các bệnh viện nói chung và bệnh viện Trung ương trực
thuộc Bộ Y tế nói riêng đã tăng cường công tác QLCL bệnh viện như xây dựng
chương trình, kế hoạch QLCL; tổ chức kiện toàn, củng cố phòng QLCL, bộ
phận QLCL tại bệnh viện; củng cố các hội đồng: thi đua khen thưởng, thuốc và
điều trị, kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý chất lượng, khoa học công nghệ, hội
đồng người bệnh vv; phân công người trực tiếp làm công tác QLCL; nghiên
cứu áp dụng các mô hình QLCL tại bệnh viện; triển khai ứng dụng công nghệ
thông tin; tổ chức đánh giá chất lượng bệnh viện hàng năm; thực hiện các giải
pháp đảm bảo an toàn người bệnh. Nhờ đó chất lượng KCB của các bệnh viện
từng bước được nâng lên đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân.
Han chế và nguyên nhân hạn chế: Hoạt động của các hội đồng trong
bệnh viện còn mang tính hình thức; nhiều bệnh viện chưa thành lập các hội
đồng như hội đồng đạo đức, hội đồng điều dưỡng, chưa thành lập đơn vị quản
lý nguy cơ. Đội ngũ viên chức trực tiếp làm công tác QLCL tại bệnh viện còn
thiếu, ít chuyên trách, đa số kiêm nhiệm, chưa được đào tạo đầy đủ về QLCL
và thường xuyên có biến động. Việc triển khai áp dụng các mô hình QLCL tiên
tiến trên thế giới còn hạn chế. Việc triển khai áp dụng phương pháp, mô hình
QLCL bệnh viện khu vực hành chính và lâm sàng còn thấp.


Nguyên nhân của hạn chế chủ yếu do nhận thức của cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động trong bệnh viện chưa đầy đủ về QLCL và vai trò của
QLCL tại bệnh viện; sự quyết tâm của lãnh đạo đơn vị chưa cao. Cơ sở vật

chất, trang thiết bị chưa đáp ứng, đội ngũ công chức, viên chức trực tiếp làm
công tác QLCL còn thiếu, yếu.
Kết luận Chương 3
Trên cơ sở kết quả tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học về quản lý chất
lượng KCB của bệnh viện, Chương 3 của Luận án đã làm rõ thực trạng quản lý
chất lượng KCB của bệnh viện công lập Việt Nam bao gồm những nội dung
chính sau:
Thứ nhất, mô tả và khái quát hóa hệ thống y tế và hệ thống mạng lưới
KCB của Việt Nam, đặc biệt là hệ thống mạng lưới bệnh viện công lập Việt
Nam.
Thứ hai, phân tích, đánh giá tổng quát chất lượng KCB của bệnh viện cả
về số lượng lẫn chất lượng thông qua một số chỉ số cơ bản từ các báo cáo và
kết quả đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế và các Sở Y tế.
Thứ ba, phân tích khắc họa bức tranh thực trạng quản lý chất lượng KCB
của bệnh viện công lập thông qua đánh giá cả về công tác QLNN về chất lượng
KCB lẫn công tác QLCL tại các bệnh viện. Phân tích các kết quả đạt được,
những hạn chế bất cập hiện nay của công tác QLNN thể hiện ở các nội dung về
chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; hệ thống văn bản Luật và văn bản
QPPL hướng dẫn thi hành Luật; tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ; công tác
thanh, kiểm tra; phân tích đánh giá thực trạng Bộ công cụ đánh giá chất lượng
bệnh viện được Bộ Y tế triển khai thí điểm; phân tích đánh giá thực trạng
QLCL tại bệnh viện theo các nội dung như việc xây dựng chương trình, kế
hoạch QLCL, lựa chọn hệ thống QLCL, tổ chức đảm bảo các điều kiện về bộ
máy, đội ngũ QLCL và các đề xuất kiến nghị về QLCL của các đơn vị.
Thứ tư, phân tích đánh giá những mặt tích cực, ưu điểm trong hoạt động
quản lý chất lượng KCB của bệnh viện, những hạn chế, tồn tại cần khắc phục
và nguyên nhân của hạn chế, tồn tại để đề xuất các giải pháp khắc phục trong
thời gian tới góp phần nâng cao chất lượng KCB đáp ứng sự hài lòng của người
bệnh.
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

KHÁM CHỮA BỆNH CỦA BỆNH VIỆN CÔNG LẬP VIỆT NAM

4.1. Quan điểm chỉ đạo, định hướng của Đảng và Nhà nước về công tác
y tế
Trong các giai đoạn phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn
quan tâm đến phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân
dân. Quan điểm ấy được thể hiện trong các văn kiện của Đảng: Nghị quyết số
46-NQ/TW ngày 23/2/2005, của Bộ Chính trị về chăm sóc bảo vệ và nâng cao
sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã đưa ra 5 quan điểm chỉ đạo của Đảng
ta về công tác y tế; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục chỉ rõ: Nâng cao chất lượng
KCB và phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến. ..Đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng tiêu chuẩn quản lý và kiểm
tra chất lượng dịch vụ KCB; Kết luận số 118-KL/TW ngày 04/01/2016 của ban
Bí thư Trung ương Đảng về việc tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 46NQ/BCT, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, các ban, bộ, ngành, Mặt
trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tiếp tục quán triệt, tổ chức thực
hiện đầy đủ và tích cực hơn nữa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp
chủ yếu đã được đề ra trong Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị.
Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về Chiến lược quốc gia bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai
đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030. Theo đó, đưa ra giải pháp: “Hoàn thiện
mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh các tuyến; thực hiện chăm sóc liên tục và
toàn diện cho người bệnh; lấy người bệnh làm trung tâm; xây dựng chương
trình bảo đảm và cải thiện chất lượng dịch vụ KCB….; xây dựng và áp dụng
tiêu chuẩn QLCL phù hợp đối với các bệnh viện ở Việt Nam, từng bước áp
dụng chuẩn khu vực và quốc tế trong khám bệnh, chữa bệnh. Thiết lập hệ thống
quản lý, kiểm định và kiểm soát chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh từ
trung ương đến địa phương”.
Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban
chấp hành Trung ương khóa XII về bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe

nhân dân trong tình hình mới trong phần nhiệm vụ và giải pháp chỉ rõ: “Nâng
cao chất lượng KCB, khắc phục căn bản tình trạng quá tải bệnh viện…. Ban
hành tiêu chí đánh giá, thực hiện kiểm định độc lập, xếp hạng bệnh viện theo
chất lượng phù hợp với thông lệ quốc tế.
Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban
chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản
lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công
lập, trong phần quan điểm chỉ đạo, chỉ rõ: (1) Đổi mới hệ thống tổ chức và


quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
công lập là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu, là nhiệm vụ
chính trị vừa cấp bách, vừa lâu dài của tất cả các cấp uỷ đảng, chính quyền và
toàn hệ thống chính trị; …(4) Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải
pháp đã đề ra trong quá trình đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, gắn với đổi
mới hệ thống chính trị và cải cách hành chính.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 đưa ra chính sách Nhà nước về
khám bệnh, chữa bệnh: Theo đó, ưu tiên bố trí ngân sách nhằm đáp ứng nhu
cầu khám bệnh, chữa bệnh cơ bản của nhân dân. Quan tâm dành ngân sách cho
việc CSSK đối với người có công với cách mạng, trẻ em, người nghèo, nông
dân, đồng bào dân tộc thiểu số, nhân dân ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn và vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn; tăng cường phát triển
nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực y tế ở vùng có điều kiện KTXH
khó khăn và vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn. Thực hiện chế độ
luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
từ tuyến trên xuống tuyến dưới, từ vùng có điều kiện KTXH không khó khăn
đến vùng có điều kiện KTXH khó khăn và vùng có điều kiện KTXH đặc biệt
khó khăn; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; khuyến
khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh;

Khuyến khích việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong khám
bệnh, chữa bệnh; kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong khám bệnh,
chữa bệnh”.
Trên cơ sở nghiên cứu, quán triệt các quan điểm của Đảng và Nhà nước,
xuất phát từ tình hình thực tiễn hiện nay và xu hướng thay đổi, phát triển của Y
tế trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, QLNN về Y tế nói chung và KCB nói
riêng, trong đó có hoạt động quản lý chất lượng KCB của bệnh viện. Nghiên
cứu sinh đề xuất một số định hướng cụ thể như sau:
Thứ nhất, cần tăng cường công tác phổ biến, quán triệt nâng cao nhận
thức của người dân và cộng đồng, của các cấp các ngành trong việc thực hiện
các chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch quốc gia về y tế nói chung
và quản lý chất lượng KCB nói riêng để đưa các quan điểm, Nghị quyết của
Đảng vào thực tiễn cuộc sống.
Thứ hai, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật để thể chế hóa, cụ thể
hóa các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Y tế. Các chính sách và quy
định pháp luật cần được thể chế kịp thời, đầy đủ, tạo hành lang pháp lý làm cơ
sở, căn cứ quan trọng để các cấp, các ngành các tổ chức, cá nhân triển khai thực

hiện, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực QLNN nâng cao chất lượng KCB
cho nhân dân.
Thứ ba, tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy QLNN về KCB từ
trung ương tới địa phương phù hợp với tình hình thực tiễn, đủ năng lực thực
hiện nhiệm vụ; quan tâm đến xây dựng và phát triển đội ngũ công chức QLNN
và đội ngũ viên chức trực tiếp làm công tác QLCL của các bệnh viện thông qua
việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí sử dụng đội ngũ này một
cách hợp lý. Tổ chức bộ máy với cơ cấu hợp lý và đội ngũ cán bộ có đủ năng
lực sẽ là nòng cốt trong việc triển khai thực hiện quản lý chất lượng KCB của
bệnh viện, đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ đặt ra.
Thứ tư, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc triển khai
thực hiện, sơ kết tổng kết đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế khó

khăn thách thức, tìm nguyên nhân từ đó đề xuất những giải pháp để tiếp tục
điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện các quy định pháp luật và tổ chức triển khai
thực hiện tốt hơn công tác quản lý chất lượng KCB.
Thứ năm, hoàn thiện Bộ công cụ đánh giá chất lượng KCB của bệnh viện
hội nhập với quốc tế và phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam. Nghiên
cứu thành lập tổ chức đánh giá độc lập chất lượng KCB của các cơ sở y tế; thu
hút huy động các nguồn lực như cơ sở vật chất trang thiết bị, nhân lực và tài
chính để triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng và chính sách
của Nhà nước về KCB và quản lý chất lượng KCB của bệnh viện trong tình
hình mới.
Thứ sáu, tăng cường QLCL tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhất là
các bệnh viện công lập; phát huy vai trò chủ động của các bệnh viện trong việc
xây dựng triển khai chương trình, kế hoạch quản lý chất lượng KCB, khuyến
khích áp dụng các mô hình, phương pháp QLCL tiên tiến.
4.2. Một số giải pháp quản lý chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện
công lập Việt Nam
4.2.1. Hoàn thiện và tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch về quản lý chất lượng khám, chữa bệnh
Thứ nhất, tổ chức rà soát, đánh giá tác động của các chính sách, chiến
lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch đã ban hành; nghiên cứu điều chỉnh,
sửa đổi, bổ sung các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của chính sách, chiến lược
quy hoạch, kế hoạch sao cho phù hợp với các quan điểm chỉ đạo của Đảng. Thứ
hai, tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng hệ thống mạng lưới KCB nhất là bệnh


viện công lập. Thứ ba, tổ chức đánh giá việc triển khai thực hiện Quyết định số
4276/QĐ-BYT ngày 14/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế Phê duyệt “Chương
trình hành động Quốc gia về nâng cao năng lực quản lý chất lượng khám bệnh,
chữa bệnh giai đoạn từ nay đến năm 2025”.
4.2.2. Hoàn thiện và tổ chức thực hiện hệ thống pháp luật và quy chế

chuyên môn trong khám, chữa bệnh
Trước tiên, cần tổ chức đánh giá tác động của Luật khám bệnh, chữa
bệnh sau 8 năm triển khai thực hiện. Thứ hai, trên cơ sở những Luận chứng từ
các kết quả đánh giá thực trạng thi hành Luật khám bệnh, chữa bệnh trong thời
gian vừa qua, đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu để đề nghị cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung một số nội dung. Thứ ba, tổ chức rà soát,
đánh giá tác động trong quá trình thực hiện các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các Nghị định và các Thông tư hướng dẫn
thi hành Luật khám bệnh, chữa bệnh. Thứ tư, xây dựng và ban hành Thông tư
quy định về chế độ đào tạo tiền hành nghề, hướng tới việc thi cấp CCHN cho
người hành nghề. Thứ năm, xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
đối với bệnh viện. Thứ sáu, xây dựng và ban hành Bộ tiêu chuẩn chất lượng
bệnh viện bao gồm tiêu chuẩn các khoa lâm sàng, cận lâm sàng, tiêu chuẩn
năng lực của người hành nghề cho từng khoa phòng, ưu tiên xây dựng và hoàn
thiện thí điểm 5 Bộ chuẩn năng lực người hành nghề cho các nhóm chuyên
khoa trước năm 2020.
Song song việc xây dựng Bộ tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện, tiến hành
xây dựng và ban hành các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, quy trình kỹ thuật,
quy trình chăm sóc người bệnh vv.
4.2.3. Kiện toàn, nâng cao năng lực tổ chức bộ máy và đội ngũ quản lý
nhà nước về quản lý chất lượng khám, chữa bệnh
Trước hết, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan QLNN về quản lý chất
lượng KCB ở Trung ương và địa phương. Thứ hai, xây dựng và phê duyệt Bộ
giáo trình, tài liệu đào tạo liên tục về QLCL và an toàn người bệnh. Thứ ba, tổ
chức rà soát đánh giá việc triển khai thực hiện để sửa đổi bổ sung Thông tư số
19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện
QLCL dịch vụ KCB tại bệnh viện phù hợp với tình hình thực tế, các quan điểm
chỉ đạo định hướng của Đảng và “Chương trình hành động Quốc gia về nâng
cao năng lực QLCL khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn từ nay đến năm 2025”
ban hành theo Quyết định số 4276/QĐ-BYT năm 2015 của Bộ Y tế, để thực

hiện được mục tiệu xây dựng và hoàn thiện hệ thống QLCL khám bệnh, chữa

bệnh quốc gia. Thứ tư, sớm thành lập tổ chức chứng nhận/kiểm định chất lượng
độc lập của Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ đánh giá và công nhận chất
lượng bệnh viện.
4.2.4. Hoàn thiện Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng khám chữa bệnh của
bệnh viện Việt Nam
Trước hết, tổ chức rà soát đánh giá các nội dung, các chỉ số của Bộ tiêu
chí đánh giá chất lượng bệnh viện gồm 83 tiêu chí đang áp dụng hiện nay; phát
hiện những hạn chế bất cập của các tiêu chí, chỉ số đánh giá của Bộ công cụ; so
sánh, tiếp thu kinh nghiệm từ các bộ công cụ của các nước trong khu vực và thế
giới có điều kiện KTXH tương đồng; đồng thời đánh giá việc tổ chức triển khai
đánh giá chất lượng KCB của bệnh viện của các Sở Y tế tỉnh, thành phố. Thứ
hai, xây dựng tài liệu hướng dẫn đánh giá chất lượng bệnh viện bao gồm cả quy
trình đánh giá. Thứ ba, Bộ Y tế, các Sở Y tế, các bệnh viện tăng cường tuyên
truyền, phổ biến Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện tới tất cả các bệnh
viện, các khoa phòng của bệnh viện thuộc địa bàn quản lý. Thứ tư, bảo đảm các
điều kiện cho việc thi hành Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện: kiện
toàn, thành lập Phòng/Hội đồng/Tổ/mạng lưới làm công tác cải tiến chất lượng
của bệnh viện.
4.2.5. Tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra giám sát quản
lý chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện
Thứ nhất, tăng cường phổ biến, quán triệt nâng cao nhận thức cho đội
ngũ công chức QLNN. Thứ hai, phổ biến, hướng dẫn, giới thiệu các mô hình
QLCL mới, tiên tiến mà các nước phát triển trên thế giới đang áp dụng. Thứ ba,
xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh kiểm tra quản lý chất lượng KCB hàng
năm. Thứ tư, ứng dụng CNTT trong quản lý chất lượng KCB nhất là trong
thống kê xử lý số liệu đánh giá chất lượng bệnh viện, đảm bảo tính chính xác
của kết quả đánh giá.
4.2.6. Thu hút, khuyến khích, huy động các nguồn lực cho quản lý chất

lượng khám, chữa bệnh
Trước hết, trên cơ sở nhu cầu của các bệnh viện, Bộ Y tế đối với các đơn
vị Trung ương, Sở Y tế đối với các địa phương tổng hợp xây dựng kế hoạch
chung cho toàn ngành, xây dựng dự toán kinh phí ưu tiên các hoạt động quan
trọng cấp thiết được lấy kinh phí từ nguồn NSNN và các nguồn thu khác có
nguồn gốc NSNN. Thứ hai, chủ động, tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật hỗ trợ kinh
phí từ các tổ chức quốc tế theo hướng xây dựng các dự án đề nghị các tổ chức
quốc tế hỗ trợ. Thứ ba, Đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa trong quản lý chất


lượng KCB của bệnh viện. Thứ tư, xây dựng cơ chế tham gia quản lý chất
lượng KCB của người bệnh, người dân và cộng đồng. Thứ năm, tổ chức các
giải thưởng chất lượng khuyến khích thi đua, khen thưởng đối với bệnh viện và
cá nhân tiêu biểu trong hoạt động QLCL.
4.2.7. Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chất lượng khám chữa bệnh
tại bệnh viện
Trước hết, Giám đốc các bệnh viện tổ chức quán triệt tới cán bộ, viên
chức của bệnh viện về các quan điểm chủ trương của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước, các quy định của Ngành y tế về quản lý chất lượng KCB;
chính sách, mục tiêu, giải pháp chất lượng của bệnh viện để họ nắm vững, hiểu
rõ và cùng nhau thống nhất triển khai thực hiện. Thứ hai, các bệnh viện căn cứ
vào nhu cầu, xây dựng Chương trình kế hoạch chất lượng hàng năm của bệnh
viện. Thứ ba, Giám đốc các bệnh viện ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai
thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện. Thứ tư, các bệnh viện thực
hiện viện kiện toàn các Hội đồng của bệnh viện. Thứ năm, đẩy mạnh triển khai
các mô hình phương pháp quàn lý mới trong QLCL bệnh viện. Thứ sáu, tổ
chức đào tập huấn cho cán bộ nhân viên bệnh viện nâng cao kiến thức, kỹ năng
về QLCL bệnh viện. Thứ bảy, đảm bảo các nguồn lực để thực hiện chương
trình kế hoạch của bệnh viện.
Kết luận Chương 4

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tổng quan, cơ sở lý luận (luận cứ) và thực
tiễn (luận chứng) về quản lý chất lượng KCB của bệnh viện, Chương 4 của
Luận án đã tổng hợp, phân tích các quan điểm, chủ trương của Đảng ta về công
tác y tế, đặc biệt là công tác KCB, trên cơ sở đó đưa ra 6 định hướng công tác
quản lý chất lượng KCB của bệnh viện và đề xuất một số nhóm giải pháp mới
về quản lý chất lượng KCB của bệnh viện công lập Việt Nam, bao gồm: Một
là, hoàn thiện và tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
về quản lý chất lượng khám, chữa bệnh; Hai là, hoàn thiện và tổ chức thực hiện
hệ thống pháp luật và quy chế chuyên môn trong quản lý chất lượng khám,
chữa bệnh của bệnh viện; Ba là, kiện toàn, nâng cao năng lực tổ chức bộ máy
và đội ngũ quản lý nhà nước về quản lý chất lượng khám chữa bệnh; Bốn là,
hoàn thiện Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng KCB của bệnh viện Việt Nam; Năm
là, tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra giám sát quản lý chất
lượng KCB của bệnh viện; Sáu là, thu hút, khuyến khích, huy động các nguồn
lực cho quản lý chất lượng khám chữa bệnh; Bảy là, nâng cao hiệu quả hoạt
động quản lý chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện.

Những giải pháp trên được thực hiện sẽ góp phần nâng cao chất lượng
khám, chưa bệnh của bệnh viện, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.


×