Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của pháp luật việt nam và một số nước châu á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.82 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGÔ THUỲ DƯƠNG

ĐỀ TÀI
BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG THEO QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGÔ THUỲ DƯƠNG

ĐỀ TÀI
BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG THEO QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 8380103

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Lê Hồng

HÀ NỘI – NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.
Tác giả luận văn

Ngô Thùy Dương


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ,
ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của
quý Thầy, Cô cũng như sự động viên ủng hộ từ gia đình, bạn bè để hoàn
thành tốt luận văn của mình.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến thầy TS. Trần Lê Hồng – người
đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn
này.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến các thành viên Hội đồng chấm
luận văn, bao gồm PGS. TS. Vũ Thị Hải Yến, PGS. TS. Vũ Thị Hồng Yến,
PGS. TS. Nguyễn Thị Quế Anh, TS. Nguyễn Như Quỳnh, PGS. TS. Trần Thị

Huệ đã đóng góp những ý kiến quý giá cả về lý luận và thực tiễn để tôi có thể
hoàn thiện luận văn một cách hoàn chỉnh nhất.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa
Dân sự và Tố tụng dân sự và khoa sau đại học Đại học Luật Hà Nội đã tận
tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi hoàn thành
luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị, bạn bè
và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh.
Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2019
Học viên

Ngô Thùy Dương


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTMO

: Phòng Nhãn hiệu Trung Quốc
(China Trademark Office)

ĐƯQT

: Điều ước quốc tế

JPO

: Cơ quan Sáng chế Nhật Bản
(Japan Patent Office)


SHCN

: Sở hữu công nghiệp

SHTT

: Sở hữu trí tuệ

SAIC

Bộ Công thương Trung Quốc
(State Administration for Industry and Commerce)

TRIPs

: Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền Sở
hữu trí tuệ
(Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights)

WIPO

: Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới
(World Intellectual Property Organization)


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ...................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 6
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài ................................................ 6
7. Kết cấu của Luận văn .............................................................................. 7
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU
NỔI TIẾNG ..................................................................................................... 8
1.1. Khái quát về nhãn hiệu và bảo hộ nhãn hiệu ..................................... 8
1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu và bảo hộ nhãn hiệu ....................................... 8
1.1.2. Chức năng của nhãn hiệu ............................................................... 13
1.1.3. Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu ................................................ 16
1.2. Khái niệm, đặc điểm nhãn hiệu nổi tiếng ......................................... 18
1.2.1. Khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng ........................................................ 18
1.2.2. Đặc điểm nhãn hiệu nổi tiếng ......................................................... 22
1.3. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ................................................ 24
1.4. Ý nghĩa, vai trò của việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ....................... 32
CHƯƠNG 2: BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG THEO QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á ....................... 34
2.1. Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Trung Quốc ................. 34
2.1.1. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ............................................. 34
2.1.2. Đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng ......................................................... 36
2.1.3. Công nhận nhãn hiệu nổi tiếng....................................................... 41
2.2. Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Nhật Bản...................... 44


2.2.1. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ............................................. 44
2.2.2. Đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng ......................................................... 47
2.2.3. Công nhận nhãn hiệu nổi tiếng .................................................... 50

2.3. Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Thái Lan ...................... 51
2.3.1. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ............................................. 51
2.3.2. Đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng.......................................................... 52
2.3.3. Công nhận nhãn hiệu nổi tiếng....................................................... 56
2.4. Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Việt Nam...................... 58
2.4.1. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ............................................. 58
2.4.2. Đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng ......................................................... 61
2.4.3. Công nhận nhãn hiệu nổi tiếng....................................................... 63
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI
TIẾNG TỪ KINH NGHIỆM CỦA NƯỚC NGOÀI .................................. 65
3.1. Một số kiến nghị đối với việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo
hộ nhãn hiệu nổi tiếng................................................................................ 65
3.1.1. Sửa đổi lại quy định tại Khoản 20 Điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ về
khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng ................................................................... 65
3.1.2. Hoàn thiện hệ thống xác định các tiêu chí nhãn hiệu nổi tiếng ..... 67
3.1.3. Nhanh chóng xây dựng điều kiện cần thiết cho việc lập danh mục
nhãn hiệu nổi tiếng ................................................................................... 69
3.2. Một số kiến nghị đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ
nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam .............................................................. 70
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, người tiêu dùng qua công
tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng .... 70
3.2.2. Bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực của toà án trong bảo hộ
nhãn hiệu nổi tiếng. .................................................................................. 71
3.2.3. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan
bảo vệ quyền SHCN tránh sự chồng chéo về thẩm quyền đồng thời có cơ


chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan này trong hoạt động bảo vệ
quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng. ................................................ 71

3.2.4. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin về sở hữu công nghiệp
đặc biệt là nâng cấp cập nhật cơ sở dự liệu về nhãn hiệu nổi tiếng. ....... 72
KẾT LUẬN .................................................................................................... 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nhãn hiệu hàng hóa là một tài sản vô hình quý giá, có vai trò vô cùng
quan trọng trong hoạt động kinh doanh, cạnh tranh và phát triển thị trường
của một doanh nghiệp, dù doanh nghiệp đó thực hiện sản xuất hàng hóa hay
cung cấp dịch vụ. Theo thời gian, cùng với sự lớn mạnh của doanh nghiệp, uy
tín và danh tiếng của nhãn hiệu ngày càng được bồi đắp, dẫn đến giá trị của
nó ngày càng gia tăng, nhất là khi nhãn hiệu đã trở thành nhãn hiệu nổi tiếng
và được đông đảo người tiêu dùng biết đến.
Hệ quả tất yếu của quá trình bồi đắp danh tiếng của các nhãn hiệu là
chúng đã và đang trở thành các đối tượng của những hành vi xâm phạm bởi
những lợi ích kinh tế khổng lồ mà những nhãn hiệu này đem lại cho các chủ
sở hữu của chúng. Đối với những sản phẩm, dịch vụ có được chỗ đứng nhất
định trên thị trường nói chung và trong tâm trí người tiêu dùng nói riêng, chủ
sở hữu nhãn hiệu đang gặp phải những thách thức vô cùng lớn đến từ những
hành vi xâm phạm nhãn hiệu và cạnh tranh không lành mạnh với mục đích lợi
dụng lợi thế kinh doanh. Đặc biệt, những hành vi kể trên lại ngày càng diễn ra
phổ biến và công khai dưới nhiều hình thức thể hiện khác nhau đối với những
nhãn hiệu nổi tiếng được biết tới rộng rãi trong cộng đồng người tiêu dùng có
liên quan. Do đó, vấn đề bảo hộ nhãn hiêu nổi tiếng và tạo cho chúng sự bảo
hộ đặc biệt hơn đã trở thành mối quan tâm cũng như đồng thuận của các quốc
gia từ cuối thế kỷ XIX.

Việt Nam là quốc gia đang từng bước phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và là thành viên của công ước Paris về bảo hộ sở
hữu công nghiệp cũng như là thành viên của hiệp định TRIPS. Do vậy, Việt
Nam có trách nhiệm phải thực hiện các cam kết về bảo hộ nhãn hiệu nói
chung cũng như nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng quy định trong các Điều ước
quốc tế này. Tuy nhiên, với nền lập pháp còn non nớt, sự thiếu kinh nghiệm
của các cơ quan có thẩm quyền và đặc biệt là trình độ nhận thức về tầm quan


2

trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chưa cao, Việt Nam cũng trở thành
môi trường lý tưởng để cho các hành vi xâm phạm diễn ra. Với sự xuất hiện ồ
ạt của một loạt các thương hiệu nổi tiếng hiện nay như Apple, Coca Cola,
Intel, Zara… Việt Nam đang đứng trước vô số những thách thức cho hệ thống
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt trong các vấn đề pháp lý liên quan tới
xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu nổi tiếng.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và khu vực, Việt Nam đã và
đang mở rộng giao lưu thương mại với các quốc gia trong khu vực Châu Á.
Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại các quốc gia này cũng rất được chú
trọng quan tâm nhằm bảo đảm lợi ích tối đa của các chủ sở hữu nhãn hiệu nổi
tiếng. Tuy nhiên, do khác biệt về khoảng cách địa lý cũng như các yếu tố về
chính trị, văn hóa, xã hội, các quy định về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng của các
nước trong khu vực Châu Á vẫn còn tồn tại những sự khác biệt nhất định so
với Việt Nam. Việc nghiên cứu các quy định pháp luật về nhãn hiệu nổi tiếng
tại các quốc gia này cùng với các quy định của Việt Nam sẽ giúp khái quát
được bức tranh về việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Châu Á; đồng thời chỉ
ra được những điểm còn bất cập, hạn chế còn tồn tại trong hệ thống pháp luật
của Việt Nam và từ đó rút ra được các bài học cho việc hoàn thiện và củng cố
khung pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam.

Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo
quy định của pháp luật Việt Nam và một số nước Châu Á”
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tại Việt Nam hiện nay, mặc dù vấn đề về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng đã
được chú ý quan tâm nhiều hơn, tuy nhiên vẫn còn khá ít các tài liệu nghiên
cứu chuyên sâu về vấn đề này. Khái niệm này được đề cập một cách hạn chế
trong cuốn sách của Tiến sĩ Lê Nết, Quyền Sở hữu trí tuệ năm 2004. Trong
Luận án Tiến sĩ của tác giả Lê Mai Thanh, Những vấn đề pháp lý về bảo hộ
nhãn hiệu hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam năm
2006 cũng đã tiếp cận một cách khái quát nhất về nhãn hiệu nổi tiếng.


3

Gần đây nhất có thể kể đến một vài công trình nghiên cứu tiêu biểu như
công trình nghiên cứu của tác giả Hà Thị Nguyệt Thu, Well-known trademark
protection – Reference to the Japanese experience năm 2010. Công trình
nghiên cứu này được thực hiện dựa trên sự so sánh giữa pháp luật Nhật Bản
và pháp luật Việt Nam. Hoặc như Luận án Tiến sĩ “Bảo hộ nhãn hiệu nổi
tiếng nghiên cứu, so sánh giữa pháp luật Liên minh Châu Âu và Việt Nam”
của tác giả Phan Ngọc Tâm. Đặc biệt, không thể không kể đến “Báo cáo
nghiên cứu Dự án Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Việt Nam –
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” do Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam
phối hợp cùng Hiệp hội nhãn hiệu quốc tế (INTA) thực hiện. Công trình
nghiên cứu này là một bước tiếp nối quan trọng trong công cuộc nghiên cứu
và tìm hiểu về nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam trên cả phương diện lý luận,
phương diện lập pháp và thực tiễn áp dụng pháp luật. Công trình đã đưa giải
quyết được các vấn đề cơ bản trong việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trên cơ sở
so sánh giữa pháp luật của Việt Nam và pháp luật của Liên minh Châu Âu; từ
đó rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá cho Việt Nam trong việc

bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng, đồng thời cũng đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện, củng cố và xây dựng hệ thống pháp luật về nhãn hiệu nổi tiếng tại
Việt Nam ngày một rõ ràng, minh bạch và hiệu quả nhằm đáp ứng các yêu
cầu ngày một gia tăng trong việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng.
Các công trình nghiên cứu ở trên đã giải quyết được một số vấn đề cơ
bản của nhãn hiệu nổi tiếng trên phương diện bình luận so sánh pháp luật Việt
Nam với một số quốc gia Châu Âu – các quốc gia khá xa về khoảng cách địa
lý, trình độ phát triển văn hóa – xã hội đối với Việt Nam. Chính vì vậy, tác
giả cho rằng việc nghiên cứu về tình hình bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở một số
nước Châu Á – những nước tương đồng với Việt Nam cả về tư tưởng, văn
hóa- xã hội, điều kiện kinh tế là điều cần thiết, từ đó có thể rút ra được một số
hạn chế, thiếu sót cũng như những tiến bộ để xây dựng cơ sở lý luận đầy đủ
và chặt chẽ hơn và phù hợp hơn với điều kiện của Việt Nam trong vấn đề này.


4

3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Nhãn hiệu nổi tiếng và những vấn đề pháp lý liên quan đến việc bảo hộ
nhãn hiệu nổi tiếng chưa được giải quyết một cách thỏa đáng ở Việt Nam. Vì
vậy, đề tài này hướng đến nhằm phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo hộ
nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam. Đề tài dựa trên các cơ sở lý luận trước đó để
nghiên cứu các quy định của pháp luật thực định về bảo hộ nhãn hiệu nổi
tiếng, tìm hiểu thực tiễn áp dụng luật thực định để tìm ra những vướng mắc,
bất cập trong việc bảo nhãn hiệu nổi tiếng và nguyên nhân dẫn đến thực trạng
đó. Trên cơ sở đó có những nhận xét, kiến nghị về giải pháp hoàn thiện pháp
luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động bảo
hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam.
3.2. Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu tổng quát đề cập trên, cần thực hiện các mục tiêu
cụ thể sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về nhãn hiệu, nhãn hiệu nổi
tiếng, bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng và tầm quan trọng của
việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng đối với người tiêu dùng, doanh nghiệp và toàn
xã hội. Với mục tiêu này, tác giả xây dựng khái niệm chung về nhãn hiệu,
nhãn hiệu nổi tiếng; nghiên cứu về vấn đề bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn
hiệu nổi tiếng; tìm hiểu về mối quan hệ giữa nhãn hiệu nổi tiếng với các đối
tượng cần cũng như quy định pháp luật về bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn
hiệu nổi tiếng trong pháp luật Việt Nam và pháp luật về SHTT của một số
nước trên thế giới. Từ đó, khẳng định tính tất yếu và cần thiết của việc nghiên
cứu lý luận và thực tiễn giúp người tiêu dùng, các doanh nghiệp và toàn xã
hội có cái nhìn rõ ràng hơn về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng; từ đó có thể tự bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Phân tích và đánh giá thực trạng bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt
Nam và một số nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm. Với mục tiêu này, tác


5

giả tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành về bảo hộ quyền SHCN đối
với nhãn hiệu nổi tiếng; tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo hộ quyền
SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng. Đồng thời, qua việc phân tích quy định về
bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng, tìm ra những điểm bất cập, chưa hợp lý, thiếu tính
khoa học của các quy định đó, để làm cơ sở cho các kiến nghị nhằm hoàn
thiện quy định pháp luật về vấn đề này trong Luật SHTT năm 2009;
- Trên cơ sở phân tích nội dung và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật
về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng, luận văn nêu
một số kiến nghị đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung các quy định trong Luật
SHTT năm 2009 đồng thời đưa ra những ý kiến đóng góp đối với hoạt động

của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về bảo hộ
nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam và Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan đã được
đề cập thông qua các tài liệu nghiên cứu, tài liệu tham khảo chuyên khảo
trước đó về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nói chung, bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
nói riêng. Đồng thời, đề tài cũng nghiên cứu hệ thống pháp luật của các nước
Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, và Thái Lan, tập trung vào các quy định
pháp luật của các quốc gia này cũng như các quy định pháp luật của các điều
ước quốc tế về hoạt động bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng và thực trạng áp dụng
các quy định pháp luật trong hoạt động bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn
hiệu nổi tiếng tại các quốc gia hiện nay.
Do giới hạn của một luận văn thạc sĩ, việc nghiên cứu chỉ tập trung vào
những vấn đề lý luận cơ bản nhất thuộc nội dung đề tài như khái quát chung
về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng; nội dung các quy định của Luật các quốc gia
kể trên về bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng theo các văn bản
hiện hành. Các quốc gia này là các quốc gia trong khu vực Châu Á, một châu
lục đang có sự phát triển mạnh mẽ về sự phát triển kinh tế và các quốc gia này


6

có những sự tương đồng nhất định về mặt kinh tế, văn hóa- xã hội. Đồng thời,
luận văn cũng nghiên cứu thực tiễn thực hiện áp dụng các quy định về thông
qua các vụ việc tiêu biểu làm ví dụ cho việc áp dụng các quy định về bảo hộ
nhãn hiệu nổi tiếng ở các quốc gia này trong khoảng 10 năm trở lại đây với
các thông tin mang tính cập nhật nhất.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện luận văn này, tác giả đã dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa

Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, đồng thời,
trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
khoa học truyền thống như phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp kết hợp
giữa lý luận với thực tiễn, phương pháp phân tích, tổng hợp và sử dụng số liệu
thống kê, phương pháp so sánh luật.
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Như đã đề cập ở trên, các công trình nghiên cứu trước đây mới chỉ giải
quyết được các vấn đề cơ bản trong việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Tuy
nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết thỏa đáng trong bối
cảnh của Việt Nam. Vì vậy, đề tài “Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo quy
định của pháp luật Việt Nam và một số nước Châu Á” sẽ là bước tiếp nối
các công trình đã có từ trước nhằm đi sâu, làm rõ và hoàn thiện hơn các cơ sở
lý luận về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam. Đây đồng thời cũng là
công trình nghiên cứu có tính hệ thống những vấn đề liên quan đến bảo hộ
nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam trên cơ sở so sánh với một số nước Châu Á –
các nước tương đối gần về khoảng cách địa lý nên có sự tương đồng về văn
hoá, truyền thống với Việt Nam như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan; từ đó
dễ dàng nhận ra những ưu điểm, hạn chế trong từng hệ thống pháp luật về bảo
hộ nhãn hiệu nổi tiếng của các nước Châu Á và rút ra được bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam. Các nghiên cứu này thể hiện ở các nội dung cơ bản
sau đây:


7

- Đưa ra một cái nhìn khái quát về nhãn hiệu và nhãn hiệu nổi tiếng tại
Việt Nam và một số nước Châu Á;
- Phân tích và đánh giá thực trạng và hiệu quả của việc bảo hộ nhãn
hiệu nổi tiếng theo quy định Pháp luật Việt Nam hiện hành trong ngữ cảnh so
sánh với một số quốc gia khác có điều kiện tương đồng;

- Đề xuất được những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và thực thi có
hiệu quả những quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
đối với nhãn hiệu nổi tiếng.
Đề tài này có ý nghĩa góp phần tăng cường hiệu quả của công tác bảo
hộ nhãn hiệu nổi tiếng, đổi mới và hoàn thiện pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu
nổi tiếng tại Việt Nam hiện nay. Những đề xuất của luận văn có thể tham
khảo trong việc hoàn thiện pháp luật, hướng dẫn thi hành pháp luật và nâng
cao hiệu quả bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
Chương 2: Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam và một số nước
châu Á
Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
hoạt động bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng từ kinh nghiệm của nước ngoài


8

CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG
1.1. Khái quát về nhãn hiệu và bảo hộ nhãn hiệu
1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu và bảo hộ nhãn hiệu
Trên thế giới, có nhiều cách hiểu khác nhau về nhãn hiệu, tuỳ từng
vùng, miền và khu vực địa lý. Thuật ngữ “Nhãn hiệu hàng hoá”1 xuất hiện
khoảng 4000 năm về trước với sự phát triển và tăng trưởng của thương mại
trong thời Trung cổ. Từ thời này, các thợ thủ công ở Trung Quốc, Ấn Độ, Ba
Tư đã dùng chữ ký hoặc một biểu tượng riêng của mình để phân biệt sản
phẩm của họ, giúp người sử dụng nhận biết được nguồn gốc sản phẩm. Ngày

nay, nhãn hiệu đã phát triển thành công cụ để nhận biết sản phẩm của các
thương nhân khác nhau.
Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới - WIPO, “nhãn hiệu được hiểu
một cách chung nhất là dấu hiệu phân biệt, để chỉ ra sản phẩm, dịch vụ, được
sản xuất hay cung cấp bởi một chủ thể nào đó và để phân biệt với hàng hóa,
dịch vụ của chủ thể khác”.2 Theo khái niệm này, một nhãn hiệu trước hết phải
là một dấu hiệu. Những dấu hiệu này phải thực hiện được hai chức năng: thứ
nhất là chỉ ra được hàng hóa, dịch vụ được sản xuất hay cung cấp bởi chủ thể
nào; thứ hai là phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của chủ thể này với hàng
hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Như vậy, khái niệm của WIPO trước hết đã
định hình được cơ bản thế nào được coi là một nhãn hiệu và sau đó đã khái
quát được hai chức năng cơ bản và thiết yếu của một nhãn hiệu. Tuy nhiên,
khái niệm này vẫn còn khá mơ hồ khi chưa làm rõ được những “dấu hiệu”
nào thì được coi là một nhãn hiệu, có tiêu chí nào để xác định một “dấu hiệu”
được gọi là nhãn hiệu hay không?
1

Kamil Idris (2005), Sở hữu trí tuệ - Một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế
giới, tr 149, 150
2
WIPO (2018), Types of Intellectual Property, tại địa chỉ ngày truy cập
31/7/18


9

Hiệp định TRIPs 1994 đã kế thừa và phát huy những quy định liên
quan tới bảo hộ nhãn hiệu được soạn thảo trong Công ước Paris 1883 để đưa
ra những chuẩn mực chung về cơ chế bảo hộ. Theo đó, hiệp định TRIPs đã
đưa ra khái niệm về nhãn hiệu: “Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu

hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với
hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng
hoá”.3 Tương tư như khái niệm của WIPO, khái niệm nêu trong hiệp định TRIPS
cũng đồng ý với quan điểm rằng nhãn hiệu phải là “dấu hiệu”; tuy nhiên, chức
năng của nhãn hiệu ở đây chỉ là để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các doanh
nghiệp khác nhau. Khái niệm của hiệp định TRIPS, mặt khác,cũng phần nào mở
rộng hơn khái niệm nhãn hiệu của WIPO khi cho rằng một nhãn hiệu có thể là
“bất kỳ dấu hiệu nào” hoặc “tổ hợp các dấu hiệu nào”. Như vậy, nhãn hiệu không
chỉ bao gồm một dấu hiệu duy nhất, mà còn có thể bao gồm hai, ba thậm chí là
nhiều dấu hiệu tạo thành. Tuy nhiên, câu hỏi là “dấu hiệu” nào được coi là nhãn
hiệu thì vẫn chưa được trả lời.
Tại EU, nhãn hiệu đã được định nghĩa trong rất nhiều những văn kiện pháp
luật, một trong số đó là quy chế Hội đồng Châu Âu số 40/94 về nhãn hiệu cộng
đồng. Theo điều 4 của Quy chế, nhãn hiệu “có thể bao gồm bất kỳ dấu hiệu nào có
thể được trình bày một cách vật chất và riêng biệt dưới dạng từ ngữ, gồm tên
riêng, các thiết kế, chữ cái, con số, hình dáng hay bao bì hàng hóa, có khả năng
phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của một chủ thể này với hàng hóa hay dịch vụ của
các chủ thể khác”. Có thể thấy, Khái niệm nêu trong Quy chế Hội đồng Châu Âu
đã trả lời được cho câu hỏi còn tồn tại ở những khái niệm bên trên khi đã xác định
được những dấu hiệu nào có thể được coi là nhãn hiệu. Theo đó, những dấu hiệu
này có thể là tên riêng, các thiết kế, chữ cái, con số, hình dáng hay bao bì hàng
hóa. Bên cạnh đó, khái niệm này cũng vẫn giữ nguyên quan điểm về chức năng
của nhãn hiệu như các khái niệm nêu ở trên.
3

Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền Sở hữu trí tuệ, ban hành ngày 15/04/1994,
điều 15(1)


10


Tại Việt Nam, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã đưa ra quy định giải thích các
khái niệm là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Theo đó, nhãn hiệu được
hiểu là “dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa của các tổ chức, cá nhân khác
nhau”.4 Dấu hiệu tại điều khoản này bao gồm những dấu hiệu có thể nhìn thấy
được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết
hợp các yếu tố đó.5 Về cơ bản, khái niệm nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam
cũng tương tự như các khái niệm đã được đề cập ở trên. Tuy nhiên khái niệm
nhãn hiệu của Việt Nam lại cụ thể hóa dấu hiệu được coi là nhãn hiệu phải là dấu
hiệu nhìn thấy được. Như vậy, với các dấu hiệu khác như mùi vị, âm thanh có khả
năng phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác nhau thì pháp luật
Việt Nam chưa thừa nhận chúng là nhãn hiệu. Điều này đã làm thu hẹp phạm vi
cách hiểu về một nhãn hiệu so với các khái niệm trước đó.
Như vậy có thể thấy, giữa các hệ thống pháp luật khác nhau thì lại có cách
hiểu khác nhau về nhãn hiệu. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia đều đồng ý rằng
nhãn hiệu phải là một dấu hiệu cụ thể dung để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ
thể này với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Bên cạnh đó, mặc dù các quy định
pháp luật hiện nay đều được xây dựng theo hướng mở nhằm đảm bảo mức độ
điều chỉnh lên mọi khía cạnh của đời sống xã hội, các quốc gia cũng nhận thấy sự
cần thiết của việc giải thích thuật ngữ “dấu hiệu” làm sao cho phù hợp với hoàn
cảnh, điều kiện và trình độ phát triển của từng quốc gia. Do vậy, câu hỏi đặt ra là
làm sao để giải thích thuật ngữ “dấu hiệu” một cách phù hợp, vừa đảm bảo theo
xu hướng quy định mở đang phát triển ở hiện tại, lại vừa đảm bảo mức độ cụ thể,
tránh gây ra sự khó khăn, mơ hồ trong việc áp dụng luật vào thực tiễn.
Từ những phân tích ở trên, theo quan điểm của tác giả, nhãn hiệu có thể
hiểu là bất kỳ dấu hiệu nào có thể nhận biết được bao gồm từ ngữ, tên gọi, chữ cái,
con số, màu sắc, âm thanh, mùi vị, biểu tượng, thiết kế, hình vẽ hay bất kỳ sự kết
hợp nào của chúng, và kiểu dáng hay bao bì hàng hóa… được sử dụng để xác định
4
5


Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, ngày 19 tháng 11 năm 2005, điều 4(16)
Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, ngày 19 tháng 11 năm 2005, điều 72


11

và phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của chủ thể này với hàng hóa hay dịch vụ của
các chủ thể khác.
Như vậy, theo khái niệm này, có hai khía cạnh cần lưu ý về nhãn hiệu: thứ
nhất, nhãn hiệu có thể là bất kỳ dấu hiệu gì mà con người có thể cảm nhận được.
Việc cảm nhận này có thể bằng một hoặc nhiều giác quan của con người miễn làm
sao những dấu hiệu đó có thể tác động được đến nhận thức của con người, giúp
con người có thể ghi nhớ được nó trong bối cảnh so sánh với các dấu hiệu khác.
Các dấu hiệu được coi là nhãn hiệu có thể là các dấu hiệu nhìn thấy được như từ
ngữ, con số, biểu tượng, màu sắc, hình họa hoặc là các dấu hiệu nghe thấy được,
ngửi thấy được như âm thanh, mùi vị… hoặc là sự kết hợp của tất cả các dấu hiệu
này. Thứ hai, chức năng của một nhãn hiệu là nhằm xác định hàng hóa, dịch vụ
thuộc sở hữu của ai đồng thời dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ thể
này với hàng hóa dịch vụ của chủ thể khác. Đây chính là chức năng quan trọng
nhất của một nhãn hiệu.
Từ khái niệm nêu trên, có thể thấy nhãn hiệu có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, nhãn hiệu là dấu hiệu có tính đa dạng. Các dấu hiệu được
xem xét như là nhãn hiệu luôn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, như là
từ ngữ, tên gọi, biểu tượng, hình ảnh, âm thanh, màu sắc… hay bất kỳ sự kết
hợp nào của các yếu tố này có thể được sử dụng để xác định nguồn gốc của
hàng hóa, dịch vụ. Thậm chí tại một số quốc gia, bên cạnh nhãn hiệu truyền
thống là các dấu hiệu nhìn thấy được, âm thanh và mùi hương cũng có thể
được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu trong một số trường hợp nhất định.6
Thứ hai, nhãn hiệu có tính phân biệt. Đây là một trong những đặc điểm

nổi bật và quan trọng nhất của nhãn hiệu. Đặc điểm này liên quan trực tiếp
đến chức năng xác định nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ của nhãn hiệu. Một dấu
hiệu khi đăng ký sẽ không được trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn
với nhãn hiệu khác đã được đăng ký trước đó cho hàng hóa, dịch vụ trùng
hoặc tương tự. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mặc dù dấu hiệu không
6

International Trademark Association (2012), Trademark Basic: A Guide for Business, tr. 2.


12

có khả năng phân biệt nhưng dấu hiệu đó vẫn có khả năng được đăng ký với
tư cách là nhãn hiệu.7
Thứ ba, nhãn hiệu có tính giá trị kinh tế. Người tiêu dùng khi lựa chọn
sản phẩm cho mình thường có xu hướng lựa chọn những sản phẩm của các
nhãn hiệu mà họ tin dùng và quen thuộc. Do vậy, nhãn hiệu đóng vai trò kích
thích khả năng bán đi sản phẩm và thu hồi lại vốn, gia tăng lợi nhuận của
doanh nghiệp. Ở khía cạnh khác, giá trị thương mại của nhãn hiệu có thể tìm
thấy khi chính bản thân những nhãn hiệu này trở thành một loại hàng hóa
được đưa vào lưu thông chuyển nhượng trên thị trường. Thậm chí, giá trị của
một nhãn hiệu còn được xác định với vai trò là một loại tài sản của doanh
nghiệp sở hữu nhãn hiệu đó.8
Thứ tư, nhãn hiệu có tính giới hạn lãnh thổ. Tính giới hạn lãnh thổ của
nhãn hiệu được thể hiện thông qua phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu, theo đó
nhãn hiệu sẽ chỉ được công nhận và bảo hộ tại quốc gia mà nhãn hiệu được
đăng ký. Chủ sở hữu nhãn hiệu ở một quốc gia không mặc nhiên được trao
quyền sử dụng nhãn hiệu đó ở một quốc gia khác. Tuy nhiên, nhãn hiệu vẫn
có thể được bảo hộ ở nhiều quốc gia khác nhau trong trường hợp áp dụng các
Điều ước quốc tế có chứa các điều khoản đặc biệt quy định cơ chế bảo hộ

quốc tế đối với quyền sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng.
Khái niệm bảo hộ nhãn hiệu
“Bảo hộ” theo nghĩa tiếng Việt thường được hiểu là che chở, bảo vệ để
không để bị tổn thất, hư hỏng. Như vậy, “bảo hộ nhãn hiệu” hiểu chung sẽ là
những hành động mang tính chất bảo vệ nhãn hiệu nhằm mục đích không để
có bất kỳ hành vi xâm phạm nào xảy ra gây thiệt hại cũng như ảnh hưởng đến
việc khai thác lợi ích của các chủ thể là chủ sở hữu của các nhãn hiệu. “Bảo
hộ” ở đây nhìn chung tương đương với từ “bảo vệ” nói chung. Tuy nhiên,
thuật ngữ “bảo hộ” thường hay được dùng để chỉ một hoạt động của nhà nước
7

International Trademark Association (2012), Trademark Basic: A Guide for Business, tr. 4.
Phan Ngoc Tam (2011), Well-known trademark protection: A comparative study between the laws of
European Union and Vietnam, Doctoral Dissertation of Law, Ho Chi Minh City University of Law, tr. 37.
8


13

đối với một vấn đề nào đó như là bảo hộ đầu tư hay bảo hộ ngành sản xuất
trong nước… trong khi “bảo vệ” có thể được dùng để chỉ hoạt động của bất
kỳ chủ thể nào.
Hiệp định TRIPs khi giải thích khái niệm “bảo hộ” quy định trong Điều
3 và Điều 4 của Hiệp định đã khẳng định: “Thuật ngữ “bảo hộ” phải bao gồm
các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng đạt được, việc đạt được, phạm vi, việc
duy trì hiệu lực và việc thực thi các quyền sở hữu trí tuệ cũng như các vấn đề
ảnh hưởng đến việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ được quy định trong Hiệp
định”. Như vậy, Hiệp định TRIPs đã mở rộng nội hàm của thuật ngữ “bảo
hộ”, mang đến một sự thay đổi mới về khái niệm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nói riêng. Bảo hộ nhãn hiệu không chỉ liên

quan đến vấn đề xác lập quyền, nội dung quyền mà còn cả vấn đề thực thi
quyền. Trước đây trong các Điều ước quốc tế về sở hữu công nghiệp, khái
niệm “bảo hộ” không đề cập đến vấn đề thực thi quyền. Tuy nhiên, xuất phát
từ thực tiễn, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ nhãn hiệu
nói riêng sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn nếu như không chú
trọng đến việc thực thi và do đó, Hiệp định TRIPs đã đặc biệt chú ý đến vấn
đề này.
Tóm lại, “bảo hộ nhãn hiệu” có thể hiểu là việc nhà nước thông qua hệ
thống pháp luật, xác lập quyền của các chủ thể đối với nhãn hiệu và bảo vệ
quyền đó, chống lại bất bất kỳ sự vi phạm nào của bên thứ ba.
1.1.2. Chức năng của nhãn hiệu
Trong công trình nghiên cứu “Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng nghiên cứu,
so sánh giữa pháp luật Liên minh Châu Âu và Việt Nam” của tác giả Phan
Ngọc Tâm, nhãn hiệu được đề cập với rất nhiều các chức năng như để xác
định nguồn gốc thực tế của hàng hóa và dịch vụ9; để đảm bảo chất lượng của

9

Phan Ngoc Tam (2011), Well-known trademark protection: A comparative study between the laws of
European Union and Vietnam, Doctoral Dissertation of Law, Ho Chi Minh City University of Law, tr. 30


14

hàng hóa, dịch vụ 10; được sử dụng như biểu tượng quảng cáo của hàng hóa,
dịch vụ của nhà sản xuất 11; hoặc thậm chí được sử dụng để giúp người tiêu
dùng khẳng định phong cách của bản thân mình trong cuộc sống 12… Có thể
thấy chỉ một đối tượng là nhãn hiệu thôi nhưng nhà nghiên cứu đã có thể liệt
kê ra rất nhiều chức năng của nó dựa trên sự đánh giá, phân tích của rất nhiều
khía cạnh, từ lý luận pháp lý, đến thực tiễn thương mại cũng như đời sống cá

nhân của người tiêu dùng. Đây có thể được coi là một sự liệt kê khá đa dạng
và phong phú chức năng của nhãn hiệu góp phần hoàn thiện thêm hệ thống lý
luận về nhãn hiệu.
Trong tư duy của các nhà lập pháp, chức năng của nhãn hiệu được thu
hẹp lại rất nhiều. Điều này có thể thấy rõ trong các khái niệm đã được đề cập
ở trên. Tại một số quốc gia, nhãn hiệu có thể bao gồm hai chức năng đó là chỉ
ra được nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ này thuộc sở hữu của chủ thể nào và
đồng thời phải phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của chủ thể này với hàng
hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Những cũng tại một số quốc gia khác như tại
Việt Nam, nhãn hiệu chỉ được đề cập với một chức năng duy nhất là để phân
biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ thể này với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể
khác. Có thể thấy rằng chức năng của nhãn hiệu trong mắt các nhà lập pháp
luôn gắn liền với hoạt động thương mại, nó phản ánh trực tiếp bản chất của
nhãn hiệu trong các hoạt động kinh doanh thường nhật của các doanh nghiệp.
Xuất phát từ quan điểm trọng tâm đó, việc xây dựng các quy định pháp luật
về nhãn hiệu sẽ hiệu quả hơn, đi đúng vào vấn đề hơn và giúp cho việc áp
dụng luật sau này thuận lợi hơn. Tuy nhiên, với cách tiếp cận này thì một
điểm hạn chế tất yếu có thể nhìn ra đó là nó sẽ không phản ánh được hết các
khía cạnh của một nhãn hiệu. Nhãn hiệu không chỉ đơn thuần là một loại tài
sản, có giá trị về mặt kinh tế trong các hoạt động kinh doanh. Nhãn hiệu còn
10

Phan Ngoc Tam (2011), Well-known trademark protection: A comparative study between the laws of
European Union and Vietnam, Doctoral Dissertation of Law, Ho Chi Minh City University of Law, tr. 31
11
Phan Ngoc Tam (2011), Well-known trademark protection: A comparative study between the laws of
European Union and Vietnam, Doctoral Dissertation of Law, Ho Chi Minh City University of Law, tr. 33
12
Phan Ngoc Tam (2011), Well-known trademark protection: A comparative study between the laws of
European Union and Vietnam, Doctoral Dissertation of Law, Ho Chi Minh City University of Law, tr. 34



15

có thể phản ánh các khía cạnh xã hội khác như phong cách của người tiêu
dùng, mối quan hệ của nhà sản xuất với các chủ thể khác sử dụng nhãn hiệu…
Tóm lại, nhãn hiệu có thể bao gồm các chức năng như sau:
(i) Nhãn hiệu dùng để chỉ ra nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ
Tất cả các nhãn hiệu khi được gắn lên một hàng hóa hay đi kèm với
một dịch vụ nhất định đều nhằm mục đích chỉ dẫn cho người tiêu dùng về cơ
sở sản xuất hoặc cơ sở phân phối hàng hóa đó hay cơ sở kinh doanh cung cấp
dịch vụ mang các dấu hiệu đó.
(ii) Nhãn hiệu giúp phân biệt hàng hoá/dịch vụ của một chủ thể này với
hàng hoá/dịch vụ của chủ thể khác:
Mặc dù là chức năng phái sinh từ chức năng đầu tiên, nhưng với sự
phát triển không ngừng của thị trường, của kinh tế toàn cầu, dường như chức
năng này lại trở thành chức năng chính của nhãn hiệu. Ngày nay, hàng hóa,
dịch vụ vô cùng đa dạng và phong phú. Người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa,
dịch vụ để mua chủ yếu dựa vào các dấu hiệu mà các cơ sở sản xuất, kinh
doanh gắn trên sản phẩm hay bao bì sản phẩm khi đưa ra thị trường, trong đó
nhãn hiệu là một trong những yếu tố được lưu tâm hàng đầu đối với cả nhà
sản xuất và người tiêu dùng.
(iii) Nhãn hiệu đảm bảo chất lượng của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
Trên thực tế, có rất nhiều người tiêu dùng thường tìm kiếm sự bảo đảm
chất lượng từ những nhãn hiệu được gắn trên bao bì sản phẩm thay vì nguồn
gốc của chính sản phẩm đó. Ví dụ ở Việt Nam, người tiêu dùng khi lựa chọn
xe máy thường nghĩ ngay đến nhãn hiệu Honda như một biểu tượng của chất
lượng để lựa chọn trong khi nhà sản xuất của xe máy Honda cũng có rất nhiều
các dòng sản phẩm khác.
(iv) Nhãn hiệu là công cụ quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu

Từ xa xưa khi các thương nhân phát triển kinh doanh của mình, họ đã
biết cách lồng ghép nhãn hiệu của mình vào trong các hoạt động quảng cáo
sản phẩm của họ. Các nhãn hiệu được sử dụng để gửi đi các thông điệp ẩn bên
của nhà sản xuất và có thể cung cấp cho người tiêu dùng thêm thông tin về


16

sản phẩm của họ. Mặt khác, đây cũng là một cách để người tiêu dùng ghi nhớ
tới sản phẩm mang các nhãn hiệu này. Được củng cố bằng quảng cáo, nhãn
hiệu có thể gợi lên sản phẩm các thuộc tính rộng hơn và làm cho nó hấp dẫn
người tiêu dùng 13.
Ngoài ra, nhãn hiệu có thể nhằm thể hiện mối quan hệ của nhà sản xuất
với các chủ thể khác sử dụng nhãn hiệu hoặc nhãn hiệu giúp cho người dùng
khẳng định phong cách cá nhân.
1.1.3. Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu
Từ những phân tích, tìm hiểu về khái niệm nhãn hiệu ở trên, có thể thấy
rằng các nhà khoa học cũng như các nhà lập phương đều tiếp cận khái niệm
nhãn hiệu bằng cách liệt kê các đặc điểm của một nhãn hiệu. Những đặc điểm
này vừa thể hiện bản chất, chức năng của nhãn hiệu đồng thời cũng gợi lên
được những điều kiện để một nhãn hiệu được bảo. Tổng kết lại, một dấu hiệu
để được bảo hộ như một nhãn hiệu cần đáp ứng hai điều kiện: Thứ nhất, dấu
hiệu đó thuộc trong các đối tượng được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu; thứ
hai là dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt.
(i) Các dấu hiệu được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu:
Như đã đề cập ở trên, việc giải thích được thuật ngữ “dấu hiệu” là gì là
một câu hỏi không hề dễ trả lời bởi lẽ câu trả lời này không đòi hỏi một sự
chính xác mà đòi hỏi một sự hợp lý nhằm vừa đảm bảo tính mở, khái quát để
bao trùm lên nhiều đối tượng khác nhau, vừa đảm bảo tính rõ ràng, dễ áp
dụng trong thực tiễn. Trong tiếng Việt, “dấu hiệu” có thể được hiểu chung là

một sự vật, hiện tượng được dùng để báo hiệu một điều gì đó sắp xảy ra.
Trong bối cảnh các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu, “dấu hiệu” có thể được
hiểu là những chỉ dẫn được dùng để giúp con người nhận biết đây là một nhãn
hiệu sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của một chủ thể. Xuất phát từ khái niệm
nhãn hiệu, có thể thấy những dấu hiệu được coi là một nhãn hiệu có những

13

Catherine Seville, “EU Intellectual Property Law and Policy”, (Edward Elgar Publishing Limited năm
2009), Tr.210


17

đặc điểm đó là dấu hiện mà con người cảm nhận được; các dấu hiệu này có
khả năng chỉ ra nguồn gốc sản phẩm, dịch vụ của một chủ thể; đồng thời dấu
hiệu này có tính đa dạng.
Hiện này, các loại dấu hiệu có thể được bảo hộ với tư cách là một nhãn
hiệu có thể là các chữ cái, tổ hợp các chữ cái, hình ảnh,tên riêng, màu sắc, âm
thanh, mùi vị, hình học, thiết kế hoặc các tổ hợp kết hợp của những yếu tố
này… Ở Việt Nam, chỉ những dấu hiệu nào nhìn thấy được bằng mắt mới
được coi như là một nhãn hiệu Các dấu hiệu cảm nhận bằng thính giác hay vị
giác như như âm thanh hay mùi vị chưa được công nhận là nhãn hiệu tại Việt
Nam. Trên thực tế tại các quốc gia phát triển, các dấu hiệu phi truyền thống
như dấu hiệu âm thanh (ở Đức, Hoa Kỳ, Australia), mùi vị (ở Australia) đã
được xem xét để bảo hộ như một nhãn hiệu khi chúng đã đạt được khả năng
phân biệt thông qua thực tiễn sử dụng. Tuy nhiên, việc xác định và bảo hộ các
dấu hiệu này như một nhãn hiệu hàng hóa là vô cùng khó khăn đặc biệt là
trong quá trình thẩm định tính phân biệt của dấu hiệu.
Ngoài việc liệt kê các dấu hiệu có khả năng được bảo hộ như một nhãn

hiệu, pháp luật của các quốc gia cũng cụ thể hóa các đối tượng không được
phép bảo hộ như nhãn hiệu căn cứ theo Điều 6ter Công ước Paris, chẳng hạn
như các dấu hiệu trùng/tương tự gây nhầm lẫn với các quốc huy, quốc kỳ…
(ii) Dấu hiệu phải có khả năng phân biệt
Nhãn hiệu có chức năng là để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một chủ thể
này với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác, do vậy, yêu cầu tất yếu đó là các
dấu hiệu được coi là nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt. Khả năng phân
biệt của nhãn hiệu thể hiện ở hai khía cạnh: (1) nhãn hiệu đó có khả năng tự
phân biệt. Điều này có thể hiểu là bản thân nhãn hiệu đó được cấu thành từ
các yếu tố có khả năng tác động vào tâm chí người tiêu dùng, giúp người tiêu
dùng nhận biết và ghi nhớ chúng với tư cách là một nhãn hiệu gắn trên một
sản phẩm, dịch vụ nhất định. (2) Nhãn hiệu đó có khả năng phân biệt với các
đối tượng được bảo hộ khác của quyền SHTT. Nhãn hiệu được xem xét phải


×