Đề tài: Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3.
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Giáo dục đào tạo Việt Nam đang bước vào giai đoạn hết sức quan trọng và
mang tính chất quyết định, giai đoạn đổi mới giáo dục phổ thông theo nghị quyết
Đại hội lần thứ IX, Nghị quyết 40 của Quốc hội: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con
người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có trí thức, sức khỏe, thẩm mĩ và
nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu
cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Chính vì vậy mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách con người cần được
triển khai một cách triệt để trong nhà trường. Con người phát triển toàn diện về
nhân cách là sự kết hợp hài hòa của phẩm chất và năng lực (cao về trí tuệ, cường
tráng về thể chất, phong phú về tâm hồn, trong sáng về đạo đức). Sự phát triển nhân
cách của con người chịu sự quy định của các mối quan hệ xã hội, nghĩa là các mối
quan hệ xã hội quy định bản chất con người. Nói khác đi quan hệ xã hội quy định
nội dung, cấu trúc cũng như con đường hình thành nhân cách của con người. Trong
xu thế phát triển hiện nay con người càng phải hoàn thiện, một con người hoàn
thiện về nhân cách là con người không chỉ có tài mà còn phải có cả đức.
Nhân cách của con ngươi muốn được xây dựng và phát triển cần phải được
bắt đầu ngay từ khi mới sinh ra và đặc biệt là trong giai đoạn ngồi trên ghế nhà
trường .Có thể nói việc xây dựng, hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức
và tri thức cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết, đây
cũng là một trong những nhiệm vụ mà nhà trường nói riêng và ngành giáo dục nói
chung phải thực hiện.Giáo dục đạo đức mà đặc biệt là giáo dục nếp sống thanh lịch
– văn minh là một vấn đề rất quan trọng trong xã hội ngày nay.
1/41
Đề tài: Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3.
Học sinh tiểu học là những học sinh ở lứa tuổi nhi đồng, các em mới đang
hình thành và phát triển các phẩm chất nhân cách, những thói quen cơ bản chưa có
tính ổn định mà đang được hình thành và củng cố. Do đó việc giáo dục cho học
sinh tiểu học một nếp sống tốt – nếp sống thanh lịch văn minh để giúp các em trở
thành những con người có đạo đức, lối sống tốt, lành mạnh là một việc làm hết sức
cần thiết. Chính những kết quả này sẽ là nền tảng giúp các em phát triển nhân cách
sau này.
Môn đạo đức là môn học có thế mạnh trong việc tích hợp và lồng ghép với
giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh, đây là nội dung môn học chiếm ưu thế
giúp các nhà giáo dục có thể tích hợp một cách hoàn toàn, hoặc từng phần nội
dung môn học với nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh.
Hiểu được tầm quan trọng cũng như những lợi thế đó, năm học 2014 -2015
tôi mạnh dạn nghiên cứu : “ Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua
môn đạo đức cho học sinh lớp 3 ”.Cùng với mong muốn đóng góp một phần nhỏ
bé vào sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trồng người .
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Tìm được các biện pháp giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh cho học
sinh lớp 3 có hiệu quả, hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện về nhân cách của mỗi học
sinh. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường tiểu học nhằm thực hiện
mục tiêu giáo dục đạt hiệu quả.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng nghiên cứu:
Giáo dục nếp sống thanh lịch –văn minh thông qua môn đạo đức cho học
sinh lớp 3 ở trường Tiểu học.
2. Đối tượng khảo sát:
Toàn bộ giáo viên khối 3 và học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học.
2/41
Đề tài: Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3.
- Phụ huynh học sinh trường Tiểu học.
3. Đối tượng thực nghiệm:
- Học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học.
- Giáo viên khối 3 trường Tiểu học.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh thông qua môn đạo đức cho học
sinh lớp 3.
- Bộ tài liệu Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh.
- Trong năm học 2014 – 2015, 2015 - 2016.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về giáo dục nếp
sống thanh lịch văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3.
- Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu thực trạng của việc giáo dục nếp sống thanh lịch
văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3.
- Nhiệm vụ 3: Đề xuất các giải pháp và tổ chức thực hiện giáo dục nếp sống
thanh lịch văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp điều tra, tìm hiểu thực tế:
+ Tìm hiểu thực trạng giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh
lớp 3 , tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện giáo dục nếp sống TLVM
cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học.
+ Quan sát tìm hiểu học sinh thông qua các giờ học môn đạo đức (hành
động, lời nói, nét mặt, cử chỉ….). Trực tiếp trao đổi, trò chuyện với giáo viên và
học sinh trong khối để tìm hiểu nhận thức như thế nào về vai trò, ý nghĩa của việc
giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh tích hợp trong môn đạo đức.
3/41
Đề tài: Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu liên quan:
+ Luật Giáo dục
+ Tài liệu giáo nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh lớp 3.
+ Sách giáo viên, sách giáo khoa đạo đức lớp 3.
- Phương pháp thống kê, phân loại: Tôi dùng biện pháp này để xử lý kết quả
nghiên cứu phân loại đối tượng học sinh, để phân loại các nhóm biện pháp.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá: Phương pháp này áp dụng sau khi dạy
thực nghiệm. Sau các bài dạy của mình, tôi có phiếu kiểm tra, đánh giá chất lượng
bài dạy và mức độ hiểu bài của học sinh. Căn cứ vào đó tôi đưa ra những kết luận
cho đề tài nghiên cứu.
VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
- Phạm vi nghiên cứu: “Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh thông qua
môn đạo đức cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học”.
- Thời gian nghiên cứu:
Năm học 2014 – 2015.
Năm học 2015 – 2016.
4/41
Đề tài: Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận:
Nhắc đến thanh lịch là nhắc đến phong thái ứng xử văn minh nền nã của
người Hà Nội. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng, Thủ đô của chúng đã thu được những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử trong đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng giao
lưu, hợp tác quốc tế, nhưng đồng thời chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều
thách thức, nhiều vấn đề phức tạp mới, các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống;
những cái hay, cái đẹp trong giao tiếp ứng xử của người Hà Nội thanh lịch, văn
minh ở chỗ này, chỗ khác, ở người này, người khác có bị phôi pha, đặt ra một yêu
cầu, thách thức cho ngành giáo dục Thủ đô, đó là làm sao chúng ta vừa hội nhập
với thế giới, vừa không đánh mất bản sắc văn hóa truyền thống ngàn đời của Thủ
đô ta. Giáo dục nếp sống thanh lịch của người Hà Nội cho học sinh đã được Ban
giám hiệu và giáo viên trường tiểu học quan tâm từ nhiều năm trước, nhưng đến khi
bộ sách
“ Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh cho học sinh Hà Nội” thì việc
giáo dục đó trở nên bài bản và hiệu quả hơn nhiều.
* Thế nào là giáo dục?
- Giáo dục (theo nghĩa rộng): Là sự hình thành nhân cách được tổ chức một
cách có mục đích, có tổ chức thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa nhà
Giáo dục với người được giáo dục nhằm giúp người được giáo dục chiếm lĩnh
những kinh nghiệm xã hội của loài người.
- Giáo dục (theo nghĩa hẹp): Đó là một bộ phận của quá trình sư phạm, là
quá trình hình thành những cơ sở khoa học của thế giới quan, niềm tin, lý tưởng,
5/41
Đề tài: Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3.
động cơ, tình cảm, thái độ, những tính cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng
đắn trong xã hội, kể cả việc phát triển và nâng cao thẻ lực.
Chức năng trội của quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp) chỉ được thực hiện trên cơ
sở vừa tác động đến ý thức, vừa tác động đến tình cảm và hành vi.
*Thế nào là nếp sống ? Nếp sống là thói quen về sinh hoạt.
*Thế nào là thanh lịch – văn minh ?
Văn minh (văn = vẻ đẹp, minh = sáng) là khái niệm mang tính quốc tế, có
nguồn gốc từ phương Tây đô thị và chỉ trình độ phát triển nhất định của văn hóa
chủ yếu về phương diện vật chất.
Thanh lịch là người có đạo đức, văn hóa, có chữ nghĩa và nói gọn lại là
"phong cách sống cao đẹp”.
* Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh là tạo cho học sinh có những
thói quen sinh hoạt tốt, có lối sống văn hóa, đẹp.
2. Cơ sở thực tiễn:
Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X kết luận 242-TB-TW ngày 5
tháng 4 năm 2009 của Bộ chính trị về thực hiện NQTW2 khóa 8 phương hướng
giáo dục và đào tạo đến năm 2020:
Thứ nhất: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng lối sống cho học
sinh, sinh viên, mở rộng quy mô.
- Căn cứ vào điều 27 mục tiêu giáo dục phổ thông : “Mục tiêu giáo dục phổ
thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ, và
các kĩ năng cơ bản , phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo hình
thành nhân cách con người Việt Nam XHCN và xây dựng tư cách, trách nhiệm
công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động;
tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
6/41
Đề tài: Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3.
Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho
sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ
năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên cấp THCS.
- Thực hiện trọng tâm của nhiệm vụ năm học 2013-2014: "Tập trung đẩy
mạnh đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, đánh giá kết quả học tập phù hợp
với từng đối tượng và tâm sinh lý của học sinh tiểu học đảm bảo chuẩn kiến thức,
kĩ năng; chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh”
- Thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức: "Thực hiện tốt kế hoạch
3842/KH-GD&ĐT ngày 23/3/2009 về giáo dục đạo đức, pháp luật, truyền thống
lịch sử Thủ đô và phong cách người Hà Nội cho học sinh Tiểu học. …..triển khai
giảng dạy tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh thủ đô. Nhà
trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng trong công tác giáo dục đạo
đức học sinh."
Được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân Thành
phố, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức biên soạn bộ tài liệu chuyên đề Giáo
dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. Bộ tài liệu được đưa
vào giảng dạy trong các trường phổ thông của thành phố Hà Nội bắt đầu từ năm
học 2010-2011.
Nhận thức rõ được điều này nên trong quá trình thực nghiệm giảng dạy bộ tài
liệu giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh lớp 3, thì bên cạnh đó tôi
cũng tích hợp lồng ghép giáo dục nếp sống cho học sinh thông qua các môn học
cũng như là các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trong quá trình đó tôi luôn luôn tìm
tòi các biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục nếp sống cho học sinh.Và môn
dạy tôi thực nghiệm là môn đạo đức.
* Căn cứ vị trí và nội dung môn Đạo đức ở Tiểu học.
7/41
Đề tài: Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3.
- Là con đường cơ bản và quan trọng nhất trong việc thực hiện giáo dục đạo
đức, tiêu chí hàng đầu trong nhân cách toàn diện của học sinh.
- Là cơ sở để các môn học khác tích hợp nội dung giáo dục đạo đức cho học
sinh.
- Là tiền đề để học sinh tiếp tục học môn “Giáo dục công dân” ở trường
Trung học cơ sở.
* Trích "Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức ở Tiểu học" - Tài liệu
đào tạo giáo viên (Bộ GD&ĐT).
- Nội dung chương trình môn đạo đức ở lớp 3
Bài 1: Kính yêu Bác Hồ
Bài 2: Giữ lời hứa
Bài 3: Tự làm lấy việc của mình
Bài 4: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha
Bài 8: Biết ơn thương binh, liệt sĩ
Bài 9: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế
Bài 10: Tôn trọng khách nước ngoài
Bài 11: Tôn trọng đám tang
mẹ, anh chị em
Bài 5: Chia sẻ vui buồn cùng bạn
Bài 12: Tôn trọng thư từ, tài sản của
người khác
Bài 6: Tích cực tham gia việc lớp, việc Bài 13: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn
trường
nước
Bài 7: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm Bài 14: Chăm sóc cây trồng, vật nuô
láng giềng
- Chương trình môn đạo đức ở lớp 3 bao gồm 14 chuẩn mực hành vi phù
hợp với lứa tuổi học sinh trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình,
nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên.
- Dạy học môn đạo đức là dạy học sinh những hành vi ứng xử phù hợp với
các chuẩn mực đạo đức xã hội và quyền của trẻ em trong các tình huống đơn giản
cụ thể của cuộc sống hàng ngày. Nội dung môn đạo đức kết hợp giữa giáo dục trách
nhiệm bổn phận của học sinh. Hơn nữa, môn đạo đức không chỉ giáo dục bộn phận
trách nhiệm của học sinh với gia đình, nhà trường, xã hội và môi trường tự nhiên,
8/41
Đề tài: Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3.
với chính bản thân các em mà còn lồng ghép giáo dục học sinh biết cách: “Nói –
nghe –làm – cử chỉ - vui chơi” đúng và đẹp.
- Mỗi bài của chương trình được dạy trong 2 tiết.
* Căn cứ đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học:
- Đặc điểm về thể chất của trẻ: Cơ thể trẻ em là nền tảng vật chất của trí tuệ
và tâm hồn. Nền tảng có vững thì trí tuệ và tình cảm mới có khả năng phát triển tốt.
“Thân thể khoẻ mạnh thì chứa đựng một tinh thần sáng suốt”, ngược lại “tinh thần
sáng suốt thì cơ thể có điều kiện phát triển”.
- Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến việc tự lập của HS là hệ thần kinh của trẻ.
Hệ thần kinh của trẻ tiểu học đang trong thời kì phát triển mạnh. Bộ óc của các em
phát triển về khối lượng, trọng lượng và cấu tạo. Đến 9, 10 tuổi hệ thần kinh của trẻ
căn bản được hoàn thiện và chất lượng của nó sẽ được giữ lại trong suốt cuộc đời.
Khả năng kìm hãm (khả năng ức chế) của hệ thần kinh còn yếu. Trong khi đó bộ óc
và hệ thần kinh của các em đang phát triển đi dần đến hoàn thiện nên các em dễ bị
kích thích. Thầy cô giáo và cha mẹ, người thân của các em cần chú ý đến đặc điểm
này để giúp trẻ hình thành tính tự chủ, lòng kiên trì, sự kìm hãm của bản thân trước
những kích thích của hoàn cảnh xung quanh, biết giữ gìn trật tự nơi công cộng và
trong lớp học. Mặt khác không được mắng, dọa dẫm, nạt nộ các em vì làm như thế
không những bị tổn thương đến tình cảm mà còn gây tác hại đến sự phát triển thần
kinh và bộ óc của các em.
- Khi trẻ bắt đầu gia nhập cuộc sống nhà trường - đi học tiểu học, các em
được học thêm những điều chưa hề có trong 6 năm đầu đời; khi gia nhập cuộc sống
nhà trường các em phải tiến hành hoạt động học – hoạt động nghiêm chỉnh có kỉ
cương, nề nếp với những yêu cầu nghiêm ngặt. Chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui
chơi sang hoạt động chủ đạo là học tập; chắc chắn trẻ không tránh khỏi sự bỡ ngỡ
vì thế phải chuẩn bị cho các em tâm lí chuẩn bị sẵn sàng đi học.Việc rèn những nếp
9/41
Đề tài: Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3.
sống tốt cho HS tiểu học cũng được bắt đầu ngay từ những buổi đầu các em đến
trường.
- Đặc điểm quá trình nhận thức của trẻ bao gồm quá trình tri giác, chú ý, trí
nhớ, tưởng tượng, tư duy. Đặc điểm nhân cách của trẻ tiểu học gồm có: tính cách,
nhu cầu nhận thức, tình cảm, sự phát triển của năng khiếu. Sự nhận thức của trẻ ảnh
hưởng rất lớn đến phát triển nhân cách. Sự nhận thức đúng đắn sẽ giúp trẻ có được
kiến thức vận dụng trong cuộc sống sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử phù hợp với yêu
cầu chuẩn mực xã hội. Một đặc điểm quan trọng trong lứa tuổi tiểu học là tính hay
bắt chước. HS tiểu học thích bắt chước hành vi, cử chỉ, lời nói, ... của các nhân vật
trong phim, của các thầy cô giáo, của những người thân trong gia đình. Tính bắt
chước là con dao “hai lưỡi”, vì trẻ em bắt chước cái tốt cũng nhiều, cái xấu cũng
lắm. Chính vì vậy những tính cách hành vi của những người xung quanh là môi
trường ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách, hành vi, ứng xử của trẻ.
Các dạng hoạt động của trẻ em được thực hiện trong các quan hệ:
Trẻ em – Gia đình
Trẻ em - Đồ vật
Trẻ em – Nhà trường
Trẻ em – Xã hội
Trong các mối quan hệ, quan hệ thầy trò là mối quan hệ đặc biệt của mối
quan hệ người – người. Ở tiểu học, do uy tín của người thầy giáo các quan điểm,
niềm tin, toàn bộ những hành vi cử chỉ của người thầy thường là những mẫu mực
cho hành vi của học sinh nói chung. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ và cách ứng
xử của các em trong quan hệ với người khác và với xã hội. Các em thường tin
tưởng tuyệt đối ở nơi thầy cô giáo nên chúng thường bắt chước những cử chỉ tác
phong của thầy cô giáo mình. Ở trường các em còn được tiếp xúc với bạn bè, với
10/41
Đề tài: Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3.
tập thể nhóm bạn, tổ, lớp; những hoạt động tập thể cũng ảnh hưởng không ít đến
việc hình thành, phát triển nhân cách, nếp sống cho trẻ.
3. Vai trò và ý nghĩa của giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh:
- Giúp học sinh:
+ Những chuẩn mực hành vi cơ bản của nếp sống thanh lịch, văn minh trong
sinh hoạt và giao tiếp ứng xử. Sự cần thiếtthực hiện những chuẩn mực hành vi
thanh lịch, văn minh (ý nghĩa, tác dụng của việc làm đúng; tác hại của việc làm
trái). Cách thực hiện những chuẩn mực hành vi thanh lịch, văn minh (những việc
cần làm, những việc cần tránh). HS biết tự nhận xét hành vi bản thân, nhận xét
hành vi người khác.
+ HS biết thực hiện các chuẩn mực hành vi cơ bản được học.
- Học sinh thể hiện được những thái độ, tình cảm:
+ Trân trọng, kế thừa, phát huy truyền thống thanh lịch, văn minh.
+ Mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện những hành vi thanh lịch, văn
minh.
+ Đồng tình với những hành vi thanh lịch, văn minh, không đồng tình với
những hành vi chưa thanh lịch, văn minh.
11/41
Đề tài: Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC NẾP SỐNG
THANH LỊCH VĂN MINH THÔNG QUA MÔN ĐẠO
ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 3
1. Thực trạng chung của học sinh Tiểu học:
Năm 2014-2015 nhà trường có126 em học sinh lớp 3, được chia vào 3 lớp.
Phần lớn các em đều là con nông dân hoặc kinh doanh buôn bán, phụ huynh ít có
thời gian quan tâm đến con cái về cả học tập cũng như lời ăn tiếng nói, cử chỉ.
Riêng lớp 3 - tôi chủ nhiệm gồm có 42 học sinh trong đó có 19 học sinh nam và
23 học sinh nữ, các em đều có thể chất khỏe mạnh. Phụ huynh đều làm nông dân
12/41
Đề tài: Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3.
hoặc buôn bán, có ít thời gian quan tâm đến con cái.Vì vậy mà khi nhận lớp qua
tiếp xúc và quan sát tôi thấy có nhiều em còn chưa tự tin trong giao tiếp, hay giao
tiếp nói năng còn chưa đúng mực, chưa có thói quen tốt trong sinh hoạt, ăn mặc còn
chưa phù hợp, chưa gọn gàng, làm việc chưa tích cực. Chính vì vậy mà ngay từ đầu
năm học tôi đã vạch ra kế hoạch giáo dục cho học sinh lớp mình có nếp sống, thói
quen sinh hoạt tốt thông qua môn học chiếm nhiều ưu thế để tích hợp là môn Đạo
đức, việc làm đó cũng giúp tôi triển khai dạy bộ tài liệu Giáo dục nếp sống thanh
lịch văn minh cho học sinh lớp 3 dễ dàng hơn vào giữa kì I của năm học.
2. Mục đích, yêu cầu của nghiên cứu thực trạng giáo dục nếp sống thanh lịch
văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3.
* Mục đích: Nhằm xác định được thực chất việc giáo dục nếp sống thanh
lịch văn minh cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học thông qua môn đạo đức từ đó là
cơ sở để đề xuất giải pháp Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh thông qua môn
đạo đức cho học sinh lớp 3 một cách khoa học, có hiệu quả nhằm hỗ trợ cho sự
phát triển toàn diện về nhân cách của mỗi học sinh.
* Yêu cầu: Hoàn thành việc khảo sát thực trạng giáo dục nếp sống thanh lịch
văn minh cho học sinh lớp 3 tại trường Tiểu học.
3. Nội dung và cách thức tiến hành điều tra thực trạng giáo dục nếp sống
thanh lịch văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3.
* Nội dung điều tra thực trạng:
- Nghiên cứu về thực trạng đội ngũ giáo viên khối 3.Thực trạng giáo viên
hiểu về mục đích, vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh
cho học sinh tích hợp trong môn đạo đức.
- Điều tra thực trạng của học sinh về sự nhận thức, thái độ, cách thực hiện
những chuẩn mực hành vi thanh lịch văn minh.
13/41
Đề tài: Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3.
- Điều tra sự hiểu biết cũng như nhận thức của phụ huynh học sinh lớp 3 đối
với việc giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh.
* Cách thức tiến hành:
Để biết được thực trạng này tôi dùng phiếu thăm dò với các giáo viên lớp 3
như sau:
PHIẾU THĂM DÒ GIÁO VIÊN
Đồng chí hãy vui lòng đánh dấu x vào trước ý kiến đồng chí cho là phù hợp
với câu trả lời của các câu hỏi sau:
1. Theo đ/c việc giáo dục nếp sống thanh lịch cho học lớp 3 có thực sự quan
trọng không?
Rất quan trọng
Quan trọng
Bình thường
Không quan trọng
2. Đ/c hãy cho biết việc dạy tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch văn
minh(TLVM) cho học sinh vào nội dung dạy học môn đạo đức cũng như trong các
môn học khác có thực sự cần thiết không?
Rất cần thiết
Cần thiết
Bình thường
Không cần thiết
3. Theo đ/c việc giáo dục nếp sống TLVM cho với học sinh lớp 3 cần đạt
mấy chuẩn kiến thức kĩ năng:
Các chuẩn kiến thức kĩ năng tương ứng với 8 bài học trong tài liệu GDNSTLVM
Các chuẩn kiến thức kĩ năng tương ứng với 6 bài trong bộ tài liệu GDNSTLVM
Các chuẩn kiến thức kĩ năng tương ứng với 4 bài trong bộ tài liệu GDNSTLVM
14/41
Đề tài: Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3.
4. Đồng chí đã sử dụng những biện pháp nào để giáo dục nếp sống TLVM
tích hợp, lồng ghép thông qua môn đạo đức cho học sinh?
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN PHỤ HUYNH
Tôi là phụ huynh học sinh lớp:……………..
Các bậc phụ huynh hãy vui lòng đánh dấu X vào trước ý kiến cho là phù hợp
với câu trả lời của các câu hỏi sau :
• Theo PH việc giáo dục nếp sống thanh lịch cho học lớp 3 có thực sự quan
trọng không?
Rất quan trọng
Quan trọng
Bình thường
Không quan trọng
• PH có thường xuyên kết hợp với giáo viên giáo dục nếp sống tốt cho học
sinh không?
Thường xuyên
Rất ít khi
Không
• Ý kiến đóng góp của PH đối với viêc giáo dục nếp sống TLVM cho học
sinh?
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
15/41
Đề tài: Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3.
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Đối với học sinh vào đầu năm học khi nhận lớp tôi có khảo sát thực trạng
bằng cách quan sát các em qua những hoạt động học tập cũng như hoạt động vui
chơi , bên cạnh đó tôi cũng trực tiếp giao tiếp với các em.
4. Kết quả nghiên cứu thực trạng việc giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh
thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3.
4.1. Kết quả điều tra giáo viên:
* Bảng 1: Mức độ quan trọng của giáo dục nếp sống thanh lịch văn
minh cho học sinh lớp 3.
TT
1
2
3
4
Nội dung
Ý kiến
Tỷ lệ
Xếp hạng
Rất quan trọng
5/7
71,4%
1
Quan trọng
1/7
14,3%
2
Bình thường
1/7
14,3%
2
Không quan trọng
0/7
0%
4
* Bảng 2: Mức độ cần thiết của việc dạy tích hợp giáo dục nếp sống
thanh lịch văn minh (TLVM) cho học sinh vào nội dung dạy học môn đạo đức.
TT
1
2
3
4
Nội dung
Ý kiến
Tỷ lệ
Xếp hạng
Rất cần thiết
5/7
71,4%
1
Cần thiết
1/7
14,3%
2
Bình thường
1/7
14,3%
2
Không cần thiết
0/7
0%
4
* Bảng 3: Mức độ nắm được các chuẩn kiến thức kĩ năng của việc giáo
dục nếp sống TLVM cho với học sinh lớp 3
TT
Nội dung
1 Các chuẩn kiến thức kĩ năng tương
16/41
Ý kiến
5/7
Tỷ lệ
71,4 %
Xếp hạng
1
Đề tài: Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3.
ứng với 8 bài học trong tài liệu
GDNSTLVM
Các chuẩn kiến thức
2
kĩ năng
tương ứng với 6 bài trong bộ tài
2/7
18,6%
2
0/7
0%
3
liệu GDNSTLVM
Các chuẩn kiến thức kĩ năng tương
3
ứng với 4 bài trong bộ tài liệu
GDNSTLVM
* Bảng 4: Những biện pháp đã sử dụng để giáo dục nếp sống TLVM tích
hợp, lồng ghép thông qua môn đạo đức cho học sinh.
- Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.
- Tích cực giao bài tập về xử lý tình huống cho học sinh.
- Củng cố các kiến thức về nếp sống TLVM thông qua các câu chuyện đạo
đức cho học sinh.
- Tổ chức một số hình thức dạy học để giúp học sinh có hứng thú khi tham
gia vào việc thể hiện thái độ cũng như đạt chuẩn mực hành vi thanh lịch văn minh.
4.2. Kết quả điều tra phụ huynh học sinh
* Bảng 5: Mức độ quan trọng của giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh
cho học sinh lớp 3.
TT
Nội dung
Ý kiến
Tỷ lệ
Xếp hạng
1
Rất quan trọng
50
14,3%
3
2 Quan trọng
210
60%
1
3 Bình thường
90/350
25,7%
2
4 Không quan trọng
0/350
0%
4
* Bảng 6: Mức độ thường xuyên kết hợp với giáo viên giáo dục nếp sống
tốt cho học sinh.
TT
Nội dung
Ý kiến
17/41
Tỷ lệ
Xếp hạng
Đề tài: Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3.
1
2
3
Thường xuyên
150/350
42,8 %
1
Rất ít khi
200 /350
57,2 %
2
Không
0 /350
0%
3
* Bảng 7: Về ý kiến đóng góp của phụ huynh đối với việc giáo dục nếp
sống TLVM cho học sinh nói riêng và thông qua môn đạo đức nói chung.
- “Tôi nhất trí và ủng hộ đối với việc giáo dục nếp sống TLVM cho các
cháu.”
- “Mong cô giáo chủ nhiệm quan tâm và hướng dẫn các cháu trong từng lời
ăn tiếng nói, gia đình sẽ kết hợp với cô chỉ dạy các cháu.”
- “Tôi thấy việc giáo dục nếp sống TLVM cho học sinh là một việc làm thiết
thực và rất quan trọng. Gia đình sẽ kết hợp cùng cô giáo để giáo dục các cháu.”
4.3 Kết quả điều tra học sinh
* Bảng 8: Mức độ thể hiện thái độ, hành vi thanh lịch văn minh:
TT
Nội dung
1 Thường xuyên
2 Rất ít khi
3 Không
4.4. Nhận xét về kết quả điều tra thực trạng:
Tỷ lệ
40%
59%
1%
Xếp hạng
2
1
3
* Đối với giáo viên:
Giáo viên đã có những nhận thức đầy đủ về giáo dục nếp sống TLVM cho
học sinh nói riêng, thông qua các môn học nói chung. Đã có ý thức tìm tòi các
phương pháp để sử dụng vào việc giảng dạy nếp sống TLVM cho học sinh.
* Đối với phụ huynh:
- Một phần lớn phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo
dục nếp sống TLVM cho con em mình. Đã có những ý kiến đóng góp mong muốn
được kết hợp giáo dục nếp sống tốt cho học sinh. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn
một số phụ huynh còn coi nhẹ việc giáo dục nếp sống cho học sinh.
* Đối với học sinh:
18/41
Đề tài: Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3.
- Quan việc khảo sát có thể nhận thấy nhiều em chưa có thói quen thể hiện
thái độ hay những hành vi văn minh. Có thể hiện thì còn lúng túng chưa mạnh dạn,
tự tin.
5. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng:
- Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do hiện nay thời buổi kinh tế thị
trường, đa số bố mẹ đều mải mê làm kinh tế, hay làm ăn buôn bán xa nhà, công
việc quá bận nên không có nhiều thời gian quan tâm chu đáo tới việc giáo dục nếp
sống cho các con.
- Giáo viên còn chưa vận dụng những phương pháp một cách triệt để hay
phương pháp vận dụng còn chưa hiệu quả.
- Việc kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường chưa thông suốt, chưa
triệt để.
- Học sinh lớp 3 tư duy còn non nớt các em chưa có những suy nghĩ, hay
những hiểu biết sâu sắc về vai trò cũng như ý nghĩa của việc sống thanh lịch văn
minh.
19/41
Đề tài: Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3.
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH
LỊCH – VĂN MINH THÔNG QUA MÔN ĐẠO ĐỨC CHO
HỌC SINH LỚP 3
1. Cơ sở đề xuất các giải pháp:
- Mục tiêu giáo dục: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát
triển toàn diện, có đạo đức, có trí thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung
thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng
nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc”.
- Thực trạng nghiên cứu việc giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho học
sinh nói chung và tích hợp qua môn đạo đức nói riêng tôi nhận thấy nhiều học sinh
chưa có những nếp sống tốt,chưa có tác phong thanh lịch văn minh. Chính vì vậy
tôi xin đề xuất các giải pháp sau để giáo dục nếp sống TLVM thông qua môn đạo
đức cho học sinh một cách có hiệu quả.
2. Đề xuất các biện pháp:
+ Nhóm biện pháp thứ nhất: Nghiên cứu chuẩn bị kĩ bài đạo đức để lựa
chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục nếp sống TLVM cho HS.
+ Nhóm biện pháp thứ hai: Sử dụng các biện pháp dạy học tích cực.
+ Nhóm biện pháp thứ ba: Giáo viên làm gương cho học sinh.
+ Nhóm biện pháp thứ tư: Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh
của lớp.
+ Nhóm biện pháp thứ năm: Dạy nếp sống TLVM tích hợp với các môn
học khác.
20/41
Đề tài: Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3.
Khi giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh lớp 3 giáo viên
phải tiến hành đồng bộ, có hệ thống các biện pháp, biện pháp này là tiền đề là cơ
sở cho biện pháp kia chúng bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện để từ
đó việc giáo dục nếp sống chó học sinh có hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu giáo
dục.Tuy nhiên muốn khai thác tối đa thế mạnh của các nhóm biện pháp trên để
chúng phát huy hiệu quả nhất thì phải phù hợp với đặc điểm tình hình từng lớp,
từng độ tuổi.
3. Tổ chức thực nghiệm khoa học:
Căn cứ vào kết quả khảo sát kỹ lưỡng ở chương 2 tôi tiến hành tổ chức thực
nghiệm.Tổ chức thực nghiệm khoa học để điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp
với tình hình thực tế của trường, nhằm giáo dục nếp sống TLVM thông qua môn
đạo đức cho học sinh một cách có hiệu quả.
Yêu cầu: Tổ chức thực nghiệm bám sát vào các yêu cầu, tiêu chuẩn, tiêu chí
của quy định về chuẩn mực hành vi thanh lịch văn minh trong bộ Tài liệu Giáo dục
nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh lớp 3, bám sát mục tiêu giáo dục và
thực tế ở trường Tiểu học.
Biện pháp 1: NGHIÊN CỨU KĨ BÀI ĐẠO ĐỨC, LỰA CHỌN NỘI
DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC GIÁO DỤC NẾP SỐNG
TLVM CHO HỌC SINH.
* Mục tiêu:
Đây là việc cần phải làm đầu tiên để tạo nên nhận thức đúng đắn trong mỗi
giáo viên thay đổi nâng cao nhận thức đúng đắn cho giáo viên về giáo dục nếp sống
văn minh. Đây cũng là một việc làm quan trọng giúp giáo viên nắm sâu và vững
chắc về nội dung bài học đạo đức, chọn lựa được đúng nội dung của bài học phù
21/41
Đề tài: Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3.
hợp để tích hợp, lồng ghép việc giáo dục nếp sống cho các em. Từ việc nghiên cứu
kĩ bài giáo viên sẽ tìm được những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học,
cũng như chọn lựa được những đồ dùng dạy học phù hợp giúp học sinh hình thành
được những thái độ, hành vi TLVM .
* Nội dung và cách thức tiến hành:
- Đối với giáo viên: Nghiên cứu kĩ các bài học đạo đức trong sách đạo đức
lớp 3, sách giáo viên đạo đức 3, Bộ Tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh
cho học sinh lớp 3. Nắm chắc kiến thức từ đó phân loại được các chuẩn mực kĩ
năng TLVM mà học sinh lớp 3 cần đạt có thể tích hợp trong nội dung nào của các
bài đạo đức. Qua nghiên cứu tôi thấy: Bộ tài liệu giáo dục nếp sống TLVM cho học
sinh lớp 3 gồm có 8 bài. Mỗi bài là những chuẩn mực kĩ năng tương ứng với mỗi
chủ đề mà học sinh lớp 3 cần đạt:
Bài
Chủ đề
Tên bài
1
Nói, nghe
Em biết lắng nghe
2
Nói lời hay
3
Ở
Em luôn sạch sẽ
4
Ngôi nhà thân yêu
5
Góc học tập của em
6
Ngôi trường của em
7
Cử chỉ
Cử chỉ đẹp
8
Vui chơi
Vui chơi lành mạnh
Dựa vào những chủ đề trên, tôi chọn lọc những nội dung trong các bài đạo
đức lớp 3 mà phù hợp để lồng ghép giáo dục nếp sống cho các em. Tôi đã thống kê
được như sau:
22/41
Đề tài: Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3.
Bài
2
4
5
7
13
1
3
8
9
10
11
12
6
14
Chủ đề
Tên bài
Giữ lời hứa
Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị
Nói, nghe
Ở
Cử chỉ
em
Chia sẻ vui buồn cùng bạn
Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng
Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
Kính yêu Bác Hồ
Tự làm lấy việc của mình
Biết ơn thương binh, liệt sĩ
Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế
Tôn trọng khách nước ngoài
Tôn trọng đám tang
Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác
Tích cực tham gia việc lớp, việc trường
Chăm sóc cây trồng, vật nuôi
Vui chơi
Sau khi đã phân loại được như trên tôi thấy dễ dàng cho bước tiếp theo là tìm
hiểu các biện pháp và hình thức dạy học để hình thành cho học sinh những thái độ,
hành vi đạo đức nói chung và những chuẩn mực thái độ hành vi TLVM nói riêng.
Ví dụ 1: Trong Bài 11: Tôn trọng đám tang mục tiêu của bài này là:
1. Học sinh hiểu:
- Đám tang là lễ chôn cất người đã chết
- Đây là sự kiện rất đau buồn với những người thân trong gia đình họ
- Vì thế cần chia sẽ nỗi buồn, lịch sự, nghiêm túc, tôn trọng không khí tang
lễ.
2. Học sinh có thái độ:
- Cảm thông, chia buồn với người trong gia đình có tang.
- Nghiêm túc, lịch sự trong đám tang.
3.Học sinh có hành vi:
- Nói năng nhỏ nhẹ, không cười đùa, hét to trong đám tang.
- Giúp gia quyến những công việc có thể, phù hợp.
23/41
Đề tài: Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3.
- Cư xử đúng mực khi gặp đám tang: ngả mủ nón, nhường đường.
Dựa vào những kiến thức, thái độ, kĩ năng học sinh đạt được trong chủ đề
“nói- nghe”, tôi chuẩn bị được một số những phương pháp, hình thức và đồ dùng
học tập để dạy bài này như sau :
- Phương pháp trò chơi –Sử dụng cho hoạt động 5 (Tiết 2 ): “Trò chơi nên
và không nên” HS chia làm 2 nhóm và viết những việc nên làm và không nên làm
khi gặp đám tang.
- Phương pháp thảo luận nhóm –Sử dụng cho hoạt động 2 (Tiết 2 ): HS thảo
luận và làm bài tập: Điền Đ vào ô trống trước những việc làm đúng và điền S trước
những việc làm sai khi gặp đám tang.
a. Chạy theo xem, chỉ trỏ
d. Ngả mũ, nón
b. Nhường đường
đ. Bóp còi xe xin đường
c. Cười đùa
e. Luồn lách, vượt lên trước
- Phương pháp đóng vai – Sử dụng cho hoạt động 4 (Tiết 2): HS đóng vai
với các tình huống sau:
Em sẽ ứng xử thế nào nếu ở vào các tình huống sau?
+ Tình huống 1: Em thấy bạn em đeo băng tang, đi đằng sau xe tang.
+ Tình huống 2: Bên nhà hàng xóm có tang.
+ Tình huống 3: Gia đình của bạn học cùng lớp em có đám tang.
+ Tình huống 4: Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ đang chạy theo xem một
đám tang, cười nói, chỉ trỏ.
- Tranh ảnh, đoạn băng video cho học sinh quan sát.
Ví dụ 2: Trong Bài 7: “Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng” mục tiêu của bài
này là:
1. Học sinh hiểu:
24/41
Đề tài: Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3.
- Hàng xóm, láng giềng là những người sống bên cạnh với gia đình vì thế cần
quan tâm, giúp đỡ họ lúc gặp khó khăn, hoạn nạn.
- Ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.
2. Học sinh có thái độ:
- Tôn trọng quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng, không đồng tình với
những ai thờ ơ, không quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.
3.Học sinh có hành vi:
- Bước đầu biết quan tâm đến hàng xóm láng giềng, trong cuộc sống hàng
ngày bằng những việc làm cụ thể, vừa sức.
Dựa vào những kiến thức, thái độ, kĩ năng học sinh đạt được trong chủ đề
“nói- nghe”, tôi chuẩn bị được một số những phương pháp, hình thức và đồ dùng
học tập để dạy bài này như sau :
- Phương pháp trò chơi –Sử dụng cho hoạt động 2 (Tiết 1 ): “Đặt tên cho
tranh” HS thi tìm tên phù hợp với nội dung tranh.
- Phương pháp thảo luận nhóm –Sử dụng cho hoạt động 3 (Tiết 2 ): HS thảo
luận và đánh dấu + trước ý kiến em tán thành:
a. Hàng xóm tắt lửa, tối đèn có nhau.
b. Đèn nhà ai, nhà nấy rạng.
c. Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng là biểu hiện của tình làng
nghĩa xóm.
d. Trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng các
việc làm phù hợp với khả năng.
- Phương pháp đóng vai – Sử dụng cho hoạt động 5 (Tiết 2): HS đóng vai
với các tình huống sau:
+ Tình huống 1: Bác Hai ở cạnh nhà em bị cảm. Bác nhờ em đi gọi
con gái bác đang làm ngoài đồng.
25/41