BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
CÀ BÌNH MINH
ĐỀ TÀI
Thực trạng vấn đề tảo hôn và kết hôn cận huyết thống
trên địa bàn huyện Mƣờng La, tỉnh Sơn La
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Hà Nội - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
CÀ BÌNH MINH
ĐỀ TÀI
Thực trạng vấn đề tảo hôn và kết hôn cận huyết thống
trên địa bàn huyện Mƣờng La, tỉnh Sơn La
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự
Mã số: 8380103
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Cừ
Hà Nội - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc
trĩnh dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn
này./.
Tác giả luận văn
Cà Bình Minh
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Hôn nhân và Gia đình
HN&GĐ
Bộ luật Hình sự
BLHS
Ủy ban nhân dân
UBND
Trung học cơ sở
THCS
Trung học phổ thông
THPT
Toà án nhân dân
TAND
Phó Giáo sƣ
PGS
Tiến sỹ
TS
Thạc sỹ
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
Nhà xuất bản
Th.s
CHXHCNVN
Nxb
DANH MỤC CÁC BẢNG
ảng 1: Thống kê dân số chia theo cấp xã tại huyện Mường La, năm 201729
ảng 2: Thống kê dân số chia theo hộ nghèo, hộ cận nghèo trong từng dân
tộc tại huyện Mường La, năm 2017. ............................................................... 31
ảng 3: Số học sinh phổ thông trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La
năm học 2016 - 2017 (học sinh)...................................................................... 36
ảng 4: Số học sinh thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh
Sơn La năm học 2016 - 2017. ......................................................................... 37
ảng 5: Số cặp tảo hôn được thống kê trên địa bàn huyện Mường La từ năm
2013 -2017 (cặp). ............................................................................................ 38
ảng 6: Tình hình tảo hôn diễn ra trên địa bàn huyện Mường La từ năm
2013 - 2017 (%) (năm 2013 = 100%). ............................................................ 40
ảng 7: Số cặp tảo hôn được phát hiện trên địa bàn huyện Mường La trong
năm 2017 phân theo xã, thị trấn và theo nhóm dân tộc (cặp). ....................... 40
ảng 8: Số cặp kết hôn (có đăng ký và chưa có đăng ký kết hôn) và cặp tảo
hôn trên địa bàn huyện Mường La năm 2017. ................................................ 42
ảng 9: Số cặp tảo hôn trên tổng số cặp kết hôn và tổng dân số theo từng xã
của huyện Mường La trong năm 2017 ............................................................ 43
ảng 10: Số cặp kết hôn cận huyết thống được thống kê trên địa bàn huyện
Mường La từ năm 2013 -2017 (cặp) ............................................................... 52
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tỷ lệ dân số chia theo dân tộc trên địa bàn huyện Mường La
trong năm 2017. .............................................................................................. 30
Biểu đồ 2: Số học sinh phổ thông phân chia theo giới tính và dân tộc trên
địa bàn huyện Mường La năm học 2016 - 2017 (học sinh) ............................ 36
Biểu đồ 3: Số lượng và tỷ lệ các cặp tảo hôn trên địa bàn huyện Mường La
từ năm 2013 - 2017 (năm 2013 = 100%)........................................................ 39
Biểu đồ 4: Số lượng các cặp kết hôn cận huyết thống trên địa bàn huyện
Mường La từ năm 2013 - 2017 (cặp) .............................................................. 53
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài .............................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................ 2
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.................................................................. 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài............................................. 5
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................. 5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................ 5
7. Tính mới và những đóng góp của luận văn ........................................ 6
8. Bố cục của luận văn ............................................................................ 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẢO HÔN VÀ
KẾT HÔN CẬN HUYẾT THỐNG .................................................................. 7
1.1. Khái niệm tảo hôn và kết hôn cận huyết thống ............................... 7
1.1.1. Khái niệm tảo hôn......................................................................... 7
1.1.2. Khái niệm kết hôn cận huyết thống ............................................ 10
1.2. Nguyên nhân dẫn đến tảo hôn, kết hôn cận huyết thống............... 14
1.2.1. Nguyên nhân khách quan .......................................................... 14
1.2.2. Nguyên nhân chủ quan ............................................................... 17
1.3. Hệ quả tiêu cực của tảo hôn, kết hôn cận huyết thống .................. 20
1.3.1. Hệ quả tiêu cực đối với cá nhân, gia đình .................................. 20
1.3.2. Hệ quả tiêu cực đối với xã hội .................................................... 23
Kết luận Chƣơng 1 ................................................................................ 26
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐỐI VỚI TẢO HÔN
VÀ KẾT HÔN CẬN HUYẾT THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƢỜNG LA –
TỈNH SƠN LA ................................................................................................ 27
2.1. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán của
các dân tộc trên địa bàn huyện Mƣờng La, tỉnh Sơn La ................................. 27
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................... 27
2.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội .............................................. 28
2.2. Thực trạng và biện pháp xử lý các trƣờng hợp tảo hôn tại huyện Mƣờng
La, tỉnh Sơn La ................................................................................................ 38
2.2.1. Thực trạng tảo hôn ...................................................................... 38
2.2.2. Nguyên nhân xảy ra tình trạng tảo hôn ...................................... 44
2.2.2.1. Xuất phát từ phong tục tập quán.............................................. 45
2.2.2.2. Do những khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế ................. 46
2.2.2.3. Việc xử lý vi phạm chƣa đủ tính răn đe, hiệu quả chƣa cao, ý thức
chấp hành của ngƣời dân còn thấp .................................................................. 46
2.2.3. Biện pháp xử lý tình trạng tảo hôn ............................................. 47
2.2.3.1. Xử lý về dân sự ........................................................................ 47
2.2.3.2. Xử lý về hành chính................................................................. 49
2.2.3.3. Xử lý về hình sự ...................................................................... 50
2.3. Thực trạng và biện pháp xử lý các trƣờng hợp kết hôn cận huyết thống
tại huyện Mƣờng La, tỉnh Sơn La ................................................................... 51
2.3.1. Thực trạng kết hôn cận huyết thống ........................................... 51
2.3.2. Nguyên nhân xảy ra tình trạng kết hôn cận huyết thống ............ 54
2.3.2.1. Xuất phát từ phong tục tập quán.............................................. 54
2.3.2.2. Do những khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế ................. 54
2.3.3. Biện pháp xử lý tình trạng kết hôn cận huyết thống .................. 55
2.3.3.1. Xử lý về dân sự ........................................................................ 55
2.3.3.2. Xử lý về hành chính................................................................. 56
2.3.3.3. Xử lý về hình sự ...................................................................... 57
Kết luận Chƣơng 2 ................................................................................ 58
Chƣơng 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TẢO HÔN
VÀ KẾT HÔN CẬN HUYẾT THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƢỜNG LA –
TỈNH SƠN LA ................................................................................................ 59
3.1. Kiến nghị về hoàn thiện quy định pháp luật .................................. 59
3.1.1. Quy định về mức xử phạt hành chính đối với tảo hôn, kết hôn cận
huyết thống ...................................................................................................... 59
3.1.2. Quy định cụ thể về xử phạt đối với các trƣờng hợp tảo hôn, kết hôn
cận huyết thống nhƣng không đăng ký kết hôn .............................................. 60
3.1.3. Quy định về xử lý hình sự đối với tảo hôn, kết hôn cận huyết thống
......................................................................................................................... 61
3.2. Giải pháp hạn chế tảo hôn và kết hôn cận huyết thống tại huyện Mƣờng
La, tỉnh Sơn La ................................................................................................ 62
3.2.1. Xóa bỏ những hủ tục lạc hậu về tảo hôn, kết hôn cận huyết thống62
3.2.2. Đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí của
ngƣời dân ......................................................................................................... 63
3.2.3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình
liên quan đến tảo hôn và kết hôn cận huyết thống .......................................... 63
3.2.4. Một số giải pháp khác ................................................................. 64
Kết luận Chƣơng 3 ................................................................................ 66
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 69
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
Để đảm bảo quyền kết hôn của cá nhân hài hòa, phù hợp với lợi ích và sự
phát triển chung của xã hội, pháp luật thế giới nói chung và pháp luật Việt Nam
nói riêng đều có những quy định về điều kiện kết hôn.
Trên thế giới, độ tuổi kết hôn trung bình hiện nay thƣờng đƣợc quy định
từ 18 tuổi trở lên, đây là độ tuổi đƣợc cho là đánh dấu sự trƣởng thành của trẻ1,2.
Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, quy định về độ tuổi kết hôn có những khác biệt nhất
định: Nƣớc Cộng hòa Dân chủ Congo quy định tuổi kết hôn từ 18 tuổi đối với
nam, từ 15 tuổi đối với nữ; ở Indonesia, tuổi kết hôn đƣợc quy định từ 19 tuổi
đối với nam và 16 tuổi đối với nữ, việc kết hôn sớm hơn có thể đƣợc chấp nhận
với sự cho phép của cha mẹ và thẩm phán; Lào quy định tuổi kết hôn của cả
nam và nữ là 18 tuổi, trong một số trƣờng hợp đặc biệt, có thể cho phép kết hôn
từ 15 tuổi; tại Trung Quốc, độ tuổi kết hôn theo quy định là từ 22 tuổi đối với
nam, 20 tuổi đối với nữ, đây cũng là quốc gia có độ tuổi kết hôn cao nhất trên
thế giới3… Pháp luật của các quốc gia trên thế giới cũng có những quy định cụ
thể về việc cấm kết hôn giữa những ngƣời cùng dòng máu về trực hệ, giữa
những ngƣời có quan hệ họ hàng với nhau. Cụ thể, ở Mỹ, 24/50 bang quy định
cấm hoàn toàn kết hôn với ngƣời có họ trong phạm vi ba đời, một số bang chỉ
cho phép khi đáp ứng đƣợc những điều kiện kết hôn ngặt nghèo nhƣ: Có bằng
chứng giám định di truyền, cả hai bên đều trên 65 tuổi hoặc cả hai bên trên 55
tuổi nếu một trong hai bị vô sinh… Các quốc gia Châu Á nhƣ Hàn Quốc, Đài
Loan, Philippnes, Trung Quốc… quy định cấm hoàn toàn việc kết hôn với anh
1
Điều 1 Công ƣớc Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em quy định: “Trong phạm vi của Công ƣớc này, trẻ
em có nghĩa là mọi ngƣời dƣới 18 tuổi, trừ trƣờng hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên
sớm hơn.”
2
Điều 2 Công ƣớc số 182 - Công ƣớc Nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xoá bỏ các hình thức lao
động trẻ em tồi tệ nhất năm 1999 quy định: “Trong Công ƣớc này, thuật ngữ “trẻ em” sẽ áp dụng cho tất cả
những ngƣời dƣới 18 tuổi.”
3
Các số liệu về độ tuổi kết hôn đƣợc tổng hợp dựa trên thống kê của Youth Policy tại địa chỉ:
ngày truy cập: 05/8/2018;
2
em họ trong đời thứ ba. Mặc dù quy định cụ thể khác nhau, nhìn chung pháp
luật trên thế giới đều có những quy định nhằm nghiêm cấm và giảm thiểu tình
trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống.
Tại Việt Nam, pháp luật về hôn nhân - gia đình đã có nhiều quy định
nhằm ngăn chặn nạn tảo hôn và kết hôn cận huyết thống. Tuy nhiên, tình trạng
này vẫn đang diễn ra tại nhiều nơi.
Huyện Mƣờng La - tỉnh Sơn La là một huyện miền núi phía Tây Bắc của
tổ quốc, có diện tích tự nhiên khoảng 1424,58 km2, có 16 đơn vị hành chính cấp
xã với 288 bản, tiểu khu; tổng dân số khoảng 94.713 ngƣời. Đây là địa bàn cƣ
trú của nhiều đồng bào dân tộc, trong đó chủ yếu là dân tộc: Thái, H’Mông, La
Ha, Kinh, Kháng với nhiều nét truyền thống văn hóa đáng trân trọng và giữ gìn.
Tuy nhiên, nơi đây cũng phải cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội nhức
nhối trong đó có nạn tảo hôn và kết hôn cận huyết thống.
Xuất phát từ thực tiễn tại địa phƣơng, để tìm hiểu nguyên nhân của tình
trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống trên địa bàn huyện Mƣờng La - tỉnh Sơn
La, đi đến nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật của ngƣời dân, đề xuất, kiến
nghị để giảm thiểu và có những chính sách pháp luật phù hợp hơn đối với địa
bàn huyện Mƣờng La - tỉnh Sơn La, tôi xin đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Thực
trạng vấn đề tảo hôn và kết hôn cận huyết thống trên địa bàn huyện Mường
La, tỉnh Sơn La” Đề tài luận văn nghiên cứu về thực trạng tình trạng tảo hôn và
kết hôn cận huyết thống trên địa bàn huyện Mƣờng La, tỉnh Sơn La nhằm góp
phần hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quy định của pháp luật về vấn đề độ tuổi
kết hôn và kết hôn cận huyết thống nói chung và tại huyện Mƣờng La, tỉnh Sơn
La nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu liên
quan đến những nội dung thuộc phạm vi của chế định kết hôn trong Luật
HN&GĐ với nhiều khía cạnh và cấp độ khác nhau; tuy vậy, chƣa thực sự có
một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách chuyên sâu và toàn diện về
3
vấn đề tảo hôn và kết hôn cận huyết thống trong nhóm dân tộc cụ thể tại huyện
Mƣờng La, tỉnh Sơn La.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tác giả đã tham
khảo, tìm hiểu một số bài viết có nội dung liên quan đến phạm vi nghiên cứu
của luận văn nhƣ:
Luận án tiến sỹ Luật học của tác giả: Bùi Thị Mừng (2015), “Chế định
kết hôn trong Luật HN&GĐ - Vấn đề lý luận và thực tiễn” đã nghiên cứu một
cách toàn diện về chế định kết hôn trong hệ thống pháp luật Việt Nam từ trƣớc,
trong và sau khi Luật HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực thi hành; đánh giá những
ảnh hƣởng của chế định kết hôn tới việc xây dựng, giữ gìn và phát huy những
giá trị truyền thống trong gia đình Việt Nam; nêu ra phƣơng hƣớng, giải pháp
hoàn thiện chế định kết hôn ở Việt Nam trong giai đoạn mới. Trong phạm vi
nghiên cứu của luận văn này, do việc tảo hôn và kết hôn cận huyết thống liên
quan đến vấn đề vi phạm điều kiện kết hôn trong chế định kết hôn của Luật
HN&GĐ, do đó, tác giả có tham khảo một số nội dung nhất định thuộc phạm vi
của chế định kết hôn.
Luận án tiến sỹ Sử học của tác giả: Phạm Thị Kim Oanh (2010), “Hôn
nhân và Gia đình của người Thái ở huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La” mặc dù nghiên
cứu dƣới góc độ nhân học văn hoá tuy nhiên tác giả đã nghiên cứu một cách có
hệ thống về HN&GĐ từ truyền thống đến hiện đại của ngƣời Thái ở huyện Phù
Yên, tỉnh Sơn La, là địa bàn cƣ trú của tộc Thái Trắng có nhiều nét tƣơng đồng
với ngƣời Thái ở huyện Mƣờng La, tỉnh Sơn La, dân tộc có dân số chủ yếu trên
địa bàn huyện. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả đã tham
khảo nhiều luật tục trong HN&GĐ của đồng bào dân tộc Thái nói chung, qua đó
làm rõ hơn tác động của phong tục tập quán đến việc vi phạm về tảo hôn và kết
hôn cận huyết thống tại huyện Mƣờng La, tỉnh Sơn La.
Bên cạnh đó, tác giả cũng nghiên cứu một số tài liệu liên quan đến tảo
hôn và kết hôn cận huyết thống khác nhƣ các bài báo khoa học đăng tải trên các
tạp chí chuyên ngành: Bài viết “Tảo hôn và kết hôn cận huyết thống ở các dân
4
tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị” (2017) của PGS.TS Nguyễn Văn
Mạnh - Trƣờng ĐH Khoa học Huế đăng trên Tạp chí Thông tin khoa học và
công nghệ Quảng Bình - Số 2/2017; bài viết “Tảo hôn và hôn nhân cận huyết
thống ở Lâm Đồng” của Thạc sỹ Nguyễn Thị Vân Anh - Khoa Luật, ĐH Đà Lạt
đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp Luật số 1 (298) - 2017; bài viết “Tình trạng
tảo hôn và hôn nhân cận huyết trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc - Thực
trạng và một số giải pháp, kiến nghị” (2018) của Thạc sỹ Nguyễn Thị Vân Anh
- Trƣờng ĐH Công nghiệp Thái Nguyên đăng trên trang báo điện tử của Tạp chí
Dân chủ và Pháp Luật; chuyên đề “Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp đẩy
lùi tảo hôn trên địa bàn huyện Vân Hồ” (2016) của Viện Kiểm sát nhân dân
huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân
cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sơn La
giai đoạn I (201 - 2020)”... và một số tài liệu nƣớc ngoài khác nghiên cứu về
nguyên nhân và thực trạng của tảo hôn, kết hôn cận huyết thống trên thế giới.
Tuy nhiên, các bài viết nghiên cứu trên mới chỉ ra những nét khái quát về tảo
hôn và kết hôn cận huyết thống ở một số nhóm ngƣời nhất định chủ yếu dƣới
dạng báo cáo, tham luận về tảo hôn và kết hôn cận huyết thống nhƣ một vấn
nạn xã hội mà chƣa đi vào nghiên cứu và chỉ ra những biện pháp cụ thể dƣới
góc độ luật học.
Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu về thực trạng tảo hôn và kết hôn
cận huyết thống dƣới góc độ pháp lý trên địa bàn huyện Mƣờng La, tỉnh Sơn La
không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã công bố trƣớc đó.
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Nhằm tìm ra thực trạng, qua đó đƣa ra
những giải pháp cụ thể, mang tính khả thi và có những kiến nghị hoàn thiện,
nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật, giảm thiểu tình trạng tảo hôn
và kết hôn cận huyết thống trên địa bàn huyện Mƣờng La, tỉnh Sơn La.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu của đề
tài, tác giả cần phải đạt đƣợc các mục tiêu cụ thể sau:
5
Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận chung về tảo hôn, kết hôn cận
huyết thống, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Thứ hai, phân tích, đánh giá đƣợc thực trạng của nạn tảo hôn và kết hôn
cận huyết thống trên địa bàn huyện Mƣờng La, tỉnh Sơn La, từ đó đƣa ra một số
kiến nghị góp phần giảm thiểu tình trạng này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực trạng của vấn đề tảo
hôn và kết hôn cận huyết thống trên địa bàn huyện Mƣờng La, tỉnh Sơn La.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu dƣới góc độ Luật Hôn nhân
và gia đình (HN&GĐ) về vấn đề tảo hôn và kết hôn cận huyết thống trên địa
bàn huyện Mƣờng La, tỉnh Sơn La trong khoảng thời gian 05 năm trở lại đây (từ
năm 2013 đến năm 2017). Trên cơ sở đó, đánh giá, đƣa ra các kiến nghị, giải
pháp giảm thiểu tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống trên địa bàn.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu dựa trên phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê
nin với phép biện chứng duy vật và lịch sử, gắn kết với tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
và quan điểm, đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về vấn đề HN&GĐ
nói chung và tảo hôn, kết hôn cận huyết thống nói riêng.
Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học
chuyên ngành: Phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp phân
tích, phƣơng pháp tổng hợp so sánh, phƣơng pháp điều tra xã hội học… Đặc
biệt, sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh luật nhằm làm sáng
tỏ những vấn đề lý luận cũng nhƣ các quy định của pháp luật hiện hành về tảo
hôn, kết hôn cận huyết thống và thực tiễn thực hiện.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đây là công trình nghiên cứu khoa học về thực trạng vấn đề tảo hôn và
kết hôn cận huyết thống trên địa bàn huyện Mƣờng La, tỉnh Sơn La. Kết quả
nghiên cứu góp phần bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận về nguyên nhân,
thực trạng của tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống trên địa bàn huyện
6
Mƣờng La, từ đó đƣa ra những phƣơng pháp giải quyết phù hợp với tình hình
thực tiễn của địa phƣơng.
7. Tính mới và những đóng góp của luận văn
Đề tài sẽ góp phần mang đến cái nhìn thực tế về vấn đề tảo hôn và kết
hôn cận huyết thống trên một địa bàn cụ thể với những nét đặc trƣng riêng của
cộng đồng các dân tộc Thái, H’Mông, La Ha, Kinh, Kháng tại huyện Mƣờng
La, tỉnh Sơn La vừa mang những nét đặc trƣng riêng của dân tộc với những
phong tục, tập quán lâu đời giao thoa, hội nhập cùng với sự phát triển chung của
đất nƣớc, xã hội. Từ đó, tác giả đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm hạn
chế tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống trên địa bàn này.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các tài
liệu tham khảo, danh mục các bảng, biểu, nội dung của Luận văn gồm 03
chƣơng, cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận chung về tảo hôn và kết hôn cận huyết
thống.
Chƣơng 2: Thực trạng và biện pháp xử lý đối với tảo hôn và kết hôn cận
huyết thống trên địa bàn huyện Mƣờng La - tỉnh Sơn La.
Chƣơng 3: Kiến nghị và giải pháp nhằm hạn chế tảo hôn và kết hôn cận
huyết thống trên địa bàn huyện Mƣờng La - tỉnh Sơn La.
7
NỘI DUNG
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẢO HÔN
VÀ KẾT HÔN CẬN HUYẾT THỐNG
1.1. Khái niệm tảo hôn và kết hôn cận huyết thống
1.1.1. Khái niệm tảo hôn
Hôn nhân là cơ sở, là nền tảng của gia đình - tế bào xã hội; phản ánh
tính chất, kết cấu của xã hội. Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của hôn
nhân, của gia đình đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội; trong xã hội có
giai cấp, Nhà nƣớc luôn quy định bằng pháp luật điều chỉnh các quan hệ
HN&GĐ phù hợp với sự phát triển của các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội
và quan điểm của giai cấp thống trị xã hội.
Pháp luật quy định độ tuổi kết hôn dựa trên cơ sở nghiên cứu các điều
kiện kinh tế - xã hội, nhằm đảm bảo sự phát triển bình thƣờng về tâm sinh lý
của nam, nữ thanh niên và điều quan trọng là để họ có thể đảm đƣơng trách
nhiệm làm vợ chồng, làm cha mẹ trƣớc khi bƣớc vào cuộc sống gia đình. Khi
đến độ tuổi trƣởng thành, thể chất và trí tuệ phát triển hoàn thiện, các cá nhân
mới có đủ khả năng tự xây đắp và chăm lo cho gia đình của bản thân, sinh ra
và chăm sóc những thế hệ sau khoẻ mạnh, không trở thành gánh nặng cho xã
hội. Trải qua sự biến đổi vận động của lịch sử và sự phát triển của đời sống kinh
tế, văn hóa, xã hội, điều kiện về độ tuổi kết hôn cũng có nhiều sự thay đổi.
Tại thời Lê Sơ, một bản văn ghi chép trong sách “Thiên nam dự hạ tập”
có nhan đề “Hồng Đức hôn giá lễ nghi” có ghi lại quy định về lễ Nghị hôn (tức
lễ Chạm mặt) nhƣ sau: “Con trai từ 18 tuổi, con gái từ 16 tuổi trở lên mới có
thể được thành hôn…”4. So sánh với pháp luật thời nhà Đƣờng - Trung Quốc
thời bấy giờ, độ tuổi kết hôn của nam nữ có thể căn cứ theo sách Lễ Ký, trong
đó, đối với nam, Lễ Ký cho rằng “Người ta đến 20 tuổi còn yếu nhược, đến tuổi
ấy thì làm lễ đội mũ; đến 30 tuổi thì tráng kiện, có gia thất” nhƣ vậy, tuổi lập
4
Vũ Văn Mẫu, Cổ Luật Việt Nam và Tƣ pháp sử diễn giảng, quyền I – tập II (Chƣơng trình cử nhân
Luật, năm thứ nhất), Saigon – 1975, tr.39
8
gia đình đối với nam có thể trong khoảng 20 - 30 tuổi. Đối với nữ, sách viết
“con gái đến 15 tuổi làm lễ cài trâm và 20 tuổi thì gả chồng”. So sánh với pháp
luật Trung Quốc, mặc dù đều chịu ảnh hƣởng của Khổng giáo, pháp luật Việt
Nam đã có sự dung hòa, kết hợp giữa lễ giáo Trung Quốc và nét văn hóa xã hội
của nƣớc ta.
Trong thời Nguyễn, Bộ luật Gia Long có nhiều quy định gần nhƣ dẫn lại
Bộ luật của nhà Thanh - Trung Quốc. Tƣơng tự nhƣ luật nhà Thanh, Bộ luật
Gia Long cũng không quy định cụ thể tuổi kết hôn, chỉ có Khoản 2 của Điều
94 quy định: “việc hôn nhân của nam nữ có tuổi đã định”. Nghiên cứu điều
Luật này, luật gia Philastre5 đã giải thích một cách sai lầm rằng: Theo Kinh
Lễ, tuổi cƣới xin của con trai là 16 tuổi, con gái là 14 tuổi và cho rằng tuổi kết
hôn trong thời Nguyễn cũng đƣợc áp dụng nhƣ vậy, điều này đã có ảnh hƣởng
đến những quy định pháp luật về độ tuổi kết hôn của Việt Nam trong thời gian
về sau6.
Pháp luật thời kỳ phong kiến đã có những quy định về độ tuổi kết hôn
khá cụ thể, tuy nhiên, độ tuổi kết hôn thực tế của Việt Nam trong thời kỳ này
thƣờng rất thấp. Điều này đƣợc thể hiện phần nào qua tục ngữ “nữ thập tam,
nam thập lục”, một cách xác định tuổi trƣởng thành - kết hôn cho nam và nữ
thời kỳ bấy giờ: 13 tuổi đối với con gái và 16 tuổi đối với con trai7.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, Việt Nam bị chia cắt thành ba miền Bắc Trung - Nam, đã có ba bộ Dân luật riêng đƣợc áp dụng để điều chỉnh các quan
hệ Dân sự, trong đó có HN&GĐ cho từng miền: Ở miền Bắc, áp dụng các quy
định trong Bộ Dân luật Bắc kỳ năm 1931; ở miền Trung, áp dụng các quy định
trong Hộ Luật Trung kỳ năm 1936, miền Nam áp dụng các quy định trong Bộ
Dân luật Giản yếu năm 1883. Trong đó, cả hai bộ Dân luật Bắc kỳ và Trung
5
Paul-Louis-Félix Philastre (1837 - 1902): Hải quân đại úy, kiêm chức thống soái việc hình luật ở
Nam Kỳ trong thời kỳ Pháp thuộc; là ngƣời có công nghiên cứu và dịch nhiều sách, tài liệu của Việt Nam và
Trung Quốc sang tiếng Pháp, trong đó có sách Kinh Dịch của Trung Quốc và Bộ luật Gia Long của Việt Nam;
6
Vũ Văn Mẫu, tlđd chú thích 4, tr.41
7
Vũ Văn Mẫu, tlđd chú thích 4, tr.40.
9
kỳ đều kế thừa Bộ luật Hồng Đức với quy định tuổi kết hôn của nam là đầy 18
tuổi và nữ là đầy 15 tuổi; riêng Bộ Dân luật Giản yếu, xuất phát từ giải thích
của luật gia Philastre đối với Bộ luật Gia Long, bộ luật này đã kế thừa quy
định về tuổi kết hôn của nam là đầy 16 tuổi, của nữ là đầy 14 tuổi.
Có thể thấy, pháp luật thời kỳ này mang tính chất chuyển tiếp về nội
dung các quy định pháp luật thời kỳ phong kiến, từng bƣớc du nhập các tƣ
tƣởng, kỹ thuật lập pháp của phƣơng tây, mà trực tiếp là ảnh hƣởng của Bộ luật
Dân sự Pháp năm 1804.
Từ năm 1954 - 1975, Việt Nam tồn tại song song hai thể chế chính trị
khác nhau ở miền Bắc và miền Nam.
Ở miền Nam Việt Nam, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ban hành Luật
Gia đình số 1/59 ngày 02/01/1959, Điều thứ 6 của Luật này quy định: “Con trai
chưa đủ 18 tuổi, con gái chưa đủ 15 tuổi, không được kết hôn.” Luật cũng quy
định trƣờng hợp cho miễn tuổi khi có lý do đặc biệt quan trọng đƣợc Tổng
thống đặc cách (Điều 11 Luật Gia đình số 1/59). Điều này tƣơng tự với quy
định về độ tuổi kết hôn theo Bộ luật Hồng Đức, cho thấy các nhà làm luật
không chỉ áp dụng những tƣ tƣởng pháp luật phƣơng tây mà còn tiếp tục kế
thừa những quy định đúng đắn, tiên tiến của thời kỳ phong kiến.
Ở miền Bắc, Quốc hội nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành Luật
HN&GĐ năm 1959 quy định độ tuổi kết hôn tại Điều 6 nhƣ sau: “Con gái từ 18
tuổi trở lên, con trai từ 20 tuổi trở lên mới được kết hôn”. Nhà làm luật xác định
ở độ tuổi này nam và nữ mới phát triển đầy đủ về thể chất và tâm sinh lý, có đủ
khả năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình khi kết hôn. Bên cạnh đó,
nhà làm luật cũng dự liệu trƣờng hợp xác lập quan hệ hôn nhân trƣớc độ tuổi
theo luật định, Điều 3 của Luật quy định: “Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản
trở hôn nhân tự do, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi, đánh đập hoặc ngược
đãi vợ. Cấm lấy vợ lẽ.”
Sau khi hai miền Nam - Bắc thống nhất, nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà tiếp tục áp dụng Luật HN&GĐ năm 1959. Trải qua nhiều lần sửa đổi,
10
bổ sung để phù hợp với tình hình phát triển của đất nƣớc, sự hội nhập với quốc
tế, Luật HN&GĐ năm 2014 về cơ bản vẫn tiếp tục giữ các quy định về độ tuổi
kết hôn, chỉ có sự thay đổi về cách diễn đạt “từ… tuổi trở lên” thành “từ đủ…
tuổi trở lên” để tránh gây sự nhầm lẫn trong cách xác định tuổi kết hôn: “Nam
từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.” (Điểm a - khoản 1 - Điều 8);
đồng thời quy định rõ việc xác lập quan hệ hôn nhân trƣớc độ tuổi theo luật
định là hành vi bị cấm: “Cấm các hành vi sau đây: Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn,
lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.” (điểm b - khoản 2 - Điều 5 Luật HN&GĐ
2014).
Giải thích rõ hơn về khái niệm “tảo hôn”, khoản 8 - Điều 3 Luật
HN&GĐ 2014 quy định: “Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc
cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật”.
Theo quy định nêu trên, ta có thể hiểu, tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng
thuộc một trong ba trƣờng hợp sau đây: (1) Cả nam và nữ đều chƣa đủ tuổi
kết hôn theo quy định của pháp luật; (2) Nam đã đủ tuổi nhƣng nữ chƣa đủ
tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật; (3) Nữ đã đủ tuổi nhƣng nam chƣa
đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.
Thuật ngữ “tảo hôn” đƣợc sử dụng trong cả khoa học pháp lý (học
thuật) và trong thực tiễn đời sống xã hội. Thông thƣờng, “tảo hôn” đƣợc hiểu
là việc nam, nữ lấy nhau thành vợ chồng nhƣng một bên hoặc cả hai bên chƣa
đủ tuổi kết hôn theo luật định (dù đăng ký kết hôn hay không).
1.1.2. Khái niệm kết hôn cận huyết thống
Bên cạnh các điều kiện kết hôn, để bảo vệ quyền lợi của mỗi cá nhân, gia
đình, xã hội và theo quan niệm, tín ngƣỡng thực tế của mỗi quốc gia, mỗi thời
kỳ, pháp luật còn dự liệu những quy định trong việc cấm kết hôn giữa những
ngƣời có quan hệ họ hàng, thân thích, chỉ có sự khác biệt trong quy định về mức
độ, phạm vi huyết thống giữa các thế hệ kết hôn.
Tại thời Lê Sơ, Điều 319 Luật Hồng Đức quy định: “Phàm lấy cô, dì, chị,
em, kế nữ (tức con riêng của vợ), cùng thân thích, tức giá thú (hôn nhân) phi
11
loại, đều luận theo tội gian thông”; trong đó, giá thú phi loại là giá thú kết hợp
giữa hai ngƣời không đƣợc xếp vào cùng một loại (vì lý do có liên hệ thân thích).
Trong Hồng Đức thiện chính thƣ, đoạn 280 cũng ghi lại một bản án kết
luận nhƣ sau: “Trưởng ấu phải có luân thường, bậc tiền vương đã nêu ra pháp
điển, tôn ty phải có trật tự, trong sách lễ đã có minh lệnh. Đó là phép nước rõ
ràng để lưu truyền hậu thế… các bà con tôn ty không thể lấy nhau, nên nghị
tội tám chục trượng…” Trong Thiên Nam dự hạ tập có ghi một lệnh năm
Hồng Đức thứ 5 (năm 1974): “Phàm cùng họ mà kết hôn, bị tội 60 trượng, vợ
chồng phải ly dị”8.
Có thể thấy, pháp luật nhà Lê đã có những quy định nghiêm khắc về cấm
kết hôn với phạm vi rất rộng, bao trùm lên tất cả những ngƣời cùng họ, có quan
hệ thân thích, kể cả là hàng trên, hàng dƣới hay ngang hàng.
Trong thời nhà Nguyễn, Điều 100 Luật Gia Long quy định về hôn nhân
giữa những ngƣời cùng họ (đồng tính) nhƣ sau: “Phàm là những người đồng
tính lấy nhau thì bị tội 60 trượng và phải ly dị, tuy nhiêu, nếu cùng họ nhưng
không cùng phả hệ thì không áp dụng luật này”. Điều 101 quy định về hôn nhân
giữa ngƣời trong họ bậc trên và bậc dƣới (tôn ti): “Phàm người họ ngoại còn có
tang lấy nhau; hay là lấy chị em gái cùng mẹ khác cha; chồng sau với con gái
chồng trước; mà lấy nhau, đều lấy luật về bà con thông gian mà xử tội (tội
thông gian chịu tù 03 năm); những người có họ ngoại, bậc trên hay bậc dưới,
đều không được lấy nhau, hễ trái luật thì phải tội 100 trượng; chị em gái con
cô, con cậu, đôi con dì, lấy nhau thì phải tội 80 trượng và ly dị; con gái con trai
chồng trước với chồng sau lấy lẫn nhau thì theo luật anh em chị em gái cùng
mẹ khác cha lấy lẫn nhau mà xử tội 03 năm và bắt ly dị”9.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, ba bộ Dân luật ở miền Bắc, miền Trung, miền
Nam đều có những quy định tiến bộ về cấm kết hôn giữa những ngƣời có quan
hệ họ hàng, thân thích. Điều 74 Bộ Dân luật Bắc kỳ quy định: “Phàm những
8
9
Vũ Văn Mẫu, tlđd chú thích 4, tr.23, 24;
Vũ Văn Mẫu, tlđd chú thích 4, tr.25,26;
12
người thân thuộc hay thích thuộc về trực hệ, vào bậc nào cũng vậy, bất cứ là
con chính, con hoang hay con nuôi, cấm không được kết hôn với nhau. Về hàng
hệ thì những người sau này cũng không được kết hôn với nhau: (1) Anh chị em
đồng phụ, đồng mẫu hay không cũng thế, hoặc lấy lẫn nhau hoặc lấy anh chị
em nuôi; (2) Chị dâu, em dâu với em chồng, anh chồng; (3) Chú, bác, cậu với
cháu gái; cô, dì với cháu trai; (4) Bác gái hay thím với cháu chồng; (5) Anh em
với chị em con chú, con bác, con cậu, con cô, con dì cả hai bên nội ngoại; anh
em, chị em cháu chú, cháu bác, cháu cô về bên nội; (6) Anh em họ với chị em
họ đồng tông.” Khoản 3 - Điều 84 quy định trƣờng hợp giá thú vô hiệu: “Khi
hai người lấy nhau là thân thuộc, thích thuộc vào bậc mà trong luật đã cấm
không được giá thú. ”
Trong thời kỳ đất nƣớc bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc, cả hai
chính quyền đều có những tiến bộ nhất định trong pháp luật về hôn nhân - gia
đình về vấn đề này.
Ở miền Nam Việt Nam, Luật Gia đình số 1/59 của chính quyền Việt Nam
Cộng Hòa quy định tại Điều thứ 10 nhƣ sau: “Những người bà con trực hệ do
huyết tộc hay do hôn nhân bất cứ chánh thức hay ngoại hôn hay vì lập con nuôi
mà ra, vào bậc nào cũng vậy, đều cấm không được kết hôn với nhau.
Về bàng hệ, những người sau này cũng không được kết hôn với nhau: (1)
Anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha, anh chị em
nuôi hoặc lấy lẫn nhau, hoặc lấy anh chị em nuôi của mình; (2) Chúc, bác, cậu
với cháu gái do huyết tộc hay do hôn nhân; cô, dì với cháu trai do huyết tộc hay
do hôn nhân; ông chú, ông bác, ông cậu với cháu gái do huyết tộc hay do hôn
nhân; bà cô, bà dì với cháu trai do huyết tộc hay do hôn nhân; (3) Bác gái, thím
hay mợ với cháu chồng, dượng với cháu vợ; bà bác, bà thím, bà mợ với cháu
chồng; ông dượng với cháu vợ; (4) Anh em với chị em con chú, con bác, con
cậu, con cô, con dì, cả hai bên nội ngoại; anh chị em, cháu chú, cháu bác, cháu
cậu, cháu cô, cháu dì về bên nội cũng như bên ngoại; (5) Chị dâu, em dâu với
anh chồng, em chồng; anh rể, em rể với chị vợ, em vợ.”
13
Ở Miền Bắc, Điều 9 Luật HN&GĐ năm 1959 của nƣớc Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa quy định: “Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về
trực hệ; giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Cấm kết hôn giữa anh chị em ruột, anh
chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Đối với những người khác có
họ trong phạm vi năm đời hoặc có quan hệ thích thuộc về trực hệ thì việc kết
hôn sẽ giải quyết theo phong tục tập quán.”
Mặc dù hai bộ luật về HN&GĐ của hai chính quyền có cách cách diễn
đạt khác nhau nhƣng đều quy định các trƣờng hợp cấm kết hôn với phạm vi
rộng hơn so với quy định pháp luật trong thời kỳ Pháp thuộc. Các yếu tố truyền
thống, phong tục tập quán vẫn chi phối phần nào ý chí của nhà làm luật, việc
cấm kết hôn không chỉ xem xét trên mối liên hệ về huyết thống mà còn cả về lý
do đạo đức (cấm kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, con đẻ với con
nuôi…). Tuy vậy, Luật HN&GĐ năm 1959 của nhà nƣớc VNDCCH không cấm
hoàn toàn việc kết hôn giữa những ngƣời có họ trong phạm vi năm đời mà để
ngỏ theo tập quán pháp của mỗi địa phƣơng.
Sau khi nƣớc Việt Nam hoàn toàn thống nhất, Luật HN&GĐ đã trải qua
nhiều lần sửa đổi quy định về cấm kết hôn giữa ngƣời có quan hệ huyết thống
trực hệ, thân thuộc để đảm bảo kế thừa và phát huy các truyền thống tốt đẹp của
đất nƣớc, tiếp thu những điểm tiến bộ của pháp luật quốc tế. Trong Luật
HN&GĐ năm 2014, điểm d - Khoản 2, Điều 5 quy định: “Cấm các hành vi sau
đây: Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu
về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi
với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với
con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng
của chồng.” Quy định này đã thu hẹp phạm vi cấm kết hôn giữa những ngƣời
họ hàng từ phạm vi năm đời xuống chỉ trong phạm vi ba đời; đây là một điểm
thay đổi phù hợp với các nghiên cứu khoa học quốc tế đã chỉ ra rằng tỷ lệ con
sinh ra mắc các bệnh về di truyền do kết hợp gen lặn của cha mẹ là những ngƣời
14
có họ trong phạm vi đời thứ tƣ trở đi gần nhƣ bằng với tỷ lệ của các cặp vợ
chồng bình thƣờng khác10.
Để làm rõ hơn về kết hôn cận huyết thống thuộc trƣờng hợp bị cấm theo
quy định của pháp luật, khoản 17, 18 - Điều 3 Luật HN&GĐ giải thích: Những
ngƣời cùng dòng máu về trực hệ là những ngƣời có quan hệ huyết thống, trong
đó, ngƣời này sinh ra ngƣời kia kế tiếp nhau; những ngƣời có họ trong phạm vi
ba đời là những ngƣời cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh,
chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh,
chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba. Kết hôn cận
huyết thống là hình thức hôn nhân nội tộc, ngƣời vợ và ngƣời chồng nằm trong
cùng một nhóm thân tộc, họ hàng có cùng mối quan hệ huyết thống với nhau
theo dòng họ cha, mẹ hoặc có cùng dòng máu trực hệ.
Nhƣ vậy, có thể hiểu kết hôn cận huyết thống là việc hai bên nam, nữ có
quan hệ họ hàng, thân thích thuộc phạm vi Luật HN&GĐ quy định cấm kết hôn
nhƣng họ vẫn kết hôn hoặc chung sống nhƣ vợ chồng với nhau.
1.2. Nguyên nhân dẫn đến tảo hôn, kết hôn cận huyết thống
Tảo hôn, kết hôn cận huyết thống là một tập tục lạc hậu tồn tại lâu đời
trên thế giới nói chung, và Việt Nam nói riêng. Hiện nay cùng với sự phát triển
của nền kinh tế, đời sống văn hóa xã hội, tình trạng này đã phần nào đƣợc ngăn
chặn, tuy nhiên ở một bộ phận dân cƣ, việc tảo hôn, kết hôn cận huyết thống
vẫn tồn tại và ngày càng có xu hƣớng gia tăng do những nguyên nhân sau:
1.2.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, do ảnh hưởng của phong tục, tập quán.
Tảo hôn và kết hôn cận huyết thống là tình trạng diễn ra từ lâu đời, từ thế
hệ này qua thế hệ khác, đƣợc nhiều cộng đồng dân cƣ duy trì. Trong xã hội Việt
Nam, đặc biệt là trong thời kỳ phong kiến, kết hôn là một vấn đề hệ trọng không
10
Denise Grady (2002), “No Genetic Reason to Discourage Cousin Marriage, Study Finds” tại địa chỉ
/>truy cập ngày 05/8/2018;
15
chỉ đối với cặp vợ chồng mà còn đối với cả gia đình, dòng tộc. Việc hôn nhân
hầu hết đều xuất phát từ ý chí của cha mẹ, thân tộc, vì lợi ích chung của dòng
họ.
Tƣ tƣởng này phần nào đƣợc thể hiện và cụ thể hóa trong các quy phạm
pháp luật của thời kỳ phong kiến. Điều 94 Luật Gia Long quy định: “Trong việc
hôn nhân của con trai và con gái, người chủ hôn bao giờ cũng là ông bà, cha
mẹ. Nếu không có ông bà, cha mẹ, người thân thuộc khác đứng chủ hôn. Nếu
chồng chết, mẹ đã tái giá và đem con gái mình ở với chồng sau, việc hôn nhân
của con gái sẽ do người mẹ đứng chủ hôn.” Giải thích rõ hơn cho quy định này
Luật Gia Long phân tích: “Mỗi khi trai gái kết hôn, thế nào cũng cần có một
người điều khiển và định đoạt mọi việc đứng ra làm chủ hôn… là những bậc tôn
trưởng rất được tôn trọng, các bậc ấy có uy quyền để điều khiển và định đoạt
với tư cách chủ hôn và các người ty ấn không thể nào trái lệnh”.11
Đứng trên góc độ của gia tộc, việc kết hôn không chỉ là sự gắn kết giữa
ngƣời nam và ngƣời nữ mà còn nhằm duy trì, phát triển nòi giống, tăng mối
quan hệ gắn kết giữa hai gia đình.
ên cạnh đó, cũng có quan niệm cho rằng
việc kết hôn giữa anh em họ có thể giúp cuộc hôn nhân trở nên bền vững hơn,
làm gắn bó hơn mối quan hệ trong dòng tộc, tiếp tục duy trì khối tài sản của
dòng tộc mà không bị phân tán ra nhiều chi thứ khác khi truyền từ thế hệ này
qua thế hệ khác.
Thứ hai, do quy định của pháp luật về xử lý đối với các hành vi tảo hôn
và kết hôn cận huyết thống còn chưa nghiêm khắc, chưa đảm bảo tính răn đe,
phòng ngừa.
Nhƣ vậy, hành vi tảo hôn có thể bị xử phạt hành chính đến 3.000.000
đồng hoặc bị xử lý hình sự đến 03 năm tù nếu tiếp tục vi phạm cƣỡng ép kết
hôn; hành vi tổ chức tảo hôn có thể bị xử phạt hành chính đến 1.000.000 đồng,
nếu tiếp tục vi phạm có thể bị xử lý hình sự cải tạo không giam giữ đến 02 năm;
11
Vũ Văn Mẫu, tlđd chú thích 4, tr.20;
16
hành vi vi phạm về kết hôn cận huyết thống có thể bị xử phạt hành chính đến
30.000.000 đồng hoặc bị xử lý hình sự đến 05 năm tù. Nhìn chung, mức xử phạt
đối với hành vi tảo hôn khá thấp, chỉ từ 500.000 đến 1.000.000 đồng, luật chỉ dự
liệu khung tăng nặng đối với những trƣờng hợp tiếp tục duy trì quan hệ vợ
chồng trái pháp luật. Nhà làm luật chủ yếu dự liệu mức phạt mang tính răn đe
cao đối với các trƣờng hợp vi phạm kết hôn với ngƣời có cùng dòng máu về
trực hệ, tội loạn luân.
Ngoài những nguyên nhân trên, còn một số nguyên nhân khách quan
khác tác động đến tảo hôn và kết hôn cận huyết thống.
Cho đến trƣớc thế kỷ 19, các gia đình, dòng tộc ít có sự biến động lớn về
địa bàn cƣ trú, nhiều trƣờng hợp vẫn ở tại một địa phƣơng hàng thế kỷ và những
ngƣời đàn ông trong các gia đình đó chỉ rời nhà trong phạm vi không quá 5 dặm
- khoảng cách họ có thể đi bộ từ nhà đến nơi làm việc trong ngày12. Có thể thấy,
ở những cộng đồng dân cƣ nhỏ, biệt lập, vùng sâu, vùng xa thƣờng có tỷ lệ tảo
hôn và kết hôn cận huyết thống cao hơn so với vùng thành thị, nơi có tần suất
dân số lƣu động cao hơn.
Sự khác biệt về vị trí địa lý, giữa vùng nông thôn và thành thị đã tạo ra
những khác biệt lớn về điều kiện kinh tế, trình độ dân trí giữa ngƣời dân, phần
nào tác động đến tảo hôn và kết hôn cận huyết thống.
Patrick Bateson, nhà Sinh vật học, Giáo sƣ chuyên ngành tập tính học tại
trƣờng Đại học Cambridge nghiên cứu và chỉ ra rằng, khi những đứa trẻ cùng
lớn lên với nhau, chúng sẽ không còn hấp dẫn giới tính với nhau nữa; đồng thời,
chúng lại tiếp tục tìm kiếm những ngƣời bạn đời tƣơng tự - những ngƣời không
phải anh chị em nhƣng lại tƣơng tự nhƣ anh chị em của mình. Ngƣợc lại, nếu
những ngƣời anh em, họ hàng này gặp gỡ nhau khi đã trƣởng thành, rất có khả
12
Richard Conniff (2003), “Go ahead, kiss your cousin”, tlđd 12;
17
năng hai bên sẽ bị hấp dẫn, nảy sinh tình cảm. Hiện tƣợng này đƣợc gọi là “giao
phối chọn lựa”13.
1.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, xuất phát từ những khó khăn về kinh tế dẫn đến tảo hôn và kết
hôn cận huyết thống. Không phải là điều khó hiểu khi mà tình trạng tảo hôn và
kết hôn cận huyết thống chủ yếu xảy ra tại các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc
thiểu số, nơi có hoàn cảnh khó khăn. Thống kê trên thế giới, hơn một nửa số trẻ
em gái trong các gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn ở các nƣớc đang phát
triển kết hôn từ dƣới 18 tuổi14.
Ở Việt Nam, khoảng 11% trẻ em gái kết hôn trƣớc khi đủ 18 tuổi, trong
đó vùng dân tộc thiểu số, những vùng đặc biệt khó khăn chiếm tỷ lệ cao hơn cả.
Trong năm 2014, tổng số ngƣời kết hôn ở dân tộc La Hủ là 182 cặp, tảo hôn có
đến 83 cặp, chiếm 45,6%; ở dân tộc La Ha có 127 cặp kết hôn, tảo hôn chiếm
67 cặp, chiếm 52,8%; ở dân tộc Lự có 64 cặp kết hôn, tảo hôn chiếm 31 cặp,
chiếm 48,4%15,16 . Tỷ lệ kết hôn cận huyết thống ở các dân tộc thiểu số trung
bình khoảng 6,1%, trong đó có những dân tộc trên 20% nhƣ: dân tộc Mạ
(44,1%), M’nông (40,2%); dân tộc Mảng (43,6%). Đây đều là những dân tộc
thiểu số đặc biệt ít ngƣời, cƣ trú chủ yếu ở những vùng miền núi đặc biệt khó
khăn nhƣ tỉnh Lai Châu, tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đồng Nai…17.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến nhiều cha mẹ lựa chọn cho con mình,
đặc biệt là những bé gái kết hôn nhằm giảm thiểu chi phí sinh hoạt, “bán” con
để duy trì sinh kế gia đình. Tại nhiều nơi, kết hôn thậm chí còn đƣợc coi là một
cách để đƣa các bé gái và bản thân gia đình đó thoát khỏi cảnh nghèo khổ.
13
Richard
Conniff
(2003),
“Go
ahead,
kiss
your
cousin”,
tại
địa
chỉ
truy cập ngày 05/8/2018;
14
Girls not brides, “Why does child marriage happen” tại địa chỉ: truy cập ngày 05/8/2018;
15
Ủy ban Dân tộc (2016), Kết quả điều tra thực trạng KT-XH 53 dân tộc thiểu số năm 2015 tại địa chỉ
/>truy
cập
ngày
05/8/2018;
16
Girls not
rides, “Child marriage around the world - Vietnam” tại địa chỉ:
truy cập ngày: 05/8/2018;
17
Ủy ban Dân tộc (2016), tlđd 15;