Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Tội giết người trong bộ luật hình sự năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.33 MB, 95 trang )

y
o

c u -tr a c k

.c

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN MẠNH HÀ

TéI GIÕT NG¦êI
TRONG Bé LUËT H×NH Sù N¡M 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018

.d o

m

o

w

w



w

.d o

C

lic

k

to

bu

y
bu
to
k
lic
C

w

w

w

N


O
W

!

h a n g e Vi
e

N

PD

!

XC

er

O
W

F-

w

m

h a n g e Vi
e


w

PD

XC

er

F-

c u -tr a c k

.c


y
o

c u -tr a c k

.c

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN MẠNH HÀ


TéI GIÕT NG¦êI
TRONG Bé LUËT H×NH Sù N¡M 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số

: 8 38 01 04

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Hương

HÀ NỘI - 2018

.d o

m

o

w

w

w

.d o

C


lic

k

to

bu

y
bu
to
k
lic
C

w

w

w

N

O
W

!

h a n g e Vi
e


N

PD

!

XC

er

O
W

F-

w

m

h a n g e Vi
e

w

PD

XC

er


F-

c u -tr a c k

.c


y
o

c u -tr a c k

.c

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích
dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Mạnh Hà

.d o

m


o

w

w

w

.d o

C

lic

k

to

bu

y
bu
to
k
lic
C

w

w


w

N

O
W

!

h a n g e Vi
e

N

PD

!

XC

er

O
W

F-

w


m

h a n g e Vi
e

w

PD

XC

er

F-

c u -tr a c k

.c


y
o

c u -tr a c k

.c

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU


1

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI

6

1.1. Khái niệm

6

1.2. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội giết người

8

Tội giết người trong Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới

14

1.3

Chương 2: TỘI GIẾT NGƯỜI THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM NĂM 2015

23

2.1. Dấu hiệu pháp lý của tội giết người

23


2.2. Trách nhiệm hình sự của tội giết người

32

2.3. Phân biệt tội giết người với một số tội khác trong Bộ luật hình sự

50

Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
THI HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI

3.1. Thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự về tội giết người

56
56

3.2. Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự về tội
giết người

66

3.3. Một số biện pháp bảo đảm thi hành Bộ luật hình sự 2015 về tội giết
người

70

KẾT LUẬN

75


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

.d o

m

o

w

w

w

.d o

C

lic

k

to

bu

y
bu
to
k

lic
C

w

w

w

N

O
W

!

h a n g e Vi
e

N

PD

!

XC

er

O

W

F-

w

m

h a n g e Vi
e

w

PD

XC

er

F-

c u -tr a c k

.c


y
o

c u -tr a c k


.c

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

: Bộ luật hình sự

CTTP

: Cấu thành tội phạm

TAND

: Tòa án nhân dân

TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
TNHS

: Trách nhiệm hình sự

.d o

m

o

w


w

w

.d o

C

lic

k

to

bu

y
bu
to
k
lic
C

w

w

w

N


O
W

!

h a n g e Vi
e

N

PD

!

XC

er

O
W

F-

w

m

h a n g e Vi
e


w

PD

XC

er

F-

c u -tr a c k

.c


y
o

c u -tr a c k

.c

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang


bảng
3.1

Số vụ và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội giết người trong 5 năm
(2013-2017)

3.2

Tội giết người và tội phạm nói chung bị xét xử sơ thẩm trong
05 năm (2013 - 2017)

3.3

62

Hình phạt áp dụng đối với bị cáo phạm tội giết người trong
05 năm (2013 - 2017) trên địa bàn tỉnh Điện Biên

3.7

59

Số vụ và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội giết người trên địa
bàn tỉnh Điện Biên trong 05 năm (2013 - 2017)

3.6

59


Hình phạt bổ sung áp dụng đối với người phạm tội giết người
trong 5 năm (2013 - 2017)

3.5

58

Hình phạt chính áp dụng đối với người phạm tội giết người trong
05 năm (2013 - 2017)

3.4

57

63

Số vụ, số bị cáo phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự con người và số vụ, số bị cáo phạm tội
giết người bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên
trong 05 năm (2013-2017)

64

.d o

m

o

w


w

w

.d o

C

lic

k

to

bu

y
bu
to
k
lic
C

w

w

w


N

O
W

!

h a n g e Vi
e

N

PD

!

XC

er

O
W

F-

w

m

h a n g e Vi

e

w

PD

XC

er

F-

c u -tr a c k

.c


h a n g e Vi
e

w

N
y
bu
k

to

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người là tế bào của xã hội. Các quyền con người về tính mạng, sức
khoẻ, nhân phẩm, danh dự luôn được pháp luật nói chung, luật hình sự nói riêng
quy định và bảo vệ. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội coi con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ
thể của sự phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người luôn là nhiệm vụ hàng
đầu của nhà nước và xã hội. Một trong những quyền cơ bản của con người là quyền
sống. Đây là quyền thiêng liêng của con người luôn được pháp luật quốc tế và các
quốc gia bảo vệ. Mọi hành vi tước đoạt trái phép tính mạng của người khác đều bị
pháp luật trừng trị nghiêm khắc. Điều 19 Hiến pháp Việt Nam được Quốc hội thông
qua ngày 28/11/2013 quy định "Mọi người đều có quyền sống, tính mạng của con
người được bảo hộ, không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật". Coi trọng và
bảo vệ tính mạng của con người, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,
chính sách và biện pháp phòng chống các hành vi xâm phạm đến tính mạng con
người. Tính mạng con người là một trong những khách thể quan trọng được Bộ luật
hình sự (BLHS) Việt Nam bảo vệ. Tội danh và hình phạt của tội giết người được
quy định tại Điều 123 BLHS năm 2015.
Xuất phát từ việc bảo vệ con người và tính nguy hiểm cho xã hội của tội
giết người, pháp luật hình sự Việt Nam đã quy định rất sớm về loại tội này với
những hình phạt rất nghiêm khắc. Thực tiễn xét xử ở nước ta những năm qua cho
thấy nhiều vụ án phạm tội giết người được Tòa án đưa ra xét xử và người phạm tội
phải chịu những hình phạt nghiêm khắc. Song tình hình tội phạm giết người vẫn có
những diễn biến phức tạp, với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội ngày càng
cao, ngày càng xuất hiện nhiều các vụ án có tính chất hành vi phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng với phương thức, thủ đoạn thực hiện dã man, tàn ác. Hậu quả mà tội
phạm này gây ra cho xã hội rất nghiêm trọng với nhiều cái chết thương tâm, gây ra
sự bất bình phẫn nộ trong quần chúng nhân dân và để lại hậu quả to lớn cho nhiều
gia đình và toàn xã hội.

.d o


m

w

o

m

o

.c

lic

1

lic
C
c u -tr a c k

w

w

.d o

w

w


w

C

k

to

bu

y

N

O
W

!

XC

er

O
W

F-

w


PD

h a n g e Vi
e

!

XC

er

PD

F-

c u -tr a c k

.c


h a n g e Vi
e

w

N
y
bu
k


to

Bên cạnh việc xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành vi phạm tội, thực
tiễn xét xử tội giết người cho thấy có không ít khó khăn của các Tòa án trong việc
xử lý đối với tội phạm này như việc định tội danh, nhận thức và áp dụng các tình
tiết định khung hình phạt tăng nặng, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm
hình sự (TNHS) trong những trường hợp phạm tội cụ thể. Vì vậy, việc nghiên cứu
làm rõ các dấu hiệu pháp lý của tội giết người; nghiên cứu thực tiễn xét xử tội phạm
này trong những năm gần đây, phân tích rõ những hạn chế, vướng mắc đồng thời
đưa ra các giải pháp khắc phục phù hợp là việc làm cần thiết để nâng cao hiệu quả
đấu tranh chống tội phạm này ở Việt Nam hiện nay. Đó cũng chính là lý do học
viên chọn nghiên cứu đề tài "Tội giết người trong Bộ luật hình sự năm 2015" làm
đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tội giết người là loại tội phạm có tính nguy hiểm cao, xảy ra khá nhiều ở
tất cả các tỉnh, thành, vùng miền trên phạm vi cả nước. Vì vậy, tội phạm này được
nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Những công trình
nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như:
- Các giáo trình đại học như: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Trường
Đại học Luật Hà Nội (GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên) Tập II, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội, năm 2012; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Trường Đại
học Luật Hà Nội (GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên) Tập II, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội, năm 2013; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Phần các tội phạm
(Quyển 1) của Trường Đại học Luật Hà Nội (GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên),
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2018. Bên cạnh Giáo trình Luật hình sự Việt
Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội thì giáo trình luật hình sự của nhiều cơ sở
đào tạo luật khác như Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Khoa Luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội, Học viện Cảnh sát nhân dân, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội...
cũng đề cập, nghiên cứu về tội phạm này. Tuy nhiên, các giáo trình chỉ đề cập, phân

tích ở mức độ khái quát với những nội dung cơ bản nhất về tội giết người.
- Sách chuyên khảo: Trần Văn Luyện (2000), Các tội xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;

.d o

m

w

o

m

o

.c

lic

2

lic
C
c u -tr a c k

w

w


.d o

w

w

w

C

k

to

bu

y

N

O
W

!

XC

er

O

W

F-

w

PD

h a n g e Vi
e

!

XC

er

PD

F-

c u -tr a c k

.c


h a n g e Vi
e

c u -tr a c k


w

N
y
bu
lic

Đinh Văn Quế (2002), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - Phần các tội phạm,
Nxb Thành phố Hồ Chí Minh; Đỗ Đức Hồng Hà (2008), Tội giết người và đấu
tranh phòng chống tội phạm giết người ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Tư pháp, Hà
Nội… Tương tự các giáo trình, các sách chuyên khảo nêu trên cũng trình bầy, phân
tích ở mức độ khái quát với những nội dung cơ bản nhất về tội giết người.
- Luận văn, luận án: Đỗ Đức Hồng Hà (2007), tội giết người trong Bộ luật
hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng chống loại tội phạm này, Luận án tiến sĩ Luật
học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Boun Thasy Sivilai (2014), Tội giết người - so
sánh giữa Bộ luật hình sự Lào và Bộ luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật
học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Phạm Thị Tuyết Hạnh (2012), Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về tội giết người trong Luật Hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ
Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội... Các công trình nghiên cứu này nghiên cứu
tội giết người dưới góc độ tội phạm học, so sánh luật, các vấn đề lý luận, thực tiễn
về tội giết người trên cơ sở quy định của BLHS năm 1999.
- Các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành luật: "Chủ thể của tội giết
người: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", của Trần Đại Thắng, Tạp chí Tòa án
nhân dân (TAND), số 23/2004; "Tội giết người và một số vướng mắc qua thực tiễn
xét xử loại tội phạm này", của Lê Hồng Quang, Tạp chí TAND, số 5/2009; "Một số
vấn đề cần chú ý khi áp dụng tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh", của Trần Minh Hưởng và Chu Thị Tú, Tạp chí Kiểm sát, số 6/2010; "Thực
tiễn định tội trong vụ án giết người có nhiều người thực hiện tội phạm", của Lê Đức
Xuân, Tạp chí Kiểm sát, số 23/2014... Các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành

luật đề cập nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của tội giết người nhưng chưa
tập trung nghiên cứu sâu về các dấu hiệu pháp lý của tội này.
Những công trình khoa học nêu trên đều là nguồn tài liệu có ý nghĩa quan
trọng khi nghiên cứu những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội giết
người, song hầu hết đều tập trung nghiên cứu quy định của BLHS năm 1999 và các
BLHS trước đây. Các công trình nghiên cứu đã công bố chưa tập trung nghiên cứu
sâu, toàn diện và có hệ thống về tội giết người theo quy định của năm 2015; đánh

.d o

m

w

o

3

k

to
.c

C

m

o

.d o


w

w

w

w

w

C

lic

k

to

bu

y

N

O
W

!


XC

er

O
W

F-

w

PD

h a n g e Vi
e

!

XC

er

PD

F-

c u -tr a c k

.c



h a n g e Vi
e

w

N
y
bu
k

to

giá những hạn chế, vướng mắc để đưa ra các giải pháp bảo đảm thi hành BLHS năm
2015 và đấu tranh có hiệu quả phòng chống tội giết ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là quy định của BLHS năm 2015 về tội
giết người và thực tiễn áp dụng BLHS xử lý tội giết người ở Việt Nam và tỉnh Điện
Biên trong những năm gần đây.
Về phạm vi nghiên cứu, Luận văn nghiên cứu tội giết người trong BLHS năm
2015 dưới góc độ luật hình sự; đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của BLHS về tội
giết người trong 5 năm (2013 - 2017) trên địa bàn cả nước và trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích làm rõ những vấn đề lý luận
về tội giết người; đánh giá thực tiễn áp dụng BLHS xử lý tội giết người qua đó đề
xuất những giải pháp hoàn thiện quy định của BLHS, nâng cao hiệu quả đấu tranh
chống tội phạm giết người trong thời gian tới.
Để đạt được mục đích nêu trên, tác giả luận văn đặt ra cho mình các
nhiệm vụ sau:
- Phân tích khái niệm tội giết người;

- Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội giết người;
- Nghiên cứu so sánh các quy định pháp luật hình sự Việt Nam và một số
nước trên thế giới về tội giết người;
- Phân tích dấu hiệu pháp lý, biện pháp xử lý và hình phạt áp dụng đối với
tội giết theo quy định của BLHS Việt Nam;
- Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội giết người theo
quy định của BLHS năm 1999 cũng như BLHS năm 2015;
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng
các quy định của BLHS năm 2015 trong đấu tranh phòng, chống tội giết người ở
Việt Nam và ở tỉnh Điện Biên hiện nay.
5. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng để thực hiện luận văn
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, định hướng của Đảng và chính sách hình sự

.d o

m

w

o

m

o

.c

lic


4

lic
C
c u -tr a c k

w

w

.d o

w

w

w

C

k

to

bu

y

N


O
W

!

XC

er

O
W

F-

w

PD

h a n g e Vi
e

!

XC

er

PD

F-


c u -tr a c k

.c


h a n g e Vi
e

w

N
y
bu
k

to

của Nhà nước về việc xử lý các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm của con người nói chung và tội giết người nói riêng.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học xã hội
như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, thống
kê... để làm rõ các quan điểm, nhận định đánh giá đưa ra trong luận văn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Điểm mới của luận văn thể hiện ở một số nội dung sau:
- Làm rõ khái niệm và quá trình hình thành, phát triển các quy phạm pháp
luật Việt Nam về tội giết người.
- Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến tội giết
người trên phạm vi cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh Điện Biên, từ đó chỉ ra
những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về

tội phạm này.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định của BLHS về tội giết người
nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của BLHS về tội giết người ở Việt Nam
hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về tội giết người.
Chương 2: Tội giết người theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam
năm 2015.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số biện pháp đảm bảo thi hành quy
định của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội giết người.

.d o

m

w

o

m

o

.c

lic

5


lic
C
c u -tr a c k

w

w

.d o

w

w

w

C

k

to

bu

y

N

O

W

!

XC

er

O
W

F-

w

PD

h a n g e Vi
e

!

XC

er

PD

F-


c u -tr a c k

.c


h a n g e Vi
e

w

N
y
bu
k

to

Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm tội giết người
Tội giết người là loại tội phạm có tính nguy hiểm cao, được quy định từ rất
sớm trong luật hình sự Việt Nam. Trong các BLHS Việt Nam năm 1985, BLHS
năm 1999 và BLHS năm 2015 đều quy định về tội giết người với những hình phạt
rất nghiêm khắc. Tuy nhiên, các BLHS nói trên, tội giết người đều được quy định
rất ngắn gọn theo kiểu "gọi tên tội phạm", "nhắc lại tội danh" mà không đưa ra khái
niệm, không mô tả các dấu hiệu pháp lý của tội giết người.
Thực tiễn xử lý tội phạm giết người cho thấy tội phạm này có những biểu
hiện rất đa dạng với những công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn phạm tội
rất khác nhau. Điều này đòi hỏi phải có định nghĩa về tội giết người để việc nhận

thức và áp dụng luật được thống nhất, tránh xử lý tùy tiện dẫn đến làm oan hoặc bỏ
lọt tội phạm.
Trong khoa học Luật hình sự từ trước đến nay có nhiều quan điểm khác
nhau về khái niệm (định nghĩa) tội giết người. Cụ thể:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng: Trong tiếng Việt, chữ "giết" đã bao hàm cả
sự cố ý. Vì vậy, tội giết người được hiểu là "... hành vi cố ý tước đoạt một cách trái
pháp luật sinh mạng của người khác"1. Những trường hợp làm chết người khác
không có sự cố ý thì không dùng chữ "giết", không được coi là tội giết người. Quan
điểm này chưa nêu đầy đủ các dấu hiệu của tội giết người như dấu hiệu chủ thể,
năng lực TNHS cũng như độ tuổi của chủ thể của tội giết người.
- Quan điểm thứ hai cho rằng: "Tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính
mạng của người khác một cách trái pháp luật"2. Như vậy, tội giết người được hiểu
rất đơn giản, đó là hành vi "tước đoạt tính mạng của người khác", hành vi tước đoạt
ở đây là trái pháp luật và được thực hiện với lỗi cố ý. Quan điểm này tương tự như
1. Xem: Công văn số 452-HS2 ngày 10/8/1970 của TANDTC, bản chuyên đề tổng kết thực tiễn xét xử loại
tội giết người, trong cuốn Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội 1975, tr.327.
2. Võ Khánh Vinh, (2015) Giáo trình luật hình sự Việt Nam, phần các tội phạm, Nxb Công an nhân dân, tr. 49.

.d o

m

w

o

m

o


.c

lic

6

lic
C
c u -tr a c k

w

w

.d o

w

w

w

C

k

to

bu


y

N

O
W

!

XC

er

O
W

F-

w

PD

h a n g e Vi
e

!

XC

er


PD

F-

c u -tr a c k

.c


h a n g e Vi
e

c u -tr a c k

w

N
y
bu
lic

quan điểm thứ nhất, chưa nêu đầy đủ các dấu hiệu của tội giết người như dấu hiệu
chủ thể, năng lực TNHS cũng như độ tuổi của chủ thể của tội giết người.
- Quan điểm thứ ba cho rằng: "Tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt trái
pháp luật tính mạng người khác"3. Quan điểm này tương tự như quan điểm thứ nhất
và quan điểm thứ hai, chưa nêu đầy đủ các dấu hiệu của tội giết người như dấu hiệu
chủ thể, năng lực TNHS cũng như độ tuổi của chủ thể của tội giết người.
- Quan điểm thứ tư cho rằng: "Tội giết người là hành vi trái pháp luật của
người đủ năng lực trách nhiệm hình sự cố ý tước bỏ quyền sống của người khác"4.

So với các quan điểm trên, định nghĩa này đã có sự hoàn thiện hơn khi đề cập đến
dấu hiệu năng lực TNHS. Tuy nhiên, quan điểm này cũng chưa phản ánh được dấu
hiệu về độ tuổi chịu TNHS của người phạm tội.
- Quan điểm thứ năm cho rằng: "Tội giết người là hành vi cố ý gây ra cái
chết cho người khác một cách trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm
hình sự và đạt độ tuổi luật định thực hiện"5. Quan điểm này tương tự như các quan
điểm nêu trên song có đưa ra các dấu hiệu đòi hỏi đối với chủ thể của tội giết người
là năng lực TNHS và độ tuổi của người phạm tội.
Mặc dù có sự khác nhau nhưng nhìn chung các quan điểm này đều thống
nhất với nhau về một số nội dung, cụ thể: i) tội giết người là hành vi tước đoạt tính
mạng của người khác; ii) việc tước đoạt tính mạng người khác là trái pháp luật; iii)
tội giết người được thực hiện với lỗi cố ý. Đây là những dấu hiệu cơ bản để nhận
diện, xây dựng định nghĩa về tội giết người. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên,
hành vi bị coi là tội phạm được phân biệt với những hành vi không phải là tội phạm
qua 4 dấu hiệu đó là: tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật hình
sự và tính phải chịu hình phạt. Những định nghĩa về tội giết người theo các quan
điểm nêu trên có sự khác nhau song đều khái quát được những dấu hiệu pháp lý cơ
bản của tội giết người về tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật
hình sự của hành vi cũng như dấu hiệu đòi hỏi đối với chủ thể của tội phạm.
3. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập 1, tr. 376.
4. Trần Văn Luyện, Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr. 67.
5. Đỗ Đức Hồng Hà (2006), Tội giết người trong Bộ luật hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng chống loại tội
phạm này, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr. 38.

.d o

m

w


o

7

k

to
.c

C

m

o

.d o

w

w

w

w

w

C


lic

k

to

bu

y

N

O
W

!

XC

er

O
W

F-

w

PD


h a n g e Vi
e

!

XC

er

PD

F-

c u -tr a c k

.c


h a n g e Vi
e

w

N
y
bu
k

to


Trên cơ sở phân tích các quan điểm khác nhau, dựa trên quy định về khái niệm
tội phạm tại Điều 8 BLHS, chúng tôi cho rằng về khái niệm, tội giết người cần được
hiểu là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện.
1.1.2. Đặc điểm của tội giết người
Từ định nghĩa khái niệm tội giết người nêu trên, chúng ta có thể thấy tội
giết người có các đặc điểm sau:
- Tội giết người là hành vi có tính nguy hiểm cao, xâm phạm quyền sống quyền được tôn trọng, bảo vệ về tính mạng của người khác. Đây là một trong những
quyền cơ bản, quan trọng nhất của con người được pháp luật bảo vệ. Mọi trường
hợp cố ý tước đoạt quyền sống của người khác không được pháp luật cho phép đều
là trái pháp luật và có thể bị coi là phạm tội giết người.
- Hành vi khách quan của tội giết người là hành vi tước đoạt trái pháp luật
tính mạng của người khác. Đây là hành vi xâm phạm đến quyền cơ bản, quan trọng
nhất của con người vì vậy nó được coi là có tính nguy hiểm rất lớn, đặc biệt lớn cho
xã hội, vì vậy người phạm tội giết người thường phải chịu hình phạt rất nghiêm khắc.
- Tội phạm giết người được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội thực
hiện hành vi nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu
quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xả ra hoặc có ý thức để mặc, chấp
nhận cho hậu quả xảy ra. Hành vi gây ra cái chết cho người khác do lỗi vô ý thì
không bị coi là tội giết người.
- Chủ thể của tội phạm giết người phải là người có năng lực TNHS và đạt
độ tuổi BLHS quy định. Việc gây ra cái chết cho người khác bởi người không có
năng lực TNHS hoặc chưa đủ tuổi chịu TNHS thì không phải là tội giết người.
1.2. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội giết người
1.2.1. Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm
1945 đến trước Bộ luật hình sự năm 1985
Trong giai đoạn từ năm 1945 - 1955
Trong tình hình củng cố và bảo vệ chính quyền non trẻ, do chưa kịp thời ban
hành văn bản pháp luật mới nên ở giai đoạn này chúng ta vẫn áp dụng một số văn bản


.d o

m

w

o

m

o

.c

lic

8

lic
C
c u -tr a c k

w

w

.d o

w


w

w

C

k

to

bu

y

N

O
W

!

XC

er

O
W

F-


w

PD

h a n g e Vi
e

!

XC

er

PD

F-

c u -tr a c k

.c


h a n g e Vi
e

c u -tr a c k

w

N

y
bu
lic

của pháp luật của chế độ cũ với tinh thần không xâm phạm tới chủ quyền và nền độc
lập của dân tộc. Ở giai đoạn này không có văn bản nào quy định riêng về tội giết người
mà tội giết người chỉ được đề cập trong các văn bản quy định về một nhóm tội phạm
cần tập trung trấn áp để bảo vệ nhà nước và chính quyền cách mạng mới được thành
lập như Sắc lệnh số 27/SL ngày 28/2/1946 truy tố các tội bắt cóc, tống tiền và ám sát;
hoặc Điều 6 Sắc lệnh số 151-SL ngày 12/4/1953 trừng trị địa chủ chống pháp luật quy
định: "Địa chủ nào phạm một trong những tội sau đây: 1) Cấu kết với đế quốc, ngụy
quyền, gián điệp thành lập hay cầm đầu những tổ chức, những đảng phái phản động
để chống Chính phủ, phá hoại kháng chiến, làm hại nhân dân, giết hại nông dân, cán
bộ và nhân viên... thì sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến chung thân hoặc xử tử hình..."6.
Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hòa bình lập lại, cách mạng Việt Nam
bước sang giai đoạn mới. Những văn bản pháp luật của đế quốc và phong kiến
không còn phù hợp nữa trong điều kiện mới. Bộ Tư pháp đã có Thông tư số 19-VHH
ngày 30-6-1955 về việc áp dụng luật lệ trong đó nêu rõ không áp dụng luật lệ của đế
quốc và phong kiến, các văn bản pháp luật của chế độ cũ chính thức chấm dứt hiệu
lực. Sự thay đổi này là cần thiết vì sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp, cách mạng Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới, có nhiều thay đổi
nên văn bản pháp luật của chế độ thực dân phong kiến không thể được coi là cơ sở
pháp lý cho việc áp dụng pháp luật của chế độ mới.
Trong giai đoạn từ năm 1955 - 1976:
Ở giai đoạn này, Nhà nước ta đã có nhiều văn bản pháp luật khác nhau, các
cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) đã ban hành
nhiều văn bản khác nhau hướng dẫn đường lối xử lí tội phạm nói chung, tội giết
người nói riêng như: Chỉ thị số 1025-TATC ngày 15/6/1960 của TANDTC về
đường lối xử lí tội giết người vì mê tín; Chỉ thị số 01-NCCS ngày 14/3/1963 của
TANDTC về xử lí tội giết trẻ sơ sinh; Bản chuyên đề tổng kết thực tiễn xét xử loại

tội giết người ban hành kèm theo Công văn số 452-HS2 ngày 10/8/1970 của
TANDTC về thực tiễn xét xử tội giết người; Sắc luật số 03-SL ngày 15/3/1976 của
6. Đỗ Đức Hồng Hà, Quy định về tội giết người trong Luật hình sự Việt Nam, giai đoạn từ năm 1945 đến
trước Bộ luật hình sự năm 1985, Tạp chí Luật học, số 5/2003.

.d o

m

w

o

9

k

to
.c

C

m

o

.d o

w


w

w

w

w

C

lic

k

to

bu

y

N

O
W

!

XC

er


O
W

F-

w

PD

h a n g e Vi
e

!

XC

er

PD

F-

c u -tr a c k

.c


h a n g e Vi
e


c u -tr a c k

w

N
y
bu
lic

Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời quy định tội phạm và hình phạt; Thông tư
số 03-SL-BTP-TT ngày 15/4/1976 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Sắc luật số
03 nói trên quy định các tội phạm và hình phạt trong đó có tội giết người với nội
dung: "Phạm tội cố ý giết người thì bị phạt tù từ 15 năm đến tù chung thân hoặc bị
xử tử hình. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức hình phạt có thể thấp hơn"7.
Nhìn chung quy định về tội giết người trong giai đoạn này đã kế thừa những
thành tự lập pháp hình sự của giai đoạn trước trong việc phân hóa TNHS cũng như
trong đường lối xử lý người phạm tội giết người. Bên cạnh đó, pháp luật hình sự
trong giai đoạn này đã bổ sung nhiều tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ đối
với tội giết người, có sự phân biệt tình tiết tăng nặng chung với tình tiết tăng nặng
đặc biệt và tình tiết giảm nhẹ chung với tình tiết giảm nhẹ đặc biệt. Đường lối xử lý
người phạm tội giết người được quy định rõ ràng trong luật về việc áp dụng hình
phạt tử hình, áp dụng án treo, về việc xử lý khi người phạm tội vừa có tình tiết tăng
nặng đặc biệt, vừa có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt. Đây là những điểm mới, thể hiện
sự phát triển đáng kể so với pháp luật hình sự của giai đoạn trước về tội giết người.
Trong giai đoạn từ năm 1976 đến trước BLHS 1985:
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, thống nhất đất nước, Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời. Văn bản quy định tội giết người có hiệu lực
thi hành trong giai đoạn này là Sắc luật số 03-SL-76 ngày 15/3/1976, nhưng để đảm
bảo việc áp dụng thống nhất trên cả nước, các Tòa án địa phương phải bám sát Bản

tổng kết thực tiễn xét xử loại tội giết người số 452-HS2 ngày 10/8/1970 của
TANDTC để nắm được dấu hiệu và đường lối, chính sách xử lí của loại tội phạm
này mà vận dụng cho sát thực tế. Thông qua công tác tổng kết hàng năm và tổng kết
chuyên đề về các nhóm tội, TANDTC đã hướng dẫn đường lối xử lý tội giết người
trong các trường hợp cụ thể cho Tòa án các cấp trong cả nước.
1.2.2. Tội giết người trong Bộ luật hình sự năm 1985
Kể từ sau khi thống nhất hoàn toàn đất nước, sự thay đổi các mặt của đời
sống xã hội, trong đó đổi mới về kinh tế giữ vai trò quan trọng không chỉ là cơ sở
7. Đỗ Đức Hồng Hà, Quy định về tội giết người trong Luật hình sự Việt Nam, giai đoạn từ năm 1945 đến
trước Bộ luật hình sự năm 1985, Tạp chí Luật học, số 5/2003.

.d o

m

w

o

10

k

to
.c

C

m


o

.d o

w

w

w

w

w

C

lic

k

to

bu

y

N

O
W


!

XC

er

O
W

F-

w

PD

h a n g e Vi
e

!

XC

er

PD

F-

c u -tr a c k


.c


h a n g e Vi
e

w

N
y
bu
k

to

mà còn là đòi hỏi cấp bách đối với sự thay đổi của pháp luật nói chung cũng như
của luật hình sự nói riêng. Trên cơ sở Hiến pháp năm 1980, BLHS đầu tiên của Nhà
nước ta được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 6 năm 1985 và có hiệu lực thi hành
từ ngày 01 tháng 01 năm 1986. Sự ra đời của BLHS năm 1985 có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng bởi đây là nguồn đầu tiên và duy nhất trong đó quy định tội phạm và
hình phạt. Theo Điều 101 BLHS năm 1985, tội giết người được quy định với 04
khung hình phạt, trong đó khung 1 là khung tăng nặng tội giết người với mức hình
phạt từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình; khung 2 là khung cơ bản tội giết
người với mức phạt từ 05 năm đến 15 năm; khung 3 là khung giảm nhẹ tội giết
người với tình tiết giết người trong trạng thái bị kích động mạnh với mức hình phạt
tù từ 06 tháng đến 05 năm; khung 4 quy định về người mẹ giết con mới đẻ với mức
hình phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Về các trường hợp giết người có tình tiết định khung hình phạt tăng nặng,
Điều 101 BLHS 1985 quy định các trường hợp: giết người vì động cơ đê hèn; để

thực hiện hoặc để che giấu tội phạm khác; thực hiện tội phạm một cách man rợ;
bằng cách lợi dụng nghề nghiệp hoặc bằng phương pháp có khả năng làm chết
nhiều người; giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
giết nhiều người hoặc giết phụ nữ mà biết là có thai; có tổ chức; giết người mà liền
trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội nghiêm trọng khác và trường hợp phạm
tội có tính chất côn đồ, tái phạm nguy hiểm.
Về các trường hợp có tình tiết định khung giảm nhẹ hình phạt của tội giết
người theo BLHS năm 1985 có 02 trường hợp là: giết người trong tình trạng tinh
thần bị kích động mạnh và giết con mới đẻ. Giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh là trường hợp phạm tội do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của
nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó. Giết
con mới đẻ là trường hợp người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu
hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới
đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết. Cả hai trường hợp giết người này đều có hình phạt
rất thấp. Điều này thể hiện sự phân hóa trong việc xử lý tội phạm đồng thời thể hiện
chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước trong việc xử lý tội phạm nhưng cũng

.d o

m

w

o

m

o

.c


lic

11

lic
C
c u -tr a c k

w

w

.d o

w

w

w

C

k

to

bu

y


N

O
W

!

XC

er

O
W

F-

w

PD

h a n g e Vi
e

!

XC

er


PD

F-

c u -tr a c k

.c


h a n g e Vi
e

c u -tr a c k

w

N
y
bu
lic

dẫn đến sự hiểu lầm là phạm tội giết người nhưng người phạm tội bị xử phạt quá
nhẹ không bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.
1.2.3. Tội giết người trong Bộ luật hình sự năm 1999
Tội giết người được quy định trong BLHS năm 1985 chưa thể hiện được sự
cụ thể hóa về các hành vi giết người vì tội danh giết người được quy định trong một
điều luật nhưng lại bao gồm nhiều loại hành vi khác nhau có tính chất, mức độ nguy
hiểm khác nhau: hành vi giết người, hành vi giết con mới đẻ, hành vi giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Những hành vi này có tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội rất khác nhau, động cơ và mục đích của người phạm

tội cũng khác nhau; với các khung hình phạt có mức độ nguy hiểm rất khác nhau.
Điều này đã dẫn tới những bất cập trong quá trình xử lý tội phạm giết người.
Khắc phục hạn chế của BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 được ban hành
đã có những thay đổi trong quy định đối với các hành vi giết người. Tội giết người
(Điều 93) bên cạnh đó là các tội giết người trong các trường hợp cụ thể như: Tội
giết con mới đẻ (Điều 94), Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh (Điều 95), Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96).
Như vậy, tội giết người theo quy định tại Điều 101 BLHS năm 1985 được tách
thành 03 tội riêng biệt trong BLHS năm 1999 là: Tội giết người (Điều 93); Tội giết
con mới đẻ (Điều 94); Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
(Điều 95). Các dấu hiệu trong các cấu thành tội phạm (CTTP) cơ bản mới được tách
ra vẫn giữ nội dung cơ bản của các CTTP tăng nặng được quy định trong BLHS
1985 nhưng có những thay đổi về cấu trúc và làm sáng rõ hơn, cụ thể hơn khi quy
định là những tình tiết định tội trong CTTP cơ bản.
Hình phạt đối với tội giết người theo quy định tại điều 93 BLHS năm 1999
gồm có 02 khung, khung cơ bản có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm và được áp
dụng đối với trường hợp giết người không có tình tiết định khung tăng nặng. Khung
tăng nặng có mức phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình được áp
dụng cho những trường hợp giết người có tình tiết định khung tăng nặng.
So với BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 đã bổ sung thêm một số tình tiết
định khung tăng nặng về tội giết người tại khoản 1 Điều 93 mà khoản 1 Điều 101

.d o

m

w

o


12

k

to
.c

C

m

o

.d o

w

w

w

w

w

C

lic

k


to

bu

y

N

O
W

!

XC

er

O
W

F-

w

PD

h a n g e Vi
e


!

XC

er

PD

F-

c u -tr a c k

.c


h a n g e Vi
e

w

N
y
bu
k

to

BLHS năm 1985 không có quy định. Các tình tiết đó là: giết trẻ em; giết ông, bà,
cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; (giết người) để lấy bộ phận
cơ thể của nạn nhân; thuê giết người hoặc giết người thuê. Các tình tiết định khung

tăng nặng tại Điều 93 đã được mở rộng và quy định phù hợp hơn so với Điều 101
BLHS năm 1985. Ví dụ, các tình tiết định khung tăng nặng mới được bổ sung như:
Thực hiện tội phạm một cách man rợ; bằng cách lợi dụng nghề nghiệp hoặc bằng
phương pháp có khả năng chết nhiều người (điểm b khoản 1 Điều 101 BLHS năm
1985 đến BLHS năm 1999 được tách thành ba tình tiết định khung tăng nặng riêng
biệt là "Thực hiện tội phạm một cách man rợ"; "Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp"
"Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người"...
Theo quy định của BLHS năm 1999, ngoài hình phạt chính, người phạm tội
còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Việc quy định hình phạt bổ sung kèm theo hình phạt chính để Toà án có thể áp dụng
trong những trường hợp cần thiết là một điểm mới, thể hiện sự tiến bộ của BLHS
năm 1999 so với BLHS năm 1985.
1.2.4. Tội giết người trong Bộ luật hình sự năm 2015
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 được Quốc hội khóa
XIII thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018. Theo đó, tội giết
người được quy định tại Điều 123, bao gồm 4 khoản. Các quy định và chế tài vẫn
giữ nguyên như tội giết người theo Điều 93 BLHS năm 1999 bởi nội dung quy định
của Điều 93 BLHS năm 1999 cơ bản vẫn bảo đảm tính phù hợp và đáp ứng được
yêu cầu của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai
đoạn hiện nay. Tuy nhiên, để đảo bảo sự thống nhất trong một bộ luật với những
điều luật có sự sửa đổi, bổ sung khác thì quy định về tội giết người theo Điều 123
BLHS năm 2015 có một số điểm mới sau đây:
Thứ nhất, Điều 123 BLHS năm 2015 đã bỏ hình phạt bổ sung "Cấm đảm
nhiệm chức vụ". Sự sửa đổi này là hoàn toàn phù hợp với lý luận và thực tiễn về tội
giết người. Bởi lý luận và thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội giết người trong suốt

.d o

m


w

o

m

o

.c

lic

13

lic
C
c u -tr a c k

w

w

.d o

w

w

w


C

k

to

bu

y

N

O
W

!

XC

er

O
W

F-

w

PD


h a n g e Vi
e

!

XC

er

PD

F-

c u -tr a c k

.c


h a n g e Vi
e

w

N
y
bu
k

to


thời gian qua không có trường hợp nào người phạm tội lợi dụng chức vụ để thực
hiện tội phạm giết người.
Thứ hai, Khoản 3 Điều 123 BLHS năm 2015 đã bổ sung quy định về chuẩn
bị phạm tội giết người, cụ thể là "người nào chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ
01 năm đến 05 năm". So với Điều 93 BLHS năm 1999, Điều 123 BLHS năm 2015
đã bổ sung thêm một khung hình phạt giảm nhẹ. Điều này cho thấy đường lối, chính
sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với việc xử lý TNHS trong trường hợp
chuẩn bị phạm tội giết người.
Thứ ba, BLHS năm 2015 đã có những quy định mới về hình thức thể hiện
và kỹ thuật lập pháp đối với tội giết người so với BLHS năm 1999. Điều 123 BLHS
năm 2015 đã thay số năm phạt tù và số năm phạt cấm hành nghề, cấm làm công
việc nhất định, quản chế và cấm cư trú từ chữ sang số, sửa cụm từ "Giết trẻ em"
thành "Giết người dưới 16 tuổi". Cụ thể hóa tình tiết định khung tăng nặng "Giết
nhiều người" thành "giết 02 người trở lên" và tình tiết định khung tăng nặng "Giết
người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc
đặc biệt nghiêm trọng" thành "Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại
thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng". Sự thay đổi
này nhằm mục đích thể hiện sự rõ ràng bản chất nguy hiểm của tội giết người trong
thực tiễn.
1.3. Tội giết người trong Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới
1.3.1. Tội giết người trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga
Trong BLHS Liên bang Nga, tội giết người được quy định tại Điều 105 với
nội dung cụ thể như sau:
"Điều 105. Tội giết người8
1. Giết người tức là cố ý tước đi sinh mạng người khác, phải bị phạt tù từ
sáu năm đến mười lăm năm có hoặc không kèm theo bị hạn chế tự do tới hai năm
(sửa đổi theo Luật Liên bang ngày 27 tháng 12 năm 2009, N 377 - FD - Tổng tập
luật Liên bang Nga 2009, N 52 trang 6453).
8. Trường Đại học Luật Hà Nội, Bộ luật hình sự Liên bang Nga, (Bản dịch), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,

2011, tr. 158-160.

.d o

m

w

o

m

o

.c

lic

14

lic
C
c u -tr a c k

w

w

.d o


w

w

w

C

k

to

bu

y

N

O
W

!

XC

er

O
W


F-

w

PD

h a n g e Vi
e

!

XC

er

PD

F-

c u -tr a c k

.c


h a n g e Vi
e

w

N

y
bu
k

to

2. Nếu giết hại:
a) từ hai người trở lên;
b) người hoặc người thân của người đang thi hành công vụ hoặc đang thực
hiện trách nhiệm xã hội;
c) trẻ em hoặc người khác mà người phạm tội biết là trong tình trạng không
được bảo vệ, cũng như kèm theo bắt cóc người (sửa đổi theo Luật Liên bang ngày 27
tháng 12 năm 2009, N215 - FD - Tổng tập luật Liên bang Nga 2009, N 31 trang 3921);
d) phụ nữ mà biết là đang mang thai;
đ) thực hiện hành vi một cách man rợ;
e) thực hiện bằng biện pháp gây nguy hiểm cho xã hội;
e-1) nhằm mục đích trả thù nợ máu (điểm e-1 được đưa vào sửa đổi theo
Luật Liên bang ngày 24 tháng 7 năm 2007, N221 - FD - Tổng tập luật Liên bang
Nga 2007, N 31 trang 4008);
g) do một nhóm thực hiện hoặc một nhóm người mà đã có bàn bạc từ trước
hoặc nhóm có tổ chức;
h) vì động cơ vụ lợi hoặc giết thuê, có gắn với cướp, bắt cóc, tống tiền;
i) vì thói côn đồ;
j) nhằm mục đích che giấu một tội phạm khác hoặc để thực hiện một tội phạm
khác dễ hơn như nhằm hiếp dâm hoặc thực hiện các hành vi cưỡng bức tình dục;
k) vì động cơ hận thù chính trị, tư tưởng, sắc tộc, dân tộc hoặc tôn giáo,
hoặc hận thù đối với một nhóm xã hội nào đó (sửa đổi theo Luật Liên bang ngày 24
tháng 7 năm 2007, N221 - FD - Tổng tập luật Liên bang Nga 2007, N 31 trang 4008);
m) nhằm mục đích lấy các cơ quan nội tạng hoặc mô của người bị hại (sửa
đổi theo Luật Liên bang ngày 08 tháng 12 năm 2003, N162 - FD - Tổng tập luật

Liên bang Nga 2003, N 50 trang 4848);
n) (Điểm "n" hết hiệu lực, sửa đổi theo Luật Liên bang ngày 08 tháng 12
năm 2003, N162 - FD - Tổng tập luật Liên bang Nga 2003, N50 trang 4848).
thì bị phạt tù từ tám đến hai mươi năm kèm theo hạn chế tự do từ một đến
hai năm hay tù chung thân hoặc tử hình (sửa đổi theo Luật Liên bang ngày 21
tháng 7 năm 2004, N73 - FD - Tổng tập luật Liên bang Nga, 2004, N30 trang 3091;

.d o

m

w

o

m

o

.c

lic

15

lic
C
c u -tr a c k

w


w

.d o

w

w

w

C

k

to

bu

y

N

O
W

!

XC


er

O
W

F-

w

PD

h a n g e Vi
e

!

XC

er

PD

F-

c u -tr a c k

.c


h a n g e Vi

e

w

N
y
bu
k

to

Luật Liên bang ngày 27 tháng 12 năm 2009, N377 - FD - Tổng tập luật Liên bang
Nga, 2009, N52 trang 6453).
Như vậy, chúng ta có thể thấy tội giết người trong BLHS Liên bang Nga
được quy định với 02 khung hình phạt (khoản 1 và khoản 2). CTTP cơ bản của tội
giết người được quy định tại khoản 1 trong đó mô tả hành vi khách quan của tội giết
người, cụ thể là hành vi "cố ý tước đi sinh mạng người khác". CTTP tăng nặng được
quy định tại khoản 2 bao gồm 13 trường hợp tăng nặng, nội dung của các trường
hợp này tương tự quy định tại khoản 1 Điều 123 BLHS Việt Nam như: Giết từ hai
người trở lên; giết phụ nữ mà biết là đang mang thai; vì thói côn đồ… Hình phạt
cho trường hợp phạm tội này nặng nhất là tử hình.
Từ quy định trên cho thấy, trong BLHS Liên bang Nga, tội giết người được
quy định khá rõ với sự mô tả khá cụ thể hành vi khách quan của tội phạm - "hành vi
cố ý tước đi sinh mạng người khác". Đây là điểm khác biệt cơ bản so với quy định
của luật hình sự Việt Nam. Mặt khác các dấu hiệu định khung hình phạt cũng được
quy định khá cụ thể. Điều này làm cho việc nhận thức cũng như áp dụng luật được
thuận tiện, chính xác và thống nhất, tránh bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người
không phạm tội.
Về dấu hiệu lỗi của tội giết người: BLHS Liên bang Nga quy định cụ thể
trong điều luật lỗi của tội giết người là lỗi cố ý - "... cố ý tước đi sinh mạng người

khác". Điều này cũng làm cho việc nhận thức và áp dụng luật được dễ dàng, tránh
việc suy diễn, giải thích không cần thiết. Đây cũng là điểm khác biệt so với quy
định về tội giết người trong BLHS Việt Nam.
Về hình phạt đối với tội giết người, BLHS Liên bang Nga quy định 02
khung hình phạt. Khung cơ bản (khoản 1) có mức hình phạt tù từ sáu năm đến mười
lăm năm; khung hình phạt tăng nặng (khoản 2) có mức hình phạt tù từ tám đến hai
mươi năm... tù chung thân hoặc tử hình cả hai trường hợp phạm tội theo khoản 1 và
khoản 2, ngoài hình phạt chính là phạt tù... người phạm tội còn có thể bị hạn chế tự
do đến 02 năm (hình phạt bổ sung). Quy định này cho thấy, hình phạt đối với tội
giết người trong BLHS Liên bang Nga khá nghiêm khắc song vẫn nhẹ hơn so với
quy định của BLHS Việt Nam.

.d o

m

w

o

m

o

.c

lic

16


lic
C
c u -tr a c k

w

w

.d o

w

w

w

C

k

to

bu

y

N

O
W


!

XC

er

O
W

F-

w

PD

h a n g e Vi
e

!

XC

er

PD

F-

c u -tr a c k


.c


h a n g e Vi
e

w

N
y
bu
k

to

1.3.2. Tội giết người trong Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức
Trong BLHS Cộng hòa Liên bang Đức, tội giết người được quy định tại
Điều 2119 với nội dung như sau:
"(1) Người giết người bị xử phạt với hình phạt tự do suốt đời
(2) Người giết người là người nào đã làm chết người khác do ham muốn
giết người, để thỏa mãn sinh lý, do trục lợi hoặc từ các động cơ thấp hèn khác,
một cách xảo quyệt hoặc dã man với phương tiện nguy hiểm chung hoặc để
tạo điều kiện thực hiện hoặc che dấu một tội phạm khác".
Quy định tại Điều 211 BLHS Cộng hòa Liên bang Đức cho thấy tội giết
người phải là hành vi tước đoạt tính mạng người khác có chủ ý (do ham muốn giết
người), có động cơ (để thỏa mãn sinh lý, do trục lợi hoặc từ các động cơ thấp hèn
khác... hoặc để tạo điều kiện thực hiện hoặc che dấu một tội phạm khác) hoặc phải
bằng những thủ đoạn có tính (xảo quyệt hoặc dã man với phương tiện nguy hiểm).
Những hành vi tước đoạt tính mạng người khác như đánh chết người, làm chết

người... mà không thuộc trường hợp nêu trên sẽ không bị coi là tội giết người. Với
các dấu hiệu như vây, tội giết người rõ ràng là tội có tính nguy hiểm rất cao cho xã
hội vì vậy, điều luật chỉ quy định một loại hình phạt rất nghiêm khắc cho tội giết
người. Đó là: "Người giết người bị xử phạt với hình phạt tự do suốt đời".
Bên cạnh tội giết người, BLHS Cộng hòa Liên bang Đức còn quy định một
số tội phạm khác liên quan đến việc xâm phạm, gây thiệt hại cho tính mạng người
khác nhưng không bị coi là tội giết người. Những hành vi này được quy định thành
những tội danh riêng với những hình phạt thấp hơn so với tội giết người như các tội:
Đánh chết người (Điều 212); Trường hợp ít nghiêm trọng của đánh chết người
(Điều 213); Làm chết người theo yêu cầu (Điều 216)10. Điều này cho thấy có sự rõ
ràng, cụ thể trong việc phân hóa tội phạm cũng như mức độ TNHS của các hành vi
phạm tội xâm phạm tính mạng con người, bảo đảm sự cụ thể, chính xác trong việc
áp dụng luật.
9. Trường Đại học Luật Hà Nội, Bộ luật hình sự Cộng hoà Liên bang Đức (Bản dịch), Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội 2011), tr. 350.
10. Xem thêm: Các Điều 212, 213, 216 BLHS Liên bang Đức, trong: Trường Đại học Luật Hà Nội, Bộ luật
hình sự Cộng hoà Liên bang Đức (Bản dịch), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2011), tr. 352.

.d o

m

w

o

m

o


.c

lic

17

lic
C
c u -tr a c k

w

w

.d o

w

w

w

C

k

to

bu


y

N

O
W

!

XC

er

O
W

F-

w

PD

h a n g e Vi
e

!

XC

er


PD

F-

c u -tr a c k

.c


h a n g e Vi
e

w

N
y
bu
k

to

1.3.3. Tội giết người trong Bộ luật hình sự Trung Quốc
Bộ luật hình sự Trung Quốc được quốc hội thông qua (Đại hội nhân dân
toàn quốc) khóa 5, kỳ họp thứ hai vào ngày 01/7/1979, có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/1980; bao gồm hai phần: Phần chung và phần các tội phạm với 12 chương và
192 điều. Đến năm 1997 tại kỳ họp thứ 5, Đại hội đại biểu nhân dân Trung Hoa
toàn quốc đã thảo luận để sửa đổi BLHS. Phần chung được sắp xếp, điều chỉnh lại
với kết cấu hợp lý gồm 05 chương và 101 điều, phần các tội phạm gồm 10 chương
và 250 điều. Bộ luật còn được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, lần sửa đổi, bổ sung cuối

cùng vào ngày 28/02/2005.
Mặc dù BLHS Trung Quốc đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhưng quy
định về tội giết người tại Điều 232 khá ổn định, không có sự thay đổi.
Điều 232 BLHS Trung Quốc quy định "Người nào cố ý giết người khác, thì
bị phạt tử hình, tù chung thân hoặc bị phạt tù có thời hạn từ 10 năm trở lên; nếu có
tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm".
Quy định tại Điều 232 BLHS Trung Quốc cho thấy, tội phạm này được quy
định khá giản đơn. Điều luật không mô tả cụ thể các dấu hiệu pháp lý của tội giết
người mà chỉ quy định ngắn gọn, khái quát những dấu hiệu pháp lý cơ bản của tội
giết người về chủ thể, khách thể, mặt khách quan và mặt chủ quan của tội này. Đó
là tội giết người phải được thực hiện bởi người thỏa mãn dấu hiệu về chủ thể của tội
phạm11; Tội giết người phải là hành vi tước đoạt tính mạng (người khác); tội giết
người phải là giết người khác và tội giết người phải là tội thực hiện với lỗi cố ý.
Việc quy định khái quát, không mô tả rõ các dấu hiệu pháp lý tội giết người của
BLHS Trung Quốc sẽ dẫn đến những khó khăn cho các cơ quan xét xử trong việc
xác định tội phạm. Bởi lẽ để làm rõ hành vi giết người theo quy định tại Điều 232
BLHS Trung Quốc thì buộc người tiến hành tố tụng phải đi tìm hiểu, đánh giá hành
vi khách quan của người phạm tội để xác định người đó có phạm tội giết người hay
không, hay phạm những tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe khác.
11. Xem thêm: Điều 17, 18 BLHS Trung quốc (Đinh Bích Hà, dịch và giới thiệu (2007) Bộ luật hình sự của
nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa, Nxb Tư pháp, Hà Nội).

.d o

m

w

o


m

o

.c

lic

18

lic
C
c u -tr a c k

w

w

.d o

w

w

w

C

k


to

bu

y

N

O
W

!

XC

er

O
W

F-

w

PD

h a n g e Vi
e

!


XC

er

PD

F-

c u -tr a c k

.c


h a n g e Vi
e

w

N
y
bu
k

to

Về hình phạt, BLHS Trung Quốc quy định hai khung hình phạt đối với tội
giết người: Trường hợp giết người thông thường thì hình phạt là tử hình, tù chung
thân hoặc bị phạt tù có thời hạn từ 10 năm trở lên; Trường hợp giết người có tình
tiết giảm nhẹ thì phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Theo quy định trên thì hình phạt tối thiểu áp dụng đối với tội giết người của
BLHS Trung Quốc là 03 năm tù và mức hình phạt tối đa là hình phạt tử hình. Đối
với trường hợp được áp dụng khung hình phạt thứ hai có hình phạt "tù từ 03 năm
đến 10 năm" đòi hỏi người phạm tội phải "có tình tiết giảm nhẹ...". Tuy nhiên, quy
định này khá chung chung và dẫn đến khó khăn hoặc tùy tiện trong việc áp dụng
luật. Bởi vì các "tình tiết giảm nhẹ" không được quy định cụ thể trong luật hơn nữa
thực tế các tình tiết này có thể bao gồm nhiều tình tiết khác nhau, có thể được nhận
thức và áp dụng khác nhau...
Theo quy định của BLHS Trung Quốc thì chỉ có 03 loại hình phạt được quy
định áp dụng đối với tội giết người là tù có thời hạn, tù chung thân và tử hình mà
không có các hình phạt bổ sung khác.
1.3.4. Tội giết người trong Bộ luật hình sự Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (viết tắt là BLHS
Lào) được ban hành năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2005 bao gồm 02 phần: Phần
chung gồm 08 chương, phần riêng gồm 10 chương, với 179 Điều. Trong đó tội giết
người được quy định tại Chương 2 của Phần riêng và được xếp vào các tội phạm
xâm phạm tính mạng, sức khỏe và danh dự của người khác.
Tội giết người theo Điều 88 BLHS Lào được quy định như sau:
"Bất kỳ người nào cố ý gây ra cái chết cho người khác sẽ bị phạt tù từ 10
năm đến 15 năm tù giam và sẽ bị phạt 1.000.000 kip đến 5.000.000 kip.
Bất kỳ người nào phạm tội giết người như là một nghề thường xuyên, phạm
tội giết người đã có kế hoạch trước, phạm tội giết người dã man, giết các công
chức, viên chức đang thực hiện nhiệm vụ của họ, giết nhiều người hoặc phụ nữ có
thai, hoặc giết người để che giấu sự phạm tội, sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm
tù giam, tù chung thân và tử hình và sẽ bị phạt từ 2.000.000 kip tới 10.000.000 kip.

.d o

m


w

o

m

o

.c

lic

19

lic
C
c u -tr a c k

w

w

.d o

w

w

w


C

k

to

bu

y

N

O
W

!

XC

er

O
W

F-

w

PD


h a n g e Vi
e

!

XC

er

PD

F-

c u -tr a c k

.c


×