Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

chủ đề: Nguồn gốc vận động phát triển của sự vật, hiện tượng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.87 KB, 22 trang )

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CẤP
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, NĂM HỌC 2018-2019.

Tác giả : ………………
Chức vụ: Giáo viên.
Đơn vị công tác : ………………..
I. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ.
1.1. Tên chủ đề: Nguồn gốc vận động phát triển của sự vật, hiện tượng.
1.2. Cơ sở xây dựng chủ đề:
1.2.1. Nội dung trong chương trình hiện hành: Bài 4, GDCD Lớp 10.
1.2.2. Lý do xây dựng chủ đề:
Về mặt lí luận: Đây là một chủ đề có nội dung kiến thức Triết học nói về nội
dung của quy luật mâu thuẫn 1 trong 3 quy luật quan trọng của chương trình
GDCD lớp 10 nói riêng và bộ môn nói chung. Hiểu được nội dung quy luật sẽ giúp
học sinh giải quyết được rất nhiều vấn đề trong thực tiễn học tập và rèn luyện.
Về mặt thực tiễn: Đây là chủ đề khó đối với người học, trong quá trình giảng
dạy tôi nhận thấy học sinh khó nắm bắt, hiểu rõ được nội dung của bài, rất dễ nhầm
lẫn giữa mâu thuẫn triết học với quan niệm đối lập thông thường. Vì vậy cần xây
dựng theo chuỗi các hoạt động, tổ chức cho học sinh được tự nghiên cứu, tự chuẩn
bị, để các em hiểu được nội dung 1 cách sâu sắc và thấu đáo hơn, từ đó biết cách
vận dụng vào giải quyết mâu thuẫn trong thực tiễn.
1.3. Nội dung chi tiết của chủ đề
Nội dung 1: Thế nào là mâu thuẫn?
- Mặt đối lập của mâu thuẫn.
- Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Nội dung 2: Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh.
- Giải quyết mâu thuẫn.
- Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh.
Nội dung 3: Bài học thực tiễn.
1.4. Thời lượng


Căn cứ vào lượng kiến thức, phương pháp tổ chức dạy học chủ đề, trình độ nhận
thức của học sinh ở trường chúng tôi thiết kế thời lượng cho chủ đề như sau:
1


- Thời gian học ở nhà: 1 tuần nghiên cứu tài liệu
- Số tiết học trên lớp: 2 tiết nghiên cứu các nội dung 1, 2, 3.
II. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
Sau khi học xong chủ đề này HS cần nắm được:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm mâu thuẫn theo quan diểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng.
- Mặt đối lập của mâu thuẫn.
- Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
- Biết được sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc khách quan của mọi sự
vận động, phát triển của sự vật hiện tượng.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện các kĩ năng nghe, đọc, viết, nói, quan sát, đưa ra ý kiến chia sẻ trong
nhóm.
- Kĩ năng làm việc theo nhóm.
- Kĩ năng khoa học: quan sát, so sánh, phân loại, định nghĩa.
- Kĩ năng học tập: tự học, tự nghiên cứu, hợp tác, giao tiếp.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
3. Thái độ:
- Nâng cao hứng thú học tập bộ môn.
- Vận dụng kiến thức lý thuyết về mâu thuẫn vào thực tiễn cuộc sống từ đó có ý
thức giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống, học tập, rèn luyện. Nêu cao ý thức phê
bình và tự phê bình để không ngừng phát triển.
III. CÁC NĂNG LỰC CÓ THỂ HƯỚNG TỚI TRONG CHỦ ĐỀ:
1. Năng lực nhận biết phát hiện và giải quyết vấn đề dựa trên hiểu biết về mâu

thuẫn.
2. Thu nhận và xử lí thông tin, làm các bài tập liên quan đến mâu thuẫn, làm các
bài báo cáo mà giáo viên giao cho làm trước tại nhà. Tìm kiếm thông tin trên mạng
internet.
3. Nghiên cứu khoa học: đề xuất giả thuyết, dự đoán kết quả thông qua các phần
thảo luận chuẩn bị trước ở nhà.
4. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn: vận dụng những kiến thức về mâu
thuẫn để giải quyết các tình huống gặp trong đời sống, học tập, rèn luyện đạo đức.
2


5. Năng lực tư duy thông qua phân tích, so sánh, xác lập mối quan hệ giữa các mặt
đối lập, thống nhất, đấu tranh trong mâu thuẫn.
6. Năng lực ngôn ngữ: diễn đạt trình bày nội dung dưới nhiều hình thức khác nhau
như thảo luận nhóm, trình bày bài thuyết trình, nhận xét bài của các nhóm khác.
7. Năng lực sử dụng công nghệ thông tin thông qua hoạt động tìm kiếm thông tin
trên mạng internet, thiết kế bài báo cáo power point.
IV. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐƯỢC
1. Bảng mô tả các mức độ kiến thức.
Nhận biết
(MĐ1)

Thông hiểu
(MĐ2)

Thế nào là mâu
thuẫn

Trình bày khái
niệm mâu

thuẫn

Cho ví dụ

Mặt đối lập của
mâu thuẫn

Trình bày khái
niệm mặt đối
lập

Cho ví dụ

Nội dung

Sự thống nhất,
đấu tranh giữa
các mặt đối lập

Vận dụng
thấp (MĐ3)

Vận dụng
cao (MĐ4)

Giải thích
được mâu
thuẫn là
nguồn gốc
khách quan

của mọi sự
vận động,
phát triển của
sự vật hiện
tượng.

Nhận xét
được sự phát
triển của các
sự vât, hiện
tượng trong
đời sống
thông qua
việc giải
quyết mâu
thuẫn

Hiểu được sự
thống nhất và
đấu tranh giữa
các mặt đối lập

Mâu thuẫn là
nguồn gốc vận
động, phát triển
của sự vật hiện
tượng

2. Biên soạn câu hỏi theo các cấp độ.
Nhận biết

3


Câu 1. Trong một chỉnh thể trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh
với nhau là
A. mâu thuẫn.

B. mặt đối lập.

C. vận động.

D. đứng im.

Câu 2. Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động,
phát triển của sự vật, hiện tượng, chúng phát triển theo chiều hướng trái ngược
nhau là
A. mâu thuẫn.

B. mặt đối lập. C. vận động.

D. đứng im.

Câu 3. Phản ánh những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm trái ngược nhau trong
mỗi sự vật hiện tượng là đặc điểm của
A. mâu thuẫn.

B. mặt đối lập.

C. vận động.


D. đứng im.

Câu 4. Là những mặt đối lập ràng buộc, thống nhất và đấu tranh với nhau trong
mâu thuẫn là đặc điểm của
A. mâu thuẫn.

B. mặt đối lập.

C. vận động.

D. đứng im.

Câu 5. Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề
tồn tại cho nhau, Triết học gọi đó là sự
A. thống nhất.

B. bài trừ.

C. đấu tranh.

D. tác động.

Câu 6. Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, Triết
học gọi đó là sự
A. thống nhất.

B. bài trừ.

C. đấu tranh.


D. tác động.

Câu 7. Các mặt đối lập được coi là đấu tranh với nhau khi chúng
A. tương tác với nhau.

B. tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau.

C. liên hệ làm tiền đề cho nhau.

D. đối lập với nhau.

Câu 8. Các mặt đối lập được coi là thống nhất với nhau khi chúng
A. tương tác với nhau.

B. tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau.

C. xung đột, tiêu diệt nhau.

D. liên hệ, gắn bó nhau.

Câu 9. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng con đường nào dưới đây?
A. Đấu tranh giữa các mặt đối lập.

B. Thống nhất giữa các mặt đối lập.
4


C. Điều hòa các mặt đối lập.

D. Tổng hòa các mặt đối lập.


Câu 10. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là quá trình
A. tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau.

B. thúc đẩy, bài trừ, gạt bỏ nhau.

C. tác động, thúc đẩy, xóa bỏ nhau.

D. đối kháng, bài trừ, gạt bỏ nhau.

Thông hiểu
Câu 1. Hiểu như thế nào là không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của
mâu thuẫn triết học trong các ý sau đây?
A. Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một chỉnh thể.
B. Hai mặt đối lập liên hệ, gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau.
C. Không có mặt này thì không có mặt kia.
D. Hai mặt đối lập hợp lại thành một khối thống nhất.
Câu 2. V.I Lê-nin viết: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối
lập”. Câu đó V.I Lê-nin bàn về
A. nội dung của sự phát triển.
B. khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
C. điều kiện của sự phát triển.
D. nguồn gốc của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Câu 3. Trong con người, luôn có sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác là nói đến
A. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
B. sự tác động giữa các mặt đối lập.
C. sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
D. sự bài trừ giữa các mặt đối lập.
Câu 4. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp bị trị luôn đấu tranh với giai cấp thống trị
là nói đến

A. sự tác động giữa các mặt đối lập
B. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
C. sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
D. sự bài trừ giữa các mặt đối lập.
Câu 5. Trong xã hội luôn có sự đấu tranh giữa lối sống có văn hóa và lối sống phi
văn hóa là nói đến
5


A. sự tác động giữa các mặt đối lập .
B. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
C. sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
D. sự bài trừ giữa các mặt đối lập.
Câu 6. Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không phải là mâu thuẫn theo quan niệm
triết học?
A. Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trong xã hội có giai cấp đối
kháng.
B. Mâu thuẫn giữa các học sinh tích cực và các học sinh cá biệt trong lớp.
C. Mâu thuẫn giữa hai nhóm học sinh do sự hiểu nhầm lẫn nhau.
D. Sự xung đột giữa nhu cầu phát triển kinh tế và yêu cầu bảo vệ môi trường.
Câu 7. Trong mỗi sự vật, hiện tượng luôn luôn có
A. hai mặt đối lập.

B. nhiều mặt đối lập.

C. một mặt đối lập.

D. một mâu thuẫn.

Câu 8. Hiểu như thế nào là đúng về mâu thuẫn triết học ?

A. Các mặt đối lập không cùng nằm trong một chỉnh thể, một hệ thống.
B. Một mặt đối lập nằm ở sự vật, hiện tượng này, mặt đối lập kia nằm ở sự vật,
hiện tượng khác.
C. Hai mặt đối lập phải cùng tồn tại trong một chỉnh thể.
D. Hai mặt đối lập cùng tồn tại tách biệt trong một chỉnh thể.
Câu 9. Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng chứa đựng những
A. xung đột.

B. mâu thuẫn.

C. đối kháng.

D. đối đầu.

Câu 10. Trong mỗi sự vật, hiện tượng luôn luôn có
A. hai mặt đối lập cơ bản.

B. nhiều mặt đối lập cơ bản.

C. một mặt đối lập cơ bản.

D. những mặt đối lập cơ bản.

Vận dụng
Câu 1. Giáo viên ra bài tập về mặt đối lập của mâu thuẫn triết học cho cả lớp làm.
N suy nghĩ mãi mà vẫn không làm được. Em hãy giúp N chỉ ra đâu là mặt đối lập
của mâu thuẫn triết học trong các nội dung dưới đây?
6



A. Dài và ngắn.

B. Đồng hoá và dị hoá.

C. Cao và thấp.

D. Tròn và vuông.

Câu 2. Giáo chủ nhiệm đã khuyến khích cho học sinh có tinh thần mạnh dạn phê
bình, góp ý những bạn thường xuyên vi phạm nội quy ảnh hưởng đến tập thể lớp.
Trong trường này, cô giáo đã giải quyết mâu thuẫn bằng cách nào dưới đây?
A. Điều hòa mâu thuẫn.

B. Thống nhất mâu thuẫn.

C. Đấu tranh giữa các mặt đối lập.

D. Thống nhất giữa các mặt đối lập.

Câu 3. Trong lớp, H và K mâu thuẫn với nhau. T đã đứng ra phân tích về hành vi
việc làm của mỗi bạn sau đó H và K bắt tay hóa giải mâu thuẫn. Trong trường này,
H và K đã giải quyết mâu thuẫn bằng cách nào dưới đây?
A. Điều hòa mâu thuẫn.
C. Đấu tranh giữa các mặt đối lập.

B. Thống nhất mâu thuẫn.
D. Thống nhất giữa các mặt đối lập.

Câu 4. Nhằm trục lợi, nhiều kẻ xấu đã thực hiện hành vi “rải đinh” trên đường giao
thong. Theo quan điểm mâu thuẫn Triết học, cách nào dưới đây sẽ giải quyết triệt

để tình trạng này?
A. Tham gia dọn sạch đinh trên đường.
B. Đấu tranh ngăn chặn, xử lí những kẻ rải đinh.
C. Chú ý điều khiển phương tiện tránh những vật sắc nhọn trên đường.
D. Đặt biển cảnh báo tại những đoạn đường có tình trạng “đinh tặc”.
Câu 5. “Trải qua nhiều cuộc đấu tranh giữa giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ
trong xã hội phong kiến, mà đỉnh cao là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm
1945 đã dẫn đến việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Đoạn văn
trên thể hiện những quy luật nào của Triết học?
A. Quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng – chất, quy luật phủ định của phủ định.
B. Quy luật mâu thuẫn, quy luật phủ định của phủ định, quy luật biến đổi.
C. Quy luật lượng – chất, quy luật phủ định của phủ định, quy luật tiến hóa.
D. Quy luật lượng – chất, quy luật vận động, quy luật phủ định của phủ định.
Vận dụng cao

7


Câu 1. H cho rằng bản tính thiện trong người này với cái ác của người kia vẫn
được coi là mặt đối lập của triết học. Em hãy giúp H hiểu đúng về mặt đối lập của
triết học qua việc tìm câu trả lời đúng sau đây?
A. Cứ có sự đối lập đều là mặt đối lập của triết học.
B. Mặt đối lập là những mâu thuẫn nhưng phải tồn tại trong một chỉnh thể.
C. Mặt đối lập là những mâu thuẫn không cần phải tồn tại trong một chỉnh thể.
D. Mặt đối lập là những mâu thuẫn phải tồn tại trong nhiều chỉnh thể.
Câu 2. K cho rằng đã gọi là mặt đối lập rồi thì là sao có sự thống nhất cho được.
Em hãy giúp K hiểu đúng về sự thống nhất của các mặt đối lập qua việc tìm câu trả
lời đúng sau đây?
A. Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau là sự thống
nhất giữa các mặt đối lập.

B. Không thể có sự thống nhất giữa các mặt đối lập trong cùng mâu thuẫn được.
C. Mọi mâu thuẫn chỉ có sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
D. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập chỉ có khi có sự thỏa hiệp.
Câu 3. K và N là bạn học cùng lớp, chơi rất thân với nhau. Do hiểu lầm nên
MKgiận và không nói chuyện với N. Theo em, N lựa chọn cách nào dưới đây để
giải quyết vấn đề cho phù hợp theo quan điểm Triết học?
A. Nói xấu lại K với bạn cùng lớp.
B. Im lặng cho đến khi nào K hết giận.
C. Nghỉ chơi và không quan tâm đến K.
D. Thẳng thắn ngồi lại trao đổi để giải quyết.
Câu 4. Nếu một người bạn hiểu lầm và nói không tốt về mình, em sẽ chọn cách
giải quyết nào sau đây cho phù hợp với quan điểm Triết học Mác-Lênin?
A. Trao đổi thẳng thắn với bạn ấy.
B. Tránh không gặp mặt bạn ấy.
C. Im lặng không nói ra.
D. Cũng sẽ nói xấu bạn ấy.
Câu 5. Em sẽ lựa chọn cách nào sau đây để giải quyết mâu thuẫn giữa tư tưởng
chăm học và lười học của bản thân?
8


A. Đấu tranh để loại bỏ tư tưởng lười học.
B. Dung hòa giữa tư tưởng chăm học và lười học.
C. Không quan tâm, muốn ra sao cũng được.
D. Hỏi ý kiến bạn bè.
V. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV:
* Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ đề “Nguồn gốc vận động phát triển
của sự vật, hiện tượng” trước 1 tuần tại nhà: GV chia nhóm HS, cử nhóm trưởng
và thống nhất cách làm việc. Mỗi nhóm 6-7 học sinh.

* GV định hướng nội dung cơ bản và dự kiến thời lượng học:
+ Tiết 1: Mục 1: a,b,c
+ Tiết 2: Mục 2: a,b + Bài học thực tiễn.
* GV giao nhiệm vụ cho học sinh:
- Cá nhân mỗi học sinh về nhà đọc và nghiên cứu trước các nội dung liên quan đến
mâu thuẫn.
- Nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm:
Với nội dung kiến thức của Tiết 1 của chủ đề:
Nhóm 1: Mâu thuẫn là gì? Phân biệt mâu thuẫn theo quan niệm thông thường và
mâu thuẫn theo quan điểm Triết học? Nêu ví dụ về mâu thuẫn trong tự nhiên, xã
hội, tư duy?
Nhóm 2: Thế nào là mặt đối lập của mâu thuẫn? Nêu ví dụ? Nói đến mặt đối lập
của mâu thuẫn là nói đến những mặt đối lập dàng buộc bên trong 1 sự vật, hiện
tượng cụ thể hay mọi sự đối lập bất kì?
Nhóm 3: Thế nào là Sự thống nhất giữa các mặt đối lập? Cho ví dụ?
Nhóm 4: Theo quan niệm Triết học thế nào là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập?
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập trong mâu thuẫn triết học khác với sự đấu tranh
thông thường như thế nào?
Với nội dung tiết 2 của chủ đề :
Nhóm 1: Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là gì? Nếu không có sự đấu
tranh giữa các mặt đối lập thì kết quả sẽ ra sao? Nguồn gốc vận động, phát triển
của sự vật hiện tượng là gì? Nêu ví dụ?
Nhóm 2: Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng cách nào? Tại sao?
9


Nhóm 3: Sau khi học xong nội dung bài học em rút ra được những bài học thực
tiễn gì cho bản thân?
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Học sinh có 1 tuần để nghiên cứu và hoàn thiện nhiệm vụ của cá nhân, nhóm

mình. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm tổng hợp, xây dựng bài báo cáo và in nội
dung cơ bản cần ghi nhớ.
- Đọc và nghiên cứu trước bài Nguồn gốc vận động phát triển cảu sự vật, hiện
tượng.
- Tìm kiếm thông tin liên quan đến mặt đối lập, sự thống nhất, sự đấu tranh giữa
các mặt đối lập, giải quyết mâu thuẫn qua mạng internet.
- Giấy A0, bút dạ.
- Bài báo cáo power point của nhóm.
VI. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Tiết 1 - Bài 4: NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN
CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG.
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1.Về kiến thức :
- Nêu được khái niệm mâu thuẫn theo quan diểm của chủ nghiã duy vật biện
chứng.
- Mặt đối lập của mâu thuẫn.
- Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
2. Về kỹ năng:
- Biết phân tích và so sánh giữa mâu thuẫn triết học với mâu thuẫn thông thường.
- Biết phân tích một số mâu thuẫn trong các sự vật hiện tượng.
- Rèn luyện kĩ năng phán đoán, phân tích, tư duy
3.Về thái độ:
- Có ý thức tham gia giải quyết một số mâu thuẫn phù hợp với lứa tuổi.
4. Các năng lực cần hình thành.
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi; năng lực giải quyết
vấn đề, tự học; Sáng tạo; Giao tiếp; Hợp tác; Sử dụng ngôn ngữ; ...
B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC.
10



1. Hoạt động khởi động:
- Mục tiêu : Học sinh trả lời câu hỏi, bày tỏ quan điểm cá nhân. Từ đó dẫn dắt HS
vào nội dung bài học.
- Cách thức tiến hành: Gv Tạo tình huống có vấn đề.
Ở bài 3 các em đã được tìm hiểu về sự vận động, phát triển của thế giới vật chất.
Mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới luôn trong quá trình vận động và phát triển.
Nguyên nhân nào dẫn đến sự vận động, phát triển ấy? Triết học và tôn giáo có
những quan điểm khác nhau về vấn đề này. Nhà cơ học Niu-tơn cho rằng nguồn
gốc của vận động nằm ngoài vật chất, nhờ “cái hích của thượng đế’. Hôn-bách, nhà
duy vật tiêu biểu ở thế kỉ XVIII của Pháp cho rằng: “Vật chất vận động là do sức
mạnh của bản thân nó, không cần đến một sức thúc đẩy nào từ bên ngoài”.
GV đặt câu hỏi: Theo em quan điểm nào đúng, quan điểm nào sai?
Hs trả lời:
Gv nhận xét và dẫn dắt vào nội dung bài học.
- Sản phẩm mong đợi: Gợi mở cho hs những nội dung kiến thức bài học hôm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là mâu thuẫn.
- Mục tiêu: Nắm được khái niệm mâu thuẫn theo nghĩa triết học, phân biệt được
mâu thuẫn thông thường và mâu thuẫn triết học.
- Cách thức tiến hành:
+ GV: Yêu cầu học sinh trả lời 1 số câu hỏi (Đã giao cách đây 1 tuần, nhóm 1)
Em hãy nêu 1 vài ví dụ về mâu thuẫn? Khi nói đến mâu thuãn thì theo quan niệm
thông thường ta thường nghĩ tới những điều gì? Phân biệt mâu thuẫn theo quan
niệm thông thường và theo quan niệm triết học? Cho ví dụ về mâu thuẫn theo quan
niệm triết học trong tự nhiên, xã hội và tư duy?
+ HS: Đại diện nhóm 1 trình bày.
+ GV tổ chức cho cả lớp trao đổi ý kiến và nhận xét chốt kiến thức
- Sản phẩm mong đợi:

+ Hs hiểu được khái niệm mâu thuẫn.
+ Phân biệt mâu thuẫn thông thường với mâu thuẫn triết học:
* Mâu thuẫn (thông thường) là trạng thái xung đột lẫn nhau.
* Mâu thuẫn (TH): Hai mặt đối lập ràng buộc nhau, tác động lên nhau.
Ghi nhớ:
11


Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh
với nhau.
Mâu thuẫn thông thường.
- Trạng thái xung đột, chống đối nhau
giữa các sự vật, hiện tượng bất kì.
- Hai mặt đó không tác động gì đến
nhau, không ảnh hưởng đến nhau

Mâu thuẫn triết học.
- Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong bản
thân 1 sự vật, hiện tượng,
- Có mối quan hệ mật thiết, mặt này là
tiền đề tồn tại của mặt kia và ngược lại.

GV cho học sinh làm bài tập củng cố:
Hãy phân biệt mâu thuẫn theo cách hiểu thông thường và mâu thuẫn theo cách
hiểu của triết học trong các trường hợp sau đây:
a. Bà A và bà C cãi nhau trong chợ.
b. Bạn B và bạn H giận nhau và không thèm nói chuyện với nhau.
c. Mối quan hệ giữa bên mua và bên bán trên thị trường.
d. Quá trình hấp thụ và giải phóng năng lượng của mỗi tế bào.
e. Xung đột giữa các sắc tộc, tôn giáo khác nhau.

g. Điện tích dương và điện tích âm của cùng một nguyên tử.
h. Giai cấp vô sản đấu tranh chống lại giai cấp tư sản.
Hoạt động 2: Tìm hiểu mặt đối lập của mâu thuẫn.
- Mục tiêu: Học sinh hiểu được thế nào là mặt đối lập của mâu thuẫn theo quan
điểm triết học.
- Cách thức thực hiện:
GV: Chiếu hình ảnh về các mặt đối lập
- Hoạt động sản xuất và tiêu dùng..
- Quá trình đồng hóa, dị hóa của 1 tế bào.
- Sự đấu tranh giữa giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột trong xã hội phong kiến.
GV Nêu câu hỏi? Qua vedeo em thấy các sự vật hiện tượng có đặc điểm gì? (đối
lập hay giống nhau), Các mặt đó phát triển theo những chiều hướng như thế nào?
Em hiểu thế nào là mặt đối lập của mâu thuẫn?
- HS suy nghĩ và trả lời. Đại diện nhóm 2 trình bày sản phẩm.
- GV tổ chức cho cả lớp trao đổi ý kiến và nhận xét chốt kiến thức
- Sản phẩm mong đợi:
+ Khái niệm mặt đối lập của mâu thuẫn.
Ghi nhớ:
12


- Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm ...mà
trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng chúng phát triển theo
những chiều hướng trái ngược nhau.
Lưu ý: Đó là những mặt đối lập ràng buộc nhau bên trong mỗi sự vật, hiện tượng
cụ thể, không phải là mặt đối lập bất kì giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật
hiện tượng kia.
- GV cho học sinh làm bài tập củng cố: Hãy chỉ ra mặt đối lập của mâu thuẫn trong
các ví dụ sau?
a. Những gam màu đối lập trong cùng một bức tranh.

b. Điện tích dương của nguyên tử A và điện tích âm của nguyên tử B.
c. Hoạt động dạy và hoạt động học của thầy và trò trong một tiết học.
d. Mặt đồng hoá và dị hoá trong cùng một tế bào B.
e. Giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân trong xã hội phong kiến.
g. Giai cấp bóc lột trong xã hội chiếm hữu nô lệ và giai cấp bị bóc lột trong xã hội
tư bản.
h. Tệ nạn mại dâm và ma tuý đang có chiều hướng giảm rõ rệt.
i. Mặt tích cực và mặt tiến bộ trong xã hội ta đang ngày càng chiếm ưu thế.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
- Mục tiêu: Hs hiểu được thế nào là sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
- Cách thức thực hiện:
GV: Cho học sinh xem lại hình ảnh
- Hoạt động sản xuất và tiêu dùng..
- Quá trình đồng hóa, dị hóa của 1 tế bào.
- Giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột trong xã hội phong kiến.
GV nêu câu hỏi?
Với mỗi sự vật, hiện tượng trên nếu thiếu 1 trong 2 mặt (sản xuất hoặc tiêu dùng,
đồng hóa hoặc dị hóa...) thì sự vật, hiện tượng sẽ như thế nào? Chúng có tồn tại và
phát triển được không? Em hiểu thế nào là sự thống nhất giữa các mặt đối lập?
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Đại diện nhóm 3 trình bày sản phẩm.
GV tổ chức cho cả lớp trao đổi ý kiến và nhận xét chốt kiến thức
- Sản phẩm mong đợi:
+ Khái niệm sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
13


Ghi nhớ:
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập: Trong mỗi mâu thuẫn hai mặt đối lập liên
hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau.

Lưu ý: Cần phân biệt khái niệm thống nhất trong quy luật mâu thuẫn với cách
nói thống nhất được dùng hàng ngày. Bởi thống nhất ở đây là sự thống nhất trong
bản thân 1 sự vật hiện tượng chứ ko phải sự thống nhất như là sự hợp lại thành 1
khối của nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau.
GV củng cố: Hãy nối mỗi thông tin ở cột A với một hoặc nhiều thông tin tương
ứng ở cột B sao cho phù hợp
A

B

1. Mặt đối lập trong lĩnh vực toán học

a. Quá trình đồng hoá và dị hoá

2. Mặt đối lập trong lĩnh vực vật lí học

b. Địa chủ và nông dân.

3. Mặt đối lập trong lĩnh vực sinh học

c. Cung và cầu.

4. Mặt đối lập trong một chế độ xã hội

d. Nhân vật chính diện và nhân vật phản
diện.

5. Mặt đối lập trong nghệ thuật kịch

e. Số chẵn và số lẻ (trong chỉnh thể số

tự nhiên)

6. Mặt đối lập trong hoạt động sản
g. Trục Ox và trục Oy.
xuất, kinh doanh
h. Điện tích dương (+) và điện tích âm
(–).
i. Chi phí và doanh thu.
k. Nội năng và ngoại năng của một vật
thể.
l. Quá trình tổng hợp và phân giải các
chất ở vi sinh vật.
m. Chủ nô và nô lệ.
n. Đồng biến, nghịch biến trong hàm số.
o. Bên mua và bên bán.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập,
- Mục tiêu: học sinh hiểu được thế nào là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
14


- Cách thức thực hiện:
HS xem lại vedeo và trả lời câu hỏi?
Các sự vật, hiện tượng trên có mối quan hệ với nhau như thế nào (chúng có tác
động, bài trừ, gạt bỏ nhau không)? Theo quan niệm triết học thế nào là sự đấu tranh
giữa các mặt đối lập? Đấu tranh giữa các mặt đối lập trong mâu thuẫn khác với đấu
tranh thông thường như thế nào?
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi, Đại diện nhóm 4 báo cáo kết quả.
- GV tổ chức cho cả lớp trao đổi ý kiến và nhận xét chốt kiến thức
- Sản phẩm mong đợi: Kết luận về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Ghi nhớ:

Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập: Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập
cùng tồn tại bên nhau, vận động và phát triển theo những chiều hướng trái
ngược nhau nên chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết học gọi đó là
sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Lưu ý: Tùy vào hình thức tồn tại cụ thể của các dạng vật chất mà sự đấu tranh
trong quy luật mâu thuẫn có những biểu hiện khác nhau như tác động, bài trừ,
gạt bỏ. Không nên hiểu đó chỉ là dùng sức mạnh để diệt trừ nhau.
GV củng cố, cho HS làm bài tập sau: Trong các kết luận sau đây kết luận nào sai?
Vì sao?
a. Sự thống nhất của các mặt đối lập tách rời sự đấu tranh giữa chúng.
b. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập không liên quan gì dến sự thống nhất giữa
chúng.
c. Thống nhất và đấu tranh là hai mặt của cùng một quá trình mâu thuẫn.
d. Sự thống nhất của các mặt đối lập không tách rời sự đấu tranh giữa chúng.
e. Thống nhất giữa các mặt đối lập chính là đấu tranh giữa các mặt đối lập, là đấu
tranh trong trạng thái cân bằng, ổn định giữa các mặt đối lập.
g. Đấu tranh là sự xung đột, dùng sức mạnh tiêu diệt nhau.
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố và hoàn thiện kiến thức vừa học.
- Phương thức thực hiện:
+ Hs hoàn thành bài tập, từ đó Gv đánh giá mức độ hiểu bài của học sinh:
Câu 1. Trong một chỉnh thể trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh
với nhau là
15


A. mâu thuẫn.

B. mặt đối lập.


C. vận động.

D. đứng im.

Câu 2. Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động,
phát triển của sự vật, hiện tượng, chúng phát triển theo chiều hướng trái ngược
nhau là
A. mâu thuẫn.

B. mặt đối lập.

C. vận động.

D. đứng im.

Câu 3. Phản ánh những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm trái ngược nhau trong
mỗi sự vật hiện tượng là đặc điểm của
A. mâu thuẫn.

B. mặt đối lập.

C. vận động.

D. đứng im.

Câu 4. Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng chứa đựng những
A. xung đột. B. mâu thuẫn.

C. đối kháng.


D. đối đầu.

Câu 5. Trong mỗi sự vật, hiện tượng luôn luôn có
A. hai mặt đối lập cơ bản.

B. nhiều mặt đối lập cơ bản.

C. một mặt đối lập cơ bản.

D. những mặt đối lập cơ bản.

Câu 6. Theo em, đâu là mặt đối lập của mâu thuẫn triết học trong các nội dung
dưới đây?
A. Đen và trắng.

B. Nắng và mưa.

C. Cao và thấp.

D. Thiện và ác.

- Sản phẩm mong đợi: Sản phẩm câu trả lời của học sinh theo yêu cầu.
D. Hoạt động vận dụng, mở rộng
Mục tiêu: Hs tiếp tục tìm tòi và mở rộng hiểu biết của mình về mâu thuẫn theo
quan niệm triết học bằng cách sưu tầm thêm những ví dụ liên quan đến nội dung
bài học.
Cách thức thực hiện:
- Gv yêu cầu HS tìm thêm các ví dụ về mâu thuẫn thông thường và mâu thuẫn triết
học. Phân tích rõ tại sao là đối lập thông thường, tại sao là mâu thuẫn triết học?
Sản phẩm mong đợi:

Học sinh hoàn thành nhiệm vụ được giao.
E. Dặn dò.
Về nhà học bài.
Chuẩn bị nội dung 2 “Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động phát triển của sự vật, hiện
tượng.

Tiết 2 - Bài 4 NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ
VẬT, HIỆN TƯỢNG.
16


A. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức:
- Biết được sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc khách quan của mọi sự
vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
- Biết được mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
- Rút ra được bài học thực tiễn cho bản thân.
2. Về kỹ năng:
- Biết phân tích một số mâu thuẫn trong các sự vật vật và hiện tượng .
3. Về thái độ:
- Có ý thức tham gia giải quyết một số mâu thuẫn phù hợp với lứa tuổi.
4. Các năng lực cần hình thành.
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi; năng lực giải quyết
vấn đề, tự học; Sáng tạo; Giao tiếp; Hợp tác; Sử dụng ngôn ngữ; ...
B. Tổ chức các hoạt động học tập.
1. Hoạt động khởi động:
- Mục tiêu: Học sinh trả lời câu hỏi, bày tỏ quan điểm cá nhân. Từ đó dẫn dắt HS
vào nội dung bài học
- Cách thức tiến hành:

GV : Nêu tình huống có vấn đề, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi.
Em hãy tìm 1 mâu thuẫn trong lớp. Nếu giải quyết được mâu thuẫn đó sẽ có tác
dụng như thế nào?
HS trả lời câu hỏi.
+ Gv dẫn dắt học sinh vào nội dung bài học
- Sản phẩm mong đợi: Gợi mở cho hs những nội dung kiến thức bài học hôm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động 1: Tìm hiểu mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển.
- Mục tiêu: Học sinh hiểu được trong mỗi mâu thuẫn đều bao hàm các mặt đối lập,
các mặt đối lập không ngừng đấu tranh, bài trừ, gạt bỏ nhau=> làm cho mâu thuẫn
cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật mới ra đời thay cho sự vật cũ.
- Cách thức thực hiện:
Tình huống: Giáo viên bộ môn giao cho các nhóm trong lớp 10A thực hiện một dự
án nhỏ và yêu cầu các nhóm phải hoàn thành trong vòng 3 tuần. Nhóm 1 gồm các
17


bạn A, B, C, D, M, H, L, N gặp nhau để thảo luận và phân công công việc. Ngay
buổi đầu tiên trong nhóm đã nảy sinh bất đồng giữa một số thành viên về cách thức
tiếp cận thực hiện dự án cũng như nhiệm vụ được phân công. Ai cũng đấu tranh
cho rằng mình đúng và phủ nhận ý kiến, đề xuất của người khác.
1. Theo em, trong thực tế những mâu thuẫn như trên có thường xảy ra hay không ?
Việc giải quyết mâu thuẫn, bất đồng giữa các thành viên trong nhóm sẽ mang lại
điều gì ?
2. Vậy theo các em sự đấu tranh giữa các mặt đối lập sẽ thúc đẩy hay kìm hãm quá
trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng ?
3. Khi đối diện với các mâu thuẫn, chúng ta cần phải làm gì ?
4. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập có vai trò như thế nào đối với sự vận động,
phát triển của sự vật, hiện tượng ?
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi

- Đại diện nhóm 1 báo cáo kết quả.
GV bổ sung kết luận:
- Trong thực tế những mâu thuẫn, bất đồng như trên thường xảy ra. Việc kịp thời
giải quyết mâu thuẫn, bất đồng giữa các thành viên trong nhóm sẽ giúp cho nhóm
đoàn kết, các thành viên tăng cường hiểu biết, học hỏi lẫn nhau, tăng năng lực hợp
tác của nhóm, giúp nhóm hoàn thành nhiệm vụ,...
- Phải tích cực tham gia giải quyết một cách hiệu quả những mâu thuẫn đang
không ngừng nảy sinh.
- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập sẽ thúc đẩy quá trình vận động, phát triển của
sự vật, hiện tượng.
- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập chính là nguồn gốc vận động, phát triển của thế
giới các sự vật, hiện tượng.
GV chuẩn hóa kiến thức.
- Sản phẩm mong đợi: Nội dung kiến thức
Ghi nhớ:
Mỗi mâu thuẫn đều bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Kết
quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới
hình thành, sự vật hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới. Quá
trình này tạo nên sự vận động, phát triển vô tận của thế giới khách quan. Do đó,
sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật,
18


hiện tượng.
Hoạt dộng 2. Tìm hiểu mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh.
- Mục tiêu: Học sinh hiểu được mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh.
- Cách thức thực hiện:
GV chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận và cử đại diện trình bày:
Nhóm 1: A và B là hai người bạn rất thân với nhau, vì một chuyện hiểu lầm không
đáng có mà cả tuần nay hai bạn đã không chơi với nhau, thậm chí không thèm nói

chuyện với nhau nữa.
Nếu em rơi vào trường hợp của hai bạn ấy em sẽ giải quyết như thế nào ?
Nhóm 2: Cả lớp 10 D ai cũng phấn đấu chăm chỉ học tập, thực hiện đúng quy chế
của nhà trường. Tuy nhiên, có hai bạn trong lớp thường xuyên đi muộn, bỏ tiết lại
hay nói leo, mất trật tự trong giờ học, vì thế lớp thường bị trừ rất nhiều điểm thi
đua. Tuần rồi trong bảng xếp loại thi đua lớp đứng thứ 29/29 lớp trong toàn trường.
Cả lớp ai cũng ấm ức nhưng chẳng ai dám góp ý hay phê bình hai bạn đó cả.
Theo em, tập thể lớp 10 D cần phải làm gì để đưa phong trào của lớp đi lên ?
Nhóm 3: Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng cách nào? Tại sao?
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm trình bày.
GV tổ chức cho hs thảo luận và chuẩn hóa kiến thức.
- Sản phẩm mong đợi:
+ Mâu thuẫn chỉ có thể được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
không phải bằng con đường điều hòa mâu thuẫn.
Ghi nhớ:
Mâu thuẫn chỉ có thể được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
không phải bằng con đường điều hòa mâu thuẫn
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của quy luật và rút ra bài học thực tiễn.
- Mục tiêu: học sinh rút ra được bài học thực tiễn qua nội dung đã học.
- Cách thức tiến hành:
GV hỏi: Có ý kiến cho rằng để có sự phát triển cần phải kìm hãm, điều hòa hoặc
thủ tiêu sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Em có đồng ý với ý kiến trên hay
không? Tại sao? Bài học rút ra là gì?
Trong cuộc sống, để giải quyết một cách hiệu quả những mâu thuẫn, bất đồng nảy
sinh (như tình huống của Nhóm 1 lớp 10B2 ở trên), đòi hỏi chúng ta phải có (rèn
luyện) được những kĩ năng cơ bản nào?
19


GV nhận xét, bổ sung và kết luận: Ý kiến trên không đúng, vì kìm hãm, điều hòa

hoặc thủ tiêu sự đấu tranh giữa các mặt đối lập chính là kìm hãm, điều hòa, thủ tiêu
động lực của sự phát triển. Mâu thuân chỉ có thể giải quyết bằng đấu tranh giữa các
mặt đối lập chứ không phải bằng con đường điều hòa mâu thuẫn. Vận dụng những
hiểu biết trên vào c/s hàng ngày, chúng ta cần biết phân tích những MT trong nhận
thức, trong rèn luyện phẩm chất đạo đức. Phải phân biệt đâu là đúng, đâu là sai,
tiến bộ, lạc hậu để nâng cao nhận thức khoa học. Muốn vậy, phải không ngừng
tham gia đấu tranh để bảo vệ cái đúng, cái tiến bộ, chống lại những tiêu cực, sai
trái. Muốn giải quyết được mâu thuẫn một cách hiệu quả đòi hỏi chúng ta phải rèn
luyện, trang bị cho mình những kĩ năng để giải quyết xung đột, giải quyết mâu
thuẫn.
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm 3 báo cáo kết quả.
- Sản phẩm mong đợi:
+ Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
+ Trong học tập và rèn luyện cần làm gì.
Ghi nhớ:
Bài học thực tiễn :
- Cần phải biết phân tích những mâu thuẫn trong nhận thức, trong rèn luyện
phẩm chất đạo đức.
- Phân biệt được cái đúng, cái sai, cái tiến bộ, cái lạc hậu để nâng cao nhân thức,
phát triển nhân cách.
- Biện pháp để giải quyết mâu thuẫn là phải thường xuyên “đấu tranh” - phê
bình và tự phê bình.
- Tránh thái độ xuê xoa, “dĩ hòa vi quý” không dám đâu tranh chống lại cái lạc
hậu, tiêu cực.
C. Hoạt động luyện tập:
- Mục tiêu: Học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, đồng thời rèn luyện kĩ năng
lập luận, trình bày....
- Cách thức thực hiện:
+ GV cho HS thực hành một số câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1. Giáo chủ nhiệm đã khuyến khích cho học sinh có tinh thần mạnh dạn phê

bình, góp ý những bạn thường xuyên vi phạm nội quy ảnh hưởng đến tập thể lớp.
Trong trường này, cô giáo đã giải quyết mâu thuẫn bằng cách nào dưới đây?
A. Điều hòa mâu thuẫn.

B. Thống nhất mâu thuẫn.
20


C. Đấu tranh giữa các mặt đối lập.

D. Thống nhất giữa các mặt đối lập.

Câu 2. H cho rằng bản tính thiện trong người này với cái ác của người kia vẫn
được coi là mặt đối lập của triết học. Em hãy giúp H hiểu đúng về mặt đối lập của
triết học qua việc tìm câu trả lời đúng sau đây?
A. Cứ có sự đối lập đều là mặt đối lập của triết học.
B. Mặt đối lập là những mâu thuẫn nhưng phải tồn tại trong một chỉnh thể.
C. Mặt đối lập là những mâu thuẫn không cần phải tồn tại trong một chỉnh thể.
D. Mặt đối lập là những mâu thuẫn phải tồn tại trong nhiều chỉnh thể.
+ HS suy nghĩ cá nhân và trả lời.
- Sản phẩm mong đợi:
Sản phẩm của HS theo yêu cầu và nhiệm vụ phân công.
D. Hoạt động vận dụng, mở rộng
Mục tiêu: Hs tiếp tục tìm tòi và mở rộng hiểu biết của mình về nguồn gốc vận
động và phát triển của sự vật và hiện tượng bằng cách sưu tầm, chia sẻ và cảm
nhận, suy nghĩ những tình huống liên quan.
Cách thức thực hiện:
- Gv yêu cầu HS về nhà suy nghĩ tình huống sau:
Tình huống:
L nói với H: “Tớ bảo này, quá trình học tập của chúng mình cũng là quá trình giải

quyết mâu thuẫn để phát triển đấy.”
H phản đối: “Trong quá trình học thì làm gì có mâu thuẫn mà giải quyết. Mà nếu
giải quyết thì phải giải quyết bằng đấu tranh mới có phát triển. Tớ có thấy đấu
tranh gì đâu”.
Câu hỏi: Em đồng ý với quan điểm của bạn nào? Tại sao?
Sản phẩm mong đợi:
Học sinh giải quyết dc tình huống.
E. Dặn dò.
GV yêu cầu học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài mới : cách thức vận động và
phát triển của sự vật hiện tượng
VII. Kết luận.
Qua quá trình xây dựng chủ đề, do đặc thù bộ môn nên trong năm học này chúng
tôi chưa áp dụng trong thực tiễn giảng dạy. Song cá nhân tôi nhận thấy nếu có điều
21


kiện thực hiện được theo các bước trên thì kết quả dạy và học sẽ cao hơn rất nhiều
so với cách truyền thụ truyền thống trước đây. Học sinh sẽ nắm được nội dung quy
luật mâu thuẫn một cách sâu sắc và đầy đủ hơn.

22



×