Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Công tác xã hội cá nhân trong việc phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ chậm nói tại cơ sở giáo dục hòa nhập Ước Mơ Xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 62 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................... 1
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO ..........................................................................1
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................3
1.Lí do chọn đề tài: ..............................................................................................................3
2.Mục tiêu: .......................................................................................................................4
3.Đối tượng và khách thể: ................................................................................................ 5
4.Phương pháp thu thập dữ liệu: ......................................................................................5
NỘI DUNG .......................................................................................................................... 6
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP .............................................................. 6
1.1.GIỚI THIỆU ..............................................................................................................6
1.1.1.Thời gian thực tập: .............................................................................................. 6
1.1.2.Cơ sở:................................................................................................................... 6
1.1.3.Địa chỉ: ................................................................................................................ 6
1.1.4.Lịch sử hình thành ............................................................................................... 6
1.1.5.Các đơn vị liên quan: ........................................................................................... 6
1.2.ĐỐI TƯỢNG..............................................................................................................6
1.2.1.Người sử dụng dịch vụ tại cơ sở .......................................................................... 6
1.2.2.Số lượng người sử dụng dịch vụ ......................................................................... 7
1.3.MỤC TIÊU CƠ SỞ ....................................................................................................7
1.4.TỔ CHỨC,NHÂN SỰ CƠ SỞ...................................................................................8
1.4.1.Sơ đồ tổ chức: ...................................................................................................... 8
1.4.2.Nhân sự chuyên môn ........................................................................................... 8
1.4.3.Cơ sở vật chất: ..................................................................................................... 9
1.5.CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC ĐỐI TƯỢNG VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.....10
1.6.NHẬN XÉT CHUNG VỀ CƠ SỞ ...........................................................................10
PHẦN 2: KẾT QUẢ CTXH CÁ NHÂN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG
GIAO TIẾP CHO TRẺ CHẬM NÓI .................................................................................12
2.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ CỦA THÂN CHỦ ..............................................12
2.1.1.Công tác xã hội cá nhân ........................................................................................ 12


2.1.2.Khả năng giao tiếp ................................................................................................ 17


2.1.3.Trẻ chậm nói..........................................................................................................18
2.1.4.Công tác xã hội cá nhân trong việc phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ chậm nói
........................................................................................................................................22
2.2.TIẾN TRÌNH THỰC TẬP CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN ....................... 25
2. 2.1.Bối cảnh chọn thân chủ .................................................................................... 25
2.2.2.Trường hợp ........................................................................................................ 25
2.2.3.Các sơ đồ ........................................................................................................... 26
2.2.4.Phân tích hệ thống thân chủ............................................................................... 29
PHẦN 3:NHỮNG THAY ĐỔI CỦA SINH VIÊN ........................................................... 52
1. Về nhận thức ..............................................................................................................52
2. Về mặt kỹ năng ..........................................................................................................52
3. Về mặt thái độ ............................................................................................................52
4. Bài học kinh nghiệm ..................................................................................................53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 54
1.Kết luận: .................................................................................................................. 54
2.Đề xuất ..................................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................56
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG ĐỢT THỰC TẬP ........................................................... 57


CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO
CTXH

Công tác xã hội

NVXH


Nhân viên xã hội

TC

Thân chủ

1


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp được coi là học phần bắt buộc đối với mỗi sinh viên ngành
Công tác xã hội (CTXH). Thông qua chuyến thực tập này sinh viên sẽ thực hiện các kỹ
năng đã có và trao dồi thêm các kỹ năng cần thiết khác trong công việc.Đợt thực tập kéo
dài 2 tháng (8 tuần) bắt đầu từ ngày 07/01/2019 đến 17/03/2019 tại Trung tâm Nghiên
cứu và phát triển giáo dục đặc biệt- Cơ sở giáo dục hòa nhập Ước Mơ Xanh đã mang đến
cho em nhiều trải nghiệm thú vị, giúp em định hình được nghề nghiệp trong tương lai, có
hành trang vững chắc, và thêm lòng tin yêu vào nghề nghiệp mình đã chọn. Trong đợt
thực tập này, em đã cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình nhờ sự nỗ lực của bản
thân, sự giúp đỡ nhiệt tình từ thầy cô và mọi người tại cơ sở.
Quả thực nếu không có đợt thực tập này thì em sẽ không có cơ hội xây đắp thêm
những lỗ hổng kiến thức của mình. Dưới đây là kết quả em có được trong quá trình thực
tập tại Cơ sở giáo dục hòa nhập Ước Mơ Xanh là những kiến thức không nhỏ để giúp các
em hoàn thiện mình hơn trong công tác.
Để hoàn thành được đề tài thực tập này và đạt được kết quả như ngày hôm nay,
trước tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến có sở thực tập, Phó giám đốc trung tâm,
toàn thể nhân viên ở tại cơ sở đã luôn tạo điều kiện ,hướng dẫn,góp ý để em có thể thành
tốt đợt thực tập.
Em xin gửi lời cảm ơn đến cô Lê Thị Lâm – GV hướng dẫn em cùng với cùng các
thầy cô khác trong khoa đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em để hoàn thành kỳ thực
tập tốt nghiệp.

Trong quá trình thực tập vẫn có những thiếu sót, em mong nhận được ý kiến đóng
góp từ các thầy cô trong khoa, của giáo viên kiểm huấn để có thể hoàn thiện được đợt
thực thực tập tốt nghiệp này cũng như hoàn thiện được kỹ năng làm việc của bản thân.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng tháng 03 năm 2019
Sinh viên
Lê Thị Thu Liên
Lớp 15CTXH

2


LỜI MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài:
Giao tiếp là một trong những phương thức tồn tại của xã hội loài người.Con người
không thể sống,hoạt động và thể hiện các giá trị vật chất,tinh thần của mình nếu không
được giao tiếp.Giao tiếp là nhu cầu sớm nhất của con người từ khi tồn tại đến khi mất
đi,ở đâu có sự tồn tại của con người thì ở đó có sự giao tiếp giữa con người với con
người,giao tiếp là cơ chế bên trong của sự tồn tại và phát triển con người.
Mặt khác,khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ khiến con người khác các loài động vật
khác.Ở đối tượng trẻ em,giao tiếp là tiền đề,là nhu cầu đầu tiên để chúng có thể kết nối
với xã hội loài người ,bắt đầu từ những tiếng khóc chào đời và những âm bập bẹ đầu tiên
của lời nói là những ánh mắt hóng chuyện,những phản xạ khi có tiếng động,âm thanh,rồi
đến những cử chỉ,hành động thể hiện ý muốn và những âm thanh bập bẹ của lời nói.
Tuy nhiên,theo các nghiên cứu khoa học,không phải lúc nào trẻ cũng đi theo tiến
trình phát triển ấy.Thực tế là có ít nhất 10-15% dân số có những rối nhiễu tâm lý,trong đó
tập trung quá nửa đối tượng trẻ em.Có nhiều mức độ chậm nói khác nhau và do những
nguyên nhân khác nhau (có đến 20 rối loạn phát triển tiếng nói).Việc xác định sớm và tìm
nguyên nhân chậm noi để can thiệp sớm giúp trẻ phát triển tiếng nói và tham gia vào các
quá trình giao tiếp thông thường là rât quan trọng.

Ở Việt Nam,trong những năm gần đây,tỷ lệ trẻ được chuẩn đoán là chậm nói khá
cao.Tại các bệnh viện Nhi số trẻ chậm nói mắc bệnh tự kỷ hoặc tăng động giảm chú ý
phải điều trị bán trú thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải.Ở các bệnh viện chuyên khoa
tai,mũi,họng,hàng tháng có khoảng 100 trẻ đến khám vì chậm phát triển ngôn ngữ,trong
đó khoảng 30%chậm nói do yếu tố tâm lý.Thực trạng chẩn đoán cho trẻ chậm nói ở Việt
Nam còn mang tính hình thức,mang tính kinh nghiệm và chưa chính xác.Hiện nay,khi trẻ
chậm nói,cha mẹ thường đưa trẻ tới các cơ sở y tế để thăm khám về bệnh lý tự kỷ trong
khi có hàng chục nguyên nhân chậm nói khác nhau.Các bậc cha mẹ thường cho rắng
trước sau con cũng sẽ nói được và để con tự phát triển và trông cậy toàn bộ vào chuyên
gia,mà không biết rằng tầm quan trọng của mình trong việc giúp con phát triển hơn.Việc
chậm nói ở trẻ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển tâm lý của trẻ và gia đình của trẻ.Thêm
nữa,các nghiên cứu về trẻ chậm nói,về vấn đề giao tiếp của trẻ chậm nói hiện nay chưa
nhiều và thường dừng ở góc độ giáo dục đặc biệt do quan niệm trẻ chậm nói là trẻ khuyết
tật.Trong CTXH,các can thiệp đối với trẻ chậm nói thường theo phương pháp CTXH cá

3


nhân,tập trung khắc phục các khó khăn các em gặp phải và phục hồi chức năng xã hội
cho các em.Hơn nữa để đạt đến mục đích cuối cùng là trẻ có thể tự vươn lên và sống độc
lập sau này,công tác phục hồi chức năng không chỉ đơn thuần là các hoạt động hỗ trợ trực
tiếp lên trẻ như chấn đoán,trị liệu y tế,tâm lý hay hành vi,...mà cần hỗ trợ các tiểu hệ
thống xung quanh trẻ,ở khía cạnh này các tiến trình của CTXH trong hỗ trợ trẻ là cần
thiết.
Xuất phát từ những lý do trên,với tư cách là một nhà nhân viên xã hội,em muốn
phát huy hết khả năng của mình để trợ giúp trẻ chậm nói và nhằm tìm hiểu sâu hơn về
hoạt động trợ giúp trẻ chậm nói ngoài thực tiễn,em chọn đề tài nghiên cứu là:”Công tác
xã hội cá nhân trong việc phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ chậm nói tại cơ sở giáo
dục hòa nhập Ước Mơ Xanh”.
2.Mục tiêu:

a.
Cá nhân NVXH:
-

Áp dụng được những kiến thức liên quan đến hành vi con người và môi trường xã

hội cũng như các phương pháp tiếp cận CTXH trong việc giúp đỡ cá nhân.
-

Thực hành các nguyên tắc,quy chuẩn đạo đức và các giá trị trong CTXH khi làm

việc với thân chủ.
-

Thực hiện các kĩ năng chuyên môn: thiết lập mối quan hệ, thu thập dữ liệu, lắng

nghe,thấu cảm,vấn đàm, đánh giá điểm mạnh của thân chủ, phân tích và nhận diện vấn
đề...
-

Tạo sự tự tin và khả năng làm việc với thân chủ.

-

Nhận thức được mối quan hệ của NVXH với thân chủ.

-

Tăng khả năng vấn đàm và tìm cách đối phó với thân chủ trong khi làm việc.


-

Làm quen và kết hợp lý thuyết vào thực hành.

-

Rèn luyện thái độ tích cực và luôn có động lực hướng đến học tập.

-

Tôn trọng các nguyên tắc, giá trị,văn hóa và quy chuẩn đạo đức trong CTXH.

-

Rút ra được bài học cho bản thân.

b.

Đối với thân chủ:

-

Giúp thân chủ nhìn nhận được vấn đề của mình.

-

Tạo cảm giác thoải mái, vui vẻ khi làm việc với NVXH.

-


Tạo động lực, niềm tin để thân chủ có thể giao tiếp tốt hơn.

-

Giúp thân chủ ổn định tâm lý.

4


-

Giúp cho thân chủ có nhiều mối quan hệ xã hội hơn..

-

Tháo gỡ rào cản mặc cảm của thân chủ với mọi người xung quanh.

-

Giúp thân chủ tư tin hơn trong giao tiếp.

-

Cải thiện được tình trạng chậm nói của thân chủ.

-

Tìm hiểu được những nguồn lực xung quanh và huy động được nguồn lực đó hỗ

trợ trong việc giái quyết vấn đề cho thân chủ.

3.Đối tượng và khách thể:
- Công tác xã hội cá nhân trong việc phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ chậm nói
tại cơ sở giáo dục hòa nhập Ước Mơ Xanh.
4.Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Thu thập thông tin,tư liệu:NVXH thu thập thông tin,tư liệu từ các nguồn có sẵn
như sách,báo,mạng internet,các báo cáo liên quan đến trẻ chậm nói.Các thông tin được
xử lí theo mục đích nghiên cứu một cách khách quan và có hệ thống.
- Phương pháp quan sát:Quan sát các hoạt động dành cho trẻ châm nói tại trung
tâm,đặc biệt các giáo viên dạy nhóm,dạy cá nhân cho trẻ chậm nói,quan sát đời sống của
trẻ chậm nói,hành vi của trẻ trong thời gian trị liệu,cách thức mà NVXH áp dụng để trợ
giúp trẻ chậm nói.
- Vãng gia: Vãng gia hay còn gọi là thăm hộ gia đình, phương pháp này là một
trong những phương pháp, công cụ quan trọng của CTXH cá nhân. Vãng gia hoàn toàn
có lợi vì khi vãng gia có thể quan sát môi trường tự nhiên và xã hội của gia đình thân chủ
cũng như thấy được các mối quan hệ và thái độ, cách xử sự giữa các thành viên trong gia
đình đối với thân chủ và có ảnh hưởng như thế nào đến thân chủ.

5


NỘI DUNG
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1.GIỚI THIỆU
1.1.1.Thời gian thực tập:
Thời gian 08 tuần: Từ ngày 07/01/2019 đến ngày 17/03/2019
1.1.2.Cơ sở:
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục đặc biệt – Cơ sở giáo dục hòa nhập
Ước Mơ Xanh
1.1.3.Địa chỉ:
100 Nam Cao,Quận Liên Chiểu,Thành Phố Đà Nẵng

1.1.4.Lịch sử hình thành
- Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục đặc biệt là đơn vị trực thuộc Hội Bảo
trợ người khuyết tật trẻ mồ côi Thành phố Đà Nẵng.
- Thuộc trung tâm nghiên cứu và phát triển giáo dục đặc biệt thành lập từ ngày
20/01/2009 với chức năng nghiên cứu về giáo dục đặc biệt.
- Cơ sở giáo dục hòa nhập Ước Mơ Xanh được thành lập và đi vào hoạt động từ
tháng 4/2014.
- Tháng 5/2018 cơ sở Ước Mơ Xanh tách ra làm 2 bộ phận:
+ Bộ phận 1: Giáo dục khả năng sống độc lập cho trẻ khuyết tật lớn từ 9 tuổi đến
14-15 tuổi.
+ Bộ phận 2: Can thiệp sớm cho trẻ đặc biệt ở độ tuổi nhỏ.
1.1.5.Các đơn vị liên quan:
-

Khoa Tâm Lý- Giáo Dục trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng

-

Đại học Thể Dục Thể Thao Đà Nẵng

-

Và một số tổ chức phi chính phủ như: tổ chức CK của Nhật,GGC của Việt
Nam.

1.2.ĐỐI TƯỢNG
1.2.1.Người sử dụng dịch vụ tại cơ sở
- Đối tượng là trẻ em:
+ Chủ yếu là các em mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ,chậm phát triển trí tuệ và
chậm nói,..


6


+ Trẻ em sử dụng dịch vụ tại trung tâm cần hỗ trợ các kỹ năng học tập , giáo dục
mầm non, can thiệp trị liệu tâm lí, học tập các kỹ năng sống
1.2.2.Số lượng người sử dụng dịch vụ
- Tổng số trẻ là 68 trong đó:
+ Trẻ mầm non 41
+ Trẻ chuyên biệt 27
1.3.MỤC TIÊU CƠ SỞ
- Nghiên cứu các mô hình giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.
- Chăm sóc,giáo dục,can thiệp theo hướng hòa nhập cho trẻ có nhu cầu đặc biệt,trẻ
tự kỉ,trẻ chậm nói,tăng động,giảm chú ý,quấy nhiễu cảm xúc hành vi,trẻ nói ngọng và trẻ
khó khăn trong học tập.
- Bồi dưỡng nâng cao năng lực làm việc cho trẻ và phụ huynh.
- Thay đổi nhận thức,thái độ cộng đồng,xã hội cho trẻ khuyết tật theo hướng hòa
nhập.
- Tư vấn và hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho trẻ có nhu cầu đặc biệt tại gia đình và
trường mầm non,tiểu học.Phụ huynh có thể tham dự tất cả các hoạt động trong ngày tại
Cơ sở để có thể định hướng và can thiệp tốt hơn cho trẻ tại gia đình.Sau khi được can
thiệp tại cơ sở,trẻ sẽ chuyển sang lớp hòa nhập,tiểu học bình thường(nơi có chuyên môn
về trẻ đặc biệt).Tại đây,giáo viên của cơ sở vẫn theo dõi và hỗ trợ để các cháu có thể học
hòa nhập một cách hiệu quả nhất.
 NHIỆM VỤ CỦA CƠ SỞ
- Cung cấp dịch vụ chuẩn đoán,đánh giá sự phát triển của trẻ có nhu cầu đặc biệt
tại thành phố Đà Nẵng và toàn quốc.
- Can thiệp các rối loạn tâm,sinh lý của trẻ để trẻ sống tự lập và hòa nhập với
cộng đồng.
- Tổ chức các khóa học nhằm nâng cao năng lực cộng đồng trong việc chăm sóc

– giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt.
- Tư vấn,bồi dưỡng,đào tạo,nghiên cứu và ứng dụng các đề tài khoa học về lĩnh
vực giáo dục đặc biệt tại Thành phố Đà Nẵng và toàn quốc.
- Tiêu chí của Trung tâm:Tận tâm,Trung thực,Sáng tạo,Hợp tác,Khát vọng vươn
lên.
Khẩu hiệu của Trung tâm:CHIA SẺ - ĐỒNG HÀNH – CÙNG PHÁT TRIỂN.

7


1.4.TỔ CHỨC,NHÂN SỰ CƠ SỞ
1.4.1.Sơ đồ tổ chức:
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

QUẢN LÝ
CHUYÊN MÔN

TỔ
CTS

TỔ SỐNG
ĐỘC LẬP

CẤP DƯỠNG

TỔ MẦM
NON


Cơ cấu tố chức gồm:
- Giám đốc :Ông Nguyễn Hoàng Long
- Phó giám đốc :Bà Lê Thị Kim Thu
- Quản lý chuyên môn: TS.Lê Thị Quỳnh Nga
- Tổng số giáo viên :30 người trong đó
+ Giáo viên mầm non :10 người
+ Giáo viên đặc biệt:20 người
Trình độ chuyên môn đạt 100%
-Cấp dưỡng:3 người (bếp chính,bếp phụ và tạp vụ)
Ngoài ra trường còn có các cộng tác viên là tình nguyện viên trong nước đến từ trường
Đại học Sư Phạm và Đại học Thể Thao và đặc biệt là các tình nguyện viên nước ngoài
đến từ các tổ chức phi chính phủ đến từ Úc,Nhật Bản,Pháp.
1.4.2.Nhân sự chuyên môn

8


STT

Họ và tên

Năm sinh

1

Nguyễn Danh Sáu

1993

2


Lê Thị Kim Thơ

1994

3

Đào Thị Ngọc

1994

4

Ngô Thị Hồng Hậu

1985

5

Đoàn Thị Hiếu

1990

6

Hồ Thị Tâm

1993

7


Nguyễn Thị Hồng My

1998

8

Huỳnh Ngọc Sang

1973

9

Phùng Thị Tú

1986

10

Trần Thị Thọ

1997

11

Vũ Thị Hường

1989

12


Đoàn Viết Thiêm

1994

13

Nguyễn Thị Lài

1995

14

Đặng Thị Phương Thảo

1995

15

Võ Thị Lan

1995

16

Phạm Thị Nụ

1986

17


Nguyễn Thị Thủy

1990

18

Ngô Thị Tuyết

1986

19

Đặng Minh Hoàng

1995

20

Trịnh Thị Yên

1994

1.4.3.Cơ sở vật chất:
- 7 phòng học sạch sẽ,thoáng mát,được trang trí phù hợp với lứa tuổi của trẻ mầm
non đảm bảo các yêu cầu về mặt an ninh,đồ dùng học tập đầy đủ đáp ứng về mặt giáo
dục.
- 7 phòng can thiệp cá nhân ngoài phòng học trên lớp với các bạn ter chuyên biệt
còn có những phòng học riêng cùng cô giáo hỗ trợ để trẻ mau tiến bộ.
- 1 phòng năng khiếu để trẻ có thể phát huy hết những năng khiếu bẩm sinh mà trẻ

có và giúp trẻ phát huy hết khả năng đó.
- 1 văn phòng
- 1 phòng bếp đáp ứng được các yêu cầu về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm và đầy
đủ chất dinh dưỡng trong từng bữa ăn của trẻ.

9


- Khu vui chơi liên hoàn 100m2 được xây dựng chắc chắn,khang trang ,sạch sẽ và
an toàn để trẻ có thể vui chơi và mô hình khu vui chơi kết hợp giúp cho trẻ vừa chơi vừa
học tập mang lại hiệu quả cao.
1.5.CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC ĐỐI TƯỢNG VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Hoạt động học nhóm trên lớp: trong mỗi buổi học giáo viên đều tổ chức học nhóm
cho các em nhằm tăng khả năng giao tiếp,tương tác với bạn bè.Cô thường dạy những chủ
đề liên quan đến thế giới xung quanh các em như:con vật,cây cối,màu sắc,bên cạnh đó
còn có các buổi dạy kĩ năng tự phục vụ bản thân ,....sẽ giúp trẻ có thêm sự hiểu biết,biết
cách sử dụng các vật dụng.
- Can thiệp cá nhân:Mỗi trẻ sẽ có những giờ học cá nhân riêng cùng cô,hay học
cùng cô và 1 bạn nữa.Mỗi trẻ sẽ có những cách dạy khác nhau phù hợp với độ tuổi,khả
năng của trẻ,giúp trẻ tiến bộ hơn và phát hiện ra những tiềm năng khác của trẻ.
- Vệ sinh,ăn uống và nghĩ trưa:Đảm bảo khẩu phần ăn uống,đủ chất dinh dưỡng
giúp trẻ phát triển về thể chất.
- Kết quả của hoạt động chăm sóc tại cơ sở:
+ Đã can thiệp giúp 15 trẻ sớm hòa nhập tại các trường mầm non,tiểu học.
- Các hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục đặc biệt gồm các
dịch vụ can thiệp các rối loạn sau:
+ Rối loạn tự kỷ,Down,Chậm phát triển trí tuệ,rối loạn ngôn ngữ,khó khăn trong
học tập.
+ Rối loạn vận động,lo âu,trầm cảm.
+ Rối loạn hành vi,cảm xúc.

- Nghiên cứu và ứng dụng các đề tài khoa học về lĩnh vực giáo dục nói chung và
giáo dục đặc biệt nói riêng.
- Xây dựng và triển khai các dự án.
- Bồi dưỡng,đào tạo,tư vấn về lĩnh vực giáo dục đặc biệt.
- Mở các lớp kĩ năng sống cho trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt.
1.6.NHẬN XÉT CHUNG VỀ CƠ SỞ
- Trung tâm Nghiên cứu và phát triển giáo dục và Phát triển giáo dục đặc biệt –Cơ
sở giáo dục hòa nhập Ứơc Mơ Xanh có các phòng học sạch sẽ,thoáng mát,được trang trí
phù hợp với lứa tuổi mầm non.Có các phòng can thiệp các nhân ngoài phòng học trên lớp

10


với các bạn trẻ chuyên biệt còn có những phòng học cùng với cô giáo hỗ trợ để trẻ mau
tiến bộ.Ngoài ra còn có khu vui chơi vừa giúp trẻ vui chơi vừa học tập hiệu quả hơn.
- Cán bộ giáo viên ở đây hầu hết đều rất nhiệt tình, năng nổ và chủ động trong công
việc. Ý thức trách nhiệm của mỗi người rất cao, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ,yêu thương
trẻ.
- Mỗi tháng đều có sự bồi dưỡng và kiểm tra chuyên môn nên các bộ giáo viên ở
đây đều đạt trình độ cao,thường xuyên có sự kiểm tra quá trình dạy để kịp thời nắm bắt
tình hình phát triển của trẻ và điều chỉnh lại những gì chưa đúng.
-Đội ngũ giáo viên trực tiếp can thiệp,chăm sóc- giáo dục là các Tiến sĩ,Thạc sĩgiảng viên khoa Tâm lý- Giáo dục trường Đại học Sư phạm,Đại Học Đà Nẵng và các cử
nhân chuyên ngành:Giáo dục đặc biệt,Tâm lý học,Giáo dục mầm non.Đây là đội ngũ giáo
viên có chuyên môn sâu,tâm huyết và nhiều năm gắn bó với việc chăm sóc- giáo dục trẻ
có nhu cầu đặc biệt.Cơ sở còn có sự giúp trợ giúp ,cố vấn từ các chuyên gia về giáo dục
đặc biệt ở TP Hà Nội,TP Hồ Chí Minh và các tình nguyện viên trong nước và ngoài
nước.
- Các thành viên trong Trung tâm đều vui vẻ,nhiệt tình,có sự quan tâm hỏi han nhau
trong cuộc sống,chia sẻ kinh nghiệm cách thức làm việc với trẻ,học hỏi lẫn nhau.
- Cơ sở luôn cập nhật và ứng dụng phối hợp các phương pháp can thiệp tiên tiến

trên thế giới như: phương pháp tích hợp đa giác quan, Teach, Montessori, Floortime,
ABA, DIR, tâm vận động, điều hòa cảm giác, massage, tập Doshanho,...Các phương
pháp này trong khi sử dụng đều được điều chỉnh cho phù hợp với từng cá nhân và giai
đoạn phát triển của trẻ.
Tuy nhiên,bên cạnh đó trung tâm cũng còn một số hạn chế:
-Do số lượng trẻ ngày càng đông nhưng số lượng giáo viên còn ít chưa đủ đáp
ứng,một lớp quá đông học sinh thì hiệu quả dạy mang lại sẽ không cao,công tác quản lý
trẻ cũng gặp nhiều khó khăn

11


PHẦN 2: KẾT QUẢ CTXH CÁ NHÂN TRONG VIỆC PHÁT
TRIỂN KHẢ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ CHẬM NÓI
2.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ CỦA THÂN CHỦ
2.1.1.Công tác xã hội cá nhân
a.Định nghĩa

Có rất nhiều định nghĩa về Công tác xã hội với cá nhân. Trong đó có một số định
nghĩa của các tác giả tiêu biểu như:
Tác giả Helene Mathew cho rằng: “Công tác xã hội cá nhân là phương
pháp giúp đỡ cá nhân con người thông qua mối quan hệ một – một. Phương pháp
này được các nhân viên xã hội ở các cơ sở sử dụng giúp con người có vấn đề về
chức năng xã hội và việc thực hiện chức năng của họ”.
Tác giả Perlman cho rằng: “Công tác xã hội cá nhân là một tiến trình
được các cơ quan lo về an sinh cho con người để giúp cá nhân đối phó hữu hiệu
hơn với các vấn đề thuộc về chức năng xã hội của họ”.
Mary Richmond: “Công tác xã hội cá nhân là những tiến trình phát triển
nhân cách nhờ những điều chỉnh được tác động một cách có ý thức, theo từng
cá nhân một, giữa con người và môi trường xã hội của họ”.

Kazuko Kay: “Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp công tác xã
hội, can thiệp những khía cạnh tâm lý xã hội của đời sống con người nhằm khôi
phục, cải thiện và phát huy việc thực hiện chức năng xã hội của cá nhân đó hay
phòng ngừa sự yếu kém trong việc thực hiện chức năng xã hội bằng cách nâng cao
sự thể hiện vai trò với tư cách là một cá nhân có năng suất và có tính xây dựng”

Mặc dù trên nhiều phương diện, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về
CTXH cá nhân, song có thể hiểu một cách thống nhất CTXH cá nhân là một
phương pháp của CTXH thông qua mối quan hệ tương tác 1-1 giữa nhân viên xã
hội với các thân chủ nhằm trợ giúp họ giải quyết các vấn đề nảy sinh từ sự thay
đổi (kinh tế - xã hội) của môi trường, giúp họ điều chỉnh bản thân và cách thức
tương tác với môi trường.
b. Đạo đức của người làm công tác xã hội

Theo quy định của Thông tư, người làm công tác xã hội phải tuân thủ các nguyên
tắc cơ bản bao gồm:
Thứ nhất, tôn trọng và phát huy quyền lựa chọn, quyền quyết định mà không
phân biệt giá trị, niềm tin, tư tưởng và cuộc sống của đối tượng và không ảnh
hướng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
Thứ 2, thúc đẩy sự tham gia đầy đủ của đối tượng bằng cách giúp đối tượng
tự quyết định và giải quyết các vấn đề có ảnh hưởng đến cuộc sống
Thứ 3, tập trung vào điểm mạnh, tận dụng các nguồn lực sẵn có của đối
tượng để thúc đẩy việc trao quyền; - Chịu trách nhiệm đối với các hoạt động nghề
nghiệp công tác xã hội, đảm bảo đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội
phù hợp và chất lượng

12


Thứ 4, thúc đẩy công bằng xã hội, bảo đảm nguồn lực một cách công bằng,

minh bạch theo nhu cầu của đối tượng
Thứ 5, tôn trọng sự đa dạng, không phân biệt đối xử về khả năng, tuổi tác,
giới tính, tình trạng hôn nhân, tình trạng kinh tế xã hội, màu da, chủng tộc, quốc
tịch, quan điểm chính trị, tín ngưỡng tôn giáo và các đặc điểm sức khỏe của đối
tượng.
Yêu cầu về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
Theo quy định, những người làm nghề công tác xã hội phải đảm bảo các phẩm chất đạo
đức nghề nghiệp cụ thể như sau:
- Cần, kiệm, liêm, chính, không được lạm dụng các mối quan hệ với đối tượng để
vụ lợi cá nhân; xác định rõ ranh giới giữa cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp.
- Tâm huyết, trách nhiệm, chủ động và sáng tạo trong việc cung cấp dịch vụ công
tác xã hội chuyên nghiệp cho đối tượng.
- Kiên nhẫn, thấu hiểu, chia sẻ và quan tâm đối với đối tượng
- Đặt lợi ích của đối tượng là quan trọng nhất trong quá trình hoạt động nghề công
tác xã hội
- Chịu trách nhiệm về các hoạt động nghề nghiệp của mình theo quy định của pháp
luật
- Giữ gìn đoàn kết với các đồng nghiệp; không lợi dụng, chia rẽ mối quan hệ giữa
các đồng nghiệp
- Chăm sóc bản thân và xây dựng hình ảnh phù hợp để đảm bảo hoạt động cung cấp
dịch vụ công tác xã hội, hiệu quả
c.Mục tiêu của Công tác xã hội cá nhân
- Giúp mọi người phát huy năng lực của chính họ và nâng cao khả năng xử lý, giải
quyết vấn đề.
- Giúp mọi người tìm các nguồn lực và tạo điều kiện thuận lợi cho các quan hệ
tương tác giữa các cá nhân với các tổ chức và cá nhân khác.
- Giúp các tổ chức đáp ứng nhiệt tình nhu cầu của thân chủ và tạo ảnh hưởng tới
quan hệ giữa các tổ chức và cá nhân.
- Tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội.
d. Đối tượng của CTXH cá nhân:

Đối tượng trợ giúp của công tác xã hội là con người, đặc biệt là những người yếu thế
trong xã hội, những người có hoàn cảnh khó khăn và dễ bị tổn thương gồm:
- Trợ giúp người già, người tàn tật và người nhiễm HIV/AIDS;
- Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị bạo hành, bị sao nhãng;
- Các nhóm người đặc biệt – dễ bị tổn thương (khuyết tật, người lang thang kiếm
sống, người nghiện ma tuý, người nhiễm HIV, người già, phụ nữ bị bạo hành);

13


- Các cá nhân có vấn đề, mâu thuẫn, khủng hoảng;
- Học sinh, sinh viên có vấn đề trong các trường học;
- Các bệnh nhân và gia đình của người bệnh, kể cả người tâm thần (tại các bệnh
viện và phòng khám);
e.Tiến trình công tác xã hội cá nhân
Gồm 7 bước:
Bước 1:Tiếp cận thân chủ
Việc tiếp cận thân chủ được thực hiện có thể do phía nhân viên xã hội chủ động do phạm
vi hoạt động theo chức năng của mình hoặc do phía thân chủ chủ động tìm đến nhân viên
xã hội vì có nhu cầu muốn được giúp đỡ.Nếu bước tiếp cận đầu tiên này mà nhân viên xã
hội tạo được ấn tượng ban đầu tích cực(cởi mở,thái độ sẵn sàng,đón nhận)thì các bước
sau sẽ có nhiều thuận lợi.
Bước 2:Xác định và phân tích dữ liệu
Thông thường ,vấn đề của thân chủ sẽ được trình bày ngay đầu.Tuy nhiên,chúng ta cần
lưu ý rằng đôi khi do những hạn chế về năng lực trình bày,sự đau yếu,bệnh tật hay những
lí do tế nhị khác khiến thân chủ không thể nhận ra hoặc nói ra đâu là nguyên nhân căn
bản cho những vấn đề họ đang gặp phải.Thân chủ sẽ thấy dễ dàng hơn trong việc nêu ra
các triệu chứng chứ không phải là nguyên nhân.Chính vì thế,chúng ta cần cùng với thân
chủ khám phá vấn đề thật sự là gì,thu thập những thông tin từ môi trường sống và từ bản
thân của thân chủ có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện chức năng của họ.

Bước 3:Thu thập dữ liệu
Đây là tiến trình thu thập thông tin để có cái nhìn tổng thể về vấn đề của thân chủ.Nhưng
những thông tin ban đầu cũng có nhiều mập mờ,tương phản hay sai lạc cần được làm
sáng tỏ hoặc được kiểm chứng lại với thân chủ,có thể do truyền thông không được
tốt,cũng có thể do chính thân chủ đang ở trong tình trạng mập mờ,mâu thuẫn.Nhân viên
xã hội cần hỗ trợ thân chủ từ từ nhìn rõ lại vấn đề và thường những mâu thuẫn này bắt
nguồn từ nguyên nhân sâu xa.
Công việc thu thập và kiểm chứng các thông tin được duy trì liên tục trong thời gian thực
hành công tác xã hội vì con người thân chủ và hoàn cảnh của thân chủ luôn thay đổi,nhất
là khi có sự can thiệp của nhân viên xã hội.Nguồn thu thập thông tin:
+ Chính thân chủ tự bộc lộ.
+ Người thân,bạn bè.
+ Trường học,nơi làm việc,tổ dân phố,đoàn thể.
+ Tài liệu,biên bản liên quan(ví dụ trường hợp phạm pháp...)

14


Những thông tin cần thu thập:Tiểu sử xã hội,điểm mạnh,điểm yếu,vấn đề,...
Bước 4:Chẩn đoán
Chẩn đoán là xác định trọng tâm vấn đề dựa trên cơ sở các dữ kiện thu thập được,tức là
ghi nhận:
Các điểm mạnh và giới hạn của thân chủ.
Các điểm thuận lợi và bất lợi của hoàn cảnh.
Tâm trạng,nhận thức,mong đợi của thân chủ.
Nhân viên xã hội phải phân tích,soi rọi và phản ánh các trạng thái,cảm nhận,sự kiện,tình
huống đế thân chủ chủ động nhận diện tâm tư,ước muốn,vấn đề của chính mình.Cần có
thời gian và khoảng cách để thân chủ có thể nhìn lại chính họ.Trong giai đoạn này,các dữ
kiện có được thẩm định sâu hay không còn tùy vào mối tương quan giữa nhân viên xã hội
và thân chủ.

Bước 5:Lên kế hoạch trị liệu
Đây là giai đoạn lập kế hoạch giải quyết vấn đề.Dựa trên sự chẩn đoán chi tiết của giai
đoạn trước,nhân viên xã hội giúp thân chủ tìm lối thoát cho họ.Giai đoạn này nhằm xác
định mục đích trị liệu và các mục tiêu cụ thể,để đạt được mục đích.Nhân viên xã hội hỗ
trợ bằng cách phản ánh ,phân tích,tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ và chính thân
chủ là người chủ động trong sự lựa chọn giải pháp.
Sự lựa chọn mục đích cuối cùng phụ thuộc vào:
Sự mong muốn của thân chủ.
Điều mà nhân viên xã hội cho là cần thiết và khả thi.
Có thuộc phạm vi chức năng của tố chức xã hội không.
Tóm lại,3 yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức trị liệu:
Tính chất của vấn đề.
Các tài nguyên có được và cần thiết.
Động cơ và năng lực của thân chủ.
Bước 6:Trị liệu
Các mục tiêu của trị liệu bao gồm:
Các thay đổi,cải thiện hoàn cảnh của thân chủ.
Thay đổi môi trường sống hoặc cải thiện mối quan hệ.
Giúp thân chủ thay đổi được thái độ,hành vi trong hoàn cảnh trước mắt.
Hoặc có thể thực hiện được nhiều mục tiêu trong một lúc.

15


Trong giai đoạn này,nhân viên xã hội cần hỗ trợ thân chủ trong việc theo đuổi kế
hoạch.Thân chủ là người vừa chèo chống,vừa định hướng mục tiêu cho mình.Nhân viên
xã hội là chỗ dựa,chia sẻ niềm vui khi thân chủ có tiến bộ và an ủi,khuyến khích khi thân
chủ cảm thấy mệt mỏi.
Chỉ khi nào thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề thì những khó khăn,cản trở mới
xuất hiện và chính lúc này,nhân viên xã hội phát huy năng lực của mình để cùng thân chủ

đánh giá lại và tìm hướng giải quyết khác.
Bước 7:Đánh giá
Đánh giá là động tác đo lường,thẩm định các biến chuyển,xem sự can thiệp của
nhân viên xã hội có đem lại kết quả mong muốn hay không.Việc đánh giá giúp nhân viên
xã hội xem xét các mục tiêu đã đạt được đề ra đến mức nào để điều chỉnh lại phương
cách trị liệu.Nếu kết quả của việc đánh giá cho thấy có chiều hướng tích cực,sự tăng
trưởng của thân chủ sẽ thu hẹp vai trò của nhân viên xã hội và vai trò này cần chấm dứt
sớm để tăng trưởng của thân chủ ngày hoàn chỉnh hơn.Trong chiều hướng tiêu cực,cần
thẩm định rõ mức độ chuyển biến xấu để có thể nhờ sự giúp sức của các đồng nghiệp
khác,của các chuyên gia khác.
Thông thường,giai đoạn kết thúc diễn ra khi các mục tiêu can thiệp đạt được hay
vấn đề của thân chủ được giải quyết.Tuy nhiên,vẫn còn có một số lý do khác nhau khiến
việc can thiệp kết thúc đột ngột:
Thân chủ tự vượt qua được.
Thân chủ không đủ khả năng theo đuổi kế hoạch.
Thân chủ qua đời.
Thân chủ không đồng ý tiếp nhận dịch vụ.
Chuyến tuyến,...
g. Các nguyên tắc hành động trong công tác xã hội cá nhân:
Nguyên tắc hành động trong CTXH cá nhân bao gồm:
Thứ nhất, cá nhân hóa;
Thứ hai, chấp nhận thân chủ;
Thứ ba, thái độ không kết án;
Thứ tư, tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ;
Thứ năm, khuyến khích thân chủ tham gia giải quyết vấn đề;
Cuối cùng, đảm bảo tính bí mật cho thân chủ.

16



h. Vai trò, kỹ năng của nhân viên CTXH trong CTXH cá nhân:
Nhân viên công tác xã hội đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trong một trường hợp
cá nhân gồm:
-Vai trò là người giáo dục: Nhân viên CTXH có vai trò truyền thông tin đến cho
thân chủ, giúp nhận thức về hành vi.
-Vai trò là người môi giới: Nhân viên CTXH có vai trò kết nối thân chủ với các
nguồn tài nguyên hợp lý.
-Vai trò là người tạo điều kiện: nhân viên CTXH tạo điều kiện cho cá nhân tăng
khả năng bàn bạc, lựa chọn và đưa ra quyết định hành động để giải quyết vấn đề của
chính thân chủ.
-Vai trò là người biện hộ: nhân viên CTXH là người đứng ra đại diện cho tiếng nói
của thân chủ khi thân chủ giao cho.
Kỹ năng của một nhân viên CTXH:
Công tác xã hội là một ngành khoa học ứng dụng, đề có thể giúp các đối tượng của
mình theo các nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp, người nhân viên chỉ có kiến thức thì
chưa đủ, nhân viên xã hội còn rất cần phải có các kỹ năng chuyên nghiệp. Những kỹ năng
này là công cụ giúp nhân viên xã hội giao tiếp và hỗ trợ đối tượng trong suốt tiến trình.
Bên cạnh đó nhân viên xã hội còn cần biết sử dụng một số kỹ thuật tác nghiệp làm cho
quá trình giúp đỡ cá nhân thuận lợi và hiệu quả. Các kỹ năng này bao gồm:
Kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
Kỹ năng nghe tích cực
Kỹ năng quan sát
Kỹ năng thấu cảm
Kỹ năng đặt câu hỏi
Kỹ năng vấn đàm/phỏng vấn
Kỹ năng tham vấn
Kỹ năng biện hộ
Kỹ năng xử lý căng thẳng thần kinh
Kỹ năng xử lý khủng hoảng
Kỹ năng ghi chép và lưu trữ hồ sơ

2.1.2.Khả năng giao tiếp
a.Định nghĩa

17


Là kĩ năng thực hiện một công việc nào đó về ngôn ngữ,là một quá trình hoạt động
trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt mục đích nào đó.
2.1.3.Trẻ chậm nói
a.Định nghĩa
Chậm nói là một sự rối loạn giao tiếp xảy ra khi khả năng ngôn ngữ của trẻ chậm
hơn,kém hơn so với mốc phát triển ngôn ngữ bình thường và sô với những trẻ khác cùng
độ tuổi. Dù thời điểm trẻ học nói không giống nhau song thường trẻ sẽ bắt đầu học nói từ
tháng thứ 18. Nếu 2 tuổi mà chưa nói được thì coi là trẻ chậm nói.
b.Thực trạng
* Trên thế giới
Trên thế giới việc nghiên cứu về chứng chậm nói ở trẻ được chú trọng từ khá
lâu.Tỷ lệ trẻ có rối loạn ngôn ngữ nói và viết ở các quốc gia trên thế giới đã được báo cáo
qua nhiều nghiên cứu khác nhau.Ở Pháp,tỷ lệ này chiếm khoảng 4,5% số trẻ từ 5 đến 9
tuổi(trong đó 1% ở dạng nặng) và có khoảng 10-16% số trẻ chậm nói trong một độ tuổi
cụ thể liên quan đến những rối loạn học tập.
Kết quả các nghiên cứu ở Mỹ,Canada,New Zealand và Anh được thực hiện phần
lớn trên trẻ từ 5 đến 8 tuổi cho thấy,chậm nói thường đi kèm với các thiếu hụt đặc hiệu về
ngôn ngữ.Tỷ lệ chậm nói giảm dần theo độ tuổi 11% ở trẻ 5 tuổi;9,7% ở trẻ 6 tuổi;6,5
tuổi ở trẻ 7 tuổi và chỉ còn 2-3% ở trẻ 8 tuổi,trong đó tỷ lệ những trẻ sống ở thành thị bị
chậm nói cao hơn những trẻ sống ở nông thôn.
Những nghiên cứu về chứng chậm nói ở trẻ và về trẻ chậm nói thường tập trung
vào các hướng nghiên cứu sau:
Mối quan hệ giữa chậm nói và phát triển một số chức năng tâm lý khác ở trẻ.
Các yếu tố tác động đến sự chậm nói của trẻ.

Các phương pháp đánh giá trẻ chậm nói.
Các nghiên cứu trên trẻ em đã chỉ ra 90% trẻ ở độ tuổi 24 tháng sỡ hữu 40-50 từ
và khoảng 85% trong đó có thể ghép các cụm từ.Kết quả này có thể được dựa trên 2 chỉ
số:số lượng từ trẻ có được và sự thiếu khả năng ghép từ.Một nghiên cứu khác đã chỉ ra
trẻ em ở 2 tuổi bị chậm phát triển ngôn ngữ nói sẽ có nguy cơ nhiễu loạn ngôn ngữ gấp 5
lần khi ở lứa tuổi cuối những năm mẫu giáo hoặc đầu những năm tiểu học.
* Ở Việt Nam

18


Ở Việt Nam,trong những năm gần đây,xu hướng trẻ chậm nói có chiều hướng gai
tăng mạnh,ở các thành phố lớn và các thành thị,thị trấn nhỏ.Ở các Bệnh viện Tai-MũiHọng,lượng bệnh nhi chậm phát triển ngôn ngữ cũng khá cao,khoảng 100 trẻ/tháng,trong
đó 30% trường hợp bị chậm nói do yếu tố tâm lý.Tại Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng
khoa Tâm lý – Giáo dục,tỉ lệ trẻ em chậm nói đến từ các tỉnh lân cận thành phố Hà Nội
đã tăng từu 5%(năm 2010) lên tới 8% (2014)
Những thống kê do Bệnh viện Nhi Trung Ương cung cấp, cho thấy số lượng trẻ
chậm nói có dấu hiệu tự kỷ đến khám tăng dần. Năm 2008 có 450 trẻ, năm 2009 có 950
trẻ, năm 2010 có 1792 trẻ. Tháng 10/2011 có khoảng 2000 trẻ, trung bình một ngày có
khoảng 10-20 trẻ. Những trẻ này đến từ các tỉnh chiếm 2/3 tổng số, còn lại 1/3 là từ Hà
Nội.
Tuy nhiên ở Việt Nam ,người ta vẫn chưa có một cách nhìn chính xác,thấu đáo về
hiện tượng chậm nói ở trẻ.Các nghiên cứu về nguyên nhân hình thành nên chứng chậm
nói có nhiều và thường mang tính kinh nghiệm.Điều này khiến các bậc phụ huynh chưa
nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của những can thiệp tâm lý đối với sự chậm
nói của con mình, nên thường có tâm lý “Trời sinh voi sinh cỏ, đến tuổi tự khắc nó nói”,
nên cứ để con phát triển “tự nhiên” dẫn đến nhiều bé đến 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi chưa nói
được, nhiều trẻ đến 6 tuổi có vốn ngôn ngữ quá ít, không đi học được lớp 1. Lúc đó mới
lo âu và cuống cuồng đi gặp bác sỹ, chuyên gia tâm lý… nhưng tình trạng của con đã
quá nặng và cơ hội phát triển, hòa nhập xã hội của bé đã giảm dần..Thêm nữa,những kỳ

thị,phân biệt xã hội đối với những trường hợp trẻ chậm nói cũng tạo ra cho các bậc cha
mẹ tâm lý e ngại khi đưa con tới các cơ sở để thăm khám và điều trị kịp thời.Nhiều người
hiểu nhầm chậm nói đơn thuần là tự kỉ,do đó có những can thiệp chưa chính xác,khiến
tình trạng bệnh lý của trẻ càng trở nên trầm trọng hơn.
c.Phân loại/Nguyên nhân
Phân loại
Trẻ chậm nói đơn thuần(thường do sống trong môi trường thiếu kích thích,tương
tác trong thời gian dài,ví dụ trẻ ở nhà nhiều với người lớn ít nói chuyện,xem ti vi cả
ngày,...)khá dễ can thiệp và tiến bộ rất nhanh,có thể phục hồi.Nhiều trường hợp chậm nói
là triệu chứng/đặc điểm thứ phát của rối loạn bên dưới,như tự kỷ hay chậm phát triển thì
khó can thiệp hơn vì nó liên quan đến khả năng nhận thức,trí tuệ,khả năng bắt chước,..

19


Trẻ chậm nói cũng có thể do nguyên nhân thực thể,cụ thể là những biến dạng ở
môi,hàm ếch,mép,hoặc các vấn đề về vận động cơ miệng.
Nguyên nhân
Nguyên nhân trẻ chậm nói: có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
Khiếm khuyết cơ quan trong vòm miệng
- Hở hàm ếch, biến dạng môi, hở môi.
-Vận động cơ miệng khó khăn khiến trẻ khó nói.
Vấn đề về thính lực
Trẻ không nói được có thể một phần do trẻ không nghe được, không bắt chước và
tiếp nhận được ngôn ngữ. Cần cho trẻ đến các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được
kiểm tra để chẩn đoán chính xác vấn đề trẻ chậm nói có phải do mất thính lực.
Các bệnh lý về não và thần kinh
Chấn thương sọ não, bại não, loạn dưỡng cơ: Các bệnh lý này gây ảnh hưởng tới
các vùng não đảm nhiệm khả năng nói và tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ.
Trẻ cần được chụp X quang, CT não để phát hiện những bất thường trong não từ

đó định hướng phương pháp hỗ trợ điều trị.
Cú shock tâm lý
Trẻ em là đối tượng rất dễ nhạy cảm với các yếu tố xung quanh như tác động của
gia đình, môi trường sống.
Bố mẹ ly thân, hay thường xuyên xảy ra xung đột khi có mặt trẻ, tai nạn có thể gây
những cú shock cho trẻ, khiến trẻ có xu hướng thu mình, không muốn giao tiếp, không
muốn nói chuyện dẫn tới vốn từ ít ỏi, cơ quan phát âm thì không được luyện tập thường
xuyên.
Do đó ba mẹ cũng như những người thân trong gia đình xung quanh môi trường
sống của trẻ cần chú ý trong cách hành xử của mình trước mặt trẻ, để trẻ phát triển theo
đúng nghĩa “vô lo vô nghĩ”.
Cho trẻ tiếp xúc với tivi, ipad, điện thoại quá sớm
Cuộc sống bộn bề với bao nhiêu lo toan của cuộc sống, nỗi lo cơm áo gạo tiền,
khiến ba mẹ không có nhiều thời gian ở bên quan tâm và chăm sóc con.
Khi trẻ quấy khóc, lười ăn, biện pháp hữu hiệu nhất của ba mẹ là đưa điện thoại
cho con nghịch, bật tivi cho con xem. Rồi khi ba mẹ có công việc mang về nhà, để con tự
chơi một mình. Có thể ba mẹ nghĩ đây là việc rất bình thường nhưng vô hình chung

20


những điều này có thể khiến con chậm nói. Vì sao vậy? Khi trẻ tiếp xúc nhiều với điện
thoại, xem tivi trẻ sẽ thụ động nghe, không có tương tác hai chiều, còn khi nói chuyện với
mẹ thì trẻ vừa là người nghe, vừa là người nói và có thể bày tỏ ý kiến của mình.
Không thường xuyên trò chuyện với con
Khi trẻ bước vào giai đoạn tập nói, trẻ mới chỉ bi bô một số từ, có thể không rõ
nghĩa, nói chậm . Vì khi mới bắt đầu nói, vốn từ của trẻ chưa có nhiều, cơ quan phát âm
cũng chưa hoạt động linh hoạt. khi trò chuyện với trẻ, phần lớn là cuộc đối thoại đơn lẻ từ
phía người lớn. Do đó ba mẹ cần kiên nhẫn, bởi dù trẻ nói ít, nhưng thông qua lắng nghe
ba mẹ nói sẽ giúp trẻ tăng khả năng phản xạ và tăng vốn từ cho trẻ

Hạn chế trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài
Không có ai lo lắng, quan tâm con bằng ba mẹ. Nhưng đôi khi bao bọc con quá có
thể ba mẹ sẽ hạn chế khả năng phát triển của con. Xã hội có người tốt và kẻ xấu, không
cho con ra ngoài không phải là biện pháp bảo vệ con trước các tác động xấu tốt nhất.
Trẻ cần được giao lưu, hòa nhập với bạn bè xung quanh, được nô đùa thỏa thích.
Môi trường này sẽ kích thích trẻ nảy sinh nhu cầu giao tiếp. Điều này sẽ giúp trẻ nhanh
biết nói hơn.
Trẻ sinh non
Trẻ sinh thiếu tháng có nguy cơ chậm nói cao hơn trẻ sinh đủ tháng. Trong quá
trình phát triển trẻ khó đạt được những mốc phát triển thông thường, mặc dù trẻ vẫn phát
triển bình thường nhưng vẫn xuất hiện dấu hiệu chậm nói.
Trẻ chậm nói do tự kỷ
Tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa xuất hiện sớm trong những năm đầu đời
của trẻ với 3 đặc trưng cơ bản là giảm tương tác xã hội, giảm giao tiếp ngôn ngữ( chậm
nói) và có hành vi bất thường.
Chậm nói là dấu hiệu điển hình của trẻ tự kỷ. Do đó chậm nói là vấn đề được can
thiệp trước hết cho trẻ tự kỷ.
d.Ảnh hưởng
Với một đứa trẻ chậm nói, con sẽ dùng hành động nhiều hơn là giao tiếp bằng lời.
Con chỉ nói những từ đơn quen thuộc vào những lúc cần thiết còn gần như là “hạn chế
nói”. Con chỉ có thể vui chơi, chạy nhảy theo các bạn mà chưa thể nói chuyện, giao tiếp
với các bạn thành lời.

21


Nhận thức và khả năng tương tác xã hội của con sẽ bị hạn chế dần chỉ vì chậm nói.
Những năm đầu đời, đặc biệt là giai đoạn mầm non là giai đoạn mà trẻ bắt đầu học hỏi,
nhận thức, khám phá về thế giới xung quanh. Con sẽ sử dụng lời nói như phương tiện để
gọi tên đồ vật, phân biệt vật này với vật kia, diễn tả những gì con đã được học, tiếp thu,

nhận thức những điều mới lạ, những kiến thức xung quanh của con. Nếu như con nhận
biết được mà không nói được thì những tri thức con có được cũng sẽ không thể hiện
được, thậm chí là sai lệch.
Thông qua lời nói thì những câu hỏi, yêu cầu, nguyện vọng của con sẽ được bộc
lộ, từ đó nhận thức của con sẽ được mở rộng hơn, tạo điều kiện cho sự sáng tạo mới. Và
chính nhờ lời nói mà sự tư duy, trí tuệ của con sẽ ngày càng được kích thích, ngày càng
được nâng lên.
Rõ ràng, sự hiểu biết của con qua lời nói chính là phương tiện để ngôn ngữ, trí tuệ
của con phát triển. Khi phương tiện không phát triển được hay phát triển hạn chế thì ngôn
ngữ, trí tuệ của con sẽ bị ảnh hưởng. Đây cũng là lý do mà quan niệm TRẺ CHẬM NÓI
đi kèm CHẬM NHẬN THỨC được lan truyền.
e.Đặc điểm tâm lý – xã hội của trẻ chậm nói
Trẻ bị châm nói có thể gặp một số vấn đề xã hội và cảm xúc:ngại giao tiếp,thiếu
kỹ năng giao tiếp,tức giận vì không thể hiện được nhu cầu,...và có thể ảnh hưởng đến tâm
lý như:tự ti,thu mình.
2.1.4.Công tác xã hội cá nhân trong việc phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ chậm
nói
a.Định nghĩa
Công tác xã hội cá nhân trong việc phát triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ chậm nói là hoạt
động dịch vụ xã hội trực tiếp hướng đến thân chủ chậm nói do các nhân viên cộng đồng
thực hiệnNhằm tạo ra sự thay đổi ở trẻ,tìm kiếm nguồn lực giúp đỡ trẻ thay đổi,cũng như
cải thiện mối quan hệ xã hội giúp trẻ hòa nhập,tự tin tiếp xúc với mọi người,các mối quan
hệ xã hội cũng mở rộng thêm,giúp trẻ tăng cường khả năng giao tiếp đối với những người
xung quanh.Để thực hiện được các hoạt động đó đòi hỏi nhân viên xã hội phải có các kỹ
năng trong việc giải quyết vấn đề về nguồn lực,các vấn đề xã hội và xúc cảm.Nhân viên
xã hội cá nhân hướng đến nâng cao sức mạnh của thân chủ nhằm giải quyết vấn đề và đối
mặt với các vấn đề một cách hiệu quả trong môi trường sống của trẻ chậm nói.

22



b.Nội dung công tác xã hội cá nhân trong việc phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ
chậm nói
Hoạt động công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ trẻ chậm nói thể hiện trong cả phòng
ngừa,giảm thiểu lẫn can thiệp và phục hồi cho trẻ em.
- Can thiệp: nhân viên xã hội tìm hiểu vấn đề của thân chủ đang gặp phải,nhận diện vấn
đề cần ưu tiên giải quyết.Từ vấn đề của thân chủ,nhân viên xã hội xây dựng kế hoạch can
thiệp giúp trẻ chậm nói phát triển ngôn ngữ cho phù hợp và theo dõi trong suốt quá trình
thực hiện kế hoạch.Việc theo dõi sẽ giúp nhân viên xã hội nhận thấy được kế hoạch có
phù hợp và đạt hiệu quả hay không?Nếu không đạt hiệu quả thì nhân viên xã hội điều
chỉnh lại cho phù hợp.
- Kết nối:Nhân viên xã hội sẽ tìm hiểu các mối quan hệ xung quanh thân chủ,tìm kiếm
nguồn lực để hỗ trợ thân chủ phát triển.Kết nối với gia đình thân chủ trong việc hỗ trợ
thực hiện kế hoạch,là môi trường để thân chủ phát huy được tiềm năng của mình.Kết nối
giáo viên chủ nhiệm,giáo viên cá nhân và bạn bè ở lớp để tăng sự giao tiếp của thân chủ ở
trường,tạo môi trường thuận lợi cho thân chủ bộc lộ được cảm xúc,nhu cầu,giúp thân chủ
cải thiện ngôn ngữ nói của mình.Việc kết nối được các nguồn lực sẽ giúp quá trình trợ
giúp thân chủ hiệu quả và dễ dàng hơn.
- Tham vấn tâm lý:Nhân viên xã hội tham vấn cho gia đình về những phản ứng tiêu cực
của trẻ khi không thể hiện được qua lời nói,giúp gia đình nắm bắt tốt hơn hành vi của trẻ
để từ đó có cách ứng xử phù hợp với trẻ.Nhân viên xã hội giúp điều hòa cảm xúc của
thân chủ khi trẻ bị khủng hoảng,có cảm giác không an toàn.Động viên khuyến khích thân
chủ theo chiều hướng tích cực.
- Phòng ngừa:Nhân viên xã hội tố chức các chương trình,hoạt động phòng ngừa cho trẻ
và gia đình trẻ đã bị chậm nói và chưa bị chậm nói.Tổ chức các hoạt động truyền thông
nâng cao nhận thức cho phụ huynh về sự ảnh hưởng khi trẻ bị chậm nói.Tổ chức các hoạt
động nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ chậm nói.
c.Kỹ năng CTXH cá nhân trong phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ chậm nói
- Vấn đàm:Là cuộc đối thoại trực tiếp giữa cán sự xã hội với ba mẹ,người thân,các
cô giáo ở trung tâm với mục đích thu thập thông tin,cung cấp thông tin liên quan đến trẻ

chậm nói nhằm đưa ra biện pháp trị liệu,cách can thiệp hỗ trợ trẻ chậm nói được phát
triển.

23


×