Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ ỨNG DỤNG kỹ THUẬT SNODGRASS TRONG điều TRỊ lỗ TIỂU THẤP ở TRẺ EM tại BỆNH VIÊN đa KHOA XANH pôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.51 MB, 32 trang )

SỞ Y TẾ HÀ NỘI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN

ĐỀ CƯƠNG
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SNODGRASS
TRONG ĐIỀU TRỊ LỖ TIỂU THẤP Ở TRẺ EM TẠI
BỆNH VIÊN ĐA KHOA XANH PÔN

Chủ nhiệm đề tài: 1. PGS. TS. Trần Ngọc Sơn
2. BS. Hoàng Văn Bảo

Hà Nội, tháng 3 năm 2018


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LTT

Lỗ tiểu thấp

DV

DV

TIP

Cuộn ống tại chỗ có rạch sàn niệu đạo

PTV


Phẫu thuật viên

BN

Bệnh nhi

CN

Nghiên cứu

KS

Kháng sinh


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. Lịch sử phát triển....................................................................................3
1.2. Định nghĩa...............................................................................................6
1.3. Dịch tễ học..............................................................................................6
1.4. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh..........................................................6
1.5. Giải phẫu.................................................................................................7
1.6. Phân loại.................................................................................................7
1.7. Chẩn đoán bệnh......................................................................................9
1.8. Điều trị bệnh...........................................................................................9
1.9. Kỹ thuật Snodgrass...............................................................................10
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............13
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................13
2.1.1. Thời gian nghiên cứu......................................................................13

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu......................................................................13
2.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................13
2.1.1.Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân.............................................................13
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................13
2.3. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................13
2.4. Mẫu và cách chọn mẫu........................................................................14
2.5. Phương pháp xử lý số liệu...................................................................14
2.6. Sai số và khống chế..............................................................................14
2.7. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................14
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................15
3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân trước mổ............................................15
3.1.1. Phân bố tuổi trong nghiên cứu........................................................15


3.1.2. Phân bố theo thể bệnh.....................................................................15
3.1.3. Thời gian theo dõi...........................................................................15
3.2. Đánh giá trong phẫu thuật.....................................................................15
3.2.1. Thời gian phẫu thuật.......................................................................15
3.2.2. Mối liên quan giữa thời gian mổ với thể bệnh...............................16
3.2.3. Độ dài đoạn niệu đạo phải tạo hình theo thể..................................16
3.2.4. Kỹ thuật làm thẳng dương vật........................................................17
3.2.5. Tỷ lệ thành công của phẫu thuật trong mổ.....................................17
3.2.6. Biến chứng sớm sau mổ.................................................................18
3.2.7. Biến chứng muộn sau mổ...............................................................18
3.2.8. Kết quả chung của kỹ thuật cho từng thể.......................................19
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN...............................................................20
4.1.Đặc điểm bệnh nhân trước khi phẫu thuật.............................................20
4.1.1.Tuổi..................................................................................................20
4.1.2. Phân bố theo thể bệnh.....................................................................20
4.1.3. Phân bố theo tình trạng cong dương vật trước mổ.........................20

4.1.4. So sánh tuổi phẫu thuật với các thể bệnh.......................................20
4.2. Đánh giá trong phẫu thuật.....................................................................20
4.2.1.Thời gian phẫu thuật........................................................................20
4.2.2. Mối liên qua giữa thời gian phẫu thuật và thể bệnh.......................20
4.2.3.Độ dài đoạn liệu đạo phải tạo hình theo thể....................................20
4.2.4.Kỹ thuật làm thẳng dương vật trong mổ..........................................20
4.2.5. Tỷ lệ thành công của kỹ thuật trong mổ.........................................20
4.2.6. Biến chứng sớm sau mổ.................................................................20
4.2.7. Biến chứng muộn sau mổ...............................................................20
4.2.8. Tỷ lệ thành công của kỹ thuật theo thể...........................................20
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................21
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Phân bố theo thể bệnh.....................................................................15
Bảng 3.2: Mối liên quan giữa thời gian mổ với thể bệnh................................16
Bảng 3.3: Mối liên quan giữa độ dài đoạn niệu đạo tạo hình theo thể bệnh...16
Bảng 3.4: Kỹ thuật làm thẳng dương vật........................................................17
Bảng 3.5: Tỷ lệ thành công của phẫu thuật trong mổ......................................17
Bảng 3.6: Tỷ lệ biến chứng sớm sau mổ.........................................................18
Bảng 3.7: Tỷ lệ biến chứng muộn sau mổ.......................................................18
Bảng 3.8: Đánh giá kết quả của kỹ thuật cho từng thể....................................19

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Phân loại lỗ tiểu thấp theo Duckett .....................................................8


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Lỗ tiểu thấp là một trong những dị tật bẩm sinh về tiết niệu sinh dục
thường gặp ở trẻ trai với tần suất 1 trên 100 - 300 trẻ trai sinh ra [7,20], bệnh
có ba thương tổn chính là: (1) lỗ tiểu đổ thấp ở bụng dương vật (từ qui đầu
cho tới tầng sinh môn), (2) dương vật bị cong ở các mức độ khác nhau, và (3)
sự phân bố bất thường da phủ quy đầu (thiếu da mặt bụng và thừa da mặt lưng
quy đầu) [1,20]. Bệnh ảnh hưởng tới hoạt động tiểu tiện, tình dục cũng như
khả năng sinh sản về sau do vậy đã gây ra những tác động xấu đến sự phát
triển tâm lý cho bệnh nhân và gia đình [1,20]. Việc điều trị lỗ tiểu thấp đã trải
qua rất nhiều giai đoạn, cho đến nay đã có hơn 300 kỹ thuật mổ khác nhau
được nghiên cứu và giới thiệu. Điều này nói lên việc điều trị lỗ tiểu thấp gặp
nhiều khó khăn qua từng thời kỳ, không có một kỹ thuật duy nhất nào là tối
ưu cũng như có thể điều trị được mọi phân loại lỗ tiểu thấp [1,3,5,20].
Năm 1994 Snodgrass giới thiệu kỹ thuật cuộn ống tại chỗ có rạch sàn
niệu đạo (tubulazied incised plate-TIP) [26]. Kỹ thuật TIP của Snodgrass
nhanh chóng trở nên phổ biến và chiếm dần ưu thế so với các kỹ thuật khác.
Kỹ thuật TIP của Snodgrass có ưu điểm là kỹ thuật đơn giản, có thể linh hoạt
áp dụng cho các thể lỗ tiểu thấp khác nhau, tỉ lệ biến chứng thấp, tính thẩm
mỹ tốt [20]. Kỹ thuật Snodgrass đã được sự chấp nhận rộng rãi, đạt được sự
đồng thuận cao và trở nên thường qui cho việc điều trị đối với lỗ tiểu thấp ở
thể trước, thể giữa và cả thể sau ở nhiều các trung tâm phẫu thuật nhi trên thế
giới [3,20, 27].
Tại Việt Nam chỉ có vài báo cáo đơn lẻ mô tả kết quả bước đầu trong việc
ứng dụng kỹ thuật Snodgrass cho lỗ tiểu thấp ở vài trung tâm miền Nam [2], tại
miền Bắc theo tìm hiểu của chúng tôi vẫn chưa có báo cáo nào. Do vậy, chúng


2
tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá kết quả ứng dụng kỹ thuật Snodgrass

trong điều trị lỗ tiểu thấp ở trẻ em tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1.

Mô tả đặc điểm hình thái bệnh lý các bệnh nhân bị lỗ tiểu thấp được

2.

phẫu thuật theo kỹ thuật Snodgrass tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn.
Đánh giá kết quả điều trị lỗ tiểu thấp theo kỹ thuật Snodgrass trong
điều trị lỗ tiểu thấp tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn.


3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử phát triển
Lịch sử nghiên cứu và điều trị lỗ tiểu thấp đã được Sarah tóm tắt
trong báo cáo tổng quan năm 2011 [19].
Lỗ tiểu thấp (Hypospadias) là một dị tật bẩm sinh, lần đầu tiên được
ghi lại trong tài liệu y khoa vào thế kỷ thứ I và II sau công nguyên bởi
Heliodurus, Antyllus và Galen [19]. Trong khoảng thời gian này đã có
các bằng chứng về việc phẫu thuật điều trị lỗ tiểu thấp bởi các thầy thuốc
người Hy Lạp. Galen (130-199 sau công nguyên), một thầy thuốc của các
đấu sĩ La Mã, ông là người đầu tiên nói đến khả năng gây vô sinh của
bệnh lỗ tiểu thấp. Người ta tìm thấy trong các tài liệu viết tai của ông
đoạn viết nói về lỗ tiểu thấp như sau: những người đàn ông bị lỗ tiểu lệch
thấp không có khả năng có con do miệng sáo lệch khỏi đỉnh dương vật và
do dương vật bị cong làm cho tinh trùng không được phóng ra theo
đường bình thường chứ không phải là do không có tinh trùng [14].

Ambrose Pare (1510 - 1599) đã mô tả cong dương vật và tình trạng mơ
hồ giới tính kết hợp với dị tật lỗ tiểu lệch thấp [18].
Trong lịch sử của thế kỷ XVI ở Châu Âu có hai sự kiện nổi bật có
liên quan đến lỗ tiểu thấp. Thứ nhất: năm 1547 vua Henry II của Pháp lúc
ấy 14 tuổi vì muốn thắt chặt mối liên kết với Italia nên đã cưới công chúa
của nước này là Catherine de Medici. Sau 10 năm chung sống họ vẫn không
có con với nhau do nhà vua bị cong dướng vật rất nặng, nhưng sau khi được
Jean Fernel chữa khỏi, Henry đã có 10 đứa con với Catherine. Sự kiện thứ
hai là năm 1542, Mathia một người phụ nữ ở Rooma đã xin hủy bỏ hôn
nhân vì chồng bị lỗ tiểu thấp. Tòa án đã phải mời hai thầy thuốc là Callus và
Bonellis đến thẩm định. Kết quả khám cho thấy dương vật của người chồng


4
không có khả năng cho vào âm đạo vì qua ngăn và cong. Tòa án giáo hội đã
quyết định đồng ý cho ly hôn vì theo luật thì sự bất lực về thân thể là lý do
có thể hủy bỏ hôn thú [1,19].
Các kỹ thuật can thiệp vào niệu đạo xuất hiện vào khoảng giữa thế
kỷ thứ X. Thời kỳ này còn được gọi là thời kỳ tạo đường hầm. Các thầy
thuốc thường dùng dùi tạo một đường hầm từ miệng sáo ra đỉnh dương
vật và đặt một ống thông vào trong: Abulcasis (936 – 1093), Guide
Chauliac (1363), Dupuytren (1777 - 1875)…
Các ký thuật tạo hình niệu đạo xuất hiện và bùng nổ vào giữa thế kỷ
XIX. Có thể chia các kỹ thuật này theo chất liệu được sử dụng như sau:
Các ký thuật dùng da hoặc niêm mạc tại chỗ cuộn ống.
Năm 1869, Thiersch người đầu tiên mô tả kỹ thuật tạo hình ống niệu
đạo bằng vạt da tại chỗ của máng niệu đạo [28]. Năm 1874 Duplay đã cải
tiến kỹ thuật của Thiersch, ông mổ tả rõ ba bước trong kỹ thuật của mình
để điều trị bệnh lỗ tiểu thấp: (1) làm thẳng dương vật bằng cách rạch hai
đường ngang trên lưng dương vật và khâu lại theo chiều dọc, (2) khâu

mép hai vạt da dọc hai bên máng niệu đạo với nhau để tạo ống niệu đạo,
(3) nối ống niệu đạo với đầu quy đầu [12]. Kỹ thuật Zaontz, Cecil,
Leveuf, Denis Brown có thể được coi là những cải tiến của kỹ thuật
Duplay [1,19,31]. Những kỹ thuật này cho kết quả tốt về mặt thẩm mỹ và
chức năng trên những bệnh nhân lỗ tiểu thấp có máng niệu đạo sâu. Tuy
nhiên trên những bệnh nhân LTP có máng niệu đạo nông, phẳng thì kỹ
thuật này lại sẽ làm căng đường khẫu dọc trên ống niệu đạo nên có nguy
có làm hẹp ống niệu đạo. Snodgrass đã cải tiến kỹ thuật này bằng cách
rạch dọc máng niệu đạo trên đoạn tại hình, điều này làm cho máng niệu
đạo trở lên sâu hơn và làm cho đường khâu không bị căng như trong kỹ
thuật của Thiersch – Duplay. Kỹ thuật này được gọi là kỹ thuật cuộn ống
tại chỗ có rạch sàn niệu đạo (Tubularized incised plate – TIP) [26]. Đã có


5
nhiều các báo cáo từ các trung tâm khác nhau cho thấy kết quả tuyệt vời
của kỹ thuật này [3,13,17,21,23,24,27]. Không giống các phương pháp
tạo ống niệu đạo truyền thống, kỹ thuật TIP rất linh hoạt cho nhiều thể lỗ
tiểu thấp khác nhau (thể trước, thể giữa và thể sau) và cả những trường
hợp thất bại trước đó [18].
Kỹ thuật dùng vạt da có cuống mạch nuôi dưỡng.
Các kỹ thuật dùng các vạt da hoặc niêm mạc có cuống mạch thường
là niêm mạc quy đầu để cuộn ống va xoay xuống bụng dương vật để nối
với miệng sáo tạo nên một kỷ nguyên mới trong lịch sử điều trị lỗ tiểu
thấp.
Broadbent và Der Prez là những người đầu tiên dùng thuật ngữ vạt
hình đảo (Island flap) năm 1961. Kỹ thuật này đã được Duckett phát triển
đến đỉnh cao trong những năm 80 [10].
Các phương pháp dùng vạt da bụng dương vật có chân nuôi lật
ngược của Mathieu hoặc dùng vạt da có cuộn ống lật ngược của Mustard

cũng đã được giới thiệu và ứng dụng [1, 19].
Tạo hình niệu đạo bằng vạt da hoặc niêm mạc tự do.
Kỹ thuật tạo hình niệu đạo bằng vạt niêm mạc bao quy đầu tự do
được Nove Joserand tiến hành từ năm 1897 và được Devine và Horton
phát triển vào những năm 60 [8]. Tạo hình niệu đạo bằng niêm mạc bàng
quang tự do được Memmelaar sử dụng lần đầu tiên năm 1947, sau đó là
Marshall (1955), Mollard (1983) và nhiều tác giả khác [1,19].
Các kỹ thuật khác.
Giải phóng và kéo niệu đạo qua một đường hầm qua đầu niệu đạo
được Beck tiến hành năm 1898 và được Paderok (1950), Mc Gowan
Magpi (1969) tiếp tục phát triển.


6
Sử dụng vạt da bìu để tạo hình niệu đạo được Bouisson bắt đầu năm
1860 và được tiếp tục phát triển bởi Moutet (1870), Wood (1875),
Landerer (1891)


7

1.2. Định nghĩa:
Lỗ tiểu thấp (lỗ tiểu lệch thấp) là tình trạng lỗ tiểu nằm thấp so với vị trí
bình thường ở đỉnh quy đầu.
Lỗ tiểu thấp thường có ba bất thường về giải phẫu của dương vật:
 Lỗ niệu đạo đổ ở mặt bụng của dương vật
 Dương vật cong gập về mặt bụng
 Phân bố bất thường da quy đầu: thừa da quy đầu ở mặt lưng và thiếu
da ở mặt bụng
1.3. Dịch tễ học:

Tỷ lệ mắc lỗ tiểu thấp đã được báo cáo khoảng một trên 100 - 300 trẻ trai
sau sinh [9,20]. Trong một nghiên cứu khảo sát của Sweet và cộng sự, bệnh lỗ
tiểu thấp xuất hiện trong mỗi 122 lần sinh, nhưng phần lớn (87%) là thể quy
đầu và thể thân dương vật [20].
1.4. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:
Phôi thai học: Sự biệt hóa sinh dục bắt đầu xuất hiện vào tuần thứ 8
của thai kỳ. Củ sinh dục (phallus) dài ra để tạo thành dương vật (DV),
nếp niệu sinh dục khép lại tạo thành niệu đạo. Ở trẻ trai, lỗ tiểu lệch thấp
hình thành là do các nếp niệu sinh dục không khép hoặc khép không hết
để che phủ máng niệu đạo [4], vì vậy miệng sáo ở thấp so với quy đầu.
Tổ chức xơ ở bụng DV được hình thành là do sự xơ hóa trung mô mà
đáng lẽ tạo thành vật xốp từ quy đầu tới vị trí miệng sáo ở thấp trong
LTT.
Androgen có vai trò kích thích dương vật phát triển vì vậy chắc
chắn các yếu tố khác phải thong qua sự tác động của Androgen. Cơ chế
sinh bệnh có thể là do không đầy đủ yếu tố kích thích dương vật phát
triển hoặc do tổ chức dương vật không đáp ứng với kích thích [6].


8
1.5. Giải phẫu
Giải phẫu bình thường của DV: DV là cơ quan niệu sinh dục của
nam giới gồm 2 phần: phần sau cố định và phần trước (DV thật sự) di
động. Cấu tạo gồm vật hang và vật xốp, vật xốp bao bọc quanh niệu đạo,
phía trước phình to thành quy đầu, phía sau cũng phình to tạo thành hành
xốp.
Thay đổi giải phẫu trong dị tật LTT [6]: Trong LTT vật xốp chỉ bao
bọc 1 phần niệu đạo phía sau, lỗ sáo đóng thấp, cong DV, thiểu sản da
bụng DV, thiếu bao quy đầu, xoay trục DV, lún DV, chuyển vị trí da
bìu…

1.6. Phân loại
Có nhiều phân loại dị tật lỗ tiểu thấp như của Smith 1938, Schaefer
1950, Avellan 1975, Duckett 1996 (hình 2). Các phân loại này dựa theo vị trí
lỗ tiểu trước khi chữa cong dương vật hoặc sau khi chữa cong dương vật.

Các phân loại lỗ tiểu thấp dựa vào vị trí lỗ tiểu [5]
Trong đó phân loại của Duckett năm 1996 [11] là thông dụng nhất,
Duckett phân chia lỗ tiểu lệch thấp dựa vào vị trí của lỗ sáo sau khi dựng
thẳng dương vật bao gồm 3 nhóm lớn và 9 thể chi tiết (hình 3)


9
Nhóm trước: bao gồm các thể có lỗ sáo nằm ở vành rãnh quy đầy trở lên,
chiếm 50%, gồm 3 thể chi tiết:


10

 Thể quy đầu
 Thể vách quy đầu
 Thể dưới vách quy đầu
Nhóm giữa: bao gồm các thể có lỗ sáo nằm trên thân dương vất, chiếm 30%
 Thể trước dương vật
 Thể giữa dương vật
 Thể sau dương vật
Nhóm sau: bao gồm các thể có lỗ sáo nằm ở bìu, chiếm 20%
 Thể bùi dương vật
 Thể bùi
 Thể tầng sinh môn


Hình 1: Phân loại lỗ tiểu thấp theo Duckett [11,20]
1.7. Chẩn đoán bệnh:


11
Chẩn đoán xác định: dựa vào lâm sàng
 Cơ năng:
 Lý do đến khám: lỗ tiểu bất thường, dương vật bị cong, dính da
dương vật với bìu
 Dị tật phối hợp: ẩn tinh hoàn, bệnh lý ống phúc tinh mạc
 Khám lâm sang:
 Quan sát thấy lỗ tiểu nằm thấp so với vị trí bình thường ở đỉnh quy đầu.
 Dương vật cong
 Da quy đầu thừa ở mặt lưng nhưng lại thiếu ở mặt bụng
 Chuyển vị dương vật – bìu
Chẩn đoán phân biệt:
 Cong dương vật: DV cong nhưng vẫn tiểu ở đỉnh quy đầu.
 Lỗ tiểu cao: lỗ tiểu cao: lỗ tiểu bất thường nằm ở mặt lưng dương vật,
thường kèm theo dị dạng lộ bàng quang.
 Phì đại âm vật ở nữ: âm vật dài, to hơn bình thường và cong xuống
dưới trông giống như dương vật ở nam, dễ nhầm với lỗ tiểu thấp và ẩn tinh
hoàn hai bên.
 Lưỡng giới: bộ phận sinh dục ngoài không hoàn toàn giống nam cũng
không hoàn toàn giống nữ, là một tình trạng bệnh lý rất phúc tạp. Xét nghiêm
nhiễm sắc thể là một trong những cơ sở quan trọng để chẩn đoán.
1.8. Điều trị bệnh
 Tạo hình niệu đạo và đưa lỗ sáo về vị trí bình thường ở đỉnh quy đầy để
đảm bảo chức năng
 Làm thẳng dương vật, tạo hình lại dương vật để có dáng vẻ con trai
bình thường đảm bảo thẩm mỹ.



12
1.9. Kỹ thuật Snodgrass
Các bước của kỹ thuật Snodgrass bao gồm [30]:
Bước 1
Đầu tiên dùng mốt sợi chỉ
polypropylene 5/0 khâu vào đỉnh quy
đầu để giúp kéo và giữ dương vật trong
quá trình phẫu thuật.
Rạch da và niêm mạc vòng quanh bao
quy đầu, cách rãnh quy đầu 2mm (hình
a)
Nếu muốn bảo tồn quy đầu thì rạch da
vòng quanh theo ranh giới giữa da và
niêm mạc quy đầu (hình b)
Bước 2: Tách da và tổ chức dưới da ra khỏi thân dương vật tới gốc dương vật


13
Bước 3: Rạch hình chữ U từ qui đầu song song sàn niệu đạo và vòng xuống
miệng niệu đạo đóng thấp (hình 3a); điểm mấu chốt của kỹ thuật là rạch một
đường rạch sâu vào sàn niệu đạo (thủ thuật Snodgrass) giúp sàn niệu đạo trở
nên rộng hơn (hình 3b). Khâu khép cuộn ống lại hai cánh niệu đạo để tạo hình
ống niệu đạo mới (hình 3c).

Bước 4: Lấy vạt mô dưới da bao qui đầu có cuống mạch ở mặt lưng chuyển
xuống mặt bụng khâu phủ tăng cường niệu đạo mới tạo. Trong trường hợp
đoạn niệu đạo mới tạo dài có thể khâu phủ niệu đạo mới bằng hai cánh của
vật xốp (spongioplasty)



14
Bước 5
Khâu phủ niệu đạo mới bằng hai cánh
của vật xốp (spongioplasty).

Bước 6
Cuối cùng là khép hai cánh qui đầu và
khâu da.


15
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian của cả nghiên cứu: 01/01/2018 đến 31/12/2018.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Khoa Phẫu thuật nhi Bệnh viên Đa khoa Xanh Pôn Hà Nội
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm các bệnh nhi dưới 16 tuổi, được chẩn đoán lỗ tiểu thấp và đã
được ứng dụng điều trị bằng kỹ thuật Snodgrass và được theo dõi tại khoa
Phẫu thuật nhi bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn trong thời gian từ tháng 6/2016
đến tháng 6/2018.
2.1.1.Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
- Gồm tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán cuối cùng là lỗ tiểu thấp và
đã được ứng dụng điều trị bằng kỹ thuật Snodgrass và được theo dõi tại khoa
Phẫu thuật nhi bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn trong thời gian từ tháng 6/2016

đến tháng 6/2018.
- Những bệnh nhân này có đầy đủ hồ sơ, các dữ liệu chẩn đoán trước mổ,
cách thức phẫu thuật, kết quả theo dõi và đánh giá kết quả sau mổ.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Không đủ điều kiện trên.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu


16
2.4. Mẫu và cách chọn mẫu:
Chọn mẫu thuận tiện, lấy vào nghiên cứu tất cả các bệnh nhi chẩn đoán
lỗ tiểu thấp được phẫu thuật theo kỹ thuật Snodgrass và được theo dõi tại
khoa Phẫu thuật nhi bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn trong thời gian từ tháng
6/2016 đến tháng 6/2018.
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu nghiên cứu được xử lý trên máy vi tính theo chương trình
phần mềm SPSS 20.0.
- Sử dụng các test thống kê y học.
- Các biến số rời rạc được mô tả theo tỷ lệ phần trăm, khi so sánh các
biến rời rạc sử dụng thuật toán χ2.
- Các biến số liên tục được mô tả dưới dạng trị số trung bình, và khi so
sánh sử dụng test T – student.
- Kết quả so sánh khác nhau có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
2.6. Sai số và khống chế
Sai số do thu thập thông tin: do cách thức thu thập thông tin là hồi cứu
bệnh án, nên những thông tin được …
Tập huấn tốt cho những người tham gia thu thập số liệu
2.7. Đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu được sự đồng ý và chấp thuận của ban lãnh đạo bệnh viện

tham gia nghiên cứu.
- Các thông tin cá nhân của bệnh nhân được giữ bí mật.
- Khách quan trong đánh giá và phân loại, trung thực trong xử lý số
liệu.
- Kết quả nghiên cứu giúp đánh gia một cách khách quan về tính
khả thi và an toàn của phương pháp.


17
Chương 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân trước mổ
3.1.1. Phân bố tuổi trong nghiên cứu:
Trung vị:
Min:
Max:
3.1.2. Phân bố theo thể bệnh
Bảng 3.1: Phân bố theo thể bệnh
Lý do lúc nhập
Thể trước
Thể giữa
Thể sau
Tổng

n

3.1.3. Thời gian theo dõi
Trung vị:
Min:
Max:

3.2. Đánh giá trong phẫu thuật:
3.2.1. Thời gian phẫu thuật:
Trung vị:
Min:
Max:
3.2.2. Mối liên quan giữa thời gian mổ với thể bệnh

Tỷ lệ (%)

100%


18
Bảng 3.2: Mối liên quan giữa thời gian mổ với thể bệnh
Thời gian mổ

Thể bệnh
Trước

Giữa

P

sau

Trung vị
Min
Max

3.2.3. Độ dài đoạn niệu đạo phải tạo hình theo thể

Bảng 3.3: Mối liên quan giữa độ dài đoạn niệu đạo tạo hình theo thể bệnh
Thể bệnh

Độ dài niệu đạo tạo hình (cm)
<1

1-2

>2

Trước
Giữa
Sau
P

3.2.4. Kỹ thuật làm thẳng dương vật
Bảng 3.4: Kỹ thuật làm thẳng dương vật
Kỹ thuật
Cắt xơ mặt bụng

n

Tỷ lệ (%)


19

Cắt xơ mặt bụng + kỹ thuật Baskin
Tổng


100%

3.2.5. Tỷ lệ thành công của phẫu thuật trong mổ
Bảng 3.5: Tỷ lệ thành công của phẫu thuật trong mổ
Thể bệnh

Kết quả
Trước
Thành công
Chuyển kỹ thuật khác
Tổng

Giữa

p
Sau


20
3.2.6. Biến chứng sớm sau mổ
Bảng 3.6: Tỷ lệ biến chứng sớm sau mổ
Biến chứng

n

Tỷ lệ (%)

Chảy máu
Nhiễm trùng
Rò niệu đạo

Tổng

100%

3.2.7. Biến chứng muộn sau mổ
Bảng 3.7: Tỷ lệ biến chứng muộn sau mổ
Biến chứng

n

Tỷ lệ (%)

Rò niệu đạo
Tụt lỗ sáo
Hẹp miệng sáo
Thừa da dương vật
Cong dương vật
Tổng

100%

3.2.8. Kết quả chung của kỹ thuật cho từng thể
Bảng 3.8: Đánh giá kết quả của kỹ thuật cho từng thể


×