Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG điều TRỊ hỗ TRỢ sớm SAU PHẪU THUẬT đứt dây CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP gối BẰNG PHƯƠNG PHÁP điện CHÂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 113 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Khớp gối là khớp có dạng lồi cầu với bao hoạt dịch rộng, ở nông, đảm
nhiệm vai trò chịu lực chính của cơ thể. Vì vậy khớp gối dễ bị chấn thương và
tổn thương hay gặp là đứt dây chằng chéo trước. Theo thống kê tại Mỹ, hàng
năm trung bình có khoảng 250.000 người bị tổn thương dây chằng chéo trước,
trong đó có gần 100.000 người được điều trị phẫu thuật [1]. Tại Việt Nam
theo Nguyễn Vĩnh Thống và cộng sự cho thấy 38% số ca chấn thương khớp
gối có đứt dây chằng chéo trước [2]. Hầu hết các trường hợp này đều được chỉ
định phẫu thuật. Ngày nay phương pháp điều trị tốt nhất là tái tạo lại dây
chằng bằng chất liệu gân tự thân hoặc vật liệu tổng hợp. Ưu điểm nổi bật và
dễ nhận thấy của phẫu thuật nội soi là thời gian tiến hành ngắn, tỷ lệ thành
công cao do ít đụng dập vào mô mềm.
Tuy nhiên đau sau mổ vẫn là biến chứng hay gặp, cần được can thiệp kịp
thời. Theo kết quả từ một cuộc điều tra quốc gia về đau sau phẫu thuật ở Mỹ,
có khoảng 80% bệnh nhân phải trải qua cơn đau cấp tính sau phẫu thuật [3].
Đau ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý và sự phục hồi của bệnh nhân. Do đó
vấn đề giảm đau sau mổ luôn luôn được đặt lên hàng đầu, tiếp đến là các vấn
đề về sưng nề bội nhiễm gây ảnh hưởng tới vận động. Ngày nay nền y học
hiện đại có rất nhiều phương pháp để điều trị, trong đó hay sử dụng nhất là
các thuốc giảm đau, chống viêm, chống phù nề với ưu thế tác dụng nhanh
mạnh kéo dài. Tuy nhiên đa phần chúng đều có nhiều tác dụng không mong
muốn với chỉ định khắt khe, bởi vậy khi dùng cần phải theo dõi chặt chẽ [4].
Theo Y học cổ truyền đứt dây chằng chéo trước khớp gối thuộc phạm vi
Nỉu chứng, nguyên nhân gây bệnh do sang thương làm cho khí huyết không
thông, kinh lạc bế tắc lại. Châm cứu là một phương pháp chữa bệnh không


2



dùng thuốc được sử dụng từ lâu đời nay, đến nay đã được Tổ chức y tế thế
giới khuyến cáo ứng dụng vào việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng [5], đồng
thời cũng là phương pháp điều trị an toàn, không gây các tác dụng phụ như
dùng thuốc, dễ tiến hành và được chỉ định rộng rãi. Ngày nay với sự phát triển
của khoa học kỹ thuật phương pháp điện châm ra đời, đây là phương pháp kết
hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền, vừa phát huy được tác dụng điều
trị của dòng điện và tác dụng của châm cứu [6]. Từ trước đến nay đã có nhiều
công trình nghiên cứu về tác dụng giảm đau sau phẫu thuật của điện châm và
nhận thấy hiệu quả điều trị rõ rệt [7], [8], [9].
Do đó chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tác dụng điều trị hỗ trợ
sớm sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước khớp gối bằng phương
pháp điện châm” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng hỗ trợ giảm đau bằng phương pháp điện châm ở
bệnh nhân đứt dây chằng chéo trước khớp gối sau phẫu thuật.
2. Đánh giá một số chỉ số trên lâm sàng sau phẫu thuật và tác dụng
phục hồi chức năng khớp gối sau điện châm.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Sơ lược về giải phẫu và sinh lý khớp gối
Khớp gối là một khớp chịu lực chính và tham gia vào chức năng vận
động của cơ thể. Tầm vận động chủ yếu là gấp và duỗi. Trên thực tế người ta
cho rằng để thực hiện dáng đi bình thường tối thiểu khớp gối cần duỗi 0 o và
gấp 65o. Khớp gối được coi là một khớp bản lề bởi vì cấu trúc và phạm vi
chuyển động giống như một bản lề. Về giải phẫu nó bao gồm 2 khớp giữa lồi

cầu xương đùi với xương chày, giữa xương đùi với xương bánh chè, và được
giữ vững chắc bởi hệ thống dây chằng và bao khớp .

Hình 1.1. Hình ảnh giải phẫu của khớp gối


4

1.2. Bệnh nguyên, bệnh sinh và chẩn đoán đứt dây chằng chéo trước
Dây chằng chéo trước đi từ hố liên lồi cầu của xương đùi đến tận cùng ở
phía trước của mâm chày, được bao bọc bởi màng hoạt dịch nhìn bề ngoài
trông giống như dải xơ nội khớp .
Theo Joseph R.Ritchie có 4 cơ chế gây tổn thương DCCT như sau :
 Dạng, gấp và xoay trong quá mức của xương đùi trên xương chày.
Cẳng chân làm trụ tĩnh trong khi đùi và toàn thân chuyển động.
 Khép, gấp và xoay ngoài quá mức của xương đùi trên xương chày.
 Gối duỗi quá mức và xoay, cẳng chân làm trụ chịu lực.
 Trật gối trước sau, chấn thương khi sai khớp gối thường làm đứt cả hai
dây chằng chéo.
Trong đó nguyên nhân hay gặp là do dây chằng bị căng giãn quá mức và
đột ngột, và không được chuẩn bị về khả năng chịu đựng với một lực tác động
mạnh. Cường độ vận động, lực tác động và tư thế là những yếu tố có quan hệ
mật thiết với nhau và cùng hỗ trợ làm DCCT bị tổn thương. Đứt DCCT dẫn đến
mất vững của khớp gối và có thể có những tổn thương phối hợp như: rách sụn
chêm, bong chỗ bám của các thành phần bao khớp, dây chằng, hình thành các
chồi xương do sự bào mòn của sụn khớp khi mâm chày bị di lệch quá mức.
Theo các thống kê y học cho thấy rằng nguyên nhân tổn thương dây
chằng chéo trước chủ yếu là do chấn thương, trong đó tỷ lệ hay gặp nhất là
do tai nạn thể thao, sau kế đến là tai nạn sinh hoạt và tai nạn giao thông.
Các môn thể thao như bóng đá, thể dục dung cụ, bóng chuyền, bóng rổ…hay

gặp nhất.
- Triệu chứng cơ năng:
Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh nhân đến viện là cấp hay mãn mà trên
lâm sàng có biểu hiện khác nhau. Nếu là trong giai đoạn cấp, khớp gối sưng
nề, bầm tím, đau và hạn chế vận động nhiều, có thể kèm theo tràn dịch, tràn


5

máu khớp gối, khiến cho việc tham khám rất khó khăn. Khi sang giai đoạn
mạn tính, khớp gối lỏng lẻo, nhất là khi lên xuống cầu thang, khi chạy. Đau
khớp gối là triệu chứng thường xuyên xuất hiện, tùy thuộc vào mức độ tổn
thương mà có mức độ đau khác nhau. Ngoài ra giai đoạn muộn còn gặp teo cơ
đùi, có tiến lục cục, hay kẹt khớp.
- Triệu chứng thực thể: Các nghiệm pháp thăm khám DDCT [12]
 Dấu hiệu ngăn kéo trước (+): Khi khám bệnh nhân nằm ngửa, khớp háng
gấp 450, khớp gối gấp 900. Người khám ngồi đè lên một phần mu bàn
chân cần khám để cố định, hai bàn tay đặt phía sau gối để cảm nhận các
cơ bán gân, cơ nhị đầu, cơ thon bị chùng ra. Sau đó khi dùng tay kéo
mạnh đột ngột đầu trên xương chày ra trước thì nó cũng di chuyển theo.
 Nghiệm pháp Lachman (+): có giá trị trong giai đoạn cấp khi làm dấu hiệu
ngăn kéo còn khó khăn, khi khớp gối sưng nề, và gây đau nhiều. Khi tiến
hành bệnh nhân nằm ngửa, gối gấp 20- 300 ở tư thế mở khóa, khi đó thành
phần duy nhất chống lại sự di động ra trước của mâm chày so với lồi cầu
là DCCT. Người khám một tay giữ đầu dưới xương chày, một tay để sau
gối. Sau đó kéo đầu trên xương chày ra trước bằng lòng bàn tay và bốn
ngón tay, ngón cái để ở khe khớp trước trong để cảm nhận sự trượt ra
trước của mâm chày so với xương đùi. Cũng giống như dấu hiệu ngăn kéo
trước, khi xương chày trượt ra trước nhiều hơn bên đối diện 3mm là có
biểu hiện bệnh lý.

 Nghiệm pháp Pivot – shifi (+): chẩn đoán đứt DCCT gần như chắc chắn.
Bệnh nhân nằm ngửa, người khám ngồi ở phía dưới cùng bên với chi bị
tổn thương. Ở tư thế gối gấp 900, từ từ cho duỗi ra hoặc làm theo chiều
ngược lại, đồng thời cẳng chân được xoay trong kết hợp với người khám
cũng tác động một lực vào phía ngoài khớp gối tạo tư thế xoay trong.


6

- Cận lâm sàng
 X-quang thường: chụp tư thế thường quy và lượng hóa dấu hiệu
Lachman trên x-quang với khung kéo. Dựa vào sự di lệch ra trước của
mâm chày so với lồi cầu đùi, đo trên x-quang chụp khớp gối ở tư thế
Lachman, so sánh 2 bên.
 Chụp cộng hưởng từ khớp gối: các tổn thương của dây chằng, sụn chêm
có thể quan sát rõ ràng.
1.3. Nguyên tắc điều trị đứt dây chằng chéo trước khớp gối
1.3.1. Điều trị nội khoa trong đứt dây chằng chéo trước
Hiện nay có 2 phương pháp điều trị đứt DCCT là nội khoa và phẫu thuật
tái tạo lại. Điều trị nội khoa được chỉ định trong trường hợp đứt bán phần
DCCT, nhưng khớp gối còn vững, hay những trường hợp tổn thương mới
mắc, khớp gối sưng nề và hạn chế vận động nhiều, hoặc ở những bệnh nhân
không cần hoạt động thể lực mạnh, tình trạng sức khỏe không cho phép như
đứt DCCT ở người già. Điều trị triệu chứng là chủ yếu bằng các thuốc giảm
đau, chống viêm Non - steroid, thuốc giãn cơ, kết hợp bó bột hoặc đeo nẹp cố
định khớp gối.
1.3.2. Phương pháp điều trị phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước
Hầu hết các trường hợp đứt DCCT khác đều có chỉ định ngoại khoa, tuy
chưa thống nhất giữa các tác giả nhưng chỉ định này dựa trên tuổi, mức độ
hoạt động thể lực, mức độ tổn thương. Có 2 hình thức phẫu thuật là mổ mở và

nội soi, tùy từng trường hợp mà sử dụng nhưng nội soi hay được chỉ định.
Trong lịch sử, Mayo Robson là người đầu tiên khâu nối DCCT nhưng
đến năm 1903 mới được báo cáo trên y văn. Hey Groves và Alwyn Smith năm
1917 và 1918 đã phẫu thuật tái tạo DCCT bằng dải chậu chày. Harry B.
Macey năm 1939 đã mô tả kỹ thuật tái tạo DCCT bằng cách sử dụng gân bán
gân để nguyên bám tận ở xương chày đưa vào đường hầm trong xương đùi và


7

xương chày. Năm 1963, Kenneth G. Jones đã phẫu thuật thành công đứt
DCCT sử dụng mảnh ghép gân bánh chè còn giữ đầu bám vào xương bánh
chè. Và Kurt Franke năm 1969 là người đầu tiên dùng mảnh ghép gân bánh
chè tự do. Phải đến năm 1981 Dandy bước đầu tiến hành phẫu thuật nội soi
khớp gối ghép vật liệu thay thế dây chằng bằng sợi cacbon tổng hợp [13]. Từ
đó đến nay đã có nhiều tác giả đề ra những phương pháp phẫu thuật nội soi
khớp gối mới, khiến cho kỹ thuật ngày càng phong phú. Hiện nay các vật liệu
tự thân thường được dùng để tái tạo DCCT. Quy trình kỹ thuật nội soi tái tạo
DCCT tại khoa Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Xanh Pôn trong nghiên
cứu cụ thể là sử dụng dải cân đùi hay gân cơ bán gân (phụ lục).
1.3.3. Các triệu chứng thường gặp sau phẫu thuật tái tạo dây chằng
chéo trước
1.3.3.1. Đau sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước
Đau là một trong những triệu chứng cấp tính thường gặp nhất sau phẫu
thuật nói chung và sau phẫu thuật đứt DCCT nói riêng. Theo Hội nghiên cứu
đau quốc tế (International Association for Study of Pain - IASP): Đau là một
cảm nhận thuộc về giác quan và xúc cảm do tổn thương đang tồn tại hoặc
tiềm tàng ở các mô gây nên và phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của tổn
thương ấy” , [15]. Ở mỗi người mức độ đau khác nhau phụ thuộc vào kỹ thuật
mổ, loại phẫu thuật, cũng như ngưỡng đau. Bộ phận nhận cảm giác đau gồm

thụ cảm thể và các chất trung gian hóa học. Thụ cảm thể là nơi tiếp xúc với
các tác nhân gây đau, nó phân bố khắp cơ thể. Cơ chế nhận cảm giác đau qua
chất trung gian hóa học đến nay vẫn còn nhiều giả thuyết. Trong đó giả thuyết
được nhiều nhà khoa học đồng thuận nhất là đau đã kích thích vào các tế bào
tại chỗ giải phóng ra chất trung gian hóa học như: bradykinin, serotonin,
histamine, prostaglandin, chất P. Các chất này tác động lên thụ cảm thể và
khử cực các thụ cảm thể này do đó gây cảm giác đau.


8
 Sự dẫn truyền cảm giác đau từ ngoại vi vào tủy sống
Đảm nhận nhiệm vụ là thân tế bào neuron thứ nhất nằm ở hạch gai rễ
sau. Các sợi thần kinh dẫn truyền cảm giác có kích thước và tốc độ dẫn truyền
khác nhau:
 Các sợi Aα và Aβ (typ I và II): sợi có kích thước lớn, với bao myelin,
tốc độ dẫn truyền nhanh, dẫn truyền cảm giác bản thể (cảm giác sâu, xúc
giác tinh tế).
 Các sợi Aδ (typ III) và C: sợi có kích thước nhỏ, dẫn truyền cảm giác
đau, nhiệt và xúc giác thô sơ. Sợi Aδ (sợi dẫn truyền cảm giác đau nhanh) có
bao myelin nên dẫn truyền nhanh hơn sợi C (sợi dẫn truyền cảm giác đau
chậm) không có bao myelin [14], [15], [16].
 Sự dẫn truyền cảm giác đau từ tủy sống lên não
Đường dẫn truyền cảm giác đau, nhiệt và xúc giác thô (sợi Aδ và C) đi từ
rễ sau vào sừng sau tủy sống, ở đó các axon của neuron thứ nhất hay neuron
ngoại vi kết thúc và tiếp xúc với neuron thứ hai trong sừng sau tủy sống theo
các lớp khác nhau (lớp Rexed). Các sợi Aδ tiếp nối synapse đầu tiên trong lớp
I (viền Waldeyer) và lớp V, trong khi sợi C tiếp nối synapse đầu tiên trong lớp
II (còn gọi là chất keo Rolando).
Các sợi trục của neuron thứ hai này chạy qua mép xám trước và bắt chéo
sang cột bên phía đối diện rồi đi lên đồi thị tạo thành bó gai thị.

 Bó tân gai thị: dẫn truyền lên các nhân đặc hiệu nằm ở phía sau đồi
thị, cho cảm giác và vị trí.
 Bó cựu gai thị: dẫn truyền lên các nhân không đặc hiệu và lên vỏ não
một cách phân tán.
 Bó gai lưới thị: bó này có các nhánh qua thể lưới rồi từ thể lưới lên
các nhân không đặc hiệu ở đồi thị có vai trò hoạt hóa vỏ não [15], [16].


9
 Trung tâm nhận cảm giác đau
Các xung động đau được truyền đến trung tâm nhận cảm giác đau ở cấu
trúc lưới, vùng đồi thị, vùng dưới vỏ và vỏ não. Tại cấu trúc lưới, đồi thị và
các vùng dưới vỏ có các tế bào thần kinh cảm giác thứ ba, cho các sợi thần
kinh đi tới vỏ não, đây là những vùng có vai trò nhận biết cảm giác đau. Vỏ
não là nơi phân tích, đánh giá cảm giác đau để tạo ra đáp ứng thích hợp [16].

Hình 1.2. Đường dẫn truyền cảm giác đau
 Ngưỡng đau
Cường độ kích thích nhỏ nhất có thể gây ra được cảm giác đau được gọi
là ngưỡng đau. Bằng cách dùng các cường độ kích thích khác nhau người ta
nhận thấy ở người bình thường có thể có tới 22 mức nhận biết khác nhau về
độ đau (đi từ mức không đau đến đau nhất). Ít có sự khác nhau giữa các cá thể
về ngưỡng đau nhưng phản ứng với cảm giác đau lại khác nhau giữa các cá
thể và các chủng tộc (nếu dùng nhiệt độ để kích thích gây cảm giác đau hầu
hết mọi người đều có cảm giác đau ở 45 oC. Cường độ kích thích mạnh (như là


10

phẫu thuật) sẽ gây cảm giác đau sau một thời gian ngắn (một giây), nhưng

nếu cường độ kích thích nhẹ đòi hỏi thời gian dài hơn (nhiều giây) [18].
 Một số yếu tố ảnh hưởng đến đau sau phẫu thuật
1. Ảnh hưởng của phẫu thuật:
 Vị trí, thời gian, phương thức phẫu thuật, và sang chấn trong khi tiến
hành. Vết mổ càng dài bệnh nhân càng đau, thời gian càng kéo dài, phẫu thuật
càng phức tạp thì bệnh nhân đau nhiều , [20].
 Loại phẫu thuật: phẫu thuật nội soi tái tạo DCCT khớp gối là phẫu
thuật có mức độ đau vừa, và khi bệnh nhân phải vận động sớm sau phẫu thuật
thì ngưỡng đau lại tăng lên [19], [20].
 Thời gian sau phẫu thuật: đau nhiều nhất từ giờ thứ 3 đến giờ thứ 6
sau mổ, và đau nhất là ngày đầu tiên, sau đó giảm dần [19], [20].
2. Đặc điểm tâm sinh lý và cơ địa của bệnh nhân.
Cụ thể như tình trạng lo lắng cũng làm tăng cảm giác đau, đặc biệt là trong
vòng 48 giờ đầu sau mổ. Ngưỡng đau ở từng bệnh nhân là khác nhau .
3. Các yếu tố khác
 Thông tin đưa ra trước phẫu thuật: theo một số nghiên cứu các nhà
khoa học đã nhận thấy rằng khi bệnh nhân được cung cấp đầy đủ thông tin thì
đau sau phẫu thuật giảm nhanh hơn .
 Kỹ thuật vô cảm trước và trong phẫu thuật. Các biến chứng phẫu thuật.
 Chất lượng chăm sóc sau mổ.
1.3.3.2. Một số triệu chứng khác sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật vùng vết mổ xuất hiện sưng nề, do tổn thương từ trước
kết hợp với các thủ thuật trong quá trình mổ. Nếu nhẹ thì chỉ có ít dịch rỉ
viêm, nặng có thể gây tràn dịch, tràn máu khớp gối với số lượng lớn. Đây
cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm cho triệu chứng đau càng


11

rầm rộ. Tình trạng đau và sưng nề khiến cho tầm vận động của khớp gối bị

hạn chế. Đó là chưa kể đến khâu vô trùng trong quá trình phẫu thuật cũng như
chăm sóc thay băng vết mổ hàng ngày. Nếu làm không tốt sẽ dẫn đến tình
trạng nhiễm trùng vết mổ, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, cũng như
khả năng phục hồi khớp gối của bệnh nhân.
1.3.4. Các thuốc và phương pháp điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật
Thuốc giảm đau:
1. Thuốc giảm đau loại opioid mạnh: Morfin và dẫn xuất, Fentanyl…
2. Thuốc giảm đau loại opioid yếu: Codeine, Tramadol, Oxycodone…
3. Thuốc giảm đau không phải opioid: Aspirin, Acetaminophen …
Thuốc chống viêm: tác dụng giảm đau, chống viêm thường đi kèm với
nhau, và nó luôn là lựa chọn hàng đầu vì tác dụng nhanh mạnh và kéo dài.
Tuy nhiên các thuốc này gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khi sử dụng vì
vậy cần theo dõi tình trạng bệnh nhân chặt chẽ :
1. Thuốc chống viêm corticoid: Fluomethylprednisolon,
methylprednisolone …
2. Thuốc giảm đau chống viêm Non - steroid: thuốc ức chế COX - 1,
COX - 2, một đặc điểm chung trong cơ chế đau của bệnh cơ - xương khớp là do enzyme Cyclooxygenase - 2 (COX - 2) tăng hoạt động,
làm sản sinh ra nhiều các Prostaglandin, gây viêm và đau tại chỗ [4], .
Một số thuốc giảm đau chống viêm được khuyến cáo sử dụng trong
phác đồ điều trị bệnh lý Cơ -Xương - Khớp như: ức chế COX - 1 (dẫn
chất của acid phenylacetic, dẫn xuất từ acid propionic …), ức chế
chọn lọc COX - 2 (Celecoxib, Etoricoxib…) [24].
Thuốc chống phù nề: Chymotrypsin…
Một số thuốc khác:
1. Thuốc phong bế dẫn truyền thần kinh (Lidocain, Ropivacaine


12

hydrochloride, Procain hydroclorid …).

2. Các thuốc phối hợp khác như: thuốc chống nhiễm trùng, cụ thể là các
loại kháng sinh. Hiện nay trên lâm sàng thường sử dụng là nhóm
cephalosporin thế hệ 3.

Hình 1.3. Bậc thang sử dụng thuốc giảm đau WHO
Các liệu pháp phối hợp khác:
 Vật lý trị liệu: thường áp dụng cho bệnh nhân đau mạn tính hay có
chống chỉ định với các thuốc giảm đau, vì hầu như không có tác dụng phụ. Cụ
thể như: nhiệt trị liệu, điện trị liệu, cơ học trị liệu, ánh sáng trị liệu.
 Can thiệp tâm lý: phương pháp này mang tính chủ quan bằng cách
người thầy thuốc cung cấp thông tin về phẫu thuật, cảm giác. Hướng dẫn cách
tập thư giãn bằng hơi thở, thư giãn cơ. Ngoài ra còn một vài phương thức
khác như thôi miên, nghe nhạc, tập trung sự chú ý vào công việc khác.
 Ngoại khoa: cắt đứt đường dẫn truyền cảm giác đau trong đau nội tạng.
 Y học cổ truyền: an toàn và hiệu quả cao. Khi châm cứu vào huyệt sẽ gây
một kích thích làm tạo ra một cung phản xạ mới có tác dụng ức chế và phá vỡ


13

cung phản xạ bệnh lý, làm giảm cơn đau đớn và giải phóng sự co cơ.
1.3.5. Các phương tiện đánh giá và đo lường đau
1.3.5.1. Phương pháp khách quan
 Sự thay đổi chỉ số sinh hóa máu: hormone (cathecholamin, endorphin,
costisol…) [19].
 Sự thay đổi chỉ số hô hấp: khí máu, thể tích thở ra gắng sức giây đầu
tiên (FEV1), thể tích khí lưu thông (V1), cung lượng đỉnh thở ra (PEFR) [18].
 Tính số thuốc giảm đau bệnh nhân đã sử dụng qua hệ thống PCA
(patient controlled anagelsia) .



Đo ngưỡng đau: sử dụng máy đo ngưỡng đau Analgesy Meter

(Italia) [20].
1.3.5.2. Phương pháp chủ quan
Các thang điểm đánh giá đau
 Thang điểm LIKERT: 5 điểm khá thông dụng.
 Thang điểm NRS (numerical rating scale): 10 điểm, bệnh nhân đánh
giá mức độ đau từ 0  10 điểm.
 Thang điểm đau VAS: thang điểm phổ biến được dùng hiện nay, có
thể dùng cho trẻ > 5. VAS là công cụ đánh giá sự thay đổi cường độ đau. Tuy
nhiên không thể dùng cho người bị rối loạn chức năng nhận thức, khuyết tật
về thị giác, sử dụng tay chân.


14

Hình 1.4. Thang điểm đau VAS (Thước của hãng Astra - Zeneca)
Ngày nay y học thực chứng và cá thể hóa điều trị là xu hướng thực hành
của y học hiện đại. Y học thực chứng đề cao nghiên cứu phân nhóm ngẫu
nhiên, mù đôi có đối chứng… trong đó được quan tâm là chỉ số RR (Relative
Risk - nguy cơ tương đối). Nhưng RR chỉ phản ánh quần thể, còn người thầy
thuốc lại điều trị cho từng cá thể bệnh nhân. Do đó NNT là công cụ hữu hiệu
giúp ích cho nghiên cứu .
 Chỉ số NNT (Number Needed to treat)
Sau nhiều năm suy nghĩ, các nhà nghiên cứu Canada đề ra một chỉ số
mới có tên là NNT (Number Needed to treat) - số người cần điều trị để đạt
được một kết quả cụ thể [25]. Theo đồng thuận IMMPACT 2008 đã khuyến
cáo chỉ số đo lường kết quả điều trị đau, khi mức độ cải thiện ≥ 50% so với
ban đầu trên thang điểm đau từ 0 - 10 sau 4 giờ được xem là có cải thiện thực

chất. Đây là cơ sở để đánh giá hiệu quả của các liệu pháp điều trị đau .
Thí dụ như NNT của Etoricoxib 120 mg trong giảm đau cấp là 1,9 để đạt
hiệu quả giảm đau 50% ở thời điểm 4 giờ so với ban đầu, nghĩa là cần điều trị
trung bình 1,9 người để có 1 bệnh nhân giảm đau 50% so với ban đầu tại thời
điểm 4 giờ [25]. Một liều duy nhất tiêm bắp Ketorolac 30 mg có NNT 3,4 (2,5
- 4,9) cho ít nhất giảm đau 50% hơn 4 - 6 giờ ở bệnh nhân đau vừa hoặc nặng
so với giả dược.


15

NNT càng thấp đồng nghĩa với độ giảm nguy cơ tuyệt đối càng lớn, hay
hiệu quả thuốc càng cao. Trong giảm đau cấp sau phẫu thuật chỉ số NTT ≤ 5
được xem là có hiệu quả
Công thức tính NNT:

1/(pC - pA) = 1/ ARR [25]

(pC: xác suất xảy ra biến cố nếu dùng thuốc đối chứng; pA: xác suất xảy
ra biến cố khi dùng phương pháp điều trị đang nghiên cứu. ARR (Absolute
Risk Reduction) là độ giảm nguy cơ tuyệt đối khi dùng thuốc A thay cho
thuốc nhóm đối chứng.
1.3.5.3. Các phương tiện đánh giá các triệu chứng khác sau phẫu thuật
- Đánh giá mức độ sưng nề: sự thay đổi chu vi khớp gối, số lượng dịch
dẫn lưu, nhiệt độ tại chỗ phẫu thuật.
- Đánh giá mức độ vận động khớp gối sau phẫu thuật: sử dụng thang
điểm Lysholm và Gillquist, thang điểm của Hiệp hội khớp quốc tế (IKDC),
lượng giá sức cơ theo 6 bậc cơ của Tổ chức Y tế thế giới.
1.4. Quan niệm của y học cổ truyền về đứt dây chằng
chéo trước khớp gối

1.4.1. Bệnh danh, các thể bệnh và biện chứng luận trị theo y học cổ truyền
Trong thương khoa được phân loại tổn thương phần mềm và tổn thương
xương. Tổn thương phần mềm được chia thành 3 loại: sang thương là vết
thương, tọa thương là đụng dập, và nỉu thương là tổn thương do giãn đứt dây
chằng ở khớp. Cho nên đứt DCCT khớp gối được liên hệ nằm trong chứng
Nỉu thương của YHCT, nguyên nhân do động tác xoay vặn khớp quá mức gây
nên. Khớp đau cự án, sưng, nóng đỏ là biểu hiện giai đoạn đầu của khí trệ
huyết ứ ở cân [29].
Chứng Nỉu thương thường gặp trên lâm sàng 3 thể: Thể huyết ứ khí trệ,
thể nhiệt độc và thể thấp nhiệt [30].
 Thể khí trệ huyết ứ: gặp ở giai đoạn đầu của bệnh, sau khi bệnh nhân bị


16

chấn thương khiến cho khí huyết bị đình trệ gây đau.
 Lâm sàng: không sốt, khớp gối đau âm ỉ, nặng có thể đau cự án, cử
động khớp hạn chế ít, khớp sưng nhẹ, có thể nóng đỏ. Chất lưỡi đỏ nhạt, rêu
trắng mỏng, có điểm ứ huyết, mạch hoạt sác.
 Pháp điều trị: Hành khí hoạt huyết.
 Thể nhiệt độc:
 Lâm sàng: thường do ngoại thương, do vấp ngã, bị đòn đánh khiến cục
bộ bị bầm tím, khí huyết vận hành trì trệ, ứ nhiệt sinh độc làm cho gối sưng
đau, nóng đỏ. Biểu hiện đau kịch liệt, đau cự án, đau theo nhiệt. Thường có sốt,
đại tiện táo, tiểu tiện vàng. Chất lưỡi đỏ, rêu vàng mỏng, mạch huyền sác.
 Pháp điều trị: thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết lợi khớp xương.
Trên thực tế lâm sàng tương ứng với bệnh lý đứt DCCT và đau sau phẫu
thuật khớp gối là 2 thể: thể nhiệt độc và thể huyết ứ khí trệ.
 Thể thấp nhiệt uất kết: khớp gối sưng to, nặng nề, chảy dịch hoặc mủ
vàng, đau, sờ vào cảm giác nóng, hạn chế cử động khớp nhiều. Sắc mặt vàng,

phù, tiểu vàng, đại tiện khô sau nát, chất lưỡi đỏ, rêu vàng dày, mạch hoạt sác
hoặc nhu sác. Pháp điều trị là thanh nhiệt thẩm thấp, sơ lợi khớp xương. Thể
này tương ứng với viêm khớp nhiễm khuẩn theo YHHĐ.
Trong thương khoa cho rằng, trong cơ thể khí huyết tuần hành không
ngừng, không nơi nào không đến, không nơi nào không qua. Nếu do nguyên
nhân nào đó làm khí huyết đọng lại, hoặc ngưng trệ thì nơi đó có sưng đau,
sưng do huyết không chạy, sưng do khí thì chạy. Đau chính là do khí không
lưu thông, khí là thống soái của huyết, huyết là mẹ của khí nên khí không
lưu thông thì huyết cũng không lưu thông. Khớp muốn cử động đươc dễ
dàng thì cân, cơ thông suốt. Can chủ cân, Tỳ chủ cơ nhục, Thận chủ xương,
khớp gối là nơi tụ của cân, cơ, xương. Theo lý luận của YHCT “cấp trị tiêu,


17

hoãn trị bản”, trước tiên trị chứng tại chỗ, sau đó phải tác động đến tạng phủ
liên quan thì bệnh mới đỡ [29].
1.4.2. Phương pháp điều trị Nỉu thương theo y học cổ truyền
1.4.2.1. Phương pháp không dùng thuốc
Bao gồm xoa nắn, bấm huyệt và châm cứu, với việc sử dụng các thủ
thuật kéo giãn, bật gân, bấm, điểm huyệt. Phương pháp được chỉ định trong
trường hợp khớp gối không có dấu hiệu gãy xương, dập nát, trật khớp. Trong
đó châm cứu được sử dụng nhiều và đem lại hiệu quả điều trị tốt [29].
 Khái niệm về châm cứu
Châm cứu là một trong những phương pháp chữa bệnh độc đáo của
YHCT phương Đông. Với bề dày lịch sử hàng mấy nghìn năm, châm cứu
được sử dụng để chữa bệnh ở Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên và
nhiều quốc gia trên thế giới , .
Cơ chế tác dụng của châm cứu là điều hòa âm dương, và điều chỉnh cơ
năng hoạt động của hệ kinh lạc để điều trị bệnh tật .

Điện châm: là phương pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng chữa bệnh của
châm cứu với tác dụng dòng điện của máy điện châm. Đây là phương pháp
mới có sự kết hợp giữa YHCT và YHHĐ, để tăng tác dụng đắc khí và dẫn khí
khi châm cứu .
Từ xa xưa ông cha ta thường dùng tay để vê kim nhưng thực tế lâm sàng
cho thấy vê kim có nhiều nhược điểm cụ thể như: Vê kim thường làm bệnh
nhân đau đớn. Sự điều khí không mạnh, không nhanh, không sớm đưa được
sự vận hành của khí về trạng thái thăng bằng , [34].
Do đó phương pháp điện châm ra đời, được áp dụng ở nước ta từ năm
1971 đã đáp ứng được mục đích điều trị cũng như hạn chế được những nhược
điểm của phương pháp vê kim [35].
Bình thường khi cơ thể hoạt động đều sản sinh ra một dòng điện, dòng


18

điện này nhỏ đến mức con người không bao giờ có thể cảm nhận được nó.
Khi cơ thể bị đau nhức thì hoạt động của các bộ phận thay đổi dẫn đến dòng
điện trong cơ thể cũng thay đổi. Phương pháp điện châm là sự kết hợp giữa
châm cứu và tác động của dòng xung điện cực nhỏ, nó tác động lên các huyệt
và dòng điện trong cơ thể với cường độ và tần số cao để dập tắt cung phản xạ
cũ do đó sẽ tạo cảm giác dễ chịu và giảm đau hiệu quả. Chính vì vậy hiện nay
điện châm là phương pháp giảm đau hiệu quả của YHCT.
 Cơ chế tác dụng của châm cứu
 Phản ứng tại chỗ
Châm hay cứu vào huyệt là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới
có tác dụng ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý, làm giảm cơn đau đớn và
giải phóng sự co cơ. Sự ức chế hoặc phá vỡ cung phản xạ bệnh lý có thể xuất
hiện ngay tức thì sau khi châm và tác động vào huyệt, nhưng cũng nhiều khi
phải lưu kim lâu và điều trị nhắc lại nhiều lần, nhiều liệu trình mới thu được

kết quả. Điều đó chứng tỏ rằng ngoài vai trò của thần kinh còn có vai trò của
nội tiết thể dịch tham gia vào phá vỡ cung phản xạ bệnh lý , [33].
 Phản ứng tiết đoạn
Khi nội tạng bị tổn thương thì có những thay đổi cảm giác vùng da ở
cùng một tiết đoạn và ngược lại những kích thích từ vùng da của một tiết đoạn
nào đó sẽ ảnh hưởng đến nội tạng cùng trên tiết đoạn đó.
Việc sử dụng các huyệt ở một vùng da để chữa bệnh của các nội tạng
cùng tiết đoạn với vùng này sẽ tạo ra một phản ứng tiết đoạn, gây ra các luồng
xung động thần kinh hướng tâm. Những luồng này sẽ truyền xung động vào
sừng sau tủy sống rồi chuyển qua sừng trước, từ đó bắt đầu phản xạ ly tâm,
theo các cơ quan, nội tạng tương ứng, làm điều hòa mọi cơ năng sinh lý như
dinh dưỡng, bài tiết [31].
 Phản ứng toàn thân


19

Qua thực tế lâm sàng chữa bệnh bằng châm cứu, người xưa đúc kết được
nhiều cách dùng huyệt. Một huyệt có thể chữa nhiều bệnh, một bệnh có thể
dùng nhiều công thức huyệt khác nhau, và cùng một loại bệnh trên cùng một
bệnh nhân có thể sử dụng nhiều công thức huyệt khác nhau .
Thực chất bất kì một kích thích nào đối với cơ thể cũng thông qua hệ
thần kinh và có liên quan tới hoạt động tủy sống, vỏ não, nghĩa là có tính chất
toàn thân. Sau khi châm, từng xung động thần kinh không ngừng được dẫn
truyền vào tủy sống (dẫn truyền xung động thần kinh do acetylcholine…) từ
đó dẫn truyền qua bó tủy lên hành não và vỏ não .
Tình trạng thần kinh luôn căng thẳng gây ra các rối loạn tinh thần làm
cho quá trình hưng phấn và ức chế của hoạt động thần kinh cao cấp bị rối loạn
và châm cứu có tác dụng điều chỉnh sự rối loạn đó.
Phản ứng toàn thân còn gây các biến đổi về nội tiết và thể dịch. Thường

trong khi châm và sau một đợt điều trị bằng châm cứu các chất thể dịch như:
sympatin, adrenalin, histamine, acetylcholine, morphin like (đặc biệt là
endorphin) cũng có những biến đổi ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu
hóa, bài tiết, chuyển hóa các chất .
Từ năm 1973 nhiều thực nghiệm đã chứng minh được rằng châm cứu
(đỉnh cao là châm tê phẫu thuật) tác động lên cả thần kinh và thể dịch trong
quá trình giảm đau (trong châm cứu chữa bệnh) và nâng cao ngưỡng chịu đau
(trong châm tê phẫu thuật).
1.4.2.2. Phương pháp dùng thuốc
Theo YHCT tùy thuộc vào từng thể bệnh mà trên lâm sàng người thầy
thuốc có thể sử dụng các bài thuốc một cách linh hoạt. Có 2 loại được sử dụng
trên lâm sàng đó là thuốc dùng trong và thuốc dùng ngoài. Cụ thể với thuốc
dùng trong trên lâm sàng thường sử dụng “Cao tiêu viêm” để điều trị. Ngoài
ra để tăng tác dụng hoạt huyết hóa ứ, thầy thuốc YHCT cũng sử dụng một số


20

bài thuốc đắp nơi bị đụng dập điển hình như “Cao thống nhất”, hay bài thuốc
xoa như bài “Trật đả tán”, mật gấu hòa với rượu bôi [29], [36].
1.5. Tình hình nghiên cứu điều trị tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối
Tại Mỹ hàng năm có từ 100000 đến 200000 ca đứt DCCT [37]. Riêng tại
New York theo Stephen Lyman số lượt ca được phẫu thuật tái tạo DCCT ngày
càng tăng. Cụ thể nếu trong năm 1997 là 6178 ca thì đến năm 2006 là 7507
ca, nhưng đến năm 2009 đã có tới 70547 ca [38].
Tại Việt Nam theo Trịnh Đức Thọ (1997) ghi nhận tái tạo DCCT cho 24
trường hợp [39]. Năm 2000 Nguyễn Tiến Bình cũng thông báo 21 ca tạo hình
DCCT, đến năm 2002 tác giả tiếp tục ghi nhận thêm 36 ca với kết quả điều trị
tốt đến 90% [40], [41]. Từ năm 2005 - 2011 tại Viện Chấn thương chỉnh hình
Bệnh viện Việt Đức, trong số 1086 ca phẫu thuật khớp gối có 856 ca phẫu

thuật nội soi tái tạo DCCT bằng mảnh ghép gân cơ thon và gân cơ bán gân tự
thân với tỷ lệ tốt đạt 92.25% [42].
Xơ hóa khớp là một trong những biến chứng thường gặp sau phẫu thuật
khớp gối, nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả điều trị, chiếm tới
70% nguyên nhân gây giảm tầm vận động khớp gối. Việc tập PHCN khớp
gối là bước điều trị tiếp theo sau giảm đau, nhằm hạn chế tối đa các biến
chứng sau phẫu thuật.
Ở nước ta gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về chương trình
PHCN sau phẫu thuật tái tạo DCCT khớp gối. Bùi Xuân Thắng [43] (2005),
đã áp dụng chương trình PHCN của phẫu thuật mở cho phẫu thuật nội soi tái
tạo DCCT khớp gối. Nguyễn Hoài Nam [44] đã áp dụng chương trình PHCN
của Don Johnson (2005) kết hợp với chương trình của Bùi Xuân Thắng, cho
hiệu quả điều trị cao, sau 6 tuần có 71.2% số bệnh nhân đạt kết quả theo mục
tiêu. Theo tác giả Trần Thị Thu Hiền [45] sau tập PHCN 3 tháng có tới 57.1%
số bệnh nhân, chức năng khớp gối trở lại bình thường. Các nghiên cứu chỉ ra


21

rằng phẫu thuật nội soi tái tạo DCCT cho phép người bệnh tập PHCN sớm sau
phẫu thuật, khớp gối nhanh chóng lấy lại được biên độ vận động như trước
phẫu thuật, sức cơ hồi phục, đồng thời tránh teo cơ đùi. Từ năm 2014 Bộ Y tế
đã ban hành thông tư hướng dẫn chẩn đoán, điều trị chuyên ngành phục hồi
chức năng, ghi rõ quy trình tập, cũng như mục tiêu theo từng giai đoạn. Do đó
trong nghiên cứu này chúng tôi đã áp dụng thông tư này nhằm điều trị và
đánh giá khả năng PHCN vận động của khớp gối [46].
1.6. Tổng quan về công thức huyệt và thuốc Kerola trong nghiên cứu để
hỗ trợ điều trị sớm sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối
1.6.1. Phương pháp điện châm
Dựa theo nguyên lý của YHCT, điện châm là phương pháp có tác dụng

giảm đau, tăng cường phục hồi chức năng vận động, đặc biệt là rất an toàn,
không có tác dụng phụ như thuốc giảm đau của YHHĐ. Vì vậy trong nghiên cứu
chúng tôi đã sử dụng điện châm trong điều trị hỗ trợ sớm sau phẫu thuật tái tạo
DCCT khớp gối với mục đích kết hợp YHCT và YHHĐ trong ngoại khoa.
Theo Nguyễn Tài Thu đối với bệnh lý sưng đau nóng đỏ vùng khớp gối
lấy tả Độc tỵ, Tất nhãn, Huyết hải, Ủy trung làm gốc. Nếu thấp tý gia thêm
Tam âm giao, Túc tam lý để tăng thêm khí của Tỳ vị (bình bổ bình tả). Nếu
hàn tý cứu Quan nguyên, Thận du để tráng hỏa, tiêu hàn. Nếu Phong tý châm
bổ Cách du, Huyết hải để bổ huyết theo nguyên tắc muốn trị phong thì trước
hết phải trị huyết [47].
Do đó chúng tôi tiến hành chọn nhóm huyệt theo tác dụng tại chỗ. Ngoài
ra theo lý luận YHCT khớp gối sưng đau là do khí huyết ứ trệ, cân và cơ bị
tổn thương. Đầu gối là nơi tụ của cân, cơ, xương. Can chủ cân, tỳ chủ cơ
nhục, thận chủ cốt tủy. Do đó pháp điều trị phải hoạt huyết, thư cân, bổ can tỳ,
dưỡng cốt.


22

Công thức huyệt nghiên cứu bao gồm: Lương khâu, Huyết hải, Dương
lăng tuyền, Âm lăng tuyền, Túc tam lý, Huyền chung.

Hình 1.5. Công thức huyệt trong nghiên cứu [48]
 Lương khâu: (huyệt khích) (III.34), kinh túc dương minh vị.
 Vị trí: Từ chính giữa bờ trên xương bánh chè đo lên 2 thốn và đo
ngang ra ngoài 1 thốn, lấy huyệt trên đầu gối khi co.
 Tác dụng: Thông điều vị khí, giảm đau tại khớp gối.
 Kỹ thuật châm: Châm thẳng 0.7 - 1 thốn.
 Huyết hải: (IV.10), kinh túc thái âm tỳ
 Vị trí: Co đầu gối 90o từ giữa bờ trên xương bánh chè đo lên trên 1

thốn đo vào trong 2 thốn.
 Tác dụng: Hoạt huyết
 Kỹ thuật châm: Châm thẳng 0.5 - 1.2 thốn.
 Dương lăng tuyền (hội của cân, huyệt hợp), (XI. 34), kinh túc thiếu
dương đởm.
 Vị trí: Dưới đầu gối 1 thốn, huyệt nằm ở chỗ lõm phía trước trong đầu
dưới xương mác, giữa cơ mác bên dài và cơ duỗi chung các ngón chân.


23
 Tác dụng: Huyệt chủ của cân.
 Kỹ thuật châm: Châm thẳng 0.5 - 1 thốn.
 Âm lăng tuyền (huyệt hợp thuộc thủy (ngũ du huyệt)), (IV. 9), kinh túc
thái âm tỳ.
 Vị trí: Chỗ lõm phía sau điểm gặp nhau giữa bờ sau trong đầu trên
xương chày với ngành ngang sau trên xương chày.
 Tác dụng: Do thận chủ thủy, huyệt chủ trị chứng ở kinh thận, có công
năng ôn vận trung tiêu, lợi thủy tiêu thũng.
 Kỹ thuật châm: Châm thẳng 0.5 - 1 thốn
 Túc tam lý (huyệt hợp thuộc thổ (ngũ du huyệt), (III.36)), kinh túc
dương minh vị.
 Vị trí: Thẳng dưới huyệt Độc tỵ 3 thốn, cách mào trước xương chày 1
khoát ngón tay, chỗ lõm ngang với cơ cẳng chân trước và xương chày.
 Tác dụng: Thông điều kinh lạc, khí huyết, giảm đau tại chỗ, điều trung
khí và tăng cường sức khỏe.
 Kỹ thuật châm: Châm thẳng 0.5 - 1.5 thốn.
 Huyền chung (huyệt hội của tủy (ngũ du huyệt)), (XI.39), kinh túc
thiếu dương đởm.
 Vị trí: Bờ lồi mắt cá ngoài đo lên 3 thốn trên đường từ huyệt Dương
lăng tuyền đến mắt cá ngoài, huyệt ở ngay chỗ lõm bờ sau xương mác giữa 2

cơ mác bên dài và mác bên ngắn.
 Tác dụng: Chủ cốt tủy.
 Kỹ thuật châm: Châm thẳng 0.5 - 1 thốn [31].
1.6.2. Kỹ thuật điện châm
Trong nghiên cứu chúng tôi sử dụng máy điện châm KWD - TN 09 T06 của công ty TNHH thương mại và sản xuất thiết bị y tế Hà Nội.


24


Cường độ và tần số: châm tả, được mắc vào dây có tần số tả (tần số từ
5 - 10 Hz, cường độ (từ 0 đến 150 microAmpe) tăng dần theo ngưỡng
chịu đựng của bệnh nhân) [49].
 Cách châm: châm tả các huyệt.
 Bệnh nhân sau phẫu thuật khi có điểm VAS ≥ 5 bắt đầu tiến hành điều trị.

1.6.3. Thuốc đối chứng Kerola (Ketorolac)
Ketorolac là dẫn xuất của acid heteroarylacetic, thuộc nhóm thuốc chống
viêm giảm đau Non - steroid (NSAIDs: Non - steroidal anti - inflammatory drug).
- Dược động học: Sau khi tiêm bắp hoặc uống, Ketorolac hấp thu
nhanh và hoàn toàn. Tốc độ thải trừ người lớn có chức năng thận bình
thường khoảng 5.3 giờ và kéo dài hơn ở người giảm chức năng thận
(khoảng 10.3 - 10.8 giờ). Tác dụng giảm đau sau 30 phút tiêm thuốc, tác
dụng mạnh nhất là khoảng 1 - 2 giờ sau khi tiêm. Tác dụng giảm đau duy
trì được 4 - 6 giờ [50], [51].

Hình 1.6. Cơ chế tác dụng của thuốc Ketorolac [4]
- Tác dụng: Thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ sốt nhưng tác



25

dụng giảm đau lớn hơn tác dụng chống viêm. Khác với các thuốc opioid,
Ketorolac không gây nghiện hoặc ức chế hô hấp. Thuốc dưới dạng muối
trometamol (muối tromethamin), dùng đường uống, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh
mạch và tra mắt.
- Chỉ định: điều trị ngắn ngày, đau vừa tới đau nặng sau phẫu thuật,
dùng thay thế các chế phẩm opioid. Hoặc dùng tại chỗ để điều trị triệu chứng
viêm kết mạc dị ứng theo mùa.
- Chống chỉ định:
+ Tiền sử viêm loét dạ dày hoặc chảy máu đường tiêu hoá. Xuất huyết
não hoặc có nghi ngờ chảy máu, rối loạn đông máu.
 Người bệnh phải phẫu thuật, có nguy cơ cao chảy máu hoặc cầm máu
không hoàn toàn. Người bệnh đang dùng thuốc chống đông.
 Quá mẫn với thành phần của thuốc, hội chứng polyp mũi, phù mạch
hoặc co thắt phế quản. Giảm thể tích máu lưu thông, suy thận vừa và nặng.
 Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Tác dụng không mong muốn: Đau đầu, chóng mặt và buồn ngủ. Khó
tiêu, buồn nôn, đau và kích ứng, có nguy cơ suy thận cấp hoặc tăng kali huyết
hoặc cả hai. Hiếm gặp: phản ứng phản vệ, chảy máu sau phẫu thuật, hội
chứng Lyell, hội chứng Stevens - Johnson, suy thận cấp, tiểu tiện ra máu, ure
niệu cao, nghe kém [50], [51].
- Quy trình sử dụng Kerola: thuốc được sử dụng sau khi bệnh nhân phẫu
thuật xong trong vòng ngày đầu, tại thời điểm VAS ≥ 5 điểm tương ứng với
thời điểm sử dụng điện châm.


×