Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.29 KB, 7 trang )

120 DN dự kiến thoái.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước đạt 10.532 tỷ đồng daonh thu, gấp rưỡi so
với cùng kỳ. Tỷ suất lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh vốn đạt 82,29%. Tính đến cuối năm
2015, tổng tài sản của SCIC đạt 73.263 tỷ đồng.
Sau một năm đẩy mạnh hoạt động thoái vốn, danh mục đầu tư hiện nay của SCIC còn lại 197
doanh nghiệp. Tổng giá trị các khoản đầu tư của SCIC theo mệnh giá tính đến 31/12/2015 là xấp
xỉ 19.740 tỷ đồng, tương đương 882,6 triệu USD. Trong năm 2016 này, số lượng doanh nghiệp
mà SCIC dự kiến bán vốn là 120 công ty. Đáng chú ý, Công ty Cổ phần FPT và CTCP XNK Sa
Giang cũng nằm trong danh sách bán vốn năm 2016. SCIC hiện đang nắm giữ 6% vốn tại FPT,
tương đương sở hữu 23,9 triệu cổ phiếu của doanh nghiệp này. Theo thị giá hiện nay của FPT
(40.800 đồng/cp), số tiền mà SCIC dự kiến thu về lên tới hơn 975 tỷ đồng.
Cục Thống kê TP.HCM cho thấy đầu tư nước ngoài (FDI) vào TP.HCM so với cùng kỳ giảm
tới 38%.
Tính từ đầu năm đến nay, TP.HCM có 276 dự án FDI được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng
vốn đăng ký đạt 481,2 triệu USD. Xét về hình thức đầu tư, phần lớn là các dự án này đều đầu tư
theo hình thức 100% vốn nước ngoài với 218 dự án, tổng vốn đạt 202,8 triệu USD.
Ngoài ra, có 57 dự án liên doanh với tổng vốn đầu tư đạt 278,1 triệu USD. Đặc biệt, kinh doanh
bất động sản vẫn đang là lĩnh vực thu hút vốn FDI mạnh với 236 triệu USD (chiếm 49%). Kế
đến là các lĩnh vực thương nghiệp thu hút vốn FDI gần 117 triệu USD, công nghiệp đạt 62 triệu
USD.
Trong số 36 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án được cấp phép tại TP HCM, Cayman Islands có
4 dự án nhưng lại chiếm phần lớn tổng vốn đầu tư với 230,5 triệu USD, chiếm 47,9%. Ngoài ra,
cũng có 48 dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư với số vốn tăng 166,1 triệu USD. Đồng thời, có 23
dự án giải thể, chuyển đi tỉnh thành và rút phép trước hạn với tổng vốn là 28,3 triệu USD.
CBRE: Tốc độ khai trương trung tâm thương mại cả thế giới đang chậm lại, Việt Nam thì
không
Theo nghiên 168 thành phố trên thế giới của CBRE, nguồn cung trung tâm mua sắm trên toàn thế
giới đạt mức 41.9 triệu m2 trong năm 2015, tăng so với mức 39 triệu m2 năm 2014. Trong đó,
các thành phố châu Á chiếm lĩnh danh sách 10 thị trường năng động nhất thế giới. Trung Quốc
vẫn là thị trường sôi động nhất về nguồn cung không gian mới, chiếm 2/3 dự án đang xây dựng


Trang 5





toàn cầu. Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong số 41 thành phố được khảo sát, có 34
thành phố đang triển khai các dự án mới với tổng cộng 34,8 triệu m2 không gian.
Trong khi phần lớn các thị trường mới nổi khu vực Đông Nam Á đang có mức hoàn thiện thấp
năm 2015 thì Thái Lan và Việt Nam lại ngược lại. Tại Việt Nam, các trung tâm mua sắm mới
hoàn thiện trong năm 2015 đều ở ngoài khu trung tâm. Mặc dù tỉ lệ không gian bán lẻ bình quân
đầu người vẫn ở mức thấp nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tổng lượng không gian bán
lẻ tại TP HCM vẫn tăng hơn 50% nhờ vào 5 dự án hoàn thiện trong năm trước.
IMF vẫn từ chối tham gia cứu trợ Hy Lạp
Bất chấp thỏa thuận giải ngân quan trọng giữa Nhóm các bộ trưởng tài chính của Khu vực đồng
tiền chung châu Âu (Eurogroup) và Hy Lạp hôm 25/5, IMF vẫn từ chối tham gia chương trình
cứu trợ thứ ba dành cho nước này.
Hiện nay, IMF tỏ ra cẩn trọng hơn, sau khi Hy Lạp không thể thanh toán khoản nợ khoảng 2 tỷ
USD hồi năm ngoái và chính thức rơi vào tình trạng vỡ nợ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một
nền kinh tế phát triển như Hy Lạp bị IMF kết luận vỡ nợ. Mặc dù Athens đã thanh toán được
khoản nợ trên, song nước này vẫn nợ IMF 16,2 tỷ USD.
Kinh tế Nhật Bản vẫn yếu, giảm phát tiếp diễn
Theo báo cáo ngày 31/5 của Chính phủ Nhật Bản, trong tháng Tư, sản lượng công nghiệp và chi
tiêu tiêu dùng cùng giảm so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đều cải thiện so với tháng trước đó.
Trong tháng Tư, sản lượng công nghiệp của Nhật Bản giảm 3,5% so với tháng 4/2015, trong khi
chi tiêu tiêu dùng giảm 0,4%, dù thu nhập tăng 0,7%.
Nhưng nếu so với tháng Ba, sản lượng công nghiệp của Nhật Bản trong tháng Tư bất ngờ tăng
0,3%, ngược với dự báo của thị trường là giảm 1,5%, dù xuất khẩu thấp và các trận động đất ở
các khu vực miền Nam làm gián đoạn hoạt động sản xuất hàng điện tử và ô tô.
Trước đó, Chính phủ Nhật Bản đã công bố Chỉ số giá tiêu dùng giảm 0,3% trong tháng Tư, đánh

dấu tháng giảm phát thứ hai liên tiếp. Tuy nhiên, nếu không tính giá thực phẩm tươi sống và giá
năng lượng, chỉ số này tăng 0,7%.

Trang 6





Phụ lục 3: Tin tức doanh nghiệp
CII - Ngày 30/05/2016, Hội đồng Quán Trị CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật T.P Hồ Chí Minh
(mã CII) đã ban hành Nghị quyết số 117/NQ-HĐQT (NK 2012-2017), chấp thuận cho CII thành
lập Công ty Trách nhiệm Hữu hạn (TNHH) Đầu tư Đường Trên Cao số 1 với tỷ lệ tham gia góp
vốn cùa Cll là 80%.
DIC - CTCP Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC (mã DIC) đăng ký mua lại 800.000 cổ phiếu
quỹ để hỗ trợ và bình ổn giá thị trường. Nguồn vốn thực hiện: từ quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận
chưa phân phối và các nguồn khác. Thời gian dự kiến thực hiện từ ngày 8/6/2016 đến ngày
30/6/2016
HHS - CTCP Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (mã HHS) thông báo mua thành công 5 triệu cổ phiếu
quỹ với mức giá bình quân là 8.404 đồng/CP. Sau khi thực hiện, tổng số cổ phiếu quỹ công ty
hiện có là 5 triệu.
VIC - Ngày 26/5/2016, Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần (mã VIC) đã ban
hành Quyết định về việc nhận chuyển nhượng cổ phần trong Công ty cổ phần Đầu tư Dịch vụ
Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh.Cụ thể, số cổ phần nhận chuyển nhượng: 80.000.000 cổ
phần, tương ứng trị giá theo mệnh giá là 800.000.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Tám trăm tỷ đông
Việt Nam), chiếm 16% vốn điều lệ Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Thương mại Thành phố Hồ
Chí Minh. Sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng, VIC sở hữu 175.000.000 cổ phần, chiếm
35% vốn điều lệ Công ty cổ phần Đầu tư Dịch vụ Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh.
VNG - CTCP Du lịch Thành Thành Công (mã VNG) thông báo tăng vốn điều lệ gấp 5 lần, mua
thêm 4 công ty con. Trong đó, năm 2016, VNG dự kiến đầu tư vào 4 công ty con với tỷ lệ sở hữu

tối thiểu 70%, bao gồm: CTCP Du lịch Thành Thành Công Lâm Đồng, CTCP Du lịch Thắng
Lợi, CTCP Du lịch Thanh Bình, CTCP Du lịch Bến Tre, tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 620 tỷ
đồng.
DHA - Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng 3-2 đã mua 620.460 cp DHA của Công ty Cổ phần
Hóa An. Số lượng, tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ sau khi thực hiện giao dịch: 1.360.620 cổ phiếu, tương
đương: 9,03% số lượng cổ phiếu DHA đang lưu hành. Ngày thực hiện giao dịch làm thay đổi tỷ
lệ sở hữu và trở thành cổ đông lớn: 27/05/2016.
NKG - Bà Nguyễn Thị Ngọc Liên, Phó Tổng Giám đốc CTCP Thép Nam Kim (mã NKG) đăng
ký mua 50.000 CP. Số lượng, tỷ lệ cổ phiếu dự kiến nắm giữ sau khi thực hiện giao dịch:
145.760 cổ phiếu chiếm 0,29%. Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch: từ ngày 06/06/2016 đến
ngày 05/07/2016.

Trang 7





×