Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

CHỦ ĐỀ: CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.16 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ………….
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG …………..

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
CHỦ ĐỀ:
CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN
CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG
Tác giả: ……………..
Chức vụ: Giáo viên
Đối tượng: Học sinh lớp 10
Thời lượng: 1 tiết


………….. tháng 12/2018
CHỦ ĐỀ: CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN
TƯỢNG.
Tác giả: ……………… - Chức vụ: Giáo viên
Đối tượng: Học sinh lớp 10 - Thời lượng: 1 tiết
PHÀN 1: NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
I. GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
Sự vận động, phát triển của các sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan
diễn ra rất đa dạng. Cách thức phổ biến nhất của chúng là sự biến đổi dần dần về lượng
dẫn đến sự biến đổi nhanh chóng về chất. Trong chương trình sách giáo khoa GDCD 10
thuộc Bài 5 sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về cách thức biến đổi này.
II. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ:
Căn cứ vào nội dung chương trình và SGK GDCD 10, chủ đề gồm bài 5 và chia cấu
trúc làm 3 phần (thời lượng dạy 1tiết).
1. Chất
- Khái niệm: Chất là khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật,
hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện
tượng khác.


Ví dụ: Muối - mặn; đường - ngọt
2. Lượng
- Lượng là khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng biểu
thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số
lượng (ít, nhiều)...của sự vật và hiện tượng.
Ví dụ:
Mỗi phân tử nước (H2O) được tạo thành bởi 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O
Ví dụ: Tập thể 10A1


(Trong lớp có 38 bạn học sinh, có 22 cái bàn, 1 cái bảng dài 2m, 5 cái quạt…)
Như vậy: Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có mặt chất và mặt lượng thống nhất
với nhau. Chất và lượng đều là thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật và hiện tượng, không
thể có chất và lượng “thuần túy” tồn tại bên ngoài các sự vật và hiện tượng cũng như
không thể có chất tồn tại ngoài lượng và ngược lại.
- Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có ý nghĩa tương đối.
Ví dụ: Người ta phân biệt tập thể 10A1 với 10C bằng việc các em theo khoa học tự
nhiên và khoa học xã hôi, nhưng không thể lấy đặc điểm đó để phân biệt tập thể 10A1
với tập thể 10A2 mà ta phải lấy đặc điểm trình độ nhận thức để phân biệt 2 tập thể đó.
3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất.
a. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
- Sự biến đổi về chất của các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về
lượng
- Sự biến đổi của lượng diễn ra một cách dần dần.
- Quá trình biến đổi về lượng đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật, hiện
tượng nhưng chất chưa biến đổi ngay không.
- Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện
tượng được gọi là độ.
- Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa
chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ

- Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện
tượng được gọi là điểm nút.
b. Chất mới ra đời lại bao hàm một mới tương ứng.
- Mỗi sự vật và hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng đặc trưng phù hợp với nó. Vì
vậy, khi một chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới để tạo thành sự thống nhất mới
giữa chất và lượng.
Ý nghĩa:


- Nghiên cứu về cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng rất có ý nghĩa
đối với chúng ta trong cuộc sống.
- Để tạo ra sự biến đổi về chất, nhất thiết phải tạo ra sự biến đổi về lượng đến một giới
hạn nhất định. Vì vậy trong học tập và rèn luyện, chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại, không
coi thường việc nhỏ mọi hành động nôn nóng hoặc nửa vời đều không đem lại kết quả.
III. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm chất và lượng của sự vật, hiện tượng.
- Biết được mối quan hệ biện chứng giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất của
sự vật, hiện tượng.
2. Kĩ năng:
- Biết phân biệt đâu là chất và lượng của sự vật, hiện tượng.
- Biết phân tích mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi
về chất.
- Biết tích lũy dần về lượng để tạo ra sự biến đổi về chất
3. Thái độ
- Nhận thức đúng đắn về cách thức các sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan
vận động, phát triển – Đó là lượng đổi dẫn đến chất đổi.
- Trong học tập và rèn luyện phải kiên trì, nhẫn nại, không coi thường việc nhỏ; mọi
hành động nôn nóng nửa vời đều không đem lại kết quả như mong muốn.
4. Những năng lực có thể hướng tới.

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin.

- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực trình bày

- Năng lực tư duy

- Năng lực đọc, hiểu biểu đồ, hình vẽ.

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Giáo viên
+ Bài thiết kế chủ đề và các phiếu học tập


+ Máy vi tính có nối mạng Internet, máy chiếu, máy chụp hình, quay video.
+ Tranh ảnh các sự vật, hiện tượng trong thế giới.
+ Sơ đồ, bảng biểu.
+ Học liệu: Kiến thức liên môn, kiến thức Giáo dục công dân.
- Học sinh
+ Vở, sách giáo khoa, kiến thức liên môn.
+ Tìm tư liệu, làm việc theo nhóm, theo đội chơi.
V. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
- Phương pháp trực quan
- Giảng giải.
- Đàm thoại, gợi mở.

- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp trò chơi
- Phương pháp dạy học dự án
VI. BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ YÊU CẦU KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Chủ đề
Bài 5: Cách

Nhận biết
- Nêu được

Thông hiểu
- Phân biệt được

Vận dụng thấp
- Vận dụng kiến

Vận dụng cao
- Nhận xét,

thức vận

khái niệm

sự khác nhau

thức đã học để

đánh giá, phê

động, phát


chất và

giữa chất và

xác định chất,

phán được

triển của sự

lượng của

lượng bằng ví dụ

lượng của các sự hành vi thái độ

vật và hiện

sự vật, hiện

cụ thể

vật, hiện tượng

của bản thân và

tượng.

tượng.


- Xác định được

trong cuộc sống

những người

mối quan hệ giữa

hằng ngày.

xung quanh.

sự biến đổi về

- Kiên trì trong

lượng và sự biến

học tập và rèn

đổi chất trong đó

luyện, không

làm rõ:

coi thường việc

+ Sự biến đổi về


nhỏ, tránh các


lượng dẫn đến

biểu hiện nôn

biến đổi về chất.

nóng trong

+ Chất mới ra

cuộc sống.

đời lại bao hàm
một lượng mới
tương ứng.
VII. BIÊN SOẠN CÂU HỎI/BÀI TẬP CỤ THỂ THEO MỨC ĐỘ YÊU CẦU
1. Mức độ nhận biết
Câu 1: Chất của sự vật, hiện tượng là gì?
Trả lời: Chất là khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện
tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng
khác.
Câu 2: Lượng của sự vật, hiện tượng là gì?
Trả lời: Lượng là khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện
tượng biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh,
chậm), số lượng (ít, nhiều)...của sự vật và hiện tượng.
Câu 3: GV đưa cho Hs 1 gói muối và 1 gói đường sau đó yêu cầu trả lời câu hỏi:

a. Em hãy liệt kê các thuộc tính (tính chất, đặc điểm, dấu hiệu)... của muối, qua đó tìm ra
chất của muối?
b. Em hãy liệt kê các thuộc tính (tính chất, đặc điểm, dấu hiệu)... của đường, qua đó tìm
ra chất của đường?
Câu 4: Nêu tên của sự vật dựa vào các gợi ý về lượng sau?
Vận tốc 300.000km/s là ……..
Gồm 1O và 2H là………
Chiều dài 9cm, chiều rộng 9cm là……
Trả lời: Ánh sáng, phân tử nước, hình vuông
Câu 5 : Câu đố

“Quả gì năm múi, năm khe
Quả gì nứt nẻ như đe thợ rèn”


Trả lời: Quả khế, quả na.
2. Mức độ thông hiểu
Câu 1: HS đọc đoạn thơ trong bài thơ “Thêm một” của nhà thơ Trần Hòa Bình.
“Thêm một chiếc lá rụng
Thế là thành mùa thu
Thêm một tiếng chim gù
Thành ban mai tinh khiết
Dĩ nhiên là tôi biết
Thêm một lắm điều hay
Nhưng mà tôi vẫn biết
Thêm một - phiền toái thay…”
a. Theo em từ “thêm một” trong đoạn thơ trên thể hiện điều gì?
b. Việc thêm một ấy có ảnh hưởng gì đến sự vận động và phát triển của sự vật không?
Trả lời
Từ “Thêm” là sự gia tăng về mặt số lượng, thêm một chiếc lá, thêm một tiếng chim.

Sự tăng thêm về lượng dù chỉ là “thêm một”nhưng đều tác động đến làm cho sự vật, hiện
tượng thay đổi và đó cũng chính là cách thức các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách
quan vận động, phát triển.
Câu 2: Em hãy tìm ra chất của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 ở nước ta để phân biệt
với các cuộc cách mạng khác trong lịch sử?
Trả lời: Cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai
cấp công nhân; một mặt, đánh đuổi bọn thực dân xâm lược, giành lại quyền độc lập cho
dân tộc; mặt khác, đánh đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, giành quyền dân chủ
cho nhân dân. Vì vậy cuộc cách mạng ấy, về thực chất, là cuộc cách mạng dân tộc, dân
chủ nhân dân, khác về chất so với những cuộc cách mạng khác.
Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất.
a. Lấy ví dụ phân tích về sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biển đổi về chất cụ thể:
- Sự biến đổi về chất bắt nguồn từ sự biến đổi nào?


- Nhận xét sự biến đổi về lượng: trình tự thời gian, tốc độ biến đổi?
- Sự biến đổi về lượng có dẫn đến sự biến đổi về chất ngay không?
- Em hiểu độ là gì? Điểm nút là gì?
b. Lấy 2 ví dụ phân tích chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng phù hợp
với nó cụ thể:
- Từ ví dụ tìm ra chất mới là gì?
- Từ ví dụ tìm ra lượng mới là gì?
- Mối quan hệ giữa chất mới và lượng mới?
Trả lời:
a. Ví dụ về sự thay đổi trạng thái của nước
- Sự biến đổi về chất của các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về
lượng
- Sự biến đổi của lượng diễn ra một cách dần dần.
- Quá trình biến đổi về lượng đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật, hiện
tượng nhưng chất chưa biến đổi ngay không.

- Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện
tượng được gọi là độ.
- Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa
chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ
- Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện
tượng được gọi là điểm nút.
b. Ví dụ 1: Cho HCN có chiều dài bằng 50cm, chiều rộng bằng 20cm. Nếu người ta
giảm chiểu dài của HCN thì chất mới:
- Chất mới: là hình vuông, đường thẳng
- Lượng thay đổi phụ thuộc vào chiều dài từ 50cm→20cm→0cm.
Ví dụ 2:
Quả cam non

Vị đắng

Quả cam xanh

Vị chua


Quả cam chín

Vị ngọt

- Chất mới ở đây là vị chua và vị ngọt tương ứng với lượng mới là cam xanh và cam
chín.
Câu 4: Xem tranh đoán thành ngữ nói về: “Sự tích lũy về lượng dẫn đến sự biến đổi về
chất”.

BT 1


BT2

BT3

BT4

Trả lời: Những bức tranh trên nói về các câu thành ngữ sau:
- BT1: Góp gió thành bão.
- BT2: Nước chảy đá mòn.
- BT3: Năng nhặt đầy bị.
- BT4: Có công mài sắt có ngày nên kim.
Câu 5: Những bức tranh sau đây gợi cho em đến câu ca dao nào? Câu ca dao đó nói về
chất hay lượng?


Trả lời:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.
Câu ca dao trên nói về chất của sự vật.
3. Mức độ vận dụng thấp
Câu 1: Em hãy tìm ra chất của tập thể 10A1 lớp em để phân biệt chất tập thể lớp 10C
trường THPT Phạm Công Bình?
Trả lời:
Tập thể 10A1
Theo học ban khoa học tự nhiên
(Toán học, Vật lí, Hóa học)
Tập thể 10C
Theo học ban khoa học xã hội
(Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí)



Câu 2: Phân biệt đâu là chất và lượng cuả một học sinh với các đặc điểm sau?
Một bạn học sinh:
Chiều cao: 1.55m
Cân nặng: 43kg
Trình độ kiến thức lớp 10
Đạo đức tốt
Học lực khá
Trả lời:
Chất là: Đạo đức tốt, học lực khá
Lượng là: Chiều cao1.55m, cân nặng 43kg, trình độ kiến thức lớp 10
Câu 3: Hãy chỉ ra đâu là chất, lượng, độ và điểm nút trong câu sau đây:
Một cơn áp thấp nhiệt đới, khi gió mạnh dần lên đến cấp 7 thì chuyển thành bão.
Trả lời:
- Chất : là áp thấp nhiệt đới, bão
- Lượng: gió thổi mạnh dần lên cấp 7.
- Độ : là trong khoảng từ áp thấp nhiệt đới đến gió cấp 7.
- Điểm nút: là tại thời điểm gió cấp 7.
4. Mức độ vận dụng cao
Tình huống 1:
Xưa kia có một vị quan được nhà vua cử đi kinh lí các vùng. Khi đến một phủ - huyện
nọ, phát hiện người giữ kho bạc mỗi ngày ăn cắp 1 xu nên ra lệnh xử chém. Người giữ
kho bạc tâu với vị quan rằng: “ Bẩm quan, mỗi ngày con chỉ lấy 1 xu, sao quan lại xử
chém. Xin quan xem xét lại”.
Nếu em là vị quan ấy em sẽ xử lí như thế nào? Vì sao?
Trả lời: Vẫn kiên quyết xử chém.
Vì:

“Một ngày, một đồng

Ngàn ngày, ngàn đồng
Nước chảy, đá mòn


Dây cưa, đứt gỗ.”
Tình huống 2:
GV cho học sinh xem 1 đoạn phim trong chương trình “ Quà tặng cuộc sống”.
Qua đoạn phim vừa xem, em hãy đặt tên cho đoạn video ấy và tự rút ra bài học cho bản
thân.
Trả lời:
- Đặt tên cho đoạn vi deo vừa xem: “ Kiên trì thêm một khắc”.
- Bài học :
+ Trong học tập và rèn luyện, chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại, không coi thường việc
nhỏ.
+ Tránh thái độ nóng vội, đốt cháy giai đoạn, mọi hành động nửa vời đều không đem lại
kết quả.


PHẦN 2: THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC (1 tiết)
1. Tình huống xuất phát
* Mục tiêu:
- Kích thích HS muốn tìm hiểu về cách thức vận động, phát triển của các sự vật và hiện
tượng trong thế giới vật chất.
* Cách thức tiến hành
- GV cho HS đọc đoạn thơ trong bài thơ “Thêm một” của nhà thơ Trần Hòa Bình.
“Thêm một chiếc lá rụng
Thế là thành mùa thu
Thêm một tiếng chim gù
Thành ban mai tinh khiết
Dĩ nhiên là tôi biết

Thêm một lắm điều hay
Nhưng mà tôi vẫn biết
Thêm một - phiền toái thay…”
- GV hỏi:

Hình ảnh lá rụng

1. Theo em từ “thêm một” trong đoạn thơ trên thể hiện điều gì?
2. Việc thêm một ấy có ảnh hưởng gì đến sự vận động và phát triển của sự vật không?
- HS trả lời
- Gv đánh giá, kết luận.
* Sản phẩm mong đợi:
- HS hiểu được từ “Thêm” là sự gia tăng về mặt số lượng, thêm một chiếc lá, thêm một
tiếng chim.
- Bước đầu hiểu được sự tăng thêm về lượng dù chỉ là “thêm một”nhưng đều tác động
đến làm cho sự vật, hiện tượng thay đổi và đó cũng chính là cách thức các sự vật, hiện
tượng trong thế giới khách quan vận động, phát triển.
2. Hoạt động hình thành kiến thức.


Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm chất
* Mục tiêu
- Nêu được khái niệm chất, lấy được ví dụ.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá để hình thành năng lực tự học, tự nhận thức, giải
quyết vấn đề.
* Cách thức tiến hành: Thảo luận nhóm (chia lớp thành 2 nhóm)
- GV đưa cho nhóm 1 một gói muối, nhóm 2 một gói đường và yêu cầu mỗi nhóm phân
tích, tìm hiểu để hoàn thiện phiếu học tập sau
Phiếu học tập số 1


Muối

Đường

Nhóm 1: Em hãy liệt kê các thuộc tính (tính chất, đặc điểm, dấu hiệu)... của muối,
qua đó tìm ra chất của muối và nêu khái niệm chất?
Nhóm 2: Em hãy liệt kê các thuộc tính (tính chất, đặc điểm, dấu hiệu)... của đường,
qua đó tìm ra chất của đường và nêu khái niệm chất?
* Sản phẩm mong đợi:
Nhóm 1: Thuộc tính của muối là: làm từ biển, màu trắng, tan trong nước, hạt nhỏ, vị
mặn, thể rắn. Chất của muối là vị mặn.
=>Rút ra khái niệm chất…
Nhóm 2:Thuộc tính của đường là: làm từ mía, màu trắng, tan trong nước, hạt nhỏ, vị
ngọt, thể rắn. Chất của đường là vị ngọt.
=>Rút ra khái niệm chất…
GV: Nhận xét và đánh giá sản phẩm của các nhóm và đưa ra kết luận nội dung hoạt động 1:


Ghi nhớ:
Chất là khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng,
tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.
Ví dụ: Muối - mặn, Đường - ngọt.
- Tích hợp lịch sử 12: Em hãy tìm ra chất của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 ở nước
ta để phân biệt với các cuộc cách mạng khác trong lịch sử?

Đánh chiếm Bắc Bộ Phủ - Tổng khởi nghĩa giành chính quyền
tại Hà Nội tháng 8/1945.
HS trả lời: Cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng của
giai cấp công nhân; một mặt, đánh đuổi bọn thực dân xâm lược, giành lại quyền độc lập
cho dân tộc; mặt khác, đánh đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, giành quyền dân

chủ cho nhân dân. Vì vậy cuộc cách mạng ấy, về thực chất, là cuộc cách mạng dân tộc,
dân chủ nhân dân, khác về chất so với những cuộc cách mạng khác.
- Tích hợp kĩ năng sống: Em hãy tìm ra chất của tập thể 10A1 lớp em để phân biệt chất
tập thể lớp 10C trường THPT Phạm Công Bình?
HS trả lời:
Tập thể 10A1
Theo học ban khoa học tự nhiên


(Toán học, Vật lí, Hóa học)
Tập thể 10C
Theo học ban khoa học xã hội
(Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí)
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm lượng:
* Mục tiêu: Nêu được khái niệm lượng, lấy được ví dụ minh họa.
* Cách thức tiến hành:
GV: Cho Hs quan sát các hình ảnh :

? Những hình ảnh trên cho thấy những thuộc tính nào của sự vật?
? Những thuộc tính này phản ánh mặt nào của sự vật?
* Sản phẩm mong đợi:
- HS nêu được những thuộc tính ( cao, thấp; lớn, nhỏ; nhanh, chậm; ít, nhiều) của sự vật.
- Những thuộc tính này thể hiện lượng của sự vật.
GV: Kết luận và nêu ra khái niệm lượng.
Ghi nhớ: Lượng là khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện
tượng biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh,
chậm), số lượng (ít, nhiều)...của sự vật và hiện tượng.
Ví dụ: Tập thể 10A1



- Trong lớp có 38 bạn học sinh, có 22 cái bàn, 1 cái bảng dài 2m, 5 cái quạt…
GV khắc sâu kiến thức của hoạt động 1 và hoạt động 2 bằng việc tổ chức cho Hs tham
gia một trò chơi:
Bước1: Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi.
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi, các đội suy nghĩ và trả lời.
Bước 3: Giáo viên sẽ chấm điểm cho mỗi đội chơi. Đội nào trả lời nhanh, đúng sẽ ghi
được nhiều điểm nhất và sẽ là đội thắng cuộc.
Tích hợp liên môn:
CHỏi 1: Nêu tên của sự vật dựa vào các gợi ý về lượng sau?
Vận tốc 300.000km/s là ……..
Gồm 1O và 2H là………
Chiều dài 9cm, chiều rộng 9cm là……
HS cử đại diện trả lời: Ánh sáng, phân tử nước, hình vuông.
CHỏi 2:

Câu đố:

“Quả gì năm múi, năm khe
Quả gì nứt nẻ như đe thợ rèn”

HS cử đại diện của đội mình trả lời: Quả khế, quả na.
CHỏi 3: Phân biệt đâu là chất và lượng cuả một học sinh với các đặc điểm sau?
Một bạn học sinh:
Chiều cao: 1.55m
Cân nặng: 43kg
Trình độ kiến thức lớp 10
Đạo đức tốt
Học lực khá
HS cử đại diện của đội trả lời:
Chất là: Đạo đức tốt, học lực khá

Lượng là: Chiều cao1.55m, cân nặng 43kg, trình độ kiến thức lớp 10.
GV: Kết luận và HS ghi vào vở.


Ghi nhớ:
- Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có mặt chất và mặt lượng thống nhất với
nhau. Chất và lượng đều là thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật và hiện tượng, không thể
có chất và lượng “thuần túy” tồn tại bên ngoài các sự vật và hiện tượng cũng như không
thể có chất tồn tại ngoài lượng và ngược lại.
- Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có ý nghĩa tương đối.
Hoạt động 3: Tìm hiểu quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất.
* Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
- Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng.
*Cách thức tiến hành: (Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án)
Thời gian tìm hiểu:1 tuần,
Thời gian trình bày: 5 phút .
Bước 1: Khi kết thúc Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
giáo viên chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm tìm hiểu, viết báo cáo
trong thời gian 1 tuần.
Phiếu học tập số 2
Nhóm 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên Nhóm 2: Giáo viên yêu cầu học sinh
cứu kỹ phần a mục 3- SGK, lấy ví dụ phân nghiên cứu kỹ phần b mục 3- SGK và
tích về sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biển lấy 2 ví dụ phân tích chất mới ra đời lại
đổi về chất cụ thể:

bao hàm một lượng mới tương ứng phù

? Sự biến đổi về chất bắt nguồn từ sự biến đổi


hợp với nó cụ thể:
? Từ ví dụ tìm ra chất mới là gì?

nào?
? Nhận xét sự biến đổi về lượng: trình tự thời

? Từ ví dụ tìm ra lượng mới là gì?

gian, tốc độ biến đổi?
? Nhận xét sự biến đổi về lượng: trình tự thời

? Mối quan hệ giữa chất mới và lượng

gian, tốc độ biến đổi?

mới?

? Sự biến đổi về lượng có dẫn đến sự biến đổi


về chất ngay không?
? Em hiểu độ là gì? và điểm nút là gì?
Bước 2: Sau 1 tuần nghiên cứu, tìm hiểu, viết báo cáo. Đại diện các nhóm lên trình bày.
* Sản phẩm mong đợi
Nhóm 1: Ví dụ: Trong điều kiện bình thường nước ở trạng thái lỏng khi tăng dần nhiệt
độ đến 100oC thì nước sẽ sôi và chuyển sang trạng thái hơi.
- Việc tăng dần nhiệt độ của nước từ 0oC đến 100oC là sự biến đổi về lượng.
- Sự thay đổi trạng thái của nước từ lỏng sang hơi là sự biến đổi về chất.
- Nhận xét cách thức biến đổi của lượng.
- Trình tự thời gian

- Nhịp độ biến đổi

- Lượng biến đổi trước

VD: Khi đun nước nhiệt độ tăng

- Lượng biến đổi dần

dần
VD: nhiệt độ tăng dần từ: 0oC,

dần

20oC, … 100oC

Biểu đồ thể hiện lượng đổi dẫn đến chất đổi
- Khoảng gới hạn từ 0oC→<100oC nước chưa có sự biến đổi về trạng thái được gọi là độ.
- Tại 100oC và 0oC nước có sự biến đổi về trạng thái từ lỏng sang hơi được gọi là điểm
nút.
Gv: Đánh giá và rút ra kết luận
Ghi nhớ:
- Sự biến đổi về chất của các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về
lượng


- Sự biến đổi của lượng diễn ra một cách dần dần.
- Quá trình biến đổi về lượng đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật, hiện
tượng nhưng chất chưa biến đổi ngay không.
- Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện
tượng được gọi là độ.

- Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa
chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ
- Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện
tượng được gọi là điểm nút.
Nhóm 2:Ví dụ: Cho HCN có chiều dài bằng 50cm, chiều rộng bằng 20cm. Nếu người ta
giảm chiểu dài của HCN thì hình học sẽ biến đổi như sau:

Hình vẽ thể hiện chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng
- Qua hình vẽ ta thấy hình học biến đổi từ HCN→ hình vuông→ đường thẳng.
- Chất mới: là hình vuông, đường thẳng
- Lượng thay đổi phụ thuộc vào chiều dài từ 50cm→20cm→0cm.
- Nhận xét cách thức biến đổi của chất.
- Trình tự thời

- Chất biến đổi sau

gian
- Nhịp độ biến

- Chất biến đổi

đổi

nhanh chóng

VD: HCN → H.vuông → đthẳng
VD: Chiều dài = chiều rộng = 20cm
→HV



Chiều dài = 0cm → ĐT
– Phân tích ví dụ sau để thấy chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng?
Quả cam non

Vị đắng

Quả cam xanh

Vị chua

Quả cam chín

Vị ngọt

- Chất mới ở đây là vị chua và vị ngọt tương ứng với lượng mới là cam xanh và cam
chín.
- Giáo viên kết luận và học sinh ghi bài.

Ghi nhớ:
Mỗi sự vật và hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng đặc trưng phù hợp với nó. Vì
vậy, khi một chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới để tạo thành sự thống nhất mới
giữa chất và lượng.
3. Hoạt động luyện tập, củng cố
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được.
* Cách thức tiến hành: GV sử dụng phương pháp trò chơi:
Bước 1: Giáo viên tiếp tục chia lớp thành 2 đội chơi.
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi, các đội suy nghĩ và trả lời.
Bước 3: Giáo viên sẽ chấm điểm cho mỗi đội chơi. Đội nào trả lời nhanh, đúng sẽ ghi
được nhiều điểm nhất và sẽ là đội thắng cuộc.
CHỏi 1: Xem tranh đoán thành ngữ nói về: “Sự tích lũy về lượng dẫn đến sự biến đổi về

chất”.

BT1

BT2


BT3

BT4

CHỏi 2: Những bức tranh sau đây gợi cho em đến câu ca dao nào? Câu ca dao đó nói về
chất hay lượng?

CHỏi 3: Hãy chỉ ra đâu là chất, lượng, độ và điểm nút trong câu sau đây:
Một cơn áp thấp nhiệt đới, khi gió mạnh dần lên đến cấp 7 thì chuyển thành bão.
* Sản phẩm mong đợi:


CHỏi 1: Những bức tranh trên nói về các câu thành ngữ sau:
- BT1: Góp gió thành bão.
- BT2: Nước chảy đá mòn.
- BT3: Năng nhặt đầy bị.
- BT4: Có công mài sắt có ngày nên kim.
CHỏi 2: Những bức tranh trên gợi cho em liên tưởng tới câu ca dao sau:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.
Câu ca dao trên nói về chất của sự vật.
CHỏi 3:
- Chất : là áp thấp nhiệt đới, bão

- Lượng: gió thổi mạnh dần lên cấp 7.
- Độ : là trong khoảng từ áp thấp nhiệt đới đến gió cấp 7.
- Điểm nút: là tại thời điểm gió cấp 7.
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng
* Mục tiêu
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để phát hiện và giải quyết các vấn đề
trong cuộc sống.
- Học sinh rút ra bài học cho bản thân.
* Cách thức tiến hành
Tình huống 1: Xưa kia có một vị quan được nhà vua cử đi kinh lí các vùng. Khi đến
một phủ - huyện nọ, phát hiện người giữ kho bạc mỗi ngày ăn cắp 1 xu nên ra lệnh xử
chém. Người giữ kho bạc tâu với vị quan rằng: “ Bẩm quan, mỗi ngày con chỉ lấy 1 xu,
sao quan lại xử chém. Xin quan xem xét lại”.
Nếu em là vị quan ấy em sẽ xử lí như thế nào? Vì sao?
Tình huống 2: GV cho học sinh xem 1 đoạn phim trong chương trình “ Quà tặng cuộc
sống”. Qua đoạn phim vừa xem, em hãy đặt tên cho đoạn video ấy và tự rút ra bài học
cho bản thân?


* Sản phẩm mong đợi:
Tình huống 1: Vẫn kiên quyết xử chém.
Vì:

“Một ngày, một đồng
Ngàn ngày, ngàn đồng
Nước chảy, đá mòn
Dây cưa, đứt gỗ.”

Tình huống 2:
- Đặt tên cho đoạn vi deo vừa xem: “ Kiên trì thêm một khắc”.

- Bài học :
+ Trong học tập và rèn luyện, chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại, không coi thường việc
nhỏ.
+ Tránh thái độ nóng vội, đốt cháy giai đoạn, mọi hành động nửa vời đều không đem lại
kết quả.

PHẦN 3: KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CHỦ ĐỀ TẠI TRƯỜNG.
- Mặc dù lượng kiến thức của chủ đề không nhiều như các chuyên đề khác, nhưng qua
quá trình giảng dạy tôi nhận thấy đây là chủ đề rất quan trọng vì nó không chỉ cung cấp
kiến thức cho học sinh ôn thi THPT Quốc gia mà còn có vai trò quan trọng trong việc rèn
luyện đạo đức, tác phong, lối sống của học sinh đặc biệt trong bối cảnh hiện nay.
- Sau khi triển khai chủ đề, tôi nhận thấy:
+ Học sinh dễ hiểu bài hơn và có khả năng liên hệ nhanh hơn giữa bài học với các vấn đề
trong thực tiễn cuộc sống.
+ Học sinh cũng rất hào hứng khi học vì được tự mình tham gia, khám phá những kiến
thức trong bài.
+ Học sinh có thể huy động kiến thức của nhiều môn học để tiếp nhận kiến thức bài học.
- Kết quả: Khảo sát chủ đề: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
+ Địa điểm: lớp 10A1 – THPT Phạm Công Bình


+ Sĩ số: 40 học sinh
+ Kết quả: 100% học sinh đạt điểm trên 5, trong đó:

Điểm

Số lượng học sinh

Tỉ lệ %


Từ 5 – 7

19

47,5

Từ 8- 9

14

35

>= 9

7

17,5

Trong quá trình thực hiện chủ đề này, bản thân tác giả cũng còn có những hạn chế
nhất định. Do vậy rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp để chủ đề được
hoàn thiện hơn. Tôi xin rân trọng cảm ơn!
Yên lạc ngày 6/12/2018
Người viết báo cáo
Đỗ Thị Thu

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sách giáo viên GDCD 10 – Nhà xuất bản giáo dục năm 2006
2. Sách giáo khoa GDCD10– Nhà xuất bản giáo dục năm 2006
3. Bài tập GDCD 10 Nâng cao - Nhà xuất bản giáo dục năm 2007.
4. Một số trang Web: Wikipedia, ) ...



×