Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Để tiết học địa lí địa phương hứng thú hơn đối với học sinh thông qua dạy học trải nghiệm sáng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.39 KB, 12 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ......................................
1. Tên sáng kiến: “Để tiết học Địa lí địa phương hứng thú hơn đối với học
sinh thông qua dạy học trải nghiệm sáng tạo”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giảng dạy môn Địa lí.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được xem là một trong những điểm nhấn của
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay. Đã có rất nhiều công văn từ Bộ đến
Sở và Phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo các nhà trường tăng cường tổ chức dạy
học trải nghiệm sáng tạo trong các hoạt động giáo dục và hoạt động chuyên môn
của nhà trường
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng
dẫn và tổ chức của giáo viên, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các
hoạt động thực tiễn khác nhau với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát
triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của
cá nhân mình.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng được coi là phương pháp thật sự ưu việt
cho sự phát triển năng lực sáng tạo, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành
các kĩ năng, giá trị và phẩm chất của bản thân. Hầu hết học sinh khi được học tập
dưới dạng này đều tỏ ra thích thú hứng khởi. Rất nhiều em thể hiện rõ năng lực của
mình qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo thông qua tiết học.
Môn học Địa lí trong đó có tiết học Địa lí địa phương là môn khoa học xã hội
có ít nhiều kiến thức gắn liền với thực tiễn cuộc sống của các em. Từ điều kiện tự
nhiên, dân cư lao động, đặc điểm kinh tế,… của nơi mình được sinh ra và lớn lên.
Chính vì tiết học Địa lí địa phương gần gũi đến thế nên khi giáo viên gia công thiết
kế các hoạt động trải nghiệm sáng tạo thì nó có sự thu hút rất lớn đối với người
học, tạo sự hứng thú tìm hiểu và khắc sâu kiến thức hơn. Trong con đường đi tìm
sự hứng thú cho học sinh trong tiết dạy Địa lí nói chung, Địa lí địa phương nói


riêng đã thúc đẩy tôi nghiên cứu đề tài “Để tiết học Địa lí địa phương hứng thú hơn
đối với học sinh thông qua dạy học trải nghiệm sáng tạo”.
* Những ưu, khuyết điểm của giải pháp đã - đang được áp dụng tại cơ
quan, đơn vị
* Ưu điểm


- Khi thực hiện dạy học trải nghiệm sáng tạo học sinh sẽ phát huy được năng
lực thích nghi, năng lực sáng tạo dựa trên sự huy động kiến thức, kĩ năng, kinh
nghiệm của bản thân cho phù hợp với bối cảnh, tình huống thực tiễn mà các em
được khám phá hoặc trên nhiệm vụ mà giáo viên bộ môn phân công.
- Trải nghiệm sáng tạo nếu được thực hiện đúng bản chất sẽ tạo được sự
hứng thú, tích cực, chủ động trong quá trình chiếm lĩnh tri thức Địa lí địa phương
thông qua việc các em tham gia các hoạt động mà giáo viên tổ chức.
- Sáng kiến kinh nghiệm sẽ giúp giáo viên tiếp cận dần với phương pháp dạy
học mới, thực hiện tốt chủ trương đổi mới căn bản toàn diện trong giáo dục, phát
huy khả năng tự học, sáng tạo lấy học sinh làm trung tâm.
- Ưu đểm lớn hơn mà tôi muốn nói ở đây là thông qua trải nghiệm góp thúc
đẩy học sinh thêm lòng tự hào, lòng yêu quê hương đất nước của mình hơn.
* Khuyết điểm
- Dạy học trải nghiệm nếu không được thiết kế hợp lí học sinh sẽ cảm thấy
rất khô khan trong việc ghi nhớ quá nhiều kiến thức Địa lí địa phương.
- Với những nhiệm vụ mà giáo viên giao đối với các em học sinh thụ động sẽ
cảm thấy không biết vận dụng kiến thức Địa lí địa phương trong quá trình tìm hiểu
kiến thức như thế nào.
- Với vai trò là người tổ chức lĩnh hội tri thức thông qua các hoạt động trải
nghiệm cần chú ý đến đối tượng học sinh không hứng thú học tập bộ môn sẽ không
say mê, tích cực, chủ động trong quá trình tìm hiểu kiến thức làm cho hiệu quả trải
nghiệm sáng tạo không cao.
- Trong quá trình trải nghiệm ngoài thực tế đôi khi học sinh quá say mê với

hoạt động trải nghiệm thực tế mà quên đi nhiệm vụ tìm hiểu kiến thức thông qua
các hoạt động mà giáo viên đã thiết kế.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
- Mục đích của giải pháp
Trong tiết dạy Địa lí địa phương như đã trình bày ở phần trên do kiến thức
gần gũi với các em, vận dụng linh hoạt các phương pháp trong trải nghiệm sáng tạo
sẽ giúp cho học sinh phát huy khả năng quan sát, tư duy và tham gia vào các hoạt
động thực tiễn. Các em sẽ tích cực nghiên cứu, tự tìm ra kiến thức trên cơ sở những
vấn đề hay các hoạt động mà giáo viên đã đặt ra, thiết kế cho các em cùng tham gia
trải nghiệm.
Sáng kiến chỉ ra những phương pháp cơ bản nhất để thiết kế các hoạt động
trải nghiệm sáng tạo trong các tiết dạy Địa lí địa phương qua đó nhằm phát triển,
nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân học sinh, phát huy tính độc lập
2


chiếm lĩnh tri thức của bản thân người học tạo sự hứng thú cao trong học tập, hình
thành cho các em một số kỹ năng sống khi tiếp xúc với thực tế.
Tiết dạy Địa lí địa phương khi được thiết kế dưới dạng trải nghiệm sáng tạo
sẽ giúp các em chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động, từ
thiết kế đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả. Các em được trải nghiệm, bày
tỏ quan điểm, ý tưởng của mình, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động của
nhóm, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả
hoạt động của bản thân hay của nhóm phụ trách…Từ đó, hình thành và phát triển
cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết tạo hứng thú cao trong học
tập.
Đề tài sẽ giúp giáo viên từng bước chuyển từ hướng tiếp cận nội dung sang
hướng tiếp cận năng lực. Chú trọng việc tăng cường các hoạt động trải nghiệm thực
tế nhằm giáo dục đạo đức, lối sống và rèn luyện kỹ năng cho học sinh từ đó học
sinh tiếp thu và khắc sâu kiến thức địa lí địa phương tốt hơn. Nếu làm được điều ấy

hiển nhiên tính hứng thú, sự thu hút trong một tiết dạy Địa lí địa phương là rất cao.
- Nội dung giải pháp
+ Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo như đã trình bày ở phần trên là phương pháp
dạy học mới mà mỗi giáo viên đã và đang dần tiếp cận, có tính thực tiễn cao gắn
với các hoạt động sư phạm của nhà trường trong đó có môn học địa lí nói chung và
các tiết dạy Địa lí địa phương nói riêng. Hiện nay một số giáo viên còn đang lúng
túng khi thực hiện hoạt động này ở các nhà trường đề tài sẽ đưa ra những hướng đi
cơ bản để hoạt động trải nghiệm được đưa vào tiết Địa lí đia phương một cách nhẹ
nhàng tạo hứng thú cao trong học tập.
Tiết dạy Địa lí địa phương có tính thực tiễn cao, gần gũi và quen thuộc với các
em. Khi thiết kế các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các tiết Địa lí địa phương
một cách hợp lí sẽ giúp cho giáo viên tạo ra được sự say mê tìm tòi, khám phá của
mỗi học sinh, phát huy tối đa năng lực tự học và sáng tạo từ đó tạo động lực để các
em học tập tốt hơn các tiết Địa lí địa phương.
Đề tài chỉ ra một cách cơ bản nhất trong việc thực hiện hoạt động trải nghiệm
sáng tạo trong quá trình giảng dạy các tiết Địa lí địa phương tỉnh Bến Tre trên cơ sở
đó từng lúc giáo viên sẽ hoàn thiện hơn các phương pháp thực hiện với kết quả
mong muốn là tạo hứng thú cao trong học tập Địa lí địa phương cho các em.
+ Cách thức thực hiện
Dạy học trải nghiệm sáng tạo coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự
chủ của học sinh, về cơ bản là các hoạt động được thiết kế mang tính tập thể trên
tinh thần tự lĩnh hội kiến thức của mỗi học sinh. Đây là những hoạt động giáo dục
được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống để học sinh trải nghiệm và sáng
3


tạo. Điều đó đòi hỏi các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm
sáng tạo phải đa dạng, linh hoạt, học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có 4 phương pháp chính, đó là:

* Phương pháp giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề là một phương pháp giáo dục nhằm phát triển năng lực tư
duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề của học sinh. Các em được đặt trong tình huống có
vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kĩ năng và
phương pháp.
Trong tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, phương pháp giải quyết vấn đề
thường được vận dụng khi học sinh phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp
trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động.
Phương pháp trên được tiến hành theo các bước cụ thể như sau:
.) Nhận biết vấn đề;
.) Tìm phương án giải quyết;
.) Quyết định phương án giải quyết.
* Phương pháp sắm vai
Sắm vai là phương pháp giáo dục giúp học sinh thực hành cách ứng xử, bày
tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý
nghĩ sáng tạo của các em. Sắm vai thường không có kịch bản cho trước mà học
sinh tự xây dựng trong quá trình hoạt động. Đây là phương pháp giúp học sinh suy
nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào cách ứng xử cụ thể mà các em
quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần quan trọng nhất của phương pháp
này mà là xử lí tình huống khi diễn và thảo luận sau phần diễn đó.
Sắm vai có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành và phát triển các kĩ năng
giao tiếp cho học sinh. Đối với môn địa lí hình thức này ít được sử dụng nên tôi
không trình bày nhiều về các bước thực hiện.
* Phương pháp trò chơi
Trò chơi là tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay thực hiện những
hành động, việc làm hoặc hình thành thái độ thông qua một trò chơi nào đó. Đặc
thù của trò chơi:
Trò chơi được giới hạn bởi không gian và thời gian, có qui tắc tổ chức (luật
chơi do nội dung chơi quy định). Đặc thù này sẽ quy định quy mô, số lượng người
chơi, điều kiện, vật chất, cũng như xác định tính chất, phương pháp hành động, tổ

chức và điều khiển hành vi cũng như những mối quan hệ lẫn nhau của người chơi.

4


Trò chơi là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện học sinh, giúp các em
nâng cao hiểu biết về thế giới hiện thực xung quanh, kích thích trí thông minh, lòng
ham hiểu biết, học cách giải quyết nhiệm vụ.
Về mặt tâm lý học, trong quá trình diễn ra trò chơi tất cả các thành viên của
nhóm đều tham gia hết mình và từ đó các em sẽ được trải nghiệm, bởi vì mỗi cá
nhân cũng như cả nhóm đang sống trong một tình huống khác với những gì các em
đã sống trong cuộc sống thực.
* Phương pháp làm việc nhóm
Làm việc theo nhóm nhỏ là phương pháp tổ chức dạy học - giáo dục, trong đó,
giáo viên sắp xếp học sinh thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác
trực tiếp giữa các thành viên, từ đó học sinh trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng
nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.
Làm việc nhóm có ý nghĩa rất lớn trong việc:
.) Phát huy cao độ vai trò chủ thể, tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động,
tinh thần trách nhiệm của học sinh, tạo cơ hội cho các em tự thể hiện, tự khẳng định
khả năng, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao.
.) Giúp học sinh hình thành các kĩ năng xã hội và phẩm chất nhân cách cần
thiết như: kĩ năng tổ chức, quản lí, giải quyết vấn đề, hợp tác, có trách nhiệm cao,
tinh thần đồng đội, sự quan tâm và mối quan hệ khăng khít, sự ủng hộ cá nhân và
khuyến khích tinh thần học hỏi lẫn nhau, xác định giá trị của sự đa dạng và tính gắn
kết.
Để phương pháp làm việc nhóm thực sự phát huy hiệu quả, giáo viên cần lưu ý
một số vấn đề sau:
.) Thiết kế các nhiệm vụ đòi hỏi sự phụ thuộc lẫn nhau;
.) Tạo ra những nhiệm vụ phù hợp với kĩ năng và khả năng làm việc nhóm của

học sinh;
.) Phân công nhiệm vụ công bằng giữa các nhóm và các thành viên;
.) Đảm bảo trách nhiệm của cá nhân;
.) Sử dụng nhiều cách sắp xếp nhóm làm việc khác nhau;
.) Hướng dẫn học sinh phương pháp, kĩ năng làm việc nhóm (kĩ năng làm việc
ở nhà).
* Nguyên tắc xây dựng thành công bài học trải nghiệm sáng tạo
.) Gắn với các tình huống từ thực tiễn đời sống
Học tập trải nghiệm gắn với các tình huống từ thực tiễn cuộc sống đòi hỏi học
sinh phải hòa mình vào thực tiễn để giải quyết vấn đề đó.
5


Với mục tiêu đào tạo ra những con người mới, thế hệ mới làm chủ nhân tương
lai đất nước thì việc đưa học sinh gần hơn tới thực tế cuộc sống, xã hội sẽ làm nâng
cao vốn hiểu biết từ đó có được kĩ năng sống và vốn kiến thức cần thiết.
.) Gắn với những vấn đề cần giải quyết ở địa phương
Cần đảm bảo chủ đề học tập trải nghiệm trong các tiết học địa lí địa phương
phải gắn với những vấn đề thực tiển cuộc sống từ đó tạo hứng thú cao.
Căn cứ vào đó, giáo viên có thể thiết kế các hoạt động học tập trải nghiệm như
là tìm hiểu về tự nhiên Bến Tre, dân cư và lao động, đặc điểm kinh tế, địa lí các
ngành kinh tế cũng như vấn đề thực trạng về tài nguyên và môi trường Bến Tre
hiện nay và qua đó đề xuất biện pháp giải quyết.
.) Chủ đề trải nghiệm không không ngoài “tầm với” kiến thức của học sinh.
Không nên xây dựng các chủ đề trải nghiệm vượt quá xa nội dung kiến thức
của các tiết học địa lí địa phương. Do kiến thức gần gũi nhưng giáo viên cũng phải
chắc lọc những nội dung cốt lỗi, không nên mở rộng ngoài khả năng tìm hiểu và
trải nghiệm của các em. Như thế mới tạo cho học sinh được lòng tin với chính bản
thân mình trong việc giải quyết vấn đề, từ đó năng lực người học sẽ dần được nâng
cao.

.) Giáo viên chỉ là người hỗ trợ, hướng dẫn
Trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo viên chỉ là người hỗ trợ, hướng
dẫn, nâng đỡ học sinh còn sự tham gia hoạt động, giải quyết vấn đề và nâng cao kĩ
năng sống lại đòi hỏi ở bản thân của học sinh. Giáo viên khi này đóng vai trò là một
“cố vấn”, dàn xếp nhắc nhở và giúp học sinh phát triển, đánh giá một cách hiểu biết
về việc học của mình từ đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức.
* Các bước thực hiện của giải pháp mới một cách cụ thể:
Chủ đề: KHÁM PHÁ TỰ NHIÊN BẾN TRE
1. Mục tiêu
- Xây dựng bài thuyết trình về tự nhiên Bến Tre dưới dạng PowerPoint, báo
tường hoặc video clip, diễn đàn khám phá tự nhiên Bến Tre….
- Hình thành kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình trước đám đông, kỹ năng
giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng công nghệ thông tin,…
=> Học sinh huy động kiến thức bài 1. “Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, điều
kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên” để xây dựng bài thuyết trình về tự nhiên
Bến Tre dưới các hình thức khác nhau.
2. Thời gian thực hiện
Hai tuần, bắt đầu từ tuần 27 tiết 42 lồng ghép vào tiết ôn tập giáo viên hướng
dẫn, giao nhiệm vụ cho từng nhóm, đặt ra những vấn đề cần giải quyết. Thực hiện
6


trong tuần 29 tiết 44. Bài 1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên (tài liệu dạy - học chương trình địa lí địa phương trung học cơ
sở tỉnh Bến Tre).
Giáo viên có thể bố trí tiến trình thực hiện như sau:
+ Tuần 1: Tìm kiếm và xử lí thông tin thông qua những vấn đề mà giáo viên
yêu cầu nhóm hay cá nhân thực hiện (học sinh tự thực hiện).
+ Tuần 2: Xây dựng ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm trình bày trước lớp.
3. Phương tiện

- Sách giáo khoa tài liệu dạy - học chương trình địa lí địa phương trung học cơ
sở tỉnh Bến Tre.
- Máy tính có kết nối Internet.
- Giấy A0, A4, bút bi, bút màu, máy chiếu,….
Lưu ý tùy theo thiết kế mà giáo viên có thể linh hoạt lựa chọn các thiết bị và
vật tư phù hợp với điều kiện thực tế trong quá trình thiết kế hoạt động trải nghiệm
sáng tạo.
4. Hình thức hoạt động
Làm việc theo nhóm từ 4 đến 6 người có thể biên chế theo tổ học sinh.
- Chia lớp thành các nhóm, bầu nhóm trưởng và thư kí nhóm.
- Khi chia nhóm cần chú ý sự đồng đều tương đối giữa các nhóm về học lực,
năng khiếu,…
4.1. Tìm kiếm thông tin
- Thông tin tìm kiếm Bài 1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, điều kiện tự nhiên
và tài nguyên thiên, tài liệu dạy - học chương trình địa lí địa phương trung học cơ
sở tỉnh Bến Tre để tìm kiếm các thông tin về tự nhiên Bến Tre như: vị trí địa lí,
phạm vi lãnh thổ, địa hình, khí hậu, sông ngòi, thủy văn, thổ nhưỡng, khoáng sản,
tài nguyên sinh vật,…..
- Thông tin từ các nguồn khác: Từ sách địa chí Bến Tre, từ Internet, …
4.2. Xử lí thông tin
- Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên trình bày kết quả tìm kiếm được sau
một tuần chuẩn bị.
- Cả nhóm thống nhất lựa chọn và sắp xếp thông tin đã tìm kiếm được, nội
dung trình bày trong sản phẩm theo các nội dung sau:
+ Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính;
+ Điều kiện tư nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
7


. Địa hình;

. Khí hậu;
. Thủy văn;
. Thổ nhưỡng;
. Tài nguyên sinh vật;
. Khoáng sản.
4.3. Xây dựng ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm
- Xây dựng ý tưởng cho sản phẩm:
+ Các thành viên đưa ra ý tưởng thiết kế sản phẩm, lựa chin tranh ảnh minh
họa cho phù hợp;
+ Nhóm trưởng thống nhất lựa chọn ý tưởng nhóm bắt tay vào thiết kế sản
phẩm trình bày;
+ Nhóm trưởng lên kế hoạch xây dựng sản phẩm và phân công nhiệm vụ cho
các thành viên;
- Hoàn thiện sản phẩm: Các nhóm tiến hành thiết kế và hoàn thiện sản phẩm.
4.4. Trình bày, báo cáo sản phẩm
Trưởng nhóm phân công nhiệm vụ lên báo cáo trước lớp cho các thành viên.
Một thành viên lên báo cáo, các thành viên khác lên hỗ trợ. Có thể phân công mỗi
thành viên báo cáo một nội dung chủ đề.
Lưu ý: Trong quá trình báo cáo sản phẩm của các nhóm do nhiệm vụ của các
nhóm cùng tìm hiểu chung một nội dung nên trong quá trình báo cáo giáo viên sẽ
yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm, riêng phần báo cáo thì mỗi nhóm sẽ trình
bày một vấn đề các nhóm còn lại sẽ bổ sung hay đối chiếu sản phẩm của các nhóm
còn lại đề chuẩn xác kiến thức tránh trùng lập và hạn chế về thời gian.
4.5. Đánh giá sản phẩm và hoạt động
Tiêu chí đánh giá:
- Về sản phẩm: Bài thuyết trình đưa ra được các đặc điểm cơ bản một cách
chính xác, khoa học thông qua các yếu tố: vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, sông ngòi,
khoáng sản, môi trường tự nhiên,…
- Về hoạt động: Từng thành viên trong nhóm phát huy được năng lực hợp tác,
làm việc nhóm, cùng trao đổi, tìm kiếm thông tin, đưa ra ý tưởng thiết kế và xây

dựng sản phẩm.
Trên cơ sở các tiêu chí trên giáo viên là người đánh giá các hoạt động, tuyên
dương các nhóm thực hiện tốt, chuẩn xác kiến thức và rút kinh nghiệm hoạt động
để các tiết sau thực hiện tốt hơn.
8


Xây dựng kế hoạch:
HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM
TRONG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
Hình thức này có thể áp dụng cho cả hai bài:
Bài 2. Dân cư và lao động đặc điểm kinh tế tỉnh Bến Tre.
Bài 3. Địa lí các ngành kinh tế vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường.
Trên cơ sở đó, giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể như sau:
KẾ HOẠCH
Tổ chức tham quan thực tế kết hợp với trải nghiệm sáng tạo
môn Địa lí địa phương tỉnh Bến Tre năm học ……….
----------------------Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học ….. của trường THCS ………;
Thực hiện kế hoạch hoạt dạy học trải nghiệm sáng tạo môn Địa lí tổ Sử - Địa- Giáo
dục công dân năm học ……..;
Căn cứ điều kiện thực tế và yêu cầu bộ môn tổ Sử - Địa - Giáo dục công dân
xây dựng kế hoạch tổ chức chương trình tham quan thực tế kết hợp với trải nghiệm
sáng tạo môn địa lí Địa phương tỉnh Bến Tre năm học ………… cụ thể như sau:
I. Mục đích yêu cầu
- Xây dựng cho các em một số kỹ năng mềm trong các hoạt động tập thể, rèn
kỹ năng sống cho các em, giúp các em mở rộng thu thập một số kiến thức địa lí địa
phương thông qua tham quan thực tế gắn với hoạt động trải nghiệm sáng tạo, xây
dựng tình đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống.
- Giúp các em hiểu biết thêm và có cái nhìn tổng thể về dân cư và lao động,
văn hóa, giáo dục tìm hiểu thêm về các khu di tích lịch sử, mở rộng kiến thức cho

các em về địa lí các ngành kinh tế; từ đó giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước,
giúp các em có cách nhìn khái quát về địa lí địa phương tạo sự hứng thú trong học
tập và rèn luyện để đạt được kết quả tốt trong học tập.
II. Thời gian và địa điểm
Thời gian: 01 ngày (không qua đêm), dự kiến trong tháng 3 năm…...
Địa điểm: Khu di tích đền thờ Nguyễn Thị Định; làng nghề bánh tráng Mỹ
Lồng, bánh phồng Sơn Đốc; Khu di tích Nguyễn Đình Chiểu, Cảng cá An Thủy (Ba
Tri); khu du lịch sinh thái Vàm Hồ; Cống đập Ba Lai; khu công nghiệp Giao Long;
Bảo tàng bến Tre; siêu thị Coopmak.
III. Đối tượng tham gia
- Học sinh (do học sinh đăng ký - có lấy phiếu đồng ý của phụ huynh).
9


- Lãnh đạo nhà trường; giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp; tổng phụ trách
đội, giáo viên dạy môn Địa lí.
IV. Kinh phí
- Học sinh: đóng góp theo thực tế của chuyến đi.
- Đối với CBGV: Nhà trường hỗ trợ kinh phí theo hướng dẫn quy định.
* Kinh phí chi bao gồm
- Tiền xe đi và về, nước uống, thuốc thông thường, chơi một số trò chơi trong
vé khu du lịch, vé vào cổng tham quan các khu di tích, hướng dẫn viên, ăn trưa tại
khu du lịch sinh thái Vàm Hồ…
V. Lịch trình cho chuyến đi
- 5h 30’ sáng tập trung lên xe tại trường (ăn sáng tự lo).
- 7h 00’ tham quan trải nghiệm ở hai cơ sở sản xuất bánh tráng Mỹ Lòng, bánh
phồng Sơn Đốc.
- 8h00’ Viếng đền thờ Nguyễn Thị Định.
- 9h30’ Viếng lăng Nguyễn Đình Chiểu.
- 10h: 30’-> 14h tham quan cảng cá An Thủy (Ba Tri), khu du lịch sinh thái

Vàm Hồ (tham gia một số trò chơi, tham quan đời sống của sân chim và khu rừng
sinh thái - ăn trưa tại khu du lịch) .
- 14h -> 15h tham quan cống đập Ba Lai, khu công nghiệp Giao Long (trên
đường đoàn di chuyển về thành phố Bến Tre).
- 15h30 tham quan bảo tàng Bến Tre.
- 16h -> 17h sinh hoạt tự do tại siêu thị.
- 17h xuất phát trở về trường kết thúc chuyến đi.
VI. Tổ chức thực hiện
1. Thành lập Ban chỉ đạo
- Ông: …………… - Hiệu trưởng - Trưởng ban.
- Ông: …………… - P. Hiệu trưởng - Phó ban.
- Bà: …………….. - Tổ trưởng chuyên môn - Phó ban
- Các thành viên: Giáo viên chủ nhiệm các lớp 9, tổng phụ trách đội.
2. Công tác chuẩn bị
- Nhà trường thông báo kế hoạch tổ chức tham quan trải nghiệm đến từng Phụ
huynh và học sinh từ đầu tháng 1/ năm….. (thông qua Đại hội phụ huynh học sinh
lần thứ hai).
10


- Phụ huynh và học sinh nghiên cứu kế hoạch và đăng ký bằng đơn trước khi
chốt danh sách 7 ngày.
- Liên hệ nhà xe; làm việc với các khu di tích và tham quan về nội dung
chuyến tham quan trải nghiệm, hoàn thiện các thủ tục cho chuyến đi trước 1 tuần.
Trong quá trình thực hiện hoạt động này cần chú ý các nội dung sau:
- Cần chọn địa điểm tham qua trải nghiệm cho phù hợp, di tích hay địa điểm
mang tính đặc trưng, điều kiện đi lại thuận lợi.
- Cần xây dựng kế hoạch hoạt động thật chu đáo, chi tiết; kế hoạch càng chu
đáo và chi tiết thì kết quả hoạt động sẽ cao.
- Cần có sự phối kết hợp tốt với phụ huynh trong quá trình thực hiện kế hoạch

bởi vì kinh phí thực hiện mang tính vận động là chủ yếu.
- Cần xây dựng tốt phương án bảo vệ an toàn tuyệt đối cho học sinh trong quá
trình tham gia học tập ngoài thực địa cũng như trải nghiệm.
- Do tham quan kết hợp với trải nghiệm sáng tạo giáo viên có thể định hướng
trước các nội dung các em sẽ khám phá trong chuyền đi liên quan đến nội dung bài
học. Sau khi kết thúc chuyến đi các em sẽ làm bài thu hoạch trên cơ sở những gì đã
khám phá và trải nghiệm được.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Đề tài ứng dụng cho khối lớp 9 trong các tiết Địa lí địa phương nếu giáo viên thực
sự gia công đầu tư thì sự thu hút hứng thú của tiết Địa lí địa phương rất cao. Giáo viên
chủ động kết hợp với giáo viên các bộ môn có liên quan, với Liên đội để tổ chức các
hoạt đông trải nghiệm thực tế thật sự có hiệu quả. Riêng các khối lớp 6, 7, 8 trên cơ sở
hướng dẫn giáo viên có thể áp dụng các phương pháp xây dựng giáo án hoạt động trải
nghiệm sáng tạo trong một số tiết mang tính khái quát về điều kiện tự nhiên tài nguyên
thiên nhiên.
Đề tài tháo gỡ được cái lúng túng trong thực hiện trải nghiệm sáng tạo, có định
hướng để giáo viên dạy bộ môn từng lúc hoàn thiện kế hoạch cũng như giáo án để tiết
học Địa lí địa phương nói riêng các tiết học Địa lí nói chung thực sự thu hút học sinh.
Với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cùng với chủ trương đổi
mới phương pháp giảng dạy như hiện nay giáo viên bộ môn tranh thủ sự hỗ trợ từ
phía Ban giám hiệu nhà trường, quý bậc phụ huynh thiết nghĩ đề tài có thể khả thi.
3.4. Hiệu quả lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thấy khi được học tập dưới dạng
hoạt động trải nghiệm các em rất tích cực tham gia. Nhiều em tỏ ra có năng lực thật
sự khi thể hiện trong các hoạt động.
11


Khi thực hiện, bản thân tôi đều cảm thấy bất ngờ về kết quả thu được. Đa số

các em đều hào hứng phấn khởi. Nhiều em bộc lộ rõ năng khiếu của mình như khả
năng hoạt động nhóm, khả năng trình bày trước đám dông, tham gia các hoạt động
tập thể trong tham quan trải nghiệm. Ngay cả một số em học sinh cá biệt rất lười
học, nhưng khi tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo thì lại hào hứng, nhiệt
tình.
Khi học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm sẽ giúp học sinh tiếp cận kiến
thức một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, tiếp cận và phát triển năng lực của các
em học sinh.
Dạy học thực địa kết hợp với trải nghiệm không khó thực hiện, đòi hỏi người
giáo viên phải gia công, đầu tư đồng thời phải có sự phối kết hợp tốt, tổ chức dạy
học ngoài thực địa tiết học có tính thực tế cao, vượt ra phạm vi bó hẹp của một tiết
học 45 phút sẽ làm tăng tính hiệu quả trong truyền đạt, khắc sâu trong giáo dục và
tạo được sự gần gũi nhất định khi các em tiếp cận kiến thức địa lí địa phương.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức chu đáo, gần gũi mang tính
thực tế có giá trị rèn luyện kĩ năng sống, thu hút học sinh tham gia nhiệt tình. Trải
nghiệm sẽ giúp các em nhận thức vần đề tốt từ đó có sự tìm tòi, khám phá, yêu
thích lao động, say mê lao động hình thành những ý niệm mới đôi khi là những
sáng tạo khoa học kĩ thuật từ những hoạt động trải nghiệm.
Bên cạnh những ưu điểm trên thì học sinh vùng sâu vùng xa khi thực hiện
các hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn gặp nhiều hạn chế như kinh phí không có
để tổ chức cho các em đi thực tế. Đó là một điều thiệt thòi vô cùng cho các em.
Kết quả thực hiện cuối năm học sinh đạt chỉ tiêu Ban giám hiệu đề ra vượt và đạt
tỉ lệ theo qui định 100%. Tỉ lệ hai năm gần đây chất lượng bộ môn khá giỏi là trên 98,5
%. Khi được khảo sát học sinh rất hứng thú và say mê tìm hiểu Địa lí địa phương đặc
biệt các em rất yêu thích bộ môn Địa lí.
3.5. Tài liệu kèm theo: Không có.
Bến Tre, ngày 21 tháng 6 năm 2019

12




×