Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Trang bị kỉ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 18 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Thường trực hội đồng sáng kiến cấp tỉnh
Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:
Số
TT
1

Họ và tên
Nguyễn Thị Bích
Vân

Ngày
Tỷ lệ (%) đóng góp vào
Nơi công tác
tháng
Trình độ việc tạo ra sáng kiến (ghi
(hoặc nơi Chức danh
năm
chuyên môn rõ đối với từng đồng tác
thường trú)
sinh
giả, nếu có)
1993 MN An Thới Giáo viên ĐHSPMN
100%

2

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Trang bị kỉ năng tự bảo vệ bản thân
cho trẻ mầm non trong giai đoạn hiện nay.


- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ
đầu tư tạo ra sáng kiến: Không có
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mầm non
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm
hơn): tháng 09 năm 2019
Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến
lần đầu (nếu có):
TT

Họ và tên

1
2

Không có

Ngày
tháng
năm
sinh

Nơi công tác
(hoặc nơi
thường trú)

Chức
danh

Trình độ
chuyên

môn

Nội dung công việc
hỗ trợ

Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,
đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bến Tre, ngày ... tháng... năm …..
Người nộp đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Bích Vân


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:...................
1.Tên sáng kiến: “ Trang bị kỉ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non
trong giai đoạn hiện nay ”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mầm non
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
Trong thời gian qua, liên tục trên các phương tiện thông tin đ ại chúng,
báo chí, loa đài, tivi, thời sự … thì nạn trẻ đi l ạc, n ạn b ắt cóc tr ẻ em, v ấn đ ề
cháy nổ trong hộ gia đình hiện nay đang được biết đến nh ư một hồi
chuông cảnh báo đối với tất cả các gia đình, bố mẹ, cộng đồng xã h ội.
Với nhu cầu vui chơi giải trí hiện nay, đã có rất nhiều tr ường h ợp trẻ
đi lạc xảy ra nơi công cộng mà nguyên nhân là do cha mẹ chủ quan, mãi mê
trò chuyện, lơ là trong việc trông coi trẻ.
Bên cạnh đó hiện nay hành vi bắt cóc trẻ em đang diễn bi ến khó

lường với sự gia tăng nhanh chóng về số vụ, thủ đoạn gây án tinh vi, tính
chất liều lĩnh, táo tợn. Hành vi bắt cóc có thể xảy ra ở bất c ứ đâu, v ới b ất
kỳ gia đình nào và với trẻ ở mọi lứa tuổi.
Đối tượng gây án có thể là bạn bè, người thân trong gia đình; ng ười
hiếm con; kẻ buôn người nhưng tập trung vào số đối tượng lưu manh hình
sự, tù tha, nghiện hút ma túy, không có công ăn việc làm, thua n ợ bóng đá,
lô đề, cờ bạc…
Nguyên nhân của các vụ bắt cóc trẻ em trước hết là do sự chủ quan, lơ
đãng, bất cẩn, mất cảnh giác của cha mẹ hay giáo viên trong vi ệc trông coi
trẻ. Bên cạnh đó, theo trào lưu dùng mạng xã h ội nh ư facebook, zalo,…
nhiều cha mẹ khoe con hoặc cho con đeo những đồ trang s ức đ ắt tiền ra
đường, tạo cơ hội cho kẻ xấu, tội phạm để ý và tìm cách b ắt cóc tr ẻ đ ể
tống tiền.
Từ những thực trạng trên, nên tôi chọn đề tài: “ Trang bị kỉ năng tự bảo vệ
bản thân cho trẻ mầm non trong giai đoạn hiện nay” để góp phần phòng tránh
trẻ đi lạc, phòng chống và ngăn chặn tình trạng bắt cóc trẻ em hiện nay.
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
+ Về phía giáo viên.


- Giáo viên còn chưa xoáy sâu đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
- Không mạnh dạn tự tin trong việc đề xuất những nội dung, phương pháp giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ .
- Chưa phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ.
+ Về phía phụ huynh.
- Đa số phụ huynh chưa có nhận thức đúng đắn trong việc giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ.
- Phụ huynh còn nuông chiều trẻ thường làm thay cho trẻ những công việc mà
trẻ yêu cầu => Qua thực trạng trên tôi thấy rằng biện pháp giáo dục kỉ năng sống

cho trẻ là chưa tốt đặc biệt, độ tuổi mầm non trẻ đã hiếu động, thích chạy
nhảy, thích tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Chính vì thế mà việc
trang bị cho trẻ những kỹ năng xử lý các tình huống bất th ường x ảy ra đ ể
tự bảo vệ bản thân là điều mà các bậc cha mẹ, các cô cần h ết s ức l ưu
tâm.Vì vậy, việc trang bị cho trẻ kỉ năng tự bảo vệ bản thân trong giai đoạn hiện
nay là vô cùng quan trọng trong hình thành giáo dục trẻ một cách toàn diện.
* Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 5 -6 tuổi
- Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp điều tra
Khảo sát trên một nhóm trẻ về những kiến thức về môi trường xã hội xung
quanh, về kiến thức của trẻ.
2. Phương pháp quan sát
- Quan sát thái độ của trẻ thông qua tất cả các hoạt động;
- Theo dõi qua thái độ hành động của trẻ trong các tình huống được đặt ra.
3. Phương pháp đàm thoại
- Đàm thoại với giáo viên về vấn đề có liên quan đến việc giáo dục kỉ năng
sống cho trẻ;
- Trò chuyện với trẻ và cha mẹ của trẻ về việc giáo dục kỉ năng sống cho trẻ.
3.2.Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
3.2.1. Mục đích của giải pháp:


- Rèn cho trẻ một số thói quen về kỹ năng sống một cách cụ thể và có
chiều sâu hơn, góp phần ngăn chặn phòng chống nạn trẻ em đi lạc, nạn bắt cóc
trẻ em hiện nay;
- Giúp trẻ tuổi tự tin, vui vẻ, hòa đồng phát triển với các bạn trong lớp;
- Cảnh báo đến tất cả gia đình, bố mẹ, ông bà và cô giáo cộng đồng xã hội
cẩn thận hơn trước những thủ đoạn ngày càng tinh vi của kẻ xấu luôn rình rập
tấn công trẻ em;

- Tạo được lòng tin từ phụ huynh, giúp các bạn đồng nghiệp và phụ huynh
có thêm tài liệu và kinh nghiệm trong việc ngăn chặn nạn trẻ em bị lạc, nạn bắt
có trẻ em có hiệu quả tốt hơn, giúp trẻ có kỉ năng thoát khỏi nguy hiểm.
* Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
- Trẻ học được cách tìm gặp lại người thân khi bị lạc nơi công cộng, biết cách
ứng xử khi bị người lạ dụ dỗ, trẻ được tiếp cận một cách cụ thể với những cách
thoát khỏi nơi nguy hiểm và biết trân trọng cuộc sống hiện tại, vui vẽ với bạn bè
và người thân.
3.2.2 Nội dung của giải pháp:
Xã hội hiện đại nảy sinh những vấn đề phức tạp và bất định đối v ới
con người. Nếu con người không có năng lực ứng phó v ượt qua nh ững
thách thức đó thì rất dễ gặp rủi ro. Giáo dục kĩ năng s ống cho ng ười h ọc
đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo dục các n ước. Giúp
con người làm chủ cuộc sống, sống an toàn, lành mạnh và có ch ất l ượng
trong một xã hội hiện đại với văn hoá đa dạng và nền kinh tế phát tri ển.
Kỹ năng sống như những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành
thái độ, giá trị, hành vi và thói quen lành mạnh. Vì vậy c ần trang bị kỹ năng
cho trẻ ngay từ khi còn thơ bé, sẽ giúp trẻ tự biết chăm sóc và bảo v ệ bản
thân tránh khỏi những nguy hiểm. Trẻ có thể hoà nhập nhanh v ới cuộc
sống xung quanh, biết cách phát triển các mối quan hệ v ới mọi ng ười, v ới
thiên nhiên từ đó học hỏi và làm giàu có thêm vốn kiến th ức, kinh nghi ệm
cũng như các kĩ năng của bản thân. Nếu thiếu các kĩ năng s ống c ần thi ết,
trẻ sẽ khó tránh khỏi những lúng túng, sai phạm th ậm chí g ặp nguy hi ểm
khi phải giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Vi ệc
trang bị những kỹ năng phù hợp giúp trẻ có cơ hội phát triển nhân cách
đầy đủ và đúng hướng.
Tùy theo góc độ tiếp cận, lý thuy ết ứng dụng, đ ối t ượng đ ược giáo
dục . Dựa vào những quan điểm của các nhà nghiên cứu, có th ể hiểu kỹ



năng sống là những năng lực tâm lý – xã h ội, là hành động tích c ực, có liên
quan đến kiến thức và thái độ, trực tiếp hướng vào hoạt động của cá nhân,
hoặc tác động vào người khác, hoặc hướng vào những hoạt động là thay
đổi môi trường xung quanh, giúp mỗi cá nhân ứng phó có hiệu qu ả v ới các
yêu cầu, thách thức của cuộc sống hằng ngày.
Một nghiên cứu gần đây về sự phát triển trí não của trẻ cho th ấy kh ả
năng giao tiếp, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các c ảm giác c ủa
mình, biết cách ứng xử phù hợp và biết tự cách giải quy ết các v ấn đ ề c ơ
bản một cách tự lập rất quan trong đối với trẻ;
Kỹ năng sống của trẻ bao gồm rất nhiều kỹ năng : Kỹ năng giao tiếp
ứng xử , kỹ năng vệ sinh , kỹ năng thích nghi v ới môi tr ường s ống , kỹ năng
hợp tác chia sẻ, kĩ năng xử lý các tình huống trong tr ường h ợp kh ẩn c ấp
hay gọi là kỉ năng tự bảo vệ bản thân;
Dạy kỹ năng sống cho trẻ là truyền cho trẻ những kinh nghiệm s ống
của người lớn. Nhằm giúp trẻ có những kỹ năng đương đầu với nh ững khó
khăn trong cuộc sống. Trẻ biết vận dụng, biến những kiến thức của mình
để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống cho phù hợp;
Ở lứa tuổi mẫu giáo, kỹ năng sống chiếm một vị trí hết sức quan trọng nó
góp phần giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách con người, giúp trẻ học tập,
lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội để trẻ vận dụng trong cuộc sống sau này;
Trong xã hội hiện nay, kiến thức của con người ngày càng phát triển và
mở rộng, từng cá nhân, nếu không được bồi dưỡng, cập nhật thông tin thường
xuyên sẽ trở thành lạc hậu. Bên cạnh đó, yêu cầu về chất lượng chăm sóc, giáo
dục trẻ ngày càng cao. Để hình thành và có được các kỹ năng cho trẻ trong cuộc
sống hàng ngày trước tiên giáo viên phải có kiến thức, kỹ năng về chăm sóc giáo
dục trẻ;
Giáo viên phải có kiến thức để tổ chức các hoạt động cho trẻ được trải
nghiệm, để trẻ được cuốn hút vào các hoạt động đa dạng khác nhau cùng với các
bạn trong nhóm lớp. Tạo ra nhiều cơ hội để trẻ tương tác, giao tiếp với nhau
trong lớp như: Thảo luận, trao đổi ý kiến, giải quyết xung đột, chia sẻ kinh

nghiệm, trải nghiệm những vai trò khác nhau...Tạo ra nhiều cơ hội để trẻ được
tham gia và cảm thấy mình là một thành viên trong nhóm chơi và trẻ có cơ hội
để phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin, góp phần thúc đẩy sự
phát triển, tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ;
Muốn vậy, người lớn phải tạo cho trẻ có môi trường để trải nghiệm,
thực hành. Nhưng trên thực tế, trong xã hội hiện nay các gia đình th ường
chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến phát tri ển
các kỹ năng cho trẻ. Luôn bao bọc , nuông chiều, làm hộ trẻ khiến tr ẻ ỷ l ại,


ích kỷ, không quan tâm đến người khác và các kỹ năng trong cu ộc s ống r ất
hạn chế. Khó khăn cho trẻ trong việc có tình huống bất ngờ xảy ra.
* Một số giải pháp tổ chức thực hiện
Dưới đây là một số giải pháp nhằm trang bị cho trẻ kỉ năng tự bảo vệ bản
thân cho trẻ trong giai đoạn hiện nay.
Giải pháp 1: Tìm tòi, bồi dưỡng bản thân, chia sẻ với đồng nghiệp.
Để có thể thực hiện tốt giải pháp nhằm trang bị cho trẻ kỉ năng tự bảo
vệ bản thân trước hết giáo viên mầm non không chỉ nghiên cứu nắm vững mục
đích yêu cầu của hoạt động mà giáo viên còn cần phải nắm chắc được các
phương pháp và biện pháp thực hiện giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ
nhàng, không bị gò bó, áp đặt, giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng những điều đã
học vào thực tế hàng ngày của trẻ. Vì vậy, để giúp trẻ 5 – 6 tuổi lớp tôi có được
những kỹ năng sống cơ bản đó thì sự nhiệt tình, sáng tạo và yêu nghề đòi hỏi tôi
phải không ngừng đọc và nghiên cứu kỹ chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ
mầm non 5- 6 tuổi
- Tìm đọc tham khảo biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ trên sách báo, tạp chí
mầm non:
+ Sách giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non;
+ Sách bé thực hành các tình huống giáo dục kỹ năng sống dành cho trẻ
mẫu giáo;

+ Sách các hoạt động phát triển kĩ năng xã hội dành cho trẻ mẫu giáo.
Sách phương pháp giáo dục giá trị kỹ năng sống…;
+ Xem các chương trình truyền hình như quà tặng cuộc sống, cuộc sống
quanh ta trên các kênh truyền hình như VTV3 vào tối chủ nhật hàng tuần…
Trên thực tế hiện nay ở trường tôi, đội ngũ giáo viên còn chưa được đồng
đều. Nhiều giáo viên đã có tuổi tuy nắm vững phương pháp nhưng việc đổi mới
thì còn hạn chế còn các cô giáo trẻ thì lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong công
tác chăm sóc giáo dục trẻ. Hoạt động dạy kỹ năng sống cho trẻ ở trường tôi nói
chung và ở lớp tôi nói riêng chưa thực hiện tốt hầu như chưa đi sâu vào hoạt
động này. Tôi nhận thấy đây là một vấn đề quan trọng vì nó quyết định đến nhân
cách của trẻ sau này. Chính vì vậy qua việc tự bồi dưỡng bản thân, học hỏi qua
truyền thông, báo đài, tài liệu cũng như xem các phương tiện thông tin hiện đại,
tôi đã nắm vững được các phương pháp để dạy trẻ một số kỹ năng cơ bản nhất.
Nhận thấy đây là việc quan trọng và cần thiết đối với trẻ nên trong các buổi họp
sinh hoạt chuyên môn của khối các giáo viên nên chia sẻ với đồng nghiệp về các
giải pháp nhằm trang bị cho trẻ kỉ năng tự bảo vệ bản thân. Đây là những yêu
cầu rất cao và đòi hỏi các cô giáo cũng luôn phải tự học tập để công tác giáo dục
trẻ hiệu quả hơn.


Hình ảnh: Buổi sinh hoạt tổ chia sẻ kinh nghiệm trang bị kỉ năng cho trẻ
Giải pháp 2: Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu và biết các kỹ năng bảo
vệ, phòng chống và quản lý con của mình trước các hoạt động vui chơi giải
trí ngoài cộng đồng
Trước tiên, giáo viên cần tuyên truyền cho cha mẹ hiểu và dạy cho
trẻ biết về vấn đề hiện nay là trẻ em đi lạc và không tìm về được gia đình,
nạn trẻ em bắt cóc hiện nay để phụ huynh cảnh giác. Cha mẹ cần lên danh
sách “những người lạ có thể tin tưởng”, gồm: thầy cô giáo, công an, bộ đ ội,
bác bảo vệ cơ quan, nhà trường…. hoặc những bà mẹ đi cùng con nh ỏ trên
đường để trẻ có thể trông cậy, đề nghị giúp đỡ trong tình huống nguy

hiểm;
Tiếp theo cha mẹ, giáo viên cần dạy trẻ nhớ họ tên, số điện thoại, địa
chỉ nhà, nghề nghiệp của bố mẹ, và chỉ cung cấp với những người “nh ững
người lạ có thể tin tưởng”;
Khi cùng gia đình đến siêu thị, đi chợ, tham gia các l ễ h ội ngoài c ộng
đồng thì trẻ cần để mắt tới ba mẹ, không được đi cách xa ba mẹ đ ể tránh
bị đi lạc;
Khi ra đường, chúng ta phải luôn nhắc trẻ không được nói chuyện hay
đi theo người lạ và không nhận đồ vật của người lạ và khi bị người lạ kéo,
dắt, lôi đi, trẻ cần biết kêu gào, khóc thật to để gây sự chú ý v ới ng ười xung
quanh;
Khi tham gia giao thông, cha mẹ chở trẻ đi chơi hay đi h ọc cần chú ý
quan sát và luôn luôn cảnh giác với những chiếc xe/ người lạ đeo bám theo
sau một cách không bình thường. Khi đó cần dừng lại ở ch ỗ đông ng ười,
ghi nhớ lại biển số xe đó. Khi cảm thấy nguy hiểm, cần cho xe vào c ửa


hàng, nhà dân quanh đó, nói với “những người có th ể tin t ưởng” về việc
mình bị người lạ bám theo;
Các bậc phụ huynh cũng phải hết sức lưu ý không cho con em mang
trang sức, tài sản có giá trị khi đi học. Ví dụ nh ư: nhiều gia đình trang b ị
điện thoại đắt tiền cho con, cho con đeo dây chuy ền, vòng nh ẫn có giá tr ị
hoặc được cầm theo rất nhiều tiền. Đây là một trong nh ững nguyên nhân
khiến các em trở thành mục tiêu bị đe dọa cướp giật, bắt cóc…;
Ngoài ra phụ huynh cần kết hợp và liên hệ ch ặt chẽ v ới nhà tr ường
trong việc nâng cao cảnh giác đề phòng kẻ xấu lợi d ụng sơ h ở, l ơ là nh ư:
gọi điện cho giáo viên khi đang trong giờ học của trẻ nói r ằng gia đình
cháu có việc đột xuất, người nhà đi cấp cứu, bố mẹ cháu đến nh ờ đ ưa cháu
về giúp….Gặp những tình huống đó thì giáo viên ph ải gọi điện xác nh ận
thông tin với người nhà của trẻ nhằm tránh mọi tình huống xấu nh ất có

thể xảy ra.
Giải pháp 3: Giáo dục có chiều sâu và cụ thể hơn cho trẻ về những kỹ năng
tự bảo vệ mình trước những đối tượng xấu có nguy cơ làm nguy hại đến trẻ.
 Cho trẻ xem video mô phỏng các tình huống về nạn bắt cóc trẻ em, các
video trẻ bị lạc trong siêu thị, khu vui chơi
Giáo viên nên thường xuyên cho trẻ xem những video, clip mô ph ỏng
các tình huống những bé khác khi đi siêu thị, khu vui chơi cùng ba mẹ bị lạc,
gặp phải bọn bắt cóc khi không ở cùng ông bà, cha mẹ hoặc cô giáo để giúp trẻ
dần có ý thức cách phòng vệ và thái độ phản kháng, khi gặp những tình huống
tương tự có thể xảy ra với mình;
Sau đó, giáo viên đàm thoại với trẻ dựa vào những tình huống giả định để
khuyến khích trẻ nói lên suy nghĩ và hành động của mình nếu ở trong trường
hợp đó.
 Dạy trẻ nói không với các món quà của người lạ
Giáo viên nên dạy bé không nên nh ận các món quà nh ư đ ồ ch ơi tr ẻ em
hay các loại bánh kẹo, các lời rủ rê bé đi chơi hay cho bé các món quà…mà
không có người thân bên cạnh. Nên giải thích với bé vi ệc nhận quà t ừ
người lạ mà không có bố mẹ bên cạnh như vậy rất nguy hiểm nhất là đối
với những người mà bé chưa từng quen biết.
 Dạy bé ghi nhớ thông tin của người thân
Để trẻ không bị bối rối trong trường hợp bé bị lạc hãy dạy con ghi
nhớ số điện thoại của bố mẹ hoặc người thân yêu của mình và có th ể ghi


nhớ địa chỉ nhà mình. Dạy bé không nên tiết lộ những thông tin này khi
không cần thiết bởi bé có thể cũng gặp nguy hiểm nếu tiết lộ thông tin
bừa bãi;
Nếu bé đi cùng bố mẹ đến nơi đông người bố mẹ có th ể vi ết nh ững
thông tin liên hệ để vào túi quần áo của con để phòng khi bé bị lạc thì
những người xung quanh cũng dễ dàng liên lạc với gia đình của bé. Ph ụ

huynh tuyệt đối không nên ghi hay gắn họ tên trẻ trên ba lô, quần áo... bởi
có thể thu hút sự chú ý của kẻ xấu và gọi to tên các cháu nh ư th ể là ng ười
quen biết nhằm đánh lạc hướng người xung quanh trẻ. H ơn n ữa, cha m ẹ
cũng nên lưu số của những của những phụ huynh khác để có th ể ki ểm tra
vị trí của con nếu cần. Cho trẻ gặp những phụ huynh thân thiết đ ể trẻ
quen mặt họ.
 Dạy trẻ luôn biết để mắt tới cha mẹ
Trong một khu vui chơi hay một siêu thị đông đúc, cha m ẹ không bao
giờ rời mắt khỏi con vì sợ con bị lạc. Tương tự như vậy, giáo viên cũng d ạy
trẻ có ý thức như vậy: là luôn luôn để mắt tới cha mẹ và khi cha mẹ khuất
khỏi tầm nhìn của trẻ thì hãy gọi to lên.
 Dạy trẻ biết tự phòng vệ
Ở trường, trong những giờ hoạt động phát triển thể chất, tôi còn d ạy
trẻ những cách “phản kháng đơn giản” như: không cho người l ạ ôm, ho ặc
khi có người lạ tiếp cận như: đá vào những chân, đầu gối và vùng nhạy
cảm của kẻ lạ và cố sức hét thật to: “Cô/chú không phải mẹ/cha c ủa tôi”
để tạo sự chú ý của những người xung quanh và có cơ hội để bé ch ạy đi. Đá
vào chỗ nhạy cảm là cách hiệu quả nhất để thoát khỏi người lạ.
 Dạy bé biết kể chuyện, tâm sự với bố mẹ thường xuyên hơn để trẻ
tự tin vui vẻ.
Cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn, khiến cho cha m ẹ không có
thời gian để trò chuyện hay lắng nghe các câu chuyện k ể của bé về tr ường
lớp, về bạn bè. Mỗi ngày ở lớp, tôi cố gắng gần gũi ân cần trò chuy ện v ới
các bé, hỏi bé về những sinh hoạt hàng ngày của bố mẹ, ông bà, anh ch ị
em… để tập cho trẻ kể lại những sự việc đã xảy ra;
Từ đó, tôi động viên phụ huynh gần gũi với bé, nghe bé k ể chuy ện
hoặc tâm sự thì sẽ kịp thời dạy dỗ, uốn nắn để trẻ tự tin và vui vẻ, bé luôn
muốn ở bên bố mẹ, nói chuyện gần gũi với bố mẹ và có thái độ sống tích
cực hơn và biết cách xử lý trước nhiều vấn đề của xã h ội. Ngược l ại, n ếu



bé hay bị bố mẹ mắng oan, bé sẽ tự ti, tìm những nơi khuất đ ể tr ốn tránh
và ít nói. Khi đó bé sẽ dễ bị kẻ xấu lợi dụng, dụ dỗ.
Giải pháp 4: Tổ chức các hoạt động cho trẻ tham gia
 Giải quyết tình huống
Trước đây, với những nội dung dạy trẻ nhận biết một số nguy cơ
không an toàn và cách phòng tránh thì giáo viên th ường giáo dục tr ẻ v ới
những lời dặn dò nhắc nhở thông qua nội dung các bài th ơ ,câu chuy ện, bài
hát có nội dung giáo dục dạy trẻ. Song trên th ực tế, trong ch ương trình có
rất ít bài hát, bài thơ, câu chuyện có n ội dung đó . Vì v ậy, trong năm h ọc
này, tôi nghiên cứu lựa chọn những tình huống bất trắc thường xảy ra đ ưa
ra những tình huống cụ thể để dạy trẻ có kỹ năng ứng bi ến khi g ặp tình
huống khó khăn, biết cách suy nghĩ và giải quyết;
Ví dụ, Trước đây, thông qua câu chuyện “Th ỏ con không vâng l ời” ho ặc
nội dung bài hát “Đàn Vịt con” chúng tôi chỉ dùng l ời giáo d ục tr ẻ: “Khi đi
công viên hoặc đến những nơi công cộng thì phải đi v ới b ố m ẹ, không
được chạy lung tung để khỏi bị lạc” chứ chưa dạy trẻ nếu ch ẳng may x ảy
ra sẽ phải xử lý như thế nào;
Với cách giáo dục như vậy tôi thấy kết quả đạt trên trẻ chưa đạt hiệu
quả. Trẻ ghi nhớ một cách thụ động, và thường chóng quên. Và điều cốt
yếu trẻ không hiểu cốt lõi của vấn đề là tại sao không nên làm nh ư v ậy và
nếu xảy ra thì phải làm thế nào. Do đó tôi đã đ ưa ra nh ững tình hu ống “Bé
làm gì khi bị lạc, bị bắt cóc”;
Tôi đã cho trẻ suy nghĩ, mỗi trẻ đưa ra một cách giải quy ết c ủa riêng
trẻ. Lắng nghe ý kiến của trẻ, cho trẻ suy nghĩ và trả l ời theo ý kiến của
mình, gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi :
- Cho trẻ xem video bạn nhỏ đi siêu thị, bạn chạy lung tung
Phương án 1: Khóc nhè
+ Đố các con chuyện gì sẽ xảy ra?
+ Khi khóc nhè điều gì sẽ xảy ra?

Khi bị lạc khóc nhè không giúp chúng ta tìm được mẹ mà sẽ tạo cơ h ội
cho người lạ, người xấu bắt cóc. Vậy nên các con ph ải th ật bình tĩnh,
không khóc nhè
Phương án 2: Chạy đi tìm mẹ, nghe theo người lạ
-Theo con chạy đi tìm mẹ trong siêu thị rộng lớn có giúp chúng mình
tìm được mẹ không? ( Cho trẻ xem video chạy đi tìm mẹ ) và đ ặt 1 vài câu
hỏi:
- Bạn có tìm được mẹ không? Ai đã đến giúp bạn? Người lạ đã làm
gì?...
Khi bị lạc mẹ các con phải thật bình tĩnh, không khóc nhè, không ch ạy
lung tung. Không đi theo người lạ, người xấu sẽ dụ dỗ, bắt cóc rất nguy
hiểm


Phương án 3: Gọi to tên mẹ
Nếu là cô cô sẽ đứng im một chỗ gọi to tên mẹ
-Vì sao cô goi to tên mẹ?
Vây khi bị lạc các con phải thật bình tĩnh, đứng im m ột ch ỗ, g ọi to tên
mẹ để mẹ nghe thấy đến đón chúng mình
Phương án 4: Tìm người đáng tin như cô nhân viên, chú bảo vệ
-Siêu thị là nơi rất đông người làm sao con biết đâu là cô nhân viên,
chú bảo vệ?
-Gặp cô nhân viên, chú bảo vệ con sẽ nói gì?
- Con có nhớ số điện thoại của bố mẹ con không?
- Đọc cho cô và các bạn cùng nghe?
- Các con cùng xem với cách này bạn nhỏ có tìm được m ẹ không nhé?
- Bạn có tìm được mẹ không?
Khi bị lạc trong siêu thị cần tìm gặp cô nhân viên, chú bảo vệ. Nh ớ địa
chỉ nhà, tên bố mẹ, số điện thoại của bố mẹ để gọi cho bố mẹ.
*Xử lý khi bị lạc ở chợ

- Nếu lạc ở chợ con phải làm gì? ( Mời trẻ đóng vai )
* Lạc trên đường phố: Cho trẻ xem video
-Khi bị lạc ở đường phố bạn nhỏ đã tìm gặp ai?
Cho trẻ vận động bài “Lạc đường hỏi chú công an”
Cho trẻ chơi trò chơi Cô đưa ra câu hỏi và các ph ương án tr ả l ời. Tr ẻ
chọn phương án đúng giơ lên.
Ví dụ: Các con thường hay bị lạc nhất ở đâu?
1.Ở nhà
2.Ở siêu thị
3.Ở khu vui chơi
Trò chơi bé làm gì khi bị lạc? Cho trẻ chọn ph ương án đúng g ắn lên
bảng.
Tôi đưa tình huống trẻ biết tránh những mối nguy hiểm khác nh ư:
Dạy trẻ những cách “phản kháng đơn giản” như: không cho ng ười l ạ
ôm, hoặc khi có người lạ tiếp cận như: đá vào những chân, đầu gối và vùng
nhạy cảm của kẻ lạ và cố sức hét thật to: “Cô/chú không phải m ẹ/cha c ủa
tôi” để tạo sự chú ý của những người xung quanh và có c ơ hội đ ể bé ch ạy
đi. Đá vào chỗ nhạy cảm là cách hiệu quả nhất để thoát kh ỏi người l ạ;
gì ?

“ Nếu con đang ở nhà một mình , có người đến gọi mở cửa con sẽ làm

Tôi cho trẻ nói suy nghĩ , cách giải quyết của mình. Trong khi thảo
luận với trẻ tôi gợi mở :cũng có trường hợp kẻ xấu có th ể gây h ại cho bé
hoặc lấy trộm đồ của gia đình cũng chính là người thu ti ền đi ện, n ước
hoặc chính là người quen biết với bố mẹ bé để giúp trẻ suy đoán tìm cách
giải quyết. Sau đó cô giúp trẻ rút ra ph ương án tối ưu nh ất trong tr ường
hợp này :



Tuyệt đối không mở cửa, kể cả đó có thể là người quen của b ố m ẹ,
người thu tiền điện, nước. Nếu có người lớn ở trên gác ch ưa bi ết thì g ọi
xuống, còn nếu không có ai ở nhà thì hẹn họ nhắn lại gì hoặc t ối đ ến g ặp
bố mẹ;
Trong thời gian gần đây, cháy nổ là hiểm hoạ luôn rình rập v ới t ất c ả
mọi nhà. Chính vì vậy, với trẻ mẫu giáo tuy trẻ còn nh ỏ tuổi song tôi nghĩ
rằng cũng cần dạy cho trẻ một số kỹ năng ứng biến nếu chẳng may có
điều đó xảy ra . Tôi đã đưa tình huống :“ Nếu bé th ấy có khói, ho ặc cháy ở
đâu đó bé sẽ phải làm thế nào?” Qua tình huống này tôi dạy trẻ :
Khi thấy có khói hoặc cháy ở đâu, trước hết bé phải chạy xa ch ỗ cháy,
Hãy hét to để báo với người nhà và những người xung quang có th ể nghe
thấy. Nếu không có người ở nhà thì chạy báo cho hàng xóm;
Từ những tình huống cụ thể mà rất dễ xảy ra đối với trẻ, bằng cách
cho trẻ thảo luận, yêu cầu trẻ suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu biết của mình
đã có để tìm cách giải quyết vấn đề. Thông qua đó cô giúp tr ẻ tìm ra
phương án tối ưu nhất, đó cũng chính là kinh nghiệm mà ta c ần d ạy tr ẻ .
Thông qua hoạt động đó cũng giúp trẻ có sự t ư duy lô gích, bi ết cách di ễn
đạt suy nghĩ của mình, và giúp trẻ có thêm kinh nghiệm trong cu ộc s ống;
Bên cạnh đó giáo viên đóng vai trò là người hỗ tr ợ giúp trẻ phát huy
khả năng, thế mạnh của mình, từ đó phát triển những ững xử tích c ực, t ự
tin xử lý các tình huống;
Dạy trẻ kĩ năng sống không phải gò ép trong các tiết học chính th ức
mà phải kết hợp qua các hoạt động vui chơi của trẻ.
* Dạy cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi:
- Giờ đón trẻ
Đàm thoại cùng trẻ xem ai là người đưa bé đi học, trên đ ường đi bé
thấy những gì từ đó đặt trẻ vào các tình huống mà trẻ th ấy đ ể trẻ t ự gi ải
quyêt và cô giáo sẽ cũng cố lại cho trẻ những cách xử lí tình huống m ột
cách nhanh chóng và đúng đắn.
- Hoạt động ngoài trời: Qua hoạt động ngoài trời khi cho trẻ đi tham quan

khu vườn của bé, tất cả các bạn trong trường điều tham gia rất đông từ đó cô
giáo hướng dẫn trẻ đi theo cô theo hàng và để tay lên vai bạn mình để không bị
lạc sang lớp khác, cô cho trẻ 1 tín hiệu riêng để trẻ biết tìm đến cô, đến các bạn
trong lóp khi không may bị lạc sang lớp khác, hoặc nếu không gặp được cô và
các bạn thì phải trở về lớp để cô tìm gặp mình. Từ tình huống đó trẻ có thể áp
dụng vào thực tế khi tham gia vào các hoạt động ngoài cộng đồng cùng gia đình,
người thân.


- Hoạt động góc:
Trẻ mầm non học bằng chơi – chơi mà học, đối với trẻ mầm non, hoạt
động vui chơi chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động của trẻ ở trường. Thông
qua giờ chơi, trẻ được đóng các vai khác nhau trong xã hội, khi đóng vai được
tái hiện lại những gì trẻ nhìn thấy trong cuộc sống. Tất cả những kiến thức và
kinh nghiệm cuộc sống mà trẻ có sẽ được trẻ thể hiện qua hoạt động vui. Chính
vì vậy, tôi rất chú trọng đến việc tạo các tình huống khi trẻ đóng vai để trẻ tìm
cách giải quyết.
Ví dụ: góc phân vai: khi các bé đóng vai gia đình cùng nhau đi siêu thị để
chuẩn bị bữa ăn cho gia đình, vì chuẩn bị đến tết mọi người đi rất đông thì bé bị
chen lấn và lạc ba mẹ để trẻ biết áp dụng những kinh nghiệm của mình để xử lí
tình huống đó. Cô có thể quan sát và hướng trẻ bằng những câu hỏi để trẻ suy
nghỉ và hành động. Ví dụ cô hỏi trẻ có nhớ số điện thoại, tên của ba mẹ, hay
địa chỉ nhà cả bé,rồi hướng dẫn tìm đến bác bảo vệ...
Hay tình huống khi đang mua đồ cùng ba mẹ lại có 1 người lạ đ ến cho
kẹo và rủ đi chơi cùng người lạ đó thì bé phải làm sao? Có đ ược nh ận k ẹo
và đi cùng
người lạ đó không?
.



- Thông qua hoạt động sáng tạo: Với trò chơi đóng vai, trẻ
“nhập vai” và giải quyết tình huống giả định, giúp trẻ tập các kĩ năng sống
một cách nhẹ nhàng, thú vị. Ví dụ: đi siêu thị mà bị lạc thì tr ẻ làm gì?, làm
hỏng đồ chơi của bạn trẻ sẽ làm thế nào?...
- Giờ trả trẻ

Khi có người đón trẻ là 1 người lạ mặt đến đón thì trẻ sẽ làm sao? tr ẻ
phải xác định người đón trẻ khi tan học có ph ải người thân c ủa mình
không, vì trẻ 5-6 tuổi được mẹ dắt ra cổng trường vậy nếu đông người trẻ
lỡ bị lạc tay mẹ thì phải làm sao?
Khi thấy có kẻ cầm hung khí, các bé hãy ch ạy nhanh và ném sách vào
người đối tượng đó, và hét to. Khi bị khống chế, hãy ph ản kháng bằng cách
đá, cắn... Tạo ra bất cứ tiếng động nào để gây s ự chú ý từ ng ười khác.
Nhanh chóng chạy về nhà mình, nhà hàng xóm hay một cửa hàng và hô
hoán bị bắt cóc;


Nếu một ai định dụ bé vào xe ô tô, các bé hãy ch ạy t ới đo ạn đ ường đ ối
diện chiếc xe, buộc kẻ tình nghi phải chạy lòng vòng. Nếu các bé ở c ạnh xe
đạp thì hãy ôm ghì lấy nó, kẻ bắt cóc sẽ không th ể đưa cả ng ười và xe vào
trong xe của bọn chúng. Nếu bé đang trên phố và không còn đ ường ch ạy,
hãy ôm chặt lấy cột đèn, thùng thư hay thùng rác cố định khi đang cầu c ứu;
Nếu bị một đối tượng tóm lấy, các bé hãy cuộn ng ười và hét “Ng ười
này không phải bố (hay mẹ) cháu”! Nếu kẻ tấn công ch ộp lấy áo hay ba lô
của bé, bé hãy bỏ lại áo hay ba lô và chạy đi kêu c ứu....
Giải pháp 5: Xây dựng góc tuyên truyền :
a. Nhà trường, gia đình kết hợp với nhau chặt chẽ, thường xuyên liên tục việc
trang bị kỉ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ không những trong phạm vi nhà
trường mà còn phải kết hợp với gia đình.
Cùng với mục tiêu giáo dục thì phụ huynh đóng vai trò không nhỏ trong việc

giáo dục trẻ. Trong buổi họp mặt đầu năm tôi mạnh dạn đưa nội dung giáo dục
các kỉ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ vào buổi họp để phụ huynh nhận thức tầm
quan trọng của vấn đề và cùng phối hợp với giáo viên trong giáo dục trẻ.
Hình
ảnh:
Buổi
phụ

huynh đầu năm của lớp tuyên truyền phối hợp về công tác trang bị kỉ năng tự
bảo vệ cho trẻ
b. Xây dựng góc tuyên truyền
Xây dựng góc tuyên truyền là biện pháp hữu ích đối với công tác giáo dục giữa
gia đình và nhà trường thực sự có tác dụng được mọi người thường xuyên chú ý;
Góc tuyên truyền của lớp là một điều không thể thiếu, chỉ một khoảng nhỏ
trong lớp, một góc nhỏ trong bảng tuyên truyền với những thông điệp ngắn gởi


đến các phụ huynh để họ có ý thức bảo vệ con mình, hay những hình ảnh mang
tính tình huống ví dụ hình ảnh cháu bé tìm đến bác bảo vệ,hình ảnh trẻ thoát
khỏi kẻ bắt cóc bằng các cách, hoặc hình ảnh các bé chạy khỏi đám cháy... ,
-> Bởi lẽ đặc điểm dễ nhớ nhưng lại mau quên của trẻ. Song, trẻ đươc trực quan
bằng hình ảnh, những tình huống, những hình ảnh , video cụ thể sẽ thu hút trẻ thì
từ đó trẻ sẽ dễ tiếp thu hơn.
Tôi luôn thay đổi nội dung tranh ảnh của các tác phẩm để tránh sự nhàm chán
của người xem
-> Phối hợp với phụ huynh giáo dục, uốn nắn trẻ kịp thời và phải được duy trì
thường xuyên

* Tôi còn trao đổi với phụ huynh qua
giờ đón trả trẻ hoặc qua sổ bé ngoan về sự tiến bộ của bé để phụ huynh kịp thời

nắm bắt và cùng tôi giáo dục trẻ.
Giải pháp 6: Tích cực sưu tầm các bài thơ câu truyện có nội dung tương tự
để kích thích trẻ hoạt động trong các vai trong câu chuyện
- Đây là biện pháp không thể thiếu được đối với giáo viên mầm non. Để làm tốt
việc này đòi hỏi giáo viên phải tâm đắc với nghề có ý thức học hỏi sáng tạo chịu
khó nghiên cứ thì mới có vốn kiến thức hiểu biết cho mình. Để có những bài thơ
câu truyện nhằm phục vụ cho góp phần không nhỏ trong việc giáo dục cho trẻ.
Như vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn nh ỏ là việc
làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Mỗi đứa trẻ có những yếu tố cá nhân


khác nhau và sự ảnh hưởng của các quan hệ xã h ội cũng nh ư hoàn c ảnh
sống, môi trường trải nghiệm khác nhau nên nhà giáo d ục c ần có nh ững
hình thức, biện pháp linh hoạt, hợp lý dựa trên quan đi ểm then ch ốt c ủa
giáo dục mầm non là “Lấy trẻ làm trung tâm” và tận dụng các đi ều ki ện đ ể
tạo ra nhiều cơ hội cho đứa trẻ được tự trải nghiệm. Với kĩ năng sống
phong phú trẻ sẽ biết cách khai thác kiến thức t ừ cuộc s ống xung quanh,
tạo lập các mối quan hệ với tự nhiên và con người để sống an toàn, hòa
bình và phát triển
3.3. Khả năng ứng dụng của giải pháp.
Sáng kiến này nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm phòng chống trẻ
đi lạc, nạn bắt cóc trẻ em hiện nay được thực hiện ở lớp Lá . Với đề tài này đồng
thời áp dụng được cho các lớp Lá cũng như rộng rãi ở các khối Mầm, Chồi, Lá
của các trường mầm non .
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp:
Sau thời gian thực hiện các biện pháp trên, đến nay tôi nhận thấy sự thay
đổi như sau:
- Tạo tiếng chuông cảnh báo hiệu quả đến tất cả gia đình, bố mẹ, ông bà và
cô giáo trông giữ trẻ cẩn thận hơn trước những tình huống nguy hiểm;

- Sau thời gian rèn về kĩ năng tự vệ, phòng tránh nạn bắt cóc, đa số trẻ ý
thức hơn và biết phản kháng khi tiếp xúc với người lạ hơn. Hầu hết các trẻ trong
lớp tự tin, vui vẻ, hòa đồng phát triển với các bạn trong lớp;
- Tạo được lòng tin từ phụ huynh, giúp các bạn đồng nghiệp và phụ huynh
có thêm tài liệu và kinh nghiệm trong việc ngăn chặn nạn trẻ đi lạc, nạn bắt có
trẻ em có hiệu quả tốt hơn.
- Phụ huynh tin tưởng, đóng góp, hỗ trợ trong việc giáo dục trẻ ngày càng tốt
hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm trang bị cho trẻ kỉ năng tự bảo vệ bản thân
trong giai đoạn hiện nay. Vì điều kiện, năng lực, kinh nghiệm người viết còn
nhiều hạn chế do thời gian công tác chưa lâu nên đề tài không tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn đồng nghiệp để
đề tài được hoàn thiện hơn.


Tôi xin chân thành cảm ơn!
Mỏ Cày Nam, ngày tháng năm 2019



×