BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
--------------------
HOÀNG THỊ TAM GIANG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐỒNG NAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
ĐỒNG NAI – NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
--------------------
HOÀNG THỊ TAM GIANG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã ngành: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN NAM
ĐỒNG NAI – NĂM 2018
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô đã truyền đạt những kiến thức
quý giá trong hai năm học tại Chương trình Đào tạo Sau đại học - Đại học Lạc Hồng,
những kiến thức nền tảng này không chỉ giúp tôi hoàn thành được luận văn mà còn
giúp ích rất lớn cho tôi trong công tác chuyên môn.
Tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn đặc biệt với Thầy TS. Nguyễn Văn Nam đã trực
tiếp hướng dẫn khoa học cho tôi ngay từ những bước đầu tiên. Không có sự động viên
và tận tình hướng dẫn của Thầy, tôi không thể hoàn thành được luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Thủ trưởng của tôi, cũng như các đồng nghiệp tại cơ quan đã hỗ
trợ tôi rất nhiều trong công tác để tôi có thêm thời gian cho quá trình học tập tại
Trường và hoàn thành được luận văn này.
Đồng Nai, năm 2018
Tác giả
Hoàng Thị Tam Giang
LỜI CAM ĐOAN
***
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của Luận văn này hoàn toàn được hình
thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS. Nguyễn Văn Nam. Các số liệu và kết quả có được trong Luận văn
là hoàn toàn trung thực.
Đồng Nai, năm 2018
Tác giả
Hoàng Thị Tam Giang
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Các QTDND có phạm vi hoạt động hẹp chỉ trong phạm vi xã, liên xã, phường,
khách hàng của QTDND thường sống ở các vùng nông thôn, đi lại có nhiều khó khăn,
điều kiện sinh hoạt còn nhiều hạn chế. Có thể nói, các QTDND có vai trò quan trọng
trong xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống người dân vùng nông thôn và là cầu nối
trong thực hiện các chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn. Trong thời gian gần
đây, đặc biệt là trong hai năm 2016 và 2017, sự vi phạm trong công tác quản lý và tổ
chức hoạt động QTDND ngày càng gia tăng, đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý người dân
cũng như tình hình hoạt động của các QTDND trên địa bàn Tỉnh. Luận văn được thực
hiện dựa trên tình hình thực tế hoạt động của các QTDND trong giai đoạn 2013-2017
nhằm nâng cao HQHĐ của các QTDND trên địa bàn Tỉnh.
Bằng phương pháp nghiên cứu định tính, kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động
của các QTDND còn các mặt hạn chế như chưa bám sát mục tiêu,vai trò của QTD, trình
độ quản lý của bộ máy quản lý QTD và chuyên môn nghiệp vụ chưa cao, cơ sở vật chất
còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ những hạn chế đó, luận văn cũng đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao HQHĐ của các QTDND trong Tỉnh như nâng cao năng lực tài chính,
quản trị điều hành và quản trị rủi ro tại các QTDND.
Từ khóa: Hiệu quả hoạt động, quỹ tín dụng nhân dân, Đồng Nai
MỤC LỤC
Bìa chính
Bìa lót
Lời cảm ơn ......................................................................................................................... .
Lời cam đoan ..................................................................................................................... ..
Tóm tắt luận văn ..................................................................................................................
Mục lục ...............................................................................................................................
Danh mục các từ viết tắt .....................................................................................................
Danh mục bảng, sơ đồ..........................................................................................................
Danh mục đồ thị ...................................................................................................................
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan ...................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................................................................................... 6
7. Kết cấu luận văn .......................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ
TÍN DỤNG NHÂN DÂN ....................................................................... 7
1.1 Khái niệm Quỹ tín dụng nhân dân ......................................................................... 7
1.1.1 Khái niệm .......................................................................................................... 7
1.1.2 Mục tiêu hoạt động ............................................................................................ 7
1.1.3 Nguyên tắc hoạt động ........................................................................................ 8
1.1.4 Đặc trưng cơ bản ............................................................................................. 10
1.1.5 Vai trò của Quỹ tín dụng nhân dân ................................................................. 10
1.2 Mô hình và các hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân ...................................... 11
1.2.1 Các mô hình các Quỹ tín dụng nhân dân ........................................................ 11
1.2.2 Cơ cấu tổ chức của các Quỹ tín dụng nhân dân
......................................12
1.2.3 Hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân .................................................... 15
1.3 Hiệu quả hoạt động và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ tín
dụng nhân dân ........................................................................................................ 18
1.3.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động của các QTDND............................................18
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân............19
1.4 Những nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân ......20
1.4.1 Bối cảnh kinh tế- xã hội ................................................................................. .20
1.4.2 Khuôn khổ pháp lý ......................................................................................... 21
1.4.3 Sự điều tiết của Nhà nước .............................................................................. 21
1.4.4 Cơ sở hạ tầng và kỹ thuật công nghệ ............................................................. 22
1.4.5 Trình độ dân trí ............................................................................................... 22
1.5 Kinh nghiệm thực tiễn hoạt động quỹ tín dụng tại một số nƣớc trên thế giới và
bài học đối với Đồng Nai ...................................................................................... 23
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................. 27
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG
NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI. .......................... 28
2.1 Tình hình hoạt động của các TCTD trên địa bàn tỉnh ....................................... 28
2.2 Thực trạng hoạt động của các QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ............... 29
2.2.1. Công tác phát triển thành viên và quản trị điều hành....................................29
2.2.2. Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân ....... 35
2.2.3. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của QTDND ................ 44
2.3 Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong quá trình hoạt động
của Quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Đồng Nai ......................................................... 55
2.3.1. Những thành tựu .......................................................................................... 55
2.3.2. Những hạn chế ............................................................................................. 57
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế .................................................................................. 60
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................. 62
CHƢƠNG 3: KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC QTDND TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ................ 63
3.1 Định hƣớng phát triển của các QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong giai
đoạn 2015 - 2020 ...................................................................................................... 63
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân ở Đồng
Nai ............................................................................................................................. 64
3.2.1 Bám sát mục tiêu vai trò của QTDND nhằm nâng cao năng lực tài chính .... 64
3.2.2 Nâng cao trình độ quản trị, điều hành tại các QTDND .................................. 66
3.2.3 Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ...................................................... 68
3.2.4 Bảo đảm cơ sở vật chất của các QTDND.......................................................68
3.3 Kiến nghị ................................................................................................................. 69
3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ...................................................... 69
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai ...................... 69
3.3.3 Đối với Hiệp hội quỹ tín dụng, Ngân hàng HTX và các cấp chính quyền .... 70
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .............................................................................................. 71
KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AN-KT-XH
An ninh kinh tế xã hội
BKS
Ban kiểm soát
BGĐ
Ban Giám đốc
CN
Chi nhánh
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ĐHTV
Đại hội thành viên
HĐKD
Hoạt động kinh doanh
HĐQT
Hội đồng quản trị
HTX
Hợp tác xã
KCN
Khu công nghiệp
KTQT
Kinh tế quốc tế
NHNN
Ngân hàng nhà nước
NHTW
Ngân hàng trung ương
NHNN VN
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NHTM
Ngân hàng thương mại
NNNT
Nông nghiệp nông thôn
NSNN
Ngân sách Nhà nước
NIM
Tỷ lệ thu lãi biên ròng
QTDND
Quỹ tín dụng nhân dân
ROE
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
ROA
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
TCTD
Tổ chức tín dụng
TSC
Tài sản có
TSSL
Tài sản sinh lời
UBND
Ủy ban nhân dân
VCSH
Vốn chủ sở hữu
VTC
Vốn tự có
XNK
Xuất nhập khẩu
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1 : Dư nợ và huy động vốn của các TCTD tính đến 31/12/2017 ......................28
Bảng 2.2 : Bảng số lượng thành viên của QTDND giai đoạn 2013-2017 .....................31
Bảng 2.3 : Bảng Tổng nguồn vốn của QTDND giai đoạn 2013-2017 ..........................35
Bảng 2.4 : Tình hình Dư nợ của QTDND 2013-2017....................................................38
Bảng 2.5 : Tỷ lệ thu lãi biên ròng của QTDND 2013-2017 .........................................44
Bảng 2.6 : Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên Tổng tài sản của QTDND từ 2013-2017.............46
Bảng 2.7 : Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên VCSH của QTDND từ 2013-2017.......................47
Bảng 2.8 : Bảng tỷ lệ cơ cấu dư nợ theo lãi suất của QTD 2013 – 2017........................54
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ tổ chức của QTDND ........................................................................... 12
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1 : Thị phần dư nợ và huy động vốn của các TCTD năm 2017 .................... 29
Đồ thị 2.2 : Số lượng thành viên của QTDND Đồng Nai giai đoạn 2013-2017 ......... 30
Đồ thị 2.3 : Trình độ nhân viên tại QTDND đến 31/12/2017 ..................................... 32
Đồ thị 2.4 : Tình hình nguồn vốn hoạt động của QTDND từ 2013-2017 ................... 35
Đồ thị 2.5 : Tình hình biến động nguồn vốn tại các QTDND từ 2013-2017 .............. 37
Đồ thị 2.6 : Tình hình dư nợ của QTDND 2013-2017 ................................................ 39
Đồ thị 2.7 : Tình hình Nợ xấu/ Tổng dư nợ của QTDND 2013-2017......................... 41
Đồ thị 2.8 : Kết quả HDKD của QTDND giai đoạn 2013-2017 ................................. 42
Đồ thị 2.9 : Lợi nhuận sau thuế của các QTDND năm 2017 ...................................... 43
Đồ thị 2.10 : NIM của các QTDND trong giai đoạn 2013-2017................................... 44
Đồ thị 2.11 : ROA của các QTDND trong tỉnh năm 2017 ............................................ 47
Đồ thị 2.12 : ROE của các QTDND trong tỉnh năm 2017…………………………….49
Đồ thị 2.13 : Hiệu suất sử dụng vốn của QTDND từ 2013 – 2017 ............................... 51
Đồ thị 2.14 : Hiệu suất sử dụng vốn của từng QTDND năm 2017 ............................... 53
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới,
ngành Ngân hàng nói chung và các QTDND nói riêng có nhiều cơ hội phát triển
nhưng cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Theo số liệu từ NHNN, hệ thống
hiện có 1.178 QTDND hoạt động ở 57 tỉnh, thành với tổng tài sản hơn 100.000 tỷ
đồng. Trong số các loại hình tổ chức tín dụng, QTDND đang là mô hình có tỷ suất
sinh lời dẫn đầu hệ thống, cao hơn hẳn các NHTM. Trong cả giai đoạn 2007-2015, tỷ
suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ (ROE) của các quỹ tín
dụng luôn cao hơn bình quân toàn ngành, lần lượt đạt 0,49% và 5,49%.
Khác với ngân hàng, các QTDND chỉ được hoạt động theo địa bàn, nguồn vốn
huy động từ các thành viên trong địa phương và cũng chỉ được cho vay chính các
thành viên đó. Chính nhờ vậy, các QTD nắm bắt khá rõ về khách hàng vay vốn, tỷ lệ
nợ xấu cũng thấp nhất trong hệ thống khi chỉ dưới 2 %. QTDND là nguồn cung cấp tín
dụng rất tốt cho người dân khu vực nông thôn, đặc biệt là những hộ có nhu cầu vay
chăn nuôi, trồng cây công nghiệp. Đa số người dân khu vực nông thôn muốn vay vốn
ngắn hạn với số tiền không nhiều (trên dưới 30 triệu đồng), QTDND đáp ứng được
nhu cầu này, qua đó góp phần đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi.
QTDND hoạt động theo Luật Hợp tác xã và Luật Các tổ chức tín dụng. Về bản
chất, chỉ có hội viên cùng lĩnh vực, cùng ngành nghề sống cùng địa bàn mới có quyền
được hùn vốn và vay tiền từ quỹ tín dụng. Khi QTD hoạt động đúng với mô hình hợp
tác xã, các thành viên trong quỹ giám sát lẫn nhau thì tính an toàn của quỹ rất cao,
quyền lợi của người gửi tiền được đảm bảo.
Tuy nhiên, bên cạnh một số QTDND hoạt động đúng theo quy định, vẫn còn có
tình trạng một số Quỹ hoạt động chệch hướng, vi phạm quy định dẫn đến rủi ro, thất
thoát tài sản gây ra nguy cơ đổ vỡ, phá sản.
Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong năm 2017 có 03 QTDND là Tân Tiến, Thái
Bình và Dầu Giây cho vay sai mục đích, mất khả năng thanh khoản và được đưa vào
diện kiểm soát đặc biệt. Sự việc Giám đốc QTDND Thái Bình tại Đồng Nai bỏ trốn
sau khi mượn uy tín quỹ huy động và cho vay trái quy định, dùng tiền cho mục đích cá
2
nhân, trên cả nước cũng xảy ra không ít sự việc tương tự tại một số quỹ. Không ít giám
đốc QTD đã vướng vòng lao lý. Xu hướng này có chiều hướng gia tăng, làm ảnh
hưởng lớn đến KQHĐ của các QTDND. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến những bất
ổn về AN-KT-XH tại địa bàn tỉnh Đồng Nai. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn
đề trong việc tác động đến đời sống dân cư cũng như trong tiếp cận thực tiễn hàng
ngày tại cơ quan, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động của các
Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” để làm luận văn của mình.
2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Cho đến nay, tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu về HQHĐ của các QTDND đã
được thực hiện ở phạm vi toàn quốc như:
Doãn Hữu Tuệ (2011) nghiên cứu “Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ
thống QTDND Việt Nam", tác giả cho thấy việc xác định đúng vị trí, chức năng của
từng đơn vị cấu thành hệ thống QTDND và mối quan hệ thực chất giữa chúng là yếu
tố quyết định đối với sự phát triển bền vững của hệ thống QTDND Việt Nam. Các
phương pháp thực hiện gồm phương pháp hệ thống hóa, so sánh, phân tích, phương
pháp quy nạp diễn giải, bên cạnh đó luận án còn đối chiếu, so sánh với các nghiên cứu
các công trình khoa học có liên quan. Kết quả nghiên cứu cũng đã góp phần giải quyết
bức xúc về vốn cho phát KT-XH và xóa đói, giảm nghèo.
Trƣơng Đông Lộc và cộng sự (2012) nghiên cứu về "Thực trạng và giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân ở khu vực Đồng Bằng
Sông Cửu Long”, với phương pháp thống kê mô tả và sử dụng các chỉ tiêu về nguồn
vốn hoạt động, vốn tự có, tổng vốn huy động, cho vay, các chỉ số tài chính như ROE,
ROA. Nghiên cứu đã trình bày thực trạng, tồn tại và các hạn chế để từ đó đưa ra các
giải pháp nhằm năng cao HQHĐ, của các QTDND ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu
Long phát triển ổn định và bền vững cho sự phát triển của khu vực nông thôn.
Nguyễn Thị Thanh Hƣơng (2013) với chủ đề “Ngân hàng hợp tác xã – Mô
hình mới trong hệ thống TCTD Việt Nam”, tác giả đã điểm lại thực trạng hoạt động
của hệ thống QTDND giai đoạn 1993 - 2012. Nghiên cứu đã tổng hợp các thông tin về
mạng lưới các QTDND trên cả nước, khẳng định vị trí và vai trò của QTDND trong
phát triển KT - XH, cũng như các đánh giá về thành tựu và thách thức của QTDND
sau 20 năm hoạt động. Nghiên cứu cũng nêu ra những định hướng và mục tiêu hoạt
3
động của ngân hàng HTX theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 20112015 của NHNN.
Trƣơng Đông Lộc và cộng sự (2014) nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến
tăng trưởng tín dụng của các Quỹ tín dụng nhân dân ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu
Long”, tác giả đã sử dụng mô FEM, REM và kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình
phù hợp với dữ liệu được thu thập dạng bảng từ các báo cáo thường niên của 155
QTDND trong giai đoạn 2010-2012. Các yếu tố nghiên cứu được nhóm tác giả lựa
chọn bao gồm ROA, Quy mô QTD, tăng trưởng tín dụng, đảm bảo an toàn vốn tối
thiểu, tăng trưởng kinh tế, lạm phát. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra tốc độ tăng trưởng
tín dụng có mối tương quan thuận với tốc độ tăng trưởng huy động vốn, quy mô hoạt
động của QTDND và tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Bùi Vân Anh (2015) nghiên cứu "Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của các Quỹ tín dụng nhân dân khu vực Đồng Bằng Sông
Cửu Long", nghiên cứu sử dụng mô hình SCP kết hợp với phương pháp phân tích hồi
quy, kết quả nghiên cứu đã xác định được một số nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu
quả HĐKD của các QTDND là: Thị phần cho vay, dư nợ/tổng tài sản, dư nợ trung dài
hạn/tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu, chi phí/thu nhập, thu nhập lãi/tổng thu nhập, chi phí
nhân viên. Trên cơ sở đó nghiên cứu cũng đã đề xuất giải pháp cụ thể đối với từng
nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả HĐKD của các QTDND ở khu vực ĐBSCL.
Đỗ Thanh Bình (2016) đề tài "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa
chọn vay vốn tại các Quỹ tín dụng nhân dân của người dân ở TP. Cần Thơ" nghiên
cứu sử phương pháp phân tích thống kê mô tả, phương pháp phân tích tổng hợp và hồi
quy Probit. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ tuổi, trình độ học vấn, chi phí vay, thủ tục
vay, mối quan hệ, số tiền vay, tài sản thế chấp hay là lãi suất cho vay có ảnh hưởng
đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn vay vốn tại QTDND. Từ kết quả này,
nghiên cứu cũng đề ra định hướng chiến lược phát triển phù hợp với loại hình
QTDND.
Hoàng Thị Hằng (2016) nghiên cứu về “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”
được thực hiện tại 35 QTDND trên địa bàn Đồng Nai Từ năm 2011 đến năm 2015.
Nghiên cứu sử dụng mô hình Hồi quy OLS, FEM, REM với dữ liệu bảng và kiểm định
4
các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận hoạt động chủ yếu
của các QTDND là từ hoạt động tín dụng (IITA), hệ số hồi quy của biến này tương đối
cao và biến dư nợ cho vay (TLTA) tác động đồng biến với ROA. Từ đó, nếu QTDND
gia tăng quy mô tín dụng nhưng không kiểm soát chặt chẽ được rủi ro thì khi rủi ro gia
tăng sẽ làm giảm lợi nhuận của QTDND. Do đó, vấn đề đặt ra ở đây là: phải kiểm
soát, giảm thiểu RRTD ở các QTDND. Muốn thế, cần tập trung quản trị RRTD chặt
chẽ, nhằm hạn chế gia tăng nợ xấu.
Nguyễn Thị Ngọc Anh (2017) nghiên cứu việc “Phát triển bền vững hệ thống
quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam” thông qua việc khái quát, hệ thống hoá các vấn đề
lý luận và thực tiễn của hệ thống TCTD là HTX để tìm ra các ưu nhược điểm bằng
việc phân tích đánh giá những kết quả đạt được, những khó khăn tồn tại và nguyên
nhân của nó; Nghiên cứu cũng hệ thống các nhóm giải pháp nhằm phát triển bền
vững hệ thống QTDND ở Việt Nam bao gồm: (1) Nhóm giải pháp để PTBV với
từng Quỹ tín dụng nhân dân; (2) Nhóm giải pháp nhằm tăng cường tính liên kết giữa
các QTDND; (3) Nhóm giải pháp về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về mô hình tổ chức
hoạt động của QTDND và của các tổ chức hỗ trợ hệ thống; (4) Nhóm giải pháp về
tăng cường công tác thanh tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước; (5)Nhóm giải
pháp tăng cường hỗ trợ của chính quyền địa phương, lãnh đạo chỉ đạo của các tổ chức
xã hội; (6) Tăng cường sự tham gia của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Đồng thời
nghiên cứu cũng có một số kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính và
NHNN VN.
Vƣơng Thùy Linh (2012), nghiên cứu việc “Nâng cao hiệu quả hoạt động
của QTDND Phú Thọ”. Luận văn thạc sỹ - Trường Đại học bách khoa Hà Nội.
Qua tìm hiểu các nghiên cứu trước về nâng cao HQHĐ của các QTDND tại
Việt Nam và tại các tỉnh, có thể thấy đây là lĩnh vực rất được nhiều nhà nghiên cứu
tiếp cận. Tuy nhiên, nếu xét trong thời gian gần đây nhất và phạm vi tỉnh Đồng Nai,
thì chỉ có nghiên cứu về QTDND của Hoàng Thị Hằng (2016), tuy nhiên thời gian
nghiên cứu này được thực hiện ở 2011-2015, nên tính tới thời điểm hiện nay đã có
nhiều thay đổi thể hiện ở sự siết chặt quản lý và các chủ trương, chính sách mới của
NHNN và của Tỉnh đối với các QTDND, đặc biệt là năm 2017 vừa qua là năm có
5
nhiều biến động nhất của QTDND trong tỉnh. Do đó, vấn đề nghiên cứu nâng cao
HQHĐ của các QTDND tại tỉnh Đồng Nai từ năm 2013-2017 là mới trong thời điểm
hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Với mục tiêu chính của nghiên cứu là nâng cao HQHĐ của các QTDND trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai dựa trên phân tích tình hình thực tiễn hoạt động của các QTDND, tác
giả đề ra các mục tiêu cụ thể bao gồm:
(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về các QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai.
(2) Đánh giá thực trạng HQHĐ của các QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong giai
đoạn 2013 - 2017.
(3) Đề xuất các giải pháp nâng cao HQHĐ của QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu HQHĐ của các QTDND từ thực trạng và tìm ra giải pháp nhằm
nâng cao HQHĐ tại các QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: 35 QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Các quỹ bao gồm: Đại Nghĩa, Trung Dũng, Hòa Bình, Thái Bình, Cây Gáo,
Cao Su, An Bình, Lộc Hòa, Bình Minh, Xuân Định, Gia Tân, Gia Kiệm, Thanh Bình,
Tín Nghĩa, Bến Gỗ, Bắc Sơn, Đại Lợi, 125, Tân Bửu, Xuân Trường, Hố Nai, Long
Bình, Xuân Khánh, Long Thành, Nhơn Trạch, Phú Vinh, Bình phú, Phước Thái,
Quảng Tiến, Tân Tiến, Thiên Thành, Trảng Bom, Dầu Giây, Phương Lâm và An Lộc.
- Phạm vi thời gian: Dữ liệu hoạt động trong thời gian 5 năm từ 2013-2017 tại
các QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp thống kê, mô
tả, phân tích, so sánh, dự báo dựa trên các thông tin dữ liệu thứ cấp được thu thập từ
các nghiên cứu trước; các báo cáo từ NHNN Đồng Nai như: báo cáo công tác thanh
tra, giám sát, báo cáo kết quả thanh tra, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các
6
QTDND, báo cáo giám sát từ xa, báo cáo tổng hợp các QTDND giai đoạn 2013-2017
để tổng hợp phân tích, đánh giá. Sử dụng các bảng, biểu số liệu, biểu đồ, số tuyệt đối,
tương đối nhằm làm nổi bật thêm vấn đề nghiên cứu.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện luận văn tác giả còn sử dụng phương pháp
chuyên gia, tiến hành trao đổi, thảo luận, xin ý kiến đối với một số cán bộ chủ chốt,
lãnh đạo có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (như BGĐ NHNN tỉnh,
các trưởng phó phòng nghiệp vụ, một số lãnh đạo của QTDND) các vấn đề chính sách,
quản trị điều hành, định hướng phát triển đối với hoạt động của các QTDND.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đã làm rõ những vấn đề lý luận về tổ chức và
hoạt động của các QTDND, bản chất và các đặc điểm của các QTDND. Trên cơ sở
khái quát về tổ chức và hoạt động của các QTDND, nghiên cứu muốn nhấn mạnh cách
thức nâng cao hiệu quả hoạt động của các QTDND tại tỉnh Đồng Nai để góp phần chủ
lực trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo và phát triển NN-NT theo chủ trương chính
sách phát triển của Đảng và Nhà nước ta.
Nghiên cứu này cập nhật những thông tư, dữ liệu mới nhất của hệ thống
QTDND trong giai đoạn 2013-2017, đây cũng là nguồn tư liệu có giá trị trong giảng
dạy và nghiên cứu về hệ thống QTDND tại Đồng Nai.
Ý nghĩa thực tiễn: Từ việc phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp trong việc
nâng cao HQHĐ của QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, nghiên cứu cũng giúp cho
các QTDND trên địa bàn ứng dụng vào thực tiễn trong quá trình triển khai HĐKD, từ
đó giúp tạo ra HQHĐ ngày một tốt hơn. Nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo hữu ích
cho các nhà hoạch định chính sách trong quản lý các QTDND tại Đồng Nai, phù hợp
với bối cảnh hội nhập KTQT, hướng đến mục tiêu phát triển khối NN-NT của tỉnh.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về hiệu quả hoạt động của các QTDND
Chương 2: Thực trạng về hoạt động của các QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các QTDND trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai
7
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
1.1 Khái niệm Quỹ tín dụng nhân dân
1.1.1 Khái niệm
Theo Luật Các Tổ chức tín dụng số 47/2011/QH12 ngày 16/6/2011 thì QTDND
được hiểu: "QTDND là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự
nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động TCTD theo
quy định của pháp luật nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất,
kinh doanh và đời sống".
Theo Nghị định 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và
hoạt động của QTDND khái niệm như sau: "QTDND là loại hình tổ chức tín dụng hợp
tác, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt
động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức
mạnh của tập thể và của từng thành viên, giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Hoạt động của QTDND là
phải đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy để phát triển".
Trên cơ sở Luật Các Tổ chức tín dụng 2011 và Nghị định 2001, theo tác giả
QTDND là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác được thành lập với mục tiêu chủ yếu là
tương trợ giữa các thành viên, quản lý và kiểm soát bởi các thành viên gồm những
người có cùng những đặc điểm về nơi cư trú, QTDND hoạt động và tuân thủ theo hiến
pháp và pháp luật của nước Việt Nam.
1.1.2 Mục tiêu hoạt động
QTDND bản chất cũng là một doanh nghiệp, tuy nhiên QTDND hoạt động
không đặt lợi nhuận lên hàng đầu. Bởi vì mục đích của QTDND ra đời vì mục tiêu
tương trợ giữa các thành viên và góp phần phát triển cộng đồng. Mặc dù vậy, QTDND
vẫn phải đảm bảo hoạt động có lãi để trả cổ tức cho thành viên và phải duy trì, phát
triển nguồn vốn hoạt động.
Với mục tiêu tương trợ thành viên và phát triển cộng đồng là tôn chỉ, QTDND
cũng sẽ theo đuổi mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, điều này dẫn đến một trong những tình
trạng sau: (i) QTDND sẽ mạo hiểm hơn trong các khoản đầu tư mà bỏ qua các nguyên
8
tắc quản lý dân chủ, bình đẳng và các quy định đảm bảo an trong hoạt động dẫn đến
rủi ro có thể khiến QTDND phá sản đổ vỡ; (ii) Khi chạy theo lợi nhuận, QTDND buộc
phải dần dần xa rời đối tượng phục vụ truyền thống là các thành viên QTDND bởi vì
đây là những đối tượng khách hàng nhỏ lẻ, chi phí cho vay lớn, hiệu quả thấp; (3) Khi
xa rời mục tiêu tương trợ thành viên và phát triển cộng đồng, QTDND sẽ không còn
phát huy được những ưu thế của loại hình TCTD hợp tác nên khó có thể cạnh tranh
được với các loại hình TCTD khác để có thể tồn tại.
Tuy nhiên, trên phương diện chính QTDND vẫn thực hiện huy động vốn nhàn
rỗi trong dân cư, các nguồn vốn khác hoặc của những thành viên có điều kiện kinh tế
để hỗ trợ cho những thành viên nghèo, thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, đáp ứng kịp
thời nhu cầu vốn của thành viên tránh được tình trạng phải đi vay nặng lãi. Đây là mục
tiêu quan trọng nhất trong mọi hoạt động của QTDND, nhằm tương trợ giữa các thành
viên và phát huy sức mạnh tập thể và của từng thành viên, giúp nhau thực hiện có hiệu
quả các HĐSX, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống.
1.1.3 Nguyên tắc hoạt động
Theo Điều 6 Thông tư 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 thì QTDND muốn
thực hiện được mục tiêu hỗ trợ thành viên thì phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
Nguyên tắc tự nguyện gia nhập và rút khỏi QTDND: đây là nguyên tắc cơ
bản của hoạt động QTDND cơ sở, vì chỉ có thành viên tự nguyện làm mới có cơ sở
phát triển và tồn tại lâu dài. Nguyên tắc tự nguyện nói lên thành viên hoàn toàn tự
nguyện khi họ thấy có lợi và nhu cầu của họ được thỏa mãn mà không phải bị ép buộc,
cưỡng chế khi xin gia nhập hay rút khỏi QTD, vì chỉ khi tự nguyện hợp tác, tự nguyện
tham gia, các thành viên mới quan tâm, nhiệt tình và hết lòng tâm huyết với QTDND
và như thế QTDND mới có cơ sở vững chắc để tập hợp được sức mạnh lâu dài về vật
chất và tinh thần từ các thành viên cho sự phát triển.
Nguyên tắc quản lý dân chủ và bình đẳng: Các thành viên QTD được tự
mình toàn quyền quản lý, quyết định các vấn đề của QTD trong khuôn khổ và theo
quy định của pháp luật, mà không chịu bất cứ sự can thiệp, chi phối hay sự chỉ đạo nào
từ bên ngoài. Các thành viên tự quản lý thông qua việc tham gia và chỉ có họ mới được
quyền tham gia vào Đại hội thành viên hoặc là Đại hội đại biểu thành viên. Tại Đại hội
họ thể hiện quyền và trách nhiệm của mình để lựa chọn, đề cử, ứng cử, bầu cử đề nghị
9
TCTD NHNN tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm ban điều hành, ban kiểm soát của QTD
nhằm thực hiện quản lý, điều hành và giám sát hoạt động của QTD.
Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: Các chủ sở hữu là thành viên phải đóng
góp đủ số vốn cần thiết, tối thiểu phải ở mức vốn theo quy định của NHNN, thành lập
nên QTDND và hoạt động tự chịu trách nhiệm về sự tồn tại, duy trì hoạt động và
KQHĐ của mình. Thực hiện nghĩa vụ đối với QTDND tự chịu trách nhiệm bằng số
vốn góp vào QTDND và các nghĩa vụ thỏa thuận đóng góp bổ sung khác nếu được
quy định trong điều lệ của từng QTDND. Như vậy, nếu QTDND nào HĐKD bị thua lỗ
thì thành viên không chỉ thiệt thòi trong việc hưởng các dịch vụ mà còn phải chịu thiệt
thòi về tài chính như: Lợi tức vốn góp,...cũng như đối với chủ sở hữu của bất kỳ loại
hình kinh tế nào khác. Chính vì vậy nguyên tắc tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi vừa
là động lực vừa tạo sức ép với các thành viên phải tham gia tích cực vào công tác quản
lý và giám sát hoạt động của QTDND.
Nguyên tắc hợp tác và phát triển cộng đồng: QTDND hoạt động và phát
triển dựa trên sự hợp tác sức mạnh của các thành viên, tự nguyện cùng nhau góp vốn
thành lập, phát huy sức mạnh nội lực của thành viên với mong muốn là duy trì và ngày
càng phát triển của QTD để thành viên thông qua đó nhận được sự hỗ trợ, các dịch vụ
tín dụng để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh cải thiện đời sống. Phần lớn thành
viên QTDND sống tại địa bàn NNNT có nhiều khó khăn trong việc vay vốn từ các
TCTD như tài sản thế chấp còn hạn chế, tốn chi phí đi lại... Như vậy cac thành viên
QTD sẵn sàng đoàn kết, tương thân, tương ái, tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên
trong Quỹ và trong cộng đồng xã hội, nhờ đó QTDND đã phát huy được tác dụng tạo
ra thế mạnh cho hoạt động của mình phù hợp với mô hình và nguyên tắc hoạt động
của QTD.
Nguyên tắc chia lãi đảm bảo kết hợp lợi ích của thành viên và sự phát triển của
QTDND, có nghĩa là kết thúc năm tài chính, sau khi làm xong nghĩa vụ nộp thuế Nhà
nước, lãi còn lại được phân phối như thế nào cho hợp lý để vừa tăng tích lũy mở rộng
và duy trì cho hoạt động vừa đảm bảo lợi ích của thành viên khuyến khích thành viên
tích cực tham gia xây dựng QTD. Mặt khác, phải đảm bảo đúng quy định của bộ tài
chính về phân phối lợi nhuận của QTD và được Đại hội thành viên quyết định.
10
1.1.4 Đặc trƣng cơ bản
Với đặc điểm chính của QTDND được xây dựng tại địa phương và là một tổ
chức hoạt động không chỉ về kinh tế mà còn là tổ chức xã hội gồm: những người trên
cùng địa bàn, có cùng tập quán quan hệ làng xóm gần gũi, dòng họ và nghề nghiệp.
Mỗi quỹ là một đơn vị hạch toán độc lập và tự chủ, tự chịu trách nhiệm và là nơi trực
tiếp giao dịch với khách hàng và thành viên.
QTDND được xây dựng trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng, mọi thành viên
của QTD đều có quyền và trách nhiệm tham gia quản lý và quyết định như nhau,
không phân biệt giàu nghèo địa vị xã hội... và đặc biệt là không phân biệt số vốn góp
vào QTD. Người góp nhiều cũng như người góp ít đều chỉ có một quyền biểu quyết
ngang nhau. Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản trong quản lý của QTDND so với các
TCTD khác
Các thành viên tham gia QTDND trên thực tế vừa là người gửi tiền lại vừa là
người đi vay, do đó việc quyết định về chênh lệch lãi suất cũng phải rất hợp lý, đảm
bảo hài hoà lợi ích của thành viên, bù đắp được chi phí và có tích luỹ. Các thành viên
tham gia quản lý và điều hành QTDND hầu hết đều phải là những người tại địa
phương, nên đã quen với phong tục tập quán, hiểu rõ về khách hàng tại nơi cứ trú. Do
vậy, các thành viên sẽ nắm bắt nhanh được chủ trương và chính sách đầu tư phát triển
kinh tế, tại địa phương. Đây cũng là mặt thuận lợi hơn so với nhiều TCTD khác trên
cùng địa bàn.
1.1.5 Vai trò của Quỹ tín dụng nhân dân
Với bản chất kinh tế của mình, QTDND có những vai trò sau:
Thu hút, điều hòa vốn trong nội bộ thành viên góp phần thúc đẩy sản xuất
và tiêu dùng : Đây là việc thu hút các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mọi tầng lớp
dân cư, của mọi tổ chức để tập trung thành một khối lượng vốn lớn, nhằm cung ứng
cho các nhu cầu vay vốn trong nội bộ thành viên của mình. Ngoài việc tự tạo vốn bằng
góp cổ phần của thành viên, huy động tiền gửi, QTDND còn có khả năng tiếp nhận các
nguồn vốn khác như: đi vay, nhận vốn ủy thác… để mở rộng qui mô và khối lượng
cung ứng vốn tín dụng phục vụ cho các thành viên, trợ giúp thành viên phát triển sản
xuất kinh doanh, tiêu dùng, cải thiện đời sống và tham gia tích cực vào việc thực hiện
chương trình giảm nghèo tại địa phương.
11
Thúc đẩy lƣu thông hàng hóa: Với chức năng của mình QTDND góp phần
thúc đẩy lưu thông hàng hóa thông qua việc thực hiện các dịch vụ về TCTD, trước hết
là làm trung gian tín dụng, làm các dịch vụ tài chính ở nông thôn gắn với qui mô, thực
lực trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn. Với những nghiệp vụ của mình,
QTDND đã có những đóng góp đáng kể vào việc phát triển sản xuất, thúc đẩy mạnh
hơn lưu thông hàng hóa trên địa bàn nông thôn.
Hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn: Thông qua chức năng trung gian
tín dụng, QTDND trực tiếp xây dựng khối đoàn kết, tương trợ cộng đồng; tạo việc
làm; ngăn chặn, hạn chế tối đa tệ cho vay nặng lãi; góp phần tích cực vào việc ổn định
thị trường tiền tệ, thực hiện công bằng xã hội.
Góp phần xây dựng nông thôn mới: QTDND là một trong những tổ chức góp
phần thực hiện chính sách của Nhà nước trong nông nghiệp, nông thôn và nông dân,
thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đẩy mạnh tiến trình thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp và nông thôn.
Có thể nói, với các vai trò kể trên cho thấy QTDND thật sự đóng vai trò quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là trong quá trình phát triển kinh tế
NN-NT trong giai đoạn hiện nay.
1.2 Mô hình và các hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
1.2.1 Các mô hình các Quỹ tín dụng nhân dân
Hiện nay mô hình tổ chức của hệ thống QTDND gồm 02 cấp mạng lưới QTDND
Trung ương được mở rộng, có khả năng tiếp cận nhanh chóng hơn với QTDND để
tăng cường chức năng điều hòa vốn nội bộ, hỗ trợ, phục vụ thành viên. Để đáp ứng
được các yêu cầu thực tế, QTDND Trung ương đã chuyển đổi thành TCTD Hợp tác xã
(NHHTX) Việt Nam (Co-op Bank) từ ngày 24/6/2013. Mục tiêu tổng quát là đưa hệ
thống Co-op Bank và các QTDND trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống
các tổ chức tín dụng nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu vốn trong khu vực nông nghiệp,
nông thôn và từng bước tại khu vực đô thị trên cơ sở các nguyên tắc tương trợ, giúp đỡ
lẫn nhau cho các nhu cầu về vốn cho SXKD nhằm cải thiện đời sống của các thành
viên. Mô hình tổ chức áp dụng đối với QTDND có quy mô hoạt động nhỏ được thể
hiện qua sơ đồ 1.1.
12
Nguồn: Cổng thông tin điện tử của Hiệp hội QTDND Việt Nam
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của QTDND
1.2.2 Cơ cấu tổ chức của các Quỹ tín dụng nhân dân
Theo Nghị định Số 48/2001/NĐ-CP của chính phủ Về tổ chức và hoạt động của
Quỹ tín dụng nhân dân, tại Chương IV- Tổ chức và quản lý quỹ tín dụng nhân dân, thì
cơ cấu tổ chức (theo sơ đồ 1.1) của các QTDND bao gồm:
Thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân
Thành viên là những người sáng lập cũng như xây dựng QTDND dựa trên tinh
thần đoàn kết, hợp tác để cùng có lợi, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Họ thành lập và duy
trì QTDND để QTDND hỗ trợ họ. Nếu QTDND hoạt động tốt, phát triển mạnh thì họ
sẽ được hưởng lợi, được hỗ trợ lâu dài. Chính vì thế mà các thành viên rất có ý thức
trách nhiệm đóng góp xây dựng cho QTDND bằng cách làm tròn các nghĩa vụ đối với
QTDND. Họ làm tròn vai trò của người sở hữu đối với QTDND như góp vốn đầy đủ,
13
thực hiện các quyền quản lý, giám sát QTDND theo đúng trách nhiệm cũng như làm
tròn vai trò của khách hàng khi sử dụng thường xuyên các dịch vụ của QTDND.
Theo Thông tư 04/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 3 năm 2015 của Thống đốc
NHNN Việt Nam Quy định về QTDND thì mức vốn góp xác lập tư cách thành viên tối
thiểu là 300.000 đồng và mức góp vốn thường niên tối thiểu là 100.000 đồng. Tổng
mức góp vốn tối đa của một thành viên QTDND không vượt quá 10% vốn điều lệ của
QTDND. QTDND hoạt động trên địa bàn liên xã phải có tối thiểu 300 thành viên tại
thời điểm đề nghị, không hạn chế số lượng thành viên tối đa.
Đại hội thành viên
Các thành viên của QTDND thực thi quyền lợi của họ thông qua Đại hội thành
viên hoặc Đại hội đại biểu thành viên (gọi chung là Đại hội thành viên) có nhiệm vụ,
quyền hạn như nhau. Thực hiện theo quy định tại Thông tư 04/2015/TT- NHNN thì số
lượng đại biểu bầu tham dự Đại hội đại biểu thành viên do Điều lệ QTDND quy định
nhưng phải đảm bảo: không được ít hơn 30% tổng số thành viên đối với QTDND có từ
trên 100 đến 300 thành viên; không được ít hơn 20% tổng số thành viên đối với
QTDND có từ trên 300 đến 1.000 thành viên; không được ít hơn 200 đại biểu đối với
QTDND có từ trên 1.000 thành viên. Tại Đại hội thành viên, mọi quyết định hay sự
hình thành ý chí chung của các thành viên được thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng,
dân chủ.
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị có chức năng quản trị QTDND theo quy định của pháp luật.
Số lượng thành viên HĐQT do Đại hội thành viên quyết định, nhưng tối thiểu là 3
người; Chủ tịch và các thành viên khác trong HĐQT do Hội nghị thành lập hoặc Đại
hội thành viên bầu trực tiếp theo thể thức bỏ phiếu kín. Thành viên Hội đồng quản trị
phải là thành viên của QTDND, có phẩm chất đạo đức tốt, có tín nhiệm, có năng lực
quản lý và hiểu biết về hoạt động ngân hàng. Thành viên HĐQT không được đồng thời
là thành viên Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng, Thủ quỹ của QTDND và không phải là
cha, mẹ, vợ, chồng, con hoặc anh, chị, em ruột của họ. Nhiệm kỳ của HĐQT do Đại
hội thành viên quy định, nhưng tối thiểu là 2 năm và tối đa không quá 5 năm. Hội
đồng quản trị chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước Đại hội thành viên và
14
trước pháp luật. Chủ tịch và các thành viên khác trong HĐQT không được ủy quyền
cho những người không phải là thành viên HĐQT thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
mình.
Chủ tịch Hội đồng quản trị:
Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện cho QTDND trước pháp luật. Chủ
tịch Hội đồng quản trị QTDND Trung ương không được đồng thời là Tổng giám đốc
QTDND Trung ương. Chủ tịch Hội đồng quản trị QTDND cơ sở có thể đồng thời là
Giám đốc của QTDND cơ sở theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Chủ tịch Hội
đồng quản trị không được đồng thời tham gia Hội đồng quản trị hoặc tham gia điều
hành tổ chức tín dụng khác; riêng Chủ tịch Hội đồng quản trị QTDND cơ sở được
tham gia Hội đồng quản trị QTDND Trung ương. Chủ tịch Hội đồng quản trị là người
tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng quản trị quy định tại Điều 29 Nghị định này;
triệu tập và chủ trì các phiên họp của Hội đồng quản trị; phân công và theo dõi các
thành viên Hội đồng quản trị thực hiện nghị quyết Đại hội thành viên và quyết định
của Hội đồng quản trị; đôn đốc và giám sát việc điều hành của Giám đốc QTDND.
Ban kiểm soát:
Ban Kiểm soát chịu trách nhiệm giám sát và kiểm tra mọi hoạt động của
QTDND theo pháp luật và Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân. Ban Kiểm soát do Đại hội
thành viên bầu trực tiếp. Về nguyên tắc Ban Kiểm soát có tối thiểu là 3 người, trong
đó ít nhất phải có một kiểm soát viên chuyên trách. Ban Kiểm soát bầu Trưởng ban để
điều hành công việc của Ban. Đối với QTDND cơ sở có quy mô nhỏ có thể chỉ bầu
một kiểm soát viên chuyên trách theo hướng dẫn của NHNN. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm
soát theo nhiệm kỳ của HĐQT. Thành viên Ban Kiểm soát phải đáp ứng được các yêu
cầu về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp do Ngân hàng Nhà
nước quy định. Thành viên Ban Kiểm soát không được đồng thời là thành viên Hội
đồng quản trị, Kế toán trưởng, thủ quỹ của QTDND và không phải là cha, mẹ, vợ,
chồng, con hoặc anh, chị em ruột của họ.
Bộ máy điều hành
Bộ máy điều hành là cơ quan có chức năng lãnh đạo thực hiện các hoạt động
nghiệp vụ của QTDND. Tùy vào tình hình thực tế bộ máy điều hành gồm có Giám