Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Đồng Nai: luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 134 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

NGUYỄN THỊ THÚY LAN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VẬN DỤNG
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT TỈNH ĐỒNG NAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đồng Nai, năm 2018


2

BỘ GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

NGUYỄN THỊ THÚY LAN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VẬN DỤNG
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành : KẾ TOÁN
Mã số

: 834030

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. PHẠMNGỌC TOÀN

Đồng Nai, năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tác giả gửi lời cám ơn sâu sắc tới Khoa Sau đại học đã quản lý tổ
chức lớp học, chân thành cảm ơn Thầy TS.Phạm Ngọc Toàn đã tận tình giúp đỡ tác
giả trong thời gian qua, cám ơn Quý cơ quan đã giúp đỡ giả thu thập số liệu để hoàn
thành luận văn, ngoài ra tác giả còn gửi lời gửi lời cảm ơn đặc biệt tới giáo viên chủ
nhiệm đã hỗ trợ tác giả rất nhiều trong quá trình học và làm luận văn.
Mặc dù trong thời gian ngắn Thầy đã nhiệt tình, hƣớng dẫn, chỉnh sửa để luận
văn của tác giả đƣợc thực hiện đúng tiến độ theo quy định của Khoa Sau đại học,
với khả năng còn hạn chế và nghiên cứu theo phƣơng pháp định lƣợng nhƣng nhờ
sự hƣớng dẫn chu đáo, tác giả cũng đã cố gắng để hoàn thành luận văn này.
Do thời gian thực hiện luận văn có hạn nên chắc chắn không thể tránh khỏi
những thiếu sót, những hạn chế còn tồn tại rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng
góp xây dựng quý báu của Quý Thầy Cô và các bạn.
Tác giả xin kính chúc sức khỏe đến toàn thể Khoa sau đại học, Thầy TS.Phạm
Ngọc Toàn, Quý cơ quan, cô chủ nhiệm và và xin kính chào.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thúy Lan


ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài“Các nhân tố ảnh hƣởng đến vận dụng kế toán quản trị
chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Đồng Nai” là kết quả nghiên cứu của
riêng bản thân tôi với sự hƣớng dẫn của TS. Phạm Ngọc Toàn. Các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong luận văn này là trung thực, không có sự sao chép, chỉnh
sửa từ bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Đồng Nai, ngày

tháng

năm

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thúy Lan


iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Vận dụng kế toán quản trị chi phí là một nội dung quan trọng trong toàn bộ
công tác kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Nếu chi phí sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc tập hợp một cách chính xác, kịp thời thì sẽ phục
vụ cho các nhà quản trị cho ra những quyết định đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh và là tiền đề để tăng cƣờng quản lý sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn và tài sản của doanh nghiệp. Để thông tin KTQT chi phí là hữu ích, đạt các tiêu
chuẩn về chất lƣợng thông tin thì việc tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng đến vận dụng
kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Đồng Nai là một vấn đề

quan trọng. Trên cơ sở tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng đó, cũng nhƣ mức độ ảnh
hƣởng của chúng, ngƣời viết đã tiến hành đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao việc
vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Đồng Nai nhằm
cung cấp thông tin KTQTchi phí hữu ích hơn cho các đối tƣợng sử dụng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong các nhân tố ảnh hƣởng đến vận dụng kế
toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Đồng Nai thì nhân tố có sự
ảnh hƣởng mạnh nhất là trình độ trang bị máy móc thiết bị(  = 0.433), tiếp đến là
mục tiêu, chiến lƣợc của doanh nghiệp (  = 0.383), trình độ nhân viên kế toán (  =
0.368), đặc điểm tổ chức sản xuất (  = 0.329), và cuối cùng là nhân tốnhu cầu
thông tin của nhà quản trị doanh nghiệp (  = 0.324).


iv

ABSTRACT

Applying cost management accounting is an important part of accounting
work at the production and business enterprises. If the cost of production and
business of the business is collected accurately and in time, it will serve the
management to make the right decision to improve business efficiency and premise
to strengthen to manage production, improve the efficiency of the use of capital and
assets of enterprises. For cost-effective international economic information and
quality standards, finding the factors that influence the use of cost management
accounting in manufacturing enterprises in Dong Nai is an issue. important. Based
on the findings of these factors, as well as their impact, the authors have proposed
recommendations to improve the application of cost management accounting in
provincial manufacturing enterprises. Dong Nai to provide more cost effective
information for users.
Research results show that factors influencing the application of cost
management accounting in manufacturing enterprises in Dong Nai are the most

influential factor is the level of equipment and machinery (= 0.433), followed by the
target and strategy of the business (= 0.383), the level of accounting staff (= 0.368),
organizational characteristics (= 0.329), and finally the demand factor information
of business executives (= 0.324).


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................. iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... x
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................... xi
DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................. xii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do hình thành đề tài.............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 2
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................................. 2
4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................... 3
6. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................................... 3
7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu ................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................... 5
1.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài ..................................................................................... 5
1.2 Các nghiên cứu trong nƣớc ..................................................................................... 8

1.3 Nhận xét về các công trình nghiên cứu ................................................................. 10
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................... 12
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................... 13
2.1 Tổng quan về kế toán quản trị chi phí ................................................................... 13
2.1.1 Các khái niệm ..................................................................................................... 13
2.1.1.1 Khái niệm chi phí ............................................................................................ 13
2.1.1.2 Khái niệm về quản trị chi phí .......................................................................... 14
2.1.1.3 Khái niệm về kế toán quản trị chi phí ............................................................ 18
2.1.2 Vai trò của kế toán quản trị chi phí .................................................................... 20


vi

2.2 Nội dung tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí............................... 23
2.2.1 Khái quát về tổ chức KTQT chi phí và mục tiêu KTQT chi phí ....................... 23
2.2.2 Nội dung tổ chức KTQT chi phí ........................................................................ 23
2.2.2.1 Nhận diện và xác lập định mức chi phí ........................................................... 23
2.2.2.2 Dự toán chi phí ................................................................................................ 26
2.2.2.3 Đo lƣờng kết quả chi phí- tính giá thành ........................................................ 28
2.2.2.4 Phân tích, đánh giá chênh lệch chỉ phí giữa thực tế với định mức ................. 31
2.2.2.5 Cung cấp thông tin chi phí phục vụ các quyết định kinh doanh ..................... 34
2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến vận dụng kế toán quả trị chi phí trong doanh
nghiệp sản xuất ............................................................................................................ 35
2.3.1 Mục tiêu, chiến lƣợc của doanh nghiệp ............................................................. 35
2.3.2 Nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí từ phía nhà quản trị doanh
nghiệp .......................................................................................................................... 35
2.3.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất ................................................................................. 35
2.3.4 Trình độ trang bị máy móc thiết bị .................................................................... 36
2.3.5 Trình độ nhân viên kế toán................................................................................. 37
2.3 Lý thuyết nền......................................................................................................... 37

2.3.1 Lý thuyết bất định .............................................................................................. 37
2.3.2 Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí (Cost benefit theory) .................................. 39
2.3.3 Lý thuyết dự phòng ............................................................................................ 39
2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất.................................................................................. 41
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 44
3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 44
3.1.1 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 44
3.1.2. Khung nghiên cứu ............................................................................................ 44
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................... 46
3.2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu định tính .................................................................... 46
3.2.1.1 Thiết kế nghiên cứu định tính ........................................................................ 46
3.2.1.2 Xây dựng mô hình và nghiên cứu giả thuyết ................................................. 46
3.2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng ................................................................. 47
3.2.2.1 Hệ thống thang đo ........................................................................................... 48
3.2.2.2 Bảng câu hỏi khảo sát .................................................................................... 48


vii

3.2.2.3 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu và chọn mẫu ................................................... 53
3.3.2.4 Phƣơng phápphân tích dữ liệu ........................................................................ 53
3.3.2.5 Mô hình hồi quy .............................................................................................. 53
3.4 Kết quả thống kê mẫu khảo sát ............................................................................. 54
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................... 57
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................. 58
4.1. Đánh giá thang đo ................................................................................................ 58
4.1.1. Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Mục tiêu, chiến lƣợc của doanh
nghiệp (MTCL) ........................................................................................................... 58
4.1.2. Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Nhu cầu thông tin của nhà quản
trị doanh nghiệp........................................................................................................... 59

4.1.3. Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Đặc điểm tổ chức sản xuất ................ 60
4.1.4. Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Trình độ trang bị máy móc thiết
bị .................................................................................................................................. 60
4.1.5. Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Trình độ nhân viên kế toán ................ 61
4.1.6. Cronbach’s alpha của thang đo vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các
doanh nghiệp sản xuất tỉnh Đồng Nai ......................................................................... 62
4.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các
doanh nghiệp sản xuất tỉnh Đồng Nai ......................................................................... 62
4.2.1. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................................... 63
4.2.2 Kết luận phân tích nhân tố khám phá mô hình đo lƣờng ................................... 66
4.3. Kiểm định độ phù hợp của mô hình nghiên cứu .................................................. 67
4.3.1 .Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội ........................ 67
4.3.2.Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính bội ............................... 68
4.3.3 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy ..................................... 69
4.4 Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội ........................................................... 69
4.4.1 Kiểm định giả định phƣơng sai của sai số (phần dƣ) không đổi........................ 70
4.4.2 Kiểm tra giả định các phần dƣ có phân phối chuẩn ........................................... 70
4.4.3 Kiểm tra giả định không có mối tƣơng quan giữa các biến độc lập (Hiện
tƣợng đa cộng tuyến) ................................................................................................... 72
4.5. Mô hình hồi quy của vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp
sản xuất tỉnh Đồng Nai. ............................................................................................... 73


viii

4.6 Bàn luận kết quả nghiên cứu ................................................................................. 74

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4................................................................................. 76
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................... 77
5.1. Kết luận ................................................................................................................ 77

5.2 Kiến nghị ............................................................................................................... 78
5.2.1 Trình độ trang bị máy móc thiết bị .................................................................... 78
5.2.2 Mục tiêu, chiến lƣợc của doanh nghiệp ............................................................. 79
5.2.3 Trình độ nhân viên kế toán................................................................................. 80
5.2.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất ................................................................................. 82
5.2.5 Nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí từ phía nhà quản trị doanh
nghiệp .......................................................................................................................... 82
5.3 Hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ................................................................. 84
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5........................................................................................... 86
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................................. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BH: Bán hàng.
BHXH: Bảo hiểm xã hội.
BHYT: Bảo hiểm y tế.
BHTN: Bảo hiểm tai nạn.
CĐKT: Cân đối kế toán.
CNTT: Công nghệ thông tin.
DN: Doanh nghiệp.
DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
KPCĐ: Kinh phí công đoàn.
KQKD: Kết quả kinh doanh.
KTQT: Kế toán quản trị.
KTTC: Kế toán tài chính.

NVL: Nguyên vật liệu.
NCTT: Nhân công trực tiếp.
NVLTT: Nguyên vật liệu trực tiếp.
QLDN: Quản lý doanh nghiệp.
SXC: Sản xuất chung.
SXKD: Sản xuất kinh doanh.


x

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Căn cứ lập mô hình nghiên cứu .................................................................. 41
Bảng 3.1: Thang đo nghiên cứu .................................................................................. 48
Bảng 4.1: Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Mục tiêu, chiến lƣợc của
doanh nghiệp ............................................................................................................... 57
Bảng 4.2: Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Nhu cầu thông tin của nhà
quản trị doanh nghiệp .................................................................................................. 58
Bảng 4.3: Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Đặc điểm tổ chức sản xuất ......... 59
Bảng 4.4: Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Trình độ trang bị máy móc
thiết bị .......................................................................................................................... 60
Bảng 4.5: Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Trình độ nhân viên kế toán ......... 60
Bảng 4.6: Cronbach’s alpha của thang đo đặc tính vận dụng kế toán quản trị chi
phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Đồng Nai ....................................................... 62
Bảng 4.7: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần ..................................... 63
Bảng 4.8: Bảng phƣơng sai trích ................................................................................ 64
Bảng 4.9: Bảng ma trận xoay ...................................................................................... 65
Bảng 4.10: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính bội ................ 67
Bảng 4.11: Kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội................... 68
Bảng 4.12: Bảng kết quả các trọng số hồi quy............................................................ 69



xi

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 45
Sơ đồ 3.2: Thống kê mô tả kết quả khảo sát theo giới tính......................................... 55
Sơ đồ 3.3: Thống kê mô tả kết quả khảo sát theo chức vụ ......................................... 55
Sơ đồ 3.4: Thống kê mô tả kết quả khảo sát theo thâm niên ...................................... 55
Sơ đồ 3.5: Thống kê mô tả kết quả khảo sát theo trình độ .......................................... 56


xii

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................... 42
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 47
Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dƣ từ hồi qui ........................ 70
Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dƣ – đã chuẩn hóa............................................... 71
Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dƣ – đã chuẩn hóa ........................................... 72


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do hình thành đề tài
Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc Đông Nam
Bộ, có diện tích tự nhiên là 5.862,37 km2 (bằng 1,76% diện tích tự nhiên cả nƣớc và

25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ). Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình
Dƣơng; phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận; phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và
thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh đang nổ lực trong việc phát triển, tích luỹhệ thống cơ sở
vật chất, kỹ thuật đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi tiếp tục phát triển, đồng thời tạo ra sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hƣớng, trong đó công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ
trọng lớn, thực hiện việc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các
doanh nghiệp sản xuất đóng góp tích cực cho sự phát triển của tỉnh nhà, đi kèm với
năng lực đó là đội ngũ công nhân, lãnh đạo quản lý đƣợc trƣởng thành cả về số lƣợng
và chất lƣợng, đây là một lợi thế lớn, cùng với việc tiếp tục thu hút đầu tƣ trong và
ngoài nƣớc, tỉnh có thể dựa vào những năng lực sản xuất hiện có để thực hiện những
mục tiêu chiến lƣợc trong giai đoạn tới.
Vận dụng kế toán quản trị chi phí là một nội dung quan trọng trong toàn bộ công
tác kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Nếu chi phí sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp đƣợc tập hợp một cách chính xác, kịp thời thì sẽ phục vụ cho các nhà
quản trị cho ra những quyết định đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và là
tiền đề để tăng cƣờng quản lý sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của
doanh nghiệp.
Thông qua vai trò của KTQT trong DN ở trên có thể khẳng định để hòa nhập
vào sự phát triển chung của nền kinh tế cả nƣớc nói chungcũng nhƣ sự hòa nhập quốc
tế đòi hỏi phải tổ chức đƣợc KTQT nói chung và KTQT chi phí nói riêng trong DN để
KTQT thực hiện chức năng cung cấp thông tin trong quá trình hoạch định kế hoạch
chiến lƣợc và kiểm tra, giám sát, phân tích để các DN có thể phát triển ổn định trong
hiện tại và tƣơng lai.
Mục đích của việc điều hành, quản lý có hiệu quả của các nhà quản trị doanh
nghiệp là để đạt đƣợc lợi nhuận tối đa với chi phí bỏ ra là tối thiểu. Các nhà quản trị


2

doanh nghiệp luôn cho rằng lợi nhuận thu đƣợc chính là kết quả của việc sử dụng hiệu

quả các chi phí bỏ ra cho nên họ luôn quan tâm đến việc kiểm soát chi phí, tính toán,
lập dự toán, định mức chi phí và kiểm tra việc thực hiện các định mức dự toán chi phí.
Thông tin chính phục vụ cho các nhà quản trị để họ có thể quản lý, kiểm soát đƣợc chi
phí, đánh giá việc sử dụng chi phí là những thông tinn do kế toán cung cấp. Với tầm
quan trọng của KTQT chi phí đối với các DN nhƣ vậy nhƣng hiện nay các doanh
nghiệp nói chung và các DN sản xuất nỏi riêng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn còn
chƣa áp dụng nhiều.
Chính vì vậy tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hƣởng đến vận
dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Đồng Nai” làm đề tài
tốt nghiệp để đáp ứng tính khoa học và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm thực hiện các mục tiêu sau:
Mục tiêu chung: Tìm hiểu và đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến vận dụng kế
toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Đồng Nai. Qua đó đề xuất các
kiến nghị nhằm tăng cƣờng vận dụng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp
này.
Mục tiêu cụ thể:
-

Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các

doanh nghiệp sản xuất tỉnh Đồng Nai.
-

Đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh

nghiệp sản xuất tỉnh Đồng Nai.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh
nghiệp sản xuất tỉnh Đồng Nai?

- Mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại
các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Đồng Nai nhƣ thế nào?
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu


3

Đối tƣợng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hƣởng đến vận dụng kế toán quản trị
chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Đồng Nai.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Tác giả chỉ nghiên cứu các doanh nghiệp sản xuất tỉnh
Đồng Nai.
- Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu, khảo sát đƣợc tiến hành năm 2018.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn là phƣơng pháp hỗn hợp, bao gồm
phƣơng pháp định tính và định lƣợng.
Phương pháp định tính:
- Khảo sát sơ bộ, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để nhận diện các nhân tố ảnh
hƣởng đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Đồng
Nai. Từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát để phỏng vấn nhà quản lý, lãnh đạo, trƣởng
phòng ban, tập thể nhân viên kế toán công tác tại các đơn vị này, đề xuất mô hình
nghiên cứu phù hợp với điều kiện củacác doanh nghiệp.
Nghiên cứu định lượng
- Khảo sát các cấp tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Đồng Naithông quabảng
câu hỏi đƣợc thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ quan
trọng của các nhân tố ảnh hƣởng đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh
nghiệp sản xuất tỉnh Đồng Nai.
- Đánh giá giá trị và độ tin cậy thang đo bằng việc ứng dụng hệ số Cronbach’s
Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA).thông qua phần mềm SPSS 20.0

- Đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy.
6. Ý nghĩa của đề tài
Vận dụng đƣợc cơ sở lý thuyết về kế toán quản trị, kế toán quản trị chi phí, và
các nghiên cứu trƣớc liên quan đến đề tài nghiên cứu để phát triển mô hình các nhân tố
ảnh hƣởng đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh
Đồng Nai.


4

Vận dụng đƣợc phƣơng pháp kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính bội để đo
lƣờng mức độ ảnh hƣởng các nhân tố ảnh hƣởng đến vận dụng kế toán quản trị chi phí
tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Đồng Nai.
Luận văn đã xây dựng đƣợc thang đo, đã kiểm định sự phù hợp cũng nhƣ độ tin
cậy của chúng. Xác định đƣợc nhân tố nào có ảnh hƣởng mạnh nhất tới vận dụng kế
toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tỉnh Đồng Nai. Từ đó đƣa ra các
kiếnnghị để nâng cao hiệu quả vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp
sản xuất tỉnh Đồng Nai. Do đó đề tài có ý nghĩa cho các nhà quản trị trong các doanh
nghiệp sản xuất về các kiến nghị để tăng cƣờng vận dụng kế toán quản trị chi phí trong
thực tế.
7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận. luận văn bao gồm 5 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị


5


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Thông qua chƣơng này, tác giả muốn cung cấp đến ngƣời đọc một bức tranh
tổng quan về quá trình nghiên cứu trƣớc đây trên thế giới cũng nhƣ trong nƣớc về các
vấn đề có liên quan đến nội dung của luận văn. Từ đó tiến hành xác định khe hổng
nghiên cứu cho đề tài nghiên cứu của mình và bên cạnh đó, công tác tổng hợp các
nghiên cứu trƣớc đó cũng một phần nhằm minh chứng cho tính cấp thiết của luận văn
này.
1.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài
Scarbrough et al. (1991) trong nghiên cứu với tiêu đề “Japanese management
accounting practices and the effects of assembly and process automation” thì các DN
tại Nhật không chú trọng phát triển các phƣơng pháp cải tiến cho việc đánh giá chi phí
sản phẩm và đánh giá hàng tồn kho hơn các nƣớc phƣơng Tây. Thay vào đó, các chủ
công ty nhận thức chú trọng nhiều vào sự nỗ lực cải tiến vào phân tích chi phí cho việc
ra quyết định và kiểm soát chi phí thông qua các công cụ kỹ thuật KTQT đơn nhất nhƣ
chi phí mục tiêu và các công cụ kỹ thuật TQC, TPM, JIT... Qua điều tra cho thấy việc
phát triển công cụ kỹ thuật trong các mảng này dƣờng nhƣ rất cần trọng khi hội nhập
và hỗ trợ cho các hoạt động của hệ thống chiến lƣợc.
Khaled Abed Hutaibat, (2005) trong nghiên cứu “Management Accounting
Practices in Jordan – A Contingency Approach” nghiên cứu về việc vận dụng KTQT
tại Jordan đã kiểm định thành công mô hình các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế
toán quản trị trong doanh nghiệp bao gồm các nhân tố sau:
-

Quy mô DN tổng doanh thu hàng năm),

-

T lệ sở hữu của nhà đầu tƣ ngoại trong DN,


-

Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của DN,

-

Mức độ cạnh tranh thị trƣờng nội địa

quốc tế).

Để xác định các nhân tố trên, tác giả chủ yếu sử dụng nghiên cứu định tính, tuy
nhiên để áp dụng mô hình này ngƣời dùng cần cân nhắc cũng nhƣ điều chỉnh một vài
đặc điểm trong chính sách của Nhà nƣớc về ngành nghề, địa lý, … tại nơi đó nhằm phù


6

hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, mà tại đó tồn tại sự khác biệt vớiđặc điểm
của các đơn vị tại Jordan.
Ronald W. Hilton 2005) đã đƣa ra năm yếu tố làm tăng giá trị cho các doanh
nghiệp khi áp dụng KTQT bao gồm cung cấp thông tin cho việc ra quyết định, lập kế
hoạch; cơ sở để nhà quản lý đƣa ra quyết định; hỗ trợ các nhà quản lý trong việc chỉ
đạo và kiểm soát các hoạt động; thúc đẩy nhà quản lý và nhân viên đạt đƣợc mục tiêu
của doanh nghiệp; đo lƣờng việc thực hiện các hoạt động, nhà quản lý và các nhân viên
trong doanh nghiệp; đánh giá vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng
cạnh tranh dài hạn của doanh nghiệp trong ngành. Để dễ dàng nắm bắt tác giả biểu diễn
các yếu tố này theo hình vẽ dƣới đây:
Giá trị cho các doanh nghiệp khi áp dụng
KTQT


Cung cấp

Cơ sở để

Hỗ trợ các nhà

Đo lƣờng việc

Đánh giá vị thế cạnh

thông tin

nhà quản lý

quản lý trong

thực hiện các

tranh của doanh

cho việc ra

đƣa ra

việc chỉ đạo và

hoạt động, nhà

nghiệp, đảm bảo khả


quyết định,

quyết định

kiểm soát các

quản lý và các

năng cạnh tranh dài

hoạt động

nhân viên trong

hạn của doanh nghiệp

doanh nghiệp

trong ngành

lập kế
hoạch

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Abdel-Kader (2006) “Management accounting practices in the British food and
drinks industry” nghiên cứu về sự vận dụng KTQT trong ngành công nghiệp thức uống
và thực phẩm ở Anh để hiểu về các yếu tố ảnh hƣởng tới việc triển khai KTQT trong
ngành công nghiệp này. Tác giả đã tìm hiểu về mối quan hệ giữa sự phát triển của
KTQT trong thực tế với các yếu tố khác nhau nhƣ yếu tố tổ chức và sản xuất. Nhiều
nội dung đã đƣợc tác giả phân tích nhƣ: Đánh giá mức độ, số lƣợng các doanh nghiệp

trong ngành công nghiệp sản xuất thức uống và thực phẩm có áp dụng KTQT; Đánh
giá hiệu quả khi doanh nghiệp áp dụng công tác KTQT nhƣ: thông tin cho việc đƣa ra


7

quyết định, phân tích chiến lƣợc, và truyền thông trong KTQT. Qua quá trình nghiên
cứu, tổng hợp, thống kê và phân tích tác giả đã đƣa ra các kết luận sau: Hệ thống
KTQT đƣợc áp dụng trong nhiều công ty thức uống và thực phẩm, nhƣng chƣa đƣợc
đầu tƣ một cách có hệ thống, có ít bằng chứng cho thấy là KTQT trực tiếp kết nối vào
việc tạo ra giá trị. Tuy nhiên, nhận định của tác giả trong tƣơng lai việc vận dụng
KTQT trong các doanh nghiệp này sẽ cung cấp đƣợc những thông tin để đƣa ra các
quyết định liên quan đến chi phí, các chính sách quản lý nguồn lực và phân tích những
điểm mạnh yếu của đối thủ.
Abdel-Kader và Luther, R. 2008) trong một nghiên cứu về việc vận dụng KTQT
trong 658 doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp thực phẩm, nƣớc giải khát
tại Anh Quốc đã khảo sát sự tác động đến mức độ phức tạp của việc vận dụng KTQT
tại các DN với mƣời nhân tố tác động khác nhau bao gồm: nhận thức của DN về sự bất
ổn của môi trƣờng, thiết kế tổ chức của DN, quy mô của DN, mức độ phức tạp của hệ
thống xử lý, kỹ thuật sản xuất tiên tiến AMT), quản trị chất lƣợng toàn diện TQM),
quản trị Just in Time JIT), chiến lƣợc của DN, sức mạnh về nguồn lực khách hàng,
mức độ dễ hƣ hỏng của hàng hóa. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu sau khảo sát chỉ ra chỉ
có các nhân tố nhận thức của DN về sự bất ổn của môi trƣờng, thiết kế tổ chức phân
quyền của DN, quy mô của DN, kỹ thuật sản xuất tiên tiến AMT), quản trị chất lƣợng
toàn diện TQM), quản trị Just in Time JIT), sức mạnh về nguồn lực khách hàng là có
tác động đến việc vận dụng KTQT với chi tiết nhƣ sau:
 DN nếu nhận thức về sự bất ổn cao của môi trƣờng sẽ lựa chọn vận dụng KTQT
ở mức độ phức tạp hơn so với DN nhận thức về sự bất ổn thấp;
 DN nếu phải đối mặt với nguồn lực khách hàng mạnh hơn sẽ lựa chọn vận dụng
KTQT ở mức độ phức tạp hơn so nhằm cải thiện quy trình ra quyết định và

kiểm soát để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn;
 DN nếu áp dụng thiết kế tổ chức phân quyền sẽ lựa chọn vận dụng KTQT ở
mức độ phức tạp hơn so với DN áp dụng thiết kế tổ chức tập quyền;
 DN có quy mô lớn sẽ lựa chọn vận dụng KTQT ở mức độ phức tạp hơn so với
DN có quy mô nhỏ;


8

 DN nếu có áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiên tiến AMT), quản trị chất lƣợng
toàn diện TQM), quản trị Just in Time JIT) sẽ lựa chọn vận dụng KTQT ở
mức độ phức tạp hơn so với DN không áp dụng
Lucas, Prowle and Lowth 2013) tiến hành khảo sát thực trạng vận dụng KTQT
trong các DNNVV tại Anh đã công bố kết quả nghiên cứu trong đó chỉ ra rằng việc vận
dụng KTQT trong DNNVV chịu sự tác động của các nhân tố nhƣ: quy mô, giới hạn tài
chính, yêu cầu từ các bên liên quan bên ngoài DN, nền tảng kiến thức và kinh nghiệm
của đội ngũ quản lý, nhân viên và cuối cùng là môi trƣờng kinh doanh và ngành nghề
DN đó kinh doanh.
1.2 Các nghiên cứu trong nƣớc
Nguyễn Thị Ngọc Lan 2012), “Tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải hàng
hóa trong các công ty vận tải đƣờng bộ Việt Nam” đã nghiên cứu phƣơng pháp phân
bổ chi phí theo hoạt động (ABC), tác giả cho rằng phƣơng pháp này sẽ giúp các doanh
nghiệp vận tải quản trị chi phí tốt hơn, thông tin chi phí chính xác hơn. Tác giả đã xác
định các hoạt động, t lệ phân bổ các hoạt động (chi phí tiếp nhận và phân bổ các đơn
hàng phân bổ theo số lƣợng đơn hàng; chi phí dịch vụ khách hàng phân bổ theo số
lƣợng khách hàng) khi thực hiện dịch vụ vận tải. Mặc dù tác giả khẳng định phƣơng
pháp ABC là tốt. Tuy nhiên, nghiên cứu thực tế tại các doanh nghiệp vận tải thì nên áp
dụng phƣơng pháp chi phí truyền thống và chuẩn bị các điều kiện để tiếp cận dần các
phƣơng pháp hiện đại.
Vũ Thị Kim Anh (2012), “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí vận tải các các

doanh nghiệp vận tải đƣợc sắt Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” đã
xác định nội dung đã xác định nội dung lập định mức và dự toán là quan trọng và cần
thiết trong các doanh nghiệp vận tải đƣờng sắt. Theo mô hình lập dự toán trong các
doanh nghiệp này là mô hình từ dƣới lên (xuất phát từ đơn vị cơ sở) với các loại dự
toán: Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp, dự
toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Tác giả
cũng cho rằng việc xây dựng dự toán linh hoạt cho ngành đƣờng sắt hiện nay là cần
thiết nhằm kiểm soát chi phí đồng thời giúp các nhà quản trị xác định sự thay đổi các


9

mức vận chuyển tác động nhƣ thế nào đến chi phí cũng nhƣ đánh giá đƣợc kết quả hoạt
động.
Trần Thị Thu Hƣờng 2014), “Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí cho
các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam” tác giả đề xuất vận dụng kết hợp hai
phƣơng pháp chi phí mục tiêu Target Costing) và phƣơng pháp Kaizen. Trong luận án
tác giả đã nêu lên đƣợc các bƣớc xác định chi phí của từng giai đoạn sản xuất tuy nhiên
tác giả không giải thích rõ vì sao lại kết hợp hai phƣơng pháp trên trong các doanh
nghiệp sản xuất xi măng và không phân tích đƣợc tính ƣu việt khi áp dụng kết hợp hai
phƣơng pháp trên có khác gì trong việc xác định chi phí so với phƣơng pháp truyền
thống.
Nguyễn Phú Giang 2014), “Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong
các doanh nghiệp sản xuất thép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” đề xuất áp dụng xác
định giá phí sản phẩm theo quá trình sản xuất. Tác giả cho rằng với nguyên lý của
phƣơng pháp Kaizen, doanh nghiệp sản xuất thép sẽ đơn giản hóa chu trình sản xuất để
giảm độ trễ, phát triển mối quan hệ với nhà sản xuất cung cấp để có đƣợc nguyên vật
liệu ngay khi cần với chất lƣợng đảm bảo, tránh chi phí ngắt quãng và chi phí chuyển
giao bán thành phẩm bằng cách phân bổ máy móc cùng một nhóm công việc càng gần
nhau càng tốt. Tuy nhiên, ý tƣởng này chƣa đƣợc đề xuất cụ thể trên phƣơng diện kỹ

thuật tính toán từ khâu lập dự toán theo chi phí Kaizen, phân bổ xác định chi phí và
phân tích chênh lệch chi phí Kaizen phục vụ đánh giá mục tiêu cắt giảm chi phí và
trách nhiệm của nhà quản trị tại các trung tâm chi phí.
Bùi Thị Nhàn 2015), “Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng kế toán quản
trị chi phí trong các doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ thông tin khu vực thành phố Hồ
Chí Minh”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, trƣờng đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu kháo sát ba yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ vận dụng KTQT chi phí là quy
mô doanh nghiệp; Công nghệ sản xuất tiên tiến và trình độ chuyên môn. Nghiên cứu
này giúp hiểu thêm về thực trạng mức độ vận dụng KTQT chi phí tại các DN lĩnh vực
CNTT khu vực Tp.HCM. Kết quả của nghiên cứu góp phần cung cấp thông tin hữu ích
cho các nhà hoạch định chính sách nhằm phát triển kỹ năng KTQT trong DN. Nghiên


10

cứu cũng đã đề xuất mô hình tổ chức KTQT trong DN lĩnh vực CNTT theo hƣớng kết
hợp giữa KTTC và KTQT đồng thời đƣa ra một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện cho
các DN vận dụng đƣợc KTQT chi phí trong doanh nghiệp của họ.
Đào Thúy Hà 2015), “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh
nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam” cho rằng cần phải lập dự toán tại các trung tâm chi
phí kỹ thuật và lập dự toán tại các trung tâm chi phí tùy ý. Tuy nhiên, các giả cho rằng
xây dựng dự toán cần thiết phải xuất phất từ nhu cầu quản trị doanh nghiệp trong việc
cụ thể hóa các mục tiêu của doanh nghiệp.
Văn Thị Thái Thu (2015), “Kế toán quản trị chi phí: Những góc nhìn từ thực
tiễn”. Tạp chí tài chính. Tác giả này nhận định mặc dù kế toán quản trị chi phí có vai
trò quan trọng trong việc giúp nhà quản trị kiểm soát, quản lý, sử dụng chi phí một
cách hiệu quả song đến nay công tác kế toán quản trị vẫn chƣa đƣợc chủ doanh nghiệp
quan tâm nhiều. Công tác này hiện chỉ đáp ứng đƣợc các yêu cầu của kế toán tài chính
mà chƣa có vai trò trong việc cung cấp thông tin. Điều này đƣợc thể hiện rõ qua thực
tiễn của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ tại Bình Định. Tác giả khảo sát

thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu
gỗ tại Bình Định, từ đó đƣa các giải pháp hoàn thiện chủ yếu là về phân loại chi phí,
công tác kiểm soát doanh thu, chi phí, lập dự toán chi phí tại các doanh nghiệp này.
Đào Khánh Trí 2015), “Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng kế toán quản
trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Thông qua dữ liệu
thu thập từ 150 DNVVN tại địa bàn TP.HCM, kết quả cũng cho thấy t lệ vận dụng
KTQT ở các doanh nghiệp vừa cao hơn các doanh nghiệp nhỏ. Bằng phƣơng pháp hồi
qui binary logistic cho thấy có 3 yếu tố là trình độ của nhân viên kế toán; sự quan tâm
đến KTQT của chủ doanh nghiệp và chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT
trong doanh nghiệp là có ý nghĩa thống kê và có mối quan hệ tích cực đến mức độ vận
dụng KTQT của các DNVVN tại địa bàn TP.HCM.
1.3 Nhận xét về các công trình nghiên cứu
Nhƣ vậy qua việc trình bày các nghiên cứu trƣớc có thể thấy có khá nhiều
nghiên cứu về vấn đề vận dụng KTQT, KTQT chi phí và các yếu tố ảnh hƣởng đã đƣợc


11

kiểm tra và thảo luận trong nhiều bối cảnh khác nhau. Tuy nhiên mỗi nghiên cứu của
mỗi tác giả chỉ đƣa ra một số khía cạnh khác nhau về các yếu tố có thể ảnh hƣởng đến
vận dụng KTQT chi phí.
Riêng đối với các nghiên cứu trong nƣớc thì đa số các nghiên cứu chủ yếu thực
hiện theo hƣớng đánh giá thực trạng và đƣa ra giải pháp chứ ít có nghiên cứu xây dựng
mô hình đánh giá về các yếu tố có thể ảnh hƣởng đến vận dụng KTQT chi phí và đo
lƣờng mức độ tác động của chúng.
Ngoài ra, mặc dù trƣớc đây cũng có nhiều nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm
đến thực trạng vận dụng KTQT chi phí trong các doanh nghiệp nói chung và các doanh
nghiệp sản xuất, tuy nhiên lại ít có nghiên cứu nào tiến hành nghiên cứu việc vận dụng
kế toán quản trị chi phí vào các doanh nghiệp sản xuất tại Đồng Nai mà bên cạnh đó
cũng ít có nghiên cứu nào sử phƣơng pháp định tính kết hợp định lƣợng trong các

nghiên cứu có liên quan, cũng nhƣ chỉ ra một số các nhân tố tác động đến việc vận
dụng KTQT chi phí vào đối tƣợng doanh nghiệp này.
Chính vì những khe hổng vừa nêu trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Các
nhân tố ảnh hƣởng đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất
tỉnh Đồng Nai” để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình.


×