Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Các giải pháp nâng cao tính hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán tại các DNVVN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai: báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
----------

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ
CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC
DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

NGUYỄN KHÁNH HẠ
NGUYỄN THỊ MINH THƯƠNG

Đồng Nai, tháng 05/2018


ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
----------

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ
CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC
DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN DŨNG
SVTH: NGUYỄN KHÁNH HẠ
NGUYỄN THỊ MINH THƯƠNG

Đồng Nai, tháng 05/2018




LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là bài nghiên cứu của riêng chúng tôi. Kết quả
nêu trong bài nghiên cứu là trung thực và chưa từng công bố ở bất cứ công trình
nghiên cứu nào.
NGUYỄN KHÁNH HẠ
NGUYỄN THỊ MINH THƯƠNG


DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

AIS ( Accounting System Information)

Hệ thống thông tin kế toán.

BCTC

Báo cáo tài chính.

COSO (the Committee of Sponsoring
Organizations of Treadway Commission)

Ủy ban chống gian lận báo cáo tài
chính.

CNTT


Công nghệ thông tin.

CSDL

Cơ sở dữ liệu.

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ.

DN

Doanh nghiệp.

FASB (Financial Accounting Standards
Board)

Hội đồng chuẩn mực kế toán tài
chính Hoa Kỳ.

GDP (Gross Domestic Product)

Tổng sản phẩm quốc nội.

HTTTKT

Hệ thống thông tin kế toán.

IASB (International Accounting Standards

Board)

Hôi đồng chuẩn mực kế toán quốc tế.

KTQT

Kế toán quản trị.

VCCI

Phòng thương mại và công nghiệp
Việt Nam.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC SƠ ĐỐ
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2
2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................... 2
2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3
5. Những đóng góp mới của đề tài .........................................................................4
6. Kết cấu của đề tài................................................................................................ 4

PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ..................................................5
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ...........................................................................5
1.2. Các nghiên cứu trong nước ...........................................................................7
1.3. Nhận xét về các nghiên cứu trước đây và xác định khoảng trống cần nghiên
cứu .....................................................................................................................9
1.3.1. Nhận xét các nghiên cứu ngoài nước .....................................................9
1.3.2. Nhận xét các nghiên cứu trong nước ......................................................9
1.3.3. Xác định khoảng trống cần nghiên cứu ..................................................9
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .....................................................................................10
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
VÀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ............................................................... 11
2.1 Hệ thống thông tin ........................................................................................11
2.1.1 Định nghĩa hệ thống thông tin ............................................................... 11
2.1.2 Các thành phần của hệ thống thông tin .................................................11


2.1.3 Phân loại hệ thống thông tin ................................................................. 13
2.1.3.1 Phân loại hệ thống thông tin theo cấp độ quản lý ............................ 13
2.1.3.2 Phân loại hệ thống thông tin theo chức năng ................................... 15
2.2 Hệ thống thông tin kế toán ........................................................................... 17
2.2.1 Tổng quan về hệ thống thông tin kế toán .............................................. 17
2.2.1.1 Định nghĩa ........................................................................................ 17
2.2.1.2 Các thành phần của hệ thống thông tin kế toán ............................... 18
2.2.1.3 Chức năng của hệ thống thông tin kế toán ....................................... 19
2.2.1.4 Phân loại hệ thống thông tin kế toán ................................................ 21
2.2.1.5 Vai trò của hệ thống thông tin kế toán ............................................. 23
2.2.2 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán ....................................................... 24
2.2.2.1 Bản chất và nội dung tổ chức hệ thống thông tin kế toán ................ 24
2.2.2.2 Quy trình tổ chức hệ thống thông tin kế toán .................................. 26

2.2.2.3 Các đối tượng tham gia quá trình tổ chức hệ thống thông tin kế
toán ............................................................................................................... 28
2.3 Sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán ............................................... 29
2.3.1 Chất lượng thông tin kế toán trong hệ thống thông tin kế toán ............ 29
2.3.1.1 Chất lượng thông tin kế toán trong bối cảnh hội nhập .................... 29
2.3.1.2 Chất lượng thông tin kế toán trong bối cảnh bùng nổ công nghệ
thông tin ....................................................................................................... 31
2.3.2 Khả năng đáp ứng thông tin của hệ thống thông tin kế toán ................ 33
2.3.3 Để nâng cao chất lượng thông tin kế toán............................................. 34
2.4 Tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán ............................................. 36
2.4.1 Khái niệm về tính hiệu quả của HTTTKT ............................................ 36
2.4.2 Mối liên hệ giữa tính hiệu quả của HTTTKT và thực hiện chức
năng kế toán ................................................................................................... 37
2.4.2.1 Chức năng thu thập, xử lý chuyển đổi dữ liệu, lưu trữ, báo cáo
các sự kiện tài chính và hỗ trợ hoạt động quản lý ..................................... 37
2.4.2.2 Hỗ trợ ra quyết định bằng cách cung cấp dữ liệu hữu ích ............. 42
2.5 Cung cấp hệ thống kiểm soát thích hợp ....................................................... 43
2.6 Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ ..................................................... 44
2.6.1. Khái niệm DNVVN ............................................................................. 44


2.6.2. Phân loại ............................................................................................... 45
2.6.3. Đặc điểm............................................................................................... 45
2.6.4. Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tỉnh Đồng Nai ......................................47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .....................................................................................47
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU48
3.1 Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................48
3.1.1 Thiết kế khung nghiên cứu ....................................................................48
3.1.2 Giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................50
3.1.3 Nghiên cứu bằng phương pháp định tính và định lượng .......................52

3.1.3.1 Vận dụng mô hình nghiên cứu .........................................................52
3.1.3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................ 53
3.2 Thang đo, giải thích thang đo và đánh giá độ tin cậy của thang đo .............54
3.2.1 Thang đo các tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của HTTTKT tại
các DNVVN ...................................................................................................54
3.2.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ........................................................58
3.3 Quy trình nghiên cứu....................................................................................59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .....................................................................................60
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA
HTTTKT TẠI CÁC DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI VÀ CÁC
THẢO LUẬN .......................................................................................................61
4.1 Tổng hợp kết quả khảo sát về đánh giá tính hiệu quả của HTTTKT tại các
DNVVN trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai. ............................................................... 61
4.1.1 Đánh giá độ tin cậy, kiểm định giá trị thang đo và dữ liệu khảo sát .....61
4.1.1.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo .....................................................61
4.1.1.2 Kết luận sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha ................................ 62
4.1.1.3 Kiểm định giá trị của thang đo .........................................................62
4.1.2 Phân tích sự khác biệt quan điểm giữa những đối tượng khảo sát
có đặc tính khác nhau về tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của hệ thống
thông tin kế toán. ............................................................................................ 63
4.1.2.1 Tác động của chức vụ nghề nghiệp ..................................................63
4.1.2.2 Tác động của trình độ học vấn .........................................................64
4.1.2.3 Tác động của kinh nghiêm làm việc ................................................65


4.2 Đánh giá tổng quát trung bình các thành phần tiêu chí ............................... 65
4.3 Kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu.......................................................... 66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ..................................................................................... 68
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 69
5.1 Các quan điểm nhằm nâng cao tính hiệu quả của HTTTKT ....................... 69

5.2 Các giải pháp nâng cao tính hiệu quả của HTTTKT tại các DNVVN trên
địa bàn Đồng Nai ............................................................................................... 70
5.3 Kiến nghị ..................................................................................................... 72
5.3.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước ........................................................ 72
5.3.2 Đối với bản thân các DNVVN .............................................................. 73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ..................................................................................... 73
PHẦN KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phân loa ̣i DNNVV theo Nghi ̣đinh
̣ số 56/2009/NĐ-CP của Chiń h Phủ ......45
Bảng 2.2: đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam ....................................46
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp mã hoá thang đo Xử lý thông tin ..........................................55
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp mã hoá thang đo Nhu cầu sử dụng thông tin ........................55
Bảng 3.3: Bảng tổng hợp mã hoá thang đo Báo cáo tài chính ......................................56
Bảng 3.4: Bảng tổng hợp mã hoá thang đo Quá trình ra quyết định ............................. 56
Bảng 3.5: Bảng tổng hợp mã hoá thang đo Hiệu quả hoạt động ...................................57
Bảng 3.6: Bảng tổng hợp mã hoá thang đo Kiểm soát nội bộ .......................................57
Bảng 3.7: Bảng tổng hợp mã hoá thang đo Hệ thống tích hợp .....................................58
Bảng 4.1: Reliability Statistics ......................................................................................62
Bảng 4.2: Mô tả thống kê trung bình của các thành phần tiêu chí ................................ 66
Bảng 4.3: Model Summary ............................................................................................ 67


DANH MỤC SƠ ĐỐ
Sơ đồ 2.1: Các thành phần của hệ thống thông tin ........................................................ 12
Sơ đồ 2.2: Phân loại hệ thống thông tin theo cấp độ quản lý ........................................ 15

Sơ đồ 2.3 : Các hệ thống con của hệ thống thông tin quản lý ....................................... 16
Sơ đồ 2.4: Quy trình xử lý của hệ thống thông tin kế toán ........................................... 17
Sơ đồ 2.5: Hệ thống thông tin kế toán ........................................................................... 18
Sơ đồ 2.6: Chức năng của hệ thống thông tin kế toán ................................................... 21
Sơ đồ 2.7: Mối quan hệ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị trong quá trình thu
thập, xử lý và cung cấp thông tin trong doanh nghiệp .................................................. 22
Sơ đồ 2.8: Chu kỳ phát triển hệ thống thông tin kế toán .............................................. 27
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ khung nghiên cứu của luận văn ......................................................... 49
Sơ đồ 3.2 Mô hình tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của HTTTKT đối với các
DNVVN......................................................................................................................... 54

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Tác động của chức vụ nghề nghiệp ........................................................... 63
Biểu đồ 4.3 Tác động của trình độ học vấn ................................................................... 65


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại toàn cầu hoá như hiện nay, khi công nghệ thông tin ngày càng
có nhiều ảnh hưởng sâu rộng trong quá trình điều hành, quản lý doanh nghiệp. Để
cạnh tranh và phát triển trong thị trường có nhiều thách thức này đòi hỏi doanh
nghiệp phải có các chiến lượt kinh doanh phù hợp, đồng thời cần phải có một hệ
thống thông tin kế toán tối ưu nhất.
Hệ thống thông tin kế toán là một hệ thống với những chức năng vận hành
như thu thập dữ liệu, xử lý phân loại và báo cáo các sự kiện tài chính với mục tiêu
cung cấp thông tin liên quan cho mục đích lưu trữ số liệu và ra quyết định
(Boockholdt 1999)
Việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán là một dự án đầu tư quan trọng và

khá tốn kém cho hầu hết các doanh nghiệp. Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ,
các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể giữ những vai trò và mức độ khác nhau, song
nhìn chung có một số vai trò tương đồng như sau:
▪ Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường
chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp. Vì thế đóng
góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể.
▪ Giữ vai trò ổn định kinh tế, làm cho nền kinh tế năng động: vì doanh nghiệp
vừa và nhỏ có quy mô nhỏ nên dễ điều chỉnh hoạt động.
▪ Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanh nghiệp vừa và
nhỏ thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dung để lắp ráp
thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
▪ Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở
những trung tâm kinh tế của đất nước thì doanh nghiệp vừa và nhỏ có mặt ở
khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào ngân sách , vào sản
lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương.
▪ Đóng góp không giá trị GDP cho quốc gia.
Để có được những thông tin hữu ích , phù hợp với yêu cầu quản lý, cần có
một hệ thống thông tin kế toán mạnh mẽ và hữu hiệu.
Nếu có kĩ năng và hiểu biết kiến thức trong việc ứng dụng hệ thống thông tin
kế toán sẽ giúp cho kế toán viên ngày càng giữ vai trò quan trọng trong công tác


2
quản lý doanh nghiệp. Chất lượng của những thông tin phụ thuộc vào chất lượng của
hệ thống thông tin tạo ra nó. Tuy nhiên, chất lượng của hệ thống thông tin kế toán
ngày càng có nhiều gian lận và sai sót.
Tỉnh Đồng Nai có vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngõ phía đông Thành phố
Hồ Chí Minh và là một trung tâm kinh tế lớn của cả phía Nam, nối Nam Trung Bộ,
Nam Tây Nguyên với toàn bộ vùng Đông Nam Bộ. Sau hơn 30 năm xây dựng và
phát triển, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, Đồng Nai đã vươn lên trở thành

một trong những tỉnh có GDP bình quân đầu người cao nhất cả nước, và có tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao, bình quân đạt khoảng 12,8%/năm.
Tuy nhiên, các DNVVN trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai còn gặp phải rất nhiều
trở ngại trong hoạt động kinh doanh, các khó khăn về vốn, tài chính, thiếu phân hóa
quản trị trong doanh nghiệp, đặc biệt là tiếp cận công nghệ thông tin còn nhiều hạn
chế, ít cơ hội hòa nhập với thị trường nước ngoài.
Vì vậy, để nâng cao sự phát triển của các DNVVN ở Đồng Nai cần có một hệ
thống thông tin kế toán chất lượng hơn. Vậy nên phải có những giải pháp giúp nâng
cao hiệu quả hệ thống thông tin kế toán.
Đây chính là những lý do chúng em chọn đề tài “Các giải pháp nâng cao
hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán tại các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên
địa bàn Tỉnh Đồng Nai ”
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chính của đề tài là đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả
của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai, từ đó đánh giá tác động của các giải pháp đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Cung cấp những thông tin cần thiết cho các đối tượng bên trong và bên ngoài
doanh nghiệp quan tâm đến việc nâng cao hệ thống thông tin kế toán. Nắm bắt được
thực trạng của HTTTKT, từ đó đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả.
Cung cấp những giải pháp bổ ích cho các doanh nghiệp đang sử dụng hệ
thống thông tin kế toán.


3
Qua bài nghiên cứu, giúp cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hệ thống
thông tin kế toán, tạo ra những thông tin chính xác và chất lượng hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu chúng em sẽ bắt đầu với
những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang sử dụng hệ thống thông tin kế toán.
Phạm vi nghiên cứu: tại địa bàn Tỉnh Đồng Nai.
Đặc biệt là những người cung cấp thông tin kế toán như: Kế toán trưởng, kế
toán viên, giám đốc…
Thời gian nghiên cứu khảo sát: từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 30
tháng 04 năm 2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
❖ Phương pháp nghiên cứu: kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lương.
Phương pháp nghiên cứu định tính: là phương pháp luận văn sử dụng để
nghiên cứu ra các chỉ tiêu đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán .
Nghiên cứu định tính là những nghiên cứu thu được các kết quả không sử
dụng những công cụ đo lường, tính toán. Nói một cách cụ thể hơn nghiên cứu định
tính là những nghiên cứu tìm biết những đặc điểm, tính chất của đối tượng nghiên
cứu cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi của đối tượng nghiên
cứu trong những hoàn cảnh cụ thể. Trong khi nghiên cứu định lượng đi tìm trả lời
cho câu hỏi bao nhiêu, mức nào, độ lớn của vấn đề thì nghiên cứu định tính đi tìm
trả lời cho câu hỏi nguyên nhân tại sao …giúp ta đi sâu tìm hiểu một thực trạng nào
đó.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: phương pháp này dùng để khẳng định
kết quả định tính kết luận các tiêu chí đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống thông tin
kế toán phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Phương pháp định lượng nhằm mục đích đo lường, xác định từng nhóm tiêu
chí cụ thể, đánh giá mức độ quan trọng của tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của hệ
thống thông tin kế toán đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai.
Nghiên cứu định lượng là việc thu thập, phân tích thông tin trên cơ sở các số
liệu thu được từ thị trường. Mục đích của việc nghiên cứu định lượng là đưa ra các



4
kết luận về nghiên cứu thị trường thông qua việc sử dụng các phương pháp thống kê
để xử lý dữ liệu và số liệu. Nội dung của phân tích đinh lượng là thu thập số liệu từ
thị trường, xử lý các số liệu này thông qua các phương pháp thống kế thông thường,
mô phỏng hoặc chạy các phần mềm xử lý dữ liệu và đưa ra các kết luận chính xác.
5. Những đóng góp mới của đề tài
Hệ thống thông tin kế toán là một trong những điều đầu tiên mà một doanh
nghiệp phải suy nghĩ. Nếu không có một hệ thống thông tin đầy đủ, công ty sẽ sớm
gặp phải sự hỗn loạn. Vì vậy bài nghiên cứu này giúp các doanh nghiệp biết được
tầm quan trọng của hệ thống thông tin kế toán và đưa ra các giải pháp cải tiến nó để
các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp có thể tự đổi mới và áp
dụng để cạnh tranh với sự trợ giúp của hê ̣ thông thông tin kế toán.
Góp phần cải thiện hiệu quả hệ thống thông tin kế toán : Một HTTTKT được
thiết kế tốt có thể làm cho tổ chức hiệu quả hơn bằng cách cung cấp thông tin kịp
thời.
Góp phần cải thiện cấu trúc kiểm soát nội bộ: Một HTTTKT với cấu trúc
kiểm soát nội bộ thích hợp có thể bảo vệ hệ thống từ những vấn đề như gian lận, sai
sót, thiết bị và phần mềm bị lỗi, tai họa từ tự nhiên,…
Góp phần cải thiện việc ra quyết định.
6. Kết cấu của đề tài
Bài luận văn được kết cấu các phần như sau:
• Phần mở đầu: giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và những đóng góp của đề tài.
• Phần nội dung: gồm có 5 chương
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hệ thống thông tin kế toán và doanh nghiệp vừa
và nhỏ.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.

Chương 5: Giải pháp và kiến nghị.
• Phần kết luận chung của bài nghiên cứu.


5

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Những thập kỷ qua, hệ thống thông tin kế toán (AIS) tập trung vào việc ghi
âm, tóm tắt và xác nhận dữ liệu giao dịch tài chính doanh nghiệp. Hệ thống kế toán
mà trước đây perfomed bằng tay, bây giờ có thể được thực hiện với sự giúp đỡ từ
máy tính. Công nghệ thông tin là điều quan trọng nhất trong những thập kỷ gần đây
và đã dẫn đầu những bước phát triển trong toàn cầu hoá và xã hội .Với sự phát triển
mạnh mẽ của máy tính thân thiện với người dùng và các gói phần mềm tiên tiến, lợi
thế của hệ thống thông tin tạo ra đã giúp người dùng có thể truy cập đến các tiến
trỉnh kinh doanh nhỏ nhất (Thong 1999).
Công nghệ thông tin đóng một vai trò quan trọng trong nghiệp vụ kế
toán. Nó có thể là vũ khí chiến lược để hỗ trợ tổ chức mục tiêu và chiến lược. Các tổ
chức nhất có được lợi thế cạnh tranh bởi hệ thống thông tin mới. Theo quan điểm
của một thực tế, chìa khóa của sự sống còn của tổ chức là sự cải tiến không ngừng
của hoạt động. Sự cần thiết phải tích hợp các hệ thống đa dạng này thường dẫn đến
kế toán ' sự đánh giá của các cơ sở dữ liệu được chia sẻ cung cấp hình ảnh về dữ liệu
của tổ chức, loại bỏ sự trùng lắp và giảm xung đột dữ liệu (Moscove et al 1999).
Hơn nữa, truyền thống nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán, ví dụ như xử lý giao dịch,
mô hình hóa cấu trúc dữ liệu, gian lận máy tính và bảo mật cũng như các phương
pháp phát triển hệ thống dường như không tạo ra sự hiểu biết hữu ích về sự tương
tác giữa CNTT và kế toán hiện đại / kiểm soát quản lý (Granlund và Mouritsen
2003). Hiệu quả của các hệ thống thông tin kế toán có thể nhận được cung cấp thông
tin quản lý để hỗ trợ các quyết định có liên quan (Flynn. 1992). Hiệu quả của hệ

thống thông tin kế toán (AIS) có thể được đánh giá là giá trị gia tăng của lợi ích
(Corner 1989). Hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán (AIS) là thước đo thành
công để đạt được các mục tiêu đã đề ra (Gelinas 1990). Sự thành công của việc thực
hiện hệ thống thông tin kế toán (AIS) được định nghĩa là áp dụng có lợi cho lĩnh vực
quan tâm lớn đến tổ chức, được sử dụng rộng rãi bởi một hoặc nhiều người dùng hài
lòng, và cải thiện chất lượng hoạt động của họ.
Liên quan trực tiếp tới vấn đề đưa ra tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của
HTTTKT các nghiên cứu đã được nghiên cứu:


6
(Nicolaou 2000) nghiên cứu về mô hình tuỳ nghi về nhận thức tính hiệu quả
của HTTTKT, nghiên cứu này kiểm tra những yêu cầu về nguồn lực cho sự phối hợp
và kiểm soát của tổ chức cũng như chúng ảnh hưởng như thế nào đến mức độ tích
hợp của HTTTKT. Những yêu cầu đó là tuỳ nghi trên mức độ của loại hình tổ chức,
sự phụ thuộc lẫn nhau của thông tin giữa các phân hệ và sự phụ thuộc trong chia sẻ
thông tin nội bộ lẫn nhau và liên kết trao đổi dữ liệu điện tử. Sự thích hợp hoặc phù
hợp của hệ thống tích hợp với những yêu cầu đó là một khái niệm quan trọng ảnh
hưởng đến độ tin cậy về tính hiệu quả của HTTTKT. Kết quả nghiên cứu thực
nghiệm đã chỉ ra rằng khi đưa ra giả thuyết hệ thống tích hợp là nhân tố quan trọng
giải thích các biến trong nhận thức về tính hiệu quả của HTTTKT, đo lường bằng sự
thoả mãn của người ra quyết định với sự chính xác và kiểm soát hiệu quả của thông
tin đầu ra. Ảnh hưởng của hệ thống tích hợp còn dựa trên yếu tố thứ hai là nhận thức
hiệu quả của HTTTKT, được đo bằng sự hài lòng của người ra quyết định với nhận
thức chất lượng nội dung thông tin trong kết quả đầu ra của hệ thống, yếu tố này ít
có ý nghĩa hơn. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ định nghĩa tính hiệu quả của
HTTTKT trong giới hạn những nhận thức về những đặc tính của hệ thống mà không
kiểm tra các chỉ tiêu về hoạt động.
Năm 2003, một nghiên cứu chuyên khảo sát về mô hình đánh giá tính hiệu
quả của HTTTKT được thực hiện để đo lường các chỉ số chung của một HTTTKT

hiệu quả (Raupelience 2003). Việc đánh giá phức tạp về tính hiệu quả của HTTTKT
đã được thực hiện từ các khía cạnh kinh tế, kỹ thuật và xã hội. Các chỉ số, phản ánh
thuộc tính của HTTTKT có tầm quan trọng khác nhau và thể hiện bằng các phương
pháp định lượng và định tính. Mô hình định lượng có thể được sử dụng để đánh giá
các đặc điểm của HTTTKT, xác định được thời gian sử dụng , tiền bạc và đo lường
định lượng khác; mô hình định tính dung để đánh giá các đặc điểm, xác định bằng
điểm số đánh giá của chuyên gia. Cụ thể, để đánh giá điểm của kinh tế và nhất là các
chỉ số kỹ thuật là sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp và các phương pháp tính
toán. Các chỉ số xác định bằng đo lường định lượng như tiền bạc, thời gian, dung
lượng và khác. Để đánh giá điểm của các chỉ số khác về xã hội học, sử dụng đánh
giá của chuyên gia và so sánh các phương pháp đo lường định tính. Để đánh giá tầm
quan trọng của các chỉ số là sử dụng các phương pháp đánh giá của chuyên gia.


7
Năm 2008, (Sajady et al 2008) đã công bố nghiên cứu về các chỉ tiêu đánh
giá tính hiệu quả của HTTTKT. Trong nghiên cứu này tính hiệu quả của HTTTKT
được đánh giá từ những nhà quản lý tài chính của những công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Teheran. Nghiên cứu đã thực hiện kiểm tra tính hiệu quả của
HTTTKT thông qua 5 chỉ tiêu khác biệt: Ra quyết định quản lý, hệ thống kiểm soát
nội bộ, Báo cáo tài chính, Chỉ tiêu đánh giá hoạt động và quá trình xử lý các nghiệp
vụ kinh tế. Kết quả chỉ ra rằng, việc thực hiện HTTTKT tại các công ty nghiên cứu
gây ra cải thiện quá trình ra quyết định, cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, caist
thiện báo cáo tài chính và quá trình xử lý các nghiệp vụ kinh tế dễ dàng hơn. Tuy
nhiên nghiên cứu này không chỉ ra được bất cứ dấu hiệu nào cho thấy chỉ tiêu đánh
giá hoạt động được cải thiện.
Bên cạnh đó, thực tế cho thấy rằng các DNNVV đặc biệt tích cực tìm kiếm
các thông tin bên ngoài thông qua phương tiện truyền thông và nhiều nguồn khác
nhau, họ thiếu năng lực để xử lý và dường như không sử dụng công nghệ thông tin
cho mục đích đó và nghiên cứu của (Foong 1999) tiếp tục khẳng định rằng các máy

tính trong DNNVV sử dụng chủ yếu cho các nhiệm vụ hành chính và hoạt động hơn
là cho việc lập kế hoạch chiến lược. Trong khi các các doanh nghiệp lớn thường sử
dụng những năng lực quản lý và nguồn lực tài chính để đối mặt với sự đổi mới, thì
các DNNVV tập trung vào hoạt động sản xuất, cùng với ngân sách hạn chế, nguồn
lực tối thiểu, hiểu biết chuyên môn nội bộ bị giới hạn… chắc chắn sẽ dẫn các
DNNVV thực hiện hoặc mua một hệ thống thông tin không đáp ứng được nhu cầu
của bản thân doanh nghiệp đó. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng ứng dụng công nghệ
thông tin trong các DNNVV có chiều hướng tích cực hơn trong nghiên cứu của
(Levy, Powell et al. 2001) nghiên cứu kết luận rằng các DNNVV sử dụng chiến lược
công nghệ thông tin là không thể thiếu trong chiến lược của doanh nghiệp.
1.2. Các nghiên cứu trong nước
Khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi cũng tham khảo một số công trình nghiên
cứu trong nước trước đó bao gồm luận án, các đề tài nghiên cứu khoa học về kế
toán:
Một nghiên cứu nổi bật gần đây về tính hiệu quả của HTTTKT là (Lê Ngọc
Mỹ Hằng và Hoàng Giang 2012) đã nghiên cứu và phát triển mô hình đánh giá tính
hiệu quả của HTTTKT. Nghiên cứu này đưa ra các chỉ tiêu kiểm tra tính hiệu quả


8
của HTTTKT tại các Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bằng 6 chỉ tiêu:
Quá trình ra quyết định, kiểm soát nội bộ, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thực hiện, chất
lượng báo cáo tài chính, sự thoả mãn của người sử dụng, quá trình xử lý các nghiệp
vụ kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thực hiện HTTTKT tại các Hợp tác xã
dẫn đến cải thiện quá trình ra quyết định, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thực hiện, chất
lượng báo cáo tài chính cũng như thoã mãn thông tin của người sử dụng. Nó tạo điều
kiện cho quá trình xử lý giao dịch tài chính dễ dàng hơn.
Luận án của tác giả (Nguyễn Bích Liên; 2012), trên cơ sở so sánh các lý
thuyết nền về chất lượng thông tin kế toán nhằm chọn ra một quan điểm chất lượng
thông tin kế toán phù hợp trong môi trường ERP. Luận án đã đánh giá thực trạng

kiểm soát trong quá trình triển khai, sử dụng ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam và
sử dụng mô hình hệ thống hoạt động để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng thông tin kế toán trong môi trường ERP. Từ đó, luận án đã xây dựng các thủ
tục kiểm soát cho từng nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán trong môi
trường ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam và sơ đồ RACI phân chia trách nhiệm
thực hiện các kiểm soát này. Kết quả nghiên cứu của luận án là một đóng góp không
chỉ về vấn đề lý luận cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng chất
lượng thông tin kế toán trong môi trường ERP mà còn là một tham khảo có giá trị
cho các doanh nghiệp tư vấn, triển khai ERP và doanh nghiệp sử dụng ERP trong
việc hoạch định, thực hiện triển khai và sử dụng ERP sao cho phù hợp, nhằm nâng
cao chất lượng thông tin kế toán và tránh những bất đồng do quan điểm khác nhau
trong hoạt động triển khai ERP tại doanh nghiệp.
Một nghiên cứu nội bật của (GV. Nguyễn Văn Dũng – Trường ĐH Lạc Hồng
2012) đã đánh giá và lựa chọn một phần mềm kế toán có tính năng ưu việt, và thực
sự phổ biến trên thị trường để đưa vào giảng dạy cho sinh viên là một vấn đề hết sức
quan trọng. Trong bài nghiên cứu này, mục đích của tác giả là giới thiệu các tính
năng của phần mềm kế toán Misa SME.NET 2010, đánh giá lại tình hình sử dụng
của phần mềm tại khoa Kế Toán – Kiểm Toán, để từ đó giúp cho giáo viên biết được
mức độ tiếp thu đến đâu. Để đổi mới cách giảng dạy môn học và sinh viên có thể đổi
mới cách tiếp cận môn học.
Bài nghiên cứu khác của (Nguyễn Thi ̣Anh Uyên-SV ĐH Lạc Hồng 2013) tập
trung nghiên cứu tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ


9
thông tin tại công ty TNHH Viên Thành thông qua các phương pháp như khảo sát,
so sánh, phân tích và thống kê. Xem xét và phân tích những thực trạng liên quan đến
tình hình tổ chức, quản lý tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công
nghệ thông tin tại công ty TNHH Viên Thành. Đi sâu vào nghiên cứu thực trạng ứng
dụng công nghệ thông tin vào tổ chức công tác kế toán tại công ty. Trên cơ sở những

mặt hạn chế còn tồn tại để đưa ra nhận xét và những giải pháp giúp hoàn thiện tổ
chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại công ty
TNHH Viên Thành.
1.3. Nhận xét về các nghiên cứu trước đây và xác định khoảng trống cần
nghiên cứu
1.3.1. Nhận xét các nghiên cứu ngoài nước
Qua việc thu thập tài liệu nghiên cứu, chúng tôi đã dựa vào các kết quả của
những nhà nghiên cứu trước làm nền tảng cho nghiên cứu về tiêu chí đánh giá tính
hiệu quả của HTTTKT. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả
của HTTTKT tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
1.3.2. Nhận xét các nghiên cứu trong nước
Qua việc tổng quan tài liệu nghiên cứu trong nước nói chung và Trường Đại
học Lạc Hồng nói riêng, cho thấy các nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu về thực
trạng hệ thống thông tin kế toán, các nhân tố tác động đến hiệu quả hệ thống thông
tin kế toán… chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể và tổng quát về tác động của sự phù
hợp trong hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả HTTTKT tại các doanh nghiệp
trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai.
1.3.3. Xác định khoảng trống cần nghiên cứu
Tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước, nhận thấy các nghiên
cứu đa số chỉ tập trung nghiên cứu về thực trạng hệ thống thông tin kế toán tại các
doanh nghiệp ở các quốc gia trên thế giới và Việt Nam, mà chưa đề cập nhiều đến sự
phù hợp giữa nhu cầu của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán và khả năng đáp
ứng các nhu cầu thông tin của hệ thống thông tin kế toán, cũng như nói về tác động
của sự phù hợp này tới hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp như
thế nào?, chưa chú ý nhiều đến hiệu quả của hệ thống thông tin và chưa có bài
nghiên cứu nào ở Tỉnh Đồng Nai đề cập về vấn đề nâng cao hiệu quả của HTTTKT,
đó chính là khoảng trống mà chúng tôi sẽ hoàn thiện trong bài nghiên cứu này.


10


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày tổng quan về các nghiên cứu trong và
ngoài nước và nhờ các nghiên cứu này đã giúp chúng tôi tìm ra những khoảng trống
nghiên cứu nhằm hỗ trợ cho đề tài của mình. Nó cũng làm cơ sở để xây dựng mô
hình nghiên cứu và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu.
Từ việc tóm tắt các phương pháp và kết quả nghiên cứu của các công trình
khoa học liên quan, chúng tôi đã xác định được mục tiêu nghiên cứu của luận văn và
đưa ra những tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của HTTTKT. Từ đó tìm ra được nhiều
giải pháp nâng cao tính hiệu quả của HTTTKT tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên
tỉnh Đồng Nai.


11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN
KẾ TOÁN VÀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
2.1 Hệ thống thông tin
Trong chương 2, chúng tôi trình bày các khái niệm cơ bản về hệ thống thông
tin kế toán, nhằm xác định các nhân tố liên quan đến nhu cầu thông tin kế toán của
người sử dụng, khả năng đáp ứng thông tin kế toán của hệ thống thông tin kế toán,
từ đó nghiên cứu ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống thông tin kế
toán.
2.1.1 Định nghĩa hệ thống thông tin
Thông tin là một yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mọi tổ
chức nói chung, của doanh nghiệp nói riêng; nhất là trong điều kiện hiện nay, cạnh
tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt, thông tin cần phải được tổ chức thành một hệ
thống khoa học, giúp cho các nhà quản lý có thể khai thác thông tin một cách triệt
để.
Hệ thống là một tập hợp của hai hoặc nhiều bộ phận, thành phần có mối liên

hệ với nhau, ảnh hưởng tác động lẫn nhau để đạt được những mục tiêu chung. Hệ
thống hầu hết được tạo thành từ nhiều hệ thống phụ nhỏ hơn, mỗi hệ thống phụ đó
có mỗi chức năng đặc biệt và bổ trợ cho hệ thống lớn hơn. Thông tin là dữ liệu được
sắp xếp và xử lý để cung cấp một cách có ý nghĩa cho người sử dụng. Cái người sử
dụng cần là thông tin ra quyết định hoặc cải thiện quá trình ra quyết định, nói chung
người sử dụng có thể ra quyết định tốt hơn là nhờ vào chất lượng và số lượng thông
tin tăng lên.(Romney et al. 2006).
Hệ thống thông tin (hay là hệ thống thông tin quản lý) là một hệ thống nhân
tạo, nói một cách tổng quát nó gồm có tập hợp các bộ phận của hệ thống máy tính
và các bộ phận thủ công được thiết lập để thu thập, lưu trữ, và quản lý dữ liệu và
cung cấp thông tin đầu ra cho người sử dụng (Gelinas et al. 2005)
2.1.2 Các thành phần của hệ thống thông tin
Thông tin chỉ được tạo ra từ quá trình xử lý dữ liệu khi có sự tham gia của các
thành phần trong một hệ thống thông tin cụ thể, và mang một ý nghĩa nhất định đối
với đối tượng sử dụng. Có nhiều cách nhìn khác nhau khi xem xét các thành phần
của hệ thống thông tin kế toán. Cụ thể như sau:


12
Các thành phần của hệ thống thông tin theo quy trình xử lý thông tin,
bao gồm các thành phần như sau:
Dữ liệu đầu vào: bao gồm các nội dung cần thiết thu thập và các phương thức
thu thập dữ liệu cho hệ thống thông tin.
Thành phần xử lý: bao gồm các quá trình, bộ phận thực hiện hoạt động xử lý
các nội dung dữ liệu đầu vào đã thu thập như phân tích, tổng hợp, tính toán, ghi
chép, xác nhận…để làm biến đổi tính chất, nội dung của dữ liệu, tạo ra các thông tin
theo yêu cầu sử dụng.
Thành phần lưu trữ: lưu trữ các nội dung dữ liệu đầu vào hoặc thông tin tạo
ra của các quá trình xử lý để phục vụ cho những quá trình xử lý và cung cấp thông
tin về sau.

Thông tin đầu ra: nội dung của thông tin và phương thức cung cấp thông tin
được tạo ra từ hệ thống cho các đối tượng sử dụng.
Kiểm soát và phản hồi: kiểm soát các quá trình thu thập, lưu trữ, xử lý nhằm
cung cấp thông tin theo tiêu chuẩn, mục tiêu của hệ thống đặt ra, đồng thời phản hồi
những sai sót, hạn chế các thành phần của hệ thống thông tin để khắc phục, sửa
chữa.

Lưu trữ

Dữ liệu đầu
vào

Thông tin
đầu ra

Xử lý

Kiểm soát và phản hồi
Sơ đồ 2.1: Các thành phần của hệ thống thông tin
(Nguồn: (Hall 2008))


13

Các thành phần nhìn theo cấu trúc vật lý, bao gồm các thành phần như
sau:
Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm máy tính, thiết bị thông tin, thiết
bị liên kết mạng được sử dụng để thu thập, xử lý, lưu trữ và chuyển đổi dữ liệu thành
thông tin.
Phần mềm máy tính, hệ điều hành, phần mềm ứng dụng nhằm xử lý dữ liệu

của tổ chức.
Các thủ tục và hướng dẫn, bao gồm cả thủ công và máy tính, liên quan tới thu
thập, xử lý và lưu trữ dữ liệu về hoạt động của tổ chức.
Người sử dụng hệ thống, là người điều hành hệ thống và thực hiện các chức
năng khác nhau trong hệ thống.
Dữ liệu về tổ chức và quá trình kinh doanh của tổ chức.
Hệ thống kiểm soát nội bộ và các biện pháp bảo vệ để bảo mật an toàn dữ liệu
trong hệ thống thông tin
2.1.3 Phân loại hệ thống thông tin
2.1.3.1 Phân loại hệ thống thông tin theo cấp độ quản lý
Hệ thống xử lý nghiệp vụ (Transaction Processing Systems - TPS): thu thập
và phản ánh các hoạt động phát sinh hàng ngày tại doanh nghiệp để cung cấp các
thông tin phục vụ chủ yếu cho cấp độ kiểm soát hoạt động. Ví dụ như, hệ thống theo
dõi khách hàng, hệ thống quản lý sản xuất, hệ thống quản lý kho hàng…
Các loại hình tác nghiệp của mỗi tổ chức là khác nhau.
- Với hầu hết các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh việc xử lý giao dịch
tác nghiệp là phần công việc chủ yếu trong hoạt động hàng ngày của tổ chức.
- Các giao dịch tác nghiệp của tổ chức đều được thực hiện theo các quy trình
chặt chẽ, rõ ràng và chính xác.
TPS xử lý các dữ liệu thu được từ các hoạt động giao dịch tác nghiệp của tổ
chức, cung cấp thông tin để phục vụ các hoạt động quản lý tác nghiệp
Hệ thống thông tin quản lý (Management Information Systems - MIS):
Gồm nhiều kênh thông tin cung cấp thông tin hỗ trợ cho các hoạt động chức năng, hỗ
trợ cho quá trình ra các quyết định của các cấp quản lý thông qua việc cung cấp thông
tin để hoạch định, tổ chức, thực hiện và kiểm soát quá trình hoạt động của doanh


14
nghiệp. Ví dụ như, hệ thống quản lý bán hàng, hệ thống lập kế hoạch ngân sách, hệ
thống phân tích, lập kế hoạch nguồn nhân sự, hệ thống phân tích tài chính…

Hệ thống thông tin quản lý là hệ thống phục vụ các chức năng lập kế hoạch,
giám sát và ra quyết định ở các cấp quản lý.
Ở cấp chiến thuật
- Thu thập: dữ liệu khối lượng lớn,^ từ Hệ thống xử lý giao dịch, (nguồn dữ liệu
ngoài tổ chức)
- Xử lý: các quy trình đơn giản (tổng kết, so sánh)
- Phân phối: các báo cáo tổng kết, tóm tắt
- Người dùng: nhà quản lý bậc trung
Hệ thống hỗ trợ ra quyết định (Decision Support Systems - DSS): sử dụng
các dữ liệu thu thập và các thông tin tạo ra từ hệ thống xử lý nghiệp vụ để tổng hợp,
phân tích thông tin theo yêu cầu của từng nhà quản lý ở cấp độ kiểm soát quản lý. Hệ
thống này đòi hỏi phải có khả năng linh hoạt trong việc kết xuất thông tin nhằm đáp
ứng các yêu cầu đa dạng của thông tin.
Hệ thống trợ giúp ra quyết định hỗ trợ các nhà quản lý ra các quyết định đặc
thù, nhanh thay đổi và không có quy trình định trước
Ở cấp chiến thuật
- Thu thập: dữ liệu khối lượng nhỏ
- Xử lý: phân tích, tương tác
- Phân phối: các báo cáo phân tích (quý, năm), thông tin trợ giúp quyết định
- Người dùng: Nhà quản lý cấp trung gian
- DSS cũng có thể được sử dụng để phục vụ cho các nhà quản lý cấp cao/cấp
chiến lược
Hệ thống hỗ trợ điều hành (Executive Support Systems - ESS): thông tin
cung cấp từ hệ thống này mang tính khái quát, tổng hợp cao. Thông qua các công cụ
phân tích, các quy luật về suy luận được lưu trữ và thiết lập sẵn, các nhà quản lý cấp
cao trong doanh nghiệp có thể tạo ra thông tin theo yêu cầu, cân nhắc, đánh giá các
phương án, xu hướng để đưa ra các dự báo, chiến lược phát triển trung và dài hạn cho
doanh nghiệp. Ví dụ như, hệ thống dự báo xu hướng bán hàng trong 5 năm, hệ thống
dự báo ngân sách trong 5 năm…



15

Executive Support
Systems (ESS)

Management

Decision Support
Systems (DSS)

Information Systems
(MIS)

Transaction Processing
Systems (TPS)

Sơ đồ 2.2: Phân loại hệ thống thông tin theo cấp độ quản lý
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
2.1.3.2 Phân loại hệ thống thông tin theo chức năng
Quá trình sản xuất kinh doanh tổng quát bắt đầu từ việc chuyển hoá các yếu
tố đầu vào của quá trình sản xuất thành các sản phẩm hoàn thành, làm gia tăng các
giá trị của sản phẩm và dịch vụ cung cấp và sau đó sẽ cung cấp cho khách hàng. Mỗi
nội dung của quá trình này sẽ cần những loại thông tin khác nhau. Do đó hệ thống
thông tin quản lý có nhiệm vụ phải thu thập và phản ánh xuyên suốt quá trình trên,
để cung cấp các loại thông tin mang nội dung khác nhau cho các nhà quản lý về tình
hình hoạt động của doanh nghiệp.



×