Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

Nghiên cứu giá trị tiên lượng của chỉ số đuôi sao chổitrên siêu âm phổi ở BN suy tim có phân suất tống máu giảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 103 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy tim là một hội chứng thường gặp trên lâm sàng, là giai đoạn diễn biến
cuối của các bệnh lý tim mạch. Bệnh có tỉ lệ hiện mắc, tử vong và chi phí điều trị
cao[1]. Do vậy suy tim hiện vẫn là mối quan tâm hàng đầu trong chăm sóc sức
khỏe cộng đồng. Tần suất suy tim 1-2% trên quần thể người trưởng thành ở
các quốc gia phát triển và tăng đến > 10% trên dân số những người > 70 tuổi
[2]. Thống kê tại Mỹ năm 2005 có trên 5 triệu người bị suy tim với chi phí điều
trị ước đoán 27,9 tỷ đô la Mỹ[1].
Mặc dù điều trị nội khoa tối ưu kết hợp với điều trị can thiệp đã giúp cải
thiện đáng kể các triệu chứng và dấu hiệu của suy tim nhưng kết cục sau ra
viện của các bệnh nhân (BN) suy tim vẫn còn rất tồi. Nghiên cứu ESC-HF
pilot (2010) cho thấy tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân trong 12 tháng ở BN
suy tim sau nhập viện là 17%, suy tim mạn tính ổn định theo dõi ngoại trú là
7% và tỉ lệ tái nhập viện lần lượt trên 2 quần thể này là 44% và 32%[3].
Trong suy tim cấp hay những đợt mất bù cấp của suy tim mạn, tình trạng
sung huyết phổi do tăng áp lực của thất trái và nhĩ trái là nguyên nhân dẫn đến
các triệu chứng và dấu hiệu của suy tim sung huyết, đây là một trong những lý
do chính khiến các BN suy tim phải nhập viện[4],[5]. Tình trạng sung huyết
phổi được chứng minh là xảy ra trước khi có các biểu hiện lâm sàng khởi phát
vì vậy đánh giá được ứ huyết phổi sẽ giúp tiên lượng sớm tình trạng suy tim
mất bù sắp xảy ra, là vấn đề chính trong chẩn đoán và tiên lượng cho các BN
suy tim. Tuy nhiên việc đánh giá tình trạng ứ huyết phổi sớm vẫn còn là thách
thức và chưa có tiêu chuẩn vàng.
Siêu âm phổi được xem như là một phần mở rộng thêm của siêu âm tim,
ứng dụng chủ yếu của siêu âm phổi trong thực hành tim mạch là đánh giá dấu
hiệu “đuôi sao chổi” (Ultrasound Lung Comets: ULCs) hay còn gọi dấu hiệu
B-lines, đây là dấu hiệu siêu âm đặc trưng cho hội chứng kẽ - phế nang [6].
Tổng số “B-lines” thu được trên các của sổ siêu âm phổi sẽ cho ta tính được



2

chỉ số đuôi sao chổi (chỉ số ULCs), là một thông số giúp định lượng nhanh
mức độ ứ huyết phổi [7, 8]. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy, siêu
âm phổi là một phương tiện chẩn đoán nhanh, rất dễ thực hiện với độ chính
xác cao và không gây hại [7],[9].
Siêu âm phổi đã được công nhận trong báo cáo khoa học của Hội Tim
mạch châu Âu (ESC) từ năm 2010 như một “phương pháp hữu ích để đánh
giá ứ huyết phổi” và năm 2015 Hội suy tim (ESC/HFA) và Hội cấp cứu
(EUSEM) châu Âu đã đưa ra khuyến cáo “Siêu âm phổi nên là xét nghiệm
đầu tiên để đánh giá ứ huyết phổi ở những BN nghi ngờ suy tim cấp’’[10].
Trong 10 năm gần đây, một số nghiên cứu của các tác giả trên thế giới
đã chứng minh được vai trò của chỉ số ULC, không chỉ giúp chẩn đoán các
nguyên nhân khó thở cấp do tim hay không do tim, định lượng mức độ ứ
huyết phổi mà còn có giá trị tiên lượng các biến cố tái nhập viện và tử vong
sau ra viện ở BN suy tim [11], [12], [13],[14]. Điều này rất có ích cho các bác
sĩ lâm sàng, giúp họ có thể phân tầng tiên lượng cho các BN suy tim sau ra
viện, thuận lợi cho công tác quản lý theo dõi BN suy tim mạn tính ngoại trú.
Tại Việt Nam, hiện nay chỉ số ULC vẫn chưa được áp dụng phổ biến trong
thực hành tim mạch, các nghiên cứu liên quan đến chỉ số này còn rất hạn chế và
chưa có nghiên cứu nào đề cập đến giá trị tiên lượng tái nhập viện và tử vong
của chỉ số ULCs . Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu giá trị tiên
lượng của chỉ số đuôi sao chổi trên siêu âm phổi ở BN suy tim có phân suất
tống máu giảm” với hai mục tiêu sau:
1.

Tìm hiểu mối liên quan giữa chỉ số ULCs trên siêu âm phổi lúc nhập
viện với một số thông số khác trong đánh giá mức độ suy tim ở BN suy
tim phân suất tống máu giảm .


2.

Tìm hiểu giá trị của chỉ số ULCs trong tiên lượng tử vong tại viện, tái
nhập viện và tử vong ngắn hạn (sau 3 tháng).


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1.Đại cương về suy tim
1.1.1. Định nghĩa suy tim
Theo khuyến cáo ESC 2016: “Suy tim là một hội chứng lâm sàng đặc
trưng bởi các triệu chứng điển hình (VD: khó thở, phù chân và mệt mỏi) mà
có thể đi kèm với các dấu hiệu (VD: tĩnh mạch mạch cổ nổi, ran phổi và phù
ngoại vi) gây ra bởi bất thường cấu trúc và/hoặc chức năng tim mạch, dẫn đến
cung lượng tim giảm và/hoặc áp lực trong tim cao lúc nghỉ hoặc khi gắng
sức/tress ”[15],[16].
1.1.2. Dịch tễ học suy tim
1.1.2.1. Tỷ lệ mắc suy tim
Tỷ lệ mắc suy tim tăng dần theo tuổi, nam giới cao hơn so với nữ giới.
Trong nghiên cứu Framingham, tỷ lệ mắc bệnh thường niên của suy tim ở
nam giới 3/1000 người trong độ tuổi 50-59 và 27/1000 người trong độ tuổi
80-89, tỷ lệ này ở phụ nữ 2/1000 người trong độ tuổi 50-59 và 22/1000 người
trong độ tuổi 80-89[17]. Một nghiên cứu lớn khác được tiến hành tại Scotland
từ tháng 4/1999 đến tháng 3/2000 cho thấy, tỷ lệ mắc suy tim ở nam giới độ
tuổi 45-64 là 4,3/1000 người và 134/1000 người ở độ tuổi trên 85, với nữ giới
tỷ lệ này là 3,2/1000 người và 85,2/1000 người ở độ tuổi trên 85[18].
1.1.2.2. Tỷ lệ tử vong trong suy tim

Tử vong trong suy tim thường do 2 nhóm nguyên nhân chính là suy
bơm và rối loạn nhịp. Tỷ lệ tử vong ở BN suy tim là rất cao. Tỷ lệ này cũng
tăng lên theo tuổi. Nghiên cứu Framingham cho thấy tỷ lệ tử vong do mọi
nguyên nhân trong 1 năm của BN suy tim là 57% ở nữ và 64% ở nam, tỷ lệ sống
sót sau 5 năm ở nam là 25% và ở nữ là 38% [17]. Nghiên cứu tại Scotland trên
các BN suy tim, tỷ lệ tử vong trong 30 ngày sau ra viện là 10,41% ở nhóm BN
tuổi dưới 55 và tỷ lệ tử vong trong 5 năm là 46,75%, ngược lại tỷ lệ này ở nhóm


4

BN tuổi 75-84 tuổi là 21,18% trong 30 ngày sau ra viện và 88% trong vòng 5
năm [18].
1.1.2.3. Tỷ lệ nhập viện do suy tim.
Nhờ những tiến bộ về các phương pháp điều trị cho BN suy tim mà tỷ
lệ sống sót ở BN suy tim đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên tỷ lệ tái nhập viện
vì suy tim vẫn tăng từ 92/1000 người trong năm 1990-1991 đến 124/1000
trong năm 1997-1998. Tái nhập viện ở BN suy tim chiếm một phần đáng kể
trong gánh nặng nhập viện của các bệnh lý tim mạch. Theo Feldman và cộng
sự trên các BN lớn tuổi suy tim, có khoảng 16,6% đến 22% BN tái nhập viện
trong vòng 30 ngày và từ 46,7% đến 49,4% trong vòng 6 tháng[19].
1.1.3. Phân loại suy tim
1.1.3.1. Phân loại suy tim: Có nhiều cách phân loại suy tim dựa trên các cơ sở
- Hình thái định khu: Suy tim phải, suy tim trái và suy tim toàn bộ
- Tình trạng tiến triển: Suy tim cấp và suy tim mạn tính.
- Cung lượng tim: Suy tim giảm cung lượng và suy tim tăng cung lượng
- Theo cơ chế sinh lý: Suy tim do tăng tiền gánh và suy tim do tăng hậu gánh.
- Thuật ngữ phân loại suy tim theo tiến triển [2, 20]:
+ BN đã biết suy tim trước đây trong 1 khoảng thời gian được gọi
là suy tim mạn (chronic HF) gồm 2 loại: Suy tim mạn ổn định (stable

chronic HF) với triệu chứng và dấu hiệu không thay đổi trong thời gian ít
nhất 1 tháng, suy tim mạn mất bù (decompensated chronic HF) khi triệu
chứng và dấu hiệu suy tim xấu hơn, tình trang xấu đi có thể diễn tiến chậm
hoặc đột ngột và thường là nguyên nhân khiến BN phải nhập viện.
+ Suy tim cấp (acute HF) để chỉ những trường hợp bệnh khởi phát
đột ngột hoặc xấu đi của triệu chứng và/hoặc dấu hiệu suy tim trước đó, nó có
thể xảy ra lần đầu gọi là suy tim cấp lần đầu (first occurrence of acute HF)
hoặc xảy ra nhiều lần là hậu quả của những đợt mất bù cấp của suy tim mạn
(acute decompensation of chronic HF).


5

- Suy tim sung huyết (congestive HF) là thuật ngữ mô tả suy tim mạn
hoặc cấp với bằng chứng quá tải thể tích.
- Suy tim tiến triển (advanced HF) được sử dụng ở những BN có triệu
chứng nặng, mất bù tái phát và rối loạn chức năng tim nặng.
- Phù phổi cấp là một thuật ngữ lâm sàng để chỉ BN với triệu chứng và
hình ảnh X-Quang sung huyết phổi diễn tiến nhanh do tăng áp lực mao mạch
phổi bít.
1.1.3.2. Phân độ chức năng và giai đoạn trong suy tim
Bảng 1.1. Các giai đoạn của suy tim theo AHA/ACCF 2013 và phân độ suy
tim theo NYHA [20]
Các giai đoạn của suy tim theo
AHA/ACCF
A
Có nguy cơ cao bị suy tim
nhưng chưa có bệnh lý về
cấu trúc tim hoặc triệu
chứng của suy tim

B
Có bệnh lý về cấu trúc tim
nhưng chưa có dấu hiệu
hoặc triệu chứng của suy
tim
C
Có bệnh lý cấu trúc tim đi
kèm với các triệu chứng
trước đây hoặc hiện tại
của suy tim

Phân độ chức năng theo NYHA
Không

I

Không hạn chế hoạt động thể lực. Hoạt
động thể lực thông thường không gây
mệt, khó thở hay hồi hộp

I

Không hạn chế hoạt động thể lực. Hoạt
động thể lực thông thường không gây
mệt, khó thở hay hồi hộp

II

Hạn chế nhẹ hoạt động thể lực. BN dễ
chịu khi nghỉ ngơi nhưng hoạt động

thể lực thông thường có thể gây mệt,
hồi hộp, khó thở hay đau ngực
Hạn chế đáng kể các hoạt động thể lực.
BN dễ chịu khi nghỉ ngơi nhưng chỉ
hoạt động thể lực nhẹ có thể gây triệu
chứng cơ năng.
Không thể làm bất kỳ hoạt động thể
lực nào. Triệu chứng cơ năng của suy
tim xảy ra ngay khi nghỉ ngơi, chỉ một
vận động thể lực nhẹ cũng làm triệu
chứng cơ năng gia tăng.

III

D

Suy tim kháng trị cần có IV
những biện pháp can thiệp
đặc hiệu


6

1.1.4. Chẩn đoán suy tim
1.1.4.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán
Theo ESC 2016[15],[16] có 3 nhóm tiêu chuẩn chính giúp chẩn đoán suy
tim là:
- Tiêu chuẩn thứ 1: Triệu chứng và/hoặc dấu hiệu suy tim gộp lại thành 1
tiêu chuẩn.
- Tiêu chuẩn thứ 2: Peptide lợi niệu Na là một tiêu chuẩn thu

- Tiêu chuẩn thứ 3: Có bất thường cấu trúc và/ hoặc chức năng thất trái
(dày thất trái, lớn nhĩ trái, RLCN tâm trương).
Phân số tống máu thất trái EF sẽ giúp phân làm 3 loại suy tim. Và khi
BN có EF < 40% cùng với triệu chứng và/hoặc dấu hiệu suy tim thì không
cần các tiêu chuẩn khác.
Bảng 1.2. Định nghĩa suy tim theo EF[15],[16]
Tiêu
chuẩn

Suy tim EF

Suy tim EF khoảng

Suy tim EF bảo

giảm(HFrEF)
giữa(HFmrEF)
tồn(HFpEF)
Triệu chứng ± dấu Triệu chứng ± dấu hiệu Triệu chứng ± dấu hiệu
hiệu (dấu hiệu có thể (dấu hiệu có thể không có (dấu hiệu có thể không có

1

không có trong giai trong giai đoạn sớm của trong giai đoạn sớm của
đoạn sớm của suy tim suy tim hoặc ở những BN suy tim hoặc ở những BN
hoặc ở những BN đã đã điều trị lợi tiểu)

2

3


điều trị lợi tiểu)
EF < 40%

đã điều trị lợi tiểu)

EF 40-49%
1. Peptide lợi niệu Na

EF ≥ 50%
1.Peptide lợi niệu Na

tăng (BNP > 35 pg/ml,

tăng (BNP > 35 pg/ml,

NT-proBNP > 125 pg/ml)

NT-proBNP > 125 pg/ml)

2. Có ít nhất 1 trong các

2.Có ít nhất 1 trong các

tiêu chuẩn thêm vào sau:

tiêu chuẩn thêm vào sau:

a. Dày thất trái và/hoặc


a. Dày thất trái và/hoặc

lớn nhĩ trái

lớn nhĩ trái

b. RL chức năng tâm

b. RL chức năng tâm

trương

trương

1.1.4.2. Triệu chứng và dấu hiệu của suy tim
Bảng 1.3. Các triệu chứng và dấu hiệu suy tim[2],[15, 16].


7

Triệu chứng
Điển hình

Dấu hiệu
Đặc hiệu

Khó thở

TMC nổi


Khó thở tư thế

Phản hồi gan TM cổ

Khó thở kịch phát về đêm

Tiếng tim thứ 3 (nhịp Gallop)

Giảm dung nạp gắng sức

Diện đập mỏm tim lệch

Mệt mỏi
Phù chân
Ít điển hình
Ho về đêm

Ít đặc hiệu
Tăng cân (> 2 kg/tuần)

Thở khò khè

Giảm cân (trong HF tiến triển)

Cảm giác sưng phồng

Tiếng thổi tim

Ăn mất ngon


Phù ngoại biên

Lẫn lộn (đặc biệt người lớn tuổi)

Ran phổi

Trầm cảm

Tràn dịch MP

Đánh trống ngực

Nhịp tim nhanh

Choáng váng

Mạch không đều

Ngất

Thở nhanh
Nhịp thở Cheyne Stokes
Gan to
Cổ trướng
Chi lạnh
Thiểu niệu
HA kẹt

1.2. Ứ huyết phổi ở BN suy tim
Trong suy tim do sự tăng áp lực của thất trái và nhĩ trái, dẫn tới sự tăng

áp lực trong các tĩnh mạch phổi và mao mạch phổi, máu bị ứ trệ trong các
mao mạch phổi làm tăng áp lực mao mạch phổi bít (PCWP) có thể dẫn đến sự


8

phân bố lại dịch dư thừa trong phổi, kết quả là phù nề phổi và phế nang, đặc
trưng cho những gì chúng ta có thể định nghĩa cho sự sung huyết phổi[5]. Các
dấu hiệu lâm sàng của sung huyết phổi gồm: Khó thở, phù, ran ẩm ở phổi và
tĩnh mạch cổ nổi, đây là những triệu chứng và dấu hiệu điển hình của suy tim
sung huyết khiến phần lớn BN suy tim phải nhập viện[5],[14]. Tình trạng tiến
triển của suy tim thường không được để ý cho đến khi những triệu chứng hay
dấu hiệu này xuất hiện và tăng lên, mặc dù phần lớn BN suy tim đều có tình
trạng quá tải dịch, đặc biệt là tình trạng sung huyết phổi được xác nhận
bằng hình ảnh X-quang ngực (bóng tim to, rốn phổi đậm, đường Kerley B
đáy phổi, có thể có tràn dịch màng phổi...).
Sinh lý bệnh của tình trạng ứ huyết phổi: PCWP bình thường là 8-10
mmHg. Khi áp lực mao mạch phổi tăng cao vượt quá các kháng lực duy trì dịch
bên trong lòng mạch máu: Áp lực keo của huyết tương, áp lực thuỷ tĩnh của mô kẽ
thì dịch từ lòng mạch sẽ thoát quản và tích tụ trong khoang mô kẽ phổi gọi là phù
mô kẽ phổi (giai đoạn đầu). Khi áp lực mao mạch phổi tăng nặng thêm thì các phế
nang sẽ tràn ngập dịch và các hồng cầu cùng với các đại phân tử khi đó được gọi
là lụt phế nang, dẫn đến rối loạn trao đổi khí gây đến hạ Oxy máu[5],[21].
Các nguyên nhân tăng áp lực mao mạch phổi: Suy thất trái do hậu quả
của nhiều bệnh, do cản trở dòng máu qua van hai lá (hẹp van hai lá, kẹt van 2
lá, u nhầy nhĩ trái), các bệnh tắc nghẽn mạch phổi [5] ,[20].
Ứ huyết phổi là tình trạng phổ biến ở các BN có những đợt mất bù cấp
của suy tim mạn. Nó liên quan đến nhiều cơ chế không đồng nhất như: Tình
trạng quá tải dịch trong thất trái ở BN phân suất tống máu giảm hoặc sự tái
phân bố dịch trong phổi. Triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng đặc trưng cho tình

trạng ứ huyết phổi thường biểu hiện muộn. Việc xác định ứ huyết phổi sớm
bằng phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn đáng tin cậy và khách
quan sẽ mang lại lợi ích về sinh lý học, chẩn đoán, điều trị và tiên lượng cho
bác sĩ lâm sàng. Ở những BN suy tim mạn khi tình trạng mất bù cấp sắp xảy


9

ra, thường có thời gian ủ bệnh nhiều ngày và nhiều tuần, trong đó có sự tích tụ
dần dịch trong khoảng kẽ giữa các phế nang. Phát hiện và điều trị ứ huyết
phổi trước khi nó thực sự có các biểu hiện rõ ràng trên lâm sàng có thể ngăn
ngừa được việc tái nhập viện và tiến triển của suy tim. Khi tình trạng ứ huyết
phổi được giải phóng tiên lượng BN sẽ tốt hơn.
Một số phương pháp vẫn đang được dùng để đánh giá tình trạng ứ huyết
phổi như: X-quang ngực (ứ huyết phổi thường biểu hiện trên X-quang ở giai
đoạn muộn và không chính xác, với độ nhạy và độ đặc hiệu không cao), chụp
cắt lớp vi tính (phức tạp và không được chỉ định rộng rãi), đo áp lực mao
mạch phổi bít qua catherter (phương pháp này có độ chính xác cao tuy nhiên
đây là phương pháp xâm lấn, và không được sử dụng rộng rãi. Đánh giá tình
trạng ứ huyết phổi bằng siêu âm phổi thông qua chỉ số đuôi sao chổi là một
thăm dò đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp có thể lặp lại nhiều lần để chẩn
đoán và theo dõi điều trị [5],[9],[14].
1.3. Một số yếu tố tiên lượng ở BN suy tim
1.3.1. Tiên lượng qua độ NYHA
Độ NYHA là một chỉ số đơn giản, được sử dụng nhiều nhất để tiên
lượng BN suy tim. Sau khi được điều trị nội khoa tối ưu, những BN có chức
năng tâm thu thất trái giảm có tỷ lệ tử vong hàng năm là 10 – 15% ở BN có
NYHA I và II, 15-20% ở BN có NYHA III và 20 – 50% ở BN có NYHA
IV[22]. Tỷ lệ này sẽ cao hơn nếu đi kèm các yếu tố nguy cơ khác nhau như
suy thận và hạ Natri máu [23]. Nguy cơ đột tử cũng tăng lên nếu độ NYHA

càng cao.
1.3.2. Tiên lượng qua các chỉ số siêu âm tim: EF, Dd, LA
Dd và EF là các thông số có giá trị dự báo mạnh tỷ lệ tử vong đặc biệt
khi BN có độ NYHA III và IV. Những BN có độ NYHA IV và EF < 25% tỷ lệ
sống sót trong 2 năm là 60% nếu Dd < 70 mm. Nhưng nếu cùng nhóm BN đó


10

có Dd > 85 mm thì tỷ lệ sống sót lại giảm xuống rất nhanh còn 20%[24]. Dd
lớn và EF giảm phản ánh trung thực tình trạng suy cơ tim và suy bơm.
Theo Rafael Vazquez và cộng sự [25], LA > 26 mm/m2 có ý nghĩa tiên
lượng tử vong ở BN suy tim mạn tính.
1.3.3. Một số dấu ấn sinh học (NT- pro BNP, troponin T) giúp tiên lượng
BN suy tim
BNP và NT- ProBNP được sinh ra do sự căng dãn quá mức của tế bào cơ
tim. Chính vì vậy mà nồng độ BNP và NT – pro BNP tỷ lệ thuận với mức độ
suy tim. Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh NT – Pro BNP là yếu tố tiên
lượng độc lập ở BN suy tim mạn tính [26]. Theo Masson Serger và Latini
Roberto, tỷ lệ tử vong tăng rõ rệt ở những BN suy tim mãn có nồng độ NT –
pro BNP > 1000 mg/ml [27].
Troponin T đặc hiệu cho cơ tim và có liên quan trực tiếp đến mức độ
hoại tử của cơ tim đang được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng trong việc chẩn
đoán và tiên lượng nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, trong những năm gần đây
nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh việc tăng nồng độ Troponin T
làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến cố tim mạch và nguy cơ tử vong trong
nhóm BN suy tim mạn [28]. Theo Eduardo R. Per và cộng sự tăng Troponin T
là yếu tố tiên lượng xấu cho BN suy tim mạn . Theo Stanton, Eric B và cộng
sự trên 211 BN suy tim mãn NYHA III, IV theo dõi sau 1 tháng cho thấy BN
có troponin T tăng sẽ tăng nguy cơ tử vong [29].

1.3.4. Một số thang điểm tiên lượng ở BN suy tim
- Thang điểm MUSIC [25],[30]: Năm 2003 Rafael Vazquez và cộng sự
tiến hành khảo sát trên 992 BN suy tim mạn từ 4/2003 đến 12/2004, với thời
gian theo dõi trung bình là 44 tháng. Trong quá trình nghiên cứu các nhà
nghiên cứu đã chọn ra 10 thông số có giá trị tiên lượng độc lập. Bằng thuật
toán phân tích hồi quy đa biến các nhà nghiên cứu đã xây dựng lên thang
điểm MUSIC
Bảng 1.4. Thang điểm MUSIC [25],[30]


11

TV
Thành phần

chun
g

TV do

Suy

Đột

tim

bơm

tử


Tiền sử biến cố xơ vữa động mạch

3

3

8

ĐKNT > 26 mm/m2

8

9

9

EF ≤ 35%

5

5

5

Rung nhĩ

3

Blốc nhánh trái hoặc chậm dẫn truyền trong


7

thất
Ngoại tâm thu thất hoặc nhịp nhanh thất không

11

3

4

MLCT < 60 ml/phút/1,73m2

4

4

5

Na+ máu ≤ 138 mmol/l

3

3

4

NT-proBNP > 1000 ng/l

7


7

10

Troponin T > 0,14 ng/ml

4

5

7

Tổng điểm tối đa

40

40

40

40

BN nguy cơ cao nếu tổng điểm >

20

20

20


20

bền bỉ

7

7

- Thang điểm Seattle Heart Failure Model (SHFM)[31]: Ra đời năm
2006 dựa trên nghiên cứu PRAISE1[32], SHFM dự đoán khá chính xác khả
năng sống còn của những BN với việc sử dụng 21 thông số thông dụng. Thời
điểm đánh giá biến cố tử vong 6 tháng và 1 năm.
Bảng 1.5. Thang điểm Seattle Heart Failure Model [31]
STT

Yếu tố tiên lượng

HR

1

Tuổi (Thập niên)

1,090

2

Giới (Nam)


1,089

3

NYHA

1,600

4

100/EF

1,030


12

5

Bệnh cơ tim thiếu máu

1,354

6

Huyết áp tâm thu (mỗi 10 mmHg)

0,877

7


Liều lợi tiểu (mg/kg/ngày)

0,877

8

Ức chế men chuyển

0,770

9

Chẹn beta giao cảm

0,660

10

Ức chế thụ thể

0,850

11

Kháng thụ thể aldosterone

0,740

12


Statin

0,630

13

Allopurinol

1,571

14

Statin

0,630

15

Máy tạo nhịp hai buồng

1,000

16

Cấy máy phá rung tự động (ICD)

0,730

17


Máy tạo nhịp hai buồng + ICD

0,790

18

Natri máu (138 – natri máu, mmol/l)

1,050

19

100/cholesterol (dl/mg)

2,206

20

Nếu hemoglobin < 16, 16 – hemoglobin (g/dl)

1,124

21

Nếu hemoglobin > 16, hemoglobin – 16 (g/dl)

1,336

22


Bạch cầu lympho (mỗi 5 %)

0,897

23

Acid uric (mg/dl)

1,064


13

- Thang điểm ELAN-HF [33]: Thang điểm ELAN – HF là một thang
điểm mới ra đời năm 2014 dựa trên một phân tích gộp gồm 7 nghiên cứu
thuần tập với 1301 BN nhập viện vì suy tim. Tiêu chí chính được đánh giá là
tử vong do mọi nguyên nhân hoặc tái nhập viện vì nguyên nhân tim mạch.
Thang điểm này sử dụng 6 thông số cơ bản trong đó chỉ số NT-proBNP được
phân chia khá kỹ với số điểm được cho khá cao, điểm tối thiểu là 0, điểm tối
đa là 11. Thời điểm đánh giá biến cố sau ra viện 3 tháng và 6 tháng. Thang
điểm này được sử dụng để phân tầng nguy cơ cho các BN suy tim trước khi ra
viện, giúp bác sĩ lâm sàng có chiến lược theo dõi và điều trị BN.
Bảng 1.6. Thang điểm ELAN – HF [33]
STT
1
2
3
4
5

6
7
8

Yếu tố tiên lượng
Mức độ giảm NT – proBNP ≤ 30%
NT – proBNP khi ra viện, pg/ml
1500 – 5000
5001 – 15000
> 15000
Tuổi ≥ 75
Phù chân lúc nhập viện
Huyết áp tâm thu khi nhập viện ≤ 115 mmHg
Natri máu khi nhập viện < 135 mmol/l
Ure máu khi ra viện ≥ 15 mmol/l
NYHA khi ra viện III/IV
- Phân tầng nguy cơ tử vong theo thang điểm ELAN-HF

Điểm
1
1
3
4
1
1
1
1
1
1


Bảng 1.7. Nguy cơ tử vong theo thang điểm ELAN-HF[33]
Điểm ELAN-HF Mức độ nguy cơ Tỷ lệ tử vong (%)
≤2
Thấp
3,6
3-4
Trung bình
9,2
5-7
Cao
23,5
≥8
Rất cao
51,7
1.4. Tổng quan về dấu hiệu “đuôi sao chổi” (dấu hiệu B-lines) trên siêu
âm phổi
1.4.1. Lịch sử, nguồn gốc, nguyên lý hình thành dấu hiệu “đuôi sao chổi”


14

1.4.1.1. Lịch sử và nguồn gốc của dấu hiệu “đuôi sao chổi”
Năm 1989 khi Daniel Lichtenstein đã mô tả “đuôi sao chổi” như là một
dấu hiệu siêu âm đặc hiệu của hội chứng phế nang – kẽ (hình 1.1.B). Cho đến
nay đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này: Picano, Volpicelli,
Jambrik, Gargani, Frassi, Lichtenstein, Soldati, Copetti, Mallamaci,
Donadio...[7],[14],[34]. Đuôi sao chổi là tên ban đầu được các tác giả đặt sau
đó nhiều tác giả đã đồng thuận về thuật ngữ ‘’B-lines’’ là tên chính thức được
chọn để đặt cho dấu hiệu đuôi sao chổi này [14].


A: Phổi bình thường

B: Phổi ứ huyết

C: Phù phổi (B-lines

Dấu hiệu A-Line

(Dấu hiệu B-lines)

hoà lẫn vào nhau)

Hình 1.1. A: Phổi bình thường , B: Dấu hiệu “Đuôi sao chổi”, C: Phù phổi
Phổi bình thường biểu hiện trên siêu âm là màu đen, có các đường cơ
bản của nhu mô phổi theo trục ngang: Dấu trượt màng phổi, A-line (hình
1.1A). Khi phổi ứ huyết trong hội chứng kẽ - phế nang biểu hiện trên siêu âm
phổi là sự xen lẽ giữa màu đen và màu trắng tức là có sự xuất hiện của dấu
hiệu đuôi sao chổi hay dấu hiệu B-lines (hình 1.1B). Trường hợp có phù phế
nang thì phổi trắng hoàn toàn là sự kết hợp và hoà lẫn vào nhau của các
đường B-lines (hình 1.1C)
1.4.1.2. Nguyên lý tạo thành và đặc điểm của dấu hiệu B-lines .
Hình ảnh siêu âm phổi bản thân nó là những hình ảnh giả do phản xạ của
sóng siêu âm từ đường màng phổi lá thành theo mặt phân cách giữa khí và dịch


15

của vách liên thùy. Sóng siêu âm đi qua tổ chức phổi bình thường ứ khí sẽ hình
thành các hình ảnh giả do phản xạ hoàn toàn của sóng siêu âm tạo ra các đường
nằm ngang lặp đi lặp lại với những khoảng cách bằng với khoảng cách từ lá

thành màng phổi đến da. Những đường đó gọi là đường A-lines (hình 1.1A).
Trong hội chứng phế nang - kẽ, dịch tích tụ trong khoảng mô kẽ giữa các
phế nang, nhiều hơn dịch tích tụ trong lòng các phế nang. Sóng âm khi đến
màng phổi, gặp dịch tích tụ trong mô kẽ - phế nang sẽ bị giữ lại. Sóng âm di
chuyển tới lui và phản hồi liên tục trong hỗn hợp khí- dịch dẫn đến hiệu ứng
cộng hưởng, tạo ra dấu hiệu đuôi sao chổi hay B-lines (hình 1.2).

Hình 1.2. Cơ sở vật lý của sự hình thành B-lines trên siêu âm phổi [35, 36]
- Chẩn đoán đường B-lines (Hình1.3): Đường B-lines trên siêu âm phổi
cần thỏa mãn đủ 4 đặc điểm sau [35],[36]:


16

- Bắt đầu từ đường màng
phổi đến gờ màn hình
- Di chuyển đồng bộ với
dấu phổi trượt
- Những đường tăng âm,
dài, không bị mờ đi theo
trục dọc (giống tia laser)
- Xóa những đường ngang
cơ bản của nhu mô phổi
(A-lines).
Hình 1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán B-lines
Cần lưu ý rằng siêu âm phổi thấy 1 - 3 B-lines có thể là bình thường, đặc
biệt B-lines là ở vùng sau dưới khi BN nằm lâu. Thực chất cơ chế của việc xuất
hiện B-lines là tất cả các nguyên nhân gây ra tụ dịch trong mô kẽ - phế nang
như: Phù phổi cấp, viêm phổi, bệnh phổi mô kẽ, dập phổi..[36].Về mặt giải
phẫu, khoảng cách giữa các phế nang khoảng 3mm, khoảng cách giữa các

vách liên tiểu thùy phổi khoảng 7mm. Do đó khi siêu âm phổi nếu thấy
khoảng cách giữa các B-lines là 7mm thì khả năng là phù mô kẽ, nếu khoảng
cách giữa các B-lines là 3mm thì có khả năng dịch đã tràn vào các phế nang
(phù phế nang). Khi theo dõi BN khoảng cách giữa các B-lines càng ngắn thì
bệnh càng nặng và ngược lại [36].
1.4.2. Vai trò của siêu âm phổi khi đánh giá chỉ số ULCs
1.4.2.1. Vai trò của chỉ số ULCs trong đánh giá tình trạng sung huyết phổi
Các nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới cho thấy, ULCs tương
quan chặt chẽ với các tiêu chuẩn chẩn đoán ứ huyết phổi trên CT-scanner [37]
và X-quang[38]. Chỉ số B-lines có tương quan với các dấu hiệu lâm sàng
(NYHA), với NT-proBNP, EF[11],[39] và áp lực mao mạch phổi bít [40].


17

Trong một phân tích gộp bao gồm 1075 BN từ 07 nghiên cứu khác nhau
cho thấy B-lines rất hữu ích trong chẩn đoán các nguyên nhân khó thở cấp tại
các phòng cấp cứu với độ nhạy là 94,1% và độ đặc hiệu là 92,4% trong chẩn
đoán suy tim mất bù cấp [41]. Các kết quả này cũng được chứng minh trong một
nghiên cứu đa trung tâm tiến hành trên 1005 BN từ 07 trung tâm của Italya và
cho thấy phương pháp siêu âm phổi chính xác hơn so với các triệu chứng lâm
sàng, X-quang ngực và nồng độ NT-proBNP trong đánh giá tình trạng ứ huyết
phổi [42]. Siêu âm phổi cũng là một công cụ hữu ích để đánh giá sự thay đổi
của tình trạng ứ huyết phổi sau khi có can thiệp của điều trị[34],[43].
1.4.2.2. Vai trò của chỉ số ULCs trong tiên lượng BN suy tim.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy vai trò của B-lines trong tiên
lượng BN suy tim[12],[13],[44],[45]: Số lượng B-lines ở thời điểm trước khi
ra viện có liên quan đến tiên lượng tái nhập viện của BN suy tim, chỉ số ULCs
và có tương quan tuyến tính với các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng như:
mức độ suy tim theo NYHA, EF, và nồng độ NT-proBNP.

Các BN suy thận giai đoạn cuối có kèm theo suy tim thì tình trạng ứ huyết
phổi rất nặng (chỉ số ULCs > 60 ) có nguy cơ tử vong cao gấp 4,2 lần so với BN
ứ huyết phổi mức độ nhẹ (chỉ số ULCs < 15 B-lines) [46].
1.4.3. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp siêu âm phổi khảo sát B-lines
1.4.3.1. Ưu điểm
- Siêu âm phổi là phương pháp an toàn, BN không phải chịu một lượng
ion phóng xạ như chụp X-quang, CT- scanner.
- Thời gian tiến hành kỹ thuật nhanh thường chỉ mất có vài phút, trung bình
từ 5-7 phút, nhiều tác giả đã ghi nhận thời gian tiến hành kỹ thuật < 3 phút.
- Đối với các BN được nghiên cứu tại khoa tim mạch, phòng siêu âm
tim, và các khoa chăm sóc đặc biệt cho thấy tính khả thi của siêu âm phổi là
100%, sự thay đổi B-lines giữa những lần quan sát liên tục là <5% và <10%


18

[34],[47] sai số giữa các bác sĩ đọc kết quả trung bình là 0,3%[13]. Siêu âm
phổi có thể lặp lại kỹ thuật nhiều lần, do đó B-lines là một dấu hiệu lý tưởng
để đánh giá những thay đổi của BN theo thời gian.
- Siêu âm phổi đánh giá B-lines là một phương pháp đơn giản, dễ thực
hiện, dễ đánh giá. Chỉ cần một buổi huấn luyện kéo dài 01 giờ và máy siêu âm
xách tay thì một bác sĩ siêu âm mới làm cũng có thể làm được siêu âm phổi
với độ chính xác cao trong đánh giá số lượng B-lines tương tự với bác sĩ tim
mạch giàu kinh nghiệm với thiết bị siêu âm hiện đại .
- Trang thiết bị: Hầu hết các máy siêu âm 2D và TM đều có thể làm được
siêu âm ULCs, không cần Doppler. Đầu dò thường được sử dụng là đầu dò
phased array ( đầu dò có hệ thống dãy tổ hợp pha): đầu dò tim tần số (2,5 –
3,5 MHz), convex và microconvexe (3,5 – 7,0 MHz) và linear (5,0 – 10
MHz). Tốt nhất nên sử dụng đầu dò tim vì nó lý tưởng để xen giữa các
khoang liên sườn và vẫn cho phép chùm tia siêu âm xuyên đủ sâu để xem cấu

trúc xa. Hơn nữa đầu dò này lại được sử dụng đồng thời trong siêu âm tim.
- Siêu âm phổi ngoài cung cấp thông tin về B-lines nó còn cung cấp thông
tin về nhiều dấu hiệu khác như: Sự hiện diện của các A-line là đường cơ bản của
nhu mô phổi bình thường, các hình ảnh về tràn dịch màng phổi và tràn khí màng
phổi. B-lines bắt đầu từ đường màng phổi lá tạng, do vậy sự xuất hiện của B-line
có thể loại trừ tràn khí màng phổi. Sự vắng mặt của B-lines, hoặc mất sự chuyển
động của dấu trượt phổi là một định hướng tin cậy đến tràn khí màng phổi [41].
1.4.3.2. Hạn chế
- Siêu âm phổi ở những BN bị vết thương lớn vùng ngực với vùng băng
rộng trên da và tràn khí dưới da làm hạn chế tiếp cận. BN béo phì làm giảm
chất lượng hình ảnh. Siêu âm phổi đánh giá tốt trong phạm vi từ nhu mô sát
màng phổi đến độ sâu 2-4 cm.


19

- Không thể chẩn đoán phân biệt hình ảnh B-lines của ứ huyết phổi khi
siêu âm phổi trên BN có bệnh lý xơ hoá màng hệ thống (trong đó có xơ hoá
phế nang) cũng gây ra tình trạng ứ dịch phân ly (dịch phế nang tách biệt với
nhu mô phổi bị xơ và khô)[48]. Trong trường hợp này cần căn cứ thêm vào
các thăm khám lâm sàng, siêu âm tim. Ngoài ra còn có sự thay đổi số lượng Blines theo tư thế BN, với số B-lines ở tư thế nằm ngửa nhiều hơn 25% so với tư
thế ngồi [49].
1.5. Các nghiên cứu về chỉ số ULCs trên thế giới và Việt Nam
1.5.1. Các nghiên cứu trên thế giới về giá trị tiên lượng của chỉ số ULCs
trên BN suy tim
Nghiên cứu Fencesca Frassi và cộng sự năm 2007[45], trên 290 BN nhập
viện vì khó thở và/hoặc đau ngực, siêu âm phổi được đánh giá tại thời điểm nhập
viện trên 28 cửa số siêu âm, tất cả BN được theo dõi trong khoảng thời gian
trung bình 16 tháng. Kết quả 62 BN có biến cố: 19 BN tử vong, 3 BN nhồi máu
cơ tim không tủ vong, 20 BN suy tim cấp nhập viện, 20 BN tử vong không do

tim mạch. Xác suất sống sót không có biến cố trong vòng 16 tháng cao nhất ở
nhóm BN có chỉ số ULCs nhập viện <5 (70%) và thấp nhất ở nhóm BN có
ULCs nhập viện > 30 (19%) với p< 0,001, kiểm định Log-rank. Chỉ số ULCs có
giá trị tiên lượng nguy cơ tử vong với HR: 2,34; 95%CI: 1,36-4,04 (hồi quy
COX đơn biến) và HR: 1,9; 95%CI: 1,1-3,4 (hồi quy COX đa biến)
Nghiên cứu Stefanco Coiro và cộng sự năm 2015 [44], trên 60 BN suy tim
nhập viện, siêu âm phổi được đánh giá tại thời điểm ra viện trên 28 của sổ siêu
âm, chỉ số ULCs ra viện trung bình 8,5 (5-34). Tiêu chí chính là tái nhập viện vì
suy tim và tử vong do mọi nguyên nhân sau ra viện 3 tháng. Trong thời gian theo
dõi có 18 BN có biến cố gộp (tử vong và tái nhập viện vì suy tim) chiếm 30%.
Kết quả trên hồi quy COX đơn biến chỉ số ULC ra viện ≥15 và ULCs ≥30 có giá
trị tiên lượng biến cố gộp tử vong và tái nhập viện với tỷ số nguy cơ lần lượt là


20

HR: 5,8; 95%CI: 2,1-6,3 và HR: 9,9; 95%CI: 3,5-28,2. Trên hồi quy COX đa
biến, chỉ số ULCs ≥30 có giá trị tiên lượng độc lập biến cố gộp tái nhập viện và
tử vong với HR: 5,66; 95%CI: 1,74-18,39.
Nghiên cứu của Luna Gargani và công sự năm 2015 [12], trên 100 BN suy
tim cấp nhập viện, siêu âm phổi được đánh giá tại thời điểm nhập viện và trước
ra viện trên 28 cửa sổ siêu âm. Tiêu chí chính là tái nhập viện vì suy tim sau ra
viện 3 tháng và 6 tháng. Trong 6 tháng theo dõi có 14BN tái nhập viện (14%),
4BN tử vong (4%). Kết quả nghiên cứu: Chỉ số ULCs ra viện là 20 ± 23 giảm rõ
rệt so với ULCs nhập viện 48 ± 48 (p<0,001). Xác xuất sống không có biến cố
gộp (tái nhập viện và tử vong) trong vòng 6 tháng ở nhóm BN có chỉ sô ULCs ra
viện ≤ 15 cao hơn nhóm BN có ULCs nhập viện >15. Trên hồi quy COX đa biến
chỉ số ULC ra viện > 15 là yếu tố tiên lượng độc lập nguy cơ có biến cố gộp tử
vong và tái nhập viện trong vòng 6 tháng với HR: 11,74; 95%CI: 1,30 - 106.16.
Nghiên cứu của Elka Platz và cộng sự năm 2016[13], trên 185 BN suy tim

mạn tính ngoại trú được theo dõi 6 tháng. Trên siêu âm phổi, lồng ngực được
chía thành 8 vùng chọn lát cắt dọc có số đường B-lines cao nhất đại diện cho
mỗi vùng, chỉ số ULCs là tổng số B-lines của 8 vùng được phân chia làm 3
nhóm: 0 B-lines; 1-2 B-lines; ≥ 3 B-lines. Tiêu chí chính là tái nhập viện vì suy
tim và tử vong do mọi nguyên nhân, trong thời theo dõi 6 tháng có 50 BN tái
nhập viện và tử vong chiếm 27%. Nhóm BN có B-lines ≥ 3 có nguy cơ có
biến cố gộp tái nhập viện và tử vong cao hơn so với nhóm BN 0 B-lines với
HR: 4,08; 95%CI: 1,95-8,54.
1.5.2. Nghiên cứu về siêu âm phổi ở Việt Nam
Siêu âm phổi vẫn chưa được áp dụng phổ biến ở Việt Nam vì vậy mà các
nghiên cứu liên quan đến vấn đề này còn khá hạn chế đặc biệt là nghiên cứu
về siêu âm phổi trên nhóm BN có bệnh lý tim mạch. Đến thời điểm hiện tại,
chúng tôi chỉ tìm kiếm được duy nhất một nghiên cứu trên nhóm BN suy tim
của tác giả Nghiêm Xuân Khánh, Nguyễn Thị Bạch Yến và cộng sự năm 2016


21

[11] . Trong nghiên cứu có 53 BN suy tim nhập viện, siêu âm phổi được được
thực hiện tại 2 thời điểm vào viện và trước ra viện trên 28 cửa sổ siêu âm. Kết
qủa cho thấy chỉ số ULCs nhập viện là 78,62 ±34,48 cao hơn rõ rệt so với
ULCs ra viện 26,67 ± 13 (p<0,001). Chỉ số ULCs nhập viện có tương quan
tuyến tính với NYHA và nồng độ NT-ProBNP (r= 0,61; p<0,001) và (r= 0,55;
p<0,001), ở bệnh nhân EF< 40%, ULCs có tương quan với phân suất tống
máu EF (r= -0,348; p<0,05).


22

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các BN được chẩn đoán suy tim có EF< 40% nằm điều trị nội trú tại
Viện Tim Mạch Việt Nam, bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2017 đến tháng 6/2018.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn BN
- BN chẩn đoán xác định là suy tim phân suất tống máu giảm theo tiêu
chuẩn ESC 2016 [15],[16] do mọi nguyên nhân với đủ 2 tiêu chuẩn sau:
+ Tiêu chuẩn 1: Có triệu chứng điển hình và/hoăc có dấu hiệu đặc hiệu
của suy tim
Triệu chứng điển hình: Khó thở khi gắng, khó thở liên quan đến tư thế,
khó thở kịch phát về đêm, mệt mỏi, phù chân.
Dấu hiệu đặc hiệu: TM cổ nổi, phản hồi gan TM cổ (+), phù mắt cá
chân, nhịp tim nhanh có tiếng tim thứ 3, ran phổi
+ Tiêu chuẩn 2: EF < 40%
- BN được làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết, được siêu âm tim và siêu
âm phổi theo mẫu bệnh án nghiên cứu, các xét nghiệm được làm ít nhất 2 lần
trong thời gian nằm viện (1 lần khi mới bắt đầu nhập viện, 1 lần trước khi ra viện).
- BN theo dõi sau ra viện 3 tháng, tiêu chí chính để đánh giá là tái nhập
viện vì suy tim và tử vong do mọi nguyên nhân.
- BN đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- BN có tổn thương phổi nguyên nhân không do tim: Viêm phổi thùy, tắc
mạch phổi, ung thư phế quản, tràn dịch màng phổi không do tim, tâm phế mạn…
- BN có tình trạng ứ khí tại phổi: COPD, hen phế quản, tràn khí màng phổi…


23

- Có bệnh lý tim bẩm sinh hoặc bệnh van tim nặng nề sẽ được can thiệp hoặc
phẫu thuật trong thời gian theo dõi

- Có bệnh lý trầm trọng khác kèm theo làm giảm thời gian sống và ảnh
hưởng đến tái nhập viện của BN: Ung thư giai đoạn cuối, AIDS giai đoạn
cuối, suy gan, suy thận giai đoạn cuối
- BN suy tim có thai, BN dưới 18 tuổi
- BN không thu thập đủ số liệu theo mẫu bệnh án nghiên cứu.
- BN có hình ảnh siêu âm tim và phổi không đủ tiêu chuẩn phân tích kết quả
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có theo dõi dọc, các BN được đánh giá tại
thời điểm nằm viện, trước ra viện và 3 tháng sau ra viện.
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Cỡ mẫu: Áp dụng công thức ước tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ của tổ chức
y tế thế giới

+ p: Tỷ lệ biến cố gộp (tử vong và tái nhập viện) trong vòng 1 tháng ở BN
suy tim EF< 40% theo nghiên cứu Hoàng Thị Hòa và cộng sự là 40% [59]:p = 0,4
Cỡ mẫu tính toán được: n = 50BN
Cỡ mẫu nghiên cứu dự kiến là 55 BN (sai số bỏ cuộc 10%)
Cách chọn mẫu: Áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện có chủ
đích. Tất cả các BN có đủ tiêu chuẩn lựa chọn, không có tiêu chuẩn loại trừ sẽ
được chọn vào mẫu nghiên cứu theo trình tự thời gian từ tháng 8/2017 đến
tháng 6/2018 cho đến khi đủ số lượng BN.


24

2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu (sơ đồ nghiên cứu mục 2.2.7)
2.2.3.1. Bước 1
- Các BN nhập Viện Tim mạch Việt Nam từ tháng 8/2017 đến 6/2018 vì
các triệu chứng và dấu hiệu suy tim đều được khám lâm sàng, làm xét nghiệm

cơ bản, siêu âm tim. Những BN có EF (Simpson Biplane) < 40% được chọn
vào nghiên cứu.
- Làm bệnh án chi tiết theo mẫu bệnh án nghiên cứu (Phụ lục 1).
2.2.3.2. Bước 2
- Siêu âm phổi cùng lúc với siêu âm tim (trong vòng 04 giờ sau khi nhập viện).
- Các BN được điều trị nội khoa tối ưu và theo dõi trong suốt quá trình
điều trị cho đến lúc BN có chỉ định ra viện, ghi nhận biến cố tử vong do tim
mạch tại viện.
- Trước khi ra viện: Đánh giá lại các triệu chứng lâm sàng và cận lâm
sàng, làm lại siêu âm tim và siêu âm phổi .
2.2.3.3. Bước 3
- Các BN sau ra viện được tiếp tục theo dõi trong vòng 3 tháng đánh giá biến
cố: tái nhập viện vì suy tim, tử vong do mọi nguyên nhân theo bộ câu hỏi phỏng vấn.
- Thu thập đầy đủ các biến số và chỉ số, tiến hành xử lý và phân tích số liệu.
2.2.4. Biến số và các chỉ số chính của nghiên cứu
2.2.4.1. Các biến số, chỉ số về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
- Tuổi: Tính theo năm dương lịch. Phân loại nhóm tuổi ≥75
- Giới: Nam/ Nữ
- Chiều cao: Tính theo cm, cân nặng tính theo kg.
- Chỉ số diện tích da cơ thể (m2)( BSA)
BSA = căn bậc 2 (( chiều cao(cm) x cân nặng (kg))/3600
- Tiền sử bệnh: Tăng HA, bệnh cơ tim thiếu máu, đái tháo đường, bệnh
van tim, bệnh cơ tim giãn.


25

2.2.4.2. Các biến số và chỉ số về đặc điểm lâm sàng khi nhập viện và trước
khi ra viện.
- Phân loại NYHA: Theo tiêu chuẩn Hiệp hội tim mạch New York [50]

- Huyết áp: Đo bằng huyết áp kế quấn ở cánh tay lấy tại thời điểm lúc
nhập viện và trước khi ra viện.
- Tần số tim (chu kỳ/phút): Nghe tim đếm nhịp tim trong một phút bằng
đồng hồ bấm giây hoặc dựa theo tần số tim trên điện tâm đồ bề mặt 12 chuyển
đạo lấy tại 2 thời điểm lúc nhập viện và trước khi ra viện.
- Các triệu chứng: Phù mắt cá chân, phù phổi cấp, gan to, tĩnh mạch cổ nổi
và/hoặc phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính, ran ẩm ở phổi, phù phổi cấp.
- Nguyên nhân suy tim: Tăng HA, bệnh cơ tim giãn, bệnh van tim, bệnh
tim bẩm sinh.
2.2.4.3. Biến số và chỉ số huyết học,sinh hóa máu: Được làm tại khoa sinh
hóa bệnh viện Bạch Mai tại thời điểm nhập viện và trước ra viện.
- Số lượng bạch cầu (G/l)
- NT-proBNP: Chuyển đổi đơn vị định lượng NT-proBNP theo hệ đo
lường SI: pmol/L × 8,475 = pg/ml; 1pg/ml = 1 ng/l. Phân loại NT-proBNP
theo thang điểm ELAN-HF [33]: < 1500 pg/ml, 1500-5000 pg/ml, 500115000 pg/ml, >15000 pg/ml. Tính mức giảm NT-proBNP: 100 x (NT-proBNP
nhập viện – NT-proBNP ra viện) /NT-proBNP nhập viện.
- Troponin T (ng/ml): Giá trị của Troponin T được coi là tăng khi trên
99% bách phân vị của phân bố giá trị chuẩn, lấy điểm cắt là 0,014 ng/ml.
- Ure máu (mmol/l): Phân loại ure máu ( ≥15 mmol/l, < 15 mmol/l) theo
thang điểm ELAN-HF.
- Creatinin máu (µmol/l): Tính mức lọc cầu thận theo công thức
Cockcroft & Gault như sau.


×