Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Nghiên cứu hình thái dị hình vách ngăn và mối liên quan của dị hình vách ngăn với triệu chứng bệnh lý mũi xoang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.49 MB, 87 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mũi là một cơ quan có nhiều chức năng quan trọng trong đời sống con
người, làm ấm, làm ẩm và lọc sạch không khí để thở, là đường thông khí của
cơ thể với bên ngoài. Mũi có vai trò bảo vệ đường hô hấp thông qua phản xạ
hắt hơi. Mũi là một trong năm giác quan thực hiện các chức năng khứu giác,
cộng hưởng tiếng nói, là mốc quan trong đánh giá thẩm mỹ của con người.
Mũi là cửa ngõ của đường hô hấp vì tính chất đồng nhất niêm mạc mũi ,
xoang với hệ thống niêm mạc đường hô hấp dưới vì vậy khi mũi bị bệnh sẽ
ảnh hưởng đến các cơ quan kế cận như hệ thống mũi xoang, gây viêm thanh
quản, phế quản, hội chứng xoang phế quản… .
Mũi có một cấu trúc giải phẫu rất đặc biệt , mũi nhô ra ở giữa mặt tạo
nên sự hài hòa của khuôn mặt, nhưng đồng thời vì đặc điểm này mũi dễ bị
chấn thương, không những ảnh hưởng đến di lệch tháp mũi mà còn ảnh hưởng
đến vách ngăn. Để đảm bảo vững chắc cho cấu trúc mũi về thẩm mỹ cũng
như sự lưu thông không khí thì vách ngăn cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Những sai lệch về vị trí và cấu trúc vách ngăn mũi biểu hiện bằng vẹo, lệch,
mào, dày, gai vách ngăn, thậm chí có thể các dị hình này phối hợp với nhau
tạo nên những dị hình phức tạp của vách ngăn, những dị hình này đều gây ảnh
hưởng tới sự lưu thông không khí qua mũi. Và cũng chính sự kém lưu thông
không khí làm ảnh hưởng, gây nên bệnh lý mũi xoang.
Dị hình vách ngăn có xu hướng gặp ngày càng cao, ngoài nguyên nhân
bẩm sinh còn do chấn thương

. Dị hình vách ngăn gặp ở mọi lứa tuổi, ở

người lớn tuổi ít thấy vách ngăn làm một tấm phẳng ở chính giữa hốc mũi mà
thường cong về bên này hay bên kia. Dị hình vách ngăn có liên quan mật thiết
với bệnh lý mũi xoang và là một trong số các nguyên nhân gây viêm xoang, dị
hình vách ngăn gây nên ba dạng: Viêm xoang nhiễm khuẩn, đau đầu mạn tính




2
và là “gai kích thích” trong viêm mũi dị ứng, ba bệnh lý này có thể đơn thuần
hay kết hợp với nhau. Do đó nghiên cứu phân loại DHVN trong bệnh lý mũi
xoang góp phần trong khám, chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang. Trước đây
chỉ có các nghiên cứu về vấn đề này rồi , tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào cho
thấy vai trò dị hình vách ngăn với từng loại bệnh lý này vì vậy chúng tôi nghiên
cứu đề tài: "Nghiên cứu hình thái dị hình vách ngăn và mối liên quan của dị
hình vách ngăn với triệu chứng bệnh lý mũi xoang".
Với mục tiêu:
1. Mô tả các hình thái dị hình vách ngăn qua nội soi và chụp cắt lớp vi tính
trên bệnh nhân có bệnh lý mũi xoang
2. Phân tích mối liên quan giữa dị hình vách ngăn với các triệu chứng
của bệnh lý mũi xoang.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Vài nét về lịch sử
1.1.1. Trên thế giới
Trên thế giới trong ngành Tai Mũi Họng những dị hình vách ngăn được
thầy thuốc tai mũi họng quan tâm tới từ lâu, nhưng hầu như chưa có số liệu
chính thức nào được công bố về sự liên quan giữa dị hình vách ngăn đặc biệt
với các vấn đề sức khỏe liên quan cho đến tận những năm đầu 1990.
Những lỗ lực đầu tiên để hệ thống các các biến dạng vách ngăn đã được
đưa ra rất sớm từ năm 1958 bởi Cottle , người đã xác định rõ 5 nhóm của dị
hình vách ngăn từ trước ra sau.

Năm 1987 Mladina là người đầu tiên phân loại dị dạng vách ngăn thành
6 loại. Ông cũng miêu tả một loại thứ 7 trình bày riêng rẽ nhưng luôn là sự kết
hợp của một số trong số 6 loại trước, việc phân loại này đã ngay lập tức được
các nhà mũi học trên toàn thế giới tán thành và đã được trích dẫn từ những
ngày đầu. Số lượng trích dẫn đã được phát triển kể từ đó, và điều này đã trở
thành hệ thống tiêu chuẩn, đã có ít nhất 40 công trình nghiên cứu lâm sàng ở
các nước khác nhau trên toàn thế giới .
Mười hai năm sau Mladina công bố phân loại của mình và sau khi nó đã
được sử dụng trong nhiều nghiên cứu lâm sàng, năm 1999, Guyuron công bố
đề xuất của ông, Guyuron đề nghị các loại sau đây: nghiêng, trước-sau C,
trước-sau S, đuôi S, đuôi C nhưng tổng thể cũng gần như tương tự cách phân
loại của Mladina.
Bốn năm sau, vào năm 2003, Buyukertas phân loại dị hình vách ngăn
bằng cách phân tách vách ngăn mũi thành 10 phân đoạn với mục đích để khu
trú hoá tốt hơn các biến dạng.


4
Sau đó, vào năm 2007, Baumanns công bố một phân loại mới của độ
lệch vách ngăn, phân loại của ông có nhiều điểm tương đồng với các nghiên
cứu trước đó tuy nhiên, phân loại của Baumanns không bao gồm dị dạng vách
ngăn "hình chữ S" hay " hình chữ S đảo ngược ", tức là Mladina của loại 4.
Một số nghiên cứu về tỷ lệ mắc dị hình vách ngăn, dựa trên việc phân
loại Mladina và Rhinoscopy cho thấy tỷ lệ mắc các dị tật vách ngăn tăng
chậm từ trẻ em đến tuổi trưởng thành, cuối cùng trở nên rất cao, đạt gần 90%
dân số trên thế giới , và cho thấy rõ ràng rằng làm thế nào một loại dị hình
vách ngăn có thể ảnh hưởng đến mũi của bệnh nhân. Phân loại Mladina đã
được sử dụng từ năm 1987 và đã nhận ra mối quan hệ chặt chẽ giữa một số
loại dị hình và các bệnh lý liên quan.
1.1.2. Việt Nam

Tại Việt Nam đã có một số tác giả nghiên cứu về dị hình vách ngăn như:
Năm 1998 Nguyễn Tấn Phong đã mô tả rất chi tiết về giải phẫu vách
ngăn mũi và các dị hình có thể gặp, các phương pháp phẫu thuật nội soi mũi
xoang điều trị các dị hình trong “ phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn mũi và
tháp mũi ” .
Năm 2004 Nguyễn Tư Thế nghiên cứu dịch tễ và đặc điểm lâm sàng
bệnh lý vẹo vách ngăn mũi vào khám và điểu trị tại khoa Tai Mũi Họng bệnh
viện Trung ương Huế.
Năm 2006 Huỳnh Khắc Cường và cộng sự nghiên cứu Vẹo vách ngăn
mũi. Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang
Năm 2007 Nguyễn Kim Tôn nghiên cứu đặc điểm dị hình vách ngăn
và đánh giá kết quả phẫu thuật. Nguyễn Thị Tuyết nghiên cứu dị hình hốc
mũi trên bệnh nhân viêm xoang tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương.


5
Năm 2008 tác giả Nguyễn Tấn Phong đã mô tả rất kỹ các hình ảnh vách
ngăn mũi và các dị hình trong “ Điện quang trong chẩn đoán TMH” .
1.2. Những đặc điểm giải phẫu, sinh lý vách ngăn mũi
1.2.1. Giải phẫu vách ngăn mũi
* Thành trong hay vách ngăn mũi. Thành này được tạo bởi các phần
chính là xương lưỡi cày ở phía trước và dưới, ở phía trên và sau là mảnh đứng
sàng, p hía ngoài là sụn tứ giác. Thành này thường mỏng nằm theo chiều đứng
dọc và phẳng, đôi khi vách này ngả về một bên. Thành này được mô tả kỹ từ
trước ra sau gồm:

Hình 1.1. Thành trong của hốc mũi
+ Tiểu trụ: Chiều cao của tiểu trụ bắt đầu từ trên của nhân trung lên tới
đỉnh mũi. Tiểu trụ là phần vách ngăn đôi sàn mũi và chia làm 2 lỗ mũi trước



6
được bao bọc 2 mặt da, mà lớp giữa là một vách sụn thuộc cánh mũi, bờ trước
này thường vượt quá bờ sụn cánh mũi một vài mm.
Góc mũi- môi được tạo thành bởi môi trên và bờ trước tiểu trụ một góc
từ 90° đến 100°
Tiểu trụ tham gia vào cấu tạo cửa mũi trước mà kích thước cửa mũi đóng
một vai trò quan trọng đối với luồng khí thở qua mũi.
+ Vách ngăn màng:
Vách ngăn này nằm giữa tiểu trụ phía trước và sụn tứ giác phía sau. Nó
được cấu tạo bởi hai mặt da có lông mọc. Nằm giữa hai mặt da là tổ chức liên
kết mỏng.
+ Vách sụn: Vách sụn được cấu tạo bởi sụn tứ giác. Đây là một trong ba
bộ phận cấu tạo nên phần cốt lõi của vách ngăn.

Hình 1.2. Vách ngăn mũi


7
Sụn tứ giác nằm trong cái ngăn gọi là ổ vách ngăn được bao bọc bởi
màng sụn. Giữa sụn và bốn bờ liên quan của nó với các xương cấu thành vách
ngăn có một bình diện bóc tách rất hữu ích trong phẫu thuật vách ngăn .
Các đường khớp giữa sụn và vách ngăn xương được bao bọc bởi màng
sụn. Màng sụn bọc sụn tứ giác còn kéo dài tới các phần sau:

Hình 1.3. Màng xương và màng sụn
- Ở phần trên: Màng sụn lên đến vòm sụn (tạo bởi hai sụn tam giác còn
gọi là sụn bên), đồng thời bọc cả mặt dưới của 2 sụn tam giác. Vùng màng
sụn liên tiếp với nhau có thể phẫu tích được . Toàn bộ sụn tứ giác và sụn tam
giác tạo nên một thể thống nhất về hình dạng và chức năng.



8
- Ở phần dưới: Màng sụn vách hòa nhập với màng xương lá mía.
Những lớp sợi xuất phát từ màng sụn và màng xương đan chéo nhau và
tạo thành một dây chằng giữa gai và sụn. Dây chằng này rất dai khi phẫu tích
bóc tách bờ dưới của sụn tứ giác và gai mũi trước. Vì thế nên xương và sụn
vùng dây chằng này khó bị trật khớp .
Sụn tứ giác dày không đồng nhất, phần trước 2 mm, phần sau 4 mm. Bờ
sau sụn có 1 điểm dày lên khớp với mảnh đứng xương sàng tạo nên “củ” của
vách ngăn. Củ này đóng vai trò quan trọng đối với chức năng phân luồng khí qua
mũi . Cần bảo vệ “củ” này nếu không đi cùng với dị hình của vách ngăn.
+ Sụn tứ giác gồm 4 bờ:
- Bờ trước trên: Gắn với sống mũi đóng một vai trò trọng yếu đối với
hướng và hình dạng sụn sống mũi. Ở 2/3 trên bờ này sụn vách ngăn kéo dài
sang hai bên để rồi hợp lại ở phần trên, ngang tầm bờ dưới của xương chính
mũi. Chỗ gặp nhau giữa sụn tứ giác và xương chính mũi tạo nên một góc chật
hẹp là một vùng trọng yếu trên bình diện kiến trúc của mũi được gọi là vùng
“K” của Cottle . Nó là chìa khóa của vòm mũi hội tụ những lực khác nhau
đảm bảo việc nâng đỡ tháp mũi. Phải tôn trọng vùng “K” trong tất cả các phẫu
thuật mũi. Ở 1/3 dưới bở trước trên sụn vách kéo dài xuống dưới tạo thành
một góc tròn gọi là bờ đuôi hay góc của sụn vách.
- Bờ đuôi của sụn vách: Đi từ góc sụn vách xuống đến gai mũi trước.
Phần trên bờ đuôi được giữ bởi một mô sợi của tiểu trụ
Phần ba giữa bờ đuôi nằm vào khe giữa hai cánh trong của sụn cánh
mũi, ngăn cách với 2 cánh này bởi vách ngăn màng
Phần ba dưới bờ đuôi sụn vách gắn liền với gai mũi trước đây là phần
sụn dễ bị chấn thương nhất, vùng này bờ sụn rất mỏng thường bị rạn nứt, vỡ
và lệch sang hai bên do những đường vỡ dọc.



9
- Bờ sau dưới hay vùng chân sụn vách, bờ sụn dày là trung tâm của đa
số các biến dạng sụn mà nguyên nhân do sự phát triển quá lớn của sụn. Sụn
vỡ theo đường nằm ngang hay do trật khỏi đế xương hoặc vừa vỡ vừa trật liên
quan để tạo thành chân đế gây nên dị hình từ trước ra sau bao gồm:
 Gai mũi trước là phần lồi lên của vùng trước hàm nằm chính giữa
sàn lỗ lệ, cân xứng chính giữa, kéo dài ra phía trước bằng hai cánh
nhỏ trước hàm. Trong những trường hợp lệch vách ngăn thì sụn
vách bị chệch khỏi sườn của gai mũi trước.
 Vùng xương trước hàm hay vùng xương nhọn: Là vùng nhô ra của
tháp mũi và phần trên của khối xương mặt. Được cấu tạo từ 2 cánh
xương dính vào nhau, hai cánh này vươn lên mào mũi của xương
hàm tạo nên một đường ray cho đến sụn vách đứng. Ở vùng này
thường thấy lệch vách ngăn phì đại 1 trong 2 cánh nhỏ trước hàm.
 Xương lá mía nằm ở phía sau khu trước hàm. ở bờ trước của
xương lá mía cũng tạo nên 1 đường ray. Thường gặp dị hình mào
và gai vách ngăn.
- Bờ sau trên của sụn vách nối với mảnh đứng xương sàng, bờ này không
thẳng mà gập góc. Góc này kéo dài tới xương bướm, nó chạy giữa mảnh đứng
xương sàng ở trên và xương lá mía ở dưới. Ở bờ sau trên này của sụn vách là nơi
thực hiện các thủ thuật cắt sụn trong dị hình vách ngăn mũi .
+ Vùng trung tâm sụn vách:
Vùng này thường gắn với màng sụn một cách lỏng lẻo hơn và dễ bóc
tách màng sụn ra khỏi sụn, là nơi tập trung những nứt rạn sụn theo chiều dọc
kiểu Chevallet hoặc theo chiều ngang kiểu Jarjaway và đôi khi gặp hiện tượng
thủng vách .


10

- Vách xương: là phần nằm sau vách ngăn sụn có mảnh đứng xương
sàng ở trên và xương lá mía ở dưới. Mảnh đứng xương sàng là trung tâm của
những biến dạng cong đều có bán kính lớn, nó ảnh hưởng lớn tới sụn vách.
- Xương lá mía: Nằm ở khoảng giữa vòm khẩu cái ở bên dưới và mảnh
đứng xương sàng ở trên và sụn vách ở phía trước. Xương này có 4 bờ: Bờ
trên, bờ sau, bờ dưới và bờ trước trên. Bờ trước trên chạy xiên từ trên xuống
dưới, từ sau ra trước. Bờ này có dạng lõm lòng máng để tiếp khớp với mảnh
đứng xương sàng ở phần sau và trên, với sụn vách ở phần trước dưới. Bờ này
thường xảy ra những biến dạng của xương. Chính gai xương lá mía là thủ
phạm gây cản trở luồng không khí qua mũi .
+ Biểu mô vách ngăn
Vùng tiền đình mũi là biểu mô biểu bì có lông mũi mọc.
Vùng chuyển tiếp nằm giữa tiền đình mũi cho đến đầu xương cuốn mũi
giữa và dưới là vùng giao thoa của biểu mô da và biểu mô hô hấp
Vùng niêm mạc hô hấp phủ toàn bộ phần còn lại của vách ngăn, vùng
này có màu đỏ dày độ 2- 3 mm ngang tầm lỗ lệ. Chiều dày niêm mạc đạt tối
đa ở vùng củ vách ngăn và tối thiểu ở mảnh đứng xương sàng và sụn vách.
Niêm mạc khứu giác: Là vùng niêm mạc mỏng, nghèo tuyến với diện
tích khoảng 1 cm2 đối diện với bờ tự do của cuốn trên. Vùng này tập trung
dày đặc các tế bào giác quan cảm nhận mùi, gần như không có tế bào giống
như tế bào biểu mô hô hấp. Vùng này không có sự chuyển tiếp từ biểu mô hô
hấp sang biểu mô khứu giác.
+ Mạch máu và bạch mạch


11

Hình 1.4. Phân bố động mạch hàm
Động mạch và tĩnh mạch nằm trong lớp sâu của vách ngăn.
- Các động mạch đến:

 Nhánh trong của động mạch bướm khẩu cái (thuộc động mạch cảnh
ngoài) nuôi dưỡng cho toàn bộ niêm mạc hô hấp của vách ngăn
 Những động mạch sàng (thuộc động mạch cảnh trong) cung cấp
máu cho niêm mạc vùng khứu giác.


12
 Động mạch dưới vách là một nhánh động mạch mặt (thuôc hệ
cảnh ngoài) cấp máu cho lỗ mũi và tiền đình
Các động mạch nối với nhau tạo thành một đám rối mạch máu ở trong
lớp đệm, chúng tham gia vào sự cấu thành điểm mạch (Kisselbach) nằm trên
vách ngăn mũi vùng sụn, nằm sau gai mũi trước 1 cm.
- Các tính mạch tạo thành những đám rối nằm trong lớp đệm nông dưới
niêm mạc, các đám rối này tập trung về phía sau đổ về tĩnh mạch khẩu cái
hoặc đổ về tĩnh mạch góc. Đám rối sâu đổ vào tĩnh mạch đi song hành với
động mạch đến.
Sự tiếp nối giữa động mạch và tĩnh mạch ở mũi đóng một vai trò quan
trọng trong việc điều hòa lưu lượng máu ở mũi.
+ Mạch bạch huyết: Được xếp thành 2 lớp
 Lớp nông hay còn gọi là lớp dưới biểu mô
 Lớp sâu hay là lớp sát xương.
+ Thần kinh:
- Chi phốì cho phần mũi ngửi là các tế bào khứu giác ở niêm mạc
vùng khứu.
- Chi phối cảm giác chung của mũi do hai nhánh của thần kinh sinh ba:
thần kinh mắt và thần kinh hàm trên.
- Chi phối cho phần sau ổ mũi là những nhánh mũi của thần kinh mũi
khẩu cái, thần kinh khẩu cái lớn là những nhánh của thần kinh hàm trên.
- Chi phôi thần kinh giao cảm và phó giao cảm cho hốc mũi là do các
nhánh của hạch chân bướm khẩu cái.



13

Hình 1.5. Thần kinh mũi
1.2.2. Sinh lý mũi
Hốc mũi có hai chức năng cơ bản nhưng lại khác nhau:
- Chức năng dẫn khí đưa không khí thở qua mũi họng, vào phổi.
- Chức năng ngửi đưa những phân tử mùi đến cơ quan khứu giác.
Không khí đi qua cửa mũi trước, qua tiền đình mũi qua phần hốc mũi
trung gian rồi chia thành hai luồng . Luồng thứ nhất quan trọng hơn hướng về
cửa mũi sau, chiếm tầng dưới hốc mũi hay còn gọi là tầng hô hấp, tầng này


14
chiếm toàn bộ phần xoay của luồng không khí, luồng thứ hai đi lên đến tầng
trên của hốc mũi hay là tầng khứu (Hình 1.2).

Hình 1.6. Đường đi của luồng không khí qua tầng dưới luồng khứu giác
và đi lên tầng trên
Phần lồi của xương cuốn giữa và phần lồi của niêm mạc vách ngăn (củ
vách ngăn) ở đối diện xương cuốn giữa phần chia luồng không khí cho hai
tầng. Tầng khứu giác và tầng hô hấp thông với nhau từ trên xuống dưới nhưng
lại khác nhau về hình thái, tính chất niêm mạc sự phân bố mạch máu và sự
phân bố thần kinh đối với từng chức năng riêng của mũi.
1.3. Dị hình vách ngăn
1.3.1. Các cách phân loại dị hình vách ngăn
- Những vị trí, hình thái dị hình vách ngăn của hốc mũi gồm: Vẹo, lệch
mào, dày, gai hoặc phối hợp với nhau. Ảnh hưởng của dị hình vách ngăn đối
với chức năng của mũi rất khác nhau và phụ thuộc vào vị trí của nó.



15
1.3.1.1. Phân loại dị hình vách ngăn theo Maurice Cottle
Theo Maurice Cottle chia dị hình vách ngăn thành 5 khu vực từ trước ra
sau .

Hình 1.7. Năm vùng của Cottle
- Vùng 1 hay còn gọi là vùng tiền đình: Ở vùng này thường gặp sự lệch
khớp của bờ dưới sụn vách ngăn khỏi rãnh xương của nó. Trong trường hợp
này nó tạo ra một đường gờ ở sàn mũi, đồng thời gây hẹp hốc mũi một bên.
Dị hình loại này chỉ gây trở ngại đối với luồng khí thở ở múc độ vừa phải, với
điều kiện là lỗ mũi bên đối diện được thông suốt.
- Vùng 2: Là vùng van, dị hình vùng này nó có chung ảnh hưởng nghiêm
trọng đến chức năng thông khí mũi.
- Vùng 3: Vùng trần hốc mũi, vùng này ít liên quan đến chu trình thông
khí của mũi vì nó không có tổ chức cương, tuy nhiên đây là vùng xoáy của
luồng khí, tại vùng này có sự xoay đổi hướng của luồng khí thở. Vì vậy
những dị hình mũi ở vùng này thường làm lệch hướng của dòng khí.


16
- Vùng 4 hay còn gọi là vùng các cuốn: Dị hình vùng này thường gây nên
các triệu chứng ngạt mũi, đau đầu và các chứng như viêm xoang, viêm họng.
- Vùng 5: Vùng bướm khẩu cái. Dị hình ở vùng này có nguy cơ gây đau
đầu ở sâu và lan toả kèm theo viêm vòi nhĩ và biến chứng viêm tai giữa.
1.3.1.2. Phân loại dị hình vách ngăn theo Donald
Phân loại theo Donald (1994) Phân loại vẹo vách ngăn theo hình dạng
của vách ngăn: Vẹo vách ngăn hình chữ C, vẹo vách ngăn hình chữ S, gai
vách ngăn mũi, mào vách ngăn mũi.

1.3.1.3. Phân loại dị hình vách ngăn theo Mladina (vào năm 1987):
- Loại 1: Dị hình vách ngăn một bên, trong vùng van mũi, không chạm
đến van mũi, nó không làm thay đổi góc van sinh lý (150) và vì vậy có vai trò
không đáng kể trong sinh lý bệnh học của mũi.

Hình 1.8. Dị hình vách ngăn loại 1
- Loại 2: Dị hình vách ngăn một bên, trong vùng van mũi mà chạm đến
van mũi, vì vậy đã làm giảm bớt góc van sinh lý (< 150).


17

Hình 1.9. Dị hình vách ngăn loại 2
- Loại 3: Dị hình vách ngăn một bên ở sâu hơn trong hốc mũi, ngang với
đầu cuốn mũi giữa.

Hình 1.10. Dị hình vách ngăn loại 3


18

- Loại 4: Dị hình vách ngăn cả hai bên, bao gồm loại 2 ở một bên và loại 3
ở một bên khác. Loại này cũng được biết như vẹo vách ngăn hình chữ S.

Hình 1.11. Dị hình vách ngăn loại 4

- Loại 5: Mào vách ngăn nằm trong hốc mũi. Vách ngăn bên đối diện thì
luôn luôn thẳng.

Hình 1.12. Dị hình vách ngăn loại 5



19

- Loại 6: Một bên vách ngăn có một cái rãnh giữa xương khẩu cái và
mảnh đứng xương sàng, bên kia vách ngăn có mào

Hình 1.13. Dị hình vách ngăn loại 6
- Loại 7: Kết hợp của những loại trên.

Hình 1.14. Dị hình vách ngăn loại 7
Xuất phát từ phân loại cơ sở này, năm 2008 Mladina(6) đã tiến hành một
nghiên cứu đa quốc gia, nghiên cứu được thực hiện tại 17 trung tâm Tai Mũi
Họng ở 14 nước, với số lượng bệnh nhân là 2589 người. Qua thăm khám bằng


20
nội soi, tác giả cũng ghi nhận các hình ảnh vẹo vách ngăn có thể chia làm 7
loại như trên.
1.3.1.4. Phân loại dị hình vách ngăn theo M.Buyukertan
Phân loại vẹo vách ngăn dựa trên CT (năm 2002) của M.Buyukertan :
chụp CT theo 2 mặt phẳng trán và ngang với mỗi lát cắt dầy 3mm để khảo sát
vách ngăn và ông đã chia vẹo vách ngăn thành 10 vùng đó là: AS: vùng trước
trên, AM: vùng trước giữa, AI: vùng trước dưới, MS: vùng giữa trên, MM:
vùng giữa giữa, MI: vùng giữa dưới, PS: vùng sau đuôi, PM: vùng sau giữa,
PI: vùng sau dưới, CE: vùng đầu vách ngăn.
 Trong nghiên cứu này dị hình vách ngăn được phân chia theo:
- Số lượng: Dị hình vách ngăn đơn, dị hình vách ngăn kép
- Vị trí: Dị hình vách ngăn ở sụn và dị hình vách ngăn ở xương
- Dị hình vách ngăn phối hợp

1.3.2. Triệu chứng thường gặp trong DHVN
Các loại DHVN đều liên quan đến bệnh lý mũi xoang , bao gồm
- Ngạt tắc mũi: Triệu chứng ngạt là cảm giác chủ quan của người bệnh
cảm nhận về độ khó khi thở qua mũi, mức độ ngạt phụ thuộc vào loại dị hình
vách ngăn. Ngạt có thể một bên hoặc hai bên. Dị hình phần cao thường gây
ngạt hơn dị hình phần thấp. Trường hợp người bệnh bị nghẹt mũi nghiêm
trọng, khứu giác suy giảm.
Đánh giá độ ngạt mũi bằng gương Glatzel.
Gương Glatzel cổ điển do giáo sư Jan Glatzel (1888 – 1954) sáng kiến
năm 1904, sau đó được cải tiến và sử dụng rộng rãi, cho đến nay vẫn là một
phương tiện hữu hiệu để đánh giá độ thông thoáng mũi ở nhiều cơ sở y tế:


21

Hình 1.15. Gương Glatzel
Gồm 04 vòng:

+ Vòng 1: từ 1 → 3 cm
+ Vòng 2: từ 3 → 6 cm
+ Vòng 3: từ 6 → 9 cm
+ Vòng 4: từ 9 → 12 cm

Gương glatzel cải tiến (Modified-Glatzel): do Silvnava brescovici, Renato
roithmann thuộc Brazilian Lutheran University, cải tiến lại 2008 được báo cáo và
đăng tải trên tạp chí Brazillian journal of otorhinolaryngology 4/2008.
Cách đo gương Glatzel: Dù bất cứ loại gương nào cổ điển hay cải tiến
thì kỹ thuật đo như nhau: Cách để gương giống như hình dưới, để gương sát
cửa mũi và song song với hai lỗ mũi trước, bảo bệnh nhân thở đều ra hai mũi
và ghi nhận kết quả theo kích thước đã có trên gương.



22

Hình 1.16. Cách đo gương
- Đánh giá số đo trên gương glatzel:
• Thở quá thông

- vệt mờ gương : ≥ 9 cm

• Thở thông bình thường - vệt mờ gương : ≥ 6 → 9 cm
• Ngạt nhẹ

- vệt mờ gương : ≥ 3 → 6 cm

• Ngạt nặng

- vệt mờ gương : < 3 cm

- Đau đầu: Dị hình vách ngăn nhất là gai vách ngăn hoặc mào vách ngăn
chạm với thành bên của mũi gây đau đầu ngày càng tiến triển, đau đầu mang
tính phản xạ vẹo vách ngăn nằm ở cuốn mũi giữa hoặc cuốn mũi dưới, thường
dẫn đến đau đầu ở bên cùng bên vách bị vẹo.
- Viêm xoang: Dị hình vách ngăn gây tắc lỗ dẫn lưu xoang làm giảm
thông khí các xoang và đó là nguyên nhân quan trọng gấy ứ dịch ở trong
xoang và gây nhiễm trùng xoang.
- Chảy máu mũi: Phần lồi của vẹo vách ngăn gây nên hiện tượng niêm
mạc ở khu vực vách ngăn bị vẹo rất mỏng, nên khi chịu kích thích của không
khí và bụi bẩn sẽ gây khô niêm mạc (do thiếu khả năng làm ẩm), dễ bị ăn mòn



23
từ đó phát sinh chảy máu mũi. Hơn nữa chảy máu mũi cũng có thể do mạch
máu phủ trên phần gai và phần mào vách ngăn bị căng kéo nên dễ chảy máu.
Một số trường hợp hiếm có thể gây chảy máu mũi ở mặt lõm của đường vẹo.
- Mũi tiết dịch quá nhiều: Bệnh kích thích các tuyến khiến dịch mũi tiết
ra nhiều. Nếu kèm theo bệnh viêm mũi sẽ khiến tình trạng chảy dịch này nặng
hơn, có cả mủ.
- Dị hình vách ngăn có thể gây nhiễm trùng tai giữa chủ yếu là do tắc vòi
nhĩ bởi dịch dẫn lưu vùng mũi xoang.


24

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương.
- Thời gian: nghiên cứu được tiến hành từ tháng 11 năm 2016 đến tháng
9 năm 2017.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Gồm các bệnh nhân ≥ 15 tuổi có bệnh lý mũi xoang được khám và chẩn
đoán dị hình vách ngăn từ tháng 11 năm 2016 đến tháng 9 năm 2017.
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Có DHVN đơn thuần hay phối hợp.
- Có các triệu chứng bệnh lý mũi xoang liên quan đến dị hình.
- Bệnh nhân được khám nội soi, chụp ảnh
- Bệnh nhân được chụp CLVT với DHVN phối hợp.
- Có bệnh án mẫu (Phụ lục)

- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân không có đầy đủ tiêu chuẩn lựa chọn trên
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.


25

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Đây là thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang mô tả từng trường hợp
2.3.2. Phương tiện nghiên cứu
Bộ nội soi tai mũi họng Karl-stortz, gồm có:
+ Camera Stortz Telecam DX II, với dây truyền hình ảnh,
+ Nguồn sáng Stortz Halogen 250 twin, với dây dẫn sáng,
+ Ống nội soi: optic 0° và 70° dùng để thăm khám nội soi
tai mũi họng.

Hình 2.1. Bộ nội soi Karl Stortz tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương


×