Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ trong chẩn đoán ung thư mũi xoang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 77 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư mũi – xoang (UTMX) là loại ung thư không thường gặp, chiếm
khoảng 0,2 – 0,8% tổng số các ung thư nói chung và khoảng 3% các ung thư
vùng đầu cổ [1]. UTMX là ung thư xuất phát từ niêm mạc xoang mũi hoặc
các xoang cạnh mũi. Về phân loại cổ điển, UTMX thường xuất phát từ một
trong ba tầng: tầng sàng, tầng hàm, tầng khẩu cái. Ở nước ta UTMX chiếm
một tỷ lệ khá cao trong ung thư đầu mặt cổ, đứng thứ ba sau ung thư vòm mũi
họng và ung thư hạ họng thanh quản, khoảng 92,7% các u có nguồn gốc biểu
mô [2]. Trên thế giới UTMX đã được nghiên cứu từ lâu và rộng rãi. Ở Việt
Nam, các nghiên cứu về UTMX chưa nhiều, đặc biệt rất ít các nghiên cứu về
hình ảnh học của UTMX.
Do đặc điểm về cấu trúc và vị trí giải phẫu của vùng sàng hàm rất phức
tạp và ở sâu, các triệu chứng lâm sàng thường kín đáo, tiến triển chậm không
có hạch hoặc hạch xuất hiện muộn, nên việc chẩn đoán giai đoạn sớm thường
gặp khó khăn, dễ bỏ qua và dễ nhầm lẫn với viêm mũi xoang. Tỷ lệ UTMX
được che đậy dưới dạng viêm mũi xoang mạn tính có thoái hoá cuốn giữa,
polyp khe giữa cũng hay thường gặp. Ở nước ta hiện nay một số tác giả đã lưu
ý có một tỷ lệ đáng kể UTMX trên những bệnh nhân có tiền sử này [1]. Giai
đoạn sau, UTMX không chỉ khu trú ở vùng sàng hàm mà xâm lấn ra xung
quanh như: các xoang lân cận, hốc mũi, hốc mắt, cơ chân bướm, nội sọ, gây
khó khăn cho phẫu thuật và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên
UTMX ít khi di căn xa và di căn chậm do đó có thể phẫu thuật được. Phẫu
thuật phối hợp với tia xạ và hoá chất có thể kéo dài cuộc sống đáng kể cho
bệnh nhân so với các ung thư đầu mặt cổ khác.
Để phẫu thuật triệt để hay xây dựng được chiến lược điều trị đúng đắn
thì vấn đề quan trọng là đánh giá chính xác vị trí và mức độ xâm lấn của u.


2



Tuy nhiên chẩn đoán UTMX ở nước ta chủ yếu dựa vào lâm sàng, XQ thường
quy và giải phẫu bệnh – những phương pháp này khó đánh giá được chính xác
vị trí, kích thước, liên quan của u. Ngày nay việc sử dụng cắt lớp vi tính
(CLVT) và cộng hưởng từ (CHT) trong chẩn đoán và đánh giá xâm lấn
UTMX có giá trị cao. Với hệ thống máy chụp ngày càng cải tiến, tái tạo và
thể hiện hình ảnh ở nhiều mặt phẳng khác nhau, kết hợp với tiêm thuốc cản
quang và thuốc đối quang từ cho phép đánh giá tốt hơn giới hạn u và sự xâm
lấn của u sang tổ chức phần mềm lân cận và tổ chức xương lân cận [3].
Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc
điểm hình ảnh cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ trong chẩn đoán ung thư
mũi - xoang” với 2 mục tiêu:
1.

Mô tả đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ của
ung thư mũi - xoang.

2.

So sánh khả năng phát hiện tổn thương trên hình ảnh chụp cắt lớp vi
tính và cộng hưởng từ trong đánh giá ung thư mũi - xoang.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.Giải phẫu các xoang cạnh mũi
Hệ thống xoang mặt có 10 xoang xếp thành 5 đôi, cân đối 2 bên hố mũi

gồm: xoang trán, xoang hàm, xoang sàng trước, xoang sàng sau, xoang bướm.
Các xoang được chia thành hai nhóm : nhóm xoang trước bao gồm xoang
trán, xoang hàm, xoang sàng trước. Nhóm xoang sau bao gồm xoang sàng
sau, xoang bướm. Các xoang cạnh mũi là các hỗng rỗng trong các xương đầu
mặt, thành xoang được lót bởi các tế bào biểu mô phủ có lông chuyển luôn
luôn chuyển động theo một chiều để quét các chất nhầy vào ổ mũi qua các lỗ
xoang đổ vào các ngách mũi. Do đó, bình thường các xoang đều rỗng, thoáng
và khô. Chức năng các xoang là góp phần làm ấm và ẩm không khí qua mũi,
cộng hưởng âm thanh và làm nhẹ các khối xương sọ và mặt.
1.1.1. Giải phẫu mũi và các xoang cạnh mũi.
Nguyên uỷ của các xoang chính là nguyên uỷ của hốc mũi tạo nên, do đó
còn gọi xoang là những hốc mũi phụ.
1.1.1.1.Giải phẫu khoang mũi
Ổ mũi đi từ lỗ mũi trước tới lỗ mũi sau:
- Lỗ mũi trước: tiền đình mũi
- Lỗ mũi sau: thông với tỵ hầu, được giới hạn ở trong là bờ sau vách
mũi, ở dưới là giới hạn đường khẩu cái cứng và khẩu cái mềm, ở ngoài là
mảnh trong chân bướm, ở trên là thân xương bướm.
- Thành trên: đoạn trước do xương sống mũi, xương trán; đoạn giữa tạo
nên bởi mảnh sàng và xương sàng; đoạn sau: thân xương bướm, cánh xương
lá mía và mỏm bướm xương khẩu cái.


4

- Thành dưới: tạo nên bởi mỏm khẩu cái xương hàm trên ở trước và
mảnh ngang xương khẩu cái ở sau.
- Thành ngoài: cấu tạo của nhiều xương: một phần của xương hàm trên,
xương lệ, xoắn mũi, mảnh thẳng xương khẩu cái, mảnh chân bướm trong.
- Thành trong: gồm 3 phần: phần xương ở sau cấu tạo bởi mảnh thẳng

xương sàng và xương lá mía; phần sụn ở trước tạo bởi sụn vách mũi và sụn cánh
mũi lớn; phần màng ở trước và dưới, cùng tạo nên bởi mô sợi và da; cơ quan lá
mía gồm 2 túi cùng nhỏ ở trong niêm mạc đổ vào phần trước vách mũi.
1.1.1.2. Giải phẫu các xoang cạnh mũi
Các xoang cạnh mũi là các hốc ở trong các xương ở xung quanh ổ mũi,
mở vào ổ mũi và được phủ bởi lớp niêm mạc cốt mạc liên tiếp với niêm mạc
vùng hô hấp của mũi. Nhiễm trùng của mũi có thể lan truyền tới xoang gây
viêm xoang.
- Xoang hàm trên: là một hốc xẻ trong xương hàm trên, là xoang lớn
nhất trong các xoang cạnh mũi, có hình tháp giống như xương: mặt trước giáp
má; mặt trên giáp với nền ổ mắt; mặt sau liên quan với hố chân bướm khẩu
cái; đỉnh liên quan với gò má; nền hay mặt trong liên quan với mũi và có lỗ
thông đổ vào ngách mũi giữa; bờ dưới xoang liên quan với răng hàm bé thứ 2
và chân răng hàm lớn thứ nhất.
- Xoang trán: có 02 xoang trán tương ứng của phần đứng xương trán.
Các xoang trán rất thay đổi về hình dáng, kích thước và hai xoang hai bên
cũng thường khác nhau. Mặt trước của xoang là mặt phẫu thuật có da che
phủ; mặt sau mỏng liên quan với não, màng não; mặt trong là một vách xương
mỏng ngăn cách 2 xoang ở hai bên; mặt dưới liên quan với trần ổ mắt và
xoang sàng. Lỗ thông xoang trán đổ vào ngách mũi giữa.
- Xoang sàng: gồm rất nhiều xoang nhỏ, có từ 4 -17 xoang cho mỗi bên, nằm
trong mê đạo sàng. Dựa vào vị trí của xoang mà người ta chia làm 3 nhóm:


5

+ Các tiểu xoang sàng trước: đê mũi (nếp lồi ở cực trước xoăn mũi giữa)
là mốc để vào các tiểu xoang sàng trước.
+ Các tiểu xoang sàng giữa.
 hai nhóm này đổ vào ngách mũi giữa.

+ Các tiểu xoang sàng sau: đổ vào ngách mũi trên.
- Xoang bướm: là một hốc xẻ trong thân xương bướm, kích thước rất thay
đổi, thường đổ vào phần trên ngách bướm sàng của ổ mũi. Lỗ đổ vào ổ mũi của
xoang bướm cao hơn sàn xoang 10 – 15mm, đường kính trung bình 5mm.
Có hai xoang (phải và trái), ngăm cách nhau bởi một vách xương,
thường lệch sang một bên.

Hình 1.1. Giải phẫu các xoang cạnh mũi [4]
1. vách ngăn, 2. mào gà, 3. ổ mắt, 4.xương giấy
5. cuốn mũi giữa, 6.cuốn mũi dưới, 7.khe mũi giữa,
8 khe mũi dưới, 9. xoang hàm, 10. xoang sàng.

1.1.1.3. Mạch máu và thần kinh mũi xoang


6

Động mạch: hệ thống mạch máu ở mũi rất phong phú. Mũi được cấp
máu bởi các nhánh của cả hệ thống cảnh trong (động mạch mắt) và hệ thống
cảnh ngoài (động mạch hàm trong).
Động mạch sàng trước (nhánh của động mạch mắt), đi trong một ống
xương sát nền sọ, nằm giữa các tế bào sàng trước và bóng sàng. Động mạch
sàng trước dễ bị tổn thương trong các phẫu thuật vào xoang sàng, vì vậy đây
được coi như giới hạn phẫu thuật mở xoang sàng trước.
Động mạch sàng sau (nhánh của động mạch mắt), và động mạch bướm - khẩu
cái (nhánh của động mạch hàm trong) nằm sâu trong xương nên ít bị tổn thương.
Động mạch bướm khẩu cái, tận cùng của động mạch hàm trong chui vào
hố mũi ở lỗ bướm khẩu cái rồi chia ra làm hai ngành: ngành trong cho vách
ngăn, ngành ngoài cho vách mũi xoang. Các động mạch này giao lưu với
nhau tại một điểm gọi là điểm mạch Kiesselbach ở phần trước và dưới của

vách ngăn mũi.
Động mạch khẩu cái trên: là nhánh của động mạch hàm trong đi xuống
dưới vào ống khẩu cái sau ở ngang mức xương cuốn dưới thì tách ra một hoặc
hai nhánh đi qua mảnh đứng xương khẩu cái để phân nhánh vào khe dưới và
xương cuốn dưới.
Động mạch chân bướm khẩu cái: là nhánh của động mạch hàm trong đi
qua ống chân bướm - khẩu cái và phân nhánh cho niêm mạc trần ổ mũi và
niêm mạc vòm mũi họng.
Động mạch cánh mũi và các động mạch chân vách ngăn: là nhánh động
mạch mặt tưới máu cho vùng đầu mũi và cánh mũi.
Tĩnh mạch: hệ thống tĩnh mạch đổ vào tĩnh mạch hàm trong, tĩnh mạch
mắt và tĩnh mạch mặt.


7

Thần kinh: Sự phân bố thần kinh ở mũi rất phong phú. Ở mũi có hai loại
thần kinh: thần kinh cảm giác và thần kinh khứu giác. Dây thần kinh cảm giác
là các nhánh của dây mắt và hạch bướm – khẩu cái. Hạch bướm khẩu cái cho
các dây thần kinh bướm khẩu cái trong, bướm khẩu cái ngoài, khẩu cái sau,
trước, giữa. Dây thần kinh mắt chia ra dây thần kinh sàng, dây này lại chia ra
dây thần kinh cánh mũi và dây thần kinh mũi trong.
Dây thần kinh khứu giác: bắt nguồn từ các tế bào khứu giác ở vệt vàng
của khe khứu giác. Các dây này chui qua mảnh sàng vào não và tập chung ở
hành khứu của vỏ não.
1.1.2. Xếp loại TMN và phân loại giai đoạn bệnh
* Phân loại kinh điển: [5] [6] Sébileau, Hautan và Monod dựa vào vị
trí xuất phát của u và hướng lan tràn của nó chia ung thư mũi xoang thành
3 loại sau:
- Ung thư tầng trên: u xuất phát từ xoang sàng lan tràn về phía hốc mũi,

hốc mắt và phần trước nền sọ.
- Ung thư tầng giữa: u xuất phát từ 1 trong các mặt của xoang hàm theo
các hướng khác nhau và phá huỷ thành xoang hàm.
- Ung thư tầng dưới: u xuất phát từ cung răng, lồi củ xương gò má, sàn
xoang hàm, vòm khẩu cái. Đây là những u có xu hướng xâm lấn xuống thấp.
* Phân loại theo tổ chức chống ung thư thế giới (UICC) và uỷ ban ung
thư Mỹ (AJCC) [7] [8]:
- T (khối u)
+ Khối u xoang sàng:
T1: u <1cm2, không phá huỷ xương.
T2: U>1cm2, không phá huỷ xương.
T3: u phá huỷ xương một cấu trúc nhưng chưa vượt quá giới hạn mũi xoang.
T4: u phá huỷ xương từ hai cấu trúc trở lên hoặc vượt quá giới hạn mũi xoang.


8

+ Khối u xoang hàm:
T1: u trong niêm mạc xoang hàm không phá huỷ xương.
T2: u xâm lấn hoặc phá huỷ xương thành trên và trong xoang hàm.
T3: u xâm lấn vào các phần sau: da ngoài mặt, hốc mắt, xoang sàng
trước, thành sau xoang hàm và cơ chân bướm.
T4: u xâm lấn khẩu cái cứng, xoang sàng sau, xoang bướm, chân bướm
khẩu cái, vòm họng hoặc nền sọ.
- N (Hạch):
Nx: hạch vùng không khám thấy.
No: không có di căn hạch vùng.
N1: Di căn hạch cùng bên, kích thước <=3 cm
N2: Di căn hạch, kích thước hạch >3cm và <6cm.
N2a: Di căn một hạch cùng bên.

N2b: Di căn nhiều hạch cùng bên.
N2c: Di căn hạch hai bên hoặc bên đối diện.
N3: Di căn hạch >6cm
- M (di căn):
Mx: di căn xa không phát hiện thấy.
Mo: không có di căn.
M1: có di căn xa.
- Chẩn đoán giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: T1+ No+ Mo.
+ Giai đoạn 2: T2+ No+ Mo.
+ Giai đoạn 3: T3+ No+ Mo.
T1+N1+M
T2+N1+Mo
T3+N1+M


9

+ Giai đoạn 4: T4+ No+Mo
T4+ N1+Mo
Bất kỳ T+N1+M1
Bất kỳ T+N2+M1
Bất kỳ T+N3+Mo.
* Đối với các khối u của các xoang cạnh mũi thì phân giai đoạn dựa vào
kết quả phẫu thuật thường được sử dụng hơn phân giai đoạn lâm sàng, bởi vì
đánh giá về lâm sàng có hạn chế về việc xác định phạm vi của khối u. Tuy
nhiên không phải tất cả các u ở xoang cạnh mũi đều được điều trị phẫu thuật,
làm cho sự so sánh kết quả điều trị khó khăn, vì vậy phân loại TMN sẽ cung
cấp các thông tin hữu ích để quyết định phương pháp điều trị và tiên lượng.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về ung thư mũi – xoang

1.2.1. Một số nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam UTMX đã được quan tâm nghiên cứu từ thập niên 60. Năm
1969, Lê Văn Bích và Phạm Khánh Hoà đã báo cáo 60 ca ung UTMX [9].
Đến năm 1978, Nguyễn Mạnh Cường nghiên cứu những biểu hiện lâm sàng
tổ chức bệnh học, XQ của 52 trường hợp ung thư biểu mô khối sàng hàm [5].
Năm 1991 Nguyễn Công Thành qua nghiên cứu 46 trường hợp UTMX
tại khoa ung thư, Viện tai mũi họng từ năm 1986 – 1990, nhận thấy UTMX
hay gặp trong các khối u ác tính vùng đầu cổ, trung bình mỗi năm 9-10 ca,
bằng 1/3 số lượng ung thư vòm trung bình hàng năm, tỷ lệ bệnh nhân được
chẩn đoán giai đoạn T4 là 47,8%. Hình ảnh trên phim Blondeau và Hirtz có
17/19 bệnh nhân (89,4%) hình mờ đều xoang hàm, sang và phá vỡ vách ngăn
mũi 14/19 bệnh nhân (73,7%) [6].
Năm 1996 Vũ Công Trực nghiên cứu 96 ca UTMX được chẩn đoán và
điều trị tại Viện tai mũi họng thấy UTMX chiếm >6% các u ác tính đường


10

hô hấp trên. UTMX đứng thứ 3 sau ung thư vòm họng và ung thư thanh
quản. Phim Blondeau và Hirtz ít có giá trị và chỉ rõ khi bệnh đã ở giai đoạn
muộn [10].
Năm 2001 Ngô Ngọc Liễn và cộng sự qua tổng kết 277 trường hợp
UTMX tại Viện tai mũi họng từ năm 1986 – 2001. Cắt lớp vi tính cho phép
đánh giá được đầy đủ tổn thương và nhất là sự lan tràn của khối u. Phim chụp
cắt lớp vi tính giúp cho chỉ định phẫu thuật được chuẩn xác nhất là với trường
hợp các khối u đã lan tràn ra ngoài xoang [1].
1.2.2. Một số nghiên cứu trên thế giới
Những nghiên cứu về UTMX đã có từ lâu. Công trình đầu tiên được ghi
nhận trên y văn là của Morgagni, Bichat [11]. Năm 1906: Sébileau đã mô tả,
phân loại khối u 3 tầng: tầng trên, tầng giữa, tầng dưới. Năm 1920: Hautant và

Manod đã đặt vấn đề xếp loại và đưa ra hướng điều trị UTMX [12].
Năm 1979 Colin Pason, Neil Hodson đã mô tả tỷ trọng khối UTMX tăng
lên sau khi tiêm thuốc cản quang không có giá trị phân biệt các khối tân tạo ở
mặt, tuy nhiên khi ung thư sàng hàm xâm lấn nội sọ làm cho hàng rào máu não
bị tổn thương thì hình ảnh u ngấm thuốc tăng tỷ trọng lại rất có giá trị [13].
Năm 1984 Anton. N.Hasso đã dùng máy CT Scanner có độ phân giải
cao, chụp trước và sau tiêm thuốc cản quang. Có thể phát hiện nguyên uỷ của
khối UTMX, đánh giá mức độ phá huỷ xương và lan tràn của khối ung thư ra
lân cận. Ngoài ra CT Scanner còn cho phép đánh giá giai đoạn phát triển của
khối UTMX [14].
Năm 1998 Yuan.Y và cộng sự qua nghiên cứu 13 trường hợp u nguyên
bào thần kinh khứu giác bằng CT Scanner phát hiện 6 trường hợp có u tăng
tỷ trọng, 3 trường hợp tỷ trọng không đồng đều và 3 trường hợp có vôi hoá
trong u [15].


11

Năm 1998 Wolfgang Dahnert nhận thấy tần suất carcinoma mũi - xoang
chiếm 5-6% của carcinoma xoang cạnh mũi, 90% là carcinoma tế bào vẩy,
sau đó là sarcoma, carcinoma tuyến ống, carcinoma tuyến kén và thường thứ
phát từ carcinoma xoang hàm [16].
1.3. Chẩn đoán ung thư mũi xoang
1.3.1. Lâm sàng
Do cấu trúc giải phẫu phức tạp của mũi xoang và sự lan rộng của khối u
xâm lấn ra lân cận nên xuất hiện phối hợp nhiều dấu hiệu lâm sàng, thường
được phân chia thành 5 hội chứng chính [1] [6] [10] :
• Hội chứng mũi xoang: hay gặp nhất biểu hiện
- Triệu chứng đầu tiên là ngạt tắc mũi một bên, tổn thương tắc ngày càng tăng
dẫn đến ngạt tắc mũi hoàn toàn. Chảy mũi nhầy trong hoặc mầu hồng thỉnh

thoảng chẩy mũi lẫn máu tươi.
- Giai đoạn muộn khi u phát triển to ra và xâm lấn vào mũi bệnh nhân sẽ đau
nhức nhiều vùng má hoặc dọc theo sống mũi kèm theo bệnh nhân có rối loạn
ngửi (giảm ngửi, mất ngửi).
• Hội chứng mắt:
- Ở giai đoạn u đã phá huỷ các thành xương lân cận hố mắt, phá vỡ xương giấy
(nếu u ở xoang sàng), phá vỡ sàn ổ mắt (nếu u ở xoang hàm) thì sẽ có những
biểu hiện ở mắt: đau nhức vùng hốc mắt, chảy nước mắt nhìn mờ cùng phía
bên tổn thương
- Khám thực thể có thể thấy nhãn cầu bị đẩy lồi, lúc đầu nhãn cầu di động được
sau đó bị liệt và thị lực bị mất hoàn toàn, có thể thấy phù nề, xung huyết kết
mạc.
• Hội chứng thần kinh:
- Thường thấy ở giai đoạn muộn khi u đã phát triển và xâm lấn các tổ chức lân
cận chèn ép vào dây thần kinh V gây ra các biểu hiện: lúc đầu thường đau
chốc lát rồi hết, giai đoạn sau đau nửa đầu, đau vùng thái dương, đau âm ỉ liên
tục không thành cơn.


12

- Khám lâm sàng sẽ thấy tê bì nửa mặt, đau tê răng vùng bên tổn thương, nặng
hơn có thể mất cảm giác một bên bị tổn thương.
• Hội chứng biến dạng do u:
Tuỳ thuộc vào vị trí xuất phát của khối u và sự xâm lấn của nó vào các tổ
chức lân cận, ở giai đoạn muộn sẽ có các biểu hiện sau:
- Góc trong của mắt bị phồng đẩy lồi mắt.
- Gốc mũi bị biến dạng, mất rãnh mũi má, vùng má bị sưng nề.
- Đẩy rãnh lợi môi, phồng sàn hàm ếch.
• Hội chứng do di căn

- Di căn hạch: ung thư mũi xoang di căn thường xuất hiện ở giai đoạn muộn và
ít gặp hơn các ung thư khác ở vùng đầu mặt cổ. Trong ung thư mũi xoang khi
có hạch là biểu hiện xấu đối với tiên lượng và điều trị. Tính chất hạch di căn:
rắn chắc, di động kém vị trí cùng bên tổn thương và thường thấy ở dưới hàm,
góc hàm và ít thấy ở rãnh cảnh.
- Ung thư mũi xoang hiếm gặp di căn xa, nếu có thì có thể di căn ở não, phổi,
chi và các xương dài.
1.3.2. Nội soi xoang [17]
Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị
UTMX, nó có một số ưu điểm mà một số phương pháp khác không có
được:
- Nhìn thấy trực tiếp được lớp niêm mạc trong xoang, có thể phát hiện được
nang, dịch nhầy, polyp, u trong xoang.
- Có thể làm được sinh thiết, thực hiện một số vi phẫu thông xoang.
Tuy vậy nội soi xoang cũng có một số hạn chế:
- Gây chảy máu và đau
- Một số bệnh nhân có thể bị shock do tác dụng phụ của thuốc tê
- Không đánh giá được các tổn thương ở sâu như xoang sàng, xoang bướm, hốc
mắt và nội sọ.


13

1.3.3. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh
1.3.3.1. Chụp X –quang thường quy [17] [18]
- Phim Blondeau: có đám mờ đậm lan toả trong xoang hàm, cá biệt có
thể thấy hình ảnh khối u trong xoang khi u xâm lấn vào hốc mũi, thấy mờ đặc
trong hốc mũi, các thành xoang bị mờ, mất nét do thâm nhiễm u. Thành
xoang bị vỡ do u xâm lấn, hay gặp nhất là vách ngăn mũi xoang, sàn và thành
ngoài ổ mắt.

- Phim Hirtz: thấy các xoang sàng trước và sàng sau mờ hoặc giãn rộng
một bên. Có thể thấy vùng cánh xương bướm: các nét xương mờ không rõ nét
như bên kia.
- Phim tư thế sọ nghiêng cho thấy thành trước của xoang hàm bị phá vỡ,
có thể thấy tổn thương ung thư xâm lấn xương nền sọ.
Các dấu hiệu trên phim XQuang chỉ có ý nghĩa định hướng tổn thương
do chồng các tổ chức phần mềm, xương của nhiều xoang nên hạn chế trong
chẩn đoán: không đánh giá chính xác được vị trí, kích thước, số lượng của u
và mức độ lan rộng của tổn thương sang lân cận.
1.3.3.2.Chụp cắt lớp vi tính [17] [19]
Chụp được tiến hành trên 02 lớp cắt : lớp cắt trục (Axial) - lớp cắt song
song CLVT với đường thẳng nối lỗ tai ngoài tới điểm ngoài hố mắt (đường
OM), và lớp cắt theo mặt phẳng trán (Coronal) – lớp cắt vuông góc với đường
OM. Tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch được sử dụng trong chụp CLVT góp
phần đánh giá tình trạng mạch máu và tính chất ngấm thuốc cản quang của u,
mức độ xâm lấn của u sang lân cận như: hốc mắt, hố chân bướm, lỗ mũi sau –
vòm họng, đặc biệt có giá trị trong chẩn đoán u xâm lấn nội sọ, giúp sơ bộ
chẩn đoán phân biệt. Ngoài ra còn có giá trị trong lập kế hoạch tia xạ trước
mổ và đưa ra phương pháp phẫu thuật tối ưu.


14

Chụp CLVTcó thể đánh giá hình ảnh tổn thương là khối có tỷ trọng tổ chức
trong xoang sàng, xoang hàm, kèm theo có hình ảnh phá huỷ thành xoang.
Khối u nhỏ: trên phim chụp CLVT có thể thấy sự khác nhau giữa lớp
niêm mạc và dưới niêm mạc bị thâm nhiễm ở thì tiêm thuốc cản quang và sự
dày niêm mạc xoang khu trú.
Khối u lớn hơn: u thâm nhiễm niêm mạc xoang, phá huỷ cấu trúc xương
thành xoang làm biến dạng xoang và xâm lấn vào các tổ chức lân cận.

- Hay gặp u xoang hàm xâm lấn vào hốc mũi, phá huỷ các cuốn mũi, vách ngăn
mũi.
- U xoang hàm phát triển ra phía sau vào lỗ mũi sau – vòm họng, hố chân
bướm hàm và hố dưới thái dương, khối u được nhận ra như là một khối xâm
lấn làm lớp mỡ bao bọc giữa các cơ bị mất do sự lan tràn của các tế bào có tỷ
trọng cao hơn mỡ trên cửa sổ mỡ, u phá huỷ mảnh chân bướm hàm.
- U mũi - xoang xâm lấn vào nền sọ xuyên qua trần sàng, mảnh sàng lúc đó sẽ có
hình ảnh đẩy phồng hoặc khuyết xương tại trần sàng, u có thể xâm lấn vào thuỳ
trán, hình ảnh nhu mô não bị xâm lấn ngấm thuốc cản quang mạnh.
- U mũi - xoang xâm lấn phá huỷ xương giấy hoặc rãnh dưới hốc mắt, sàn hốc
mắt xâm lấn vào hốc mắt: hình ảnh khối tỷ trọng mô mềm lan vào chiếm chỗ,
thâm nhiễm các thành phần trong hốc mắt như thần kinh thị giác, cơ vận nhãn
gây lồi mắt.
1.3.3.3. Cộng hưởng từ
Nhờ đặc điểm đối quang của tổ chức phần mềm rất cao và có thể tạo
hình ảnh trên nhiều mặt phẳng khác nhau nên hình ảnh của CHT ưu thế hơn
nhiều kỹ thuật khác trong chẩn đoán UTMX.
Chẩn đoán mô bệnh học của khối u mũi - xoang thì sử dụng hình ảnh là
không thể. Thay vào đó, các nhà chẩn đoán hình ảnh xác định chính xác giới
hạn giải phẫu của một khối u nhất định. Sự kết hợp giữa CLVT và CHT là cần


15

thiết, trong đó CLVT được sử dụng để xác định ảnh hưởng của khối u với các
xương liền kề, còn CHT là cần thiết để đánh giá sự xâm lấn xung quanh các
dây thần kinh, nền sọ, hốc mắt, và xâm lấn nội sọ.
Quy trình chụp khối u xoang cạnh mũi bao gồm sự kết hợp hình ảnh giữa
T1W axial và coronal với T2W axial và coronal.Thông thường T1W axial,
T1W coronal, và T2W coronal bão hoà chất béo (xoá mỡ) là cần thiết. T1W

sagital cũng thường được sử dụng để đánh giá vòm mũi họng. Gadolinium
được dùng thường xuyên và hình ảnh axial và coronal xoá mỡ có tiêm thuốc
đối quang từ. Độ dày lát cắt không quá 3mm là cần thiết.
Một trong những khó khăn trong xác định mức độ lan tràn của khối u là
cùng tồn tại tổn thương viêm. Chụp CHT là vượt trội hơn CLVT trong việc đưa
ra sự phân biệt giữa khối u và tổn thương viêm lân cận. Hàm lượng nước cao
hơn trong chất tiết do viêm niêm mạc chuyển đổi thành tăng tín hiệu trên T2W.
Các khối u có mật độ tế bào dày đặc và lượng nước nội bào và khoảng gian bào
ít nên chúng thường có tín hiệu trung gian trên hình ảnh T2W [20]. Tuy nhiên
tăng tín hiệu trên T2W là đặc điểm đặc trưng của u tuyến nước bọt đa hình, các
khối u vỏ dây thần kinh, u mạch và u nhú đảo ngược [21]. Chú ý rằng cường
độ tín hiệu của dịch tiết phụ thuộc vào hàm lượng protein trong nó. Khi hàm
lượng protein trong dịch tiết tăng lên, cường độ tín hiệu sẽ tăng trên T1W và
giảm trên T2W. Khi nồng độ protein vượt quá 28%, thì chất tiết sẽ giảm tín
hiệu trên cả T1W và T2W, và có thể như một xoang chứa khí [22].
1.3.3.4. Mô hình xâm lấn và đánh giá trên cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ
UTMX có khả năng lan tràn, xâm lấn vào các cấu trúc lân cận bằng cách
phát triển trực tiếp hoặc tạo các u nhầy xâm lấn.
a) Phá huỷ xương
Sự phá huỷ xương liền kề là thường thấy trong UTMX. Huỷ xương
thường được quan sát thấy trong ung thư biểu mô tế bào vẩy, di căn, sarcom,


16

ung thư biểu mô không biệt hoá. Tuy nhiên, u tuyến nước bọt ác tính,
lymphoma tế bào lớn, melanoma, ung thư thần kinh khứu giác có xu hướng
tái tạo xương. Cần chú ý rằng sự thay đổi xương thường là phản ánh sự phát
triển của khối u. Lymphoma và melanoma – tổn thương tái tạo xương, tiên
lượng xấu hơn ung thư bểu mô tế bào vảy [21]. Mặt khác, bệnh lý viêm nhiễm

xoang có thể liên quan đến sự phá huỷ xương rộng nên cần chẩn đoán phân
biệt, đánh giá sự thay đổi xương này trên CHT tốt hơn trên CLVT.
b) Xâm lấn nền sọ
Sự xâm lấn có thể từ xói mòn xương đơn thuần đến xâm lấn theo các dây
thần kinh sọ qua các lỗ nền sọ vào các ngăn nội sọ. Xie và cộng sự đã quan
sát thấy hình ảnh CHT tốt hơn CLVT trong đánh giá xói mòn xương nền sọ
của 63 bệnh nhân ung thư vòm [23]. Thay thế cường độ tín hiệu cao bình
thường của tuỷ xương trên T1W, xói mòn xương thể hiện bằng hình ảnh xoá
mỡ sau tiêm thuốc và tăng tín hiệu của phù tuỷ khi có xâm lấn đáy sọ. Tuy
nhiên trong một số bệnh máu, thiếu máu mạn tính, HIV, và loãng xương có
quá trình tái tạo tuỷ xương, làm giảm tín hiệu trên T1W. Chuỗi xung khuếch
tán được sử dụng để phân biệt ung thư với thâm nhiễm tuỷ không do ung thư,
điều này đã được áp dụng trong chẩn đoán bệnh lý cột sống [24].
c) Xâm lấn nhu mô não, màng não.
Xâm lấn màng cứng là bước cuối cùng trước khi xâm lấn vào nhu mô
não chức năng. Mức độ xâm lấn màng cứng là một chỉ số quan trọng. Theo
dõi 21 bệnh nhân có xâm lấn tầng trước sọ mặt, chỉ 22% bệnh nhân xâm lấn
màng cứng sống sót sau 3 năm. Xâm lấn màng cứng cũng ảnh hưởng đến
phương pháp phẫu thuật và quyết định sửa chữa lắp mảnh xương sọ hay cấy
mô ghép [25]. Xâm lấn nhu mô não không phải chống chỉ định tuyệt đối của
phẫu thuật. Tuy nhiên có một phương pháp điều trị tích cực với cắt bỏ rộng
một phần nhu mô với người già hoặc người đã từng điều trị chiếu xạ [26].


17

CHT là tốt hơn CLVT trong đánh giá xâm lấn màng cứng. Trên CHT,
màng cứng tăng ngấm thuốc là không đủ để chẩn đoán xâm lấn, nó có thể
trong bệnh cảnh của chảy máu, viêm, hay dày màng cứng đơn thuần. Những
nốt ngấm thuốc thì 100% là tổn thương xâm lấn màng cứng. Khi mà màng

cứng dày > 5mm và ngấm thuốc thì chẩn đoán xâm lấn có độ nhạy, độ đặc
hiệu, độ chính xác lần lượt là 75%, 100%, và 91% [27]. Nhu mô não tăng tín
hiệu là chắc chắn có sự xâm lấn màng não.
d) Xâm lấn ổ mắt
Bảo tồn hốc mắt trong suốt quá trình phẫu thuật là vấn đề còn nhiều
tranh cãi. Hai điểm chính của vấn đề là cắt bỏ toàn bộ khối u và bảo tồn chức
năng của hốc mắt.Tuy nhiên nhiều bệnh nhân chấp nhận rủi ro khi phẫu thuật
cắt bỏ tối thiểu để bảo toàn chức năng ổ mắt. Một nghiên cứu ở đại học
Virginia với kế hoạch điều trị xạ trị trước phẫu thuật, mắt có thể được bảo tồn
ở hầu hết phẫu thuật các khối u xoang cạnh mũi mà vẫn đảm bảo lấy hết tổ
chức khối u ở mức an toàn [28] [29] [30].
Tất cả 4 xoang cạnh mũi đều nằm liền kề với ổ mắt. Nhiều những lỗ nhỏ
trên thành ổ mắt cho mạch máu và thần kinh đi vào hốc mắt, chính những
đường này dẫn truyền cho khối u lan vào ổ mắt. Các xương của tuyến lệ là
mỏng và thường dễ dàng bị các khối u gốc mũi xoang xâm nhập. Xương giấy
cũng là một cấu trúc xương mỏng. Tuy nhiên, cấu trúc quanh hốc mắt và
màng xương hốc mắt khá kiên cố, do đó có thể chưa có sự xâm lấn hốc mắt
dù đã có sự phá huỷ xương của thành ổ mắt.
CLVT và CHT đều được sử dụng để đánh giá sự xâm lấn ổ mắt. Một vài
dấu hiệu như thay đổi chất béo, mối quan hệ giữa khối u và thành ổ mắt (tiếp
xúc, đẩy phồng), bất thường cơ vận động nhãn cầu (phì đại, tín hiệu bất
thường, thay đổi vị trí), các nốt của khối u trên thành xương ổ mắt, sự toàn
vẹn của thành ổ mắt... đã được sử dụng để đánh giá xâm lấn. Trong số các tiêu


18

chí này, có giá trị tiên lượng dương tính cao nhất là tăng tín hiệu cơ vận động
nhãn cầu (100%) và xâm lấn lớp mỡ ổ mắt (80% với CHT, 86% với CLVT).
Chụp CLVT có thể chính xác hơn CHT do nó có khả năng đánh giá xương và

chất béo ổ mắt tốt, trong khi CHT thì cả hai cùng giảm tín hiệu trên tất cả các
chuỗi xung [24] [31] [32].
e) Lan tràn u theo dây thần kinh ngoại biên
Các phân tử kết dính tế bào ung thư vào các tế bào thần kinh cho phép tế
bào u lan dọc theo các dây thần kinh. Có nhiều loại khối u đầu mặt cổ, trong đó
đáng kể nhất là ung thư tế bào tuyến nang và ung thư tế bào biểu mô vảy là có sự
lan tràn mạnh mẽ nhất xấp xỉ 93% [24] [33] [34]. Ung thư tế bào biểu mô tuyến
nang là ung thư thường gặp nhất lây lan theo các dây thần kinh ngoại biên
(60%). Một số loại khác có thể lan tràn như vậy như ung thư tế bào đáy, ung thư
biểu mô niêm mạc, lymphoma, melanoma, sarcom cơ vân, di căn.
Phát hiện bệnh lý thần kinh sọ não trên một bệnh nhân UTMX có thể là
tổn thương thứ phát do lan tràn theo các dây thần kinh ngoại vi. Nó có thể
không có triệu chứng gì. Hiếm khi phát hiện các triệu chứng thứ phát (dị cảm
trên khuôn mặt) trước khi phát hiện khối u nguyên phát.
Hiểu biết chắc chắn về giải phẫu đầu mặt cổ là rất quan trọng trong đánh
giá sự xâm lấn theo các dây thần kinh. Tổn thương sọ não có thể là sự xâm lấn
qua hố chân bướm khẩu cái. Hố này nằm giữa thành sau của xoang hàm và
mỏm chân bướm của xương bướm.Mỗi hố liên tiếp với xoang hang qua lỗ
tròn cho dây thần kinh sinh ba hàm trên (V2) đi qua và khuyết hay ống chân
bướm cho các dây thần kinh chân bướm đi qua. Hố này thông với khoang
miệng qua khe bướm hàm. Thần kinh hàm trên chi phối cơ nhai nên có thể lan
truyền tế bào ung thư theo đường này xuống hố chân bướm- khẩu cái thông
qua lỗ bầu dục đến các khoang Meckel. Các hố này liên tiếp với ổ mắt qua
khe ổ mắt dưới, liên tiếp với tầng giữa với khoang mũi thông qua lỗ chân
bướm. Ở phía dưới là các lỗ cho các dây thần kinh khẩu cái lớn và nhỏ đi qua.


19

CHT có tiêm thuốc trên xung xoá mỡ là đánh giá tốt nhất sự lan tràn theo

các dây thần kinh. Các dấu hiệu này bao gồm thâm nhiễm mỡ của hố chân bướm
khẩu cái, ngấm thuốc và dày các dây thần kinh, thâm nhiễm mỡ đáy sọ, ngấm
thuốc của các mô mềm trong xoang hang và hang Meckel, mất dẫn truyền cơ
nhai (teo cơ nhai). Khi bệnh lan tràn rộng, phá huỷ cấu trúc xương đáy sọ có thể
thấy rõ trên CLVT. Có nhiều tổn thương có thể cùng tồn tại nhưng không liên
tiếp nhau, những xâm lấn nhỏ là khó có thể đánh giá trên hình ảnh, chẩn đoán
hình ảnh phát hiện khoảng 70% các trường hợp [35] [36].
f) Xâm lấn hạch (Lymph Node Spread)
Di căn hệ thống mô liên kết là một dấu hiệu để tiên lượng. Khám lâm
sàng có thể phát hiện khoảng 70% hạch bất thường. CLVT và CHT phát hiện
di căn hạch trong khoảng 38% - 67% trường hợp không sờ thấy được [37].
Khối u xâm lấn rộng đến da, nếp má lợi, hệ thống cơ chân bướm, liên quan
đến di căn hạch. Xấp xỉ 15% bệnh nhân UTMX phát triển dạng nốt.
Dẫn lưu bạch huyết của các xoang theo hệ thống tĩnh mạch. Bạch huyết
của nửa trước khoang mũi dẫn về nhóm IB. Bạch huyết từ nửa sau khoang
mũi đến họng mũi đổ vào các hạch bạch huyết sau hầu và vào các nhóm hạch
từ nhóm II đến nhóm V. Bạch huyết từ xoang trán và xoang sàng đổ vào nhóm
I, xoang bướm đổ vào hạch sau hầu, xoang hàm trên đổ vào nhóm IB, II, III,
IV và các hạch bạch huyết phía bên sau hầu. Chú ý rằng các hạch phía sau
hầu có thể không còn cấu trúc bình thường do những nhiễm trùng tái phát khi
còn nhỏ; hạch nhóm I và II thường là những trạm đầu cho tổn thương di căn
xa từ khối u nguyên phát ở các xoang cạnh mũi.
Tiêu chuẩn đánh giá di căn hạch từ khối u nguyên phát vùng đầu mặt cổ
cũng giống như từ khối u nguyên phát của nơi khác, với các đặc điểm: kích
thước lớn trên 10mm, có hoại tử, xâm lấn ra ngoài vỏ, và cấu trúc mạch máu
bất thường… là những đặc điểm có thể đánh giá trên hình ảnh. Tuy nhiên


20


cần chú ý rằng hạch có kích thước bình thường vẫn có thể chứa các tế bào
ung thư hoặc ngược lại phản ứng tăng sản của hạch từ nguyên nhân khác
không phải di căn.
Một số kỹ thuật CHT đã được phát triển với mục tiêu phát hiện sự thâm
nhập tế bào u vào hạch trước khi có sự phát triển thay đổi hình thái. Oxid sắt
siêu thuận từ và siêu nhỏ siêu thuận từ đã được sử dụng làm tác nhân tương
phản âm tính. Các oxid sắt này đi qua màng trong tế bào được thực bào bởi
các đại thực bào trong các hạch bình thường, và các tế bào sẽ trở nên giảm tín
hiệu mạnh trên T2W và T2*. Các hạch bạch huyết có chứa các tế bào ung thư
có một lượng rất ít các đại thực bào và do đó không làm giảm tín hiệu trên các
xung trên. Với các khối u vùng đầu mặt cổ, độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính
xác của kỹ thuật này đã được báo cáo khá là cao với 96%, 87% và 93% [ 38].
Tuy nhiên kỹ thuật này chưa được phổ biến rộng rãi và đòi hỏi phải theo dõi
trong thời gian dài là những vấn đề còn khó khăn.
Trong 27 bệnh nhân nghiên cứu, Fischbein và cộng sự thấy rằng sử dụng
CHT có tiêm thuốc có thể phân biệt hạch bệnh lý và hạch bình thường ở những
bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào vảy. Họ thấy rằng cần một thời gian lâu hơn
để ngấm thuốc hoàn toàn, đỉnh ngấm thuốc cũng thấp hơn, và rửa trôi chậm hơn
trong ung thư hạch bạch huyết sau khi tiêm thuốc đối quang từ. Họ đưa ra giả
thiết để giải thích là do giảm thành phần vận chuyển trong mô hạch và giảm thể
tích ngoại bào, giảm mạch máu trong hạch chứa ung thư [39].
1.3.4. Giải phẫu bệnh
Trong các phương pháp chẩn đoán ung thư nói chung, chẩn đoán UTMX
nói riêng, bộ ba chẩn đoán gồm chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán nội soi và
chẩn đoán mô bệnh học thì chẩn đoán mô bệnh học có ý nghĩa tiêu chuẩn
vàng. Phân loại mô bệnh học UTMX của tổ chức y tế thế giới năm 2005 [40]
chia ung thư biểu mô mũi xoang ra làm các dạng:


21


- Ung thư biểu mô vẩy
- Ung thư dạng biểu mô lympho
- Ung thư biểu mô không biệt hóa
- Ung thư biểu mô tuyến
- Ung thư typ tuyến nước bọt
- U thần kinh nội tiết


22

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu dự kiến: Nghiên cứu được tiến hành
tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương từ tháng 01/2016 đến tháng 06/2017
và khoa Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 08/2016 đến
tháng 06/2017.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu bao gồm những bệnh nhân được
chẩn đoán UTMX đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn lựa chọn và không vi phạm các
tiêu chuẩn loại trừ.
2.1.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
-

Các bệnh nhân được chẩn đoán UTMX dựa trên các triệu chứng lâm sàng và

-

nội soi tai mũi họng, được chụp CLVT và/ hoặc CHT

Các bệnh nhân này được phẫu thuật hoặc sinh thiết và có kết quả giải phẫu

-

bệnh là UTMX.
Mọi lứa tuổi không phân biệt giới tính.
Có đủ thông tin hồ sơ bệnh án lưu trữ.
2.1.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ

-

Bệnh nhân có chụp CLVT và/ hoặc CHT xoang nhưng không có kết quả giải

-

phẫu bệnh.
Bệnh nhân đã điều trị phẫu thuật, xạ trị hay hoá chất trước khi chụp.
Bệnh nhân có chống chỉ định tuyệt đối chụp CLVT, CHT (có cấy ghép các
thiết bị điện tử như máy tạo nhịp, máy khử rung, cấy ghép máy bơm insulin tự

-

động, kẹp phẫu thuật nội sọ, trong hốc mắt…).
Không được chụp đúng quy trình hoặc không đạt chất lượng chẩn đoán.
2.1.3. Cỡ mẫu nghiên cứu: Mẫu thuận tiện.


23

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu
-

Máy chụp CHT Avanto 1,5 Tesla của hãng Siemens – Đức, máy cộng hưởng

-

từ Phillip Ingenia Hà Lan và máy chụp CLVT đa dãy.
Thuốc đối quang từ tiêm tĩnh mạch Dotarem (gadoterate meglumine)

-

0,5mmol/ml, Guerbet Pháp.
Máy tiêm thuốc đối quang từ tự động Spectris Solaris, Medrad Mỹ.
Máy
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

-

Xây dựng bệnh án mẫu chung cho toàn bộ quá trình nghiên cứu
Trực tiếp tham gia tiến hành chụp CLVT, CHT cho bệnh nhân tại khoa Chẩn
đoán hình ảnh bệnh viện Bạch Mai. Sau đó đọc phim và mô tả đầy đủ các

-

thông tin theo bệnh án mẫu.
Thu thập hình ảnh các phim chụp của bệnh nhân không được chụp tại khoa
Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Bạch Mai. Sau đó đọc lại phim và mô tả đầy
đủ các thông tin theo bệnh án mẫu.



24

2.2.4. Sơ đồ nghiên cứu

2.2.5. Quy trình chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ xoang hàm mặt
2.2.5.1. Chuẩn bị bệnh nhân.
Bệnh nhân được gửi đến khoa chẩn đoán GPB
hình ảnh để chụp CLVT, CHT
GPB

đã qua thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng trước đó.
Xem xét các chống chỉ định của chụp CLVT, CHT, loại trừ các dị vật
CLVT

kim loại, các loại thẻ từ, điện thoại di động…
Giải thích cho người nhà và bệnh nhân những biến chứng, tai biến khi tiêm
thuốc cản quang và thuốc đối quang từ đường tĩnh mạch. Chỉ tiêm thuốc cho bệnh

-

nhân nếu GFR >30.
Tư thế chụp CLVT: 02 tư thế
Chụp tư thế mặt phẳng trán (Coronal): bệnh nhân nằm sấp trên bàn, hai tay
buông xuôi, cằm đặt lên mặt bàn hoặc nằm ngửa trên bàn hai tay xuôi theo
người, cổ ngửa tối đa, đầu đặt trên giá đỡ. Ở tư thế này thực hiện các lớp cắt
vuông góc với đường nối lỗ ống tai ngoài tới điểm hố mắt ngoài (đường OM)
với các lớp cắt liên tục từ bờ trước xoang trán đến bờ sau của xoang bướm.


Không
ung thư sà


25

-

Chụp tư thế trục (Axial): bệnh nhân nằm ngửa trên bàn, hai tay buông xuôi
theo người, đầu dựa trên giá đỡ. Ở tư thế này các lớp cắt song song với đường
OM liên tục từ mào huyệt răng hàm trên tới đỉnh xoang trán.
Tư thế chụp CHT: nằm ngửa hai tay xuôi dọc thân mình. Các lát cắt
liên tục từ đỉnh của vòm sọ đến khớp ức đòn để đánh giá di căn hạch vùng.
2.2.5.2. Quy trình chụp cắt lớp vi tính xoang hàm mặt.
Chụp CLVT xoang được thực hiện cho tất cả các bệnh nhân có độ dày lát
cắt 3mm theo cả trục axial và coronal, trước và sau tiêm thuốc cản quang, sử
dụng cả hai cửa sổ mô mềm (50/200) và cửa sổ xương (100/1500).
2.2.5.3. Quy trình chụp cộng hưởng từ xoang hàm mặt.
Các chuỗi xung cộng hưởng từ được sử dụng: Coronal, axial và sagittal
T1 trước và sau tiêm gadolinium - DTPA; Axial T2W; DWI; T2*.
* Các thông số của các xung cộng hưởng từ được sử dụng:
Thông số

Thời gian lặp lại

Thời gian phản

xung TR (mili giây) hồi TE (mili giây)

Độ dày lát


Bước nhảy

cắt (mm)

(mm)

T1

600 - 800

20 -25

5

4

T2

2000 - 2500

30 - 38

5

4

2.2.6. Một số tiêu chí và cách đánh giá tổn thương thực hiện trong đề tài.
2.2.6.1. Đánh giá trên cắt lớp vi tính.
* Đánh giá khối u:

- Vị trí khối u.
- Kích thước khối u (<10mm, 10 - 30mm, >30mm)
- Ranh giới khối u: rõ, không rõ.
- Bờ tự do của khối: đều, liên tục hay không đều, liên tục.


×