Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Nghiên cứu tình trạng rối loạn thăng bằng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân COPD cao tuổi giai đoạn ổn định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 117 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh thường gặp có thể dự
phòng và điều trị được, đặc trưng bởi tắc nghẽn đường thở tiến triển ngày
càng nặng dần liên quan đến phản ứng viêm bất thường của đường thở và nhu
mô phổi bởi các phần tử và khí độc hại [4]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), dự báo đến năm 2020 COPD chiếm tỷ lệ 4,5 – 7% dân số, và sẽ tăng
lên vị trí thứ 3 trong số các bệnh mạn tính có nguy cơ tử vong cao sau bệnh
tim mạch, bệnh ung bướu và làm gia tăng đáng kể gánh nặng về kinh tế và xã
hội [2]. Ở Việt Nam, theo điều tra của Đinh Ngọc Sỹ (2011), tỷ lệ mắc bệnh
COPD toàn quốc có tỷ lệ 4,2% trong dân số [3]. COPD ở người cao tuổi
không những phải đối mặt với các nguy cơ suy hô hấp mạn tính, suy dinh
dưỡng, loạn dưỡng mà còn nguy cơ rối loạn thăng bằng dẫn tới té ngã, đặc
biệt là bệnh nhân COPD ở đợt cấp. Rối loạn thăng bằng là vấn đề sức khỏe
quan trọng ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt ở người cao tuổi, dẫn tới người cao
tuổi dễ bị ngã làm gia tăng gánh nặng ở người cao tuổi.
Thăng bằng của cơ thể là khả năng của cơ thể để duy trì sự ổn định khi
di chuyển hoặc không di chuyển, do vậy thăng bằng là một trong những chức
năng quan trọng nhất của cơ thể [5]. Theo Alexandru Florian (2015) rối loạn
thăng bằng gây ngã ở người trên 65 tuổi có tỷ lệ 30-50 % một lần mỗi năm
[4]. Theo Tinetti et al 1988, nghiên cứu ở cộng đồng ở đối tượng người cao
tuổi không có nguy cơ rối loạn thăng bằng thì ngã chỉ chiếm 8%, nhưng ở đối
tượng COPD cao tuổi tỷ lệ tăng lên 78% [6]. Theo nghiên cứu Alexandru
Florian và cs (2015), rối loạn thăng bằng dẫn tới ngã ở bệnh nhân COPD cao
tuổi trong nghiên cứu là 37,9% và tăng lên trong đợt cấp COPD là 41,2% [4],
[5]. Theo Alina Sorina Voica (2016) cho rằng ở bệnh nhân COPD cao tuổi có
nguy cơ rối loạn hoạt động thăng bằng hơn so với bệnh nhân cao tuổi không


2



có bệnh COPD trong đó không có sự khác biệt về rối loạn thăng bằng giữa
người bệnh COPD cao tuổi thể viêm phế quản mạn và người bệnh COPD cao
tuổi thể khí phế thũng [30]. Các tác giả cho rằng bệnh nhân cao tuổi có COPD
gây lên tình trạng yếu cơ, giảm khả năng hoạt động hàng ngày kéo dài làm
tăng tình trạng rối loạn thăng bằng ở người cao tuổi.
Như vậy rối loạn thăng bằng ở bệnh nhân COPD cao tuổi đang là vấn đề
quan trọng trên các bệnh nhân COPD cao tuổi, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
của họ. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều đề tài
nghiên cứu về rối loạn thăng bằng ở bệnh nhân COPD cao tuổi. Do vậy
nghiên cứu này chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu tình trạng rối loạn thăng
bằng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân COPD cao tuổi giai đoạn ổn
định” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá tình trạng rối loạn thăng bằng ở bệnh nhân COPD cao
tuổi giai đoạn ổn định.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến rối loạn thăng bằng ở nhóm
đối tượng trên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
1.1.1. Tình hình bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên thế giới.
Ngày nay sự phát triển kinh tế-xã hội, quá trình công nghiệp hóa diễn ra
mạnh mẽ và lan rộng kéo theo mặt trái là ô nhiễm môi trường làm tăng bệnh
lý hô hấp nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Số người mắc COPD
đang tăng cao trên thế giới. Theo WHO, năm 1990 tỷ lệ mắc COPD trên toàn
thế giới ước tính khoảng 9,34/1000 ở nam và 7,33/1000 ở nữ, tuy nhiên,

những ước tính này bao gồm ở mọi lứa tuổi và chưa phản ánh đúng tỷ lệ
COPD thực ở người cao tuổi và người cao tuổi là nhóm người có tỷ lệ mắc
cao nhất. COPD là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 6 với 2,2 triệu
người chết [2], [3]. Tính đến năm 1997 có khoảng 400 triệu người mắc bệnh
COPD và là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ thứ 4 [7]. Theo dự báo của
WHO số người mắc bệnh sẽ tăng 3-4 lần trong thập kỷ này, gây ra 2,9 triệu
người chết mỗi năm và ước tính đến năm 2020, COPD sẽ là nguyên nhân gây
tử vong hàng thứ 3 ở các bệnh mạn tính trên toàn thế giới [2], [3]. Tùy theo
từng nước tỷ lệ tử vong dao động do COPD từ 10-500/100000 dân với
khoảng 6% nam và 2,4% nữ [2], [7]. Thống kế trên còn cho thấy tỷ lệ mắc
COPD cao nhất ở những vùng đã và đang thịnh hành việc hút thuốc trong khi
tỷ lệ mắc COPD thấp nhất ở những nước ít hút thuốc hơn hay có tỷ lệ tiêu thụ
thuốc lá trên mỗi cá thể thấp. Tỷ lệ thấp nhất ở nam giới là 2,96/1000 dân ở
Bắc Phi và Trung Đông và tỷ lệ thấp nhất ở nữ giới là 1,79/1000 dân ở các
quốc gia vùng đảo châu Á [3], [8], [9].
Theo Chapman K.R (2005), tỷ lệ bệnh COPD ở tất cả các lứa tuổi là 1%,
tuy nhiên tỷ lệ này sẽ tăng lên 10% ở các đối tượng trên 40 tuổi [10].


4

Ở Mỹ tỷ lệ tử vong do COPD tăng đều đặn trong vài thập niên qua.
Trong giai đoạn 1965 – 1998 trong khi tỷ lệ tử vong ở bệnh mạch vành nam
giới giảm 59%, bệnh đột quỵ giảm 64%, các bệnh tim mạch khác giảm 35%
thì ngược lại tỷ lệ tử vong do COPD lại tăng lên 169% [11]. Trong năm 2000
tỷ lệ tử vong do COPD ở nữ tăng nhiều hơn nam giới cũng như ở Nauy, Thụy
Điển [10], [11]. Theo Mannino DM và cộng sự tại Mỹ một khảo sát có tính
quốc gia trên mẫu đại diện ở những người trên 25 tuổi, dựa vào rối loạn thông
khí tắc nghẽn cho thấy tỷ lệ mắc là 8,8% [11].
Ở châu Âu những nghiên cứu hiện nay cho thấy tỷ lệ mắc COPD chiếm

khoảng 9% ở người trưởng thành, chủ yếu ở người hút thuốc lá [2]. Theo WHO
bệnh COPD gây tử vong ở 4,2% nam giới và 2,4% ở nữ giới vào năm 1997 và tỷ
lệ tử vong ở nữ đã tăng lên từ năm 1980 – 1990 ở các nước bắc Âu [2].
Ở Anh: 15-20% nam giới trên 40 tuổi và 10% nữ trên 45 tuổi có ho khạc
đờm mạn tính và khoảng 4% nam và 3% nữ được chẩn đoán bệnh COPD.
COPD là nguyên nhân tử vong hàng thứ 5 ở Anh và xứ Wales [2], [10].
Ở các nước khu vực đông nam châu Á tần suất mắc COPD khoảng 6-8%
dân số [3].
Tại Nhật Bản theo bộ y tế nước này COPD là 0,3% vào năm 1996 thấp
hơn nhiều so với nghiên cứu có tính dịch tễ có tính chất quốc gia của Fukuchi
Y và cộng sự (2004) sử dụng tiêu chuẩn GOLD 2003 nghiên cứu trên 2343
người ≥ 40 tuổi, nhận thấy tỷ lệ các đối tượng có rối loạn thông khí tắc nghẽn
là 8,6% trong đó nam 16,4% và nữ 5% [12].
Ở Trung Quốc thông báo một tỷ lệ đáng kể số người mắc COPD so với
các nước khác cùng khu vực 26,2/1000 nam và 23,7/1000 nữ [13].Theo Ran
PX và cộng sự (2005) tỷ lệ mắc COPD ở Trung Quốc là 8,2%, tỷ lệ mắc
COPD ở nam là 12,4% và ở nữ là 5,1% [13].


5

Theo đánh giá của hội lồng ngực Đài Loan thì có tới 16% dân số nước
này ≥ 40 tuổi mắc bệnh COPD. Năm 1994, tỷ lệ tử vong do bệnh COPD là
16,6/100000 dân và là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 6 [3].
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì trên thế giới có khoảng 600
triệu người mắc COPD và hơn 3 triệu người tử vong mỗi năm năm 2005
[2], [3], [9].
Chương trình “Khởi động toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính –
GOLD” được xây dựng từ năm 1997 với sự phối hợp của Viện Tim mạch,
Phổi, Huyết học quốc gia Mỹ với Tổ chức y tế thế giới (WHO) nhằm huy

động nỗ lực trên toàn thế giới để đối phó với căn bệnh này. Tháng 4/2001
GOLD đưa ra hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh [14]. Tháng
7/2003 GOLD đã đưa ra bản cập nhật với nhiều điểm mới trong chẩn đoán,
điều trị và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Hàng năm GOLD đưa ra
những điểm cập nhật mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh trên thế giới.
1.1.2. Tình hình bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam.
Năm 2003, nhóm nghiên cứu của Hiệp hội Hô hấp châu Á Thái Bình
Dương đã tính toán tần suất COPD trung bình và nặng ở Việt Nam từ trên 35
tuổi là 6,7%, cao nhất trong khu vực [3], [9]. Báo cáo của Đinh Ngọc Sỹ và
cộng sự trong Hội nghị Lao và Bệnh phổi toàn quốc năm 2011 cho biết tỷ lệ
COPD trong cộng đồng dân cư Việt Nam từ 40 tuổi trở lên là 4,2% trong đó
nam 7,1% và nữ 1,9% [3]. Nếu chia theo khu vực thì nông thôn là 4,7%,
thành thị là 3,3% và miền núi là 3,6% [3]. Các yếu tố nguy cơ cho COPD tại
Việt Nam cũng như mọi nơi khác trên thế giới là hút thuốc lá, thuốc lào làm
tăng tỷ lệ mắc COPD lên gấp 4 lần [3]. Các tác giả cũng chú ý đến chất đốt
sinh khói và cho thấy đun bếp với củi, với rơm rạ làm tăng tỷ lệ mắc COPD
lên gấp 2 lần so với khí đốt [3]. Ngoài thuốc lá và chất đốt sinh khói thì tình
trạng ô nhiễm môi trường và đặc biệt là lao phổi đã làm tăng tỷ lệ mắc COPD
tại Việt Nam.


6

COPD gây gánh nặng to lớn cho kinh tế Việt Nam, bệnh nhân COPD
thường chiếm 25% số giường trong các khoa hô hấp và trong chăm sóc tích
cực luôn có bệnh nhân COPD thở máy. Việc áp dụng GOLD ngay từ những
năm 2002 và hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế 2006 đã gia tăng sự chú ý về việc
phát hiện sớm và quản lý bệnh nhân COPD trong giai đoạn ổn định [2], [7].
Theo Lê Thị Huyền Trang và cộng sự cho thấy hiệu quả của việc tầm soát
COPD bằng câu hỏi của GINA để sàng lọc bệnh nhân làm hô hấp ký [15]. Kết

quả điều trị COPD theo GOLD đã được Cao Thị Mỹ Thúy và Lê Thị Tuyết
Lan tổng kết qua đo hô hấp ký cho thấy mặc dù sự cải thiện về chức năng hô
hấp không có sự khác biệt nhưng các triệu chứng đều được cải thiện rõ, chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân COPD cũng được cải thiện [9], [15], [16].
Theo Nguyễn Quỳnh Loan (2002) nghiên cứu trên 2000 dân cư phường
Khương Mai, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội nhận thấy tỷ lệ mắc
COPD những người trên 35 tuổi là 1,57% trong đó nam 2,37% và nữ là
0,36%. Yếu tố nguy cơ gây COPD rõ rệt là hút thuốc lá [17].
Ngô Quý Châu và cộng sự nghiên cứu dịch tễ học COPD ở thành phố Hà
Nội trên 2.583 người tuổi trên 40 tuổi thuộc nội thành Hà Nội cho thấy tỷ lệ
mắc COPD chung cho hai giới là 2% trong đó nam là 3,4% và nữ là 0,7%.
Đối tượng hút thuốc có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn hẳn, tỷ lệ hút thuốc trong
nhóm bệnh là 66,7% [17], [18].
Một nghiên cứu khác của Ngô Quý Châu và cộng sự trên 2.979 đối
tượng dân cư tuổi ≥ 40 tuổi ở thành phố Hải Phòng nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh
COPD chung là 5,65% trong đó nam giới là 7,91% và nữ giới là 3,63%. Tỷ lệ
mắc bệnh viêm phế quản đơn thuần không có rối loạn tắc nghẽn là 14,4%.
Đối tượng hút thuốc có tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao hơn hẳn,
tỷ lệ hút thuốc lá trong nhóm bệnh là 72,7% [18], [19].


7

Một số nghiên cứu của bệnh viện Bạch Mai cho thấy từ năm 1996-2000
tỷ lệ các bệnh nhân mắc COPD vào điều trị là 25,1% đứng đầu các bệnh lý hô
hấp [20].
Theo nghiên cứu của Chu Thị Hạnh và cộng sự tiến hành điều tra ngẫu
nhiên trên 14.246 người dân >16 tuổi tại 7 vùng miền sinh thái trên cả nước
cho thấy rằng độ lưu hành hen phế quản ở người trưởng thành Việt Nam năm
2010 là 4.1% [3], [18], [20]. Trong đó tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở nhóm trên

80 tuổi (11,9%) và thấp nhất ở nhóm 21-30 tuổi (1,5%), tỷ lệ mắc hen ở nam
giới là 4,6%, tỷ lệ mắc hen ở nữ giới là 3,6%. Nghiên cứu cũng cho thấy hiện
nay nhiều phương pháp điều trị hen, trong đó điều trị bằng thuốc tây y chiếm
91,1%, đông y chiếm 14,4%, bên cạnh đó nghiên cứu cũng cho thấy chỉ có
29,1% người có điều trị dự phòng hen, và 57,7% người bệnh chưa từng dùng
thuốc dự phòng hen nào, ngoài ra tỷ lệ bệnh nhân có theo dõi lưu lượng đỉnh
tại nhà khá thấp, chỉ chiếm 4,5%, trong đó chỉ có 5% bệnh nhân hen trên toàn
cầu được kiểm soát hen tốt [18], [21].
COPD là bệnh biểu hiện bằng tắc nghẽn luồng khí thở ra không hồi phục
hoàn toàn do phản ứng viêm không đặc hiệu ở đường thở bởi tác động các
yếu tố bụi và khí độc hại, bệnh thường tiến triển nặng dần, tác động toàn thân
nhưng có thể phòng và điều trị được. Theo nghiên cứu của Đinh Ngọc Sỹ
(2006) tỷ lệ BPTNMT ở Việt Nam trong cộng đồng dân cư từ 15 tuổi trở lên
có tỷ lện 2,2%, theo đó nam là 3,5%, nữ là 1,1% [3], [18]. Tỷ lệ COPD trong
cộng đồng dân cư từ 40 tuổi trở lên là 4,2%, trong đó nam là 7,1%, nữ là
1,9%, miền bắc là 5,7%, miền trung 4,6%, miền nam là 1,9%, tỷ lệ bị bệnh ở
thành thị là 3,3%, nông thôn là 4,7%. Gánh nặng của bệnh BPTNMT tăng lên
hàng năm, dự báo đến năm 2020, COPD xếp hàng thứ 5 những bệnh hay gặp
và hàng thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong, trong các yếu tố nguy cơ
của bệnh thì khói thuốc lá có vai trò quan trọng [3], [18], [19].


8

1.1.3. Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định
A, Lâm sàng:
Bệnh nhân thường trên 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào hoặc
nghề nghiệp có tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm môi trường…
Bệnh nhân thường đến khám vì ho, khạc đờm, khó thở.
Ho: nhiều về buổi sáng, ho cơn hoặc ho thúng thắng, có kèm khạc

đờm hoặc không.
Khạc đờm: tăng lượng đờm trong, nhầy, trừ đợt cấp có bội nhiễm thì
đờm màu vàng hoặc màu xanh.
Khó thở: có đặc điểm tăng dần, tăng khu gắng sức, duy trì kéo dài.
Khám lâm sàng:
- Kiểu thở: thở mím môi nhất là khi gắng sức
- Có sử dụng các cơ hô hấp phụ: cơ liên sườn, co kéo hõm ức.
- Có sử dụng cơ bụng khi thở ra, thở nghịch thường
- Đường kính trước sau lồng ngực tăng lên (ngực hình thùng)
- Gõ: vang, nhất là khi có giãn phế nang
- Nghe: tiếng tim mờ, rì rào phế nang giảm, ran rít, ran ngáy
- Có thể có dấu hiệu tăng áp lực động mạch phổi
B. Cận lâm sàng:
Chức năng thông khí
Để giúp phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm của bệnh nên tiến hành đo
chức năng thông khí cho tất cả bệnh nhân có ho, khạc đờm mạn tính mặc dù
chưa có khó thở. Khi đo chức năng thông khí cần đánh giá các thông số: dung
tích sống gắng sức (FVC), thể tích khí thở ra tối đa trong một giây đầu tiên
(FEV1), chỉ số Tiffeneau (FEV1/VC), và Gaensler (FEV1/FVC). Phân độ
nặng COPD theo GOLD 2013.


9

Chẩn đoán xác định COPD khi chỉ số Tiffeneau (FEV1/VC), và Gaensler
(FEV1/FVC) < 70% sau test giãn phế quản.
Các giai đoạn theo trị số FEV1:
I: COPD nhẹ FEV1 > 80% trị số lí thuyết
Có hoặc không có triệu chứng mạn tính
II:COPD vừa 50% < FEV1<80% trị số lý thuyết

Thường có các triệu chứng mạn tính
III: COPD nặng

30% < FEV1<50% trị số lý thuyết

Khó thở tăng và tái phát làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
IV: COPD rất nặng FEV1<30% trị số lý thuyết
Hoặc FEV1<50% nhưng có biến chứng tăng áp động mạch phổi hoặc
suy hô hấp mạn tính
Đo khí máu động mạch:
Bệnh nhân COPD nên được tiến hành đo khí máu động mạch khi có kết
quả đo chức năng thông khí với FEV1<50% hoặc lâm sàng gợi ý suy tim phải
hoặc suy hô hấp. Chẩn đoán suy hô hấp với PaO2 <60mmHg có hoặc không
có tăng PaCO2 >50mmHg khi thở khí trời.
X-quang phổi thường quy
Giai đoạn đầu đa số bình thường, trên phim có thể thấy hình ảnh đậm các
nhánh phế huyết quản: “phổi bẩn”. Khi bệnh tiến triển nặng thấy viêm phế
quản mạn tính hoặc giãn phế nang:
- Lồng ngực giãn: tăng khoảng sáng trước và sau tim, vòm hoành bị đẩy
xuống, xương sườn nằm ngang. Một số ít trường hợp thấy hình ảnh vòm
hoành phẳng hoặc vòm hoành đảo.
- Hình ảnh dày thành phế quản: thường tìm thấy ở phân thùy trước hoặc
sau của thùy trên hoặc phân thùy trên của thùy dưới.


10

- Hình ảnh bóng khí thũng dưới màng phổi ở đáy phổi, nhiều khi chỉ
phát hiện được nhờ chụp cắt lớp vi tính lồng ngực.
- Các mạch máu ngoại vi thưa thớt tạo nên vùng giảm động mạch kết

hợp với hình ảnh căng giãn phổi.
- Cung động mạch phổi nổi, kích thước động mạch phổi ngoại vi thon lại
nhanh chóng. Đây là dấu hiệu rất có giá trị để chẩn đoán tăng áp động mạch
phổi, ngoài ra đường kính động mạch phổi thùy dưới bên phải >16mm cũng
là dấu hiệu tăng áp động mạch phổi.
- Tim dài, thõng, giai đoạn cuối có hình ảnh tim to toàn bộ
Chụp cắt lớp vi tính:
Thường được tiến hành khi có giãn phế nang. Cần chụp cắt lớp độ phân
giải cao. Trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính thấy có các vùng sáng, không có
mạch máu, các bóng khí.
Điện tâm đồ
Được tiến hành để xác định biến chứng tâm phế mạn ở bệnh nhân
COPD. Trên hình ảnh điện tim có thể thấy:
P phế ở D2, D3, aVF: P cao >2,5mm, nhọn, đối xứng
Dày thất phải
Siêu âm tim Doppler
Nhằm đánh giá tình trạng tăng áp động mạch phổi, giãn thất phải, suy
tim trái phối hợp.
Một số thăm dò khác:
- Test phục hồi với thuốc giãn phế quản:
Thường được tiến hành một lần tại thời điểm lúc chẩn đoán. Trước khi
làm test bệnh nhân phải dừng thuốc giãn phế quản kéo dài trong 24h và thuốc
giãn phế quản tác dụng ngắn trong 4h. Bệnh nhân được đo thông khí để có chỉ
số FEV1 trước test, sau đó bệnh nhân được xịt 400µg salbutamol, nghỉ 30


11

phút sau đó đo lại chức năng thông khí để có được FEV1 sau test. Nếu FEV1
sau test chỉ tăng được <15% khi đó được xem là test âm tính và loại trừ hen

phế quản, ngoài ra test còn cho phép đánh giá khả năng đáp ứng với thuốc
giãn phế quản của bệnh nhân mắc bệnh phổi mạn tính.
- Test phục hồi với thuốc glucocorticosteroid:
Cho bệnh nhân dùng glucocorticosteroid dạng xịt trong thời gian 6 tuần
đến 3 tháng sau đó đo lại FEV1, so sánh với FEV1 trước test. Nếu FEV1 tăng
> 200ml hoặc tăng >12% khi đó bệnh nhân được cho đáp ứng với
glucocorticosteroid. Đây là tiêu chí để quyết định điều trị corticoid kéo dài
cho bệnh nhân [22].
C. Phân loại COPD theo GOLD 2017[22]
Tiền căn đợt

Đánh giá triệu chứng/nguy cơ

Kịch phát đợt kịch phát
≥ 2 hoặc
≥ 1 Phải nhập viện
0 hoặc 1
Không nhập viện

(C)

(D)

Ít triệu chứng

Nhiều triệu chứng

Nguy cơ cao
(A)


Nguy cơ cao
(B)

Ít triệu chứng

Nhiều triệu chứng

Nguy cơ thấp

Nguy cơ thấp

mMRC 0-1 mMRC ≥ 2
CAT < 10 CAT ≥ 10
1.2. Tổng quan rối loạn thăng bằng ở bệnh nhân COPD cao tuổi.
1.2.1. Một số nghiên cứu về rối loạn thăng bằng người cao tuổi.
Hiện nay lão hóa đang là vấn đề được nhiều người quan tâm nghiên cứu
vì tuổi thọ ngày càng cao, số người cao tuổi ngày càng đông. Việc phân chia
người cao tuổi, trẻ theo tuổi không phản ánh chính xác quá trình sinh học.
Theo P. Baumgartner (1968) [23] chia các giai đoạn tuổi như sau:
Giai đoạn phát triển: từ lúc mới đẻ đến 20-22 tuổi


12

Giai đoạn thanh niên: từ 22 – 45 tuổi
Giai đoạn trước lão hóa có hai thời kỳ:
- Thời kỳ chuyển tiếp: từ 45 đến 60 tuổi
- Thời kỳ lão hóa thực sự: từ 61 đến 80 tuổi
Giai đoạn lão hóa có hai thời kỳ:
- Thời kỳ còn hoạt động: từ 80 đến 94 tuổi

- Thời kỳ lão hóa hẳn: từ 95 tuổi trở đi.
Cách phân chia như trên hiện nay vẫn còn áp dụng ở nhiều nước, nhưng
có nhiều tác giả khác cho lão hóa từ 65 tuổi trở đi. Ngoài ra còn nhiều cách
phân chia giai đoạn khác nhau nữa.
Tổ chức Y tế Thế giới sắp xếp các lứa tuổi như sau [1]:
45 đến 59 tuổi: tuổi trung niên
60 đến 74 tuổi: người có tuổi
75 đến 90 tuổi: người già
90 tuổi trở đi: người già sống lâu.
Hiện nay nhiều nước cũng theo cách quy định chính thức phân loại của
Tổ chức Y tế Thế giới [23].
Theo công bố của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 1970 số người 60 tuổi trở
lên trên toàn thế giới là 291 triệu (tức 8% dân số thế giới). Đến năm 2000 con
số đã là 600 triệu người. Năm 2011 Liên hợp quốc đã công bố thế giới đang
bước vào giai đoạn già hóa với tỷ lệ người trên 60 tuổi là trên 10% dân số [1],
[23], [24].
Nếu tính từ 60 tuổi trở lên thì tỷ lệ người già ở một số nước như sau:
Pháp (18,2%), Chi lê (7,2%), Ấn độ (7%), Singapore (5,7%). Tỷ lệ người từ
60 tuổi trở lên so với dân số là 16% ở Bungari, 17,5% ở Hungari, 21% ở Đức,
12,8% ở Liên xô trước đây [1], [23], [24].


13

Những năm gần đây, dân số già tăng lên rất nhanh, biểu hiện trên tỷ lệ
người già so với dân số chung, qua các cuộc điều tra dân số. Lấy tỷ lệ người
từ 60 tuổi trở lên ở một số nước cho thấy: Bungari trong 16 năm qua, tỷ lệ
tăng từ 11,4% lên 16%, ở Hungari trong 27 năm qua tăng từ 9,8% lên 17,5%,
Ba Lan trong 22 năm tăng từ 6,7% lên 13,5% [23], [24].
Tuổi thọ trung bình cũng tăng nhanh: Tuổi thọ trung bình dưới thời cổ

đại La Mã khoảng 25 tuổi, sang thế kỷ XIX là 37 tuổi, nhưng sang thế kỷ XX
đã tăng lên khoảng 70 tuổi ở châu Âu và châu Mỹ. Ở Nga tuổi thọ trung bình
là 32 tuổi năm 1887 lên 44 tuổi năm 1926, lên 67 tuổi năm 1957 và lên 73
tuổi năm 1974 [23].
Ở Việt Nam tuổi thọ trung bình tăng nhiều ở miền Bắc, tuổi thọ trung
bình năm 1939 là 18,6 tuổi ở nam và tăng lên 34 tuổi năm 1960, tăng lên 49
tuổi năm 1969 và 59 tuổi ở nam, 75 tuổi ở nữ những năm 1975 – 1979 [23]. Ở
miền Nam Việt Nam chưa có số liệu chung, riêng trong vùng Sài Gòn (cũ)
năm 1962, tuổi thọ trung bình là 51 tuổi ở nam và 58,7 ở nữ, năm 1967 là
51,1 ở nam và 59,4 tuổi ở nữ. Tuổi thọ trung bình cả nước năm 1980 chưa
được thống kê nhưng theo ước lượng qua một số vùng điểm khoảng 62 cho
nam và 66 cho nữ [23]. Số người từ 60 tuổi trở lên trong cả nước năm 1980 là
3,33 triệu người chiếm 7,1% dân số. Năm 2012 người cao tuổi Việt Nam
khoảng 9,2 triệu người trên 60 tuổi và chiếm tỷ lệ 10,5% [23], [24].
Khoảng 20 – 40% người già trên 65 tuổi có rối loạn ít nhiều về thăng
bằng, một nửa trong số họ có bất thường thực sự, tuổi càng cao rối loạn thăng
bằng càng hay gặp. Ở nhóm trên 85 tuổi, có khoảng 40-50% có rối loạn về
thăng bằng, bệnh nhân cần giúp đỡ khi đi lại trong phòng, leo cầu thang hoặc
đi ở khoảng cách xa 500 m [4], [5].
Rối loạn thăng bằng sẽ dẫn tới nguy cơ ngã, ngã được định nghĩa như
một sự kiện, được bản thân người ngã hoặc người xung quanh chứng kiến làm


14

cho cơ thể ngã xuống đất hoặc chúi người về phía trước, người ngã có thể tỉnh
hoặc mê, bị chấn thương hoặc không. Ngã là một vấn đề nghiêm trọng ở
người cao tuổi vì nó rất thường hay gặp, gây tàn phế thậm chí tử vong và là
nguyên nhân đứng hàng thứ năm ở người cao tuổi. Ngã là một yếu tố gây tử
vong ở bệnh viện, 25% số ca nhập viện do ngã ở người cao tuổi bị tử vong,

trong khi chỉ có 6% tử vong do các nguyên nhân khác. Ngã gây ra trên 10.000
ca tử vong một năm ở nhóm trên 65 tuổi. Khoảng 30-40% người cao tuổi trên
65 tuổi ngã ít nhất 1 lần trong 1 năm và tỷ lệ này tăng rất cao ở người trên 75
tuổi và người phải điều trị lâu dài. Ở Pháp có khoảng 1,2 đến 1,5 triệu người
cao tuổi bị ngã do rối thăng bằng 1 lần trong 1 năm. Ngã tăng lên theo tuổi,
đặc biệt ở nhóm trên 85 tuổi, nhất là nhóm có suy giảm nhận thức. Ngã có tỷ
lệ rất cao ở nhóm người rất già và nhóm người có hạn chế vận động. Ngã
thường có nguy cơ tái phát và tiên lượng không tốt ở nhóm này. Tỷ lệ ngã còn
thay đổi tùy theo từng quần thể và môi trường sống, tỷ lệ thấp nhất ở người
già tương đối khỏe mạnh và sống chung cùng gia đình. Hàng năm có khoảng
1/3 số người trong nhóm này bị ngã, phần lớn không gây thương tật nghiêm
trọng, nhưng có khoảng 4% bị gẫy xương cần phải nhập viện. Với những
người già sống trong trại dưỡng lão hoặc bệnh viện thì tỷ lệ bị ngã gấp 3 lần
so người sống tại gia đình. Hàng năm có khoảng 40-60% người sống trong
trại dưỡng lão bị ngã, 10-25% bị ngã kèm theo gẫy xương hoặc chấn thương
nghiêm trọng phải chuyển đến bệnh viện. Theo một nghiên cứu có 40% người
già nằm ở trại dưỡng lão do bị ngã và chi phí cho ngã rất cao. Trung tâm
phòng chống ngã quốc gia Mỹ cho biết chi phí hàng năm cho ngã lên tới 27,3
tỷ đô la, chi phí điều trị cho ngã ở Pháp lên tới hàng triệu euro [23], [25].
Nghiên cứu Brooke salzman và cs (2010) về dáng đi và rối loạn thăng
bằng ở người cao tuổi cho thấy ít nhất 30% người lớn tuổi từ 65 tuổi trở lên
gặp khó khăn trong việc đi bộ hoặc đi lên một bậc cầu thang, có khoảng 20%


15

phải cần sự trợ giúp cho việc di chuyển, rối loạn thăng bằng đã được phát hiện
ở khoảng 25% người từ 70 đến 74 tuổi, và gần 60% ở độ tuổi từ 80 đến 84 và
người cao tuổi trên 65 thì có tới 35% người cao tuổi được phát hiện có sự rối
loạn thăng bằng hoặc có dáng đi bất thường, rối loạn thăng bằng dẫn đến ngã

được xác định do các nguyên nhân, viêm khớp 35%, hạ huyết áp tư thế 9%
[4], [26].
Nghiên cứu Alexandru Floria Crian và cs (2015) về rối loạn thăng bằng
ở bệnh nhân có COPD ở 46 bệnh nhân COPD mức độ trung bình và nặng cho
thấy qua Timed Up to Go test (TUG) tỷ lệ thời gian COPD giai đoạn ổn định
là 12,3 giây và COPD giai đoạn cấp là 15,9 giây với p < 0,001, và cho rằng
rối loạn thăng bằng ở người cao tuổi sẽ tăng lên cùng tuổi tác và tăng lên ở
những người cao tuổi có các bệnh cấp tính hoặc những người cao tuổi sống
dài hạn ở các trại dưỡng lão [4].
Xác định một rối loạn thăng bằng có thể là một thách thức, bởi vì không
có một tiêu chuẩn rõ ràng được chấp nhận để xác định bất thường về thăng
bằng và lối đi bình thường ở người cao tuổi [4], [23], [26]. Nghiên cứu so
sánh những người khỏe mạnh trong độ tuổi 70 của họ so với thời kỳ 20 tuổi
của họ chứng minh giảm 10 đến 20% trong tốc độ đi và độ dài mỗi bước sải
chân [4], [23]. Các đặc tính khác của thăng bằng thường thay đổi khi lão hóa
bao gồm chiều rộng mặt sân tăng lên, thời gian mỗi bước chân tăng lên, tư thế
người cong, sức mạnh mỗi bước chân giảm đi. Những thay đổi này có thể
biểu hiện ở sự thích ứng với những thay đổi trong hệ thống cảm giác hoặc
giúp người cao tuổi tạo ra một hình thức đi bộ an toàn hơn và ổn định hơn.
Thuật ngữ “Rối loạn thăng bằng người cao tuổi” đã được sử dụng để mô
tả những rối loạn khi đi bộ ở người lớn tuổi khi không thể xác định được căn
bệnh tiềm ẩn của họ. Nó được đặc trưng bởi mô hình đi bộ chậm, rộng, xáo
trộn và thận trọng [23]. Tuy nhiên sự hiểu biết hiện tại về rối loạn thăng bằng
là một thách thức bởi vì hầu hết những thay đổi lớn của cân bằng là do một
hoặc nhiều điều kiện cơ bản tạo lên. Do vậy có tới 20% người cao tuổi vẫn


16

giữ được dáng đi bình thường đến tuổi già, củng cố một điều rằng lão hóa

không cùng với rối loạn thăng bằng [4], [5]. Rối loạn thăng bằng ở người cao
tuổi có thể biểu hiện lâm sàng của một bệnh vì có thể rối loạn thăng bằng xuất
hiện cùng với một số bênh mạn tính như tim mạch, COPD [4], [5], [23].
Nguyên nhân của rối loạn thăng bằng có thể được liệt kê ở một số bệnh,
và sẽ gây rối loạn thăng bằng vì nhiều lý do như gây đau, khó thở, mất cân
bằng, sức khỏe giảm sút, hạn chế vận động, giảm cảm giác, mệt mỏi, có thể
giảm nhận thức và khả năng thích ứng của cơ thể người cao tuổi với môi
trường xung quanh, ngoài ra phẫu thuật gần đây, hoặc nhập viện do bệnh cấp
tính có thể dẫn đến rối loạn thăng bằng, việc sử dụng nhiều loại thuốc (trên
bốn loại) cũng có thể dẫn tới rối loạn thăng bằng và tăng tỷ lệ ngã [24], [26].
1.2.2. Các thang điểm đánh giá rối loạn thăng bằng người cao tuổi.
Hiện nay chưa trên thế giới chưa có một tiêu chuẩn vàng để đánh giá rối
loạn thăng bằng, mà công cụ để chẩn đoán và đánh giá rối loạn thăng bằng chủ
yếu dựa vào các thang điểm. Theo Shylie F.H. Mackintosh và cs (2007) [59] các
thang điểm để đánh giá rối loạn thăng bằng phải đủ các tiêu chuẩn sau:
+ Thang điểm phải phù hợp với tất cả mọi người cao tuổi trong cộng đòng
+ Thang điểm phải được thực hiện dễ dàng trong các điều kiện khác nhau.
+ Thang điểm phải đánh giá được ít nhất 2 trong số 3 tiêu chuẩn của rối
loạn thăng bằng sau:
Đánh giá rối loạn thăng bằng khi nghỉ ngơi
Đánh giá rối loạn thăng bằng khi di chuyển
Đánh giá rối loạn thăng bằng trong các điều kiện giác quan khác nhau
(rối loạn tiền đình, thị giác…)
Trong tổng số 33 thang điểm đánh giá rối loạn thăng bằng thì chỉ có 15
thang điểm phù hợp với các tiêu chuẩn trên, trong đó chỉ có thang điểm Berg
Balance Scale (BBS) và thang điểm Timed Up to Go (TUG) là có độ tin cậy
và độ nhậy cao nhất [27], [28], [59].


17


A, Thang điểm Berg Balance Scale (BBS) [27]:
Đây là thang điểm được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán rối loạn
thăng bằng [59], được phát triển và hoàn thiện để đo lường mức độ thăng
bằng ở những người lớn tuổi có nguy cơ suy giảm chức năng thăng bằng bằng
cách đánh giá việc thực hiện một số động tác chức năng thăng bằng. Đây
cũng là một công cụ được sử dụng để đánh giá hiệu quả của can thiệp cải
thiện chức năng thăng bằng và để mô tả chức năng thăng bằng trong thực
hành lâm sàng và trong nghiên cứu. Thang điểm BBS bao gồm 14 mục, đánh
giá theo thứ tự và mất khoảng 15 phút để hoàn tất thang điểm, dụng cụ gồm
hai chiếc ghế, một đồng hồ bấm giờ, một thước kẻ và cần khoảng không gian
tối thiểu để thực hiện động tác. Theo Berg và cộng sự (1989) thang điểm BBS
có hệ số tương quan là (ICC= 0,88-0,98) như vậy độ tin cậy tuyệt vời, đặc
biệt BBS đánh giá chính xác rối loạn chức năng thăng bằng ở tư thế tĩnh [38].
Theo Scott Bennie và cộng sự thang điểm BBS đã làm giảm sự tác động của
tình trạng bệnh nhân như mệt mỏi, đến đánh giá của thang điểm [60]. Theo
Theo Shylie F.H. Mackintosh và cs (2007) [59] cho rằng thang điểm BBS là
thang điểm đáng tin cậy và hợp lệ để đánh giá rối loạn thăng bằng ở người
cao tuổi.
Dụng cụ để đánh giá rối loạn cân bằng trong thang điểm BBS gồm:
Thước kẻ
Hai ghế tựa chuẩn
Ghế để chân
Đồng hồ bấm giờ
Đường bộ 15 ft.
Thời gian thực hiện: 15 – 20 phút
Đánh giá thang điểm BBS có 5 điểm: 0-4
0: là mức độ thấp nhất của mỗi phần chức năng



18

4: là mức độ cao nhất của mỗi phần chức năng
Tổng số điểm là: 56
41- 56: rủi ro ngã thấp
21-40: rủi ro ngã trung bình
0-20: rủi ro ngã cao
Khi sự thay đổi giữa 2 lần đo là là 8 điểm cho biết sự chính xác sự rối
loạn cân bằng giữa hai lần đo đánh giá.
Thang điểm BBS: có 14 động tác đánh giá gồm
Ngồi xuống và đứng lên
Đứng lên không có sự hỗ trợ
Ngồi xuống không có sự hỗ trợ
Đứng lên để ngồi lên ghế
Di chuyển đi lại
Đứng lên nhưng nhắm mắt
Đứng lên bằng hai bàn chân
Vươn tay ra phía trước với hai cánh tay
Lấy đồ ở sàn nhà
Quay người nhìn sang hai bên
Xoay người 180 độ
Đặt bàn chân lên ghế để chân
Đứng lên với 1 chân đặt phía trước.
Đứng lên với 1 chân.
Hướng dẫn thực hiện:
Hướng dẫn người bệnh làm hoặc ghi ra giấy cho người bệnh làm theo,
khi đánh giá điểm của từng động tác hãy đánh giá điểm thấp nhất của mỗi
động tác trở lên. Trong tất cả các động tác người bệnh phải duy trì ở một vị trí
trong một thời gian nhất định. Các điểm ở mỗi động tác sẽ bị trừ nếu:



19

Không đáp ứng được yêu cầu về thời gian và khoảng cách.
Động tác đó cần sự hỗ trợ bên ngoài
Động tác đó không được người nhà đồng ý thực hiện.
Người bệnh khi thực hiện thang điểm BBS phải cố gắng thực hiện các
yêu cầu trong bảng BBS. Sự lựa chọn chân nào để đứng, để đi bao xa để đạt
được là chân thuận của người bệnh, do bệnh nhân chọn. Sự phán đoán kém sẽ
ảnh hưởng bất lợi đến điểm BBS.
B. Thang điểm Timed Up and Go (TUG).
Thang điểm cơ bản, chính xác để đánh giá nguy cơ ngã và nhận ra các
rối loạn thăng bằng của bệnh nhân, bằng cách quan sát dáng đi bằng các động
tác đứng lên, đi bộ và ngồi xuống và đo thời gian bệnh nhân thực hiện, thang
TUG đo thời gian một người khi họ đứng dậy từ một chiếc ghế, đi bộ ba mét,
quay lại và quay trở lại ghế, thang TUG để hoàn thành mất 1-2 phút, và chỉ
cần một chiếc ghế và một đồng hồ bấm giờ. Theo Shylie F.H.Mackintosh và
cs (2007) [59] độ tin cậy khi sử dụng TUG đánh giá rối loạn thăng bằng có độ
tin cậy tuyệt vời (ICC=0,97-0,98), đặc biệt TUG là tiêu chuẩn vàng đánh giá
rối loạn thăng bằng ở tư thế động. Trong lần thăm khám đầu tiên thầy thuốc
cần hỏi kỹ về các lần ngã và nỗi sợ ngã. Đối với các bệnh nhân từng ngã, cần
hỏi kỹ hơn hoàn cảnh ngã của bệnh nhân.Theo Anne Shumway – Cook (2000)
nghiên cứu thì độ nhậy và độ đặc hiệu của thang điểm TUG trong đánh giá rối
loạn thăng bằng là trên 87% [61]. Theo nghiên cứu của Beauchet O (2011)
nghiên cứu về thang điểm TUG ở người cao tuổi cho rằng đây là thang điểm
đầy đủ đánh giá tiền sử ngã và cung cấp thông tin chính xác về rối loạn thăng
bằng ở người cao tuổi từ đó có thể tiên đoán được nguy cơ ngã trong tương lai
ở người cao tuổi [35]. Năm 2013 Trung tâm phục hồi chức năng Shirley Ryan
ở Chicago, Hòa Kỳ cũng khuyến cáo thang điểm TUG là thang điểm đánh giá
rối loạn thăng bằng ở người cao tuổi có các bệnh lý mạn tính như viêm khớp,

Parkinson…[58]. Theo Al Haddan MA (2016) sử dụng TUG để đánh giá rối


20

loạn thăng bằng ở 191 bệnh nhân COPD cho rằng thang điểm TUG là thang
điểm nên được sử dụng để đánh giá rối loạn thăng bằng ở tất cả các bệnh nhân
COPD để từ đó tiên lượng được nguy cơ ngã của họ trong tương lai [62].
1.2.3. Các thang điểm đánh giá rối loạn nhận thức về sự thăng bằng và
đánh giá nguy cơ ngã.
A. Thang điểm Falls Efficacy scale (FES-I).
Đây là thang điểm được sử dụng để đánh giá nhận thức, cảm nhận về
thăng bằng và trạng thái ổn định trong hoạt động hàng ngày, sự lo lằng về
nguy cơ ngã ở người cao tuổi trong cộng đồng. Thang điểm FES là bộ câu hỏi
gồm 16 câu hỏi, mỗi câu hỏi cho điểm lần lượt từ 1 đến 4 điểm tùy theo cảm
nhận, lượng giá của từng người. Thang điểm đánh giá sự tự tin của bệnh nhân
khi thực hiện một số động tác làm cho bệnh nhân mất cân bằng hoặc không
vững. Theo Michael T. Morgan (2014) [56], thang điểm FES-I có hệ số tương
quan tuyệt vời với (ICC= 0,94) và độ nhậy, độ đặc hiệu là 95% và 97% và tác
giả cũng khuyến cáo thang điểm FES-I khuyến cáo đánh giá rối loạn thăng
bằng cho người cao tuổi có các bệnh lý mà họ không thể thực hiện được các
động tác theo yêu cầu trong các thang điểm.
B. Thang điểm Stratify.
Thang điểm Stratify được Oliver sử dụng vào năm 1997 để đánh giá
nguy cơ ngã ở những bệnh nhân cao tuổi nhập viện điều trị nội trú, dựa vào số
điểm để dự đoán nguy cơ ngã từ đó đề xuật các biện pháp để ngăn chặn nguy
cơ ngã cho người bệnh, thang điểm Stratify gồm 05 câu hỏi về tri giác, rối
loạn dáng đi, có tiền sử ngã, có đi tiểu đêm, mờ mắt và trả lời có không, từ đó
cho tổng điểm. Theo Jane Smith (2006) cho rằng thang điểm Stratify có giá trị
cao trong dự báo nguy cơ ngã ở người bệnh cao tuổi với độ nhậy 89%, độ đặc

hiệu 91% [52]. Theo St. Thomas (2016), thang điểm Stratify để đánh giá nguy
cơ ngã ở người cao tuổi có độ nhậy 98%, độ đặc hiệu 88% [55].
C. Thang điểm Hendrich II – Fall.


21

Đây là thang điểm được Ann Hendrich sử dụng vào năm 2003 để đánh
giá nguy cơ ngã ở người cao tuổi, gồm 5 mục là đánh giá về tri giác, đánh giá
về trạng thái trầm cảm, đánh giá về giới tính, đánh giá về tiền sử dùng thuốc
an thần, đánh giá về rối loạn tiền đình. Theo Jialin Han (2017) cho rằng thang
điểm Hendrich II fall rất có giá trị để đánh giá nguy cơ ngã người cao tuổi
[57]. Tại Hoa kỳ thang điểm Hendrich II – Fall được sử dụng để đánh giá
nguy cơ ngã ở các bệnh nhân nội trú, thời gian để hoàn thành thang điểm này
là 3-5 phút [57]. Theo Congcong Zhang (2015) nghiên cứu ở 989 bệnh nhân
nội trú để đánh giá và dự đoán nguy cơ ngã của bệnh nhân cho rằng thang
điểm Hendrich II-Fall có hệ số tương quan tuyệt vời (ICC=0,99), độ nhậy là
72%, độ đặc hiệu là 69%, và các tác giả khuyến cáo thang điểm Hendrich IIFall có độ tin cậy cao trong đánh giá nguy cơ ngã của bệnh nhân [58].
1.2.4. Một số nghiên cứu về rối loạn thăng bằng và một số yếu tố liên quan
trên bệnh nhân cao tuổi có COPD.
Rối loạn thăng bằng ở bệnh nhân COPD có thể liên quan trực tiếp đến
tuổi già, bệnh mạch vành. Theo báo cáo Hội nghị Hô hấp sinh học Châu Á –
Thái Bình Dương (2016) nghiên cứu rối loạn thăng bằng ở bệnh nhân COPD
cao tuổi ở 102 bệnh nhân sử dụng thang điểm BBS để đánh giá rối loạn thăng
bằng cho thấy có 27,5% sự suy giảm, rối loạn kiểm soát cân bằng ở bệnh
nhân COPD cao tuổi và nghiên cứu cho biết có sự gia tăng rối loạn cân bằng
ở bệnh nhân COPD lớn tuổi (bệnh nhân trên 80 tuổi), còn nữ giới cao tuổi
COPD không có sự thay đổi rối loạn cân bằng đáng kể [29]. Nghiên cứu này
cho thấy khả năng duy trì ổn định và thăng bằng là điều cần thiết cho sự tự
chủ về chức năng trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và tự do đi lại

tránh ngã, rối loạn thăng bằng sẽ làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân
COPD cao tuổi. Nghiên cứu này cũng cho biết việc đánh giá thăng bằng ở
bệnh nhân COPD nên được đưa vào đánh giá thường quy ở bệnh nhân COPD
để ngăn ngừa ngã và giảm hậu quả tàn phế nặng nề của nó [29].


22

Nghiên cứu của Alina Sorina Voica và cs (2016) về các thể bệnh COPD
và rối loạn thăng bằng trên 27 bệnh nhân COPD ổn định và 17 người khỏe
mạnh và có sử dụng thang điểm BBS đánh giá mức độ thăng bằng cho thấy
bệnh nhân COPD có sự rối loạn thăng bằng rõ rệt, trong đó tác giả cho rằng
bệnh nhân cao tuổi có COPD thể khí phế thũng ít rối loạn thăng bằng hơn so
với bệnh nhân cao tuổi có COPD thể viêm phế quản mạn [30].
Nghiên cứu của Alexandru Floria Crisan và cs (2015) về rối loạn thăng
bằng ở bệnh nhân COPD trên 46 bệnh nhân COPD, trong đó 29 bệnh nhân ổn
định và 17 bệnh nhân đang có đợt cấp COPD và 17 đối tượng khỏe mạnh làm
nhóm chứng, sử dụng thang điểm thăng bằng BBS cho thấy có mối tương
quan có ý nghĩa thống kê (p <0,05) giữa rối loạn thăng bằng với mức độ viêm
ở bệnh nhân COPD [4]. Tác giả cũng cho thấy mối tương quan giữa mức độ
lo lắng về khó thở với mức độ viêm, tương quan giữa mức độ FEV1(%) với
điểm BBS để đánh giá mức độ thăng bằng (p= 0,03, y=0,24x + 42,3) về số lần
ngã, nhóm đợt cấp COPD có số lần ngã cao hơn nhóm COPD ổn định, không
ngã ở nhóm COPD ổn định trong một năm là 62,1% so với không ngã trong
một năm nhóm đợt cấp là 23,5%, một lần ngã 1 lần trong một năm ở bệnh
nhân COPD ổn định là 37,9% so với nhóm COPD đợt cấp là 41,2%, hai lần
ngã trong một năm nhóm COPD ổn định là 0% so với nhóm COPD đợt cấp là
35,3% [4], [5]. Nghiên cứu này đã nhấn mạnh và chứng minh nguy cơ rối
loạn thăng bằng dẫn tới ngã ở bệnh nhân COPD cao tuổi, đặc biệt là bệnh
nhân COPD đợt cấp.

Nghiên cứu của Roig M và cs (2009) về tình trạng ngã ở bệnh nhân
COPD trên 4050 phụ nữ cao tuổi cho rằng tỷ lệ ngã ở bệnh nhân COPD là 1,2
người/năm cao gấp 4 lần ở tỷ lệ người cao tuổi không có bệnh COPD, đợt cấp
COPD làm tăng nguy cơ rối loạn thăng bằng dẫn tới ngã cũng do đợt cấp có
sự suy giảm trao đổi khí dẫn tới giảm oxy máu [31].


23

Nghiên cứu của Spruit MA và cs (2003) về tình trạng yếu cơ ở bệnh
nhân COPD đợt cấp nằm viện trên 54 bệnh nhân cho thấy với các bệnh nhân
cao tuổi nằm trên giường dài ngày do một bệnh nặng cấp tính đã làm giảm tỷ
lệ rối loạn thăng bằng dẫn tới ngã ở bệnh nhân COPD cao tuổi. Tác giả cũng
cho rằng đợt cấp COPD ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng cơ bắp của bệnh
nhân và hoạt động thể chất của người bệnh đã giải thích nguy cơ cao rối loạn
thăng bằng dẫn tới ngã của bệnh nhân COPD [32].
Nghiên cứu của Beuchamp MK và cs (2014) về tình trạng suy giảm chức
năng thăng bằng ở 35 bệnh nhân COPD có sử dụng thang điểm BBS cho thấy
ở những bệnh nhân có BBS 50 điểm thì có 10% bệnh nhân có rối loạn thăng
bằng và có nguy cơ ngã, trong khi ở những bệnh nhân có 38 điểm hoặc thấp
hơn sẽ giảm được 90% nguy cơ rối loạn thăng bằng dẫn tới ngã, và cho thấy
rằng sự thay đổi 8 điểm trong thang BBS cho biết có sự khác biệt quan trọng
về nguy cơ rối loạn thăng bằng dẫn tới ngã của bệnh nhân [34].
Nghiên cứu của Alexandru Floria Crisan và cs (2015) về tình trạng rối
loạn thăng bằng ở bệnh nhân COPD ở 46 bệnh nhân trong đó có 29 bệnh nhân
COPD ổn định và 17 bệnh nhân COPD đợt cấp cho thấy ở những bệnh nhân
COPD ổn định có thang điểm BBS là 53 điểm có sự khác biệt rất lớn về nguy
cơ rối loạn thăng bằng so với nhóm bệnh nhân đợt cấp COPD có điểm BBS là
44 điểm có nguy cơ rối loạn thăng bằng dẫn tới ngã là rất cao [5]. Kết quả
cũng cho rằng điểm BBS càng giảm đi thì nguy cơ rối loạn cân bằng dẫn tới

ngã càng tăng [5]. Điểm số BBS thấp có thể giải thích do 40% bệnh nhân có
khả năng tập thể dục hạn chế do sự thay đổi cơ xương [4].
Nghiên cứu của Smith MD và cộng sự (2010) về tình trạng rối loạn
thăng bằng dẫn tới ngã ở 12 bệnh nhân bị COPD cao tuổi và 12 người cao
tuổi khỏe mạnh, đối tượng tham gia nghiên cứu phải đứng trên một tấm áp lực
và tác giả sẽ ghi lại sự dịch chuyển áp lực để đánh giá mức độ thăng bằng, sự


24

di động của thắt lưng và sự dịch chuyển của hông được đo bằng máy đo độ
nghiêng, tác giả cho rằng những bệnh nhân COPD đã tăng sự dịch chuyển của
lưng và hông hơn so với những người khỏe mạnh bình thường, do vậy tác giả
cho rằng những người bị COPD đã giảm sự kiểm soát thăng bằng so với
những người khỏe mạnh bình thường, do vậy nguy cơ té ngã của những người
bị COPD tăng cao hơn [36].
Nghiên cứu của Ms.Iiknur và cộng sự (2013) về nguy cơ ngã của bệnh
nhân COPD ổn định có sử dụng thang điểm BBS đánh giá trên 30 bệnh nhân
COPD cao tuổi trong đó có 26 nam và 4 nữ điều trị nội trú tại bệnh viện, cho
thấy rằng đa số bệnh nhân có nguy cơ rối loạn thăng bằng dẫn tới ngã cao với
điểm trung bình BBS là 34,15 ± 15,5 [37].
1.2.5. Các yếu tố liên quan rối loạn cân bằng ở bệnh nhân COPD cao tuổi.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh lý về đường hô hấp
làm hạn chế luồng không khí và không có khả năng hồi phục, ngoài các biểu
hiện ở phổi bệnh nhân COPD còn biểu hiện ở các bệnh lý tim mạch, các suy
giảm chức năng thăng bằng của cơ thể như giảm cơ bắp, giảm cân, viêm hệ
thống và các vấn đề về tâm lý [4], [35]. Khả năng duy trì thăng bằng là rất
quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sinh hoạt nhất là ở người cao tuổi
dẫn tới nguy cơ ngã cao [4].
Các yếu tố dẫn tới rối loạn thăng bằng dẫn tới ngã ở người cao tuổi do

hai nguyên nhân, đó là những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến rối loạn thăng
bằng như đi bộ trên bề mặt trơn, giầy dép không đúng cách, điều kiện sống
không ổn định hoặc các nguy cơ từ môi trường [37]. Còn các nguyên nhân
bên trong, nội tại đó là bệnh mạn tính, tuổi cao, yếu cơ, độ lệnh hướng đi [36].
Trong bệnh COPD đã là tăng các rối loạn thăng bằng dẫn tới nguy cơ ngã
cao hơn so với những người bằng độ tuổi nhưng không mắc bệnh COPD, nghiên
cứu của Alexandru Floria Crisan và cộng sự (2015) về rối loạn thăng bằng ở


25

bệnh nhân COPD ở 46 bệnh nhân cho rằng mặc dù có nhiều yếu tố nguy cơ liên
quan đến rối loạn thăng bằng ở bệnh nhân COPD cao tuổi, nhưng tác giả cho
rằng lo lắng với tình trạng khó thở được đánh giá bằng test đi bộ 6 phút, đánh giá
mức độ khó thở bằng câu hỏi CAT, mMRC, sự mệt mỏi, chỉ số BMI là những
yếu tố quan trọng nhất liên quan tới rối loạn thăng bằng [38], [39], [40].
Nghiên cứu của Marc Roig và cs (2009) về tình trạng ngã ở bệnh nhân
có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cho rằng những bệnh nhân cao tuổi có
COPD có nguy cơ rối loạn thăng bằng dẫn tới ngã cao hơn so với người cao
tuổi không có COPD là do tình trạng yếu cơ và giảm hoạt động hàng ngày
kéo dài gây lên [49], ngoài ra còn một số yếu tố khác nữa như tình trạng thiếu
dinh dưỡng, tình trạng thừa cân, và việc sử dụng một số thuốc kéo dài trong
COPD gây lên [49].
Nghiên cứu của Alexandru Floria Crisan và cộng sự cho rằng (2015) về
đánh giá rối loạn thăng bằng ở bệnh nhân COPD trên 46 bệnh nhân cho rằng
tình trạng lo âu đến triệu chứng khó thở là yếu tố quan trọng liên quan tới rối
loạn thăng bằng [4], cũng theo tác giả, có sự liên quan tới khoảng cách đi bộ
dẫn tới ngã của bệnh nhân, và cho rằng test đi bộ 6 phút có thể là công cụ hữu
ích để đánh giá rối loạn cân bằng dẫn tới nguy cơ ngã của bệnh nhân COPD
cao tuổi nhưng cần làm thêm một số nghiên cứu để xác định một ngưỡng

thích hợp để dự đoán các trường hợp có rối loạn cân bằng [4], [40], [41].
Theo một số tác giả nguyên nhân tình trạng khó thở qua test đi bộ 6 phút
liên quan đến rối loạn thăng bằng ở bệnh nhân COPD cao tuổi là do thiếu oxy
máu dẫn tới rối loạn chức năng chuyển hóa trong cơ và làm tăng axit lactic sớm
hơn do vậy khả năng bệnh nhân ngừng tập thể dục cũng sớm hơn [42]. Với liên
hệ này tác giả cho rằng khoảng cách đi bộ ngắn làm tăng nguy cơ rối loạn thăng
bằng [42]. Sợ hãi lo lắng cho tình trạng khó thở được một số tác giả cho rằng
liên quan và làm tăng rối loạn cân bằng và làm tăng nguy cơ ngã.


×