Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

THỰC TRẠNG KHỚP cắn và CHỈ số BOLTON ở NGƯỜI dân tộc tày 18 25 TUỔI tại LẠNG sơn năm 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 97 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

VNG NGC THèN

ThựC TRạNG KHớP CắN Và chỉ số
Bolton
ở NGƯờI DÂN TộC TàY 18-25 tuổi
TạI LạNG SƠN Năm 2017-2018
Chuyờn ngnh : Rng Hm Mt
Mó s

: 60720601

LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS. TS. o Th Dung

H NI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân
thành và sâu sắc tới:
PGS. TS. Đào Thi Dung - người thầy đã luôn tận tình dành nhiều thời
gian hướng dẫn chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
PGS.TS. Võ Trương Như Ngọc - người thầy đã cùng chúng tôi đồng


hành trên khắp các nẻo đường làm đề tài. Sự tận tâm, nhiệt huyết, gần gũi và
quan tâm của thầy đã động viên chúng tôi rất nhiều.
Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại học - Trường Đại học Y Hà Nội; Ban
lãnh đạo, Phòng Đào tạo và Quản lý Khoa học - Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt
đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để
tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Các cô chú, anh chị em ở Khoa Răng Hàm Mặt- Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Tuyên Quang đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi được đi họcvà nghiên cứu.
Các bạn lớp Cao học Răng Hàm Mặt khóa 24 và 25, các anh chị Nghiên
cứu sinh Răng hàm mặt khóa 35 và các anh chị chuyên khoa 2 Răng hàm mặt
khóa 30 đã giúp đỡ tôi rất nhiều khi làm đề tài.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ kính yêu
cũng như người thân đã luôn động viên, ủng hộ và dõi theo từng bước trên
con đường sự nghiệp của tôi.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Vương Ngọc Thìn


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Vương Ngọc Thìn, học viên lớp cao học khoá 25, chuyên ngành
Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan:
1. Đây là công trình nghiên cứu do bản thân tôi trực tiếpthực hiện dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS. Đào Thị Dung.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã

được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở
nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Người viết cam đoan

Vương Ngọc Thìn


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AR (Anterior ratio)

: Chỉ số nhóm các răng trước

ĐTNC

: Đối tượng nghiên cứu

HD

: Hàm dưới

HT


: Hàm trên

KTGX

: Kích thước gần-xa

CLI

: Sai khớp cắn loại I

CLII

: Sai khớp cắn loại II

CLII/1

: Sai khớp cắn loại II tiểu loại 1

CLII/2

: Sai khớp cắn loại II tiểu loại 2

CLIII

: Sai khớp cắn loại III

CLIV

: Sai khớp cắn loại IV


Max

: Giá trị lớn nhất

Min

: Giá trị nhỏ nhất

R

: Răng

RHL

: Răng hàm lớn

SD (Standard deviation) : Độ lệch chuẩn
SKC

: Sai khớp cắn


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. Phân loại khớp cắn...................................................................................3
1.1.1. Khớp cắn lý tưởng...........................................................................3
1.1.2. Phân loại khớp cắn theo Angle........................................................4

1.2.Chỉ số Bolton của nhóm răng trước và ý nghĩa...........................................6
1.2.1. Kích thước gần-xa của nhóm răng trước vĩnh viễn.........................6
1.2.2.Các yếu tố ảnh hưởng tới kích thước gần-xa răng...........................7
1.2.3. Ảnh hưởng của bất hài hòa kích thước gần-xa răng giữa hai hàm
lên khớp cắn......................................................................................9
1.2.4. Chỉ số Bolton.................................................................................10
1.2.5. Ứng dụng lâm sàng của chỉ số Bolton...........................................14
1.2.6. Tình hình nghiên cứu chỉ số Bolton trên thế giới và ở Việt Nam..15
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................17
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...........................................................17
2.2. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................17
2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................18
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................18
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu...............................................18
2.4. Biến số trong nghiên cứu........................................................................20
2.5. Vật liệu và phương tiện nghiên cứu.........................................................20
2.6. Các bước tiến hành nghiên cứu...............................................................21
2.7. Đạo đức nghiên cứu................................................................................25
2.8. Sai số và cách khắc phục........................................................................25
2.8.1. Sai số.............................................................................................25
2.8.2. Cách khắc phục.............................................................................26


Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................27
3.1. Đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu..............................................27
3.2. Thực trạng khớp cắn ở một nhóm người dân tộc Tày 18 - 25 tuổi tại Lạng
Sơn năm 2017 - 2018............................................................................27
3.3. Xác định chỉ số Bolton răng trước và phân tích chỉ số Bolton răng trước với
thực trạng khớp cắn...............................................................................33
3.3.1. Kích thước gần-xa các răng trước vĩnh viễn.................................33

3.3.2. Tổng kích thước gần-xa các răng trước vĩnh viễn.........................36
3.3.3. Chỉ số Bolton răng trước...............................................................37
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................41
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..............................................41
4.2. Thực trạng khớp cắn ở một nhóm người dân tộc Tày 18 - 25 tuổi tại Lạng
Sơn năm 2017 - 2018............................................................................41
4.2.1. Tỷ lệ sai khớp cắn theo phân loại của Angle.................................41
4.2.2. Đặc điểm độ cắn trùm, độ cắn chìa...............................................42
4.2. Xác định chỉ số Bolton và phân tích chỉ số Bolton với thực trạng khớp cắn
của nhóm đối tượng nghiên cứu............................................................44
4.2.1. Kích thước gần-xa nhóm răng trước.............................................45
4.2.2. Tổng kích thước gần-xa nhóm răng trước.....................................48
4.2.3. Chỉ số Bolton răng trước...............................................................49
KẾT LUẬN....................................................................................................54
KIẾN NGHỊ...................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Kích thước gần-xa của nhóm răng trước ..........................................7
Bảng 1.2. Liên quan về kích thước gần xa của 12 răng theo Bolton ..............12
Bảng 1.3. Liên quan về kích thước gần xa của 6 răng trước theo Bolton ............13
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới.........................................27
Bảng 3.2. Phân bố tỷ lệ sai khớp cắn theo giới tính........................................28
Bảng 3.3. Phân bố tương quan răng hàm lớn thứ nhất vĩnh viễn trong nhóm
sai khớp cắn loại IV.........................................................................28
Bảng 3.4. Trung bình độ cắn trùm, độ cắn chìa trong nhóm nghiên cứu theo
giới tính...........................................................................................29

Bảng 3.5. Trung bình độ cắn trùm, độ cắn chìa trong nhóm nghiên cứu theo
các loại sai khớp cắn.......................................................................29
Bảng 3.6. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo mức độ cắn trùm, cắn chìa.....30
Bảng 3.7. Phân bố mức độ cắn trùm theo giới tính.........................................30
Bảng 3.8. Phân bố mức độ cắn chìa theo giới tính..........................................31
Bảng 3.9. Phân bố mức độ cắn trùm theo khớp cắn........................................31
Bảng 3.10. Phân bố mức độ cắn trùm theo khớp cắn......................................32
Bảng 3.11. Giá trị trung bình kích thước gần-xa các răng trước.....................33
Bảng 3.12. Trung bình kích thước gần-xa các răng theo giới tính..................33
Bảng 3.13. Trung bình kích thước gần-xa các răng bên phải và bên trái theo
giới tính...........................................................................................34
Bảng 3.14. Trung bình kích thước gần-xa các răng theo khớp cắn......................35
Bảng 3.15. Tổng kích thước gần-xa 6 răng trước theo giới tính.....................36
Bảng 3.16. Tổng kích thước gần-xa 6 răng trước theo khớp cắn....................36
Bảng 3.17. Chỉ số Bolton răng trước theo giới tính .......................................37
Bảng 3.18. Chỉ số Bolton răng trước theo khớp cắn.......................................37


Bảng 3.19. Chỉ số Bolton răng trước theo khớp cắn và mức độ cắn trùm......38
Bảng 3.20. Chỉ số Bolton răng trước theo khớp cắn và mức độ cắn chìa.......38
Bảng 3.21. Phân bố chỉ số Bolton răng trước theo trung bình và độ lệch chuẩn
của Bolton theo phân loại khớp cắn................................................40
Bảng 4.1. Tỷ lệ khớp cắn ở một số nghiên cứu trong nước và trên thế giới...42
Bảng 4.2. Bảng so sánh kết quả độ cắn trùm, độ cắn chìa của một số tác giả.......43
Bảng 4.3. So sánh kích thước gần-xa răng trước của một số nghiên cứu.......45
Bảng 4.4. So sánh sự khác biệt trung bình giữa bên phải và bên trái theo giới
tính của một số nghiên cứu.............................................................47
Bảng 4.5. Chỉ số Bolton răng trước ở một số dân tộc.....................................50
Bảng 4.6. Chỉ số Bolton răng trước theo các nhóm khớp cắn ở một số dân tộc.. .51
Bảng 4.7. So sánh chỉ số Bolton trước nằm ngoài 2 độ lệch chuẩn của một số

nghiên cứu.......................................................................................53


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố tỷ lệ sai khớp cắn..........................................................27
Biểu đồ 3.2. Phân bố chỉ số Bolton răng trước theo trung bình và độ lệch
chuẩn của Bolton.........................................................................39


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Đường cắn khớp ...............................................................................4
Hình 1.2. Khớp cắn bình thường ......................................................................5
Hình 1.3. Sai khớp cắn loại I ............................................................................5
Hình 1.4. Sai khớp cắn loại II ...........................................................................6
Hình 1.5. Sai khớp cắn loại III .........................................................................6
Hình 1.6. Kích thước gần xa của răng ..............................................................7
Hình 1.7. Cách tính chỉ số Bolton toàn bộ.......................................................11
Hình 1.8. Cách tính chỉ số Bolton trước .........................................................11
Hình 2.1. Thước kẹp điện tử............................................................................21
Hình 2.2. Bộ dụng cụ khám cơ bản.................................................................22
Hình 2.3. Vật liệu và dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu...............................................22
Hình 2.4. Tiêu chuẩn mài mẫu hàm.................................................................23
Hình 2.5. Cách đặt thước khi đo chiều gần-xa của răng.................................24


1

ĐẶT VẤN ĐỀ


Tổ chức Y Tế Thế Giới khẳng định "Sức khỏe là trạng thái thoải mái
toàn diện cả về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có
tình trạng không mắc bệnh hay thương tật". Do đó, một người không thể được
coi là khỏe mạnh hoàn toàn nếu tình trạng sai khớp cắn (SKC) ngăn cản họ
đạt được trạng thái tốt nhất trong giao tiếp và chức năng ăn nhai, mặc dù tình
trạng thể chất hay tâm lý không suy giảm. Trong những năm gần đây, việc
đánh giá, đo lường mức độ nghiêm trọng và sự phổ biến của SKC đã nhận
được nhiều sự quan tâm. Một số nghiên cứu sử dụng các chỉ số hoặc phương
pháp đánh giá lâm sàng để nhận xét sự phổ biến cũng như đặc điểm của SKC
liên quan đến tuổi, giới tính, dân tộc [1], phân tích đặc điểm và nguyên nhân
dẫn tới tình trạng SKC. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy có rất nhiều
nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, một trong số những nguyên nhân phổ
biến là do sự bất cân xứng giữa kích thước giữa các răng ở hai hàm đã gây ra
nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng, thẩm mỹ bộ răng và khuôn mặt [2].
Phân tích của Bolton là một trong những phương pháp phổ biến nhất để
xác định sự bất hài hòa về kích thước răng. Nó rất hữu ích trong việc hỗ trợ
chẩn đoán cũng như lập kế hoạch điều trị chỉnh nha. Phân tích ban đầu được
thực hiện trên 55 bệnh nhân có khớp cắn lý tưởng, trong đó có 44 bệnh nhân
đã được điều trị chỉnh nha (không nhổ răng) và 11 đối tượng không cần điều
trị. Chỉ sốBolton toàn bộlà tỷ lệ phần trăm thu được bằng cách tính tổng kích
thước gần-xa của 12 răng hàm dưới (R6 - R6) chia cho tổng kích thước gầnxa của 12 răng hàm trên (R6 - R6). Chỉ số Bolton răng trước là tỷ lệ phần
trăm thu được bằng cách tính tổng kích thước gần-xa của 6 răng hàm dưới
(R3 - R3) chia cho tổng kích thước gần-xa của 6 răng hàm trên (R3 - R3)[3].


2

Các nghiên cứu nhận xét về chỉ số Bolton đã được thực hiện bởi nhiều
tác giả khác nhau trên những nhóm đối tượng khác nhau như Lundstrom

(1954) [4], Ebeling và cộng cự (1973) [5], Crosby và Alexander (1989) [6],
Redaham và Lagerstrom (2003) [7]. Các nghiên cứu đã đưa ra những giá trị
khác nhau về chỉ số răng trước, chỉ số toàn bộ cung răng và khác với giá trị
trung bình của Bolton. Điều đó đã khiến nhiều tác giả nghi ngờ rằng liệu có
thể áp dụng chỉ số đề nghị bởi Bolton để lập kế hoạch điều trị chỉnh nha cho
tất cả các đối tượng hay không vì có thể chỉ số Bolton ở những dân tộc khác
nhau sẽ có giá trị khác nhau.
Ở Việt Nam, một số nghiên cứu về thực trạng SKC nhằm xây dựng chỉ
số Bolton cho người Việt Nam đã được thực hiện như Nguyễn Thị Phòng
(2009) [8], Nguyễn Thị Hải Yến (2014) [9], Hoàng Minh Huy (2015) [10] và
Lưu Phước Hải (2017) [2]. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu về chỉ số này vẫn
còn ít, tất cả các nghiên cứu chỉ thực hiện trên một nhóm đối tượng người dân
tộc Kinh. Vậy còn những nhóm đối tượng không phải người dân tộc Kinh thì
chỉ số này như thế nào?
Năm 2017 - 2018, Viện đào tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại Học Y Hà
Nội đang triển khai đề tài cấp Nhà nước về “Nghiên cứu đặc điểm, chỉ số
nhân trắc đầu mặt ở người Việt Nam để ứng dụng trong y học” trong đó có
nghiên cứu chỉ số Bolton của các dân tộc khác nhau. Vì thế với mong muốn
góp phần tìm hiểu việc sử dụng phân tích Bolton và các giá trị đề nghị bởi
Bolton có thực sự phù hợp với người Việt nói chung và so sánh các giá trị của
phân tích Bolton trong các dân tộc ở Việt Nam nên chúng tôi thực hiện đề
tài:“Thực trạng khớp cắn và chỉ số Bolton ở người dân tộc Tày 18-25 tuổi
tại Lạng Sơn năm 2017- 2018” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng khớp cắn ở một nhóm người dân tộc Tày 18-25 tuổi
tại Lạng Sơn năm 2017 -2018.


3

2. Xác định chỉ số Bolton cho nhóm răng trước và phân tích chỉ số đó với

thực trạng khớp cắn của nhóm đối tượng nghiên cứu trên.
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm khớp cắn
1.1.1. Một số quan niệm về khớp cắn
Khớp cắn là một phần của hệ thống nhai. Đánh giá về khớp cắn bao
gồm việc đánh giá sự cắn khít giữa các răng trên cung hàm và các yếu tố,
chức năng của hệ thống nhai [11]. Khớp cắn được chia thành 3 nhóm: khớp
cắn lý tưởng, khớp cắn sinh lý và khớp cắn không sinh lý. Trong đó, khớp cắn
lý tưởng là mục tiêu mà bất cứ bác sĩ chỉnh nha nào cũng mong muốn đạt
được khi điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, thực tế lâm sàng việc điều trị để
đạt được điều đó là rất khó . Vì vậy, khái niệm về khớp cắn bình thường được
ứng dụng nhiều hơn.
1.1.1.1. Khớp cắn bình thường theo Andrews:
Năm 1972, Andrews [12], [13] đưa ra sáu đặc trưng quan trọng của
khớp cắn bình thường, là bước ngoặt của chỉnh nha hiện đại. Nghiên cứu của
Andrews quan sát 120 mẫu hàm có khớp cắn bình thường, lựa chọn theo tiêu
chuẩn:
- Chưa qua điều trị chỉnh hình.
- Các răng mọc đều đặn và thẩm mỹ.
- Khớp cắn có vẻ đúng.
- Có thể không cần đến điều trị chỉnh hình sau này.
Nghiên cứu cho thấy các mẫu hàm có chung sáu đặc trưng khớp cắn.

 Đặc tính I: Tương quan ở vùng răng hàm.


4

Gờ bên xa của múi ngoài xa của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm

trên tiếp xúc với gờ bên gần của múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn
thứ hai hàm dưới.
Múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với
rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới.
Múi trong gần răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với trũng
giữa của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới.

 Đặc tính II: Độ nghiêng gần-xa của thân răng.
Độ nghiêng gần-xa của thân răng là góc tạo bởi đường thẳng vuông góc
với mặt phẳng nhai và trục thân răng. Góc độ (+) khi phần lợi của trục răng ở
về phía xa so với phần bờ cắn hay mặt nhai. Ngược lại là góc độ (-).
Bình thường, các răng có góc độ (+) và độ nghiêng này thay đổi theo
từng răng.

 Đặc tính III: Độ nghiêng trong-ngoài của thân răng.
Độ nghiêng trong-ngoài của thân răng là góc tạo bởi đường thẳng
vuông góc với mặt phẳng nhai và đường tiếp tuyến với điểm giữa mặt ngoài
thân răng. Góc độ (+) khi phần phía lợi của đường tiếp tuyến ở về phía trong
so với phần bờ cắn hay mặt nhai. Ngược lại là góc độ (-).
Độ nghiêng ngoài-trong của thân răng cửa trên và dưới tương quan nhau
và ảnh hưởng đáng kể đến độ cắn phủ và khớp cắn của các răng sau.
Các răng sau hàm trên (từ răng nanh đến răng hàm lớn thứ hai) có phần
bờ cắn hay mặt nhai ở về phía trong so với phần lợi của thân răng.
Ở hàm trên, góc độ (-) không thay đổi từ răng nanh đến răng hàm nhỏ thứ
hai và tăng nhẹ ở răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai. Đối với răng hàm dưới, góc
độ (-) tăng dần từ răng nanh đến răng hàm lớn thứ hai.

 Đặc tính IV: Không có răng xoay.



5

Không có răng xoay hiện diện trên cung răng. Vì nếu có, chúng sẽ
chiếm chỗ nhiều hoặc ít hơn răng bình thường.

 Đặc tính V: Không có khe hở giữa các răng.
Các răng phải tiếp xúc chặt chẽ với nhau ở phía gần và xa của mỗi răng
trừ các răng hàm lớn thứ ba chỉ tiếp xúc ở phía gần.
Có khe hở trên cung răng thường do bất hài hòa kích thước răng-hàm.

 Đặc tính VI: Đường cong Spee phẳng hay cong ít.
Đường cong Spee là đường cong lõm lên trên, đi từ đỉnh múi răng nanh
quacác đỉnh múi ngoài răng sau hàm dưới.
Khớp cắn bình thường có đường cong Spee không sâu quá 1,5mm.
Đường cong Spee sâu quá sẽ gây thiếu chỗ cho răng hàm trên.
Đường cong Spee lý tưởng theo Andrews là phẳng hoặc gần phẳng.
1.1.1.2. Khớp cắn bình thường theo Angle
Phân loại khớp cắn của Edward H. Angle năm 1899 là một mốc quan
trọng trong sự phát triển của chỉnh nha nói riêng và răng hàm mặt nói chung.
Đây là cách phân loại có tính hữu dụng đầu tiên và ngày nay vẫn được ứng
dụng nhiều. Nó không chỉ phân loại sai khớp cắn quan trọng, mà còn định
nghĩa đơn giản và rõ ràng về khớp cắn bình thường [14].Angle coi răng hàm
lớn thứ nhất hàm trên là một mốc giải phẫu cố định và là chìa khóa của khớp
cắn.
Cơ sở của phân loại khớp cắn theo Angle là mối tương quan của RHL
vĩnh viễn thứ nhất hàm trên và RHL vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới và sự sắp
xếp của các răng liên quan tới đường cắn. Dựa trên sự liên quan trước sau của
RHL vĩnh viễn thứ nhất, vị trí của RHL vĩnh viễn trên là không đổi và sự sắp
xếp của các răng liên quan đến đường cắn.



6

Theo Angle, đường cắn ở hàm trên là một đường cong liên tục đi qua
hố trung tâm của mỗi răng hàm và ngang qua gót răng nanh, răng cửa hàm
trên. Đường cắn của hàm dưới là một đường cong liên tục đi qua đỉnh múi
ngoài của răng hàm, đỉnh răng nanh và rìa cắn của răng cửa hàm dưới.

Hình 1.1. Đường cắn khớp [1]
Từ đó, Angle đưa ra tiêu chuẩn của khớp cắn bình thường như sau:
Khớp cắn bình thường là khớp cắn có núm ngoài gần của RHL thứ nhất hàm
trên khớp với rãnh ngoài gần của RHL thứ nhất hàm dưới và các răng trên
cung hàm sắp xếp theo một đường cắn khớp đều đặn.

Hình 1.2. Khớp cắn bình thường [1]
1.1.1.3. Tương quan giữa các răng trong một khớp cắn bình thường

 Tương quan giữa các răng trong một hàm [12],[13]:


7

- Chiều trước - sau: tất cả các răng đều tiếp xúc nhau ở cả mặt gần và
xa, ngoại trừ răng khôn chỉ có một điểm tiếp xúc phía gần
- Độ nghiêng ngoài - trong của răng:
+ Trục ngoài - trong của răng (nhìn từ phía trước, theo mặt phẳng trán):
o Hàm trên: các răng sau hơi nghiêng về phía ngoài (phía má).
o Hàm dưới: các răng sau hơi nghiêng về phía trong (phía lưỡi).
+ Đường cong Wilson: là đường cong lõm hướng lên trên, đi qua đỉnh
múi ngoài và trong của các răng sau hàm dưới.

- Độ nghiêng gần - xa của răng:
+ Trục gần - xa của răng (nhìn từ phía bên, theo chiều trước-sau):
o Hàm trên: các răng trước nghiêng gần, các răng sau nghiêng xa.
o Hàm dưới: các răng trước và răng sau đều nghiêng về phía gần.
Các răng hàm lớn thứ hai và thứ ba nghiêng về phía gần nhiều
hơn các răng hàm nhỏ.
+ Đường cong Spee: là đường cong lõm hướng lên trên, đi qua đỉnh
múi răng nanh và đỉnh múi ngoài của các răng hàm nhỏ và răng hàm lớn hàm
dưới. Độ sâu trung bình của đường cong Spee ở người Việt Nam được ghi
nhận là: nam: 2,019 (mm), nữ: 1,792 (mm), chung cả hai giới: 1,912 (mm).

 Tươngquan các răng giữa hàm trên và hàm dưới [12],[13]
- Chiều trước - sau:
+Tương quan răng nanh: Đỉnh của răng nanh hàm trên trùng với đường
giữa răng nanh và răng hàm nhỏ hàm dưới.
+ Tương quan răng hàm lớn thứ nhất: Đỉnh núm ngoài gần của răng
hàm lớn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất
hàm dưới.
+ Độ cắn chìa: là khoảng cách giữa bờ cắn răng cửa trên và dưới theo
chiều trước-sau. Độ cắn chìa trung bình ở người Việt Nam là 2,79 ± 1,45 mm.


8

- Chiều đứng:
+ Độ cắn phủ: là khoảng cách giữa bờ cắn răng cửa trên và dưới
theo chiều đứng khi hai hàm cắn khớp. Trung bình ở người Việt Nam là
2,89 ± 1,45 mm.
+ Răng trên tiếp xúc với răng dưới vừa khít ở vùng răng hàm nhỏ và
răng hàm lớn.

- Chiều ngang:
+ Cung răng trên trùm ra ngoài cung răng dưới sao cho núm ngoài răng
trên trùm ra núm ngoài răng dưới.
+ Đường giữa hai hàm trùng nhau và trùng với đường giữa mặt.
- Đường cắn khớp: là một đường cong đối xứng, liên tục và đều đặn.
Khi hai hàm cắn khớp với nhau, đường cắn khớp của hàm trên và hàm dưới
chồng khít nhau. Khi hai hàm cắn khớp, mỗi răng hai hàm sẽ khớp với hai
răng ở hàm đối diện. Ngoại trừ răng cửa giữa hàm dưới và răng khôn hàm
trên chỉ khớp với một răng của hàm đối diện.
1.1.2. Phân loại sai khớp cắn
Dựa theo tiêu chuẩn phân loại khớp cắn của Angle [14].
1.1.2.2. Sai khớp cắn loại I
Sai khớp cắn loại I (CL I) là khớp cắn có núm ngoài gần của RHL thứ
nhất hàm trên khớp với rãnh ngoài gần của RHL thứ nhất hàm dưới nhưng
đường cắn khớp không đúng do các răng trước khấp khểnh, xoay…

Hình 1.3. Sai khớp cắn loại I [1]


9

1.1.2.3. Sai khớp cắn loại II
Sai khớp cắn loại II (CL II) là khớp cắn có núm ngoài gần của RHL thứ
nhất hàm trên ở về phía gần so với rãnh ngoài gần của RHL thứ nhất hàm
dưới.
Có hai tiểu loại:
- Sai khớp cắn loại II tiểu loại 1(CL II/1): Cung răng hàm trên hẹp, hình
chữ V với răng cửa trên nghiêng về phía môi (vẩu), độ cắn chìa tăng, môi
dưới thường chạm vào mặt trong của các răng cửa trên.
- Sai khớp cắn loại II tiểu loại 2 (CL II/2): Răng cửa giữa trên ngả vào phía

trong nhiều, trong khi các răng cửa bên nghiêng ra phía ngoài các răng cửa
giữa, độ cắn phủ tăng, cung răng hàm trên ở vùng răng nanh thường rộng hơn
bình thường.

Hình 1.4. Sai khớp cắn loại II [1]
1.1.2.4. Sai khớp cắn loại III
Sai khớp cắn loại III (CLIII) là khớp cắn có núm ngoài gần của RHL thứ
nhất hàm trên ở về phía xa so với rãnh ngoài gần của RHL thứ nhất hàm dưới.
Các răng cửa dưới có thể ở phía ngoài các răng cửa trên (cắn ngược vùng
cửa).

Hình 1.5. Sai khớp cắn loại III [1]


10

1.1.2.5. Sai khớp cắn loại IV
Sai khớp cắn loại IV (CLIV) là khớp cắn có tương quan của RHL thứ
nhất hàm trên và hàm dưới ở hai bên trái và phải không giống nhau, nếu một
bên là loại I bên còn lại là loại II hoặc loại III.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu thực trạng khớp cắn trên thế
giới và ở Việt Nam
1.1.3.1. Trên thế giới
Năm 2006, Al-Sulaimani và Afify [15] thực hiện nghiên cứu đánh giá
chỉ số Bolton trên 160 đối tượng có sai khớp cắn trong độ tuổi từ 12 - 17. Tác
giả phân loại nhóm đối tượng nghiên cứu vào các nhóm sai khớp cắn khác
nhau, nhận thấy tỷ lệ đối tượng có CL I cao nhất chiếm 61,3% , CLII là 32,5%
và thấp nhất là nhóm CLIII chỉ chiếm 6,3%.
Năm 2010, Barbara và cộng sự [16] thực hiện nghiên cứu mẫu hàm của
600 đối tượng trước điều trị chỉnh nha có tuổi từ 12 - 25 tuổi đã đưa ra tỷ lệ

phân bố các loại sai khớp cắn như sau: tỷ lệ đối tượng CL II chiếm nhiều nhất
là 49,8% (trong đó CLII/1 24%; CLII/2 25,8%); CLI 27%; CLIII 23,2%.
Năm 2013, Prakash [17] tiến hành so sánh chỉ số Bolton trên hai nhóm
đối tượng người Aryan (266 trường hợp) và người Mông Cổ (260 trường
hợp). Tác giả đánh giá tỷ lệ và nhận xét một số đặc điểm SKC trên hai nhóm
đối tượng trên và đưa ra kết quả như sau:
Bảng 1.1. Sự phân bố các loại sai khớp cắn
STT
1
2
3
4
5
6

Đặc điểm khớp cắn
CLI
CLII/1
CLII/2
CLIII
Chen chúc
Khe thưa

Aryan
(n = 266) (%)
61,3
25,2
5,3
8,2
46,6

9,9

Mông Cổ
(n= 260) (%)
64
17,9
2,5
15,6
48,1
8,7


11

7
8
9
10

Cắn chéo (răng trước và sau)
Cắn hở
Cắn sâu
Thiếu răng
Năm 2013, Shrestha [18] nhận xét đặc

10,4
17,8
10,6
18,4
34,9

24,8
1,5
1,3
điểm SKC trên 464 đối tượng

chỉnh nha ở Nepal (35,6% nam và 64,4% nữ) cho thấy tỷ lệ CL I cao nhất
chiếm 54,7%; CLII là 36,9% và CLIII là 8,4%. Tác giả đưa ra tỷ lệ về một số
đặc điểm sai khớp cắn: cắn chìa quá mức chiếm 20,7%; cắn sâu là 7,6%; cắn
hở là 23,3%; cắn chéo là 23,3%.
1.1.3.2. Ở Việt Nam
Năm 2003, nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngọc [19]: “Nhận xét và
đánh giá hiệu quả lâm sàng điều trị lệch lạc khớp cắn Angle II do lùi xương
hàm dưới bằng hàm chức năng” đưa ra tỷ lệ sai khớp cắn: CLI: 69,2%, CLII:
20,8%, CLIII: 10%.
Cao Thị Hoàng Yến (2007) [20]: “Nhận xét tình trạng khớp cắn của
sinh viên Đại học Y Hà Nội lứa tuổi 18- 20”. Phân bố về phân loại khớp cắn
theo Angle có kết quả: CLI: 58,33%; CLII: 23,33%; CLIII: 18,34%. Phân bố về
tương quan giữa các răng nanh ở hai hàm theo chiều trước sau là: loại 1:
56,67%, loại 2: 30,00%, loại 3: 13,33%.
Năm 2011, Hoàng Việt Hải và Đỗ Quang Trung [21] thực hiện nghiên
cứu đánh giá độ nghiêng của trục thân răng vĩnh viễn ở khớp cắn bình thường
trên 540 sinh viên trường Đại học Y Hà Nội lứa tuổi 18 - 25 đã đưa ra tỷ lệ
phân bố các nhóm khớp cắn như sau: khớp cắn bình thường là 10,37%; CL I là
61,30%; CLII là 12,87% và CLIII là 15,56%.
Năm 2012, Lưu Thị Thanh Mai [22] nghiên cứu thực trạng sai khớp
cắn trên sinh 164 sinh viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên: Cl0 là
9,8%; CLI là 21,3%; CLII là 29,3% và CLIII là 39,6%.


12


1.2.Chỉ số Bolton của nhóm răng trước và ý nghĩa.
1.2.1. Kích thước gần - xa của nhóm răng trước vĩnh viễn
Kích thước gần - xa (KTGX) răng là khoảng cách lớn nhất giữa hai
điểm tiếp xúc gần và điểm tiếp xúc xa với các răng kế cận [23]. KTGX của
hai răng đối xứng trong cùng một hàm thì tương đương nhau.

Hình 1.6. Kích thước gần xa của răng [23]
Nhóm răng trước vĩnh viễn bao gồm: răng cửa giữa (R1), răng của bên
(R2) và răng nanh (R3).
Bảng 1.1. Kích thước gần - xa của nhóm răng trước [23]
Hàm trên
Răng
KTG
X

Hàm dưới

R1

R2

R3

R1

R2

R3


8,5

6,5

7,5

5,0

5,5

7,0


13

1.2.2.Các yếu tố ảnh hưởng tới kích thước gần - xa răng
Sự khác biệt về kích thước răng, trong đó bao gồm KTGX của răng
chịu ảnh hưởng bới nhiều yếu tố như: chủng tộc, di truyền, giới tính và các
yếu tố môi trường, trong đó yếu tố về chủng tộc đóng vai trò then chốt.
1.2.2.1. Ảnh hưởng của chủng tộc
Trước đây, nhiều nghiên cứu đã báo cáo về sự khác biệt kích thước này
giữa các nhóm chủng tộc khác nhau.
Fernandes và cộng sự [24] đã so sánh KTGX của các răng hàm trên và
răng hàm dưới của ba nhóm người da trắng, người da đen và người Nhật bản
có gốc Brazil và có khớp cắn bình thường. Tổng cộng có 100 mẫu hàm của
các đối tượng có khớp cắn bình thường, có khuôn mặt hài hòa và độ tuổi
trung bình là 15 - 16 tuổi đã được thu thập. Kết quả đã cho thấy KTGXcủa
các răng ở cả hàm trên và hàm dưới đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa ba nhóm đối tượng nghiên cứu trên.
Trong nghiên cứu của mình, Khan và cộng sự [25] cũng quan sát thấy

có sự khác biệt đáng chú ý về kích thước răng theo chiều gần-xa ở người
Banglades và một số nhóm người thuộc các nhóm chủng tộc khác người Mỹ
da trắng. Ông kết luận rằng kích thước răng của Mỹ da trắng nhỏ hơn người
Banglades trung bình là 0,42 mm.
Trong một nghiên cứu khác liên quan về vấn đề này, Smith [26] đã so
sánh KTGX và kích thước trong - ngoài của các răng vĩnh viễn ở 3 nhóm dân
cư khác nhau: da đen, da trắng và nhóm người nói tiếng Latin. Kết quả của
nghiên cứu này chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về KTGX của các răng
giữa 3 nhóm dân cư này.
Cơ sở để giải thích tốt nhất cho sự khác biệt này trên nền tảng di truyền
chính là các mẫu gen được thừa hưởng. Osborne và cộng sự [27] đã so sánh


14

KTGX nhóm răng trước hàm trên và hàm dưới của 54 cặp sinh đôi (33 cặp sinh
đôi cùng trứng và 21 cặp sinh đôi khác trứng, cùng giới tính), tuổi từ 18 - 55,
đều là người da trằng. Kết quả cho thấy có mối liên quan chặt chẽ về KTGX
của các răng thuộc nhóm răng trước của các cặp sinh đôi cùng trứng, đồng thời
cũng đưa ra giả thuyết cho sự liên quan của các yếu tố di truyền khác đến các
đặc điểm hình thái răng. Kết quả này cũng được chứng minh trong các nghiên
cứu khác của Lundstrom (1966) [28] và một số tác giả khác [29]
1.2.2.2. Ảnh hưởng của giới tính
Ngoài sự khác biệt về chủng tộc, giới tính cũng có liên quan đến sự
khác biệt kích thước răng. Leung và cộng sự (2018) [30] nghiên cứu kích
thước răng của 200 trẻ (100 nam và 100 nữ) 12 tuổi có khớp cắn loại I đã
nhận thấy kích thước răng của nữ nhỏ hơn nam trừ răng cửa bên hàm trên và
hàm dưới bên trái, răng cửa giữa hàm dưới ở cả bên phải và trái.
Kết quả này cũng đã được chứng minh trong một số nghiên cứu của các
tác giả Santoro và cộng sự [31], Nguyễn Thị Phòng [8], Nguyễn Thị Hải Yến

[9] và một số tác giả khác [32], [33], [34].
1.2.2.3. Ảnh hưởng của yếu tố khác
Trong số những yếu tố khác, dinh dưỡng cũng được xem có vai trò
quan trọng trong sự khác biệt kích thước răng. Cơ chế hình thành răng liên
quan chặt chẽ với vị trí răng và thiếu hụt dinh dưỡng cho răng cũng có tầm
quan trọng rất lớn [35].
1.2.3. Ảnh hưởng của bất hài hòa kích thước gần-xa răng giữa hai hàm
lên khớp cắn
Muốn đạt được khớp cắn hài hòa thì mức độ hài hòa kích thước giữa
các răng hàm trên và răng hàm dưới giữ một vai trò rất quan trọng, vậy nên
đòi hỏi kích thước gần-xa các răng giữa hàm trên và hàm dưới phải có một tỷ


15

lệ cân đối, không được có một răng hay một nhóm các răng có kích thước to
hay bé hơn so với kích thước bình thường. Nếu mối tương quan về kích thước
răng thay đổi thì sẽ gây ra sai khớp cắn [1], [34],[36]. Đặc biệt là nhóm răng
trước, nếu có sự bất cân xứng kích thước răng sẽ gây nên tình trạng lệch lạc
răng, không những ảnh hưởng tới chức năng mà còn gây ảnh hưởng nhiều tới
thẩm mỹ, tạo nên tâm lý kém tự tin trong giao tiếp xã hội.
Cụ thể, khi kích thước các răng trên lớn quá mức bình thường có thể
làm tăng độ cắn phủ, tăng độ cắn chìa, chen chúc các răng hàm trên, có khe
thưaở vùng răng hàm dưới, các răng cửa trên ngả sau và các răng cửa dưới
ngả trước. Ngược lại, khi kích thước răng dưới lớn quá mức có thể làm giảm
độ cắn phủ, giảm độ cắn chìa, chen chúc các răng hàm dưới, có khe thưa ở
vùng răng hàm trên,các răng cửa trên có xu hướng trên ngả trước và các răng
cửa dưới ngả sau.
1.2.4. Chỉ số Bolton
Kích thước răng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới

chẩn đoán và kế hoạch điều trị chỉnh nha. Nhiều tình trạng sai khớp cắn là kết
quả của việc bất cân xứng về kích thước răng. Để tìm ra lời giải cho bài toán
trên, năm 1958 Bolton đã công bố kết quả phân tích tỷ lệ về mối tương quan
giữa kích thước gần xa của nhóm răng hàm trên và hàm dưới sau khi phân tích
mẫu hàm của 55 đối tượng người Mỹ da trắng tại trường Đại học Washington
có khớp cắn lý tưởng, trong đó có 44 người đã được chỉnh nha không có nhổ
răng và 11 người không cần điều trị. Phân tích của Bolton chỉ áp dụng cho răng
vĩnh viễn, sau khi đã mọc đủ các răng từ RHL vĩnh viễn thứ nhất từ bên phải
sang bên trái (R6 - R6) thực hiện trên mẫu hàm. Phân tích của Bolton gồm hai
chỉ số: chỉ số Bolton toàn bộ (OR: overall ratio) và chỉ số Bolton răng
trước(AR: anterior ratio) [37].
- Chỉ số Bolton toàn bộ (OR):


×