Tải bản đầy đủ (.docx) (116 trang)

Thực trạng sức khỏe tâm thần học sinh trường trung học cơ sở tại thành phố thanh hóa tỉnh thanh hóa năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (832.96 KB, 116 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ em luôn là đối tượng được quan tâm ở mọi quốc gia trên thế giới, để
có một xã hội phát triển, văn minh hiện tại và mai sau cần quan tâm chăm sóc
phát triển toàn diện trẻ em và thanh thiếu niên, trong đó sức khoẻ tâm thần
của các em cần được coi trọng như sức khoẻ thể chất. Theo báo cáo của tổ
chức Y tế thế giới, trên phạm vi thế giới có đến 20% trẻ em và vị thành niên
mắc các bệnh tâm thần ; tự tử trên toàn thế giới là nguyên nhân cao thứ ba của
tử vong ở tuổi vị thành niên và trầm cảm thường khởi phát ở tuổi vị thành
niên, nó thường kết hợp với lạm dụng chất và nguy cơ tự sát [1]. Nhiều cuộc
điều tra trong nước và thế giới có khoảng 8- 21% trẻ em và thanh thiếu niên
nắc phải các rối loạn tâm thần cần điều trị [2].
Ở Việt Nam những năm gần đây, những vấn đề sức khỏe tâm thần là một
trong những vấn đề nổi cộm trong trường học, đặc biệt là lứa tuổi học sinh
Trung học cơ sở, các nghiên cứu, khảo sát về SKTT cũng trở nên nhiều hơn.
Kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy có từ 12-13% trẻ em Việt Nam trong độ
tuổi 6 đến 16, tức là có khoảng 2,7 triệu trẻ em và vị thành niên trên toàn quốc
gặp phải những vấn đề sức khỏe tâm thần rõ rệt [3]. Khảo về SKTT của Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy trên mẫu nghiên cứu gồm 1.202 học sinh
tiểu học và trung học cơ sở Việt Nam trong độ tuổi 10-16 tuổi, tỷ lệ học sinh
có vấn đề về SKTT chung là 19,46% [4]. Đây là giai đoạn có nhiều thay đổi
cả về tâm sinh lý và xã hội dẫn đến những biến đổi sâu sắc về mặt tâm lý,
nhân cách…Vì vậy công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em và thanh thiếu niên,
cần phải tiến hành song hành trong cả môi trường gia đình, xã hội và trường
học. Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, thích đáng các rối loạn
này kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển tư duy của đứa trẻ, đến nhận
thức, tính quyết đoán và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến học tập, sinh


2



hoạt hàng ngày. Hậu quả dẫn đến không có khả năng thích ứng với trường
học, thường xuyên vắng mặt ở lớp học, ít tham gia vào các hoạt động giao lưu
với bạn bè ở lớp; kém tập trung vào công việc, dễ mắc tệ nạn xã hội, khó điều
chỉnh được cảm xúc, hành vi và có thể dẫn đến nguy cơ tự sát...
Thành phố Thanh Hóa là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thanh Hóa, trung
tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch,
dịch vụ của tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc miền Trung [5]. Tuy nhiên Thanh
Hóa cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn của trẻ em và thanh
thiếu niên, trong đó thì công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần còn đang bị bỏ
ngỏ, các đề tài nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều. Vậy thực trạng sức khỏe
tâm thần của các em học sinh lứa tuổi THCS ở thành phố hiện nay như thế
nào? Có những yếu tố nào liên quan đến sức khỏe tâm thần? Để trả lời các
câu hỏi này, em tiến hành nghiên cứu ”Thực trạng sức khỏe tâm thần học
sinh trường trung học cơ sở tại thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa
năm 2017” với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh trường trung học cơ sở
tại thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa năm 2017.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của học sinh trường
trung học cơ sở tại thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa năm 2017.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN


3

1.1.Các khái niệm
1.1.1.Sức khỏe tâm thần
Sức khoẻ cho mọi người là mục tiêu lớn, mục tiêu chiến lược của tổ chức
y tế thế giới (WHO), của nhiều quốc gia phát triển và của cả ngành y tế nước

ta và cũng là thước đo chung của mọi xã hội văn minh, nhân bản.
Theo định nghĩa về sức khoẻ của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO):"Sức
khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội,
chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế". Như vậy để có được
một sức khỏe đúng nghĩa cả 3 thành phần trên phải liên quan tác động lẫn
nhau không thể tách rời nhau.Trong khi sức khoẻ về thể chất đã được dần
từng bước xã hội đặt đúng vào vị trí của nó, thì sức khoẻ tâm thần còn phải
bền bỉ phấn đấu để thay đổi dần nhận thức vẫn còn nhiều lệch lạc, nhiều mặc
cảm. Vậy sức khoẻ tâm thần là gì?
Năm 2003, Tổ chức y tế Thế giới đã đưa ra khái niệm sức khỏe tâm thần:
“Sức khỏe tâm thần là trạng thái khỏe mạnh của mỗi cá nhân để họ nhận biết
được các khả năng của bản thân, có thể đương đầu với những căng thẳng
thông thường trong cuộc sống, có thể học tập và làm việc một cách hiệu quả
và có thể tham gia, góp phần vào các hoạt động của cộng đồng” [6-7]
Sức khoẻ tâm thần không chỉ là một trạng thái không có rối loạn hay dị tật về
tâm thần, mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái, muốn có một
trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái thì cần phải có chất lượng nuôi sống
tốt, có được sự cân bằng và hoà hợp giữa các cá nhân, môi trường xung quanh
và môi trường xã hội . Như vậy, thực chất sức khoẻ tâm thần ở cộng đồng là:
1. Một cuộc sống thật sự thoải mái.
2. Đạt được niềm tin vào giá trị bản thân, vào phẩm chất và giá trị của
người khác.


4

3. Có khả năng ứng xử bằng cảm xúc, hành vi hợp lý trước mọi tình huống.
4. Có khả năng tạo dựng, duy trì và phát triển thoả đáng các mối quan hệ.
5. Có khả năng tự hàn gắn để duy trì cân bằng khi có các sự cố gây mất
thăng bằng, căng thẳng (stress)[8]

1.1.2.Khái niệm tuổi vị thành niên
Vị thành niên: từ này xuất phát từ tiếng Latinh - adolescere có nghĩa là
"lớn lên" hay "phát triển đến sự chín muồi". VTN là những người trong độ
tuổi 10-19 tuổi nghĩa là trong độ tuổi thiếu nhi và trước tuổi trưởng thành
(Quy định của tổ chức y tế thế giới) hay nói theo tâm lý học thì VTN là giai
đoạn kết nối chuyển tiếp đòi hỏi mỗi cá nhân phải có những thay đổi mới để
thích nghi. Tuổi vị thành niên là giai đoạn phát triển sinh lý gắn liền với sự
trưởng thành về sinh dục, nó bao hàm cả nghĩa phát triển về vị thế, địa vị xã
hội, hành vi, tình cảm… [9-10]
Tuổi Vị thành niên được chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn VTN sớm : 10 – 14 tuổi.
- Giai đoạn VTN muộn: 17 - 19 tuổi.
Việc phân định này cần thiết để kết hợp phát triển sinh học và tâm lý xã
hội từng thời kỳ.
Khi trẻ bước vào tuổi VTN thì luôn có xu hướng tách dần ra khỏi vòng
tay của cha mẹ, không muốn phụ thuộc vào bố mẹ. Ở tuổi này sự biến đổi về
tâm lý rất phức tạp, mỗi một giai đoạn lại biểu hiện một tích cách khác nhau:
có lúc thì kiềm chế nhẫn nhịn có khi lại chủ quan chống đối. Hơn nữa, đây
còn là giai đoạn có những mối quan hệ khác giới, nhu cầu giao tiếp với xã hội
bạn bè nhiều hơn, các em có xu hướng theo bạn bè hơn là cha mẹ [11] .
Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam tính tới 1/4/2013 có
tới 6805159 trẻ VTN giai đoạn sớm và khoảng 7160420 trẻ trong giai đoạn
VTN muộn [12]


5

1.2.Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ từ 11 đến 15 tuổi [13]
Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát
triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng

thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ“,
“tuổi khó bảo“, “tuổi khủng hoảng “, “tuổi bất trị “...
- Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang
tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người
trưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát
triển: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này.
- Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính
người lớn”,điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát
dục, điều kiện sống, hoạt động…của các em.
1.2.1.Sự biến đổi về mặt giải phẩu sinh lí
a. Sự phát triển cơ thể của thiếu niên diễn ra mạnh mẻ
nhưng không cân đối.
Sự hoạt động tổng hợp của các tuyến nội tiết quan trọng nhất (tuyến yên,
tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận) tạo ra nhiều thay đổi trong cơ thể trẻ,
trong đó sự nhảy vọt về chiều cao và sự phát dục
- Chiều cao của các em tăng lên một cách đột ngột, hằng năm có thể tăng
từ 5-6 cm; Trọng lượng cơ thể hằng năm tăng từ 2,4-6 kg; tăng vòng ngực…là
những yếu tố đặc biệt trong sự phát triển thể chất của trẻ.
- Ở giai đoạn dưới 14 tuổi vẫn còn có các đốt sụn hoàn toàn giữa các đốt
xương sống, nên cột sống dễ bị cong vẹo khi đứng ngồi không đúng tư thế.
- Sự tăng khối lượng các bắp thịt và lực của cơ bắp diễn ra mạnh nhất
vào cuối thời kì dậy thì khiến các em khỏe ra rõ rệt. Tuy nhiên, sự phát triển
cơ của các em trai khác biệt nhất định báo hiệu sự hình thành ở các em những


6

nét khác biệt về cơ thể : con trai cao lên, vai rộng ra, con gái tròn trặn dần,
xương chậu rộng ra…
Sự phát triển cơ thể diễn ra không cân đối làm cho các em lúng túng,

vụng về, “lóng ngóng”.
- Xương chân và tay chóng dài nhưng cơ phát triển chậm hơn và lồng
ngực phát triển chậm, nên đầu tuổi thiếu niên thường có thân hình dài, hơi gầy
và ít nhiều không cân đối.
- Sự phát triển của hệ tim - mạch cũng không cân đối: thể tích tim tăng
nhanh, hoạt động mạnh hơn nhưng đường kính phát triển chậm hơn. Điều này
gây nên rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn máu.
b. Hoạt động thần kinh cấp cao của tuổi thiếu niên cũng có những nét
riêng biệt.
- Ở tuổi thiếu niên, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt, dẫn đến
thiếu niên không làm chủ được cảm xúc của mình, không kiềm chế được xúc
động mạnh. Các em dễ bị kích động, dễ bực tức, cáu gắt, mất bình tĩnh…
- Ở tuổi thiếu niên, phản xạ có điều kiện đối với những tính hiệu trực tiếp
được hình thành nhanh hơn những phản xạ có điều kiện đối với những tính
hiệu từ ngữ. Do vậy, ngôn ngữ của trẻ cũng thay đổi. Các em nói chậm hơn,
hay “nhát gừng”, “cộc lốc”… Nhưng hiện tượng này chỉ tạm thời, khoảng 15
tuổi trở lên hiện tượng này cân đối hơn.
c. Hiện tượng dậy thì
Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tố quan trọng nhất của sự phát
triển cơ thể của thể thiếu niên. Tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động và cơ thể các
em xuất hiện những dấu hiệu phụ khiến chúng ta nhận ra các em đang ở độ
tuổi dậy thì.
Biểu hiện bên ngoài chủ yếu của sự chín muồi của các cơ quan sinh dục
ở các em trai là sự xuất tinh, ở các em gái là hiện tượng thấy kinh. Tuổi dậy


7

thì của các em nữ thường vào khoảng 12 - 14 tuổi, các em nam bắt đầu và kết
thúc chậm hơn các em gái khoảng 1,5 - 2 năm.

Sự phát dục cùng với những chuyển biến trong sự phát triển cơ thể của
thiếu niên có một ý nghĩa không nhỏ trong sự nảy sinh những cấu tạo tâm lý
mới: Cảm giác về tính người lớn thực sự của mình ; cảm giác về tình cảmgiới
tính mới lạ, quan tâm tới người khác giới
1.2.2. Sự thay đổi của điều kiện sống
a. Đời sống gia đình của học sinh trung học cơ sở:
- Đến tuổi này, các em đã có những vai trò nhất định, được gia đình thừa
nhận như là một thành viên tích cực của gia đình, được cha mẹ, anh chị giao
cho những trọng trách khá năng nề như : chăm sóc các em nhỏ, nấu cơm, dọn
dẹp nhà cửa, chăn nuôi gia súc,…. Thậm chí khá nhiều em trở thành lao động
chính, góp phần tăng thu nhập của gia đình, các em đã ý thức được các nhiệm
vụ đó và thực hiện tích cực.
- Điều quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với các em là cha mẹ không còn
coi các em là bé nhỏ nữa, mà đã quan tâm đến ý kiến của các em hơn, dành
cho các em những quyền sống độc lập hơn, đề ra những yêu cầu cao hơn, các
em được tham gia bàn bạc một số công việc của gia đình và đã biết quan tâm
đến việc xây dựng, bảo vệ uy tín của gia đình.
Những sự thay độ đó đã làm cho trẻ ý thức được vị thế của mình trong
gia đình và động viên, kích thích các em hoạt động tích cực, độc lập, tự chủ.
b. Đời sống trong nhà trường của học sinh trung học cơ sở cũng vó
nhiều thay đổi.
Hoạt động học tập và các hoạt động khác của các học sinh trung học cơ
sở đòi hỏi và thúc đẩy các em có thái độ tích cực và độc lập hơn, tạo điều kiện
cho các em thõa mãn nhu cầu giao tiếp của mình.


8

- Ở lứa tuổi này các em được thừa nhận như một thành viên tích cực và
được giao một số công việc nhất định trên liều lĩnh vực khác nhau như tuyên

truyền cổ động, giữ trật tự đường phố, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ,
bổ túc văn hóa...
- Thiếu niên thích làm công tác xã hội:
Có sức lực, đã hiểu biết nhiều, muốn làm được những công việc được
mọi người biết đến, nhất là những công việc cùng làm với người lớn.
Các em cho rằng công tác xã hội là việc làm của người lớn và có ý nghĩa
lớn lao. Do đó được làm các công việc xã hội là thể hiện mình đã là người lớn
và muốn được thừa nhận mình là người lớn.
Hoạt động xã hội là hoạt động có tính chất tập thể, phù hợp với sở thích
của thiếu niên.
Do tham gia công tác xã hội, mà quan hệ của học sinh trung học cơ sở
được mở rộng, kinh nghiệm cuộc sống phong phú lên, nhân cách của thiếu
niên được hình thành và phát triển.
c. Đời sống tình cảm:
Tình cảm của các em sâu sắc, phong phú, đa dạng và phức tạp hơn ở giai
đoạn trước. Tuy nhiên rất dễ xúc động, mang tính bồng bột, dễ bị kích động,
vui buồn chuyển hoá nhanh chóng. Trong mối quan hệ với bạn bè xuất hiện
tình cảm khác giới, có nguyện vọng được bạn khác giới quan tâm, yêu thích.
Tình cảm bắt đầu phục tùng ý chí, tình cảm đạo đức phát triển mạnh,
tình cảm bạn bè, tình tập thể, tình đồng chí cũng được phát triển. Xuất phát từ
việc coi trọng tình bạn, muốn giao tiếp với bạn cùng tuổi mà ở các em có
nguyện vọng được khẳng định vị trí của mình trong tập thể. Các em có khát
vọng mạnh mẽ đó là muốn chiếm vị trí được tôn trọng trong nhóm bạn bè cùng
tuổi. Nguyện vọng này thể hiển nhu cầu tự khẳng định và có ý nghĩa quan


9

trọng trong sự phát triển tâm lý, nhân cách của thiếu niên. Các em có cảm xúc
nặng nề nếu quan hệ với bạn bị tổn thương, mất bạn, sự tẩy chay của bạn bè

1.2.3. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ của lứa tuổi học
sinh trung học cơ sở
a. Tri giác: các em đã có khả năng phân tích, tổng hợp các sự vật, hiên
tượng phức tạp hơn khi tri giác sự vật, hiện tượng. Khối lượng tri giác tăng
lên, tri giác trở nên có kế hoạch, cơ trình tự và hoàn thiện hơn.
b. Trí nhớ: của thiếu niên cũng được thay đổi về chất. Đặc điểm cơ bản
của trí nhớ ở lứa tuổi này là sự tăng cường tính chấtchủ định, năng lực ghi
nhớ có chủ định được tăng lên rõ rệt, cách thức ghi nhớ được cải tiến, hiệu
suất ghi nhớ cũng được nâng cao.
c. Tư duy :
Hoạt động tư duy của học sinh trung học cơ sở có những biến đổi cơ bản:
- Tư duy nói chung và tư duy trừu tượng nói riêng phát triển mạnh là một
đặc điểm cơ bản của hoạt động tư duy ở thiếu niên. Nhưng thành phần của tư
duy hình tượng - cụ thể vẫn được tiếp tục phát triển, nó vẫn giữ vai trò quan
trọng trong cấu trúc của tư duy.
- Các em hiểu các dấu hiệu bản chất của đối tượng nhưng không phải bao
giờ cũng phân biệt được những dấu hiệu đó trong mọi trường hợp. Khi nắm khái
niệm các em có khi thu hẹp hoặc mở rộng khái niệm không đúng mức.
- Ở tuổi thiếu niên, tính phê phán của tư duy cũng được phát triển, các
em biết lập luận giải quyết vấn đề một cách có căn cứ. Các em không dễ tin
như lúc nhỏ, nhất là ở cuối tuổi này, các em đã biết vận dụng lí luận vào thực
tiễn, biết lấy những điều quan sát được, những kinh nghiệm riêng của mình để
minh họa kiến thức.
1.2.4. Sự phát triển nhân cách


10

Các em thường cố gắng bắt chước những mẫu người lý tưởng mà các em
tự lựa chọn làm thần tượng của mình. Sự phấn đấu vươn lên theo hình mẫu lý

tưởng đó giúp thiếu niên hình thành những phẩm chất ý chí như: sức mạnh,
lòng dũng cảm, tinh thần vượt khó khăn để đạt mục đích. Tuy nhiên sự
ngưỡng mộ, sùng bái các giá trị này không phải lúc nào cũng phát triển theo
chiều hướng phù hợp với những giá trị đạo đức xã hội tích cực.
1.2.5. Sự phát triển của tự ý thức
Sự hình thành tự ý thức ở các em là quá trình diễn ra dần dần. Cơ sở đầu
tiên của sự tự ý thức là sự tự đánh giá của người khác, nhất là người lớn. Dần
dần các em bắt đầu có khuynh hướng độc lập phân tích và đánh giá nhân cách
của mình hơn.
1.2.6. Sự hứng thú
Hứng thú của thiếu niên phát triển khá mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu, thể hiện ở sự quan tâm đến kết quả hoạt động, đến bản chất, ý
nghĩa của hoạt động, thể hiện ở thái độ tích cực với hiện tượng khách quan.
1.3. Một số rối loạn sức khỏe tâm thần tuổi từ 11 đến 15 tuổi
Ở lứa tuổi này nhân cách của các em được phát triển một cách mạnh mẽ,
tự ý thức đã bắt đầu hình thành các quan niệm về cuộc sống rõ ràng hơn và
các quan hệ xã hội bước đầu được mở rộng. Hoạt động chủ đạo của trẻ lúc
này là học tập. Các biện pháp vệ sinh tâm lý được đan xen với hoạt động học
tập cho trẻ. Cần tránh tạo gánh nặng trí tuệ và tránh thúc ép các em học quá
sức, cả về văn hóa, thể thao, âm nhạc, hội họa …
Ở cuối lứa tuổi này, trẻ dễ có những khủng hoảng tâm lý đi kèm với
những biến đổi mạnh mẽ về sinh lý. Đối với trẻ em gái, nếu không được
chuẩn bị chu đáo về tâm lý cho lần thấy kinh nguyệt đầu tiên các em dễ bị
những mặc cảm nặng nề, ở trẻ em trai sự phát triển tâm lý giới tính cũng


11

chuyển sang thời kỳ mới. Nếu các em bị những tác động xấu của video đen,
phim ảnh đồi trụy... thì rất dễ có những hành vi chống đối xã hội, phi đạo đức.

Các biện pháp vệ sinh tâm lý đối với lứa tuổi này gắn liền với công tác
giáo dục của nhà trường, sự quan tâm của gia đình và xã hội.
Giống như người lớn, trẻ em cũng có thể có các rối loạn SKTT mà ảnh
hưởng đến cách chúng nghĩ, cảm nhận và ứng xử. Khoảng 50% các rối loạn
SKTT thường bắt đầu trước tuổi 14 và nếu không được điều trị bệnh có thể
kéo dài, để lại hậu quả nặng nề, dẫn đến thất học, các xung đột gia đình,
nghiện ma tuý, bạo lực và thậm chí là tự sát. Các rối loạn SKTT cũng tiêu tốn
rất nhiều tiền của của gia đình, cộng đồng và hệ thống chăm sóc sức khoẻ
1.3.1.Một số các rối loạn sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên
Hội đồng Y khoa Hoa Kỳ (The U.S. Surgeon General’s) năm 2000, trong
“báo cáo về sức khoẻ tâm thần trẻ em”, đã ước tính rằng 1/5 trẻ em và thanh
thiếu niên sẽ mắc một vấn đề sức khoẻ tâm thần rõ rệt trong quá trình đi học.
Các vấn đề ở trẻ khác nhau về mức độ nặng nhẹ nhưng khoảng 70% trong số
các trẻ đó cần được điều trị mà không nhận được các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe tâm thần (CSSKTT) phù hợp [14] . Những vấn đề SKTT có thể xuất
hiện sớm ngay từ khi trẻ rất nhỏ, và tương tự như tất cả các mặt phát triển của
trẻ, chúng ta càng quan tâm sớm đến SKTT thì càng tốt.
Lứa tuổi trẻ có thể bị các vấn đề về sức khoẻ tâm thần, cảm xúc và hành
vi. Đây là vấn đề thực tế đang gặp phải và gây ra khó khăn, lo lắng cho nhiều
gia đình.
Các rối loạn SKTT ở trẻ em và thanh thiếu niên gồm có:
• Các rối loạn phát triển (chậm phát triển tâm thần, tự kỷ, rối loạn học...)
• Rối loạn cảm xúc (trầm cảm, lo âu, rối loạn cảm xúc lưỡng cực...)
- Các rối loạn hành vi: Rối loạn tăng động – giảm chú ý; Rối loạn
bướngbỉnh, chống đối; Rối loạn ứng xử


12

• Nghiện ma túy

• Rối loạn loạn thần
Bảng 1.1 Mức độ phổ biến của một số rối loạn theo lứa tuổi
từ 11 đến 18 tuổi[15]
Rối loạn

Tuổi
11

12

13

14

15

16

17

18

Rối loạn ứng xử
Rối loạn cảm xúc
Nghiên chất
Loạn thần
Rối loạn tâm thần ở trẻ em khá phổ biến và thậm chí là nghiêm trọng.
Khoảng gần ¼ trẻ em và thanh thiếu niên có các biểu hiện của một số các rối
loạn tâm thần ở bất kỳ độ tuổi nào, có số ở khoảng 1/3 thời kỳ thanh thiếu
niên. Các loại rối loạn phổ biến nhất là rối loạn lo âu, rối loạn hành vi như

tăng động giảm chú ý (ADHD), rối loạn trầm cảm và các rối loạn sử dụng các
chất gây nghiện như sử dụng rượu… Thống kê cho thấy ADHD có thể xảy ra
ở 8-10% trẻ em trong độ tuổi đi học, trầm cảm xảy ra ở khoảng hơn 2% trong
thời gian thơ ấu và lên tới 4-7% thời thanh thiếu niên và lên đến 20% thanh
thiếu niên bắt đầu vào tuổi trưởng thành[16] .
Một số rối loạn cảm xúc và hành vi lứa tuổi thanh thiếu niên[17]
- Các rối loạn lo âu: Sợ hãi quá mức, buồn rầu hoặc trạng thái lo lắng, bực
bội… đều có thể là rối loạn lo âu. Rối loạn lo âu là biểu hiện phổ biến nhất ở lứa
tuổi trẻ. Theo một nghiên cứu trẻ từ 9 đến 17 tuổi, ước chừng 13/100 trẻ bị các
rối loạn lo âu.
- Trầm cảm nặng: Trước kia người ta cho rằng trầm cảm nặng không
xảy ra ở trẻ em. Ngày nay các chuyên gia đều đồng ý rằng trầm cảm nặng có


13

thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Các nghiên cứu cho thấy 2/100 trẻ có thể bị trầm
cảm chủ yếu. Khoảng 8/100 thanh thiếu niên có thể bị trầm cảm nặng.
- Rối loạn cảm xúc lưỡng cực: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay tái phát
và tái diễn trong cuộc đời trẻ. Khoảng 1/100 người bị rối loạn cảm xúc lưỡng
cực có dấu hiệu bệnh lần đầu trong những năm tuổi thanh thiếu niên.
- Rối loạn tăng động giảm tập trung chú ý: Thường bắt đầu ở lứa tuổi
mẫu giáo lớn và diễn biến kéo dài. Tỷ lệ mắc 5/100 cháu.
- Các rối loạn về học: Khó khăn trong việc tiếp thu và diễn đạt thông tin,
có thể có khó khăn về nói và viết chính tả, khó khăn về tính toán hoặc khó
khăn trong việc phối hợp, các vận động chủ ý và tự kiểm soát bản thân.
- Các rối loạn về ứng xử: Ít quan tâm đến người khác, xâm phạm thô
bạo với bạn bè người thân hoặc súc vật. Không tuân thủ các qui tắc xã hội,
hay có các hành động quá đáng và quá mức, vi phạm trật tự. Sự chống đối có
thể tăng đến độ nguy hiểm. Các biểu hiện vi phạm bao gồm nói dối, ăn cắp,

gây hấn, trốn học hoặc dã man tàn bạo…
Tỉ lệ rối loạn ứng xử khoảng 3/100 trẻ tuổi từ 9 đến 17 tuổi.
- Rối loạn ăn uống: Có hai loại: chán ăn và ăn vô độ
Trẻ chán ăn có tỷ lệ gặp 1/100 trẻ.
Tỉ lệ chứng ăn vô độ khoảng 1-3/100 trẻ.
- Tự kỷ: Trẻ được gọi là tự kỷ là những trẻ có vấn đề về giao tiếp, ứng xử
với những người khác. Khoảng 70% trẻ tự kỷ có chậm phát triển tâm thần và
có nguy cơ cao bị các rối loạn tâm thần. Tỷ lệ trẻ tự kỷ từ 2 đến 8 phần vạn.
Tỷ lệ bé trai/ bé gái là 3/1.
- Tâm thần phân liệt: Tỷ lệ 5/1000 trẻ.


14

1.3.2.Một số công cụ sàng lọc, phát hiện các vấn đề sức khỏe tâm thần đối
với trẻ em tại cộng đồng
Việc phát hiện và sàng lọc sớm các vấn đề sức khỏe tâm thần cho trẻ em và
trẻ vị thành niên hiện nay tại cộng đồng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc
chăm sóc và nâng cao sức khỏe của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện.
Với sự phát triển của khoa học nói chung và y học nói riêng, các công cụ
đánh giá, phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ ngày càng phát
triển với các nội dung, hình thức phong phú và càng ngày càng đi gần với lâm
sàng. Điều này rất có ý nghĩa bởi trẻ em, trẻ vị thành niên hiện nay là lứa tuổi
dễ bị các tác động của các yếu tố xung quanh như gia đình, xã hội, trường
học… hay từ chính bản thân các em, để cha mẹ đưa trẻ đi khám tại các cơ sở
y tế nhằm phát hiện các vấn đề sức khỏe tâm thần của con cái còn hạn chế do
các điều kiện về nhận thức, khả năng nhận biết các dấu hiệu, điều kiện về
kinh tế, về sự tiếp cận dịch vụ y tế đầy đủ… Ở các nước phát triển, bên cạnh
hệ thống giáo dục, mạng lưới tư vấn học đường nói chung, tham vấn SKTT
học đường nói riêng hoạt động hiệu quả đã phát hiện và can thiệp các vấn đề

khó khăn của trẻ kịp thời, ngăn ngừa được các hành vi tiêu cực gây rối nhiễu
xã hội. Ở nuớc ta, hệ thống đào tạo cán bộ làm công tác tư vấn tâm lý học
đường, tâm lý lâm sàng chưa có. Do đó, mạng lưới của công tác này còn bỏ
trống. Vì vậy sự phát triển các công cụ sàng lọc giúp các nhà dịch tễ học thực
hiện được việc đo lường gánh nặng bệnh tâm thần ở cộng đồng.
Thấu hiểu được điều đó Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về
giới – gia đình – phụ nữ và vị thành niên đã biên dịch cuốn tài liệu “Khung
đánh giá nhu cầu của trẻ em và gia đình của trẻ”[18] .
Cuốn tài liệu gồm các bộ câu hỏi:
1. Bộ câu hỏi Điểm mạnh và khó khăn (SDQ)
2. Thang đo về những điều phiền muộn, rắc rối trong việc nuôi dạy trẻ


15

3. Thang đo Điều kiện nhà ở
4. Thang đo Hạnh phúc của người trưởng thành
5. Thang đo Hạnh phúc của trẻ vị thành niên.
6. Bộ câu hỏi về các sự kiện xảy ra trong thời gian gần đây
7. Bộ Thang đo Hoạt động gia đình
8. Thang đo việc sử dụng rượu
* Thang đánh giá SDQ (đánh giá điểm mạnh và khó khăn)
Thang đánh giá điểm mạnh và yếu học sinh của Tổ chức y tế thế giới,
được các Giáo sư Trung tâm Sức khoẻ tâm thần quốc tế Australia và các nhà
chuyêm môn Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương chuẩn hoá sang tiếng
Việt. Gồm 3 thang: Thang SDQ dành cho học sinh tự đánh giá; Thang SDQ
dành cho giáo viên đánh giá; Thang SDQ dành cho cha mẹ đánh giá. Mỗi thang
có 25 câu hỏi, cho điểm 1, 2, 3 theo mức độ nặng, nhẹ các dấu hiệu của trẻ.
Các điểm yếu sức khoẻ tâm thần trong thang SDQ bao gồm:
- Các vấn đề cảm xúc: Buồn rầu, thất vọng, suy nhược, sợ hãi lo lắng,

mất quan tâm thích thú, ngại giao tiếp bạn bè.
- Các vấn đề ứng xử: Tức giận, mất tự chủ, thích bạo lực, thích gây hấn.
- Các vấn đề về tăng động giảm tập chung chú ý: Căng thẳng, bồn chồn,
luôn ngọ ngoạy, hấp tấp, bốc đồng, không thể tập trung chú ý để làm một việc
gì đến nơi đến chốn.
- Các vấn đề về nhóm bạn: Cách biệt, thích một mình, ít quan hệ, thiếu
hoà hợp, không được các bạn yêu mến.
- Các kỹ năng tiền xã hội: Không thân ái thân thiện, không tình nguyện,
không chia sẻ, không giúp đỡ mọi người, bàn quan vô cảm với xung quanh.
Tháng 2/2005, Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng
triển khai phương pháp mới đánh giá độ tin cậy công cụ sàng lọc rối nhiễu
tâm thần trẻ em dựa trên cơ sở xác suất mà công cụ đó đạt được khi phân biệt


16

đúng trẻ cộng đồng và trẻ đến phòng khám tâm bệnh. Nghiên cứu bắt đầu
bằng chọn ra 107 trẻ đến khám tại Khoa Tâm bệnh của Bệnh viện Nhi Trung
Ương, sau đó đấu cặp theo giới, tuổi, học vấn, và nơi ở để chọn ra 107 trẻ ở
cộng đồng. Bố mẹ và giáo viên của trẻ thực hiện việc tự điền mẫu phiếu
SDQ25 phiên bản tiếng Việt 2004, kèm theo được phỏng vấn bởi nghiên cứu
viên cũng dùng bộ câu hỏi trên. Trẻ từ 11 tuổi trở lên được đề nghị thực hiện
tự điền phiếu SDQ25 [19] .
Kỹ thuật phân tích Receiving Operating Characteristics (ROC) chạy trên
Stata 8 được dùng để tính khả năng chẩn đoán, ngưỡng chẩn đoán, độ nhậy,
độ đặc hiệu của công cụ. Nghiên cứu rút ra các kết luận sau:
- Khả năng chẩn đoán của bộ câu hỏi SDQ25 phiên bản tiếng Việt từ
0,70 đến 0.79 tuỳ theo đối tượng và phương thức lấy tin.
- Khả năng chẩn đoán của bộ câu hỏi SDQ25 không khác nhau giữa
phương thức tự điền và phỏng vấn. Cho phương thức tự điền, SDQ25 phiên

bản tiếng Việt có ngưỡng chẩn đoán trẻ bị nghi ngờ rối nhiễu tâm thần khi
điểm số SDQ25 ở mức ≥13 khi thầy cô giáo thực hiện việc đánh giá, và mức
≥14 khi bố mẹ hoặc trẻ thực hiện tự đánh giá.
- Sử dụng bộ câu hỏi SDQ25, thầy cô giáo là nguồn cung cấp thông tin
đánh giá về rối nhiễu tâm thần của trẻ có độ tin cậy ổn định hơn so với bố mẹ
hoặc chính bản thân trẻ
Ngoài ra còn có thểthang đo về hành vi của trẻ em của Achenbach đã
thích nghi ở Việt nam (Achenbach, 1991), bao gồm [20] :
- Bảng dùng cho trẻ tự ghi dành cho trẻ từ 11 đến 18 tuổi (Youth SelfReport for children 11-18 year old – YSR). YSR được thiết kế để trẻ có khả
năng đọc hiểu từ lớp 5 trở lên tự báo cáo về khả năng cũng như các vấn đề
của bản thân. Phần đầu của YSR ghi lại những thông tin về khả năng thích
ứng của trẻ trong các mặt khác nhau: thể thao, sở thích, bạn bè, công việc nhà,


17

học tập. Trẻ cũng tự đánh giá các năng lực và kết quả học tập cũng như quan
hệ gia đình, bạn bè của trẻ. Phần thứ hai của YSR bao gồm 112 vấn đề xuất
hiện trong vòng 6 tháng đến thời điểm hiện tại. Các vấn đề này được phân
thành 8 trục hội chứng chính của các hành vi và cảm xúc thường gặp ở trẻ em
và vị thành niên (theo Bảng phân loại bệnh lần thứ 4 của Hoa kỳ- DSM-IV) là
thu mình, rối loạn dạng cơ thể, lo âu/trầm cảm, các vấn đề xã hội, vấn đề về
suy nghĩ/tư duy, các vấn đề về chú ý, hành xi hung baọ, hành vi sai phamh.
Mỗi biểu hiện này được đánh giá ở 3 mức độ (0= hoàn toàn không có, 1=
phần nào hoặc thỉnh thoảng có, 2= hoàn toàn hoặc thường xuyên có). Trên cơ
sở tựđánh giá của trẻ, sẽ tính tổng điểm chung, điểm từng hội chứng, tổng
điểm của nhóm hướng nội (các triệu chứng thu mình-né tránh; Lo âu- trầm
cảm; rối loạn dạng cơ thể), nhóm hướng ngoại (các triệu chứng của hành vi
hung bạo, các hành vi sai phạm, tăng động giảm chú ý). Sau đó, so sánh với
thang điểm chuẩn quốc tế mà tác giả thang đo đã xây dựng để xác định từng

trẻ có vấn đề gì và ở mức độ nào: bình thường, ở mức ranh giới, mức bệnh lý
(có dấu hiệu lâm sàng)
- Bảng dùng cho giáo viên (Teacher’s Report Form-TRF): được thiết kế
để ghi lại những báo cáo của giáo viên về việc học tập, khả năng thích ứng và
các vấn đề hành vi/cảm xúc của một học sinh. TRF cũng gồm 2 phần. Ở phần
1, giáo viên đưa ra nhận xét của mình về học tập của trẻ. Giáo viên đánh giá
học tập của trẻ ở từng môn theo 5 mức độ 1 (kém xa so với mức độ yêu cầu
của lớp) đến 5 (tốt hơn mức yêu cầu). Về khả năng thích ứng, giáo viên dùng
7 mức độ để đánh giá trẻ so với một đứa trẻ phát triển bình thường ở độ tuổi
đó: trẻ chăm chỉ, chú tâm như thế nào, hành xử như thế nào, học tập như thế
nào, cảm xúc như thế nào. Phần 2 có 112 item vấn đề trong đó có 93 item
giống như ở bảng YSR.


18

1.2.Thực trạng sức khỏe tâm thần của trẻ em và thanh thiếu niên
1.2.1.Thực trạng sức khỏe tâm thần của trẻ em và
thanh thiếu niên trên thế giới
Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới: trên phạm vi thế giới có đến 20%
trẻ em và vị thành niên mắc các bệnh tâm thần ; Tự tử trên toàn thế giới là
nguyên nhân cao thứ ba của tử vong ở tuổi vị thành niên và Trầm cảm thường
khởi phát ở tuổi vị thành niên, nó thường kết hợp với lạm dụng chất và nguy
cơ tự sát[1]
Bảng 1.2 Tỷ lệ trẻ em và trẻ vị thành niên bị rối loạn tâm thần trong
nhóm nghiên cứu của WHO năm 2005 [1]
Đất nước

Độ tuổi


Tỷ lệ(%)

Ấn độ

1-16

12,8

Nhật bản

12-15

15,0

Ethiopia

1-15

17,7

Đức

12-15

20,7

Mỹ

1-15


21,0

Tây Ban Nha

8,11,15

21,7

Thụy sĩ

1-15

22,5

Một thống kê của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho
biết hàng năm, nước này có đến 13%- 20% trẻ từ 17 tuổi trở xuống mắc phải
những vấn đề về tâm thần. Trong đó nhiều nhất là hội chứng rối loạn tăng động
giảm chú ý (6,8%), rối loạn trầm cảm (3%), rối loạn lo âu (2,1%). Đây được coi
là một trong những yếu tố chính dẫn đến hiện tượng tự tử- vốn là nguyên nhân tử
vong đứng hàng thứ hai của trẻ 12-17 tuổi ở Mỹ trong năm 2012.
Tỷ lệ chung của rối loạn tâm thần và hành vi ở trẻ em đã được nghiên
cứu trên cả các nước phát triển và đang phát triển. Mặc dù tỷ lệ có sự khác


19

nhau đáng kể giữa các nước nhưng nằm trong khoảng từ 10 đến 20% trẻ em
có một hoặc nhiều vấn đề về tâm thần hoặc hành vi.. Giống như người lớn, trẻ
em và thanh thiếu niên đôi khi có thể cảm thấy những cảm xúc mãnh liệt khi
lớn lên hoặc trải qua các sự kiện căng thẳng hoặc chấn thương trong cuộc

sống của họ. Ví dụ, trẻ thường cảm thấy lo lắng về trường học hoặc tình bạn,
hoặc đối với thanh thiếu niên có giai đoạn trầm cảm ngắn sau khi chết trong
gia đình.
Rối loạn tâm thần là khác nhau. Chúng có thể gây ra các triệu chứng liên
tục, trầm trọng ảnh hưởng đến cảm giác, hành vi, và xử lý các hoạt động hàng
ngày của trẻ như đi học, ngủ, hoặc ăn. Điều quan trọng là biết các dấu hiệu và
tìm sự trợ giúp nếu cần.
Những trạng thái tâm lý bệnh học trẻ em thường gặp là:
- Hành vi gây rối và chống đối xã hội (những rối loạn bên ngoài) có tỷ
lệmắc là 3-5%.
- Rối loạn cảm xúc (những rối loạn bên trong) có tỷ lệ gặp là 2-5%.
- Những trở ngại tâm lý và rối loạn dạng cơ thể chiếm 1-3%.
Hiếm gặp hơn là các rối loạn tâm thần trẻ em và rối loạn sự phát triển
nói chung (bệnh tự kỷ) gặp 0,1%. Những rối loạn hành vi gây rối và chống
đối xã hội thường gặp ở trẻ trai nhiều gấp 2 đến 3 lần trẻ gái. Tỉ lệ giữa nam
và nữ tương đồng hơn với các rối loạn cảm xúc, trẻ gái lại hay gặp trầm cảm
và chứng biếng ăn nhiều hơn so với trẻ trai. Những rối loạn cảm xúc (lo âu,
trầm cảm) làm giảm sút đáng kể sự phát triển và khả năng học của trẻ. Các rối
loạn hành vi gây phá vỡ nghiêm trọng sự phát triển về mặt xã hội và có thể
dẫn tới mắc các chứng bệnh tinh thần về lâu dài[21] . Theo một nghiên cứu
của WHO (2005) ở Châu Âu cho thấy có hơn 4% trẻ từ 12 đến 17 tuổi và trên
9% bị trầm cảm, đây là một rối loạn phổ biến nhất và hậu quả để lại rất lớn.


20

Trong đó các trẻ nữ bị nhiều hơn so với trước đây với các biểu hiện trầm cảm
và nó liên quan đến việc tự sát của thanh thiếu niên; là nguyên nhân thứ 3 gây
tử vong hành đầu ở người trẻ tuổi. Cùng với đó là các rối loạn tâm thần do việc
sử dụng rượu và ma túy ngày càng tăng gây ra những hậu quả nặng nề, thanh

thiếu niên có những hành vi bạo lực, đe dọa tính mạng bản thân và những người
xung quanh. Tuy nhiên nếu được điều trị sớm và kịp thời thì sẽ có tiên lượng tốt,
giảm thiểu được những gánh nặng cho xã hội trong tương lai[15] .

13.9

11.5

16.3

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18


Biểu đồ 1.1Tỷ lệ trầm cảm trong vòng 12 tháng trên 5600 trẻ ở lứa tuổi từ 4
đến 17 tuổi ở Australian [22]
Tỷ lệ trẻ từ 4 đến 17 tuổi ở Australian khá cao khoảng 13,9%, trong đó ở
trẻ nam cao hơn trẻ gái.


21

Bảng 1.3 Đặc điểm các rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em và thanh
thiếu niên độ tuổi từ 9 đến 17 tuổi tại Mỹ
Các rối loạn
Tỷ lệ (%)
Các rối loạn lo âu
13,0
Các rối loạn khí sắc
6,2
Các rối loạn hành vi
10,3
Các rối loạn do sử dụng chất gây nghiện
2,0
Số trẻ có rối loạn
20,9
Qua bảng có thể thấy số trẻ bị rối loạn tâm thần lên tới 20,9% trong đó
rối loạn lo âu chiếm tỷ lệ cao nhất 13,0%, rối loạn hành vi lên tới 10,3% [14] .
Theo báo cáo Y học (Phòng chống rối loạn tâm thần, cảm xúc và hành vi
ở những người trẻ tuổi, 2009) tập hợp các kết quả từ các nghiên cứu trước
đây, người ta ước tính rằng 13 -20 % trẻ em sống ở Mỹ (1 trong 5 trẻ em) gặp
một rối loạn tâm thần trong một năm và ước tính khoảng 247 tỷ USD mỗi
năm là dành cho vấn đề rối loạn tâm thần của trẻ em [23] .
Tại Anh, nghiên cứu trên 18000 trẻ em từ 5 -15 tuổi của Howard M cho

thấy có 9,5% trẻ có ít nhất một rối loạn tâm thần đặc thù theo ICD10 [24].
Các số liệu nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ VTN có biểu hiện rối loạn
tâm thần tại một số nước phát triển như Úc, Đức, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha đều
trên 20%. Ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu thấy rằng áp lực từ các kỳ thi
chuyển cấp và gánh nặng học tập có liên quan đến tình trạng SKTT kém ở các
học sinh Trung Quốc [25-26].
Các nghiên cứu ở châu Á cũng cho thấy vấn đề sức khỏe tâm thần khá
phổ biến và có tỉ lệ tương đương với tỷ lệ vấn đề SKTT trên thế giới.
Soba và cọng sự ( 2010) tiến hành nghiên cứu dịch tễ hồi cứu từ 12 đến
18 tháng ở 51 vùng cả các nước châu Á nhận thấy tỉ lệ trẻ em và thanh thiếu
niên có vấn đề SKTT là 10-20%[27]
1.2.2. Thực trạng sức khỏe tâm thần của trẻ em và thanh
thiếu niên tại Việt Nam


22

Ở Việt Nam, từ hai thập kỷ trước đã bắt đầu có một số tác giả nghiên cứu
đề cập đến vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy nhiên,
việc nghiên cứu về sức khỏe tâm thần trẻ em mới chỉ được quan tâm nhiều
hơn trong khoảng 10 năm trở lại đây.
Khảo về SKTT của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy trên mẫu
nghiên cứu gồm 1.202 học sinh tiểu học và trung học cơ sở Việt Nam trong độ
tuổi 10-16 tuổi, tỷ lệ học sinh có vấn đề về SKTT chung là 19,46% [4]. Một
nghiên cứu khác của Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương với Đại học
Melbourne (Australia) trong khuôn khổ dự án “Chăm sóc sức khỏe tâm thần
học sinh” cho thấy, trong nhà trường luôn có một tỷ lệ học sinh có vấn đề về
SKTT, có 15,94% em có rối nhiễu tâm trí trong tổng số học sinh các cấp học.
Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra tỷ lệ học sinh có các vấn đề SKTT khá
cao như: Nghiên cứu trong năm 2010, của đại học Y tế Công cộng về thực

trạng SKTT của học sinnh trường Phổ thông Cầu Giấy Hà Nội, có 22,9%
học sinh THPT có vấn đề về SKTT [28]. Nghiên cứu về Thực trạng sức khỏe
tâm thần của học sinh THCS ở Hà Nội và nhu cầu tham vấn SKTT học
đường, của Hoàng Cẩm Tú, Đặng Hoàng Minh trên 1727 học sinh cho thấy số
học sinh có vấn đề về SKTT chiếm 25% , trong đó 50% có biểu hiện bất
thường bệnh lý cần hỗ trợ thuộc các vấn đề hướng nội, biểu hiện dưới dạng
rối loạn cảm xúc lo âu- buồn chán (trầm cảm) dạng cơ thể và hướng ngoại
như có hành vi hung bao công kích hoặc làm sai qui tắc xã hội[29].Nghiên
cứu trong năm năm 2012, của Nguyễn Cao Minh “Điều tra tỷ lệ trẻ em và vị
thành niên miền Bắc có các vấn đề sức khỏe tâm thần” cho thấy 18% trẻ có
nguy cơ mắc phải các vấn đề về SKTT [30]
Theo nghiên cứu của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn cho
thấy tỷ lệ trẻ em và thanh thiếu niên có biểu hiện của trầm cảm và lo âu là
13,14% [31].


23

Thực tế những năm gần đây, rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm
thần đang nổi lên như stress, lo âu, ám ảnh, trầm cảm, tự sát trong học sinh
trường học, vấn đề “hysterya tập thể”, các biểu hiện suy nhược và rối loạn
dạng cơ thể...
Theo TS Hồi, trẻ em vô tình bị đẩy vào những tình huống buộc phải tự
lập cũng như phải đối mặt với quá nhiều tác động có hại do mặt trái của nền
kinh tế thị trường, trong khi các em không có cơ hội trang bị đủ kiến thức cần
thiết về tâm lý.
TS Hồi cho biết, trong nhà trường luôn luôn có một tỉ lệ học sinh có vấn
đề về sức khỏe tâm lý tâm thần. Theo đó 15,94% em có rối nhiễu về tâm lý
trong tổng số học sinh các cấp học, lạm dụng chất gây nghiện đang tăng
nhanh chóng, với số thanh thiếu niên. Trong số các ca tự sát, 10% ở độ tuổi 10

- 17.
Nghiên cứu 21.960 thanh thiếu niên Hà Nội phát hiện 3,7% em có rối
loạn hành vi. Khảo sát sức khỏe tâm thần học sinh trường học thành phố Hà
Nội bằng công cụ SDQ của Tổ chức Y tế Thế giới chuẩn hóa Việt Nam cho
thấy trên mẫu nghiên cứu gồm 1.202 học sinh tiểu học và trung học cơ sở
trong độ tuổi 10 - 16 tuổi, tỷ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần
chung là 19,46 %. Tỷ lệ này đối với nam, nữ, tiểu học, trung học cơ sở, nội
thành, ngoại thành không có gì khác biệt.
Những khó khăn về ứng xử của học sinh trong nghiên cứu của Bệnh viện
Mai Hương chiếm 9,23%. Lứa tuổi 10 - 11 có tỷ lệ 42 - 46% gặp khó khăn về
ứng xử. Đặc biệt có sự chênh lệch rất lớn về khó khăn trong ứng xử giữa học
sinh nam (84.60%) và học sinh nữ (15,40%). TS Hồi cũng lưu ý, trong lĩnh
vực tâm lý trẻ em, những phân biệt đối xử của ông bà, cha mẹ thậm chí định
kiến bất bình đẳng về giới cũng có tác động đến ứng xử của trẻ.
Theo khảo sát của dự án, quận Hai Bà Trưng có tỷ lệ học sinh gặp khó khăn


24

về ứng xử cao nhất với 44,2%, so với các quận còn lại là Hoàng Mai (28,8%),
Từ Liêm (26,9%).
Nguyễn Thanh Hương và cs. (2006) nghiên cứu trên 2591 học sinh 12 –
18 tuổi ở Hà Nội và Hải Dương nhận thấy các rối loạn hành vi, cảm xúc ở trẻ
vị thành niên cao và có liên quan đến việc trẻ bị đối xử không đúng ở nhà
cũng như ở trường[32] . Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mai
Lan tại tỉnh Hòa Bình cho thấy tình trạng sức khỏe tâm thần chung của học
sinh: bình thường (50,15%), nghi ngờ (28,06%), có vấn đề sức khỏe tâm thần
(21,79%)[33] . Nghiên cứu của tác giả Đặng Hoàng Minh và cộng sự cho thấy
25,76% số học sinh THCS Hà Nội có vấn đề về hành vi và cảm xúc [29] .
Các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước đã cho thấy các rối

loạn tâm thần và hành vi trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam cũng chiếm một
tỷ lệ đáng kể và cần được tiếp tục đánh giá một cách toàn diện hơn.
1.3.Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh
thiếu niên
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của trẻ em và thanh thiếu niên.
Theo WHO, sự tương tác giữa các yếu tố sinh học với yếu tố tâm lý và xã hội
sẽ dẫn đến các rối loạn SKTT[15-34] .


25

Biểu đồ 1.2 Sự tương tác giữa các yếu tố sinh học, xã hội
và tâm lýđến SKTT
Một số những ảnh hưởng quan trọng đến SKTT của trẻ bao gồm thể
chất, xã hội và tình cảm, hoàn cảnh gia đình, trường học, và tiếp cận với các
nguồn lực và dịch vụ hỗ trợ chăm sóc SKTT cho trẻ. Các ảnh hưởng làm tăng
khả năng trẻ sẽ gặp vấn đề SKTT được gọi là "những yếu tố nguy cơ", những
ảnh hưởng khác làm giảm khả năng của trẻ em phát triển những vấn đề SKTT,
thậm chí khi các yếu tố nguy cơ có mặt. Chúng được gọi là "yếu tố bảo
vệ"[35] .


×