Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ PHỤC hồi CHỨC NĂNG BỆNH NHÂN THOÁI hóa cột SỐNG cổ BẰNG máy TRỊ LIỆU đa NĂNG DOCTORHOME

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.98 MB, 102 trang )

1

T VN
Hin nay vn bnh lý ct sng c rt nhiu, gõy nờn nhng nh hng
rt ln n sc khe, tõm lý, cụng vic hng ngy ca bnh nhõn, thoỏi húa
ct sng c l bnh khỏ ph bin, ngy mt nhiu. Vi s phỏt trin ca xó
hi thỡ iu kin sinh hot v lm vic cng thay i theo, s dng mỏy múc
nhiu, bt buc con ngi lm vic nhiu t th ngi cỳi c rt lõu, hoc cỏc
ng tỏc n iu lp i lp li ca u trong thi gian di, lm vic nhiu
trong phũng iu hũaõy chớnh l nhng nguyờn nhõn lm cho t l bnh
nhõn cú bnh lý v vựng c tng lờn [1],[2].
Thoỏi húa ct sng c v thoỏt v a m ct sng c cú t l cao, ng
th 2 sau TVD ct sng tht lng [3], [4].
Kt hp vi s phỏt trin ca phng phỏp chn oỏn hỡnh nh nhng
nm gn õy: chp ct lp vi tớnh, c bit l chp cng hng t CSC giỳp
cho vic chn oỏn THCSC tr nờn d dng, an ton, chớnh xỏc, nhanh chúng
[5], [6].
THCSC ngy cng gia tng, theo Nguyn Vn Chng hng nm cú
khong 8 - 20% bnh nhõn iu tr ni trỳ ti khoa thn kinh vin quõn y 108 b
THCSC. Trn Ngc n [3], THCSC chim t l 24% trong s cỏc bnh thoỏi
hoỏ [3], Nguyn Xuõn Nghiờn [7], au ct sng do tc nghn chim 16,83%
[8]. Ti M hng nm tiờu tn ti 40 t USD iu tr thoỏi húa ct sng c,
nhng ngi trờn 55 tui cú du hiu thoỏi húa khp trờn xQuang chim
80%, ch tớnh riờng bnh nhõn n iu tr ti bnh vin cú khong 151.000
ngi [7]. Ti Phỏp cng cú chi 6 t cho nhng bnh nhõn thoỏi húa [9]. Tựy
theo tng loi au m cú nhng phng phỏp iu tr thoỏi húa ct sng c
khỏc nhau vi nhng ch nh thớch hp: y học hiện đại, phẫu thuật,
điều trị bằng thuốc [1],[10],[5]. cỏc phng phỏp vt lý nh Hng
ngoi, in xung, siờu õm, vn ng tr liu, phc hi chc nng, chõm cu



2

[11], [12], [13] v..v và có nhiều điều kiện thuận lợi trong điều trị cho bệnh
nhân.
Tại Việt nam hiện nay có khá nhiều các thiết bị điều trị vật lý phong phú,
tuy nhiên đều là ngoại nhập, giá thành cao, nên chưa phù hộ với nhiều cơ sở Y
tế ở Việt nam. Với chủ trương nội địa hóa các trang thiết bị y tế, hiện nay có
xu thế sản xuất một số máy điều trị tích hợp nhiều tính năng vật lý trị liệu rất
tiện lợi cho việc ứng dụng tại phòng khám, bệnh viện cũng như sử dụng trong
cộng đồng. Thiết bị điều trị vật lý đa chức năng Doctorhome là thiết bị được
sản xuất trong nước, có nhiều chức năng như nhiệt, điện, siêu âm, từ, laser trị
liệu, trong một thiết bị nhỏ gọn, dễ sữa chữa do hoàn toàn sử dụng linh kiện
trong nước. Bất kể khi nào có vấn đề kỷ thuật chỉ cần gọi điện thoại là có thể
giải quyết được. Bên cạnh đó giá thành hợp lý nên phù hợp với điều kiện
kinh tế còn khó khăn ở Việt nam, đảm bảo cho công tác điều trị bệnh nhân ở
các bệnh viện và cơ sở Y tế khác.
Máy Doctorhome cũng đã được sử dụng ở Bệnh viện TW Quân đội 108,
Bệnh viện 103, Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội, Bệnh viện Hữu nghị
Việt nam - Cu Ba Đồng Hới, Bệnh viện 19/8..Tuy nhiên, cho đến nay có rất ít
các nghiên cứu đánh giá hiệu quả lâm sàng của thiết bị này, nên chúng tôi tiến
hành nghiên cứu với hai mục tiêu :
1.

Đánh giá hiệu quả giảm đau trong điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng
máy trị liệu đa năng Doctorhome.

2.

Tìm hiểu một số ảnh hưởng tới kết quả điều trị THCSC



3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIẢI PHẨU CHỨC NĂNG ĐỐT SỐNG CỔ
1.1.1. Cột sống cổ: bao gồm 7 đốt sống từ đốt cổ I (CI) tới đốt sống cổ VII
(CVII) có đường cong ưỡn ra trước.

Hình 1.1. Hình ảnh giải phẩu cột sống cổ [14]
1.1.2. Các đốt sống cổ
1.1.2.1. Đốt sống cổ 1 (Đốt đội Atlas)
- Đốt sống cổ 1 được tiếp khớp ở mặt trên với hai lồi xương chẩm
không có gai và thân đốt. Mặt trước của cung trước có mỏm trước cho dây
chằng bám, mặt sau của cung trước có diện khớp tiếp khớp với mỏm răng của
đốt cổ CII.


4

Hình 1.2. Đốt sống cổ 1 [14]
1.1.2.2. Đốt cổ 2 (đốt trục Axis)
Các mỏm bên được tiếp nối bởi cung trước và cung sau, ở đây không
có thân đốt trung tâm, có hai khối bên chứa cạnh bên và cạnh dưới. Khối bên
khớp với thân bên của đốt Atlas trên, mặt dưới khớp với khớp C III, giữa các
đốt CI và CII không có đĩa đệm gian đốt sống mà chủ yếu các sợi Collagen.

Hình 1.3. Cột sống cổ 2 [14]
1.1.2.3. Các đốt sống từ CIII-CVII
* Có đặc điểm chung:

- Chiều ngang phía trước lớn hơn phía sau, thân ĐS có chiều rộng
ngang lớn hơn chiều rộng trước sau.


5

- Mỏm ngang giới hạn và bên thân đốt sống, chúng được coi như các
phát triển xương sườn, giới hạn trong của mỗi mỏm ngang là một lổ có động
mạch đốt sống đi qua.

Hình 1.4. Hình ảnh đốt sống cổ 4 và cổ 7 [14]
1.1.3. Đĩa đệm cột sống cổ
1.1.3.1. Đặc điểm chung
- Đĩa đệm là bộ phận chính cùng với các dây chằng đảm bảo sự liên kết
chặt chẽ giữa các thân đốt sống và đóng vai trò hấp thu chấn động.
- Phía trước đĩa đệm dày hơn phía sau nên chiều cong CSC có chiều
cong sinh lý ưỡn ra trước.
- Cột sống cổ gồm 7 đốt sống, 5 đĩa đệm và 1 đĩa đệm chuyển đoạn (C VII - DI)
giữa ĐSC CI - CII không có đĩa đệm.
- Bình thường chiều cao đĩa đệm bằng 1/6-1/4 chiều cao thân đốt sống
(người trưởng thành chiều cao đĩa đệm là 3 mm) tổng chiều cao của đĩa đệm
CSC chiếm khoảng 22% chiều dài CSC lúc nghỉ [15].


6

1.1.3.2. Cu trỳc ca a m [14], [16]
* Nhõn nhy:
- Nm trung tõm ca a m, hi lch ra sau (vũng si phớa sau mng
hn phớa trc)

- Nhõn nhy cha Gelatin dng si cú c tớnh a nc
- Nhân nhày giữ vai trò hấp thu chấn động theo trục
thẳng đứng và di chuyển nh 1 viên bi nửa lỏng trong các
động tác gấp, duỗi, nghiêng và xoay của cột sống.
- Nhõn nhy di chuyn theo hng ngc li vi hng vn ng.
* Vũng si:
- Vũng si bao gm si chun rt chc v n hi ngc vo nhau theo kiu
xon c, xp thnh lp ng tõm to thnh ng trũn chu vi ca a m.
- Cỏc lỏ si ngoi vi xp sỏt nhau v thõm nhp vo phn v ca xng
S, cỏc lỏ si trung tõm c xp, lng dn vo quanh nhõn nhy.
- Cỏc lỏ si chy t thõn t sng ny sang S kia [17], [15].
* Mõm sn:
- L hai tm sn, cu to bng hp cht sn Hyaline.
- Mõm sn cú cỏc l nh ging nh l sng cú tỏc dng nuụi dng a m
(theo kiu khuych tỏn) v bo v a m khi b nhim khun t xng ti.
1.1.3.3. Thn kinh v mch mỏu a m [5], [6]
* Thn kinh:
- Nhỏnh tu: a m c cỏc nhỏnh tu phõn b cm giỏc, l nhỏnh
ngn ca dõy thn kinh sng t hch sng. Sau khi tip nhn nhng si giao
cm ca chui hch giao cm cnh sng, tr li chui qua l gian t sng, un
theo cung sau v ng gia nm sau dõy chng dc sau. Ri phõn b cm
giỏc cho dõy chng dc sau, mng cng, v nhng lp ngoi cựng ca vũng


7

sợi (đĩa đệm) bao khớp ĐS, cốt mạc ĐS. Bằng những sợi ly tâm và giao cảm
khi dây này bị kích thích gây ra triệu chứng đau [17].
- Có hai hoặc ba đôi hạch giao cảm cổ: hạch giao cảm cổ trên, hạch giao
cảm cổ giữa và hạch giao cảm cổ ngực .

1.1.3.4. Cấu trúc và sinh hoá của đĩa đệm [5], [6]
- Nước: Người trẻ chiếm 80 - 85% nước, nhân nhày chứa nhiều nước
hơn vòng sợi, tỷ lệ nước giữa nhân nhày và vòng sợi giảm theo tuổi tác.
- Mucopoly sacharid: Là nhóm chất có phân tử cao có 2 loại trung tính
và acid. Chất phân tử cao có khả năng hút nước tạo nên sự căng phồng, tính
đàn hồi và độ nhày của chất cơ bản.
- Chất cơ bản của ĐĐ chủ yếu có glycoprotein và polysacharic.
- Collagen chiếm 50% trọng lượng khô của đĩa đệm.
- Men: Các men được coi như chất xúc tác làm tăng nhanh quá trình
chuyển hoá.
- Các nguyên tố vi lượng
1.1.3.5. Chức năng của đĩa đệm [14],[17],[5]
- Nối các đốt sống: Do đó CS vừa có khả năng trụ vững chắc cho cơ thể
vừa có thể xoay chuyển tất cả các hướng.
- Khả năng biến dạng, tính chịu lực ép của ĐĐ, giúp cho sự vận động
của các ĐS kế cận và toàn bộ CS. Khả năng chuyển trượt của các khớp ĐS
tạo nên một trường vận động nhất định cho cột sống.
- Chống đỡ trọng lượng của đầu và giảm sốc chấn động hay hấp thu một
mức độ đáng kể các chấn động và rung sốc tác động lên não và tuỷ sống.
- Cột sống cổ gồm 7 đốt sống, 5 đĩa đệm và 1 đĩa đệm chuyển đoạn (CVII-DI)
1.1.3.6. Thần kinh và mạch máu đĩa đệm
*Thần kinh:
- Đĩa đệm được phân nhánh tủy phân bố cảm giác, là nhánh ngọn của
dây thần kinh sống từ hạch sống, phân bố cảm giác cho dây chằng dọc sau,


8

màng cứng và những lớp ngoài cùng của vòng sợi (đĩa đệm), bao khớp đốt
sống, cốt mạc ĐS.

- Có hai hoặc ba đôi hạch giao cảm cổ.
1.1.4. Lỗ gian đốt sống
- Lỗ gian đốt ở đoạn CSC tương đối tròn, bờ nhẵn (to đầu từ C II-CV và
nhỏ dần ở CVI và CVII)
1.1.5. Khớp đốt sống
- Khớp đốt sống ở CSC là khớp động, mặt khớp phẳng và nghiêng theo
chiều trước sau một góc 450 cho nên có thể cúi ngữa dễ dàng.
1.1.6. Các dây chằng cột sống cổ [14], [17], [5], [6].
- Các dây chằng đoạn cổ trên có tác dụng hạn chế sự chuyển động để bảo
vệ các thành phần trong ống tuỷ trong các trường hợp chấn thương nặng từ
bên ngoài.
1.1.6.1. Dây chằng ngang [5], [6]
Từ 2 bên của cung trước và cạnh sau của mỏm bên đốt đội I. Dây chằng
đi ngang qua ống sống. Dây chằng ngang cùng với dây chằng cánh có tác dụng
giữ cho mỏm răng khu trú ở phần sau trung tâm của cung trước, chỉ cho phép
đầu và đốt đội xoay 2 bên trong phạm vi 45 0, đảm bảo độ rộng cho buồng chứa
tuỷ cổ đồng thời ngăn chặn sự sai khớp bên của khớp chẩm đội trên khớp trục.
1.1.6.2. Dây chằng cánh [5], [6]
Từ lồi cầu của xương chẩm vào phía trên mỏm răng, giúp mỏm răng khu
trú ở phía sau. Khi tổn thương hạn chế xoay và chuyển động sang bên của
mỏm nha, đầu và đốt đội có thể sai 2 bên.
1.1.6.3. Dây chằng trụ đội [5],[6]
Từ cạnh trong của mỏm bên đốt đội đi xuống gần tới sau bên thân của nó
tác dụng hạn chế xoay của đốt đội trên đốt trục và sự xoay đầu trên đốt đội.
Nếu bị tổn thương hoặc suy yếu dễ làm xoay quá mức sang bên đối diện.


9

1.1.6.4. Dây chằng dọc sau [5], [6]

Từ lỗ chẩm lớn gần tận cùng với xương cũng che phủ phía trước của
thân đốt sống (tới xương chẩm xoà ra gọi là dải mái).
1.1.6.5. Dây chằng vòng [5], [6]
Từ cung sau của đốt đội tới bề mặt trước của bản đốt trục, tác dụng ngăn
chặn sai khớp ra trước của khớp chẩm - đội trên đốt trục.
1.1.6.6. Dây chằng gáy [5], [6]
Là dây chằng liên mỏm gai từ chẩm đỉnh với mỏm gai sau, giúp tăng
cường gia cố cho cạnh sau của cổ.
1.1.7. Các cơ vùng cổ
- Các cơ cổ được phân thành hai nhóm:
+ Các cơ thẳng ngắn và cơ đầu dài
+ Các cơ dài hơn (dãi đầu và cổ) là các cơ xoay đầu chủ yếu nhưng khi
chúng co hai bên sẽ trở thành cơ duỗi. Các cơ dài khác của ngực trên và
xương vai (cơ thang, cơ nâng vai) là các cơ duỗi, xoay và nghiêng bên CSC.
- Như vậy các cơ chủ yếu của cổ đều khu trú trong các cơ duỗi.
1.1.8. Ống sống và các thành phần trong ống sống
1.1.8.1. Ống sống
- Ống sống được hình thành từ thân đốt sống, các cuống và cung sau
đốt sống. Bình thường ống sống cổ có hình ô van, dài 14 cm, đi từ C I – CVII
gồm hai phần ống xương và dây chằng.
- Ống xương được cấu tạo bởi các thân đốt sống, các cuống và cung sau.
1.1.8.2. Tủy sống
Đoạn tủy cổ dài, đường kính trung bình là 12 mm, rộng hơn ở đoạn giữa
(CIV-DI) tạo thành phình cổ. Phình cổ có nhiều tế bào thần kinh cần thiết phân
bố cho chi trên.
Tủy sống có 8 khoanh tủy (CI-CVIII) tách ra 8 đôi rễ thần kinh tủy sống.


10


1.1.9. Mạch máu nuôi dưỡng cho tủy sống
Mạch máu nuôi dưỡng cho tủy cổ được cung cấp bởi 3 hệ thống: Một
động mạch tủy trước và 2 động mạch tủy sau. Các động mạch này được hình
thành từ các động mạch rễ.

Hình 1.5. Động mạch cột sống
1.1.9.1. Động mạch đốt sống
- Động mạch đốt sống chủ yếu cung cấp máu cho tủy cổ.
- Động mạch chia làm hai đoạn:
+ Đoạn sọ ngoài
+ Đoạn trong sọ
- Đường kính trung bình ĐMĐS cổ khoảng 5mm.


11

1.1.9.2. Hệ thống thần kinh giao cảm cổ
Có hai thành phần chủ yếu của hệ thống thần kinh giao cảm ảnh hưởng ở
vùng CSC.
1.1.10. Thần kinh cổ
- Có 8 đôi thần kinh sống cổ (C I đến CVIII) mỗi cặp của chúng được hình
thành do sự kết hợp của các sợi thần kinh vận động phía trước và cảm giác
phía sau.Các sợi này đều xuất phát từ sừng bên chất xám của tủy.
- Các rễ này sau đó hợp lại trong lỗ gian ĐS. Để hình thành thần kinh
sống, hạch ngoại vi rễ lưng.
1.2. CHỨC NĂNG SINH CƠ HỌC – TẦM HOẠT ĐỘNG CỦA CỘT
SỐNG CỔ
1.2.1. Chức năng sinh lý cơ học của cột sống cổ
* Dựa vào chức năng của CSC nên thường được phân chia 2 cột:
- Cột trước: Gồm thân đốt sống, dây chằng dọc trước và đĩa đệm.

- Cột sau: Chứa thần kinh, dây chằng dọc sau, các khớp mỏm đốt sống
và các cơ thẳng của CS.
* Theo đặc điểm sinh cơ học thì CSC được chia làm thành 2 đoạn:
- Đoạn cổ trên (Trục – đội – chẩm)
- Đoạn cổ dưới (CIII- CIV)
1.2.2. Đĩa đệm CSC
- Dây chằng dọc sau: Là vị trí nhận cảm đau, nó được phân bố bởi thần
kinh quặt ngược khoang đốt sống.
- Các rễ thần kinh: là các điểm nhạy cảm đau, những vị trí chính xác và
cơ chế còn chưa làm rõ ràng.
- Màng cứng: Được xem như sự phát sinh của đau, chúng được phân bố
bởi sợi thần kinh khoang ĐS.
- Các cơ ở cổ:


12

+ Đau có thể xảy ra ở màng xương chổ cơ bám vào.
+ Đau có thể xảy ra ở bụng cơ do cơ bị căng cứng gây tăng áp lực bên trong
cơ dẫn tới co cơ đẳng trường.
+ Tâm lý: Sự lo lắng, sự sợ hãi, tình trạng sai tư thế do nghề nghiệp gây
nên co cơ và thiếu máu tại chổ là nguyên nhân gây đau.
1.3. THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ
1.3.1. Định nghĩa
- Bệnh mãn tính, gây đau, biến dạng và hạn chế vận động cổ.
Tổn thương cơ bản là: Thoái hóa cột sống, các gai xương hoặc phối hợp
với những thay đổi phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch, không có biểu
hiện viêm.
Bệnh thường gặp với những người trên 30 tuổi và tăng dần theo tuổi
1.3.2. Nguyên nhân THCSC

1.3.2.1. Các yếu tố thuận lợi
- Yếu tố chấn thương
- Tư thế nghề nghiệp
- Cơ chế nhiễm khuẩn dị ứng.
- Rối loạn nội tiết chuyển hóa
- Dị dạng CSC
- Di truyền
- Bệnh lý tự miễn dịch hiện nay đang được nghiên cứu có thể đây là
nguyên nhân chủ yếu của bệnh THCSC.
1.3.2.2. Cơ chế bệnh sinh
Nhiều Ý kiến cho rằng các yếu tố:
- Tuổi tác và tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài
- Cơ chế gây tổn thương sụn trong THCSC:
- Cơ chế quá trình viêm trong thoái hóa khớp.
- Cơ chế gây đau trong THK:


13

1.3.3. Quá trình tiến triển của THCSC
1.3.3.1. Tiến triển về giải phẩu
Coca (1973) chia hư xương cột sống cổ thành 4 giai đoạn:
* Giai đoạn 1:
- Biến đổi bên trong nhân nhày
- Giai đoạn này khó chẩn đoán
* Giai đoạn 2:
- Giai đoạn không bền vững của CSC, biểu hiện như mất sụn khớp, gây
thoát vị đĩa đệm
- X quang có hình ảnh hẹp khe gian đốt sống, hiện tượng giã trượt ĐS.
Hình ảnh các gai xương.

* Giai đoạn 3: (Vòng sợi bị phá vỡ gây lồi hoặc TVĐĐ):
Có thể chèn ép vào rễ thần kinh cổ, mạch máu tủy cổ.
* Giai đoạn 4: Có nhiều biến đổi về hình thái cột sống.
1.3.3.2. Tiến triển về lâm sàng
Bệnh tiến triển thành từng đợt nặng lên xen kẻ khoảng thời gian hoàn
toàn bình thường.
- Giai đoạn đầu chỉ biểu hiện đau mỏi, hạn chế vận động CSC, cảm
giác nặng đầu vùng vai gáy hoặc chẩm.
- Giai đoạn sau tùy theo vị trí tổn thương có xuất hiện 1 hoặc đầy đủ cả
5 triệu chứng lâm sàng.
1.3.4. Chẩn đoán thoái hóa Cột sống cổ
1.3.4.1. Hội chứng cột sống cổ:
* Đau cột sống cổ:
Đau ê ẩm sau khi ngủ dậy, có khi kèm theo co cứng cơ cạnh cột sống,
kèm theo cứng gáy. Đau từng cơn, tương đối mạnh, đau tăng khi cử động đầu,
hạn chế cử động cổ. Các cử động đôi khi gây nên tiếng động “lục cục” nghe
thấy xa xôi.


14

- Điểm đau: Đau một bên, vị trí rất hằng định, vị trí đau trên da, tương
ứng với vị trí thoát vị
- Hạn chế tầm vận động của CSC: Ở giai đoạn đầu rõ hơn giai đoạn mãn tính.
1.3.4.2. Hội chứng thần kinh cổ
* Rối loạn cảm giác kiểu rễ (Hội chứng cổ - vai- cánh tay)
Đau xuất phát từ CSC lan tới một bên hoặc hai tay nên gọi là: Hội chứng
cổ- vai – Tay, hội chứng rễ trước. Có rối loạn cảm giác.
Giai đoạn đầu biểu hiện phối hợp giữa đau gáy và tư thế sai lệch, dần
dần đau lan dọc dải da và ít thấy các vùng tăng cảm (cảm giác căng ở bàn tay, có

thể tím đầu chi, ra mồ hôi bàn tay...)
Đau cổ - cánh tay do: Các gai xương phát triển từ từ đủ lớn gây chèn ép,
kích thích rễ thần kinh.
* Các triệu chứng rễ:
- Người cao tuổi thì chèn ép bởi các gai xương xuất hiện từ từ.
Đặc trưng đau về đêm, cảm giác kiến bò, tê vùng da tương ứng, có khi
đau nhói, kim châm ở các ngón tay, cẳng tay, cánh tay, vai hoặc giữa xương
bả vai. Hạn chế vận động cổ chủ động và thụ động.
* Bệnh rễ thần kinh cổ cao:
- Đau thần kinh chẩm
- Biểu hiện: Đau vùng cổ đau và vùng chẩm kèm theo tê, dị cảm
thường xuyên hoặc ngắt quảng, đôi khi có chóng mặt.
Hội chứng cổ lưỡi:
Là hậu quả của sự ép rễ bụng C2 với thần kinh chủ yếu là đau cổ, tê vùng
chẩm, dị cảm ở lưỡi khi xoay đầu
1.3.4.3. Hội chứng giao cảm cổ
* Triệu chứng Lâm sàng:
- Đau đầu: Là triệu chứng chính, thường gặp chiếm khoảng 30% THCSC.


15

- Cơ chế: Đau đầu vùng chẩm là do thiếu máu ở động mạch đốt sống
gây nên thiếu máu ở các nhánh của nó.
- Các cơn chóng mặt: 32% THĐSC
- Các rối loạn mắt và nghe, thính giác.
Ù tai khoảng 30% và luôn luôn ở một bên.
- Mờ mắt, giảm thị lực thoáng qua.
1.3.4.4. Hội chứng thực vật – dinh dưỡng do THĐSC
Có các yếu tố sau:

- Đau: ở các điểm đau và các vùng đặc trưng, tăng cảm ở các tổ chức
sâu do tác động cơ học, kích thích các khớp dưới dạng co cứng rối loạn phản
xạ đồng thời xuất hiện rối loạn vận động mạnh và dinh dưỡng thứ phát.
1.3.4.5. Hội chứng tủy do THCSC
Lâm sàng: Đau không có nghĩa trừ khi có kẹt rễ thần kinh ở mức liên
quan. Có thể có cảm giác khó chịu ở cẳng tay, cánh tay, bàn tay, chân hoặc
thân mình. Có thể có rối loạn cảm giác bàn tay, chân.
1.3.5. Cận lâm sàng
* Chụp X quang quy ước:
Các tư thế X quang của CSC bao gồm:
- Tư thế thẳng: Thấy được ảnh từ C III- CVII mấu bán nguyệt, khoang
gian đốt, sườn cổ VVIII, đóng vôi hóa dây chằng nứt đốt sống.
- Tư thế nghiêng: Với tư thế này ta thấy được đường cong sinh lý, thân
ĐS, khớp sống - sống, khoang gian ĐS. Để loại trừ u, viêm và nhận xét các
tổn thương thoái hóa đĩa đệm
- Tư thế chếch: Đánh giá chủ yếu mức độ bệnh lý của lỗ gian đốt sống.
Đôi khi thấy được các phản ứng xương (Chòi xương, mỏm móc) xâm lấn vào
lỗ gian đốt ĐS.


16

* Hình ảnh Xquang thoái hóa CSC
- Mất đường cong sinh lý CSC
- Gai xương thân đốt sống.
- Đặc xương dưới sụn.
- Hẹp lỗ gian đốt.
* Chụp cộng hưởng từ
Hình ảnh Cộng hưởng từ: đĩa đệm có ranh giới rễ, là tổ chức giảm tín
hiệu trên ảnh T2 (do nhiều nước) ảnh cắt dọc. MRI đánh giá mức độ thoát vị

đĩa đệm và các vấn đề khác.
1.3.6. Chẩn đoán
* Chẩn đoán xác định
- Lâm sàng: Có các triệu chứng
- Xquang: Hai tiêu chuẩn Xquang
* Chẩn đoán phân biệt:
- Bệnh lý cột sống cổ.
- Bệnh lý bên ngoài ống sống cổ.
- Bệnh lý trong ống sống cổ
1.4. ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ
1.4.1. Điều trị THCS bằng các phương pháp vật lý trị liệu
Để đáp ứng cho điều trị, nghành Phục hồi chức năng hiện nay đang trên
đà lớn mạnh, đội ngũ bác sĩ, kỷ thuật viên tăng cường cả về số lượng và trình
độ. Bên cạnh đó trang thiết bị cũng được đáp ứng, phục vụ người bệnh và
đem lại kết quả tốt. Đặc biệt các nhóm bệnh cơ, xương khớp- khớp cải thiện
nhiều các triệu chứng lâm sàng.
Vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau tốt, với mục đích chữa trị sâu và duy
trì dinh dưỡng các cơ ở cạnh khớp, điều trị các đau gân, cơ kết hợp. Thường
chi phối mát xa, bài tập, các biện pháp dùng nhiệt lượng [18], [13], [19].


17

1.4.1.1. Hồng ngoại [20], [13], [7]
a. Tác dụng sinh lý của hồng ngoại
- Da gây hiệu ứng nhiệt sinh học gây biểu hiện trương giáng hoá protein,
tăng sinh histamin tại chỗ làm giãn mạch sau đó. Là tăng sinh Melamin (da xạm
hoặc đen) đồng thời lớp sừng hoá phát triển và khi bong da [20], [21].
- Tác dụng trên hệ thần kinh ánh sáng là một nhân tố tác động rất mạnh
đối với hệ thần kinh ảnh hưởng đến mọi hoạt động của cơ thể, sống, tạo ra

"nhịp sinh học". Hồng ngoại làm tăng nhiệt độ da và tổ chức ngưỡng cảm giác
tăng, dẫn truyền cảm giác chậm lại nên giảm đau [22], [21], [23].
- Thay đổi chuyển hoá
- Giãn cơ làm giảm trương lực cơ, có tác dụng giảm đau.
1.4.1.2. Parafin
a. Một số đặc tính của Parafin [20]
- Parafin là một hỗn hợp nhiều hydrocacbua từ dầu hỏa
- Parafin dùng trong y học là loại trung tính, màu trắng, không gây tác
dụng hóa học.
- Parafin có nhiệt dung cao, khi đun chảy 1 g paraphin 0,7 calo để tăng 1
độ c, 1 g paraphin muốn chuyển thể lỏng ở nhiệt độ nóng chảy (52-53 0c) cần
khoảng 39 calo. Khi đắp Parafin ở nhiệt độ 52 0c lên da paraphin lạnh dần tới
40c, xảy ra hiện tượng truyền nhiệt từ Parafin vào da: 1g Paraphin cung cấp
cho cơ thể: (52-40) x 0.7 = 5.6 0 C. Cộng với 390C (Nhiệt độ Paraphin từ đông
sang cứng), tổng cộng là 44,60 C và sau khi nguội không còn tác dụng là 34 0 C
thì 1g nước chỉ cung cấp cho cơ thể 80C.
1.4.1.3. Điện xung
a. Định nghĩa:
Điện xung là dòng điện cho nhiều xung điện liên tiếp tạo nên, xung điện
là dòng chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn, xen kẽ, các xung gọi
là khoảng nghỉ hoàn toàn không có dòng điện [20], [23].


18

b. Tác dụng sinh lý:
Khi một dòng điện xung tác động vào tổ chức của cơ thể thì các
Receptor cảm thụ nằm trong da, cơ và tổ chức có dòng điện xoay chiều chạy
qua sẽ được hưng phấn và dẫn đến các đáp ứng phản xạ tiếp theo như giãn
mạch, tăng tuần hoàn, dinh dưỡng, chuyển hóa... của tổ chức [20], [23], [7].

Sự thay đổi đột ngột cường độ của các xung điện sẽ dẫn tới những co rút
không theo ý muốn, kèm theo sự co rút là sự tăng cường các phản ứng oxy
hoá - khử và tiêu thụ glycogen [20], [23], [7].
Đối với tổ chức thần kinh, sau sự hưng phấn ban đầu, nếu tác dụng dòng
điện tiếp tục kéo dài thì cơ sẽ phản ứng lại bằng cách giảm hưng phấn, thậm
chí đi đến ức chế dẫn truyền xung động từ ngoại vi vào trung ương, làm cho
da mất cảm giác (tác dụng hưng phấn hay ức chế phụ thuộc vào: cường độ,
tần số - thời gian tác dụng của xung [21], [23]. Tác dụng của dòng điện xung
đươc biểu hiện bằng những hiện tượng sau:
* Tăng cường tuần hoàn máu: Một phần do dòng điện kích thích trực
tiếp trên các cảm thụ thể của mạch máu, mặt khác kết quả gián tiếp của hiện
tượng co cơ, dẫn tới phản ứng xung huyết mạnh tại chỗ [22], [20], [21].
* Tăng cường chuyển hoá: không phải chỉ tại chỗ, mà nếu điện cực
được đặt đúng chỗ, nó sẽ ảnh hưởng rất mạnh tới hệ thống thần kinh thực vật
theo phân vùng tiết đoạn và thông qua đó có thể tác dụng cải thiện, điều trị
cho cả một vùng rộng [14], [22], [20].
- Thần kinh kích thích hưng phấn các cơ quan cảm thụ da, ức chế dẫn
truyền cảm giác đau, ức chế trung tâm cảm giác [24], [22], [21].
+ Giảm viêm: Do tăng tuần hoàn, tăng chuyển hoá, tăng thực bào tại chỗ,
tăng thải trừ, giảm phù nề [21],[23].
+ Tăng trương lực cơ và kích thích phục hồi liệt cơ [1].


19

+ Giảm đau: Tăng tuần hoàn, tăng chuyển hoá, giảm phù nề, ức chế dẫn
truyền cảm giác đau [20], [21], [1].
* Cơ chế chống đau của dòng điện xung [20], [13]
- Thuyết về chống kiểm soát của Melzale V Wall: Thuyết được coi là cơ chế
hàng đầu của giảm đau bằng cách kích điện, kích thích các sợi thần kinh dây có bao

myclin sẽ gây ức chế thần kinh ở mức tuỷ sống, ức chế này sẽ ngăn cản các sợi
mảnh không có myelin, nên cắt đứt dẫn truyền đau về não [14], [24], [20], [21].
- Thuyết về sự phóng thích Endophin của Sjolund và Erickson: Khi
kích thích dòng điện xung BURST - TENS. Hệ thần kinh trung ương có thể
phóng thích Endophin là chất giảm đau và kích thích tuỷ sống phóng thích tại
chỗ chất Morphin [22], [20], [21].
- Thuyết về ngừng trệ theo Sto và Schmuclt: Sau kích thích của hệ thần
kinh giao cảm các sợi thần kinh nhóm II và III sẽ hạn chế quá mức của hệ
thần kinh giao cảm [20], [21].
- Một số thuyết khác: Kích thích chọn lọc các sợi thần kinh nhóm II,
III để ức chế đau, nhóm I (A) để kích thích vận động. Howson (1978) thời
gian xung rất ngắn kích thích các sợi nhóm II, III và A, kích thích cảm giác
và vận động mà không gây kích thích sợi thần kinh mảnh không có Myelin
(gây đau) [24], [25].
- Dòng BURST - TENS tần số thấp 2Hz.
- Dòng 2 - 5 thích hợp cho kích thích chọn lọc các sợi thần kinh dày nên
có tác dụng chống đau nhanh và kéo dài nên có tác dụng "đặc biệt là giảm
đau" [20], [21].
1.4.1.4. Kéo giãn cột sống
Cơ chế: Tác dụng kéo giãn cột cống cổ [26], [13]
a. Tác dụng vi thể:
Cấu trúc của đĩa đệm là vô mạch, dinh dưỡng và quá trình trao đổi chất
của đĩa đệm theo cơ chế thẩm thấu (áp lực).


20

Dưới tác dụng của kéo giãn cột sống, áp lực trong khoang gian đốt giảm
xuống.
b. Tác dụng cơ học:[20], [13], [19]

- Kéo giãn cột sống là phương pháp làm giãn cơ tích cực, nó tác động
vào nhiều điểm khác nhau của đoạn vận động CS làm chuỗi CS, các khoang
gian đốt giãn rộng, áp lực trong khoang gian đốt sống sẽ được giảm xuống,
kết quả là giảm sự chèn ép lên các tổ chức trong lỗ gian đốt sống (rễ thần
kinh, mạch máu...) [20], [12].
- Kéo giãn CS làm tăng tính linh hoạt của cột sống, giải phóng sự khoá
cứng của các khớp nhỏ đốt sống.
c. Tác dụng lâm sàng:[20], [13]
- Giảm đau do làm giãn cơ và dây chằng, giảm áp lực nội đĩa đệm, giải
phóng sự chèn ép rễ thần kinh, tăng nuôi dưỡng cục bộ.
- Tăng tầm vận động CSC bị hạn chế, khôi phục lại hình dáng giải phẫu
bình thường của cột sống cổ
- Tạo điều kiện thuận lợi cho đĩa đệm mới bị thoát vị ở mức độ nhẹ và
vừa có khả năng trở về vị trí cũ.
1.4.1.5. Xoa bóp - các bài tập cột sống cổ [20], [13], [7]
a. Tác dụng sinh lý của xoa bóp và bài tập CSC
Xoa bóp trước hết tác động lên da, tổ chức dưới da, đến cơ vân các mạch
máu, thần kinh, hệ thống xương và khớp tại chỗ, rồi từ đó qua cơ chế phản xạ
thần kinh thể dịch ảnh hưởng đến các tạng và toàn bộ cơ thể [20], [23].
* Đối với hệ thần kinh: [20], [13], [7]
Da có một mạng lưới dày đặc các tận cùng thần kinh, da là một cơ quan
cảm thụ khổng lồ. Các kích thích từ cơ quan cảm thụ truyền về trung ương và
vỏ não rồi từ trung ương có sự phân tích và đáp ứng.
Xoa bóp trực tiếp lên các dây thần kinh hoặc đám rối


21

Xoa bóp trên các vùng phản xạ thần kinh thực vật (cạnh cột sống gây
ảnh hưởng đến hoạt động của nội tạng, ứng dụng này để xoa bóp vùng cổ, vai,

lưng chữa các bệnh nội tạng, giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép [20], [23].
* Đối với tuần hoàn và bạch huyết: [20], [13]
Da và cơ có mạng lưới mao mạch dày đạc (23000 mao mạch/ 1mm2
ngang cơ vân) xoa bóp là phương pháp tăng dinh dưỡng tổ chức.
Là hình thức oxy liệu pháp đối với tổ chức, xoa bóp làm tăng lưu thông
tĩnh mạch và bạch huyết nên ảnh hưởng đến hoạt động của tim.
Xoa bóp gây giãn mạch giúp chống phù nề tổ chức kết quả là giảm đau
do co mạch và chèn ép do phù nề.
* Đối với hệ vận động cơ - xương - khớp: [20], [60]
- Đối với cơ vân xoa bóp có tác dụng: Tăng tính đàn hồi, phát triển khối
lượng, phòng chống teo cơ, tăng sức cơ.
- Làm tăng khả năng hoạt động và giúp khắc phục nhanh hiện tượng mệt
mỏi thần kinh cơ. Sau vận động thể lực.
- Đối với xương - khớp:
Kích thích quá trình liền xương nhanh, giảm đau, giảm phù nề, rút ngắn
thời gian hấp thụ các chất tiết, hạn chế quá trình thoái hoá xương - khớp phá
vỡ giảm áp lực đĩa đệm.
- Hồi phục lại lực cân bằng của hệ thống dây chằng và cơ.
* Đối với chuyển hoá [20], [13], [7]
Xoa bóp đối với quá trình chuyển hoá: Tăng quá trình oxy hoá khử tăng
bài tiết nước tiểu, tăng bài tiết acid uric nước tiểu... Tăng số lượng hồng cầu,
tăng tỷ lệ huyết sắc tố, kích thích thải trừ nhanh. Acid lactic từ tổ chức cơ vào
hệ thống tuần hoàn chống mệt mỏi thần kinh - cơ.


22

* Đối với da và tổ chức dưới da
- Da là cơ quan nối liền cơ thể với ngoại cảnh. Da có nhiều chức năng rất
quan trọng: thụ cảm, bảo vệ, điều hoà thân nhiệt, bài tiết, hô hấp, tuần hoàn

máu, bạch huyết dự trữ mỡ.
- Dưới tác dụng của xoa bóp tổ chức dưới da xuất hiện Histamin và
Acetylcholin gây giãn các tiểu động mạch, mao mạch.
- Giữ tính đàn hồi của da, kích thích chức năng miễn dịch không chuyên biệt.
- Điều hoà chức năng bài tiết mồ hôi và tuyến nhờn.
- Tăng lưu thông máu, bạch huyết, tăng cường dinh dưỡng tổ chức da.
- Ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá, tiêu mỡ thừa.
1.4.2. Điều trị nội khoa
1.4.2.1. Điều trị nguyên nhân (Thuốc chống thoái hóa khớp)
* Thuốc Glucosamine sulfate
- Liều lượng: 1-1,5 g/ngày, 1-2 tháng hoặc kéo dài thời gian điều
1.4.2.2. Thuốc điều trị triệu chứng (Tác dụng nhanh)
* Thuốc chống viêm không steroid
Thuốc: Voltaren- 50mg x 2 viên /ngày chia 2 lần.
Có thể thay thế các thuốc chống viên không steroid, thuốc ức chế chọn
lọc cox 2. Hạn chế tác dụng không mong muốn của thuốc tới đường tiêu hóa.
Các thuốc giảm đau:
- Thuốc được điều trị giảm đau cho những trường hợp bị thoái hóa, các
loại thuốc này ít ảnh hưởng tới dạ dày.
- Thuốc: Efferalgan Codeine 500g x 2 viên /ngày
* Thuốc giãn cơ:
Thuốc: Myonal 50 mg
1.4.3. Điều trị THĐSC bằng các phương pháp Vật Lý trị Liệu
+ Nhiệt nóng (Hồng ngoại, Parafin)


23

+ Điện xung
+ Siêu âm

+ Kéo giãn cột sống
+ Xoa bóp - các bài tập cột sống cổ
+ Vận động trị liệu
1.4.4. Điều trị ngoại khoa
Trong trường hợp THCSC gây thoát vị đĩa đệm, điều trị nội khoa
không đỡ
1.4.5. Điều trị dự phòng
- Tư vấn, giáo dục, điều chỉnh, duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý.
- Thường xuyên luyện tập tốt thể dục thể thao.
- Phát hiện và sửa chữa sớm các dị dạng xương khớp và cột sống
- Điều trị và phòng ngừa cho trẻ.
- Tránh với để lấy đồ vật trên cao.
1.5. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG – THOÁI
HÓA CỘT SỐNG CỔ
1.5.1. Trên thế giới
Thoái hoá cột sống cổ là bệnh thường gặp với các biểu hiện đau vùng cổ
gáy cấp tính hoặc mạn tính, hạn chế vận động CSC, chóng mặt, ù tai, nhức
đầu, tê vùng bả vai, cánh tay, cẳng tay, bàn và ngón tay...
Trong đó đau do THCSC là triệu chứng chủ yếu, thường xuyên và nổi bật
nhất. Vị trí đau tuỳ vào mức độ, vị trí tổn thương, như đau ở cột sống cổ, đau ở
vùng chẩm, đau ở vùng trước tim, ở khớp vai hoặc khó xác định được vị trí đau.
Đau đã được phát hiện từ rất lâu trước khi phát hiện ra tia Roentgen.
Năm 1872 Dublay mô tả đau quanh khớp vài lần đầu tiên so THCSC
những tổ chức quanh khớp lại viêm vô khuẩn, đau từ gáy lan đến xung quanh
khớp vai, đau âm ỉ về ban đêm.


24

Năm 1935, H. Naffziger đã mô tả hội chứng cơ bậc thang do chèn ép vào

đám rối thần kinh cánh tay, đau như kim châm dọc mặt trong cánh tay lan đến
ngón 4,5.
Đến Sahlgrem (1944), Inman và Saunders (1947) đã chứng minh được
sự lan rộng của đau kèm theo sự kích thích của màng xương và các dây
chằng do nguyên nhân đầu tiên là hủy xương sụn CSC.
Năm 1950, Clarke và Robinson nghiên cứu các triệu chứng chèn ép tuỷ,
các biến đổi về mạch máu và thoái hoá đi kèm.
Năm 1954. Feistein Etal chỉ ra rằng đau rễ ở cổ nhiều khi rất khó phân biệt
với đau nguyên nhân từ dây chằng cột sống cổ, cơ cạnh sống cổ và khớp vai.
Đau đầu vùng chẩm theo Deffy và Jacobs (1958) là do thiếu máu ở động
mạch đột sống gây thiếu máu ở các nhánh của nó, trong đó có nhánh cung cấp
máu cho vùng màng não hố sọ sau. Màng não bị thiếu máu gây kích thích
recepter của dây X và nhánh V1.
Năm 1964 Vereshchagin nhận thấy trong tổn thương động mạch đột sống
thì 65% là tổn thương ở phần ngoài sọ.
Năm 1980, bệnh lý rễ - tuỷ của cột sống cổ được xác định là do lắng
đọng các tinh thể calcium pyrophosphate ở dây chăng vàng.
1.5.2. Trong nước
Thoái hoá cốt sống cổ có thể gặp ở mọi chủng tộc, dân tộc, điều kiện địa
lý, khí hậu, kinh tế, nam và nữ không khác nhau tuổi càng tăng tỷ lệ bệnh
càng tăng…Đây là bệnh rất phổ biến, là tổn thương hay gặp nhất của cột sống
cổ và đứng thứ hai sau thoái hoá cột sống thắt lưng trong bệnh lý thoái hoá
cột sống [3].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Nghiên [7], số bệnh nhân đau cột
sống do tắc nghẽn có thoái hoá chiếm 16,83%.


25

Trần Ngọc Ân [3], đã tổng kết tại khoa cơ xương khớp của bệnh viện

Bạch Mai Hà Nội trong 10 năm thấy các bệnh về thoái hóa chiếm 10.41%,
trong đó 2/3 thoái hoá cột sống. Trong đó THCSC chiếm 14%.
Ngoài ra cũng có nhiều công trình nghiên cứu về thoái hoá cột sống
cổ. Năm 2003, Phạm Kim Toàn và Hà Hoàng Kiệm [27]: nghiên cứu triệu
chứng lâm sàng hình ảnh Xquang và kết quả điều trị THCS bằng phương
pháp kéo giãn.
Năm 2006, Lưu Thị Hợp [28] khảo sát điều trị THCSC bằng phương
pháp châm cứu kết hợp kéo giãn cột sống cổ.
Năm 2006, tại bệnh viện Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Yên Bái, Trần Quang
Hảo [26] đã điều trị hội chứng cổ vai tay do THCSC bằng phương pháp kéo
giãn cột sống cổ kết hợp điện châm.
Năm 2006, Trần Nguyễn Phương [29]: đánh giá điều trị bệnh nhân
THCSC bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy Eltrac 471...
Năm 2008, Nguyễn Thị Thắm [30], đánh giá hiệu quả điều trị đau cổ - vai
gáy trong THCSC bằng một số phương pháp VLTL kết hợp vận động trị liệu.
Năm 2010, Dương Văn Thành [31], Đánh giá hiệu quả điều trị phục hồi
chức năng thoái hóa cột sống cổ bằng vật lý trị liệu kết hợp với vận động trị liệu.
Năm 2010, Đặng Thị Minh Thu [32], Đánh giá điều trị thoái hóa cột
sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy TM 300 tại bệnh
viện điều dưỡng và Phục hồi chức năng Thái nguyên.
Năm 2014, Mai Trung Dũng [33], Đánh giá kết quả điều trị kết hợp tập
con lăn Doctor100 trên bệnh nhân hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột
sống cổ.
Năm 2016, Nguyễn Hoài Linh[34], Đánh giá tác dụng điều trị của bài
thuốc “ quyền tý thang “ kết hợp liệu pháp kinh cân trên bệnh nhân đau vai
gáy do thoái hóa cột sống cổ.


×