1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bộ răng là một phần rất quan trọng góp về chức năng và cả về thẩm mỹ.
Một hàm răng tốt không những giúp cho quá trình ăn nhai đảm bảo sức khỏe
mà còn góp phần tạo nên vẽ đẹp của nụ cười và toàn bộ khuôn mặt. Để có được
một bộ răng đẹp, một nụ cười thẩm mỹ, hàm răng cần được chăm sóc thật tốt
ngay từ giai đoạn răng sữa cũng như khi răng vĩnh viễn đầu tiên mọc lên.
Giai đoạn chuyển từ hàm răng sữa sang hằm răng hỗn hợp là giai đoạn
hết sức quan trọng của trẻ. Ở 7 tuổi, trẻ mọc những răng vĩnh viễn đầu tiên, do
đó có những thay đổi về chức năng của bộ răng và tâm sinh lí. Vào thời điểm
này, chúng ta cũng có thể đánh giá sớm mối tương quan giữa răng và xương theo
ba chiều không gian (trước sau, chiều rộng và chiều cao). Răng cửa bắt đầu mọc
và những sai lệch như chen chúc, răng xoay, cắn sâu và cắn hở, một vài thói
quen xấu và sự bất cân xứng hàm mặt có thể phát hiện được [1],[2].
Trong quá trình mọc và thay răng này, có những thay đổi rất phức tạp về
khớp cắn và kích thước cung răng. Trong một nghiên cứu dọc trên 386 trẻ,
Lillemor Dimberg nhân thấy tỉ lệ sai khớp cắn giảm từ 70% ở 3 tuổi xuống
còn 50% ở 7 tuổi nhờ những sửa chữa tự nhiên [3], sai khớp cắn ở 7 tuổi theo
Kumar chỉ 26% và lớn hơn ở những trẻ lớn hơn [4]. Tuy nhiên trong các
nghiên cứu dịch tễ học với cỡ mẫu lớn hơn thì tỉ lệ sai khớp cắn cao hơn.
Birgit Thilander nghiên cứu trên trẻ em lứa tuổi 5 đến 17 tuổi thì 88% trẻ có
sai khớp cắn từ nhẹ đến nặng [5]. Ở Việt Nam, tỉ lệ này ở trẻ 12 tuổi theo
Hoàng Thị Bạch Dương là 91% [6].
Phát hiện những sai lệch ở độ tuổi này giúp chúng ta có một số can thiệp
đúng lúc như can thiệp vào sự phát triển của xương hàm, cân bằng chiều rộng
của cung răng, cai thiện xu hướng mọc răng, sửa chữa những thói quen xấu,
cải thiện thẫm mĩ và sự tự tin, giảm thiểu thời gian điều trị sau này.
2
Việt Nam là một nước gồm nhiều dân tộc, với các đặc điểm văn hóa,
kinh tế xã hội khác nhau. Trong đó dân tộc Thái có dân số đông thứ ba cả
nước sau dân tộc Mường và Kinh, họ sống chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía
bắc, đặc biệt là Sơn La. Người Thái chủ yếu sinh sống bằng nông nghiệp, đời
sống kinh tế xã hội và đặc điểm nhân chủng học khác với người Kinh và các
dân tộc khác.
Ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu về đặc điểm khớp cắn và kích thước
cung răng ở các lứa tuổi nhưng chưa có nghiên cứu nào ở lứa tuổi 7 tuổi, là lứa
tuổi cần các quan tâm đặc biệt đến các sai lệch răng miệng, và chưa có nghiên
cứu nào trên đối tượng là dân tộc Thái. Do đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Thực trạng khớp cắn ở một nhóm học sinh 7 tuổi dân tộc Thái tại Tỉnh Sơn
La năm 2017 - 2018” với mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng khớp cắn và mức độ chen chúc vùng cửa ở một nhóm
học sinh 7 tuổi dân tộc Thái tại tỉnh Sơn La năm 2017 - 2018.
2. Xác định một số kích thước cung răng của từng loại khớp cắn ở nhóm đối
tượng trên.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Sự hình thành và phát triển bộ răng
Từ khi sinh ra cho tới khi trưởng thành, bộ răng người trải qua bốn giai
đoạn hình thành, phát triển và biến đổi như sau [7],[8]:
- Giai đoạn 1, giai đoạn thành lập bộ răng sữa: Từ khi sinh ra cho đến khi
mọc đầy đủ các răng sữa, thường diễn ra từ lúc sinh đến 2,5 tuổi.
- Giai đoạn 2, giai đoạn cung răng sữa ổn định: Từ khi mọc đầy đủ hàm
răng sữa đến khi mọc RHL 1, thường từ 2,5 tuổi đến 6 tuổi.
- Giai đoạn 3, giai đoạn bộ răng hỗn hợp: từ khi mọc RHL1 đến khi thay
chiếc răng sữa cuối cùng, thường từ 6 tuổi đến 12 tuổi. Giai đoạn này có thể
chia ra chia ra làm ba giai đoạn:
o Giai đoạn chuyển tiếp thứ nhất: có sự mọc của RHL1 và sự thay thế
của các răng cửa vĩnh viễn. Giai đoạn này thường trong một hoặc hai năm đầu
6 đến 7 tuổi.
o Giai đoạn trung gian: thường không có thay đổi đáng kể nào diễn ra, từ 8
đến 10 tuổi.
o Giai đoạn chuyển tiếp thứ hai: sự thay của răng nanh và các răng hàm
sữa, từ 10 đến 12 tuổi.
- Giai đoạn 4, giai đoạn bộ răng vĩnh viễn: từ khi mọc RHL vĩnh viễn thứ
hai và sau đó, thường diễn ra sau 12 tuổi.
Thời gian mọc và trình tự mọc của răng vĩnh viễn [9].
Trình tự mọc răng vĩnh viễn
Hàm trên: 6-1-2-4-3-5-7-8 và 6-1-2-4-5-3-7-8
Hàm dưới: (6-1)-2-3-4-5-7-8 và (6-1)-2-4-3-5-7-8
4
Bảng 1.1. Thời gian mọc răng vĩnh viễn [8]
Răng số
Hàm trên
(tuổi)
Hàm dưới
(tuổi)
1
2
3
4
5
6
7
8
7-8
8-9
11-12
10-11
10-12
6-7
12-13
17-21
6-7
7-8
9-10
10-12
11-12
6-7
12-13
17-21
1.2. Sự phát triển khớp cắn của giai đoạn chuyển tiếp thứ nhất
1.2.1. Sự mọc răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất
Ở giai đoạn trẻ 3 tuổi, khớp cắn của 20 răng sữa đã được thành lập.
Tương quan để đánh giá khớp cắn là tương quan bình diện phía xa của răng
hàm sữa thứ hai, được chia thành 3 dạng [1],[10].
- Tương quan bước gần: mặt xa RHS thứ hai HD ở phía gần so với mặt
xa của RHS thứ hai HT. Xảy ra trong 14% trường hợp, khi kích thước theo
chiều gần – xa RHS thứ hai HD bằng RHS thứ hai HT.
- Tương quan phẳng: mặt xa của RHS thứ hai HT và HD nằm trên cùng
một mặt phẳng theo chiều đứng. Xảy ra trong 37% trường hợp.
- Tương quan bước xa: mặt xa của RHS thứ hai HD ở phía xa so với mặt
xa của RHS thứ hai HT. Xảy ra trong 49% trường hợp.
Giữa 6 đến 7 tuổi, RHL1 sẽ xuất hiện trong miệng. Đây là lần đầu tiên
trong ba lần tăng cắn hở (theo Schwarz ba giai đoạn tăng tầm cắn sinh lí là khi
mọc răng vĩnh viễn thứ nhất lúc 6 tuổi, mọc răng vĩnh viễn thứ hai lúc 12 tuổi và
mọc RHL thứ ba lúc 18 tuổi). Khi RHL1 hàm trên và hàm dưới mọc, mô lợi phủ
trên chúng tạo tiếp xúc sớm. Nhận cảm trong cơ thể đáp ứng bằng cách ngăn cho
hai hàm cắn lại, mở cắn tự nhiên tạo khoảng cho răng hàm mọc, làm giảm cắn
sâu ở răng sữa [7].
5
Hình 1.1: Tương quan răng hàm sữa thứ hai [7]
Răng hàm thứ nhất hàm trên và hàm dưới có những hướng mọc khác
nhau. Nụ răng hàm hàm dưới nghiêng gần và nghiêng lưỡi. Vị trí này cần
thiết cho sự phát triển của đường cong cành ngang và xương ổ răng. Do đó,
răng hàm hàm dưới sẽ mọc nghiêng gần và nghiêng trong. Nụ răng hàm hàm
trên nghiêng xa và nghiêng má, do đó chúng mọc lệch xa và lệch má. Ở bệnh
nhân có khoảng trống ở các răng sữa và tương quan răng hàm sữa theo bậc
thẳng, khi các răng hàm vĩnh viễn thứ nhất mọc chúng làm đóng khoảng ở
phía xa răng nanh. Tương quan bậc thẳng thành bậc xa, cho phép tương quan
RHL1 thành loại I. Đó gọi là sự di gần sớm [1],[2],[8].
Hình 1.2: Sự di gần sớm [1]
6
1.2.2. Sự mọc của các răng cửa
Theo sau sự mọc các răng hàm vĩnh viễn thứ nhất, các răng cửa sữa rụng
đi và tạo thành đường cho các răng thay thế mọc lên để chạm khớp với hàm
đối diện. Thường thì, các răng cửa giữa hàm dưới mọc trước, sau đó đến răng
cửa giữa hàm trên. Các răng cửa hàm dưới thường mọc về phía lưỡi so với
răng sữa, sau đó di chuyển ra phía trước dưới tác động của lưỡi [11].
Răng cửa hàm trên thường xuất hiện như một khối phồng ngách tiền
đình hàm trên phía trên răng sữa trước khi chúng mọc. Một yếu tố quan trọng
quyết định sự mọc bình thường hay không bình thường của các răng thay thế
này là khoảng trống có sẵn của các răng sữa và khoảng thêm vào do phát triển
so với chiều rộng của răng thay thế.
Thời kì giữa 7 đến 8 tuổi được xem là thời kì phát triển răng. Liệu có đủ
khoảng hay không phải được đánh giá thường xuyên bởi các nha sĩ.
Sự khác biệt về khoảng cần có cho răng cửa vĩnh viễn và khoảng sẵn có
được gọi là khoảng bù răng cửa (incisors liability). Khoảng bù răng cửa được
mô tả bởi Warren Mayne vào năm 1969. Khoảng bù thuận lợi khi hàm răng
sữa mở (có nhiều khoảng trống), và không thuận lợi khi hàm răng sữa đóng.
Khoảng này khoảng 7,6mm ở cung hàm trên và 6mm ở cung hàm dưới. Sự
chệnh lệch kích thước này được bù trừ bởi ba cơ chế [1],[12].
- Tăng khoảng liên răng nanh: trong suốt thời gian mọc răng cửa, khoảng
liên răng nanh được tăng lên đáng kể, khoảng 3-4mm.
- Khoảng trống giữa các răng: khoảng trống đã có trên cung răng ở hàm
răng sữa giúp làm đều răng cửa. Khoảng này thường ở phía gần răng nanh
hàm trên.
- Các răng cửa nghiêng phía môi: các răng cửa sữa mọc theo hướng
thẳng đứng. Răng vĩnh viễn thay thế chúng thường nghiêng về phía môi
7
Hình 1.3: (A) răng vĩnh viễn hàm trên mọc về phía môi so với răng sữa [1]
(B) so sánh vị trí răng vĩnh viễn và răng sữa
Hình 1.4: Mẫu hàm của bệnh nhân 7 tuổi. Quan sát thấy sự mọc lộn xộn của
răng cửa hàm dưới [1]
Xu hướng khớp cắn lí tưởng:
Khái niệm phát triển khớp cắn lí tưởng được mô tả bởi Friel và Lewis, ông
chỉ ra rằng, trong một lượng lớn các trường hợp, khớp cắn lí tường ở tuổi trẻ có
thể đưa đến khớp cắn lí tưởng ở người trưởng thành. Sự khác biệt lớn nhất ở
khớp cắn trẻ em và người lớn là sự hiện diện của các răng. 7 tuổi, các răng cửa
giữa hay các răng cửa bên sữa đã được thay hay đang trong quá trình thay và
răng hàm vĩnh viễn thứ nhất đã mọc. Trên cung răng còn các răng nanh và răng
hàm sữa thứ nhất và thứ hai. Ở tuổi này, những đặc điểm của khớp cắn lí tưởng
bao gồm [3],[11]:
8
- Tương quan răng hàm và răng nanh sữa loại I.
- Cắn chùm 2mm.
- Cắn hở 2mm.
- Không lệch lạc đường giữa.
1.3. Các phân loại sai khớp cắn
1.3.1. Phân loại sai khớp cắn theo Angle
Khớp cắn bình thường.
Đỉnh núm ngoài gần của RHL1 HT khớp với rãnh ngoài gần của RHL1
HD. Các răng sắp xếp đều đặn theo đường cắn khớp, là một đường cong đối
xứng, đều đặn và liên tục. Khi hai hàm cắn khít với nhau, đường cắn khớp
HT và HD trùng khớp nhau [10],[13].
HT
HD
(A)
(B)
Hình 1.5: Đường cắn khớp (A); Khớp cắn bình thường (B) [10]
Khớp cắn sai loại I.
Tương quan khớp cắn vùng RHL1 bình thường nhưng đường khớp cắn
không đúng do răng mọc không đúng vị trí, xoay hoặc nguyên nhân khác [10].
Khớp cắn sai loại II.
9
- Đỉnh múi ngoài gần RHL1 HT nằm ở phía gần so với rãnh ngoài gần
RHL1 HD. Quan hệ của các răng khác với đường cắn là không định rõ. Loại
này có hai tiểu loại:
Hình 1.6: Sai khớp cắn loại I
Hình 1.7: Sai khớp cắn loại II tiểu loại 1[1]
[1]
- Tiểu loại 1: Cung răng hàm trên hẹp, hình chữ V, nhô ra trước với răng
cửa trên nghiêng về phía môi (vẩu), độ cắn chìa tăng, môi dưới thường chạm
mặt trong răng cửa trên
- Tiểu loại 2: Các răng cửa giữa hàm trên nghiêng vào trong nhiều trong
khi các răng cửa bên hàm trên nghiêng ra phía ngoài khỏi răng cửa giữa, độ
cắn phủ tăng, cung răng hàm trên ở răng nanh thường rộng hơn bình thường.
Khớp cắn loại II tiểu loại 2 thường là do di truyền.
10
Hình 1.8: Sai khớp cắn loại II, tiểu loại 2 [1]
Khớp cắn sai loại III.
Đỉnh núm ngoài gần RHL1 HT nằm ở phía xa so với rãnh ngoài gần RHL1
HD. Quan hệ của các răng khác với đường cắn là không định [10],[13].
Hình 1.9: Sai khớp cắn loại III [1]
Ưu điểm của hệ thống phân loại theo Angle [1]
- Đơn giản, dễ nhớ và dễ sử dụng trên lâm sàng.
- Phổ biến nhất trong các phân loại.
11
- Dễ để trao đổi giữa các bác sĩ.
- Được sử dụng rộng rãi trong nhiều mục đích.
Điểm hạn chế của phân loại [1].
- Không nhận ra được sự thiếu ổn định của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất
hàm trên (răng hàm sữa thứ hai bị nhổ sớm sẽ làm răng hàm lớn thứ nhất di gần).
- Không thể phân loại được trong những trường hợp thiếu răng hàm lớn thứ
nhất hoặc trên bộ răng sữa.
- Sai khớp cắn chỉ được đánh giá theo chiều trước sau, không đánh giá
được theo chiều đứng và chiều ngang.
- Các trường hợp sai lệch vị trí của từng răng không được tính đến.
- Không phân biệt được sai khớp cắn do xương, do răng và không đề cập
đến nguyên nhân của sai lạc khớp cắn.
1.3.2. Phân loại khớp cắn theo Dewey’s
Martin Dewey bổ sung cho phân loại khớp cắn của Angle, ông chia khớp cắn
loại I và loại III theo Angle thành các dưới type khác nhau. Trong đó loại I chia
thành 5 dưới type, loại III thành 3 dưới type và loại II không thay đổi [1],[14].
Loại I.
1. Chen chúc vùng răng cửa hàm trên. Răng nanh có thể nghiêng xa,
nghiêng về phía môi,hoặc nghiêng phía lưỡi.
2. Các răng cửa hàm trên nghiêng phía môi.
3. Các răng cửa hàm trên nghiêng lưỡi, đổ về phía răng cửa hàm dưới.
Loại này có thể bị nhâm với loại III của Angle.
4. Răng hàm lệch má hay lệch lưỡi nhưng răng cửa và răng nanh được
sắp thẳng và cung răng và thân xương hàm dưới ở vị trí bình thường.
5. Răng hàm lệch xa do sự mất răng sớm của răng phía trước răng hàm.
Phần còn lại của cung răng có vị trí bình thường.
Loại III. Dewey cũng thêm vào những tiêu chuẩn sau để phân loại
khớp cắn loại III.
1. Hình thể cung răng tốt và các răng đều đặn khi xem xét riêng biệt các
cung với nhau. Có cắn đối đầu khi nỗ lực đưa hàm dưới về sau. Điều đó có
12
nghĩa là trong các trường hợp này cung răng hàm dưới bị đưa ra trước so với
thân xương hàm.
2. Chen chúc vùng răng cửa hàm dưới và có tương quan mặt lưỡi so với
cung răng hàm trên.
3. Xương hàm trên kém phát triển. Chen chúc răng cửa hàm trên. Cung
răng hàm dưới phát triển quá mức và răng hàm dưới được sắp xếp đều đặn.
1.3.3. Phân loại theo viện tiêu chuẩn Anh (BSI)
Bên cạnh phân loại lệch lạc khớp cắn kinh điển của Angle, năm 1983,
Bristish Standard Institude (Viện tiêu chuẩn Anh) đưa ra phân loại lệch lạc
khớp cắn dựa trên quan hệ răng cửa. Phân loại răng cửa dựa trên tương quan
của rìa cắn răng cửa HD và mặt lưỡi răng cửa HT. Hệ thống phân loại này
được xem là vượt trội hơn phân loại Angle trong một số trường hợp khi phân
loại răng sau không liên quan, đôi khi đi ngược lại với phân loại răng cửa.
Được chia thành các loại [15]:
- Loại I: Rìa cắn răng cửa dưới tiếp xúc hoặc nằm ngay dưới gót răng
cửa trên.
- Loại II: Rìa cắn răng cửa dưới nằm về phía sau so với gót răng cửa trên.
Loại này lại có hai tiểu loại:
+ Tiểu loại 1: Độ cắn chìa tăng và răng cửa trên thường ngả ra trước.
+ Tiểu loại 2: Độ cắn chìa thường nhỏ nhưng cũng có thể tăng, răng cửa
trên ngả sau (quặp).
- Loại III: Rìa cắn răng cửa dưới nằm về phía trước gót răng cửa trên. Độ
cắn chìa giảm hoặc ngược.
13
Hình 1.10: Phân loại sai khớp cắn theo IBS [1]
A. Tương quan răng cửa loại I B. Tương quan răng cửa loại II, tiểu loại 1
C. Tương quan răng cửa loại II tiểu loại 2 D. Tương quan răng cửa loại III
1.4. Sự thay đổi cung răng và chen chúc vùng cửa ở giai đoạn răng hỗn
hợp sớp
Giai đoạn từ 6 - 12 tuổi là giai đoạn có nhiều thay đổi, chủ yếu là do sự
thay đổi kích thước giữa răng sữa và răng vĩnh viễn. Sự biến đổi chiều hướng
mọc răng, sự loại bỏ khe hở giữa các răng, sự mòn răng theo thời gian và ảnh
hưởng của cơ. Sau 12 tuổi, chiều hướng mọc răng thường rất ít biến đổi, gần
như ổn định [7].
Ở vùng răng cửa (theo bảng 1.2): Kích thước của các răng cửa vĩnh viễn
lớn hơn kích thước của răng cửa sữa mà nó thay thế. Để có đủ chỗ cho bốn
răng cửa vĩnh viễn (31,6 mm) thay cho bốn răng cửa sữa (23,4 mm) cung răng
hàm trên phải phát triển dài thêm 8,2 mm. Tương tự như vậy đối với hàm
dưới cung răng phải dài thêm 5,6 mm để chứa bốn răng cửa vĩnh viễn 23,0
mm thay cho bốn răng cửa sữa 17,4 mm [16].
14
Bảng 1.2: Khác biệt về kích thước gần xa giữa răng
sữa và răng vĩnh viễn [17]
Răng cửa
Răng nanh, RHN
Tổng
Răng vĩnh viễn
(mm)
31,6
(mm)
43,0
(mm)
74,6
Răng sữa
23,4
44,6
6,8
Chênh lệch
Răng vĩnh viễn
8,2
23,0
-1,6
42,2
6,6
65,2
Hàm
Răng sữa
17,4
47,0
64,4
dưới
Chênh lệch
5,6
-4,8
0,8
Hàm trên
Do vậy để đủ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc, xương hàm bù trừ bằng cách.
- Cung xương ổ răng chủ yếu tăng trưởng theo chiều ngang, sự tăng
trưởng ra trước không có ý nghĩa nhiều. Khoảng liên răng nanh tăng trong quá
trình thay thế các răng cửa, theo Moorrees trung bình khoảng 3 mm. Hàm trên
tăng rộng nhiều hơn hàm dưới, nam tăng rộng nhiều hơn nữ.
- Các khe linh trưởng giữa các răng cửa có trong quá trình hình thành
cung răng sữa.
- Sự kéo dài cung răng do các răng vĩnh viễn thường mọc nghiêng ra
phía môi. Chiều dài tăng khoảng 2,2 mm ở hàm trên và 1,3 mm ở hàm dưới.
Khi răng cửa hàm dưới mọc, răng nanh sữa dịch chuyển nhẹ ra phía sau tại
vùng khe hở linh trưởng, làm tăng chiều dài cung răng. Vì kích thước răng
cửa vĩnh viễn lớn hơn răng cửa sữa, nên trong giai đoạn này để đủ chỗ cho
răng cửa vĩnh viễn răng nanh sữa bị đẩy ra phía ngoài, làm tăng chiều rộng
cung răng trong giai đoạn này.
Trong khi RHL1 mọc, có hiện tượng đóng các khe linh trưởng do sự di
gần của các răng. Hiện tượng này đi cùng với hiện tượng tăng chiều dài cung
răng do hiện tượng mọc về phía môi của các răng cửa vĩnh viễn so với các
răng cửa sữa. Điều này làm cho chiều dài cung răng dưới không thay đổi. Tuy
15
nhiên ở hàm trên các răng cửa trên mọc nghiêng về phía môi nhiều hơn nên
làm tăng chiều dài cung răng, kết quả là chiều dài cung răng tăng. Nhìn
chung, răng RHL1 hàm dưới di gần nhiều hơn răng RHL1 hàm trên.
1.5. Các cách đo kích thước cung răng
1.5.1. Chiều rộng cung răng
Thường được xác định bằng khoảng cách hai điểm đối xứng trên cung
răng ở bên phải và bên trái. Tùy theo sự lựa chọn từng tác giả, các điểm mốc
có thể là các đỉnh múi, các hố hoặc các điểm lồi tối đa mặt ngoài hay mặt
trong của các răng. Mặc dù cách chọn các điểm mốc đo khác nhau nhưng các
nghiên cứu về thay đổi tăng trưởng chiều rộng cung răng trong giai đoạn răng
sữa và giai đoạn đầu của bộ răng hỗn hợp đều cho kết quả giống nhau [18].
Hình 1.11: Đo chiều rộng cung răng [18]
- Chiều rộng cung răng trước: là khoảng cách giữa hai đỉnh của hai răng
nanh (sữa hoặc vĩnh viễn), gồm rộng trước trên (R33) và rộng trước dưới (r33).
- Chiều rộng cung răng sau 1: là khoảng cách hai đỉnh múi ngoài-gần của
hai RHS2 hoặc đỉnh múi ngoài của răng số 5, gồm rộng sau trên 1 (R55) và
rộng sau dưới 1 (r55).
- Chiều rộng cung răng sau 2: là khoảng cách hai đỉnh múi ngoài-gần của
hai răng hàm lớn 1, gồm rộng sau trên 2 (R66) và rộng sau dưới 2 (r66).
1.5.2. Chiều dài cung răng
16
Tùy theo điểm mốc được chọn, có nhiều loại chiều dài cung răng. Sử
dụng phổ biến nhất là chiều dài cung răng đo từ điểm giữa hai răng cửa giữa
đến đường nối mặt xa hai RHS2, đỉnh múi ngoài gần RHS2 (răng hàm nhỏ
vĩnh viễn thứ hai), đỉnh hai răng nanh hai múi gần - ngoài răng hàm lớn vĩnh
viễn thứ nhất.
Các nghiên cứu đều cho thấy chiều dài cung răng HT luôn lớn hơn HD ở
mọi lứa tuổi. Mẫu thay đổi theo tuổi của chiều dài cung răng cho thấy không
khác nhau nhiều giữa HT và HD, tuy nhiên mức độ giảm của HD nhiều hơn
HT do sự di gần của các răng trong thời kỳ đầu bộ răng hỗn hợp [18].
- Chiều dài cung răng trước: là khoảng cách từ điểm giữa hai răng cửa
giữa đến đường nối hai đỉnh răng nanh (sữa hoặc vĩnh viễn), gồm dài trước
trên (D13) và dài trước dưới (d13).
- Chiều dài cung răng sau 1: là khoảng cách từ điểm giữa hai răng cửa
giữa đến đường nối hai đỉnh múi ngoài gần RHS2 hoặc múi ngoài răng số 5,
gồm dài sau trên 1 (D15) và dài sau dưới 1 (d15).
- Chiều dài cung răng sau 2: là khoảng cách từ điểm giữa hai răng cửa
giữa đến đường nối hai đỉnh múi ngoài gần RHL1, gồm dài sau trên 2 (D16)
và dài sau dưới 2 (d16).
Hình 1.12: Chiều rộng và chiều dài cung răng [12]
1.5.3. Chu vi cung răng
17
Theo Moorrees (1959), chu vi cung răng sữa là chiều dài của đường
cong từ mặt xa của RHS2 (răng hàm nhỏ thứ hai với bộ răng vĩnh viễn), qua
đỉnh múi ngoài và bờ cắn của các răng, đến mặt xa RHS2 bên đối diện.
Chu vi cung răng là một thông số rất quan trọng, đặc biệt ở giai đoạn bộ
răng hỗn hợp để đánh giá vấn đề khoảng trống cho các răng vĩnh viễn mọc.
Moorrees nhận thấy chu vi cung răng tăng rất ít ở hàm trên (1,32 mm ở nam,
0,5 mm ở nữ), và giảm ở hàm dưới (3,39 mm ở nam, 4,48 mm ở nữ) khi
nghiên cứu trên nhóm trẻ từ 5 đến 18 tuổi (ở bộ răng vĩnh viễn, chu vi cung
răng được đo đến mặt xa răng hàm nhỏ thứ hai). Chu vi cung răng ở hàm trên
luôn lớn hơn ở hàm dưới mọi lứa tuổi.
Đo chu vi cung răng:
Bằng cách chia đoạn: cách đo này có ưu điểm là dễ thực hiện, ít sai số,
hiện nay sử dụng phổ biến:
Chia cung răng thành các đoạn thẳng để có thể đo được như sau
- Đoạn 1: từ điểm tiếp xúc phía xa RHS2 bên phải đến điểm tiếp xúc
phía gần răng 3 bên phải
- Đoạn 2: từ điểm tiếp xúc phía gần răng 3 bên phải đến điểm tiếp xúc
giữa 2 răng cửa sữa
- Đoạn 3: từ điểm tiếp xúc 2 răng cửa giữa đến điểm tiếp xúc phía gần
răng 3 bên trái
- Đoạn 4: từ điểm tiếp xúc phía gần răng 3 bên trái đến điểm tiếp xúc
phía xa RHS2 bên trái
18
Hình 1.13: Sơ đồ đo chu vi cung răng bằng cách chia đoạn để đo [12]
+ Phương pháp đo truyền thống.
Để xác định chu vi cung răng là dùng sợi dây thép uốn cong theo đỉnh
múi ngoài các răng sau và rìa cắn các răng trước, tính từ mặt xa răng hàm sữa
2 bên trái đến mặt xa răng đối diện. Đường này tương ứng với đường cắn.
Ngày nay để đo kích thước cung răng có những phương pháp hiện đại và
độ chính xác cao như dùng CT scaner hay CAT- CAM nhưng chi phí cao và
khó áp dụng cho những đề tài cộng đồng với số lượng lớn [19].
1.6. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về đặc điểm khớp cắn và kích
thước cung răng hàm răng hỗn hợp sớm.
1.6.1. Các nghiên cứu về khớp cắn.
Mukesh Kumar nghiên cứu trên 985 trẻ từ 6 đến 13 tuổi ở Maharashtra
thì thấy 57% có khớp cắn bình thường, trong đó trẻ 7 tuổi có khớp cắn bình
thường là 74%. Ông sử dụng phân loại của Dewey để phân loại các tiểu loại
của khớp cắn loại I và loại III. Ông nhận thấy sai lệch khớp cắn loại I tiểu loại
1 là 15,5%, tiểu loại 2 là 9%, tiểu loại 3 là 3% và tiểu loại 4 là 0.8% [4].
Nghiên cứu của Eve Tausche trên trẻ 6-8 tuổi tại Đức, chỉ ra tỷ lệ trẻ có
khớp cắn sâu là 46,2%; khớp cắn hở là 17,7%, cắn chéo là 8,2%; cắn ngược
3,2% và chen chúc là 14,3% [20].
19
Dimberg nghiên cứu dọc trên 368 trẻ từ 3 đến 7 tuổi thì tỉ lệ sai khớp cắn
giảm từ 70 % lúc 3 tuổi còn 58% lúc 7 tuổi do sự tự sữa chữa, chủ yếu là sai
lệch vùng răng trước như cắn hơ, cắn chìa quá mức, cắn sâu, cắn ngược [3].
Nghiên cứu của Hoàng Thị Bạch Dương (2000) trên 100 trẻ 12 tuổi đã
đưa ra tỷ lệ trẻ có khớp cắn sai loại I là 39%, khớp cắn sai loại II là 43%,
khớp cắn sai loại III là 9%, khớp cắn bình thường là 9% [6].
Nghiên cứu của Trịnh Hồng Hương (2007) trên 130 trẻ từ 6 – 8 tuổi cho
thấy tỷ lệ loại I là 42,7%, tỷ lệ loại đối đầu 41,3%, tỷ lệ loại II là 13,3%,loại
III là 2,7% [21].
1.6.2. Các nghiên cứu về sự chen chúc vùng cửa và mối liên quan của nó
với kích thước cung răng
Mặc dù chen chúc được xem là một trong những dạng phổ biến nhất của
sai khớp cắn, một giai đoạn chen chúc nhẹ của răng cửa hàm dưới được chấp
nhận như một giai đoạn phát triển bình thường. khi răng cửa bên hàm dưới
mọc, trung bình cần thêm 1,6mm khoảng để làm thẳng bốn răng cửa dưới. sự
chen chúc nhẹ này có thể được giải quyết bằng việc tăng nhẹ khoảng cách liên
răng nanh, sự ngả về phía môi của các răng cửa dưới vĩnh viễn so với răng
sữa và sự lùi sau răng nanh về vị trí
Tuy nhiên, sự chen chúc hơn 1,6mm khó có thể được sửa chữa bằng cơ
chế trên. Theo những nghiên cứu theo dõi dọc, Sanin và Savara đã đánh giá
150 trẻ em và báo cáo rằng 89% những đối tượng có chen chúc nhiều ở hàm
răng hỗn hợp sớm cũng có chen chúc ở hàm răng vĩnh viễn và chỉ 11% có thể
được sửa chữa hoàn toàn. Họ cũng phát hiện ra rằng, ngoại trừ hai trường hợp
những trường hợp tự sửa chữa còn lại có độ chen chúc không quá 0,5mm ở
hàm răng hỗn hợp. trong một nghiên cứu khác [22].
Lundy và Richardson báo cáo rằng độ chen chúc trung bình của răng cửa
hàm dưới giảm 0.9mm từ khi bắt đầu mọc răng cửa dưới tới khi mọc hoàn
toàn răng nanh vĩnh viễn [23].
20
Sayin và Turkkahraman nhận nghiên cứu trên 60 trẻ (29 nam, 31 nữ) và
được chia thành hai nhóm có chen chúc và không chen chúc vùng cửa hàm
dưới. Họ nhận thấy khoảng cách liên răng nanh sữa, liên răng hàm sữa, liên
răng hàm vĩnh viễn và chu vi cung răng lớn hơn đáng kể ở nhóm trẻ không có
chen chúc vùng cửa [24].
Ahmadreza Sardariana và Faezeh Ghaderi theo dõi dọc trên 250 trẻ ở
hàm răng hỗn hợp sớm, tác giả đánh giá mức độ chen chúc vùng cửa hàm
dưới và khoảng liên răng nanh sữa hàm dưới. Họ nhận thấy sự tăng khoảng
cách liên răng nanh sau 1 năm ở nhóm chen chúc nhiều hơn ở nhóm không
chen chúc. Có nghĩa là có sự tăng khoảng cách răng nanh để giải quyết chen
chúc. Sự tăng này xảy ra ở nam nhiều hơn ở nữ [25].
1.6.3. Các nghiên cứu về kích thước cung răng.
E. Bishara nghiên cứu sự thay đổi chiều rộng cung răng của trẻ 6 tuần
tuổi đến người trưởng thành 45 tuổi. Ông chỉ ra rằng, khoảng liên răng nanh
tăng một cách đáng kể lúc 3 và 13 tuổi ở cả hai hàm, và sau khi kết thúc sự
mọc răng vĩnh viễn thì chiều rộng cung răng giảm nhẹ. Chiều rộng răng nanh
hàm dưới ổn địnhlúc 8 tuổi khi đã mọc 4 răng cửa [26].
Các nghiên cứu đều cho thấy chiều dài cung răng HT luôn lớn hơn HD ở
mọi lứa tuổi. Trong giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi, nghiên cứu của nhiều tác giả
cùng ghi nhận chiều dài cung răng không đổi [27],[28]
Năm 2009, theo nghiên cứu về độ rộng cung răng ở người miền Nam
Trung Quốc của Jonk Y.K.Ling và Ricky W.K.Wong, đo đạc trên 358 mẫu
thạch cao đã kết luận kích thước ngang cung hàm ở nam lớn hơn ở nữ [29].
Công trình của Ngô Thị Quỳnh Lan: Nghiên cứu dọc sự phát triển của
cung răng trên mẫu gồm 117 trẻ cho thấy trẻ em Việt Nam có cung răng rộng
ngắn, cung răng ở trẻ trai lớn hơn trẻ gái, mức chênh lệch về chiều rộng nhiều
hơn chiều dài, các kích thước cung răng hàm trên luôn lớn hơn hàm dưới:
cung răng ở trẻ em Việt Nam rộng và ngắn hơn trẻ em Mỹ [30].
21
Năm 2001, Lê Đức Lánh đã tiến hành nghiên cứu trên 140 cặp mẫu hàm
độ tuổi từ 12 đến 15 tuổi đã rút ra kết luận kích thước cung răng tăng nhẹ
trong giai đoạn từ 12 đến 15 tuổi [31].
1.7. Vài nét về đặc điểm và sự phân bố của dân tộc Thái trên lãnh thổ
Việt Nam
Việt Nam là một nước có dân số khá lớn và nhiều dân tộc khác nhau
cùng sinh sống.Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009[32] dân số Việt
nam là 85.846.997người và có 54 dân tộc khác nhau. Trong đó có 4 dân tộc
chiếm tỷ lệ cao nhất là: dân tộc Kinh (85,7274%), dân tộc Tày (1,8945%), dân
tộc Thái (1,806%) và dân tộc Mường (1,4782%), còn các dân tộc khác chiếm
tỷ lệ khoảng 9%.
Dân số: Người Thái ở Việt Nam có dân số 1.550.423 người, là dân tộc có
dân số đứng thứ 3 tại Việt Nam. Người Thái cư trú tập trung tại các tỉnh: Sơn
La (572.441 người, chiếm 53,2% dân số toàn tỉnh và 36,9% tổng số người Thái
tại Việt Nam), Nghệ An(295.132 người, chiếm 10,1% dân số toàn tỉnh và
19,0% tổng số người Thái tại Việt Nam), Thanh Hóa (225.336 người, chiếm
6,6% dân số toàn tỉnh và 14,5% tổng số người Thái tại Việt Nam), Điện Biên
(186.270 người, chiếm 38,0% dân số toàn tỉnh và 12,0% tổng số người Thái tại
Việt Nam), Lai Châu (119.805 người, chiếm 32,3% dân số toàn tỉnh và 7,7%
tổng số người Thái tại Việt Nam), Yên Bái (53.104 người), Hòa Bình (31.386
người), Đắk Lắk (17.135 người), Đắk Nông (10.311 người) [33]… Do vậy,
trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi dự kiến điều tra đánh giá đặc điểm nhân
trắc đầu mặt của dân tộc Thái tại tỉnh Sơn La.
Người Thái ở Sơn La: Có 4 ngành (chi):
- Thái trắng (Tày đón) cư trú ở Mường Chiên (Quỳnh Nhai), Ngọc Chiến
(Mường La).
- Thái đen (Tày đăm) ở Thuận Châu, Mường La, Vai Sơn, Yên Châu,
Sông Mã.
22
- Nhóm Thái Đỏ, gồm nhiều nhóm khác nhau cư trú chủ yếu ở một số
huyện như Mộc Châu (Sơn La). Ước tính khoảng 140.000 người
- Một số nhóm có dân số ít hoặc chưa được phân định rõ ràng như Tày Mười,
Tày Mường, Tày Thanh chủ yếu ở Nghệ An, Thanh Hóa… ít ở Sơn La [33].
Đặc điểm kinh tế: người Thái có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào
mương, dựng con bắc máng lấy nước làm ruộng. Lúa nước là nguồn lương
thực chính đặc biệt là lúa nếp. Ngoài ra còn trồng các thứ hoa màu, chăn nuôi
trâu, bò, lợn, gà, dê, cá… đan lát, dệt thổ cẩm, số nơi làm đồ gồm. Nhìn
chung, mặc dù nền kinh tế thị trường đã phổ biến ở đồng bằng và một số khu
vực miền núi nhưng về cơ bản, các dân tộc vùng Tây Bắc nối chung và người
Thái nói riêng vẫn duy trì các phương thức sản xuất truyền thống. Tuy vậy, ở
một số vùng đã có sự xuất hiện của việc phát triển cây công nghiệp, trồng cây
ngô và lúa giống mới có năng suất cao, mở rộng chăn nuôi đại gia súc và chú
ý phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống [34].
Về mạng lưới y tế; về sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ; chăm sóc sức khoẻ
trẻ em. Nhìn chung tình hình y tế, chăm sóc sức khỏe của các huyện dân tộc
Thái sinh sống vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, tập trung vào một số lĩnh
vực sau: cơ sở hạ tầng còn yếu, nguồn nhân lực y bác sĩ còn thiếu.
Về giáo dục: Khái quát về sự nghiệp giáo dục đào tạo ở Sơn La ta thấy:
Mạng lưới trường học đã phủ kín đến thôn bản. Bên cạnh đó những cố gắng
về mọi mặt đã nâng chất lượng giáo dục có nhiều chuyền biến tích cực, góp
phần cải thiện đáng kể trong việc nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc
thiểu số. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích tiến bộ của hệ thống giáo dục
của Tây Bắc vẫn còn tồn tại nhiều bất cập [33].
23
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ 7 tuổi (sinh từ 1/1/2010-30/12/2017) nằm trong nhóm đối tượng
nghiên cứu thuộc đề tài cấp Nhà nước lấy tại tỉnh Sơn La.
Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu.
- Cha mẹ ông bà nội ngoại là người Việt Nam, dân tộc Thái.
- Có đủ bốn RHL1 và tám răng cửa vĩnh viễn ở hai hàm.
- Không tổn thương tổ chức cứng làm mất chiều dài cung răng.
- RHL1, RHS2 ở cả hai hàm không bị sâu răng phá hủy mặt nhai quá
lớn, không bị sâu ở những vị trí là các điểm mốc đo, không thiểu sản, không
bị dị dạng bất thường
- Không có thói quen xấu làm ảnh hưởng đến sự phát triển cung răng
- Tự nguyện tham gia nghiên cứu với sự đồng ý của phụ huynh học sinh
Tiêu chuẩn loại trừ.
- Trẻ có tiền sử chấn thương hàm mặt hoặc những dị tật bẩm sinh vùng
hàm mặt: khe hở môi, khe hở hàm ếch gây ảnh hưởng đến khớp cắn.
- Đang được điều trị chỉnh nha, đang được điều trị mang hàm giữ
khoảng, đang dùng hàm phục hình tháo lắp của trẻ nhỏ.
- Học sinh không hợp tác, người giám hộ không hợp tác.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu được lấy tại tỉnh Sơn La, sau đó
được thực hiện tại nhà A7 Viện đào tạo Răng Hàm Mặt – Đại học Y Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 09/2017 đến tháng 09/2018.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu là:
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang
24
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Chúng tôi áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước tính 1 chỉ số trung bình
cho nghiên cứu điều tra cắt ngang như sau:
(1) Sai sót loại I (α): Chọn α = 0,05, tương ứng có ít hơn 5% cơ hội rút ra
một kết luận dương tính giả.
(2) Sai sót loại II (β) hoặc lực mẫu (power là 1- β): Chọn β = 0,1 (hoặc
lực mẫu=0,9), tương ứng có 90% cơ hội tránh được một kết luận âm tính giả.
: độ lệch chuẩn.
: là sai số mong muốn (cùng đơn vị với ), ước tính 0,45 mm.
Do chưa có nghiên cứu nào tương tự trên dân tộc Thái nên dựa vào
nghiên cứu của Trịnh Hồng Hương trên trẻ từ 6 – 8 tuổi dân tộc Kinh [21], giá
trị trung bình của chu vi cung răng trên là: ± SD = 76,29±3,09 (mm). Chọn
=3,09
Thay vào công thức, có:
n = (1,96 + 1,28)2 * 3,092/0,452 =494,97 người.
Chúng tối tiến hành nghiên cứu trên 506 đối tượng, là toàn bộ đối tượng
7 tuổi nằm trong nhóm đối tượng nghiên cứu thuộc đề tài cấp Nhà nước lấy
tại tỉnh Sơn La.
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên
2.3.4. Các biến
Số và chỉ số nghiên cứu
25
Bảng 2.1: Các biến số cho mục tiêu 1
Tên biến
Loại biến
Giới
Biến nhị phân
Chỉ số/Định nghĩa/
Phương pháp
Phân loại
thu thập
Nam, nữ
Hỏi, phiếu hỏi
Bên phải
Bên trái
Tương
quan
khớp cắn RHL 1 Biến thứ hạng
theo Angle
Angle I
Angle I
AngleII,
AngleIII
AngleII,
AngleIII
Độ cắn chìa
Biến định lượng
mm
Đo trên mẫu
Độ cắn chùm
Biến định lượng
mm
Đo trên mẫu
Độ chen chúc
Biến định lượng
vùng răng cửa
mm
Đo trên mẫu
Khám lâm sàng,
Đo trên mẫu
Bảng 2.2: Các biến số cho mục tiêu 2
Tên biến
Loại biến
Chỉsố/Định
nghĩa/
Phân loại
Phương pháp
thu thập
Chiều rộng phía trước
Biến định lượng
cung răng (R33,r33)
mm
Đo trên mẫu
Chiều rộng phía sau cung
Biến định lượng
răng 1 (R55,r55)
mm
Đo trên mẫu
Chiều rộng phía sau cung
Biến định lượng
răng 2 (R66,r66)
mm
Đo trên mẫu
Chiều dài phía trước cung
Biến định lượng
răng (D13,d13)
mm
Đo trên mẫu
Chiều dài phía sau cung
Biến định lượng
răng 1 (D15,d15)
mm
Đo trên mẫu
Chiều dài phía sau cung
Biến định lượng
răng 2 (D16,d16)
mm
Đo trên mẫu