Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Đánh giá tác dụngcủa điện châm và bài thuốc “độc hoạt thang”trongđiều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 94 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau thắt lưng là một hội chứng bệnh rất phổ biến, hay gặp ở lứa tuổi lao động
ở cả nam và nữ. Theo một số tác giả thì có khoảng 70% người ở các nước công nghiệp
phương tây bị đau lưng vài lần trong đời [1]. Theo ước tính có 6,8 triệu người trưởng
thành ở Mỹ bị đau lưng [2]. Tại Mỹ, đau lưng là nguyên nhân thứ hai chỉ sau các bệnh
về đường hô hấp khiến bệnh nhân đến khám [3]. Ở Việt Nam, theo Phạm Khuê đau
thắt lưng chiếm 2% trong dân số và chiếm 17% người trên 60 tuổi. Theo ước tính đau
thắt lưng chiếm 6% trong tổng số các bệnh cơ xương khớp [4].
Đau thắt lưng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn
đến sức lao động, chất lượng cuộc sống và kinh tế. Theo một nghiên cứu tại Mỹ năm
2006 cho thấy, tổng chi phí điều trị cho chứng đau lưng từ 33 đến 66 tỷ đô la [5].
Đau thắt lưng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó thoái hóa cột
sống thắt lưng (THCSTL) là một nguyên nhân thường gặp và quan trọng [6]. Tại
Anh, 90% trường hợp đau lưng cấp tính sẽ được điều trị khỏi trong vòng 6 tuần, tuy
nhiên có hơn 25% bệnh nhân bị tái phát lại trong năm tiếp theo và có 7% bệnh nhân
phát triển thành đau lưng mãn tính [7]. Ở Việt Nam, tuy chưa có thống kê cụ thể về
tình hình điều trị đau lưng hiện tại, nhưng cùng với việc tuổi thọ trung bình tăng,
chi phí điều trị ngày càng đắt đỏ, áp lực công việc lớn thì tỷ lệ đau lưng mãn tính
chắc chắn sẽ ngày càng tăng. Vì vậy, việc tìm ra một phương pháp điều trị thích
hợp, dễ áp dụng sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ tái phát và tránh bệnh diễn biến nặng.
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống
(THCS) bằng Y học hiện đại (YHHĐ) cũng như Y học cổ truyền (YHCT). Trong
YHHĐ, điều trị đau thắt lưng bằng nội khoa được đề cập đến từ lâu, nhưng phương
pháp này có nhược điểm là sử dụng thuốc chống viêm giảm đau, có khá nhiều tác
dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến người bệnh. Trong YHCT, đau lưng do
thoái hóa thuộc phạm vi chứng tý với bệnh danh yêu thống. Châm cứu và dùng
thuốc sắc là hai phương pháp điều trị có hiệu quả thường được sử dụng để điều trị
chứng bệnh này. Qua thực tiễn lâm sàng chúng tôi nhận thấy bài thuốc cổ phương



2

“Độc hoạt thang” trích từ tác phẩm “Y học tâm ngộ” của tác giả Trình Chung Linh,
có tác dụng khu phong tán hàn trừ thấp, bổ can thận có thể chỉ định điều trị chứng yêu
thống thể phong hàn thấp kèm can thận hư. Mặt khác, hiện nay chưa có nghiên cứu cụ
thể về tác dụng của bài “Độc hoạt thang” cũng như hiệu quả điều trị khi kết hợp với
châm cứu trong điều trị đau thắt lưng. Vì vậy, với mục đích mở ra một hướng điều trị
mới cũng như giúp các thầy thuốc có thêm một sự lựa chọn trên lâm sàng chúng tôi
tiến hành đề tài: “Đánh giá tác dụng của điện châm và bài thuốc “Độc hoạt thang”
trong điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng điện châm và bài thuốc “Độc hoạt thang” trong điều trị đau
thắt lưng do thoái hóa cột sống.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp này.


3

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. GIẢI PHẪU, SINH LÝ CỘT SỐNG THẮT LƯNG
1.1.1. Cấu tạo đốt sống thắt lưng
Cột sống thắt lưng (CSTL) gồm 5 đốt sống, 4 đĩa đệm và 2 đĩa đệm chuyển
đoạn. Một đốt sống bao gồm có:
Thân đốt sống: hình trụ, có mặt trên và mặt dưới, hơi lõm ở giữa và có vành
xương đặc ở xung quanh, chiều ngang rộng hơn chiều trước - sau.
Các mỏm đốt sống: Mỏm gai từ giữa mặt sau của cột sống chạy ra sau và
xuống dưới có đặc điểm rộng, thô, dày ở đỉnh. Mỏm ngang dài và mảnh, nối giữa
cuống và nhánh đi ngang qua phía ngoài. Mỏm khớp do hai mỏm khớp trên và hai

mỏm khớp dưới mỗi mỏm có một diện khớp nối đốt sống liền nhau. Lỗ đốt sống
được giới hạn phía trước bởi thân đốt sống, ở hai bên và phía sau bởi cung đốt sống,
khi các đốt khép lại thành cột sống thì các lỗ sống tạo thành ống sống [8].
1.1.2. Cấu tạo đĩa đệm
- Đặc điểm chung: CSTL gồm bốn đĩa đệm và hai đĩa đệm chuyển đoạn (đĩa
đệm lưng- thắt lưng và đĩa đệm thắt lưng – cùng). Kích thước đĩa đệm càng xuống
dưới càng lớn, riêng đĩa đệm thắt lưng – cùng chỉ bằng hai phần ba chiều cao đĩa
đệm L4 – L5 [8].
- Cấu trúc đĩa đệm
+ Nhân nhầy: Nhân nhầy được cấu tạo bởi một lưới liên kết gồm các sợi mềm ép
chặt vào nhau trong chứa một chất cơ bản nhầy lỏng (mucoprotein). Mô của đĩa
đệm không tái tạo, hơn nữa lại luôn luôn chịu một trọng tải lớn và nhiều tác động
khác (chấn thương cột sống, nâng vật nặng, lao động chân tay) cho nên chóng hư và
thoái hóa.
+ Vòng sợi : Bao gồm nhiều vòng xơ sụn đồng tâm, được cấu tạo bởi những sợi
sụn rất chắc và đàn hồi, đan với nhau theo kiểu xoắn ốc tạo thành từng lớp [8].


4

+ Mâm sụn: Có vai trò là chức năng dinh dưỡng cho khoang gian đốt theo cơ chế
khuếch tán.

Hình 1.1. Cấu tạo các đốt sống thắt lưng [9]
1.1.3. Cơ – dây chằng
* Cơ vận động cột sống: Gồm có hai nhóm chính: nhóm cơ cạnh cột sống và
nhóm cơ thành bụng
- Nhóm cơ cạnh cột sống: chạy từ cổ đến xương cùng, có đặc điểm càng nằm
sâu thì càng ngắn, nhóm cơ này gồm có cơ cùng thắt lưng (cơ chậu sườn), cơ lưng
dài và cơ ngang gai. Ba cơ này hợp thành khối cơ chung nằm ở rãnh sống cùng và

rãnh thắt lưng, có tác dụng làm duỗi cột sống, đồng thời có thể phối hợp với
nghiêng, xoay cột sống [10],[11].
- Nhóm cơ thành bụng, gồm có
+ Cơ thẳng: Nằm ở phía trước thành bụng, có hai bó cơ thẳng nằm ở hai bên đường
giữa. Vì nằm phía trước trục cột sống nên cơ thẳng bụng là cơ gập thân người rất mạnh
+ Nhóm cơ chéo: Có hai cơ chéo (cơ chéo trong, cơ chéo ngoài). Các cơ chéo có
chức năng xoay thân người, khi xoay sang bên trái cần cơ chéo ngoài phải và cơ
chéo trong trái hoạt động và ngược lại [10],[12].


5

* Dây chằng cột sống
- Dây chằng dọc trước: Phủ vào mặt trước đốt sống, bám vào đĩa đệm và thân
đốt sống.
- Dây chằng dọc sau: Phủ ở mặt sau các thân đốt sống, bám vào đĩa đệm.
- Dây chằng bao khớp: Dây chằng bao khớp bao quanh giữa khớp trên và khớp
dưới của hai đốt sống kế cận.
- Dây chằng vàng: Phủ phần sau của ống sống, bám từ cung đốt này đến cung
đốt khác. Dây chằng vàng có tính đàn hồi, khi cột sống cử động, nó góp phần kéo
cột sống trở về nguyên vị trí [8].
- Dây chằng trên gai, dây chằng liên gai nối các gai sống với nhau. Ngoài ra, trên
đốt L4-L5 còn được nối với xương chậu bởi những dây chằng thắt lưng chậu, những
dây chằng này đều bám vào đỉnh mỏm ngang và bám vào tận mào chậu ở phía trước
và phía sau. Dây chằng thắt lưng chậu căng dãn giúp hạn chế sự di động quá mức
của hai đốt sống thắt lưng L4, L5 [10],[11].
1.1.4. Sự phân bố thần kinh
Rễ thần kinh thoát ra khỏi ống sống qua các lỗ gian đốt, từ phía trong rễ thần kinh
chọc thủng màng cứng đi ra ngoài tới hạch giao cảm cạnh sống tách ra các nhánh:
+ Nhánh trước: Phân bố cho vùng trước cơ thể.

+ Nhánh sau: Phân bố cho da, cơ vùng lưng cùng bao khớp và diện ngoài của
khớp liên cuống.
+ Nhánh màng tủy: Đi từ hạch giao cảm, chui qua lỗ gian đốt vào ống sống, chi
phối cho các thành phần bên trong bao gồm khớp liên cuống, dây chằng dọc sau,
bao tủy. Vì vậy, nếu do một nguyên nhân nào đó làm lỗ gian đốt bị hẹp cũng sẽ kích
thích các rễ thần kinh gây ra hiện tượng đau [8].
1.2. ĐAU THẮT LƯNG THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
Đau CSTL là hội chứng đau khu trú trong khoảng từ ngang mức L1 đến nếp lằn
mông (có thể đau một bên hoặc cả hai bên), đây là một hội chứng xương khớp hay
gặp nhất trong thực hành lâm sàng [6].


6

1.2.1. Nguyên nhân gây đau lưng
- Đau lưng do nguyên nhân cơ học (90-95%): Thoái hóa đĩa đệm cột sống hay
gặp 63-73%, thoái hóa cột sống, trượt thân đốt sống, hẹp ống sống, các chứng gù
vẹo cột sống, dị dạng bẩm sinh [6].
- Đau cột sống do một bệnh toàn thân (Đau cột sống thắt lưng “triệu chứng”): do
thấp (viêm cột sống dính khớp, viêm khớp cùng chậu...), nhiễm khuẩn (viêm cột
sống do vi khuẩn, áp xe ngoài màng cứng...), u lành, u ác tính (đa u tủy xương, ung
thư nguyên phát, u dạng xương...), bệnh lý nội tiết (cường cận giáp trạng, loãng
xương...), nguyên nhân nội tạng (loét dạ dày-hành tá tràng, sỏi thận, phình động mạch
chủ...), nguyên nhân khác: Xơ tủy xương, tâm thần [10],[13].
1.2.2. Cơ chế gây đau lưng
Theo 3 cơ chế

 Cơ chế hóa học: Bản chất là sự giải phóng các chất kích thích hóa học bao
gồm hydrogen hay các enzym từ những tế bào viêm hoặc những tế bào của tổ chức
bị tổn thương. Những chất này kích thích trực tiếp các đầu mút thần kinh có nhiều ở

các cấu trúc nhạy cảm như dây chằng dọc sau, màng tủy, bao khớp, rễ thần kinh...từ
đó làm xuất hiện tín hiệu dẫn truyền cảm giác đau về thần kinh trung ương gây nên
triệu chứng đau [12].

 Cơ chế cơ học: Đây là cơ chế chủ yếu gây đau thắt lưng ở nhiều bệnh nhân.
Áp lực cơ học quá mức ảnh hưởng tới chức năng sinh lý của đĩa đệm, khớp liên
cuống và các tổ chức phần mềm xung quanh cột sống. Cơ chế gây đau của các kích
thích cơ học còn chưa sáng tỏ. Đau thắt lưng theo cơ chế này có đặc điểm là đau
như nén ép, châm chích, như dao đâm, đau thay đổi cả về cường độ và tần số khi
thay đổi tư thế cột sống [14].

 Cơ chế phản xạ đốt đoạn: Khi một tạng trong ổ bụng bị tổn thương, thì không
những gây đau ở tạng mà cảm giác đau còn có thể lan tới vùng cột sống có cùng
khoanh tủy chi phối, do có sự liên quan về giải phẫu giữa thần kinh cảm giác nội
tạng với thần kinh tủy sống [6],[15].


7

1.2.3. Tổng quan về đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng
1.2.3.1. Định nghĩa
Thoái hóa CSTL là bệnh mạn tính tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận
động, biến dạng CSTL mà không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh,
là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở
phần xương và màng hoạt dịch [16].
1.2.3.2. Nguyên nhân thoái hóa và cơ chế bệnh sinh
Thoái hóa cột sống là hậu quả của nhiều yếu tố: Tuổi cao, nữ, nghề nghiệp lao
động, một số yếu tố khác như tiền sử chấn thương cột sống, bất thường trục chi
dưới, tiền sử phẫu thuật cột sống, yếu cơ, di truyền, tư thế lao động...[16].
Có nhiều giả thuyết về cơ chế sự thoái hóa, nhưng chủ yếu là thuyết cơ học

cho rằng khi có sự quá tải cơ học làm thay đổi chuyển hóa của các tế bào sụn, hình
thành các men proteolytic gây phá vỡ các chất căn bản của sụn, sau đó gây thoái
hóa và mất dần sụn khớp, biến đổi cấu trúc của khớp và hình thành gai xương [6].

Hình 1.2. Hình ảnh thoái hóa cột sống thắt lưng [8].
1.2.3.3. Triệu chứng lâm sàng
 Triệu chứng cơ năng
- Đau kiểu cơ học, đau âm ỉ, có thể có cơn đau cấp ở cột sống, xuất hiện và tăng
lên khi vận động, thay đổi tư thế, giảm đau về đêm và khi nghỉ ngơi. Đau diễn biến
thành từng đợt, dài ngắn tùy trường hợp, hết đợt có thể hết đau hoàn toàn. Sau đó tái
phát đợt khác, có thể đau liên tục tăng dần (đặc biệt là thoái hóa khớp thứ phát)
[16]. Bệnh nhân có thể có dấu hiệu cứng cột sống vào buổi sáng. Khi thoái hóa nặng


8

có thể đau liên tục và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bệnh nhân có thể cảm thấy tiếng lục
khục khi cử động cột sống [16].
- Thường đau khu trú tại cột sống, một số trường hợp có đau rễ dây thần kinh do
hẹp lỗ liên hợp hoặc thoát vị đĩa đệm kết hợp, hẹp ống sống, bệnh nhân sẽ đau theo
đường đi của dây thần kinh tọa.
- Bệnh nhân không có tiền sử ngã hoặc chấn thương rõ rệt mà hình thành dần
dần ở người có tiền sử đau CSTL cấp hoặc đau dây thần kinh tọa hoặc đã từng đau
CSTL thoáng qua.
- Bệnh không có biểu hiện triệu chứng toàn thân như sốt, thiếu máu, gầy sút cân.
 Triệu chứng thực thể
- Hội chứng cột sống
+ Cột sống thắt lưng mất đường cong sinh lý, có thể có biến dạng cột sống như
gù, vẹo. Cơ cạnh sống thắt lưng nổi gồ một hoặc hai bên, không nóng đỏ, khi sờ nắn
thấy khối cơ căng, chắc.

+ Điểm đau giữa, cạnh CSTL: Ấn ở vị trí trên các mỏm gai đốt sống, vị trí cách
đường liên mỏm gai 2cm phát hiện được điểm đau.
+ Hạn chế tầm vận động CSTL: Yêu cầu bệnh nhân gấp, duỗi, nghiêng, xoay và
dùng thước đo tầm vận động. Bình thường độ gấp ≥ 70°, duỗi 25°, nghiêng từng
bên 25°, xoay từng bên 25°. Đánh giá tầm vận động của CSTL ở 4 tư thế duỗi, gấp,
nghiêng, xoay [8].
 Độ duỗi của cột sống: Điểm đặt cố định ở gai chậu trước, cành cố định đặt dọc
theo đùi, cành di động đặt dọc theo thân, yêu cầu bệnh nhân đứng thẳng, hai gót
chân chụm vào nhau, ngửa thân tối đa ta đo được góc đo của độ duỗi CSTL.
 Độ gấp của cột sống: Đặt thước giống như trên, yêu cầu bệnh nhân cúi thân tối
đa ta được góc đo của độ gấp CSTL.
 Độ nghiêng của cột sống: Điểm cố định ở gai sau S1, cành cố định theo phương
thẳng đứng, cành di động đặt dọc cột sống, bệnh nhân đứng thẳng yêu cầu nghiêng
tối đa về từng bên, góc đo được là góc nghiêng của CSTL.


9

 Độ xoay của cột sống: Bệnh nhân đứng thẳng, hai vai cân, đặt thước song song
hai vai, bệnh nhân chắp tay vào hông và xoay người tối đa về từng bên, nhánh di
động xoay theo độ xoay của vai, góc đo được là xoay của CSTL.
+ Nghiệm pháp tay đất: Bênh nhân đứng thẳng hai gót chạm nhau, từ từ cúi
xuống phía trước hết mức có thể của bệnh nhân, khớp gối giữ thẳng, bình thường
bàn tay chạm đất. Nghiệm pháp dương tính khi khoảng cách giữa bàn tay và đất
trên 5cm [6].
+ Nghiệm pháp Schober: Bệnh nhân đứng thẳng, xác định mốc thứ nhất tại giao
điểm của đường thẳng qua điểm cao nhất của hai mào chậu. Mốc thứ hai đo từ điểm
thứ nhất lên phía trên 10 cm. Yêu cầu bệnh nhân cúi gập người tối đa về phía trước,
đo lại khoảng cách giữa hai điểm này. Độ giãn CSTL bình thường khoảng 4-6cm,
nếu dưới 4cm bị coi là hạn chế [6],[17].

- Dấu hiệu loại trừ: Không có tổn thương khớp háng, khớp cùng chậu, không đau
thắt lưng kèm đau nội tạng [15],[18],[19].
1.2.3.4. Cận lâm sàng
- Xquang thường quy CSTL thẳng, nghiêng: Có hình ảnh hẹp khe đĩa đệm, mâm
đĩa đệm nhẵn, đặc xương dưới sụn, gai xương thân đốt sống, hẹp lỗ liên hợp đốt sống.
- Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi và sinh hóa bình thường.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp (CT) CSTL chỉ định trong trường hợp
có thoát vị đĩa đệm [16].
1.2.3.5. Chẩn đoán xác định
- Lâm sàng: Có hội chứng cột sống và bệnh nhân không có triệu chứng toàn thân
như sốt, gầy sút cân, thiếu máu.
- Xét nghiệm công thức máu và sinh hóa bình thường.
- Xquang CSTL thường quy: Hẹp khe khớp với bờ diện khớp nhẵn, đặc xương
dưới sụn, gai xương thân đốt sống, hẹp lỗ liên hợp đốt sống.
- MRI hoặc CT: Hình ảnh hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, gai xương, ngoài
ra còn đánh giá được tổn thương đĩa đệm và phần mềm cạnh sống [16].


10

1.2.3.6. Chẩn đoán phân biệt
Trường hợp đau cột sống có biểu hiện viêm: có dấu hiệu toàn thân như sốt,
thiếu máu, gầy sút, hạch ngoại vi...cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý [16].
- Bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính như viêm cột sống dính khớp.
- Viêm đốt sống đĩa đệm (do nhiễm khuẩn hoặc do lao).
- Ung thư di căn xương.
1.2.3.7. Điều trị
 Nguyên tắc
- Điều trị theo triệu chứng (thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ... kết hợp với
các thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm.

- Nên phối hợp các biện pháp điều trị nội khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.
 Điều trị cụ thể
- Vật lý trị liệu: Bài tập thể dục, xoa bóp, kéo nắn, chiếu hồng ngoại, chườm
nóng, liệu pháp suối khoáng, bùn nóng, paraphin, tập cơ dựng lưng... Mục đích của
các phương pháp này là làm tăng lưu lượng máu, giảm phù nề, giảm bớt sự kết
dính, tăng độ linh hoạt của CSTL [20].
- Điều trị nội khoa
+ Thuốc giảm đau theo bậc thang giảm đau của Tổ chức Y tế Thế giới:
Bậc 1- paracetamol, bậc 2- paracetamol kết hợp với codein hoặc kết hợp với
tramadol, bậc 3- opiat và dẫn xuất của opiat.
+ Thuốc chống viêm không steroid lựa chọn một trong số thuốc: Diclofenac viên
50mg: liều 50-150mg/ngày, dạng tiêm ống 75mg/ngày tiêm bắp trong 2-3 ngày đầu
khi đau nhiều sau đó chuyển sang uống. Meloxicam viên 7,5mg: 2 viên/ngày hoặc
tiêm bắp 15mg/ngày × 2-3 ngày đầu, Piroxicam viên hay ống 20mg/ngày. Celecoxib
200mg uống 1-2 viên/ngày. Các thuốc trên uống sau khi ăn no.
+ Thuốc giãn cơ: eperison viên 50mg: 3 viên/ngày hay tolperisone viên 50mg,
150mg: 2-6 viên/ngày.
+ Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm:
Piascledine 300mg: 1 viên/ngày.


11

Glucosamin sulfate và chondroitin sulphat, uống trước ăn 15 phút, dùng kéo
dài trong nhiều năm.
Thuốc ức chế IL1: diacerhein 50mg, 1-2 viên/ngày, dùng kéo dài trong nhiều
năm [16].
+ Kéo giãn cột sống, bơi, thể dục nhẹ nhàng. Điều chỉnh lối sống và thói quen làm
việc, vận động để tránh gây đau tái phát. Có thể duy trì các nhóm thuốc trên nhưng sử
dụng liều thấp nhất có hiệu quả để tránh tác dụng không mong muốn của thuốc.

- Điều trị ngoại khoa chỉ định phẫu thuật cho các trường hợp đau lưng do thoát
vị đĩa đệm hoặc kèm trượt đốt sống đã được điều trị nội khoa tích cực ba tháng
nhưng không đạt hiệu quả, đặc biệt đối với trường hợp đau nhiều, có dấu hiệu ép rễ
nặng [16].
1.3. ĐAU THẮT LƯNG THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
1.3.1. Bệnh danh
Đau thắt lưng thuộc phạm vi chứng tý, với bệnh danh là yêu thống. Tý có
nghĩa là tắc, là một chứng bệnh với biểu hiện có triệu chứng đau do khí huyết lưu
thông trong kinh mạch bị tắc trở gây nên [21],[22]. Quan niệm YHCT cho rằng, can
và thận là hai tạng có liên quan đến vùng thắt lưng [23],[24].
1.3.2. Nguyên nhân gây bệnh và cơ chế bệnh sinh
- Ngoại nhân: Do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, các tà khí phong, hàn, thấp,
nhiệt xâm phạm vào kinh lạc (kinh Túc thái dương Bàng quang và mạch Đốc) làm
cho kinh khí của kinh lạc bế tắc, khí huyết không lưu thông mà sinh ra bệnh [25].
- Nội nhân: Do tuổi cao làm can thận hư hoặc bị bệnh lâu ngày làm khí huyết
giảm sút dẫn đến can thận hư. Can tàng huyết, chủ cân, can hư không tàng được
huyết, không nuôi dưỡng được cân cơ. Thận chủ cốt tủy, thận hư không chủ được
cốt tủy làm xương cốt hư yếu, gây thoái hóa, biến dạng. Mặt khác, theo học thuyết
ngũ hành hai tạng can và thận lại có quan hệ tương sinh với nhau, can thuộc hành
mộc, thận thuộc hành thủy, thận thủy sinh can mộc, can tàng huyết, thận chứa tinh,
tinh huyết cùng một nguồn, can huyết hư lâu ngày không khỏi thường dẫn đến thận
tinh suy hư do đó bệnh ở can và thận đều ảnh hưởng lẫn nhau [23],[24],[25].


12

- Bất nội ngoại nhân: Do lao động quá mức, bê vác nặng, sang chấn... làm khí
huyết bị ngưng trệ, gây bế tắc kinh lạc, khí huyết không điều hòa gây đau, hạn chế
vận động [23],[25].
1.3.3. Các thể lâm sàng, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Theo YHCT thì yêu thống gồm bốn thể lâm sàng: Thể phong hàn thấp, thể thấp
nhiệt, thể huyết ứ, thể phong hàn thấp kèm can thận hư [22].
1.3.3.1. Thể phong hàn thấp
- Triệu chứng: Đau lưng xảy ra đột ngột sau khi bị lạnh, mưa ẩm thấp, đau nhiều,
không cúi được, ho và trở mình cũng đau, ấn vào thấy co cứng cơ nơi đau, mạch
phù khẩn.
- Chẩn đoán bát cương: Biểu –thực – hàn.
- Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn thông kinh lạc.
- Phương dược: Can khương thương truật thang gia giảm.
- Châm cứu: Châm tả, điện châm các huyệt Thận du, Đại trường du, A thị huyệt,
Giáp tích, Uỷ trung, Huyết hải, Dương lăng tuyền.
- Xoa bóp bấm huyệt: Dùng thủ thuật xát, day, lăn, bóp, vận động hai bên cột sống
từ D12 đến mông. Sau châm cứu, xoa bóp nên bảo bệnh nhân vận động ngay [22].
1.3.3.2. Thể thấp nhiệt
- Triệu chứng: Bệnh tiến triển từ từ, sốt, sưng nóng đỏ đau vùng thắt lưng, mạch
hoạt sác.
- Chẩn đoán bát cương: Biểu- thực- nhiệt.
- Pháp điều trị: Thanh nhiệt, khu phong trừ thấp, thông kinh hoạt lạc.
- Phương dược: Quế chi thược dược tri mẫu thang gia vị.
- Châm cứu: Châm tả, điện châm các huyệt Đại trùy, Khúc trì, Thận du, Đại
trường du, Giáp tích, A thị huyệt 2 bên [22].
1.3.3.3. Thể huyết ứ
- Triệu chứng: Đau dữ dội vùng thắt lưng sau khi bê vác nặng hay sai tư thế, có
thể lan xuống mông và chân, đi lại vận động khó khăn. Bệnh nhân nằm bất động, co
chân đỡ đau, đau tăng khi ho, hắt hơi, đi lại hay vận động, ăn ngủ kém, mạch sáp.


13

- Chẩn đoán bát cương: Biểu- thực.

- Pháp điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ, thông kinh lạc.
- Phương dược: Tứ vật đào hồng gia giảm.
- Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt: Giống như thể phong hàn thấp thêm huyệt
Huyết hải, Cách du. Sau châm cứu, xoa bóp phải vận động từ từ tránh tái phát [22].
1.3.3.4. Thể phong hàn thấp kèm can thận hư
Đối chiếu theo YHCT thì đau thắt lưng do THCSTL nằm trong thể này.
- Triệu chứng: Đau vùng thắt lưng, bệnh âm ỉ lâu ngày hay tái phát, đau tăng khi
trời lạnh, hay ẩm thấp, chân tay lạnh ẩm, toàn thân sợ lạnh, nặng nề, chân có cảm
giác tê bì hay kiến bò, thích uống ấm, ăn đồ ấm, kèm theo có hoa mắt, chóng mặt,
mỏi gối, ù tai, tiểu đêm, người mệt mỏi, ăn ngủ kém, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng,
nhớt, mạch trầm tế [25],[26].
- Chẩn đoán bát cương: Biểu lý tương kiêm, hư trung hiệp thực, thiên hàn.
- Pháp điều trị: Khu phong tán hàn trừ thấp, bổ can thận, hành khí hoạt huyết.
- Phương dược: Độc hoạt tang ký sinh thang.
- Châm cứu: Châm tả hoặc ôn châm các huyệt Đại trường du, A thị huyệt, Giáp
tích, Uỷ trung, Huyết hải, Dương lăng tuyền.
Châm bổ Can du, Thận du, Tam âm giao, Thái xung, Thái khê.
- Xoa bóp bấm huyệt: Dùng thủ thuật xát, lăn, day, bóp, bấm huyệt, vận động
hai bên cột sống từ D12 đến mông [22].
 Bài thuốc “Độc hoạt tang ký sinh thang”
 Trích từ “Thiên kim phương” gồm các vị
Độc hoạt
Phòng phong
Tế tân
Quế chi
Chích cam thảo
 Tác dụng

12g
12g

4g
06g
04g

Tang ký kinh
Đỗ trọng
Ngưu tất
Đương quy
Xuyên khung

16g
12g
12g
12g
08g

Tần giao
Đảng sâm
Phục linh
Xích thược
Thục địa

12g
12g
12g
12g
12g [27]

Khu trừ phong thấp, tán hàn, bổ khí huyết, ích can thận, chỉ thống [27].
 Phân tích bài thuốc



14

Bài thuốc gồm hai nhóm thuốc. Một nhóm lấy trừ tà làm chủ bao gồm các vị
Độc hoạt, Tế tân, Phòng phong, Tần giao...có tác dụng trừ phong thấp mà chỉ thống.
Một nhóm thuốc lấy phù chính làm chủ: Đảng sâm, Thục địa, Phục linh, Cam thảo
và thay Bạch thược bằng Xích thược, Đương quy, Xuyên khung thực chất là bài
“Bát trân thang” bỏ đi Bạch truật, nên có tác dụng song bổ khí huyết. Bài thuốc còn
có đủ bài “Tứ vật” vừa có tác dụng hoạt huyết, lại tăng tác dụng trừ phong. Ngoài
ra, các vị thuốc Tang ký sinh, Đỗ trọng, Ngưu tất để bổ can thận, làm khỏe lưng gối
và cân cốt [27].
1.4. CHÂM CỨU, ĐIỆN CHÂM VÀ BÀI THUỐC “ĐỘC HOẠT THANG”
1.4.1. Tác dụng điều trị của châm cứu
Năm 1979, Tổ chức y tế thế giới đã nhận định châm cứu là một phương pháp
chữa bệnh có hiệu quả và đã xác định danh pháp quốc tế về kinh huyệt. Có nhiều
giả thuyết đưa ra giải thích về cơ chế giảm đau của châm cứu tiêu biểu như
Vorgralic và Kassin, Chu Liễn, Vũ Xuân Quang và nhiều tác giả khác đã căn cứ vào
vị trí và tác dụng của nơi châm đề ra ba loại phản ứng của cơ thể: Phản ứng tại chỗ,
phản ứng theo tiết đoạn thần kinh và phản ứng toàn thân [28]. Theo Bruce
Pomeranz châm cứu làm tăng giải phóng β-endorphin, các nhà khoa học của Pháp,
Nhật Bản, Liên Xô đề ra cơ chế thay đổi điện sinh vật trên da... [28]. Theo tạp chí
NEJM đưa tin tổng hợp một số nghiên cứu, cho thấy châm cứu có tác dụng gây tê
cục bộ nên có tác dụng giảm đau ngay lập tức tại nơi châm, do có liên quan đến việc
giải phóng các opioid nội sinh trong cấu trúc ở thân não, dưới vỏ và linmbic đồng
thời làm tăng tiết hormon tuyến thượng thận và cortisol và tăng lưu lượng máu cục
bộ [29]. Từ đó các tác giả giải thích cơ chế tác dụng của châm cứu trong giảm đau,
giãn cơ, giảm xung huyết theo cơ chế thần kinh và thể dịch.
Theo YHCT, bệnh tật là do sự mất cân bằng âm dương gây ra bởi các tác nhân
ngoại nhân (tà khí lục dâm), nội nhân (thất tình, công năng tạng phủ suy kém), bất

nội ngoại nhân (sang chấn, ăn uống...). Châm cứu giúp thiết lập lại sự cân bằng âm
dương thông qua hệ kinh lạc. Hệ kinh lạc là nơi biểu hiện của các trạng thái bệnh lý
của cơ thể, cũng là nơi tiếp nhận các hình thức kích thích như châm cứu, xoa bóp


15

bấm huyệt thông qua các huyệt để chữa bệnh. Cụ thể, châm cứu tác động vào các
huyệt trên đường kinh mạch của hệ kinh lạc, nhằm làm lưu thông khí huyết, kinh
mạch được khai thông, làm cho sự vận hành của kinh khí được thông suốt [28].
1.4.2. Điện châm
Điện châm là phương pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng của kim châm vào
huyệt, với tác dụng của xung điện phát ra từ máy điện châm.
Máy điện châm là loại máy phát ra dòng một chiều hoặc dòng điện xung, có
nhiều đầu kích thích, tính năng ổn định an toàn, điều chỉnh thao tác dễ dàng, đơn
giản và được sử dụng rộng rãi. Cơ chế tác dụng là kích thích của dòng điện có tác
dụng làm giảm đau, kích thích hoạt động của cơ, các tổ chức và tăng cường dinh
dưỡng các tổ chức, làm giảm viêm, giảm xung huyết, giảm phù nề tại chỗ.
Đây là phương pháp kết hợp giữa YHCT và YHHĐ để phát huy mạnh mẽ tác
dụng đắc khí và dẫn khí của kinh huyệt khi châm cứu [28].
 Chỉ định
- Bệnh lý thần kinh: Nhức đầu, mất ngủ, co giật, đau hoặc liệt các dây thần kinh
ngoại biên và các trường hợp liệt...
- Bệnh lý của hệ tuần hoàn: Tăng huyết áp, rối loạn vận mạch chi...
- Bệnh lý hệ hô hấp: Ho, hen phế quản nhẹ và vừa, khó thở...
- Bệnh lý của hệ tiết niệu – sinh dục: Bí đái, đái dầm, đái không tự chủ, di tinh,
liệt dương, rối loạn kinh nguyệt... [28].
 Chống chỉ định
- Các bệnh thuộc diện cấp cứu.
- Người sức khỏe yếu, thiếu máu, người mắc bệnh tim, trạng thái tinh thần không

ổn định, phụ nữ có thai, vùng da lở loét, nhiễm trùng.
- Cơ thể ở trạng thái không bình thường như vừa lao động mệt nhọc, đói.
- Cấm châm vào các huyệt ở vị trí rốn, đầu vú và không được châm sâu vào các
huyệt: Phong phủ, Á môn, Liêm tuyền, các huyệt vùng bụng ngực [28].


16

1.4.3. Bài thuốc “Độc hoạt thang”
1.4.3.1. Nguồn gốc
Bài thuốc được trích từ quyển “Y học tâm ngộ” của tác giả Trình Quốc Bành,
tự Chung Linh đời nhà Thanh, Trung Quốc [30].
1.4.3.2. Cấu trúc
Độc hoạt
Tần giao
Phục

12g
12g
12g

linh
Quế chi
06g
1.4.3.3. Tác dụng

Tang ký sinh
Uy linh tiên
Đương quy


12g
12g
12g

Phòng phong
Ngưu tất
Cẩu tích

12g
12g
16g

Tế tân

04g

Chích cam thảo

04g [30]

Chủ trị thận hư lại nhiễm tà khí phong hàn thấp tý, đau lưng co cứng, đau rút
xuống đùi và chân, lưng lạnh, thích chườm ấm và xoa bóp [30].
1.4.3.4. Phân tích bài thuốc
Bài thuốc gồm các vị: Độc hoạt, Phòng phong, Tần giao, Uy linh tiên, Quế chi,
Tế tân có tác dụng khu phong trừ thấp tán hàn, ôn thông kinh lạc, chỉ thống. Lại phối
hợp với Cẩu tích, Tang ký sinh có tác dụng bổ thận, làm mạnh gân cốt, trừ phong thấp.
Vị Đương quy, Ngưu tất vừa có tác dụng bổ huyết nhất là bổ can huyết vừa có tác dụng
hoạt huyết, thông kinh lạc, chỉ thống, đồng thời phối với các vị khu phong ở trên với ý
nghĩa “trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tất diệt”. Trong bài thuốc còn có Phục
linh có tác dụng kiện tỳ, ích khí, lợi niệu thẩm thấp, an thần làm cường tráng cơ thể, trị

chứng đau khớp, người nặng nề do thấp lại an thần, kiện tỳ nhất ở người già tỳ thận
dương kém dùng các thuốc tính lạnh, bổ huyết, nhuận tràng như Đương quy, Ngưu tất,
Tần giao; Cam thảo cũng có tác dụng bổ tỳ, ích khí, điều hòa các vị thuốc, phối hợp với
Phục linh làm tăng tác dụng hấp thu các vị thuốc khác [31].
Từ phân tích hai bài thuốc trên có thể thấy bài “Độc hoạt tang ký sinh thang” có
tác dụng bổ khí huyết, bổ can thận mạnh hơn bài “Độc hoạt thang” do có thêm các
vị thuốc bổ khí và huyết như Đẳng sâm, Thục địa thích hợp điều trị chứng yêu
thống có kèm khí huyết hư, nhưng thực tế các bệnh nhân thuộc chứng yêu thống
chủ yếu là do ngoại tà xâm phạm kết hợp với can thận hư là chính nên bài “Độc
hoạt thang” cũng là một gợi ý khác cho thầy thuốc.


17

1.5. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ ĐAU THẮT LƯNG
Nguyễn Tài Thu và cộng sự (1972) nghiên cứu điều trị 30 bệnh nhân bị đau
thắt lưng bằng phương pháp tân châm, kết quả tỷ lệ khỏi và đỡ là 67,6%. Các huyệt
hay được sử dụng là Giáp tích vùng thắt lưng [32].
Theo Zhang Y và cộng sự (1999) tại Viện Châm cứu và Xoa bóp Bắc Kinh
Trung Quốc, sử dụng châm cứu điều trị 56 trường hợp đau thắt lưng kết quả tỷ lệ
khỏi và đỡ là 98,3% [33].
Nghiên cứu của Lưu Thị Hiệp (2004) về điều trị đau CSTL do thoái hóa cột
sống bằng châm cứu kết hợp với tập vật lý trị liệu cho kết quả tốt 61,2%, khá
27,5%, trung bình 11,3% [34].
Nghiên cứu của Lương Thị Dung (2008) về tác dụng của phương pháp điện
châm kết hợp với xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống
cho kết quả tốt và khá đạt 88,6% [35].
Khi đánh giá tác dụng của điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống bằng
điện châm các huyệt Đại trường du, Giáp tích L1-L5, Thứ liêu, Ủy trung kết hợp
thủy châm của Trần Thị Kiều Lan (2009) cho kết quả khá và tốt đạt 96,7% [36].

Một nghiên cứu khác của Nguyễn Tiến Hưng (2012) đánh giá tác dụng của đại
trường châm kết hợp laser châm trong điều trị đau do THCSTL kết quả điều trị 70%
tốt, 26,67% khá 3,33% trung bình [37].
Nghiên cứu của Phạm Hồng Vân và cộng sự (2013) về tác dụng của điện châm
trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư cho kết quả tốt là 74.45% [38].
Theo nghiên cứu của Trần Quốc Bình (2011) về đánh giá hiệu quả của viên
nang Bát vị quế phụ kết hợp với ôn điện châm điều trị đau thắt lưng thể thận dương
hư cho kết quả 100% bệnh nhân ở nhóm nghiên cứu hết hẳn đau và đau ở mức độ
nhẹ cao hơn so với nhóm chứng với p<0,01 [39].
Một nghiên cứu khác của Phạm Thị Ngọc Bích (2015) đánh giá tác dụng điều
trị đau thắt lưng do THCSTL bằng điện trường châm kết hợp với bài thuốc “Độc
hoạt tang ký sinh” cho kết quả tốt 65,7%, khá 31,4%, trung bình 2,9% [40].
Nghiên cứu của Nguyễn Thu Hương (2016) về tác dụng điều trị đau lưng cấp
bằng điện châm kết hợp bài “Cát căn thang” cho kết quả tốt 83,3%, khá 16,7% [41].


18

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.1. Bài thuốc “Độc hoạt thang” (Y học tâm ngộ) và “Độc hoạt tang ký sinh
thang” (Thiên kim phương)
Bảng2.1. Thành phần cho một thang thuốc “Độc hoạt thang”:
ST
T
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12

Liều
Vị thuốc
Độc hoạt
Đương quy
Tang ký sinh
Tần giao
Phục linh
Quế chi
Tế tân
Phòng phong
Ngưu tất
Uy linh tiên
Cẩu tích
Chích cam
thảo

Tên khoa học

Bộ phận dùng


lượn

Radix Angelicae pubescens
Radix Angelicae sinensis
Ramunlus Loranthi
RadixGentiana macrophyllae
Poria cocos
Ramulus Cinnamomi
Herba Asari
Radix Ledebouriellae
RadixAchyranthis bidentae
Radix Clematis
Rhizoma Cibotii

Thân rễ
Rễ
Toàn cây
Rễ
Nấm mọc ở rễ
Cành nhỏ
Toàn cây
Rễ
Rễ
Rễ
Thân rễ

g
12g
12g
12g

12g
12g
06g
04g
12g
12g
12g
16g

Radix Glycyrrhizae

Rễ

04g

Tất cả các vị thuốc trên đều đạt tiêu chuẩn của dược điển V, được bào chế và
được sắc bằng máy tự động rồi đóng túi tại khoa Dược – Bệnh viện đa khoa Y học
cổ truyền Hà Nội, ngày uống 1 thang được đóng làm 2 túi, hàm lượng 110ml/túi.
Liều dùng: Mỗi ngày uống một thang trong 20 ngày, uống ấm, chia 2 lần.

Bảng 2.2. Thành phần cho một thang thuốc “Độc hoạt tang ký sinh thang”:
ST
T

Vị thuốc

Tên khoa học

Bộ phận


Liều

dùng

lượn


19

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Độc hoạt
Đương quy
Tang ký sinh
Tần giao
Phục linh
Quế chi
Tế tân
Phòng phong
Ngưu tất
Đảng sâm


11

Thục địa

12
13
14
15

Xuyên khung
Xích thược
Đỗ trọng
Chích cam thảo

Radix Angelicae pubescens
Radix Angelicae sinensis
Ramunlus Loranthi
RadixGentiana macrophyllae
Poria cocos
Ramulus Cinnamomi
Herba Asari
Radix Ledebouriellae
RadixAchyranthis bidentae
Radix Codonopsis
Radix Rhemanniae

Thân rễ
Rễ
Toàn cây

Rễ
Nấm mọc ở rễ
Cành nhỏ
Toàn cây
Rễ
Rễ
Rễ củ

g
12g
12g
16g
12g
12g
06g
04g
12g
12g
12g

Rễ

12g

Thân rễ
Rễ
Vỏ thân
Rễ

08g

12g
12g
04g

praeparatus
Rhizoma Ligustici wallichii
Radix Paeoniae rubra
Cotex Eucommiae
Radix Glycyrrhizae

Các vị thuốc cũng được sắc và uống giống như trên.
2.1.2. Công thức huyệt
Theo phác đồ của Bộ Y Tế gồm các huyệt vùng thắt lưng, hông: Can du,Thận
du, Mệnh môn, Đại trường du, Yêu dương quan, Thứ liêu, Uỷ trung, Dương lăng
tuyền, Thái khê. Châm bổ huyệt Can du, Thận du, Uỷ trung, Thái khê. Châm tả các
huyệt còn lại, châm 2 bên [42] (phụ lục 2).
2.1.3. Phương tiện nghiên cứu
- Kim châm cứu có đường kính 0,5-1 mm, dài 5-7 cm, làm bằng thép không gỉ
của hãng Đông Á. Kim vô trùng đóng trong vỉ dùng một lần.
- Prince và bông, cồn 70 độ.
- Máy điện châm KWD – TN09 – T06 của công ty TNHH Thương mại và sản
xuất thiết bị y tế.
- Thước đo thang điểm VAS (Visual analogue scale)
Cấu tạo thước gồm một mặt chia thành 11 vạch đều nhau từ 0 – 10 điểm để
quy ước ra các mức độ đau để bệnh nhân tự lượng giá (phụ lục 4).


20

Hình 2.1. Thước đo thang điểm VAS.

- Thước đo tầm vận động CSTL, thước dây.
- Bộ câu hỏi Oswestry Low Back Pain Disability Questionaire (OD) đánh giá
mức độ cải thiện hoạt động CSTL trong sinh hoạt hàng ngày (phụ lục 3).
- Bài thuốc “Độc hoạt thang” và “Độc hoạt tang ký sinh thang”với các vị thuốc
đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV của Bộ Y tế, thành phần và liều lượng đã nêu
rõ ở trên.
- Bệnh án nghiên cứu được xây dựng theo một mẫu thống nhất (phụ lục 1).
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
 Tiêu chuẩn chẩn đoán theo YHHĐ
- Bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên, không phân biệt giới, nghề nghiệp.
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định đau thắt lưng do thoái hóa CSTL:
+ Lâm sàng bệnh nhân có hội chứng CSTL trong đó bắt buộc có triệu chứng
đau lưng.
+ Cận lâm sàng bệnh nhân phải có hình ảnh thoái hóa trên phim Xquang CSTL
hoặc MRI, CT-Scaner nếu có và xét nghiệm máu không có biểu hiện viêm.
- Bệnh nhân có VAS ≥ 3.
- Bệnh nhân tình nguyện tham gia nghiên cứu và tuân thủ đúng liệu trình điều
trị, không áp dụng các biện pháp điều trị khác trong thời gian nghiên cứu.
 Tiêu chuẩn chẩn đoán theo YHCT
- Bệnh nhân được chẩn đoán chứng yêu thống thể phong hàn thấp kèm can
thận hư:


21

Đau vùng thắt lưng, bệnh âm ỉ lâu ngày tái phát, đau tăng khi trời lạnh, hay ẩm
thấp, chân tay lạnh ẩm, toàn thân sợ lạnh, nặng nề, chân có cảm giác tê bì hay kiến
bò, thích uống ấm, ăn đồ ấm, kèm theo có hoa mắt, chóng mặt, mỏi gối, ù tai, tiểu
đêm, người mệt mỏi, ăn ngủ kém, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch trầm tế.

2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
Các trường hợp sau không nằm trong diện nghiên cứu:
- THCSTL có hội chứng đuôi ngựa, đau thần kinh tọa, trượt đốt sống, loãng
xương nặng. Bệnh nhân mắc các bệnh viêm nhiễm tại vùng thắt lưng hay toàn thân.
Bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch, bệnh phổi, HIV-AIDS, các bệnh mãn tính
khác suy gan, suy thận, đái tháo đường, sỏi tiết niệu, tâm thần, bệnh về máu...
- Bệnh nhân được chẩn đoán chứng yêu thống thể phong hàn thấp, thể thấp
nhiệt, thể huyết ứ.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia vào nghiên cứu và bệnh nhân không tuân
thủ quy trình điều trị.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Theo phương pháp can thiệp lâm sàng mở, so sánh trước sau điều trị, có đối chứng.
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
- Chọn cỡ mẫu thuận tiện gồm 60 bệnh nhân, chia thành 2 nhóm theo phương
pháp chọn mẫu có chủ đích cho đến khi mỗi nhóm được 30 bệnh nhân. Bệnh nhân ở
hai nhóm có sự tương đồng về tuổi, giới, mức độ đau theo VAS. Theo đó chúng tôi
có hai nhóm:
+ Nhóm 1: Gồm 30 bệnh nhân điều trị bằng phương pháp điện châm kết hợp
với bài thuốc “Độc hoạt tang ký sinh thang”.
+ Nhóm 2: Gồm 30 bệnh nhân điều trị bằng phương pháp điện châm kết hợp
bài thuốc “Độc hoạt thang”.


22

2.3.3. Quy trình nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định đau thắt lưng do THCS, đáp ứng các tiêu
chuẩn chọn bệnh nhân, được thăm khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng và
chụp phim Xquang CSTL thẳng nghiêng. Bệnh nhân cả hai nhóm:

- Đánh giá các triệu chứng lâm sàng trước điều trị (T0).
- Uống thuốc sắc ngày 1 thang theo bài thuốc của từng nhóm đã quy định.
- Điện châm vùng thắt lưng: Thời gian 20 phút/lần x 1 lần/ngày (cả thứ 7, chủ nhật).
- Theo dõi các biểu hiện lâm sàng và yếu tố liên quan tới quá trình điều trị.
- Liệu trình điều trị là 20 ngày, đánh giá kết quả sau 10 ngày (T10) và 20 ngày (T20).
- Bệnh nhân được uống thuốc 2 lần trong ngày, mỗi lần uống một túi, uống
thuốc sau khi ăn sáng - chiều 1 giờ, làm ấm lại thuốc trước khi uống và dặn bệnh
nhân uống từ từ trong vòng 15-20 phút.
- Liệu trình là mỗi ngày 1 thang, trong 20 ngày.
- Bệnh nhân cả hai nhóm sẽ được làm xét nghiệm:
+ Công thức máu, hóa sinh máu gồm chức năng gan thận urê, creatinin, AST,
ALT, tại thời điểm trước điều trị (T0) và hóa sinh máu sau điều trị 20 ngày (T20).
+ Chụp X quang CSTL thẳng nghiêng, siêu âm ổ bụng thời điểm T0.
- Chuẩn bị địa điểm, trang thiết bị, bệnh nhân:
+ Chuẩn bị địa điểm châm cứu là phòng thoáng mát, sạch sẽ và đủ ánh sáng.
+ Chuẩn bị dụng cụ châm cứu như kim, prince, bông vô khuẩn, cồn 70°, máy
đo huyết áp, hộp chống sốc...
+ Chuẩn bị bệnh nhân: Bệnh nhân sẽ được giải thích rõ ràng về quá trình điện
châm, đo huyết áp, mạch trước khi tiến hành.
- Phương pháp điện châm và mắc điện:
+ Xác định đúng vị trí huyệt.
+ Sát trùng chỗ châm theo đúng kỹ thuật.
+ Dùng hai đầu ngón tay kéo da ở chỗ châm sang hai bên.
+ Châm kim:
Thì qua da: Đưa kim thật nhanh và gọn qua da để tránh gây đau cho bệnh nhân.


23

Thì vào cơ: Điều chỉnh góc châm và độ nông sâu tùy thuộc vào từng vị trí huyệt

cho tới khi có hiện tượng đắc khí (người bệnh có cảm giác tức, nặng, tê, trướng, người
thực hiện có cảm giác kim bị mút chặt, da tại chỗ châm đỏ lên hoặc tái đi) [28].
+ Mắc mỗi cặp dây cho 2 huyệt cùng tên, cùng đường kinh.
+ Tần số theo phương pháp bổ là 1-3 Hz và tần số tả là 5-10 Hz. Cường độ
nâng dần từ 0 đến 150 microAmpe theo mức chịu đựng của bệnh nhân [42].
+ Rút kim và sát trùng da vùng huyệt vừa châm.
2.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi
2.3.4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân
Tuổi, giới, nghề nghiệp, thời gian từ khi mắc bệnh đến khi điều trị, vị trí đau,
mức độ tổn thương trên phim X-quang.
2.3.4.2. Kết quả điều trị
 Triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị
- Triệu chứng cơ năng:
+ Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS.
- Triệu chứng thực thể:
+ Hội chứng CSTL: Triệu chứng co cơ, hạn chế vận động cột sống thắt lưng
động tác duỗi, gấp, nghiêng xoay cột sống, độ giãn CSTL, khoảng cách tay đất.
+ Thay đổi về chất lưỡi và rêu lưỡi theo YHCT.
- Mức độ cải thiện hoạt động của CSTL trong sinh hoạt hằng ngày theo thang
điểm Oswestry Disability.
- Các tác dụng không mong muốn xuất hiện trong quá trình điều trị
- Điện châm: Vựng châm, chảy máu, gẫy kim, nhiễm trùng tại chỗ châm.
- Bài thuốc: Đau bụng, buồn nôn, đại tiện lỏng, dị ứng.
2.3.5. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị
Cách đánh giá kết quả điều trị dựa theo cách đánh giá của Amor.B [43].
2.3.5.1. Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS
 Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS


24


Mức độ đau chủ quan của bệnh nhân được lượng giá bằng thang VAS (Visual
Analogue Scale). Thang VAS được chia thành 10 đoạn bằng nhau bởi 11 điểm từ 0
(hoàn toàn không đau) đến 10 (đau nghiêm trọng, không thể chịu được, có thể
choáng ngất) [44]. Đánh giá mức độ đau lúc vào viện và sau 10 ngày, 20 ngày điều
trị (T0, T10, T20). Thang VAS được chia thành 5 mức độ sau:
VAS = 0 (Hoàn toàn không đau

4 điểm

1 - 3 (Đau nhẹ)

3 điểm

4 - 6 (Đau vừa)

2 điểm

7 - 8 (Đau nặng)

1 điểm

9 - 10 (Đau nghiêm trọng)

0 điểm

2.3.5.2. Đánh giá mức độ hạn chế vận động cột sống thắt lưng

 Đánh giá độ giãn CSTL qua nghiệm pháp Schober
Bệnh nhân đứng thẳng, hai gót chân sát nhau, hai bàn chân mở một góc 60°,

đánh dấu ở bờ trên đốt sống S1 đo lên 10 cm và đánh dấu ở đó, cho bệnh nhân cúi
tối đa đo lại khoảng cách giữa 2 điểm đã đánh dấu, ở người bình thường khoảng
cách là 14/10 – 16/10 cm. Cách đánh giá:
14≤Schober≤16

4 điểm

13 ≤ Schober < 14 cm

3 điểm

12 ≤ Schober < 13 cm

2 điểm

11 ≤ Schober < 12 cm

1 điểm

10 ≤ Schober <11 cm

0 điểm

 Đánh giá tầm vận động CSTL
Đánh giá theo phương pháp “Zero”: Bệnh nhân đứng thẳng, hai gót chân sát
nhau, hai bàn chân mở một góc 60°, yêu cầu bệnh nhân làm các động tác vận động
cột sống gồm gấp, duỗi, nghiêng trái, nghiêng phải, xoay trái, xoay phải. Đánh giá:


25


Điểm
Tầm vận động
Độ gấp
Độ duỗi
Độ nghiêng trái
Độ nghiêng phải
Độ xoay trái
Độ xoay phải

3

2

1

0

≥ 70°
≥ 25°
≥ 20°
≥ 20°
≥ 20°
≥ 20°

60°- 69°
20°- 24°
15°- 19°
15°- 19°
15°- 19°

15°- 19°

40°- 59°
15°- 19°
10°- 14°
10°- 14°
10°- 14°
10°- 14°

< 40°
< 15°
< 10°
< 10°
< 10°
< 10°

 Đánh giá khoảng cách tay đất
0 cm
≤ 10 cm
≤ 20 cm
≤ 30 cm
> 30cm

4 điểm
3 điểm
2 điểm
1 điểm
0 điểm

2.3.5.3. Đánh giá mức độ co cơ


 Đánh giá mức độ co cơ trước và sau điều trị trên lâm sàng
Không co cứng cơ
Có co cơ

1 điểm
0 điểm

2.3.5.4. Chức năng sinh hoạt hàng ngày và tâm lý bệnh nhân

 Đánh giá các chức năng sinh hoạt hằng ngày
Sử dụng 7 câu trong bộ 10 câu hỏi “Oswestry lowback pain disability
questionaire” [45] đánh giá 7 hoạt động gồm: Cường độ đau, chăm sóc cá nhân,
nhấc vật nặng, đi bộ, ngồi, đứng, ngủ (xem chi tiết ở phần phụ lục 3). Mỗi câu hỏi
có số điểm từ 0 đến 5, như vậy tổng số điểm của 7 hoạt động từ 0 đến 35, điểm càng
cao chức năng sinh hoạt càng hạn chế. Cách đánh giá:
Điểm OD
0 -7
8 - 14
15 - 21
22 - 28
29 - 35

Mức độ
Tốt
Khá
Trung bình
Kém
Rất kém


2.3.5.5. Đánh giá thay đổi về YHCT

 Đánh giá về sự thay đổichất lưỡi và rêu lưỡi theo YHCT

Điểm
4 điểm
3 điểm
2 điểm
1 điểm
0 điểm


×