Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

BIẾN CHỨNG TĂNG HUYẾT áp và một số yếu tố LIÊN QUAN ở NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT áp tại TRUNG tâm y tế THÀNH PHỐ PHỦ lý TỈNH hà NAM năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.61 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
-----------------------------

NGUYỄN MINH PHƯƠNG

BIẾN CHỨNG TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ PHỦ LÝ- TỈNH
HÀ NAM NĂM 2019

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CỘNG CỘNG

Hà Nội – 2019



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG
----------------------

NGUYỄN MINH PHƯƠNG

BIẾN CHỨNG TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ PHỦ LÝ TỈNH HÀ
NAM NĂM 2019
Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 8 72 07 01



ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. Lê Anh Tuấn


Hà Nội – 2019

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................3
1.1. Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp...........................................................3
1.1.1. Định nghĩa tăng huyết áp.........................................................................3
1.1.2. Phân loại tăng huyết áp............................................................................3
1.1.3. Nguyên tắc điều trị tăng huyết áp............................................................4
1.2. Tình hình tăng huyết áp trên Thế giới và Việt Nam.........................................5
1.2.1 Tình hình tăng huyết áp trên thế gới........................................................5
1.2.2. Tình hình tăng huyết áp tại Việt Nam......................................................5
1.3. Một số biến chứng thường gặp trong tăng huyết áp......................................6
1.4. Các yếu tố liên quan đến biến chứng THA......................................................8
1.4.1. Các yếu tố về phía người bệnh.................................................................8
1.4.2. Các yếu tố về quá trình điều trị tăng huyết áp.......................................10
1.4.3. Các yếu tố môi trường cộng đồng..........................................................10
1.5. Một số thông tin cơ bản về địa bàn nghiên cứu...........................................10
1.6. Khung lý thuyết..............................................................................................12
CHƯƠNG 2: 14ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................14
2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................14
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn...............................................................................14

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.................................................................................14
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu..................................................................14
2.3. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................................14
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu..............................................................15
2.4.1. Cỡ mẫu...................................................................................................15
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu:........................................................................15
2.5. Công cụ thu thập thông tin............................................................................16
2.5.1. Chỉ số, biến số nghiên cứu.....................................................................16


2.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu........................................................17
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu.............................................................................18
2.8. Hạn chế của đề tài.........................................................................................18
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ................................................................................19
3.1. Đặc điểm chung của người bệnh tăng huyết áp............................................19
3.2.Thực trạng biến chứng của người bệnh tăng huyết áp..................................24
3.3. Các yếu tố liên quan đến biến chứng THA của người bệnh..........................26
3.3.1. Các yếu tố về đặc điểm cá nhân.............................................................26
3.3.2. Các yếu tố về quá trình điều trị THA......................................................28
3.3.3. Các yếu tố môi trường, xã hội................................................................29
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN.............................................................................30
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................................31
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ...........................................................................................32
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU..........................................................................................33
TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI........................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH:


Bộ câu hỏi

CBYT:

Cán bộ Y tế

CI:

Khoảng tin cậy (Confidence Interval)

HA:

Huyết áp

HATr:

Huyết áp tâm trương

HATT:

Huyết áp tâm thu

OR:

Tỷ suất chênh (Odds Ratio)

PKĐK:

Phòng khám đa khoa


THA:

Tăng huyết áp

TLBA:

Trích lục bệnh án

TBMMN

Tai biến mạch máu não

Tp.:

Thành phố

TTYT:

Trung tâm Y tế

WHO:

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1.


Phân loại huyết áp.........................................................................3

Bảng 2.1.

Tổng hợp các chỉ số, biến số chính..............................................16

Bảng 2.2.

Sai số và biện pháp hạn chế........................................................18

Bảng 3.1.

Đặc điểm nhân khẩu học người bệnh tăng huyết áp..................19

Bảng 3.2.

Hành vi nguy cơ và hành vi dự phòng.........................................21

Bảng 3.3.

Tiền sử tăng huyết áp..................................................................22

Bảng 3.4.

Quá trình điều trị tăng huyết áp.................................................23

Bảng 3.5.

Tỷ lệ bệnh nhân có các loại biến chứng thường gặp..................24


Bảng 3.6.

Tỷ lệ người bệnh có biến chứng tăng huyết áp theo đặc điểm. .25

Bảng 3.7.

Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu với biến chứng và không
biến chứng THA..........................................................................26

Bảng 3.8.

Mối liên quan giữa có biến chứng và không biến chứng với yếu
tố cá nhân....................................................................................27

Bảng 3.9.

Mối liên quan giữa việc điều trị THA có biến chứng và không biến
chứng THA...................................................................................28

Bảng 3.10. Mối liên quan giữa yếu tố môi trường, xã hội có biến chứng và
không biến chứng THA................................................................29


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Khung lý thuyết các yếu tố liên quan đến biến chứng THA.............13


1

ĐẶT VẤN ĐỀ


Tăng huyết áp tăng huyết áp là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm được xem
như “kẻ giết người thầm lặng” vì toàn bộ sự tiến triển của bệnh thường diễn ra trong
âm thầm không có triệu chứng. tăng huyết áp là một vấn đề rất thường gặp trong
cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu
người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não, là nguyên
nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơ tim cấp. Tỷ lệ người mắc tăng huyết áp ngày
càng tăng và tuổi bị mắc mới cũng ngày một trẻ hóa [31]. Theo Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO), năm 2013 toàn thế giới có tới 972 triệu người bị tăng huyết áp và con
số này được ước tính vào khoảng 15,6 tỷ người vào năm 2025 [44]. Hiện nay, cứ
trung bình 10 người lớn có 4 người bị tăng huyết áp. Mỗi năm số người bệnh nhân
tử vong vì tăng huyết áp và biến chứng của tăng huyết áp là trên 7 triệu người [44].
Ở Việt Nam, năm 2000 có khoảng 16,3% người lớn bị tăng huyết áp, đến năm 2009
tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn là 25,4% và năm 2016 tỷ lệ này ở mức báo động là
48%, một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại [28].
Các biến chứng của tăng huyết áp là rất nặng nề như: Tai biến mạch máu
não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, mù lòa…Những biến chứng này có ảnh
hưởng đến sức khỏe người bệnh, gây tàn phế thậm chí là tử vong và trở thành gánh
nặng về tinh thần cũng như vật chất cho gia đình người bệnh cũng như toàn xã hội.
Bệnh tăng huyết áp là nguyên nhân chính (chiếm 59,3% các nguyên nhân) gây ra
tai biến mạch máu não [20]. Như vậy, hàng năm chúng ta phải chi một khoản kinh
phí rất lớn, tới ngàn tỷ đồng để trực tiếp điều trị bệnh và phục vụ những người bị
liệt, tàn phế, mất sức lao động do tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…
Trung tâm Y tế thành phố Phủ Lý (TTYT Tp. Phủ Lý) thực hiện chức năng
khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Năm 2017 phát hiện 347 trường hợp mắc tăng huyết
áp, năm 2018 là 450 trường hợp và đến tháng 3 năm 2019 có 500 trường hợp mắc
tăng huyết áp. Qua khám và điều trị thì phát hiện nhiều trường hợp người bệnh tăng
huyết áp đang điều trị tại đây đã biến chứng của tăng huyết áp như: suy tim, tai



2

biến mạch máu não, thận, Rối loạn lipit mỡ máu [39]. Từ trước đến nay, mặc dù số
liệu quản lý bệnh nhân tăng huyết áp vẫn được thu thập định kỳ, tuy nhiên chưa có
nghiên cứu được thực hiện đánh giá thực trạng mức biến chứng của người bệnh
tăng huyết áp như thế nào? và một số yếu tố liên quan là gì? Bởi vậy chúng tôi đề
xuất nghiên cứu: “Biến chứng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở bệnh
nhân tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế thành phố Phủ Lý năm 2019”.

1. Mô tả thực trạng biến chứng tăng huyết áp ở người bệnh điều trị tăng
huyết áp tại Trung tâm Y tế thành phố Phủ Lý- tỉnh Hà Nam năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến biến chứng tăng huyết áp của đối
tượng nghiên cứu


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp
1.1.1. Định nghĩa tăng huyết áp
Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính trong đó áp lực máu hệ thống động
mạch tăng cao, bệnh được phân loại thành các giai đoạn theo từng mức Huyết áp
tâm thu (HATT) và huyết áp tâm trương (HATTr). Hội tăng huyết áp Thế giới (ISH)
cùng với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quy định huyết áp từ 140/90 mmHg trở
lên được gọi là tăng huyết áp (Huyết áp tâm thu ≥ 140 hoặc huyết áp tâm trương ≥
90) [43]. Tại Việt Nam năm 2010 theo Bộ Y tế một người trưởng thành (lớn hơn
hoặc bàng 18 tuổi) được gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc
bằng 140 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn bằng 90 mmHg [2.]

1.1.2. Phân loại tăng huyết áp
Năm 2010, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3192/QĐ-BYT, ngày 31/8/2010
“Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp” được phân loại như sau [2]:
Bảng 1.1. Phân loại huyết áp
Phân loại huyết áp
Huyết áp tối ưu

HATT (mmHg)
< 120


HATTr (mmHg)
< 80

Huyết áp bình thường

120 – 129

và/hoặc

80 – 84

Tiền tăng huyết áp
Tăng huyết áp độ 1(nhẹ)

130 - 139
140 – 159

và/hoặc
và/hoặc


85 – 89
90 – 99

Tăng huyết áp độ 2 (trung bình)

160 – 179

và/hoặc

100 – 109

Tăng huyết áp độ 3(nặng)
≥ 180
và/hoặc
≥ 110
Theo hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị tăng huyết áp của Bộ Y tế năm 2010 [2].
Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng mức phân độ thì
chọn mức cao hơn để xếp loại. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc cũng được phân độ
theo các mức biến động của huyết áp tâm thu.
1.1.3. Nguyên tắc điều trị tăng huyết áp


4

Nguyên tắc chung
“Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp” của Bộ Y tế áp dụng
cho mọi bệnh nhân việc điều trị bệnh tăng huyết áp bao gồm dùng thuốc và thay
đổi lối sống [2].
Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ

hàng ngày, điều trị lâu dài: Mục tiêu điều trị là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối
đa “nguy cơ tim mạch”. “Huyết áp mục tiêu” cần đạt là < 140/90 mmHg và thấp
hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất
cao thì huyết áp mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg. Khi điều trị đã đạt huyết áp
mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt
chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời; Điều trị cần hết sức tích cực ở người bệnh đã có
tổn thương cơ quan đích. Không nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng
thiếu máu ở các cơ quan đích, trừ tình huống cấp cứu [2] [19].
Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, chương trình phòng chống tăng
huyết áp quốc gia và Phân hội tăng huyết áp Việt Nam áp dụng cho mọi người bệnh
để ngăn ngừa tiến triển và giảm được huyết áp, giảm số thuốc cần bao gồm:
- Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng
- Giảm ăn mặn (dưới 6gam muối hay một thìa cafe muối mỗi ngày)
- Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi
- Hạ chế thức ăn có nhiều cholesterol và acid béo no
- Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng hợp lý
- Hạn chế uống rượu, bia
- Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào
- Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp
- Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi
hợp lý
- Tránh bị lạnh đột ngột [19] [21].


5

Những khuyến cáo trên được đưa ra dựa trên những bằng chứng nghiên cứu
các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ tử vong đối với người tăng huyết áp và cần được áp
dụng tối đa trên người bệnh để tăng cường hiệu quả điều trị tăng huyết áp [21]

1.2. Tình hình tăng huyết áp trên Thế giới và Việt Nam
1.2.1 Tình hình tăng huyết áp trên thế gới
Theo thống kê của WHO, năm 2013 tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn từ 18
tuổi trở lên là khoảng 22%. Tỷ lệ mắc tăng huyết áp khác nhau giữa các khu vực,
cao nhất ở khu vực Châu Phi với cả hai giới là 30% và thấp nhất là ở khu vực Châu
Mỹ là 18% [44].
Trong tất cả các khu vực thì tỷ lệ tăng huyết áp ở nam giới cao hơn so với nữ
giới, tỷ lệ tăng huyết áp ở các nước có thu nhập thấp và trung bình cao hơn so với
các nước có thu nhập cao. Ở khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ người trưởng thành mắc
tăng huyết áp là khoảng 35% [44].
Hàng năm, số tử vong do tăng huyết áp được ước tính là gần 1,5 triệu người
[40]. Theo số liệu thống kê của một số quốc gia cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp cao
nhưng tỷ lệ người bệnh được quản lý và kiểm soát được huyết áp còn thấp.
Tại Ấn Độ, năm 2013 tỷ lệ tăng huyết áp là 29,8%. Tỷ lệ tăng huyết áp được
điều trị ở nông thôn là 25,1% nhưng chỉ có 10,7% kiểm soát được huyết áp. Tỷ lệ
tăng huyết áp được điều trị ở khu vực thành thị là 37,6% nhưng chỉ có 20,2% kiểm
soát được huyết áp [42].
Tỷ lệ tăng huyết áp ở Malaysia năm 2011 là 32,7% ở người trên 18 tuổi và
43,5% ở người trên 30 tuổi. Tuy nhiên chỉ có 35% người bệnh kiểm soát được huyết
áp trong số những người đã được điều trị. Năm 2013 tỷ lệ người trên 25 tuổi mắc
tăng huyết áp xấp xỉ 33% [45].
1.2.2. Tình hình tăng huyết áp tại Việt Nam
Ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp tại cộng đồng đã tăng đáng kể.
Cuộc khảo sát quốc gia đầu tiên được tiến hành của Trần Đỗ Trinh và cộng sự
(1992), tăng huyết áp ở người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên tỷ lệ mắc khoảng 11,7%.
[27]. Theo Trương Việt Dũng và cộng sự (năm 2002), tăng huyết áp ở người Việt


6


Nam từ 25 đến 64 tuổi, khảo sát y tế quốc gia 2001 – 2002 tỷ lệ mắc khoảng 16,9%
[18]; Năm 2008, tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở người lớn (≥ 25 tuổi) là 25,1% với nam
28,3% và nữ 23,12% [28]. Năm 2015, tỷ lệ tăng huyết áp người trưởng thành (≥ 25
tuổi) là 47,3% [17].
Đặng Oanh và cộng sự (2009), Nghiên cứu “Tình trạng tăng huyết áp của
người trưởng thành tại tỉnh Đắc Lắc năm 2009 và một số yếu tố liên quan” được tiến
hành bằng phương pháp cắt ngang mô tả trên 600 đối tượng, từ 25 tuổi trở lên, lựa
chọn ngẫu nhiên tại 3 xã và 3 phường/thị trấn tại tỉnh Đắk Lăk, tỷ lệ tăng huyết áp
chung là 30,0% (tăng huyết áp giai đoạn 1 là 17,7% và giai đoạn 2 là 12,3%) [15].
Năm 2011, nghiên cứu của Hà Anh Đức trên 2368 người ≥ 25 tuổi tại Thái
Nguyên cho biết tỷ lệ mắc tăng huyết áp người lớn tại đây là 23%, trong đó có sự
khác biệt rõ giữa nam và nữ, nhóm tuổi và ở người thừa cân béo phì [20].
Điều tra năm 2015 của Phạm Thái Sơn và cộng sự thuộc Viện Tim mạch
Quốc Gia ước lượng một tỷ lệ tăng huyết áp ở người trên 25 tuổi là 25,1%, trong đó
nam là 28,3% và nữ là 23,1%. Tỷ lệ này tăng theo tuổi cả ở 2 giới (32,7% và 17,3%,
p< 0,001) [32].
Nghiên cứu của Lê Kim Việt (2016), cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp 47,3%,
không biết tăng huyết áp tỷ lệ 39,1%, biết bị tăng huyết áp tỷ lệ 60,9%, không điều
trị tăng huyết áp tỷ lệ 7,2%, tăng huyết áp có điều trị tỷ lệ 92,8%, tăng huyết áp có
điều trị nhưng chưa kiểm soát được huyết áp tỷ lệ 69%, tăng huyết áp có điều trị và
kiểm soát được huyết áp tỷ lệ 31.3% [31].
1.3. Một số biến chứng thường gặp trong tăng huyết áp
Các biến chứng của tăng huyết áp rất đa dạng và phong phú, nhưng thường
diễn biến âm thầm, ngày một nặng dần và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan bộ phận
của cơ thể của người bệnh bằng nhiều cách. Biểu hiện lâm sàng của các biến chứng
thường kín đáo làm cho người bệnh chủ quan tưởng mình vẫn bình thường. Các
biến chứng có thể xảy ra của bệnh tăng huyết áp [23] [30].
Các biến chứng của tăng huyết áp rất đa dạng, phong phú nhưng lại thường
diễn ra âm thầm, ngày một nặng dần và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan bộ phận cơ



7

thể của người bệnh bằng nhiều cách. Biểu hiện lâm sàng của các biến chứng này
thường kín đáo làm cho người bệnh chủ quan tưởng mình vẫn bình thường. Các
biến chứng có thể xảy ra của bệnh tăng huyết áp [2] [21] [30]:
- Biến chứng não: Là những biến chứng rất thường gặp và thường nặng nề
với các người bệnh tăng huyết áp. Tai biến mạch máu não bao gồm cả xuất huyết
não và nhồi máu não với các triệu chứng thần kinh khu trú không quá 24 giờ hoặc
bệnh não do tăng huyết áp với lú lẫn, hôn mê kèm theo co giật, nôn mửa, nhức đầu
dữ dội. Đây là biến chứng có thể xảy ra đột ngột vào bất cứ thời gian nào trong
ngày nhưng chủ yếu vào ban đêm hoặc khi thời tiết thay đổi, mùa đông kéo dài.
Chính vì vậy kiểm soát tốt huyết áp nhằm tránh các cơn tăng huyết áp kịch phát là
ưu tin hàng đầu để giảm thiểu các biến chứng này [2] [30].
Khi đột quỵ, một phần não bị hư hại đột ngột do mất máu nuôi não do tắc
hoặc vỡ mạch máu não. Khi thiếu máu lên não các tế bào não sẽ ngừng hoạt động
và sẽ chết đi sau vài phút. Những tổn thương này dẫn đến các vùng cơ thể do phần
não đó điều khiển sẽ bị tổn thương như yếu, liệt, tê mất cảm giác nửa người, không
nói được hoặc hôn mê, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Nhiều
trường hợp được cứu sống nhưng có thể bị tàn phế suốt đời, giảm tuổi thọ và không
có khả năng lao động [2] [21].
Tai biến mạch máu não là một loại hình tổn thương nghiêm trọng nếu không
được xử lý kịp thời có thể dẫn tới tử vong hoặc gây ra các di chứng nặng nề. Những
dấu hiệu nhận biết tai biến mạch máu não: có thể vấp ngã hoặc chóng mặt đột ngột,
mất thăng bằng và có thể nói khó hoặc không thể giải thích những gì đang xảy ra.
Tê liệt hoặc tê ở một bên của cơ thể. Về mắt có thể có thể đột nhiên nhìn mờ. Nhức
đầu đột ngột, chóng mặt, choáng váng [30].
Theo thống kê WHO (2013), trong các ca tử vong do biến chứng của tăng
huyết áp thì chiếm tới 51% ca tử vong là do đột quỵ [44].
- Biến chứng tim mạch: Suy tim, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, bệnh

mạch vành, xơ vữa động mạch, phình động mạch chủ, bệnh mạch máu khác.
Trong đó suy tim và bệnh mạch vành là hai biến chứng chính và là nguyên nhân


8

gây tử vong cao nhất của tăng huyết áp, tăng huyết áp là tăng gánh nặng cho tim
và hệ thống động mạch [23] [30].
- Biến chứng thận: vữa xơ động mạch sớm và nhanh; xơ thận gây suy; thận
dần dần hoại tử dạng tơ huyết tiền động mạch thận gây tăng huyết áp ác tính. Giai
đoạn cuối thiếu máu cục bộ nặng ở thận. Khi người bệnh đã bị bệnh thận mạn do tăng
huyết áp đến giai đoạn không thể điều trị bằng thuốc sẽ dẫn đến chi phí điều trị tăng
lên rất nhiều do phải chạy thận nhân tạo định kỳ dẫn đến nhiều người bệnh nghèo
không có khả năng chi trả phải ngừng điều trị ảnh hưởng đến tính mạng [23] [30].
- Biến chứng về mắt tiến triển theo giai đoạn có thể dẫn đến mù lòa. Khi soi
đáy mắt có thể thấy tổn thương đáy mắt. Biến chứng này tuy ít gặp nhưng dễ nhầm
lẫn với các bệnh về mắt hoặc biến chứng mắt do đái tháo đường.
- Biến chứng mạch ngoại vi, trong đó đặc biệt nguy hiểm là biến chứng tách
thành động mạch chủ có thể tử vong. Các biến chứng về mạch máu ngày càng gặp
nhiều hơn trong thời gian gần đây và gần đây chưa có phương pháp điều trị thành
công và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống
Các nghiên cứu cho thấy người bị tăng huyết áp không được kiểm soát thì có
các nguy cơ sau: bệnh động mạch vành tăng gấp 3 lần; suy tim 6 lần; đột ngụy tăng
7 lần… Các biến chứng gây ra tăng huyết áp có thể cấp tính, có thể âm thầm và do
vậy không những nguy hiểm đe dọa tính mạng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới
chất lượng cuộc sống của người bệnh [25].
1.4. Các yếu tố liên quan đến biến chứng THA
Trên thực tế, có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra các yếu tố liên quan mật thiết với
tăng huyết áp có thể làm bệnh dễ xuất hiện và làm bệnh nặng thêm. Trong đó đáng
chú ý yếu tố chính là về phía người người bệnh, quá trình điều trị và các yếu tố môi

trường [26].
1.4.1. Các yếu tố về phía người bệnh
Chế độ ăn
Người thường hay ăn mặn, có nhiều chất muối natri cholesterol thì nguy cơ
mắc bệnh tăng huyết áp càng cao. Tuy nhiên cũng có người ăn mặn, có nhiều chất


9

muối nhưng không bị tăng huyết áp. Ở những gia đình có tiền sử tăng huyết áp, có
thói quen ăn nhiều chất muối ngay từ khi còn nhỏ sẽ có nguy cơ tăng huyết áp khi
trưởng thành [26].
Nhiều người bệnh nhân tăng huyết áp ở mức độ nhẹ chỉ cần thực hiện chế độ
ăn giảm bớt chất muối thì có thể điều trị được bệnh. Chế độ ăn giảm bớt chất muối là
một biện pháp quan trọng để điều trị cũng như phòng bệnh tăng huyết áp. Nhiều
nghiên cứu đã chứng minh nếu thực hiện chế độ ăn nhạt dưới 6 gam muối mỗi ngày
có thể làm giảm được huyết áp trung bình từ 4 đến 8 mm Hg [26].
Hút thuốc lá, thuốc lào
Trong thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất kích thích, đặc biệt có chất nicotin kích
thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và gây tăng huyết áp.
Nhiều nghiên cứu ghi nhận một người hút một điếu thuốc lá có thể làm tăng
huyết áp tối đa lên tới 11 mm Hg và huyết áp tối thiểu lên tới 9 mm Hg và kéo dài
trong khoảng thời gian từ 20 đến 30 phút. Vì vậy, nếu trong sinh hoạt hàng ngày
không hút thuốc lá, thuốc lào cũng là một biện pháp phòng bệnh tăng huyết áp[26].
Uống nhiều bia, rượu
Người uống nhiều bia, rượu quá mức cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim
mạch nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng. Đối với những người phải dùng
thuốc để điều trị tăng huyết áp, việc uống bia, rượu quá mức sẽ làm mất tác dụng của
thuốc hạ huyết áp; như vậy làm cho bệnh tăng huyết áp càng nặng hơn.
Ngoài ra, việc uống bia, rượu quá mức còn gây bệnh xơ gan và các tổn thương

thần kinh nặng nề khác, từ đó gián tiếp làm tăng huyết áp. Vì vậy, không nên uống
nhiều bia, rượu quá mức thì có thể phòng được bệnh tăng huyết áp.
Hàng ngày, mỗi người có thể uống được khoảng 300 ml bia hoặc 30 ml rượu
mạnh hay 50 ml rượu vang. Nếu uống nhiều hơn sẽ tạo yếu tố nguy cơ mắc nhiều
bệnh nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng [26].


10

Vận động thể lực
Người ít vận động thể lực hay có lối sống tĩnh tại cũng được xem là một nguy
cơ của bệnh tăng huyết áp. Việc vận động thể lực hàng ngày đều đặn trong khoảng
thời gian từ 30 đến 45 phút sẽ mang lại lợi ích rõ rệt trong biện pháp làm giảm nguy
cơ bệnh tim mạch nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng [26].
Căng thẳng, lo âu quá mức
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được những người bị căng thẳng thần kinh,
lo âu quá mức hay bị stress sẽ làm tăng nhịp tim. Dưới tác dụng của các chất trung
gian hóa học là adrenalin, noradrenalin làm động mạch bị co thắt dẫn đến tăng huyết
áp. Vì vậy, mỗi người cần rèn luyện cho mình tính tự lập, kiên nhẫn[26].
1.4.2. Các yếu tố về quá trình điều trị tăng huyết áp
- Thời gian phát hiện tăng huyết áp: các nghiên cứu đều cho kết quả những
người bệnh có thời gian phát hiện sớm tăng huyết áp thỉ tỷ lệ biến chứng của tăng
huyết áp phát hiện tăng huyết áp và điều trị sớm/muộn [26].
- Phác đồ điều trị
- Quy trình điều trị
- Tuân thủ điều trị
1.4.3. Các yếu tố môi trường cộng đồng
- Sự hỗ trợ của cán bộ y tế
- Hỗ trợ của gia đình, bạn bè
- Môi trường sống, làm việc

- Cơ sở cung cấp dịch vụ y tế ở địa phương [26].
1.5. Một số thông tin cơ bản về địa bàn nghiên cứu
Phủ Lý là thành phố trực thuộc tỉnh Hà Nam. Đây là Trung tâm văn hóa,
chính trị và kinh tế và là đô thị loại II của tỉnh Hà Nam. Thành phố này nằm ở vị trí
cửa ngõ phía nam Hà Nội và cũng là thành phố ngã ba sông hợp lưu lại là sông
Đáy, sông Châu Giang và sông Nhuệ. Diện tích là 8.787,30 ha diện tích tự nhiên.
Dân số thành phố Phủ Lý 136.654 nhân khẩu. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là: 0,8% có
21 đơn vị phường, xã [39].


11

Hiện nay, Trung tâm Y tế thành phố Phủ Lý (TTYT Tp. Phủ Lý) là TTYT
thực hiện hai chức năng. Chức năng phòng bệnh và chức năng khám bệnh, chữa
bệnh bảo hiểm y tế. Trung tâm có 9 khoa phòng và 21 trạm y tế phường, xã. Tổng
số cán bộ của trung tâm 40 cán bộ, phường/xã có 111 cán bộ, thực hiện chức năng
dự phòng thực hiện chức năng khám chữa bệnh ngoại trú. Mặc dù gặp nhiều khó
khăn về nhân lực, trình độ, trang thiết bị, chưa thành lập câu lạc bộ phòng chống
tăng huyết áp. Nhưng trong công tác khám chữa bệnh BHYT của Trung tâm vẫn
duy trì, đảm bảo tốt. Số lượng bệnh nhân đến khám ngày càng tăng. Năm 2017 có
tổng số bệnh nhân đến khám 28.366 lượt người đến KCB trong đó phát hiện 347
trường hợp mắc tăng huyết áp và tăng huyết áp kèm tiểu đường là 175 người năm
2018 có tổng số lượt khám bênh 37.599 trong đó có 450 người bệnh mắc tăng
huyết áp và số người bệnh mắc đái tháo đường và đến tháng 3 năm 2019 có trên
500 người mắc bệnh tăng huyết áp [39]. Quy trình quản lý người bệnh của trung
tâm như sau: Người bệnh sau khi được khám sàng lọc và chẩn đoán xác định đều
được lập sổ khám đặc biệt những người bệnh được chuẩn đoán các bệnh mạn tính
như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu…đều có bệnh án để theo dõi hàng
tháng có ghi chép đầy đủ các thông tin về khám chữa bệnh, địa chỉ cũng như mã số
của người bệnh lưu lại tại trung tâm. Hàng tháng người bệnh đi khám lại đều được

các bác sĩ, điều dưỡng đo huyết áp, ghi nhận xét tình trạng bệnh hiện tại đầy đủ và
các chỉ định hướng dẫn vào bệnh án ngoại trú [39].
Tuy nhiên qua khám và điều trị đã phát hiện nhiều còn nhiều vấn đề: công tác
tư vấn, truyền thông cho người bệnh, cộng đồng chưa được quan tâm nhiều . Điều
này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị của người bệnh. Hơn nữa qua thăm
khám, điều trị, qua khảo sát người bệnh cho thấy kiến thức về bệnh tăng huyết áp
cũng như các biến chứng của tăng huyết áp còn hạn chế, tỷ lệ biến chứng do tăng
huyết áp còn tăng cao đặc biệt là các biến chứng về não, tim, thận. Chưa được quan
tâm nhiều trong công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm đặc biệt trong công tác
tác điều trị tăng huyết áp, dẫn đến các yếu tố ảnh hưởng biến chứng tăng huyết áp của


12

người bệnh trong cộng đồng sẽ làm tăng tỷ lệ nhập viện biến chứng do tăng huyết áp,
ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh và là gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Biến chứng của tăng huyết áp là nguy hiểm tuy nhiên có thể giảm tỷ lệ biến
chứng tăng huyết áp, các yếu tố ảnh hưởng đến biến chứng tăng huyết áp để truyền
thông cho người bệnh, cho cộng đồng thông qua việc điều trị tăng huyết áp phòng
biến chứng [26].
1.6. Khung lý thuyết
Qua tổng quan tài liệu từ các nghiên cứu và tham khảo các văn bản hướng
dẫn quản lý tăng huyết áp tại cộng đồng ở Việt Nam, khung lý thuyết được xây
dựng với trọng tâm là rà soát các yếu tố liên quan đến biến chứng tăng huyết áp
của người bệnh điều trị tăng huyết áp, từ đó xây dựng bộ công cụ phù hợp để có
thể thu thập thông tin, đánh giá các yếu tố liên quan này.


13


Yếu tố cá nhân
Thông tin nhân khẩu học: tuổi, giới, nghề
nghiệp, nông thôn/thành thị…
Chế độ ăn, chế độ tập luyện
Sử dụng rượu, bia, thuốc lá
Tiền sử THA: thời gian, mức độ
Mắc và điều trị các bệnh kèm theo


Yếu tố về quá trình điều trị
Phát hiện THA, điều trị sớm/muộn

BIẾN
CHỨNG

Phác đồ điều trị

TĂNG

Quy trình điều trị

HUYẾT ÁP

Tuân thủ điều trị
Sự sẵn có của dịch vụ hỗ trợ liên quan

Yếu tố môi trường/cộng đồng
Sự hỗ trợ của cán bộ y tế
Hỗ trợ của gia đình, bạn bè
Môi trường sống, làm việc

Cơ sở cung cấp dịch vụ y tế ở địa phương

Hình 1.1. Khung lý thuyết các yếu tố liên quan đến biến chứng THA


14

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh đang điều trị tăng huyết áp ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành
phố Phủ Lý.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Người bệnh đang điều trị tăng huyết áp ngoại trú tại TTYT Tp. Phủ Lý;
- Cả nam và nữ;
- Từ 18 tuổi trở lên;
- Tự nguyện tham gia nghiên cứu;
- Bệnh án có đủ một số thông tin cần thiết như chẩn đoán; thời gian điều trị;
phác đồ điều trị; xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị biến chứng, bệnh kèm theo…
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Người bệnh không đến Trung tâm Y tế thành phố Phủ Lý trong thời gian
nghiên cứu.
- Bệnh nhân đã bỏ điều trị, chuyển sang cơ sở khác.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Nghiên cứu sẽ được thực hiện tại Trung Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 4/2019 đến 12/2019, trong đó:
- Giai đoạn chuẩn bị từ tháng 4 - 6/2019
- Điều tra tháng 7- 8/2019
- Phân tích số liệu, viết bài báo, viết báo cáo tháng 9 - 11/2019

2.3. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, sử dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng.
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu


15

2.4.1. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng một tỷ lệ trong nghiên cứu mô tả
cắt ngang:
p (1 - p)
n = Z2(1-α/2)
d2
Trong đó:
n: cỡ mẫu tối thiểu;
Z(1-α/2): hệ số tin cậy ở mức 95%, tương ứng = 1,96;
p: Tỷ lệ người bệnh tăng huyết áp có biến chứng, theo nghiên cứu của
Nguyễn Phan Thạch năm 2015 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định p =
0,82 [26].
d: sai số chấp nhận được của ước lượng, chọn d = 0,06.
Cỡ mẫu tính được là 226; dự phòng từ chối tham gia và làm tròn, nghiên cứu dự
định tiếp cận, tuyển chọn 250 người bệnh.
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu:
Hiện nay, tổng số người bệnh tăng huyết áp đang được quản lý tại Trung tâm
Y tế thành phố Phủ Lý là khoảng 500 người.
Bước 1: Trao đổi thông tin, đồng thuận với cơ sở nghiên cứu. Giới thiệu mục
đích, quy trình triển khai thu thập số liệu, đảm bảo không ảnh hưởng đến cơ sở và
người tham gia nghiên cứu. Tiến hành chọn điều tra viên, tập huấn điều tra viên về
quy trình nghiên cứu, phương pháp phỏng vấn, thu thập số liệu bệnh án…

Bước 2: Lập danh sách toàn bộ người bệnh tại cơ sở nghiên cứu, rà soát các
thông tin sàng lọc tiêu chuẩn người bệnh để xác định số bệnh nhân đủ tiêu chuẩn.
Kiểm tra tính kết nối giữa mã số của người bệnh ở danh sách và mã số người bệnh ở
bệnh án để đảm bảo tính kết nối phù hợp.
Bước 3: Chọn ngẫu nhiên 250 người bệnh trong tổng số người bệnh đủ tiêu
chuẩn bằng cách dùng phần mềm chọn ngẫu nhiên theo thứ tự hoặc cứ 2 người bệnh thì
chọn 1 (với ước tính có khoảng hơn 400 người bệnh đủ tiêu chuẩn).
Bước 4: Lập kế hoạch, mời cán bộ mời, sắp xếp người bệnh, cán bộ phỏng
vấn, cán bộ thu thập số liệu bệnh án.
Bước 5: Triển khai phỏng vấn tại phòng khám của trung tâm và trích lục thông
tin bệnh án tại phòng nghiệp vụ của trung tâm theo đúng kế hoạch
2.5. Công cụ thu thập thông tin


16

Bộ công cụ thu thập số liệu gồm có:
- Bộ câu hỏi (BCH) phỏng vấn người bệnh : Được thiết kế sẵn, phỏng vấn trực
tiếp người bệnh, bao gồm các thông tin về đặc điểm nhân khẩu; tiền sử tăng huyết
áp; lối sống; chế độ ăn; hành vi nguy cơ, hành vi dự phòng; quá trình điều trị
tăng huyết áp; chẩn đoán và điều trị biến chứng; chẩn đoán và điều trị các bệnh
kèm theo… (Phụ lục 2: Bộ câu hỏi phỏng vấn người bệnh);
- Bản trích lục thông tin bệnh án (TLBA): để thu thập một số thông tin quan
trọng từ bệnh án điều trị của người bệnh, bao gồm cả một số thông tin mà người
bệnh khó nhớ/khó trả lời khi phỏng vấn như quá trình điều trị, chẩn đoán, phác
đồ thuốc… (Phụ lục 3: Phiếu trích lục thông tin bệnh án);
2.5.1. Chỉ số, biến số nghiên cứu
Bảng 2.1. Tổng hợp các chỉ số, biến số chính
Biến số


Phương

Phân loại

Chỉ số

biến

pháp thu
thập

Đặc điểm nhân khẩu học
Tuổi
Liên tục

Tuổi thực = năm hiện tại-

Giới

Nhị phân

năm sinh
Nam, nữ

Nghề nghiệp
Trình độ

Định danh
Định danh


Tỷ lệ nghề nghiệp
Tỷ lệ các trình độ học

BCH; TLBA
BCH; TLBA
BCH; TLBA

BCH; TLBA
vấn
Tình trạng cư trú
Định danh Tỷ lệ tình trạng cư trú
BCH; TLBA
Tình trạng sức khỏe
Rời rạc
Tỷ lệ tình trạng sức khỏe BCH; TLBA
Thu nhập
Thứ bậc
Tỷ lệ thu nhập
BCH; TLBA
Sử dụng bảo hiểm y tế Liên tục
Tỷ lệ sử dụng BHYT
BCH; TLBA
Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng biến chứng tăng huyết áp ở người bệnh điều trị
tăng huyết áp tại trung tâm y tế thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam năm 2019
Thực trạng người
Nhị phân
Tỷ lệ người bệnh có biến
bệnh có biến chứng
tim mạch
Thực trạng người


Nhị phân

chứng tim mạch

BCH; TLBA

Tỷ lệ người bệnh có biến

BCH; TLBA


17

bệnh có biến chứng
não
Thực trạng người

chứng não
Nhị phân

bệnh có biến chứng

Tỷ lệ người bệnh có biến
chứng mắt

BCH; TLBA

mắt
Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố liên quan

Một số yếu tố liên
Rời rạc
Mối liên quan giữa yếu tố
quan (tuổi, giới, nghề

cá nhân (tuổi, giới, nghề

Tính OR, CI

nghiệp…)

nghiệp…) với biến chứng

95%, p

Một số yếu tố liên

THA của người bệnh
Mối liên quan giữa chế

Rời rạc

quan giữa chế độ ăn

độ ăn uống, tập luyện với

uống, tập luyện với

biến chứng THA


biến chứng THA
Một số yếu tố liên

Rời rạc

Tính OR, CI
95%, p

Mối liên quan giữa yếu tố

quan quá trình điều trị

của quá trình điều trị

Tính OR, CI

THA với biến chứng

THA với biến chứng

95%, p

THA
Một số yếu tố liên

Rời rạc

THA
Mối liên quan giữa yếu tố


quan bệnh đồng nhiễm

bệnh đồng nhiễm với

với biến chứng THA

biến chứng THA

Tính OR, CI
95%, p

2.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Phiếu phỏng vấn, trích lục bệnh án sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra, làm
sạch, đảm bảo kết nối mã số giữa 2 phiếu này của 1 người bệnh. Số liệu sẽ được nhập
bằng phần mềm EpiData 3.0 và phân tích kết quả bằng phần mềm SPSS 20.0.
Áp dụng thống kê mô tả, sử dụng tần số, tỷ lệ phần trăm, phân bố, X 2 … để
mô tả thực trạng của quần thể nghiên cứu. Tỷ số chênh OR, khoảng tin cậy 95%
(mức ý nghĩa thống kê p) được tính toán để phân tích mối liên quan giữa các yếu tố
và biến chứng tăng huyết áp của người bệnh.
Yếu tố có hay không có biến chứng sẽ được phân tích theo từng loại biến
chứng (tim mạch, thận, não…) và có hay không các biến chứng bất kỳ . Từ đó lựa


×