Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

KIẾN THỨC, THÁI độ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH UNG THƯ vú và một số yếu tố LIÊN QUAN ở PHỤ nữ 20 50 TUỔI tại sóc sơn, hà nội năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

DƢƠNG THỊ DUNG

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
PHÒNG CHỐNG BỆNH UNG THƢ VÚ VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ 20-50 TUỔI
TẠI SÓC SƠN, HÀ NỘI NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

DƢƠNG THỊ DUNG – C

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
PHÒNG CHỐNG BỆNH UNG THƢ VÚ VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ 20-50 TUỔI
TẠI SÓC SƠN, HÀ NỘI NĂM 2018
Chuyên ngành

: Y tế công cộng

Mã số

: 8720701



LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRỊNH HÙNG CƢỜNG

HÀ NỘI – 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Đề tài “Kiến thức, thái độ, thực hành phòng
chống bệnh ung thƣ vú và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ 20 – 50 tuổi tại
Sóc Sơn, Hà Nội năm 2018”. Tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều
kiện của Ban Giám Hiệu, Phòng Sau Đại Học Trƣờng Đại học Thăng Long.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn Y tế Công cộng,
trƣờng đại học Thăng Long đã trang bị cho tôi kiến thức, đạo đức nghề
nghiệp, phƣơng pháp nghiên cứu và tƣ duy khoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Trịnh Hùng
Cƣờng ngƣời thầy đã trực tiếp tận tình hƣớng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, Trung tâm Y tế Sóc Sơn, Ủy
ban nhân dân Xã Phù Linh và Ủy ban nhân dân Thị trấn Sóc Sơn đã tạo điều
kiện cho tôi trong quá trình thu thập số liệu thực địa.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, ngƣời thân đã cùng
tôi chia sẻ, động viên, khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình
thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng


năm 2018

Học viên

Dƣơng Thị Dung


ii

LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi: - Phòng đào tạo Sau đại học Trƣờng Đại Học Thăng Long
- Bộ môn Y tế công cộng trƣờng Đại học Thăng Long
- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
Tôi tên là: Dƣơng Thị Dung – Học viên lớp cao học Y tế công cộng 5A,
chuyên ngành Y tế công cộng trƣờng Đại học Thăng Long
Tôi xin cam đoan rằng, Đề tài “Kiến thức, thái độ, thực hành phòng
chống bệnh ung thƣ vú và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ 20 – 50 tuổi tại
Sóc Sơn, Hà Nội năm 2018” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn này là có thật và kết quả hoàn
toàn là trung thực, chính xác, chƣa có ai công bố dƣới bất kỳ hình thức nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, tháng

năm 2018

Học viên

Dƣơng Thị Dung



iii

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................. 4
1.1. Sơ lƣợc về bệnh UTV ............................................................................ 4
1.2. Tình hình UTV ở phụ nữ trên thế giới và tại Việt Nam ........................ 4
1.2.1. Tình hình UTV ở phụ nữ trên thế giới ............................................ 4
1.2.2. Tình hình UTV ở phụ nữ tại Việt Nam........................................... 7
1.3. Yếu tố nguy cơ của Ung thƣ vú ............................................................. 8
1.4. Triệu chứng của ung thƣ vú ................................................................... 9
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng ...................................................................... 9
1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng ............................................................. 10
1.5. Tầm soát ung thƣ vú ............................................................................. 12
1.6. Chẩn đoán, điều trị UTV ...................................................................... 13
1.6.1. Chẩn đoán lâm sàng ...................................................................... 13
1.6.2. Phƣơng pháp điều trị ..................................................................... 14
1.7. Hậu quả ................................................................................................ 14
1.8. Cách phòng bệnh .................................................................................. 15
1.9. Một số nghiên cứu về KAP ung thƣ vú ở nƣớc ngoài và ở Việt Nam ... 16
1.9.1. Một số nghiên cứu về KAP ung thƣ vú ở nƣớc ngoài .................. 16
1.9.2. Một số nghiên cứu về KAP ung thƣ vú trong nƣớc ...................... 19
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................... 22
2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu .......................................... 22
2.1.1. Đối tƣợng ...................................................................................... 22
2.1.2. Địa điểm ........................................................................................ 22
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 22
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 22

2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ............................................................ 22
2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu:.............................................................. 24
2.3.1. Công cụ ......................................................................................... 24


iv

2.3.2. Kỹ thuật ......................................................................................... 24
2.3.3. Quy trình ....................................................................................... 24
2.3.4. Các bƣớc nghiên cứu .................................................................... 25
2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 25
2.4.1. Đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh UTV
của phụ nữ 20-50 tuổi trên địa bàn huyện .................................... 25
2.4.2. Kiến thức về UTV ......................................................................... 25
2.4.3. Thái độ liên quan đến UTV .......................................................... 25
2.4.4. Thực hành phòng chống UTV ...................................................... 26
2.5. Định nghĩa và cách đánh giá một số biến số nghiên cứu ..................... 26
2.5.1. Định nghĩa .................................................................................... 26
2.5.2. Cách đánh giá biến số nghiên cứu và phân loại ............................ 27
2.5.3. Phân loại ........................................................................................ 28
2.5.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu ........................................................ 29
2.6. Phân tích và xử lý số liệu ..................................................................... 32
2.7. Sai số và phƣơng pháp khắc phục ........................................................ 33
2.8. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................. 33
2.9. Hạn chế của Đề tài ............................................................................... 34
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 35
3.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu ........................................... 35
3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống ung thƣ vú của đối tƣợng
nghiên cứu ........................................................................................... 39
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố

liên quan đến phòng chống ung thƣ vú của đối tƣợng nghiên cứu .......... 41
3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng chống ung thƣ vú của
đối tƣợng nghiên cứu .................................................................... 41
3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến thái độ phòng chống ung thƣ vú của
đối tƣợng nghiên cứu .................................................................... 43
3.3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống ung thƣ vú
của đối tƣợng nghiên cứu.............................................................. 46


v

CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 50
4.1. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống ung thƣ vú của đối tƣợng
nghiên cứu ........................................................................................... 50
4.1.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu .................................... 50
4.1.2. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành về UTV .................... 51
4.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố
liên quan đến phòng chống ung thƣ vú của đối tƣợng nghiên cứu .......... 54
4.2.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng chống ung thƣ vú của
đối tƣợng nghiên cứu .................................................................... 54
4.2.2. Một số yếu tố liên quan đến thái độ phòng chống ung thƣ vú của
đối tƣợng nghiên cứu .................................................................... 56
4.2.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống ung thƣ vú
của đối tƣợng nghiên cứu.............................................................. 56
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 58
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



vi

DANH TỪ VIẾT TẮT
AFRO

Khu vực châu phi

BV

Bệnh viện

EMRO

Khu vực địa trung hải

EURO

Khu vực châu âu

IARC

Thành viên 24 quốc gia

KAP

Kiến thức, thái độ, thực hành

PAHO

Khu vực châu mỹ


SEARO

Khu vực Đông nam Á

TP

Thành phố

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTYT

Trung tâm y tế

UTV

Ung thƣ vú

WPRO

Khu vực tây thái bình dƣơng


vii

DANH MỤC BẢNG
Ƣớc tính số trƣờng hợp mắc, tử vong UTV ở phụ nữ toàn cầu

năm 2012 ...................................................................................... 5
Bảng 1.2. Bảng xếp hạng 25 loại ung thƣ phổ biến ở phụ nữ trên toàn cầu
năm 2012 ...................................................................................... 6
Bảng 1.3. Tình hình mắc ung thƣ trên phụ nữ tại huyện Sóc Sơn thành phố
Hà Nội năm 2017 .......................................................................... 8
Bảng 2.1. Số liệu dân số 02 xã .................................................................... 23
Bảng 2.2. Các thông tin về đối tƣợng nghiên cứu....................................... 29
Bảng 2.3. Các biến số và chỉ số phục vụ mục tiêu ...................................... 30
Bảng 2.4. Các biến số và chỉ số phục vụ mục tiêu 2 ................................... 31
Bảng 3.1. Một số thông tin chung của đối tƣợng nghiên cứu ..................... 36
Bảng 3.2. Thông tin về tình trạng gia đình của đối tƣợng nghiên cứu ....... 38
Bảng 3.3. Kiến thức về ung thƣ vú của đối tƣợng nghiên cứu ................... 39
Bảng 3.5. Thực hành phòng chống ung thƣ vú của đối tƣợng nghiên cứu ...... 40
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa tuổi và kiến thức phòng chống UTV của đối
tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 41
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và kiến thức phòng chống
UTV của đối tƣợng nghiên cứu ................................................ 41
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và kiến thức phòng chống
UTV của đối tƣợng nghiên cứu .................................................. 42
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa số con đã sinh và kiến thức phòng chống
UTV của đối tƣợng nghiên cứu .................................................. 42
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình và kiến thức phòng chống
UTV của đối tƣợng nghiên cứu .................................................. 43
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa tuổi và thái độ phòng chống UTV của đối
tƣợng nghiên cứu ...................................................................... 43
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và thái độ phòng chống
UTV của đối tƣợng nghiên cứu ................................................. 44
Bảng 1.1.



viii

Bảng 3.13. Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và thái độ phòng chống
UTV của đối tƣợng nghiên cứu .................................................. 44
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa số con đã sinh và thái độ phòng chống UTV
của đối tƣợng nghiên cứu .......................................................... 45
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình và thái độ phòng chống UTV
của đối tƣợng nghiên cứu............................................................ 45
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ phòng chống UTV của
đối tƣợng nghiên cứu .................................................................. 46
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tuổi và thực hành phòng chống UTV của đối
tƣợng nghiên cứu ...................................................................... 46
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và thực hành phòng chống
UTV của đối tƣợng nghiên cứu .................................................. 47
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và thực hành phòng
chống UTV của đối tƣợng nghiên cứu ....................................... 47
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa số con đã sinh và thực hành phòng chống
UTV của đối tƣợng nghiên cứu .................................................. 48
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình và thái độ phòng chống UTV
của đối tƣợng nghiên cứu............................................................ 48
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ phòng chống UTV của
đối tƣợng nghiên cứu .................................................................. 49
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa thái độ và thực hành phòng chống UTV của
đối tƣợng nghiên cứu .................................................................. 49


ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo dân tộc ............................. 35

Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo thời gian sống tại địa điểm
nghiên cứu ................................................................................ 37
Biểu đồ 3.3. Tiền sử ung thƣ vú gia đình của đối tƣợng nghiên cứu ........... 39


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thƣ là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích của các tác nhân
sinh ung thƣ, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức không tuân theo
các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể [1]. Đa số ung thƣ là bệnh có
biểu hiện mạn tính, có quá trình phát sinh và phát triển lâu dài qua từng giai
đoạn [25]. Ung thƣ vú là ung thƣ thƣờng gặp nhất ở phụ nữ tại Việt Nam và
trên thế giới. Đây cũng là ung thƣ gây tử vong hàng đầu của nữ giới, đứng thứ
hai sau ung thƣ cổ tử cung [45],[65]. Ung thƣ vú rất phổ biến ở các nƣớc phát
triển và càng trở nên phổ biến ở các nƣớc đang phát triển, nếu không phát
hiện sớm và điều trị kịp thời, các tế bào ung thƣ có thể di căn đến các bộ phận
khác trong cơ thể và dẫn tới tử vong [56]. Theo nhiều công trình nghiên cứu
trong và ngoài nƣớc, tỷ lệ ung thƣ vú thƣờng cao nhất hoặc cao thứ nhì so với
các loại ung thƣ khác ở nữ [11], [16], [23]. Theo số liệu của Viện nghiên cứu
ung thƣ quốc gia Hoa Kỳ (NCI), chỉ riêng năm 2010 ung thƣ vú đã cƣớp đi
sinh mạng khoảng 40.000 ngƣời
Ở Việt Nam, ung thƣ vú cũng là loại ung thƣ thƣờng gặp nhất theo ghi
nhận quần thể ung thƣ trong những năm gần đây [7]. Có khá nhiều nghiên
cứu liên quan đến bệnh về ung thƣ vú, phần lớn tập trung rất kỹ về dịch tễ
học, phƣơng pháp chẩn đoán, lâm sàng, giải phẫu bệnh và điều trị.
Kết quả nghiên cứu của một số tác giả cho thấy đa số các trƣờng hợp
đến khám và điều trị đều ở giai đoạn khá muộn, dẫn đến hậu quả tình trạng
bệnh đã tiến triển nặng, do đó làm giảm khả năng chữa khỏi bệnh đi rất nhiều.
Thế nhƣng, việc tầm soát phát hiện sớm, chữa trị kịp thời ung thƣ vú ở phụ nữ

cho đến nay vẫn chƣa có những giải pháp hữu hiệu xét từ cả hai phía: ngành y
tế, sự quan tâm đến sức khỏe nói chung và nhận thức về ung thƣ vú nói riêng
ở phụ nữ trong việc tự khám vú, đi khám vú định kỳ để có thể phát hiện sớm


2
ung thƣ vú. Thiếu kiến thức hoặc nhận thức chƣa đầy đủ về bệnh ung thƣ vú
cũng nhƣ ích lợi của việc sàng lọc, phát hiện sớm là một trong những rào cản
quan trọng đối với phụ nữ trong việc đi khám [46]. Một số nghiên cứu chứng
minh có mối liên quan giữa kiến thức, thái độ tích cực và thực hành tự kiểm
tra, đi khám bác sĩ để phát hiện sớm những triệu chứng bất thƣờng ở vú. Việc
phát hiện sớm các khối u ở vú sẽ giúp tăng cơ hội chữa khỏi bệnh, tỷ lệ ngƣời
bệnh đƣợc chữa khỏi và sống trên 5 năm là 98% nếu các khối u đƣợc phát
hiện trong giai đoạn sớm, khi các tế bào ung thƣ còn nằm cục bộ. Trong
trƣờng hợp các khối u đƣợc phát hiện vào giai đoạn trễ hoặc khi các tế bào
ung thƣ đã di căn, cơ hội chữa khỏi chỉ còn lại 27%. Thách thức cơ bản đƣợc
đặt ra ngoài việc chú trọng nâng cao nhận thức cho phụ nữ về ung thƣ vú;
nhận biết, quan tâm về bệnh lý và đi khám sớm khi có triệu chứng bất thƣờng
ở vú là vô cùng quan trọng [44];
Theo kết quả nghiên cứu gần đây (tiến hành từ tháng 10/2011 đến
tháng 4/2012) của Bệnh viện K Trung ƣơng, có đến hơn 72% bệnh nhân ung
thƣ vú đƣợc chẩn đoán khi đã ở giai đoạn muộn (giai đoạn 3 và 4), trong khi
bệnh có thể phát hiện sớm [5].
Các nghiên cứu cho thấy việc tiến hành chƣơng trình tầm soát ung thƣ sẽ
làm tăng khả năng phát hiện ung thƣ vú ở giai đoạn sớm và tăng tỉ lệ sống còn
của bệnh nhân. Theo Hiệp hội ung thƣ Hoa Kỳ, sống còn (survival) 5 năm của
ung thƣ vú giai đoạn 0 là 93%; ở giai đoạn I là 88%; ở giai đoạn II: 81%; ở
giai đoạn IIIA: 67%; ở giai đoạn IIIB: 41%; ở giai đoạn IV: 15% [32].
Hà Nội là thủ đô của cả nƣớc, là trung tâm văn hoá, chính trị và kinh tế,
nơi có lực lƣợng lao động nữ chiếm 48% tổng số lao động có việc làm, đây là

nguồn nhân lực quan trọng trong sự nghiêp xây dựng và phát triển thủ đô.
Mặc dù trong những năm qua Hà Nội đã đạt đƣợc nhiều thành tích trong công
tác chăm sóc sức khoẻ, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân. Thế


3
nhƣng, cho đến nay việc tầm soát để phát hiện sớm, chữa trị kịp thời ung thƣ
vú vẫn là vấn đề rất đáng quan tâm từ cả hai phía: ngành y tế và chính từ phụ
nữ (nhận thức về ung thƣ vú, tự khám vú, đi khám vú định kỳ để phát hiện
sớm ung thƣ vú…). Thiếu kiến thức hoặc nhận thức chƣa đầy đủ về bệnh ung
thƣ vú cũng nhƣ ích lợi của việc sàng lọc, phát hiện sớm là một trong những
rào cản quan trọng đối với phụ nữ trong việc đi khám [46].
Sóc Sơn là huyện ngoại thành Hà Nội, nằm cách trung tâm Thủ đô
40km. Với điều kiện tự nhiên vùng đồi gò, đƣờng xá, giao thông đi lại khó
khăn. Một số xã cách xa trung tâm huyện khoảng 20km còn gặp nhiều khó
khăn về điều kiện kinh tế thì thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của chị
em phụ nữ về phát hiện sớm ung thƣ vú nhƣ thế' nào?
Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi tiến hành đề tài “Kiến thức, thái độ,
thực hành phòng chống bệnh ung thư vú và một số yếu tố liên quan ở phụ
nữ 20 - 50 tuổi tại huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội năm 2018” với mục tiêu.
1.

Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh
ung thư vú ở phụ nữ 20-50 tuổi tại Sóc Sơn, TP Hà Nội năm 2018.

2.

Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành
phòng chống bệnh UTV ở đối tượng nghiên cứu.



4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Sơ lƣợc về bệnh UTV
Vú chứa các mô mỡ và các tuyến. Các tuyến này tiết ra nhiều loại kích
thích tố nữ, nhƣ estrogen và progesterone. Kích thích tố là các chất tự nhiên
trong cơ thể nhằm giúp điều hòa các chức năng. Kích “thích” tố nữ giúp điều
hòa các chức năng nhƣ kinh nguyệt và có thai. Các tuyến này có chức năng
tạo ra sữa sau khi sanh. Sau đó sữa đƣợc dẫn ra ngoài theo đƣờng dẫn đặc biệt
đến đầu vú. Hệ bạch huyết thƣờng dẫn các chất dịch dƣ thừa ở vú đến hạch
bạch huyết ở vùng nách. Từ đó nó sẽ quay trở về đƣờng máu. Vú nằm ở trên
các mô cơ quan trọng giúp cánh tay chuyển động và các mô cơ liên quan đến
hô hấp.
Ung thƣ vú là ung thƣ hình thành trong các tế bào ở vú. Ung thƣ vú có
thể xảy ra ở cả nam và nữ, nhƣng phổ biến hơn ở phụ nữ. UTV là một sự tăng
sản ác tính của các tế bào biểu mô tại ống dẫn sữa hay tiểu thùy vú. Ung thƣ
biểu mô ác tính của vú là phổ biến nhất, chiếm khoảng một phần ba của tất cả
các bệnh ung thƣ ở phụ nữ. UTV ở ngƣời là một bệnh theo dòng; một tế bào
đơn biến đổi - sản phẩm của một loạt các đột biến soma hoặc đột biến tế bào
gốc - cuối cùng là có khả năng ác tính. Vì vậy, UTV có thể tồn tại trong thời
gian dài nhƣ là một bệnh không xâm lấn hoặc một bệnh có xâm lấn nhƣng
không di căn [25].
1.2. Tình hình UTV ở phụ nữ trên thế giới và tại Việt Nam
1.2.1. Tình hình UTV ở phụ nữ trên thế giới
Theo GLOBOCAN (2012), số trƣờng hợp phụ nữ mắc và tử vong do
UTV tiếp tục tăng nhanh trên toàn cầu ở khu vực phát triển và có xu hƣớng
đang tăng nhanh ở khu vực kém phát triển. Trong năm 2012, thế giới ghi nhận



5
gần 1,67 triệu phụ nữ phát hiện UTV và có đến 6,25 triệu phụ nữ đƣợc phát
hiện mắc căn bệnh này 5 năm trƣớc. Ƣớc tính, kể từ năm 2008 đến nay số
trƣờng hợp mắc UTV tăng hơn 20%, trong khi đó số trƣờng hợp tử vong liên
quan đến UTV ở phụ nữ tăng đến 14%. Nghiêm trọng hơn, UTV là nguyên
nhân phổ biến cƣớp đi sinh mạng của 522.000 phụ nữ chỉ riêng năm 2012 và
là loại ung thƣ thƣờng gặp nhất ở phụ nữ đƣợc ghi nhận tại 140 trên tổng số
184 quốc gia trên toàn thế giới [41].
Bảng 1.1. Ước tính số trường hợp mắc, tử vong UTV ở phụ nữ toàn cầu
năm 2012 [36]
Trƣờng Trƣờng
Số ƣớc tính

Năm

hợp

hợp tử

năm

mắc

vong

trƣớc

Thế giới


1677

522

6255

Khu vực phát triển hơn

794

198

3224

Các khu vực kém phát triển

88

324

3032

WHO khu vực châu Phi (AFRO)

100

4

318


WHO khu vực châu Mỹ (PAHO)

408

92

1618

WHO khu vực Đông Địa Trung Hải (EMRO)

99

42

348

WHO khu vực châu Âu (EURO)

500

143

1960

WHO khu vực Đông Nam Á (SEARO)

240

110


735

WHO khu vực Tây Thái Bình Dƣơng (WPRO)

330

86

1276

Thành viên IARC (24 quốc gia)

940

257

3614

Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ

233

44

971

Trung Quốc

187


48

697

Ấn Độ

145

70

397

Liên minh châu Âu (EU-28)

367

91

1467


6
Bảng 1.2. Bảng xếp hạng 25 loại ung thư phổ biến ở phụ nữ trên toàn cầu
năm 2012 [36]
Xếp hạng

Loại ung thƣ

Trƣờng hợp phát
hiện mới

1.677

Tỷ lệ (%)

1



25,2

2

Đại trực tràng

614

3

Phổi

583

8,8

4

Cổ tử cung

528


7,9

5

Dạ dày

320

4,8

6

Nội mạc tử cung

320

4,8

7

Buồng trứng

239

3,6

8

Tuyến giáp


230

3,5

9

Gan

228

3,4

10

U lympho không Hodgkin

168

2,5

11

Tuyến tụy

160

2,4

12


Máu

151

2,3

13

Thực quản

133

2,0

14

Thận

124

1,9

15

Não, hệ thần kinh

117

1,8


16

Hắc tố da

111

1,7

17

Môi, vòm họng

101

1,5

18

Túi mật

101

1,5

19

Bàng quang

99


1,5

20

Đa u tủy

52

0,8

21

Hầu, họng khác

27

0,4

22

U lympho Hodgkin

27

0,4

23

Mũi họng


26

0,4

24

Thanh quản

19

0,3

25

Kaposi sarcoma

15

0,2

9,2


7
1.2.2. Tình hình UTV ở phụ nữ tại Việt Nam
Ở Việt Nam, UTV là loại ung thƣ thƣờng gặp nhất ở phụ nữ chiếm
khoảng 34% trong tất cả các trƣờng hợp ung thƣ ở nữ giới đƣợc báo cáo ở
Việt Nam. năm 2005 tỷ lệ mắc là 15/100.000 phụ nữ với độ tuổi trung bình là
51,3, đến năm 2008 tỷ lệ này đã là 18-27/100.000 phụ nữ [17].
Theo thống kê giai đoạn 2001-2004, tỷ lệ mắc UTV tại các tỉnh phía Bắc

là 19,6/100.000 dân, đứng đầu trong các loại ung thƣ ở nữ giới và ở các tỉnh
phía Nam là 16,3/100.000 dân đứng thứ hai sau ung thƣ cổ tử cung.
Theo báo cáo của Bệnh viện K, trong khoảng thời gian gần 20 năm từ
1988 đến 2007 có 28.672 trƣờng hợp mới mắc ung thƣ ở phụ nữ đƣợc ghi
nhận trên địa bàn Hà Nội, trong đó ung thƣ vú có số lƣợng ghi nhận
đứng đầu với 6.738 ca. Nghiên cứu của Nguyễn Chấn Hùng và CS (2006)
[18], tại Hà Nội (2001-2004) tỷ lệ mắc theo tuổi của UTV là 29,7% xếp thứ
nhất trong các loại ung thƣ thƣờng gặp ở nữ. Còn tại TP. Hồ Chí Minh (2003)
tỷ lệ mắc theo tuổi của UTV là 19,4% xếp thứ nhất, ung thƣ cổ tử cung là
16,5 xếp thứ 2 [18]. Ghi nhận tại các bệnh viện chuyên khoa cho thấy bệnh
nhân UTV và ung thƣ cổ tử cung thƣờng đến khám và điều trị ở giai đoạn
muộn (50-60% bệnh nhân ở giai đoạn III, IV) [4].
Theo báo cáo điều tra trên toàn bộ 26 xã của huyện của TTYT huyện Sóc
Sơn năm 2017, số bệnh nhân mắc ung thƣ (có bằng chứng cụ thể, các giấy tờ
có liên quan) từ năm 2010 đến thời điểm hiện là 904 trƣờng hợp trong đó có
453 nam và 451 nữ. Đến tháng 9/2017, số ngƣời bệnh còn sống là 427 ngƣời.


8
Bảng 1.3. Tình hình mắc ung thư trên phụ nữ tại huyện Sóc Sơn thành phố
Hà Nội năm 2017
Loại ung thƣ

TT

TS

TT

Loại ung thƣ


TS

01

K vú

87

12

K đƣờng mật

7

02

K tuyến giáp

80

13

K Máu

8

03

K cổ tử cung


44

14

K Xƣơng

5

04

K phế quản, phổi

38

15

K Da

3

05

K dạ dày

38

16

K Mũi, hầu


3

06

K đại trực tràng

37

17

K Dạ con

2

07

K gan

20

18

K Bàng quang

1

08

K vòng họng


13

19

K Thực quản

1

09

K Não

12

20

K Tủy

01

10

K buồng trứng

10

21

K lƣỡi


01

11

K vỏ tuyến thƣợng thận

7

22

K khác

19

1.3. Yếu tố nguy cơ của Ung thƣ vú
- Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc UTV
- Tuổi tác: Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc UTV càng cao.
- Tiền sử mắc ung thƣ vú: Những ngƣời phụ nữ từng bị ung thƣ một bên
vú thì có khả năng bị ung thƣ bên còn lại.
- Tiền sử gia đình: Có mẹ, chị gái hay cô dì trong gia đình bị bệnh ung
thƣ vú thì nguy cơ mắc bệnh cũng tăng. Nguy cơ này sẽ cao hơn nếu thành
viên gia đình mắc bệnh trƣớc tuổi 40. Nguy cơ cũng sẽ cao hơn nếu có nhiều
hơn 1 ngƣời trong gia đình (cả bên họ nội và họ ngoại) mắc ung thƣ vú.
- Di truyền: Khoảng 15% phụ nữ mắc UT do đột biến gen di truyền
- Dinh dƣỡng và rƣợu: Ăn thức ăn nhiều mỡ, uống nhiều rƣợu làm tăng
nguy cơ mắc UTV.


9

- Tiền sử kinh nguyệt, nội tiết và sức khỏe sinh sản: Phụ nữ có kinh nguyệt
lần đầu trƣớc 12 tuổi và lần cuối sau 55 tuổi có nguy cơ mắc UTV cao hơn.
- Sử dụng các thuốc nội tiết: Những phụ nữ sử dụng thuốc nội tiết trong
thời gian dài (trên 10 năm) hoặc điều trị thuốc nội tiết, sử dụng thuốc tránh
thai có nguy cơ mắc UTV cao hơn.
- Béo phì và ít vận động thể chất: Phụ nữ thừa cân, béo phì đặc biệt là béo
phì sau tuổi mãn kinh có nguy cơ mắc UTV cao hơn. Phụ nữ ít hoạt động thể
chất hoặc ít tham gia thể dục thể thao cũng có khả năng mắc UTV cao hơn.
- Liệu pháp xạ trị cho vùng ngực: Liệu pháp xạ trị để điều trị ung thƣ làm
tăng nguy cơ UTV. Nguy cơ phụ thuộc vào liều lƣợng bức xạ và tuổi của ngƣời
điều trị. Nguy cơ sẽ cao nhất khi sử dụng điều trị bức xạ trong tuổi dậy thì.
- Ngoài ra còn nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến mắc UTV khác nữa nhƣ
căng thẳng, trầm cảm kéo dài, ăn nhiều thực phẩm lên men hay làm việc trong
môi trƣờng hóa chất độc hại [1].
1.4. Triệu chứng của ung thƣ vú
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng
Các triệu chứng tại tuyến vú:
- Khối to lên ở vú: Là triệu chứng có ở 90% số bệnh nhân UTV. Có thể
xác định đƣợc các tính chất sau:
+ Vị trí : thƣờng bị ở một vú nhƣng có khi bị cả hai vú.
+ Các biến đổi ở da vùng có khối u.
- Dấu hiệu da trên khối u bị lõm xuống vì dính vào khối u: nhìn rõ khi
cho bệnh nhân dang thẳng cánh tay bên có u ra và nhìn dƣới ánh sáng tốt.
- Dấu hiệu da kiểu “vỏ cam”: nhìn rõ một mảng da bị phù nề, đổi màu đỏ
sẩm và có những điểm bị lõm sâu xuống ở chỗ chân lông.
- Những trƣờng hợp đến muộn có thể thấy da trên khối u đã bị loét ra,
chảy máu, bội nhiễm...
+ Mật độ: thƣờng chắc hoặc cứng.
+ Bề mặt: thƣờng lồi lõm không đều.



10
+ Ranh giới: thƣờng không rõ ràng vì tình trạng xâm nhiễm của u vào
các tổ chức xung quanh.
+ Kích thƣớc: to nhỏ tuỳ từng trƣờng hợp.
+ Di động kém: do dính nhiều vào tổ chức xung quanh, nhất là da và cơ
ngực lớn.
+ Thƣờng không đau.
+ Cần chú ý là có loại UTV dạng nêm biểu hiện giống nhƣ một viêm
tuyến vú: da trên tuyến vú phù nề, đỏ, nhiễm cứng, đau...
- Những biến đổi ở núm vú:
+ Chảy dịch đầu núm vú: Chảy dịch đầu núm vú tự phát có thể gặp ở
khoảng 20% số phụ nữ UTV. Trong các trƣờng hợp này dịch núm vú có thể là
dịch nƣớc trong, máu, dịch thanh tơ lẫn máu, dịch thanh tơ...
+ Đầu núm vú co vẹo hoặc tụt sâu vào trong: do khối u xâm nhiễm và
kéo rút các ống tuyến sữa về phía u.
+ Trong thể bệnh Paget của núm vú: vùng núm vú thƣờng có biểu hiện
nhƣ một tổn thƣơng Eczema của núm vú.
- Hạch nách
+ Hạch nách cùng bên to ra chứng tỏ đã có di căn ung thƣ tại vùng. Cần
xác định các tính chất của hạch nách về: số lƣợng, độ lớn, mật độ, tình trạng
dính của hạch vào nhau và vào tổ chức xung quanh...
+ Chú ý khám cả hạch nách bên đối diện để xác định di căn xa.
1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng
1.4.2.1. Sinh thiết chẩn đoán:
- Với các khối u có thể sờ thấy rõ:
+ Sinh thiết hút tế bào bằng kim nhỏ (Fine-needle aspiration biopsy):
Là một xét nghiệm có thể thực hiện nhanh chóng và an toàn, có độ nhạy
đạt tới 90-98% (phụ thuộc chủ yếu vào kỹ năng và kinh nghiệm của xét
nghiệm viên).



11
+ Sinh thiết lõi (Core biopsy): Dùng kim Tru-Cut (Baxter) để lấy ra
một phần tổ chức khối u. Bệnh phẩm đƣa đi xét nghiệm mô bệnh học và xác
định các thụ cảm thể Estrogen và Progesterone.
+ Mổ sinh thiết một phần khối u (Incisional biopsy): Thƣờng rạch da
theo đƣờng Langer (đƣờng rạch cong, đi sát và song song với quầng núm vú).
Bóc tách và cắt lấy một phần khối u đƣa đi làm xét nghiệm.
+ Mổ cắt khối u sinh thiết (Excisional biopsy): Mổ bóc tách lấy khối u
để đƣa đi xét nghiệm.
- Với các u không sờ thấy đƣợc rõ ràng:
+ Sinh thiết có định vị bằng kim (Needle localized biopsy):
Dƣới hƣớng dẫn của chụp nhũ ảnh, chọc kim kèm dụng cụ có dây móc
đặc biệt vào tuyến vú nơi tiếp giáp với chỗ bệnh lý để định vị chỗ cần sinh
thiết. Sau đó tiến hành mổ sinh thiết khối bệnh lý đúng chỗ đã đƣợc định vị.
+ Sinh thiết lõi bằng kim có định vị ba chiều (Stereotactic core
needle biopsy): Sử dụng bộ định vị ba chiều bằng máy tính điện tử để định vị
tổn thƣơng, tiếp đó dùng dụng cụ bắn tự động xuyên một lúc nhiều kim sinh
thiết lõi vào vùng tổn thƣơng để lấy bệnh phẩm.
1.4.2.2. Chụp nhũ ảnh (Mammography):
Có thể phát hiện đƣợc 85% UTV, kể cả các u chƣa sờ thấy trên lâm sàng.
Những dấu hiệu có thể gặp trên phim chụp vú trong UTV là:
+ Vi vôi hóa.
+ Hình các ống tuyến vú bị xoắn vặn hoặc không cân đối.
+ Da vùng tuyến vú và núm vú dày lên.
+ Hình khối đặc tuyến vú.


12

1.4.2.3. Siêu âm tuyến vú: Có thể dùng phối hợp với chụp nhũ ảnh để chẩn
đoán phân biệt u vú là một khối u đặc hay u nang.
1.4.2.3. Chụp CT tuyến vú: Thƣờng để theo dõi tình trạng các hạch vú trong

lồng ngực và vùng nách sau khi mổ cắt tuyến vú.
1.4.2.4. Chụp MRI tuyến vú: Có thể dùng khi các phƣơng pháp chẩn đoán hình

ảnh khác không cho kết quả rõ nét.
Kỹ thuật chụp MRI vú đơn giản, không xâm lấn và không gây khó chịu
cho bệnh nhân. Bệnh nhân đƣợc nằm sấp trên bàn chụp, hai vú đƣợc thả long
tự do trong vùng chụp.
1.5. Tầm soát ung thƣ vú:
- Tự khám vú: Là phƣơng pháp ít tốn kém và đƣợc tự thực hiện bởi bệnh
nhân. tự khám vú cần thiết đến bác sỹ khi có những thay đổi nhƣ: có những
dấu hiệu khác lạ trong bầu vú nhƣ sờ thấy cục rắn, không di động, hoặc đầu
vú tiết ra máu, sữa, dịch bất thƣờng, nên đến ngay các cơ sở y tế để đƣợc
thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết.
- Khám chuyên khoa ung bƣớu: Ngay khi phát hiện có dấu hiệu bất
thƣờng ở vú nên đi khám tại chuyên khoa, điều này rất quan trọng vì bác sỹ sẽ
có phƣơng pháp xử trí sớm nhất và đúng nhất với khối u khi nó mới xuất hiện.
- Chụp nhũ ảnh: là Kỹ thuật chụp nhũ ảnh tốt hơn, bao gồm chụp nhũ
ảnh kỹ thuật số, quan sát phỏng thông thƣờng, kết hợp với các kỹ thuật chẩn
đoán mới (chụp MRI, PET/CT...) có khả năng xác định UTV chắc chắn và
sớm hơn.
- Siêu âm vú: Siêu âm vú tầm soát cần thiết cho phụ nữ có mô vú dày
khi mà hiệu quả nhũ ảnh giảm, giúp phát hiện các tổn thƣơng khó thấy trên
nhũ ảnh. Ngoài ra siêu âm vú còn là phƣơng tiện hình ảnh chỉ dẫn sinh thiết
tổn thƣơng nghi ngờ ác tính.



13
- Tầm soát bằng MRI: là kĩ thuật hỗ trợ nhũ ảnh trong tầm soát UTV, sử
dụng cho phụ nữ có nguy cơ cao.
- Tầm soát bằng khám tuyến vú: vừa là phƣơng pháp tầm soát ở ngƣời
không triệu chứng vừa là phƣơng pháp hỗ trợ chẩn đoán ở ngƣời có triệu
chứng, phƣơng pháp này đƣợc thực hiện bởi các bác sỹ lâm sàng để phát hiện
các thƣơng tổn của tuyến vú.
- Tầm soát bằng khám sức khỏe định kỳ:
1.6. Chẩn đoán, điều trị UTV
1.6.1. Chẩn đoán lâm sàng
+ Quang tuyến vú. Chụp hình quang tuyến thƣờng đƣợc dùng để tầm
soát ung thƣ vú. Nếu một bất thƣờng đƣợc phát hiện trên một tuyến vú sàng
lọc, bác sĩ có thể khuyên nên chụp hình vú chẩn đoán để tiếp tục đánh giá là
bất thƣờng.
+ Siêu âm vú. Siêu âm sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của cấu trúc
sâu bên trong cơ thể. Bác sĩ có thể khuyên nên làm siêu âm để giúp xác định
liệu một bất thƣờng vú có khả năng là một nang chứa đầy dịch chứ không
phải là một khối u vú.
+ Hình ảnh cộng hƣởng từ (MRI). Một máy MRI sử dụng một nam châm
và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh của các bên trong của vú. Trƣớc khi MRI
một vú, nhận đƣợc tiêm thuốc nhuộm.
+ Một mẫu tế bào vú để thử nghiệm (sinh thiết). Một sinh thiết để loại bỏ
một mẫu của các tế bào vú đáng ngờ giúp xác định xem liệu các tế bào ung
thƣ hay không. Các mẫu đƣợc gửi tới một phòng thí nghiệm để thử nghiệm.
Một mẫu sinh thiết cũng đƣợc phân tích để xác định loại tế bào có liên quan
đến ung thƣ vú, sự gây hấn (grade) của ung thƣ và liệu các tế bào ung thƣ có
thụ thể nội tiết tố.


14

+ Xét nghiệm máu
+ Chụp hình vú để tìm những dấu hiệu của bệnh ung thƣ.
+ X - quang ngực.
+ Chụp cắt lớp vi tính (CT scan).
1.6.2. Phương pháp điều trị
+ Phẫu thuật ung thƣ vú: cắt bỏ khối u, loại bỏ toàn bộ vú (cắt bỏ vú),
loại bỏ một số hạch bạch huyết (nút trọng điểm sinh thiết).
+ Xạ trị: sử dụng chùm năng lƣợng cao (vd; tiaX) để diệt tế bào ung thƣ.
Tia bức xạ có thể từ một nguồn ở ngoài cơ thể hoặc từ vật liệu phóng xạ đặt
vào bên trong cơ thể.
+ Hóa trị: sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thƣ. Nếu ung thƣ có
nguy cơ tái phát cao hoặc xâm lấn sang một phần khác của cơ thể, bác sĩ có
thể khuyên nên phẫu thuật sau khi hóa trị để giảm ung thƣ tái phát. Phƣơng
pháp này đƣợc gọi là tá dƣợc điều trị hoá chất có hệ thống.
+ Hormon liệu pháp: hormon gắn vào các tế bào ung thƣ, làm chậm sự
tăng trƣởng của khối u và giết chết tế bào ung thƣ.
+ Trong điều trị có thể phối hợp nhiều phƣơng pháp: phẫu thuật và xạ trị,
phẫu thuật và hóa trị tùy theo từng trƣờng hợp cụ thể.
1.7. Hậu quả
- Ảnh hƣởng đến yếu tố thẩm mỹ.
Nếu nhƣ ở phụ nữ mà mất đi một bên vú sẽ mất cân xứng giữa hai bên
- Ảnh hƣởng đến yếu tố tâm lý.
Những bệnh nhân bị mắc ung thƣ nói chung đều hình thành tâm lý e
ngại, tự ti, xấu hổ về căn bệnh của mình. Họ thƣờng xuyên có tâm lý mặc
cảm, thấy mình là gánh nặng cho xã hội và giai đình, đồng thời những biến
đổi ở bộ ngực thấy tự ti về ngoại hình xấu xí đó.
- Đe dọa trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân.



×