Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

CHĂM sóc NGƯỜI BỆNH đa u tủy XƯƠNG và một số yếu tố LIÊN QUAN tại TRUNG tâm HUYẾT học TRUYỀN máu BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.1 KB, 37 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

TRẦN PHƯƠNG VINH

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐA U TỦY XƯƠNG VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI TRUNG TÂM HUYẾT HỌC
TRUYỀN MÁU - BỆNH VIỆN BẠCH MAI

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

TRẦN PHƯƠNG VINH

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐA U TỦY XƯƠNG VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI TRUNG TÂM HUYẾT HỌC
TRUYỀN MÁU - BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Chuyên ngành : Điều dưỡng
Mã số
: 60.72.05.01
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ LAN

HÀ NỘI - 2019
CHỮ VIẾT TẮT




BN

: Bệnh nhân

BS

: Bác sĩ

CSNB Chăm sóc người bệnh
DHST : Dấu hiệu sinh tồn
ĐUTX : Đa u tủy xương
GDSK : Giáo dục sức khỏe
HD

: Hướng dẫn

NB

: Người bệnh

PT

: Phẫu thuật

QTCS : Quy trình chăm sóc

VAS


: (Visual Analog Scale)

WHO : Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)
XN

: Xét nghiệm

XQ

: X quang


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.........................................................................................................2
1.1. Đa u tủy xương................................................................................................2
1.1.1. Định nghĩa..............................................................................................2
1.1.2. Dịch tễ học..............................................................................................2
1.1.3. Nguyên nhân và sinh bệnh học...............................................................2
1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đa u tủy xương.................................3
1.2.1. Đặc điểm lâm sàng..................................................................................3
1.2.2. Triệu chứng cận lâm sàng.......................................................................3
1.3. Chẩn đoán.......................................................................................................4
1.3.1. Tiêu chuẩn của Bart-Barlogie 1995 ........................................................4
1.3.2. Phân loại đa u tủy xương.........................................................................5
1.3.3. Diễn biến của bệnh..................................................................................5
1.4. Điều trị............................................................................................................5
1.4.1 Điều trị hóa chất.......................................................................................5
1.4.2. Tia xạ......................................................................................................5
1.4.3. Ghép tủy tự thân......................................................................................5

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................11
2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................11
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu..................................................................11
2.3. Thiết kế và phương pháp thu thập thông tin..................................................11
2.4. Cỡ mẫu..........................................................................................................11
2.5. Trình bày phương pháp chọn mẫu.................................................................11
2.6. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................12
2.7. Các biến số nghiên cứu.................................................................................13
2.7.1. BN vào viện được ghi các chỉ số lâm sàng các chỉ số cơ năng..............13
2.7.2. Các chỉ số cận lâm sàng........................................................................13
2.7.3. Chăm sóc các biến chứng sau điều trị hóa chất.....................................14
2.8. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá...............................................15
2.9. Phương pháp phân tích số liệu......................................................................16
2.10. Đạo đức nghiên cứu....................................................................................16


CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................17
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...................................................17
3.1.1. Tuổi và giới tính....................................................................................17
3.1.2. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu.................................................17
3.1.3. Nhận định bệnh lý kèm theo.................................................................18
3.1.4. Phân loại bệnh lý củangười bệnh ĐUTX..............................................19
3.2. Đặc điểm vi khuẩn học gây nhiễm khuẩn bệnh viện.....................................20
3.2.1. Nhận định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng người bệnh ĐUTX..........20
3.2.2. Nhận định tinh trạng đau của người bệnh.............................................21
3.2.3. Đặc điểm cận lâm sàng của người bệnh................................................21
3.2.4. Liên quan giữa vệ sinh bàn tay điều dưỡng trước và sau khi chăm sóc
với NKBV............................................................................................24
3.3. Sự liên quan giữa số ngày nằm viện với tỷ lệ NKBV....................................24
3.3.1. Sự liên quan giữa các hoạt động về GDSK, tư vấn cho gia đình NB với

nhiễm khuẩn mắc phải.........................................................................25
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN.....................................................................................26
4.1. Bàn luận về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đa u tủy xương............26
4.2. Các yếu tố liên quan về chăm sóc người bệnh...............................................26
DỰ KIẾN KẾT LUẬN.................................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Phân bố tuổi và giới tính của nhóm đối tượng.....................................17

Bảng 3.2.

Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu...............................................17

Bảng 3.3:

Nơi ở của đối tượng nghiên cứu..........................................................18

Bảng 3.4:

Trình độ của đối tượng nghiên cứu......................................................18

Bảng 3.5.

Bệnh lý kèm theo của đối tượng nghiên cứu.......................................18


Bảng 3.6:

Chỉ số BMI của người bệnh.................................................................19

Bảng 3.7.

Các giai đoạn bệnh của đối tượng nghiên cứu.....................................19

Bảng 3.8:

Số ngày nằm viện trung bình của đối tượng nghiên cứu......................19

Bảng 3.9:

Dự kiến tỷ lệ các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện.......................20

Bảng 3.10. Đặc điểm lâm sàng của người bệnh.....................................................20
Bảng 3.11: Mức độ đau của người bệnh................................................................21
Bảng 3.12. Tế bào máu ngoại vi............................................................................21
Bảng 3.13. Đông máu............................................................................................21
Bảng 3.14. Sinh hóa máu.......................................................................................22
Bảng 3.15. Miễn dịch.............................................................................................22
Bảng 3.16. Sinh hóa nước tiểu:..............................................................................23
Bảng 3.17. X quang...............................................................................................23
Bảng 3.18. Các biến chứng của người bệnh ĐUTX...............................................23
Bảng 3.19. Sự liên quan giữa thói quen vệ sinh bàn tay điều dưỡng trước, sau khi
thực hiện kỹ thuật chăm sóc với nhiễm khuẩn bệnh viện....................24
Bảng 3.20. Sự liên quan giữa số ngày nằm viện với tỷ lệ NKBV..........................24
Bảng 3.21. Sự liên quan giữa các hoạt động về GDSK, tư vấn cho gia đình NB với
nhiễm khuẩn mắc phải.........................................................................25

Bảng 3.22. Kết quả chăm sóc người bệnh..............................................................25


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1:

Thước đo VAS ....................................................................................16


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đa u tủy xương là bệnh ung thư tương bào (plasma cells) thuộc tủy xương với
sự có mặt của tổn thương xương, tăng tương bào non, xuất hiện protein đơn dòng
trong huyết tương và nước tiểu, đau xương, tăng Ca++ máu và thiếu máu.
Theo thống kê tại Mỹ năm 1999, bệnh Đa u tủy xương chiếm khoảng 2,9%
trong các bệnh ung thư [1],[2]. Ở Trung Quốc là 4/100.000 dân [1],[2]. Bệnh xuất
hiện ở người trung niên và cao tuổi, thường thấy ở tuổi trên 40 [1],[2]. Tỷ lệ
nam/nữ là 1:1 (theo WHO 2001) [1],[2]. Ở Việt nam, tỷ lệ bệnh đa u tuỷ xương khá
cao. Từ năm 1997- 1999 đã có 44 bệnh nhân được điều trị tại Viện Huyết họctruyền máu TW [3], khoa Huyết học - truyền máu bệnh viên Bạch mai. Những bệnh
nhân đa u tuỷ xương thường bị tổn thương các cơ quan, gây thiếu máu, đau xương
và suy thận.Điều trị kịp thời cho bệnh nhân có thể hạn chế được tổn thương các cơ
quan và giảm đau cho người bệnh.
Bệnh đa u tủy xương chiếm khoảng 2,9% trong các bệnh ung thư, bệnh hay
gặp ở người cao tuổi (thường thấy ở người trên 40 - 70 tuổi). bệnh thường có triệu
chứng đau xương, thiếu máu, gãy xương tự nhiên làm ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống người bệnh.Trong những năm gần đây, nhờ những tiến bộ về khoa học và
kỹ thuật việc chẩn đoán và điều trị đã có nhiều tiến bộ.
Việc chăm sóc cho bệnh nhân đa u tủy xương nhằm nâng cao chất lượng cuộc
sống, góp phần giảm tỷ lệ tử vong, tăng hiệu quả điều trị, góp phần kéo dài sự sống

cho bệnh nhân là công việc quan trọng của điều dưỡng viên. Việc tìm hiểu các yếu tố
liên quan với việc điều dưỡng chăm sóc cho NB đa u tủy xương là như thế nào để có
hiệu quả cho đến nay chưa có ai nghiên cứu. Đó là lý do đề tài: “Chăm sóc người
bệnh đa u tủy xương và một số yếu tố liên quan tại Trung tâm Huyết học Truyền
máu - Bệnh Viện Bạch Mai”, được thực hiện với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểmlâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân đa u tủy xương.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến chăm sóc người bệnh nhân đa u tủy
xương tại Trung tâm Huyết học - Truyền máu, bệnh viện Bạch Mai.


2

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Đa u tủy xương:
1.1.1. Định nghĩa:
Đa u tủy xương là bệnh ung thư tương bào, thuộc tủy xương với sự có mặt của
tổn thương xương, tăng tương bào non, xuất hiện protein đơn dòng trong huyết
tương và trong nước tiểu, đau xương, tăng Canxi máu và thiếu máu.
1.1.2. Dịch tễ học:
Theo thống kê tại Mỹ năm 1999, bệnh Đa u tủy xương chiếm khoảng 2,9%
trong các bệnh ung thư [1],[2]. Ở Trung Quốc là 4/100.000 dân [1],[2]. Bệnh xuất
hiện ở người trung niên và cao tuổi, thường thấy ở tuổi trên 40 [1],[2]. Tỷ lệ
nam/nữ là 1:1 (theo WHO 2001) [1],[2]. Ở Việt nam, tỷ lệ bệnh đa u tuỷ xương khá
cao. Từ năm 1997- 1999 đã có 44 bệnh nhân được điều trị tại Viện Huyết họctruyền máu TW [3], khoa Huyết học - truyền máu bệnh viên Bạch mai. Những bệnh
nhân đa u tuỷ xương thường bị tổn thương các cơ quan, gây thiếu máu, đau xương
và suy thận.Điều trị kịp thời cho bệnh nhân có thể hạn chế được tổn thương các cơ
quan và giảm đau cho người bệnh.
Ở Việt Nam, bệnh chiếm khoảng 2% các bệnh về máu và cũng hay gặp ở
người trung tuổi và cao tuổi.

1.1.3. Nguyên nhân và sinh bệnh học:
Bệnh với các biểu hiện bệnh lý: khoảng 70% thiếu máu, giảm sinh tủy, khuyết
xương và loãng xương, tăng sinh tương bào tại tủy xương, tăng độ nhớt máu, tăng
protein đơn dòng, giảm chức năng thận, suy thận.
Cơ chế bệnh sinh của các rối loạn trên được giải thích như sau:
- Thiếu máu thứ phát do tăng sinh tương bào, chèn ép tạo máu, do tăng tiết các
cytokine gây ức chế tạo máu, do suy thận.
- Tổn thương xương do tăng sản xuất IL-Iβ; TNF β; IL-6
- Suy thận do protein bence jone lắng đọng ở tổ chức kế cận của thận, do tăng
Ca++, do tăng độ nhớt máu, tăng axit uric máu, giảm tuần hoàn thận.


3

- Tế bào máu ngoại vi thay đổi: thiếu máu, rối loạn đông máu, giảm bạch cầu,
tiểu cầu, tăng tế bào plasma.
- Thay đổi thành phần huyết tương: tăng gamma globulin, tăng protein,tăng β 2
microglobulin
- Rối loạn nhiễm sắc thể
1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đa u tủy xương:
1.2.1. Đặc điểm lâm sàng:
1.2.1.1 Triệu chứng cơ năng:
- Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt
- Ăn kém
- Đau xương chiếm 60%, chủ yếu đau xương sườn và các xương dài, đau rất
nhiều xương : xương sọ, xương đùi.
- Toàn thân có thể suy sụp, mệt mỏi.
1.2.1.2. Triệu chứng thực thể:
- Da xanh niêm mạc nhợt do thiếu máu chiếm 70%
- Đái ít, phù toàn thân

- Gãy xương tự nhiên
- Gan to
- Lách to
- Có hội chứng u
- Sốt thất thường do nhiễm trùng
- Chảy máu
1.2.2. Triệu chứng cận lâm sàng:
- XN tế bào máu ngoại vi: có thiếu máu, giảm hồng cầu, huyết sắc tố, giảm
bạch cầu,tiểu cầu.Tăng tương bào,có hồng cầu chuỗi tiền, máu lắng tăng cao


4

- XN tủy đồ, sinh thiết tủy xương: có tăng sinh tương bào, tương bào lấn át các
tổ chức tạo máu. Tăng tương bào có tác dụng chẩn đoán xác định khi trên 30%
- XN đông máu: giảm APTT, PT, khó tạo cục máu đông, khó tách huyết tương
bằng ly tâm do tăng protit máu, albumin giảm
- Suy thận: tăng ure, creatinin
- XN sinh hóa máu: GOT, GPT có thể tăng cao; axit uric và canxi tăng cao.
Các IgG, IgA, IgM, IgE, IgD, protit máu đều tăng cao, albumin giảm.
- XN sinh hóa nước tiểu: có protein niệu, protein bence-jone
- Siêu âm ổ bụng: gan lách to
- XQ xương có hình ảnh đột xương ở các xương dẹt như: xương sọ, xương
sườn, xương chậu, xương đùi.
1.3. Chẩn đoán:
Nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán được đề ra để chẩn đoán bệnh ĐUTX. Các tiêu
chuẩn chủ yếu đều dựa trên ba đặc trưng cơ bản về tế bào, sinh hoá và Xquang
xương. Dưới đây là một số tiêu chuẩn thường dùng trên thế giới.
1.3.1. Tiêu chuẩn của Bart-Barlogie 1995 [25]
Tiêu chuẩn chính:

- Có u tương bào trên sinh thiết tuỷ hoặc ở một tổ chức.
- Các tế bào thuộc dòng tương bào >30% trong tuỷ.
- Protein M tăng trong máu hoặc nước tiểu:
 IgG > 35g/l hoặc
 IgA > 20g/l hoặc
- Chuỗi nhẹ > 1g/24h trong nước tiểu.
Tiêu chuẩn phụ:
- Các tế bào thuộc dòng tương bào 10- 30% trong tuỷ.


5

- Protein M tăng dưới mức trên.
- Tổn thương tiêu xương trên Xquang.
- Giảm Ig bình thường (IgM < 0,5g/l, IgA < 1g/l, IgG < 6 g/l)
Chẩn đoán xác định khi có ít nhất 1 tiêu chuẩn chính + 1 tiêu chuẩn phụ hoặc
có ít nhất 3 tiêu chuẩn phụ.
Ngoài ra, cần dựa thêm các biểu hiện bệnh lý khác nhau như: suy thận, canxi
máu tăng, HC chuỗi tiền.
1.3.2. Phân loại đa u tủy xương:
- Đa u tủy xương IgG: chiếm 52% trong tổng số NB
- Đa u tủy xương IgA: chiếm 21% trong tổng số NB
- Đa u tủy xương IgD: chiếm 2% trong tổng số NB
- Đa u tủy xương IgM: chiếm 12% trong tổng số NB
- Đa u tủy xương IgE: chiếm 0,01% trong tổng số NB
1.3.3. Diễn biến của bệnh: có 3 giai đoạn
1.3.3.1. Giai đoạn 1: chưa có triệu chứng lâm sàng thường bị bỏ qua
1.3.3.2. Giai đoạn 2: có triệu chứng lâm sàng lúc tăng lúc giảm
1.3.3.3. Giai đoạn 3: thời kỳ toàn phát
1.4. Điều trị:

1.4.1 Điều trị hóa chất:
- Người bệnh > 60 tuổi: dùng hóa chất: Melphalan, Cyclophosphamid,
prednisolone
- Người bệnh < 60 tuổi: điều trị phác đồ đa hóa trị liệu
1.4.2. Tia xạ: dùng cho NB không đáp ứng hóa chất
1.4.3. Ghép tủy tự thân


6

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN ĐA U TỦY XƯƠNG
1. Nhận định
1.1. Toàn trạng:
- Tình trạng ý thức: tỉnh táo, lơ mơ, kích thích….?
- Thể trạng: chiều cao, cân nặng, BMI
- Tình trạng thiếu máu: da, niêm mạc, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp đánh trống
ngực, ù tai? Đánh giá mức độ thiếu máu?
- Tình trạng nhiễm trùng: nhiệt độ? Phát hiện ổ nhiễm khuẩn ở hô hấp, đường
miệng, tiết niệu…
1.2. Hô hấp
- Nhịp thở, kiểu thở? Khó thở ? SpO2? Mùi hơi thở?
- Ho? Ho khan hay có đờm (màu sắc, tính chất, số lượng) ?
1.3. Tuần hoàn
- Mạch, huyết áp, Refill?
1.4. Tiêu hóa
- Người bệnh có ăn được không? (Ăn bằng đường miệng hay truyền tĩnh
mạch…)
- Bụng chướng? Đau bụng? Gan, lách to?
- Buồn nôn? Nôn: số lượng, màu sắc, tính chất, có liên quan đến bữa ăn?
- Đại tiện: Táo bón, bình thường, lỏng? số lần/ ngày? Số lượng, màu sắc, tính

chất?
1.5. Thận- Tiết niệu
- Phù? Toàn thân hay khu trú? Xuất hiện đầu tiên ở đâu?


7

- Nước tiểu: Số lượng, màu sắc, tính chất?
1.6. Cơ xương khớp
- Đau xương: cột sống, xương sườn, xương chậu? Đau tăng lên khi thay đổi tư thế?
- Sưng, u xương?
- Hạn chế vận động?
1.7. Thần kinh - Tâm thần
- Có liệt ? Đau đầu? Mất ngủ?
1.8. Các bộ phận khác
- Có gì bất thường không?
1.9. Cận lâm sàng
- Tế bào máu ngoại vi, huyết tủy đồ, sinh thiết tủy xương, điện di miễn dịch cố
định, sinh hóa máu, nước tiểu, chụp XQ xương (sọ, cột sống, khung chậu…)…
2. Chẩn đoán điều dưỡng
- Khó thở liên quan đến tình trạng thiếu máu
- Tăng thân nhiệt liên quan đến tình trạng nhiễm trùng, giảm số lượng bạch cầu.
- Đau liên quan đến các tế bào ung thư thâm nhiễm
- Nguy cơ gãy xương liên quan đến bệnh hay do va chạm
- Nguy cơ xảy ra tai biến truyền máu liên quan đến truyền máu và chế phẩm máu.
- Các tác dụng phụ trong điều trị hóa trị liệu: Buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa,
chán ăn, loét miệng họng, rụng tóc.
- Sụt cân do bệnh lý ung thư gây ra, thiếu hụt dinh dưỡng do chán ăn, ăn kém.
- Thiếu kiến thức về bệnh và chăm sóc.
- Những thay đổi trạng thái tâm lý do mắc bệnh ung thư.

3. Lập kế hoạch chăm sóc
- Giảm khó thở, mệt mỏi
- Hạ sốt
- Giảm đau
- Giảm nguy cơ gãy xương
- Chăm sóc người bệnh trong điều trị hóa chất


8

- Thực hiện đúng quy chế truyền máu, phòng ngừa tai biến
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý
- GDSK tăng cường sự hiểu biết về bệnh và chế độ chăm sóc
- Cải thiện trạng thái tâm lý cho người bệnh
4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
4.1. Giảm khó thở, mệt mỏi
- Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường, nằm đầu thấp, tránh thay đổi tư thế đột ngột
- Khai thông đường thở nếu cần
- Thực hiện y lệnh: thở oxy, truyền máu, chế phẩm máu, tiêm truyền thuốc
(nếu có).
4.2. Hạ sốt
- Nới lỏng quần áo
- Chườm mát, uống đủ nước
- Thực hiện y lệnh thuốc, xét nghiệm (nếu có)
4.3. Giảm đau
- Thực hiện thuốc theo y lệnh
- Động viên, an ủi người bệnh.
4.4. Giảm nguy cơ gãy xương
- Hạn chế lao động và vận động mạnh.
- Vận động nhẹ nhàng, tránh thay đổi tư thế đột ngột.

4.5. Chăm sóc người bệnh trong điều trị hóa chất
- Khi tiến hành truyền hóa chất phải chọn tĩnh mạch thẳng, to. Tránh vùng có
nhiều gân hay tổ chức thần kinh bên dưới, xa các khớp xương. Không để thuốc
thoát mạch.
- Tư vấn, hướng dẫn người nhà NB hợp tác cùng chăm sóc NB có biến chứng sau
điều trị hóa chất: nôn, viêm loét miệng, viêm phổi, viêm tiết niệu, rụng tóc, chảy máu.
- Yếu tố vệ sinh là quan trọng hàng đầu trong việc góp phần thành công của
liệu trình điều trị, làm giảm thời gian và chi phí điều trị.


9

- Khi có chảy máu chân răng, chảy máu mũi cần súc miệng bằng nước muối
lạnh và chườm lạnh ở hốc mắt.
- Nhân viên y tế phải chú ý vệ sinh bàn tay trước và sau khi khám và chăm sóc
người bệnh.
- Người bệnh vận động nhẹ nhàng, tránh nằm lâu gây ứ đọng dịch ở phổi.
Hàng ngày cho người bệnh ngồi dậy 3 lần, mỗi lần 15 phút để người bệnh tập thở
sâu, vỗ rung.
- Vệ sinh răng miệng sau ăn, thay quần áo hàng ngày sạch sẽ, đeo khẩu trang.
- Mùa hè người bệnh nằm thoáng mát, mùa đông nằm nơi ấm, tránh gió lùa.
- Ăn chín, uống sôi. Ăn chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, hợp khẩu vị người
bệnh (không ăn đồ cay nóng, không dùng chất kích thích). Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Tránh tiếp xúc nơi đông người, với những người mang bệnh lây truyền (cúm,
sởi…).
4.6. Thực hiện đúng quy chế truyền máu phòng ngừa tai biến
- Thực hiện đúng quy trình lĩnh máu tại kho máu. Bảo quản và vận chuyển
máu đúng quy định.
- Thực hiện 5 đúng, kiểm tra, đối chiếu giữa người cho và người nhận.
- Đo DHST trước truyền và sau truyền 15 phút

- Định nhóm máu tại giường bệnh.
- Theo dõi sát người bệnh trong quá trình truyền máu để xử trí kịp thời các tai
biến có thể xảy ra như: mẩm ngứa, nổi mề đay, sốt, rét run, sốc…
4.7. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Người bệnh ăn thức ăn hợp khẩu vị, thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ăn
chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh.
- Các loại thực phẩm giàu protein và carbonhydrat, chất béo để tăng sức đề
kháng với những tế bào đã mắc ung thư, tăng cường lượng calo cho cơ thể. Bao
gồm: Thịt động vật, dầu thực vật, bơ, phomat.
- Các loại hạt ngũ cốc.
- Ăn nhiều rau xanh (đặc biệt ăn những rau dễ rửa).


10

- Ăn nhiều hoa quả
- Không dùng các chất kích thích như: rượu, bia, cafe…
- Nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch theo y lệnh (nếu có).
4.8. GDSK tăng cường sự hiểu biết về bệnh và chế độ chăm sóc
- Đa u tủy xương là bệnh lý nặng, tỉ lệ tử vong cao do vậy Điều dưỡng cần giải
thích rõ về biến chứng, cách chăm sóc người bệnh trong giai đoạn điều trị cũng như
sau khi ra viện.
- Hạn chế vận động mạnh, tránh va đập có thể gây gãy xương.
- Tránh tiếp xúc với nhiều người trong quá trình điều trị.
- HD người bệnh tự chăm sóc: Vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Uống thuốc theo đúng y lệnh BS, không bỏ thuốc, không tự ý dùng thuốc
nam….gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
4.9. Cải thiện trạng thái tâm lý
- Giúp người bệnh giảm trạng thái tuyệt vọng: giải thích,động viên, an ủi để
người bệnh an tâm điều trị và phối hợp tốt với cán bộ y tế.

- Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh hiểu về bệnh, xác định chung
sống với bệnh đa u tủy xương như một phương châm sống tích cực, giúp điều trị
bệnh tốt hơn.
5. Đánh giá
- Người bệnh không khó thở, đỡ mệt, bớt hoa mắt chóng mặt, hết sốt, không
còn dấu hiệu nhiễm trùng và các biến chứng khác
- Đỡ đau
- Tình trạng dinh dưỡng cải thiện, người bệnh ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt.
- Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi và tủy xương ổn định (tình trạng lui bệnh).


11

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân ĐUTX đang điều trị tại Trung tâm Huyết Học - Truyền máu, Bệnh
viện Bạch Mai.
* Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:
- Tuổi bệnh nhân > 16 tuổi
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định ĐUTX
- Bệnh nhân đồng ý và tự nguyện tham gia nghiên cứu
* Tiêu chuẩn loại trừ:
o BN không đồng ý tham gia nghiên cứu
o BN khó hoặc không có khả năng giao tiếp
o BN không điều trị theo phác đồ, bỏ thuốc
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
Địa điểm: Trung tâm Huyết Học - Truyền máu, Bệnh viện Bạch Mai.
Thời gian: Từ tháng 01/ 2019 đến tháng 6/ 2019
Dự trù kinh phí: khoảng 10 triệu đồng cho chi phí:

- Lấy số liệu
- Giấy
- In ấn
2.3. Thiết kế và phương pháp thu thập thông tin:
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu.
2.4. Cỡ mẫu:


12

Cách chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện.
2.5. Trình bày phương pháp chọn mẫu:
Tính toán cỡ mẫu
Trong đó:
n: cỡ mẫu cần tính cho nghiên cứu.
Z = hệ số tin cậy, với mức ý nghĩa α = 0,05 hệ số tin cậy z =1,96.
p = ước lượng 8% điều dưỡng CSNB chưa tốt, (p = 8% - 0,08).
d: sai số tuyệt đối chấp nhận được, chọn d = 5% (0,05%). cỡ mẫu sẽ là 45
2.6. Phương pháp thu thập số liệu:
- Số liệu từ Hồ sơ bệnh án, khám lâm sàng, cận lâm sàng, theo dõi người bệnh
trong bệnh án nghiên cứu. Từ phỏng vấn gia đình người bệnh.
a) Hình thức thu thập số liệu:
Công cụ thu thập số liệu:
- Hồ sơ bệnh án thu thập thông tin qua nhận định tình trạng người bệnh sau
giao ban đầu giờ làm việc (để lấy thông tin của bác sĩ), thực hiện CSNB đa u tủy
xương theo qui trình điều dưỡng đã được học tại trường ĐHTL.
- Các “Bảng kiểm quy trình kỹ thuật”.
- Các công cụ: như nhiệt kế, huyết áp, ống nghe, các loại dung dịch sát khuẩn
(dung dịch vệ sinh răng miệng ở NB, dung dịch sát khuẩn tay nhanh, phiếu xét
nghiệm, ống nghiệm,…

Phương pháp tiến hành:
Tập huấn cho các điều tra viên về cách thu thập số liệu
Tất cả số liệu được ghi chép vào bảng theo dõi NB theo đúng mẫu thiết kế đã
thiết lập sẵn. Nhóm nghiên cứu thực hiện các kỹ thuật quan sát và điền vào bảng
kiểm quy trình kỹ thuật và ghi chép các thông tin trước, trong và sau CS, ghi các kết
quả xét nghiệm cận lâm sàng vào phiếu theo dõi. Tất cả NB lựa chọn theo phương
pháp chọn mẫu được đánh giá các chỉ số ở các thời điểm ngay khi vừa nhập viện
(N1), thực hiện và ghi lại các theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, biểu hiện của NB trên


13

lâm sàng, các kỹ thuật điều dưỡng thực hiện trong một ngày làm việc (tiêm, truyên
dịch, HD vệ sinh cho NB,
Thu thập thông tin cận lâm sàng: Kết quả xét nghiệm đờm, kết quả xét nghiệm
nước tiểu sau 48 giờ nhập viện.
b) Chỉ tiêu quan sát:
Các chỉ số lâm sàng, cận sàng được đánh giá 1 ngày một lần, và số liệu lâm
sàng và cận lâm sàng lấy vào 2 thời điểm là N1 (người bệnh vừa nhập viện được thở
máy và NRV trước khi ra viện.
2.7. Các biến số nghiên cứu:
- Họ tên, tuổi
- Địa chỉ
- Nghề nghiệp
2.7.1. BN vào viện được ghi các chỉ số lâm sàng các chỉ số cơ năng:
- Mệt, ăn kém
- Đau xương: các xương sườn, xương đùi, xương sọ
- Hoa mắt chóng mặt
*Các chỉ số thực thể:
- Chiều cao, cân nặng

- Thiếu máu: da xanh, niêm mạc nhợt
- BN chảy máu: Chảy máu dưới da, chảy máu chân răng
- Phù: Phù 2 chi dưới, phù toàn thân
- Gan to
- Lách to
- Loét miệng
- Sốt
- Gãy xương
- U xương
2.7.2. Các chỉ số cận lâm sàng:


14

* Các chỉ số về máu:
- Hồng cầu, Huyết sắc tố
- Bạch cầu, tiểu cầu
- Tế bào plasmo
- Tủy đồ
- GOT, GPT
- Ure Creatinin
- Axit Uric
- LDH
- Protit máu TP
- Albumin
- Gamma Globulin
- IgG, IgA, IgD, IgE, IgM
- PT
* Các chỉ số về nước tiểu:
- Protein niệu

- Protein Bence - Jone
- Hồng cầu, bạch cầu trong nước tiểu
- XQ xương: Bệnh nhân gãy xương, loại xương gãy
2.7.3. Chăm sóc các biến chứng sau điều trị hóa chất:
a. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng của bệnh nhân sau điều trị
hóa chất
- Sốt, rét run khi sốt
- Ho, loét họng, khạc đờm,phổi có rale
- Đái buốt, đái rắt
- Buồn nôn, nôn, đại tiện phân lỏng
- Mụn mủ hoặc bọng nước trên da, ổ áp xe ở da
- Ngày nhiễm trùng là ngày bạch cầu giảm, đặc biệt BCHTT
- Sốc


15

- Tử vong
b. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng của bệnh nhân sau điều
trị hóa chất:
- Hồng cầu, huyết sắc tố giảm
- Bạch cầu giảm
- Tiểu cầu giảm
- Xuất hiện ổ nhiễm trùng: mủ, áp xe, loét
- Nhiễm trùng huyết
c. Tác dụng không mong muốn về chức năng gan, thận của bệnh nhân sau
điều trị hóa chất:
- Chỉ số men gan: GOT, GPT thay đổi
- Chức năng thận: Ure, creatinin thay đổi
2.8. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá:

Phương pháp đánh giá đau theo thang điểm VAS: Mức độ đau của bệnh
nhân được đánh giá theo thang điểm VAS từ 1 đến 10 bằng thước đo của hãng
Astra-Zeneca. Thang điểm số học đánh giá mức độ đau VAS là một thước có hai
mặt [2].
Một mặt: Chia thành 11 vạch đều nhau từ 0 đến 10 điểm.
Một mặt: Có 5 hình tượng (với trẻ nhỏ hoặc BN không nói được), có thể quy
ước và mô tả ra các mức để bệnh nhân tự lượng giá cho đồng nhất độ đau như sau.
- Hình tượng thứ nhất (tương ứng 0 điểm): Bệnh nhân không cảm thấy bất kỳ
một đau đớn khó chịu nào.
- Hình tượng thứ hai (tương ứng 1- 2,5): Bệnh nhân thấy hơi đau, khó chịu,
nhưng không mất ngủ, không vật vã và các hoạt động khác bình thường. Hình tượng
thứ ba (tương ứng > 2,5 - 5 điểm): Bệnh nhân đau, rất khó chịu, mất ngủ, bồn chồn,
không dám cử động hoặc có phản xạ kêu rên.
- Hình tượng thứ tư (tương ứng > 5 - 7,5 điểm): Đau nhiều, đau liên
- tục, bất lực vận động, luôn kêu rên.


16

- Hình tượng thứ năm (tương ứng > 7,5 - 10 điểm): Đau liên tục, toát mồ hôi,
có thể choáng ngất.
Mức 0 điểm : Không đau.
Mức 1 - 2,5 điểm:Đau nhẹ.
Mức > 2,5 - 5 điểm: Đau vừa và nặng.
Trên 5 điểm:

Đau rất nặng.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thước đo VAS (Visual Analog Scale)
để đánh giá điểm trung bình mức độ đau và phân loại mức độ đau.

Ngưỡng đau được đo vào các thời điểm
- Khi vào viện
- Sau điều trị (có thể ≤ một tuần)

Hình 2.1: Thước đo VAS (Visual Analog Scale)
2.9. Phương pháp phân tích số liệu:
Sau khi thu thập số liệu, các kết quả được làm sạch, mã hóa và xử lý theo thuật
toán thống kê y học (trên 20 mẫu thử nghiệm) sau đó rút kinh nghiệm sửa lại bộ công
cụ, sau đó lại bắt đầu thực hiện thu thập các số liệu cho đến khi đủ mẫu nghiên cứu.
Sử dụng thuật toán thống kê phần mềm SPSS 20.0, kiểm định tỷ lệ bằng ChiSquate test và One - Way ANOVA, sử dụng test T- student để kiểm định sự khác
biệt giữa các giá trị. Phân tích đơn biến các yếu tố có nguy cơ gia tăng biến chứng,
khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
2.10. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi luôn đảm bảo 3 nguyên tắc cơ bản: tôn trọng con
người, hướng thiện và công bằng.
Bệnh nhân được tôn trọng quyền tự nguyện lựa chọn tham gia hay từ chối
tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân được giải thích quy trình nghiên cứu, các bước tiến


17

hành, những lợi ích và tai biến có thể gặp trong quá trình tham gia nghiên cứu. Tất
cả thông tin thu thập sử dụng trong nghiên cứu được đảm bảo bí mật cho bệnh nhân
và tất nhiên chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu.

CHƯƠNG 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Tuổi và giới tính
Bảng 3.1. Phân bố tuổi và giới tính của nhóm đối tượng

Biến số nghiên cứu

Tổng
n

%

Tuổi
16 - 40
41 - 60
>60
Giới tính
Nam
Nữ
Nhận xét:
3.1.2. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Nghề nghiệp
Nông dân
Cán bộ, công nhân viên
Hưu trí, Nội trợ
Kinh doanh
Khác
Tổng
Nhận xét:

Tổng
n

%



18

Bảng 3.3: Nơi ở của đối tượng nghiên cứu
Người bệnh ĐUTX

Biến số nghiên cứu

n=

Tỉ lệ %

Thành phố
Nông thôn
Tổng cộng
Nhận xét:
Bảng 3.4: Trình độ của đối tượng nghiên cứu
Tổng

Biến số nghiên cứu

n

%

Đại học, sau đại học
Cao đẳng, trung cấp
Học sinh
Tổng cộng

Nhận xét:
3.1.3. Nhận định bệnh lý kèm theo
Bảng 3.5. Bệnh lý kèm theo của đối tượng nghiên cứu
Biến số nghiên cứu

Người bệnh ĐUTX
Vào viện

Ra viện

Tổng

Thận
Tiểu đường
Tim mạch
Loãng xương
Khác
Nhận xét:
Phân bố người bệnh theo BMI
Bảng 3.6: Chỉ số BMI của người bệnh
BMI

Người bệnh

Tổng


×