Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

KẾT QUẢ NGHIÊN cứu độc TÍNH cấp và bán TRƯỜNG DIỄN của VIÊN NANG CỨNG KOREAN RED GINSENG (2) TRÊN THỰC NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

BỘ MÔN DƯỢC LÝ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỘC TÍNH CẤP VÀ BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA
VIÊN NANG CỨNG KOREAN RED GINSENG (2)
TRÊN THỰC NGHIỆM

Địa điểm nghiên cứu: Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội
Thời gian nghiên cứu: 10/2017 – 01/2018

Hà Nội – 2018
1


A. ĐỘC TÍNH CẤP

-

1.1.
Thuốc nghiên cứu:
Viên nang cứng Korean Red Ginseng Extract (2):
Dạng bào chế: viên nang cứng. Hàm lượng: 500 mg. Thuốc thử được sản xuất

-


tại Công ty nghiên cứu Sâm Hàn quốc.
Liều dùng dự kiến trên người: 3 viên/lần x 2 lần/ngày, uống sau ăn 30 phút (bữa

-

sáng, bữa tối)
Lấy 30 viên pha trong vừa đủ 60ml dùng trong nghiên cứu xác định độc tính
cấp.
1.2. Động vật thực nghiệm
Chuột nhắt trắng chủng Swiss, cả hai giống, khỏe mạnh, trọng lượng 18 –
22 g của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương. Chuột được nuôi 7 ngày trước khi
nghiên cứu và trong suốt thời gian nghiên cứu trong điều kiện phòng thí nghiệm
nhiệt độ 22–24°C, chu kỳ sáng tối 12 giờ, với đầy đủ thức ăn và nước uống tại
Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu độc tính cấp của thuốc thử viên nang cứng Korean Red Ginseng
Extract (2) theo đường uống trên chuột nhắt trắng
Nghiên cứu độc tính cấp và xác định LD 50 của thuốc thửviên nang cứng
Korean Red Ginseng Extract (2) trên chuột nhắt trắng theo đường uống.
Trước khi tiến hành thí nghiệm, cho chuột nhịn ăn qua đêm.
Chuột được chia ngẫu nhiên thành các lô khác nhau, mỗi lô 10 con. Cho
chuột uống thuốc thử viên nang cứng Korean Red Ginseng Extract (2) với liều
tăng dần trong cùng một thể tích để xác định liều thấp nhất gây chết 100% chuột
và liều cao nhất không gây chết chuột (gây chết 0% chuột). Theo dõi tình trạng
chung của chuột, quá trình diễn biến bắt đầu có dấu hiệu nhiễm độc (như nôn, co
giật, kích động, bài tiết…) và số lượng chuột chết trong vòng 72 giờ sau khi
uống thuốc. Tất cả chuột chết được mổ để đánh giá tổn thương đại thể. Từ đó
xây dựng đồ thị tuyến tính để xác định LD 50 của thuốc thử. Sau đó tiếp tục theo
dõi tình trạng của chuột đến hết ngày thứ 7-14 sau khi uống viên nang cứng
Korean Red Ginseng Extract (2).

1.4. Xử lý số liệu
2


Các số liệu được xử lý thống kê theo thuật toán thống kê T-test Student
bằng phần mềm Microsoft Excel.
2. Kết quả nghiên cứu
Chuột nhắt trắng được uống thuốc thử viên nang cứng Korean Red Ginseng
Extract (2) từ liều thấp nhất đến liều cao nhất. Lô chuột đã uống đến liều tối đa
75 ml/Kg, trong 24 giờ dung dịch tương đương 18,75g/kg, không có chuột chết
trong vòng 72 giờ. Theo dõi tiếp đến hết 7-14 ngày không có dấu hiệu bất
thường xảy ra.
Bảng 1: Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của Thuốc thử viên nang cứng
Korean Red Ginseng Extract (2)
Lô chuột

Lô 1
Lô 2
Lô 3

n
1
0
1
0
1
0

Tỷ lệ


Liều

Liều (g/kg thể

(ml/kg)

trọng)

45

11,25

0

Không

60

15,00

0

Không

75

18,75

0


Không

chết
(%)

Dấu hiệu bất
thường khác

Kết quả bảng 1 cho thấy: các lô chuột uốngviên nang cứng Korean Red
Ginseng Extract (2) ở mức liều tối đa 18,75g/kg nhưng có biểu hiện độc tính cấp
và không có chuột chết trong vòng 72 giờ.
3. Kết luận:
Thuốc thử viên nang cứng Korean Red Ginseng Extract (2) không có biểu
hiện độc tính cấp ở liều 18,75/gkg.
Chưa xác định được LD50 trên chuột nhắt trắng của thuốc thử viên nang
cứng Korean Red Ginseng Extract (2) trên đường uống trên chuột nhắt trắng.

3


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

World Health Organization (2000). General Guidelines for Methodologies
on Research and Evaluation of Traditional Medicine. WHO; Geneva,
Switzerland, 35

2.


Need for revision of the guideline single dose toxicity 3BS1a,
(EMEA/CHMP/SWP/302413/08).

3.

Eudralex Vol3; 3BS1a Single Dose Toxicity.

4.

Council Directive 86/609/EEC on the protection of animals used for
experimental and other scientific purposes.

5.

ICH Topic M3 (R2) - Non-Clinical Safety Studies for the Conduct of
Human Clinical Trials and Marketing Authorization for Pharmaceuticals
(CPMP/ICH/286/95).

4


B. ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN:

1.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1.

Thuốc nghiên cứu:

Viên nang cứng Korean Red Ginseng Extract (2):
-


Dạng bào chế: viên nang cứng, đóng gói 282 viên/lọ
Hàm lượng: 500 mg
Liều dùng trên người: 3 viên/lần x 2 lần/ngày, uống sau ăn 30 phút (bữa sáng,
bữa tối)
1.2. Động vật thực nghiệm
Chuột cống trắng chủngWistar, cả hai giống, khỏe mạnh, trọng lượng 180 –
200g. Chuột được nuôi 7 ngày trước khi nghiên cứu và trong suốt thời gian
nghiên cứu trong điều kiện phòng thí nghiệm với đầy đủ thức ăn và nước uống
tại Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội.
Hóa chất và máy móc phục vụ nghiên cứu
Kit định lượng các enzym và chất chuyển hoá trong máu: ALT (alanin
1.3.

-

aminotransferase), AST (aspartat aminotransferase), bilirubin toàn phần,
albumin, cholesterol toàn phần, creatinin của hãng Hospitex Diagnostics (Italy)
và hãng DIALAB GmbH (Áo), định lư¬ợng trên máy xét nghiệm sinh hóa Erba
-

Chem 5 V3 (Ấn Độ).
Dung dịch xét nghiệm máu ABX Minidil LMG của hãng ABX - Diagnostics,
định lượng trên máy Vet abcTM Animal Blood Counter.
Các hoá chất xét nghiệm và làm tiêu bản mô bệnh học.
1.4.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu độc tính bán trường diễn của KRG (2) được tiến hành theo
Hướng dẫn của WHO.
Chuột cống trắng, giống đực, được chia làm 3 lô, mỗi lô 10 con, mỗi con

nhốt riêng một chuồng.

-

Lô chứng: uống dung môi pha thuốc 10 mL/kg/ngày

-

Lô trị 1: uống KRG (2) liều 360 mg/kg/ngày (liều tương đương liều dự kiến
dùng trên người, tính theo hệ số 6).
5


-

Lô trị 2: uống KRG (2) liều 1080 mg/kg/ngày (gấp 3 lần lô trị 1).
Chuột cống trắng được uống nước hoặc thuốc thử trong 12 tuần liên tục,
mỗi ngày một lần vào buổi sáng.
Các chỉ tiêu theo dõi trước và trong quá trình nghiên cứu:

-

Tình trạng chung, thể trọng của chuột cống trắng.

-

Đánh giá chức phận tạo máu thông qua số lượng hồng cầu, thể tích trung bình
hồng cầu, hàm lượng hemoglobin, hematocrit, số lượng bạch cầu, công thức
bạch cầu và số lượng tiểu cầu.


-

Đánh giá chức năng gan thông qua định lượng một số enzym và chất chuyển hoá
trong máu: ALT, AST, bilirubin toàn phần, cholesterol toàn phần.

-

Đánh giá chức năng lọc của thận thông qua định lượng nồng độ creatinin huyết
thanh.
Các thông số theo dõi được kiểm tra vào trước lúc uống thuốc thử, sau 4
tuần và sau 8 tuần uống thuốc thử.

-

Mô bệnh học: sau 8 tuần uống thuốc thử, chuột được mổ để uan sát đại thể toàn
bộ các cơ quan. Kiểm tra ngẫu nhiên cấu trúc vi thể gan, thận của 30% số chuột
cống trắng ở mỗi lô.Các xét nghiệm vi thể được thực hiện tại Trung tâm nghiên
cứu và phát hiện sớm ung thư – Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt

Nam (do PGS.TS. Lê Đình Roanh đọc kết quả vi thể).
1.5. Xử lý số liệu
Số liệu được trình bày dưới dạng MEAN ± SD, xử lý bằng phần mềm
Microsoft Excel 2010, sử dụng t-test Student và test trước sau (Avant-après).Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

Khác biệt so với lô chứng sinh học (lô 1)
2.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
6

p < 0,05


p < 0,01

*

**

p<
0,001
***


2.1. Tình trạng chung

Trong thời gian thí nghiệm, chuột ở cả 3 lô hoạt động bình thường, ăn uống
tốt, nhanh nhẹn, lông mượt, mắt sáng, phân khô.
2.2.

Sự thay đổi thể trọng chuột
Bảng 2.1.Ảnh hưởng của KRG (2) đến thể trọng chuột

Lô nghiên cứu
Chứng sinh học
Lô trị 1
p trước – sau
Lô trị 2
p trước – sau

Trọng lượng (g)
Trước uống thuốc

Sau 4 tuần
198.50 ± 29.44
209.00 ± 21.32
191.00 ± 19.41
203.00 ± 36.83
> 0,05
> 0,05
190.50 ± 30.59
197.00 ± 30.93
> 0,05
> 0,05

Sau 8 tuần
201.00 ± 28.07
191.00 ± 35.26
> 0,05
198.50 ± 32.58
> 0,05

Kết quả ở bảng 2.1 cho thấy: sau 4 tuần và 8 tuần uống thuốc thử, trọng
lượng chuột ở các lô uống thuốc thử đều không có sự khác biệt so với lô chứng
sinh học và so với thời điểm trước khi uống thuốc (p > 0,05).
2.3. Đánh giá chức năng tạo máu
Bảng 2.2. Ảnh hưởng của KRG (2) đến số lượng hồng cầu
Thời gian
Trước uống thuốc
Sau 4 tuần
p trước – sau
Sau 8 tuần
p trước – sau


Số lượng hồng cầu (1012/L)
Chứng
360 mg/kg
1080 mg/kg
8.00 ± 0.71
8.16 ± 0.70
8.28 ± 0.55
8.46 ± 0.76
8.33 ± 0.57
8.51 ± 0.78
> 0,05
> 0,05
> 0,05
8.06 ± 0.70
7.80 ± 0.66
8.06 ± 0.48
> 0,05
> 0,05
> 0,05

Kết quả nghiên cứu ở bảng 2.2 cho thấy, sau 4 tuần và 8 tuần uống thuốc
thử, số lượng hồng cầu ở lô trị 1 và lô trị 2 đều không có sự khác biệt so với lô
chứng sinh học và so với thời điểm trước khi uống thuốc thử (p > 0,05).

Bảng 2.3. Ảnh hưởng của KRG (2) đến hàm lượng huyết sắc tố
Thời gian
Trước uống thuốc
7


Haemoglobin (g/dL)
Chứng

360 mg/kg

1080 mg/kg

13.37 ± 0.81

13.62 ± 0.57

13.83 ± 0.65


Thời gian

Haemoglobin (g/dL)
Chứng

360 mg/kg

1080 mg/kg

Sau 4 tuần

13.79 ± 0.51

13.23 ± 0.79

13.37 ± 1.09


p trước – sau

> 0,05

> 0,05

> 0,05

Sau 8 tuần

12.90 ± 0.64

12.94 ± 0.86

13.01 ± 0.98

p trước – sau

> 0,05

> 0,05

> 0,05

Kết quả nghiên cứu ở bảng 2.3 cho thấy, sau 4 tuần và 8 tuần nghiên cứu,
KRG (2) ở cả hai mức liều đều không làm thay đổi hàm lượng huyết sắc tố so
với lô chứng sinh học và so với thời điểm trước khi uống thuốc thử (p > 0,05).
Bảng 2.4. Ảnh hưởng của KRG (2) đến hagematocrit
Thời gian


Haematocrit (%)
Chứng

360 mg/kg

1080 mg/kg

Trước uống thuốc

40.56 ± 3.12

39.38 ± 1.76

40.46 ± 1.98

Sau 4 tuần

42.12 ± 2.78

40.38 ± 2.43

40.72 ± 2.65

p trước – sau

> 0,05

> 0,05


> 0,05

Sau 8 tuần

38.53 ± 2.77

37.01 ± 3.71

38.26 ± 2.89

p trước – sau

> 0,05

> 0,05

> 0,05

Kết quả nghiên cứu ở bảng 2.4 cho thấy, sau 4 tuần và 8 tuần uống thuốc
thử, KRG (2) ở cả hai mức liều nghiên cứu đều không làm thay đổi giá trị
haematocrit so với lô chứng sinh học và so với thời điểm trước khi uống thuốc
thử (p > 0,05).

Bảng 2.5.Ảnh hưởng của KRG (2) đếnthể tích trung bình hồng cầu (MCV)
Thời gian

8

MCV (fL)
Chứng


360 mg/kg

1080 mg/kg

Trước uống thuốc

48.38 ± 3.72

48.11 ± 2.64

48.91 ± 1.26

Sau 4 tuần

47.27 ± 3.68

47.26 ± 2.36

47.89 ± 1.15

p trước – sau

> 0,05

> 0,05

> 0,05



Sau 8 tuần

46.98 ± 3.68

46.60 ± 2.27

47.75 ± 1.23

p trước – sau

> 0,05

> 0,05

> 0,05

Kết quả nghiên cứu ở bảng 2.5 cho thấy, sau 4 tuần và 8 tuần uống thuốc
thử, thể tích trung bình hồng cầu ở lô trị 1 và lô trị 2 đều không có sự khác biệt so
với lô chứng sinh học và so với thời điểm trước khi uống thuốc thử (p > 0,05).
Bảng 2.6. Ảnh hưởng của KRG (2) đến số lượng bạch cầu
Số lượng bạch cầu (109/L)

Thời gian

Chứng

360 mg/kg

1080 mg/kg


Trước uống thuốc

9.25± 1.85

9.24 ± 2.80

9.36 ± 1.46

Sau 4 tuần

9.54 ± 2.62

10.28 ± 3.41

8.27 ± 1.67

p trước – sau

> 0,05

> 0,05

> 0,05

Sau 8 tuần

8.63 ± 1.36

7.63 ± 1.67


8.09 ± 1.34

p trước – sau

> 0,05

> 0,05

> 0,05

Kết quả nghiên cứu ở bảng 2.6 cho thấy, sau 4 tuần và 8 tuần uống thuốc
thử, số lượng bạch cầu ở lô trị 1 và lô trị 2 đều không có sự khác biệt so với lô
chứng sinh học và so với thời điểm trước khi uống thuốc thử (p > 0,05).

Bảng 2.7. Ảnh hưởng của KRG (2) đến công thức bạch cầu
Chứng
Lym(%) Neu(%)
66.45 ± 28.64 ±
10.14
8.53
62.77 ± 30.82 ±
5.14
4.62

360 mg/kg
Lym(%) Neu(%)
68.63 ± 28.01 ±
8.22
8.60
62.91 ± 30.21 ±

8.60
7.82

1080 mg/kg
Lym(%) Neu(%)
71.96 ± 23.80 ±
8.67
9.04
68.53 ± 25.79 ±
7.73
6.05

p trước sau

> 0,05

> 0,05

> 0,05

> 0,05

> 0,05

> 0,05

Sau 8 tuần

62.77 ±
5.14


31.70 ±
5.44

61.85 ±
6.67

31.51 ±
7.37

63.04 ±
9.50

30.64 ±
10.04

Thời gian
Trước uống
thuốc
Sau 4 tuần

9


Thời gian

Chứng
Lym(%) Neu(%)

360 mg/kg

Lym(%) Neu(%)

1080 mg/kg
Lym(%) Neu(%)

p trước sau

> 0,05

> 0,05

> 0,05

> 0,05

> 0,05

> 0,05

Kết quả nghiên cứu ở bảng 2.7 cho thấy, sau 4 tuần và 8 tuần uống thuốc
thử, công thức bạch cầu ở lô trị 1 và lô trị 2 đều không có sự khác biệt so với lô
chứng sinh học và so với thời điểm trước khi uống thuốc thử (p > 0,05).
Bảng 2.8.Ảnh hưởng của KRG (2) đến số lượng tiểu cầu
Thời gian
Trước uống thuốc
Sau 4 tuần
p trước – sau
Sau 8 tuần
p trước – sau


Số lượng tiểu cầu(109/L)
Chứng
360 mg/kg
1080 mg/kg
442.80 ± 53.56
431.30 ± 63.00
421.10 ± 52.12
381.80 ± 84.55
462.00 ± 96.46
395.30 ± 82.65
> 0,05
> 0,05
> 0,05
413.80 ± 64.72 474.10 ± 145.84 375.40 ± 89.46
> 0,05
> 0,05
> 0,05

Kết quả nghiên cứu ở bảng 2.8cho thấy, sau 4 tuần và 8 tuần uống thuốc thử,
KRG (2) ở cả hai mức liều nghiên cứu đều không làm thay đổi số lượng tiểu cầu so
với lô chứng sinh học và so với thời điểm trước khi uống thuốc thử (p > 0,05).

2.4.

Đánh giá mức độ hủy hoại tế bào gan

Bảng 2.9. Ảnh hưởng của KRG (2) đến nồng độ AST và ALT huyết tương
Chỉ số

Chứng


360 mg/kg

1080 mg/kg

Trước uống thuốc 78.70 ± 13.33

68.60 ± 16.39

70.20 ± 15.89

Sau 4 tuần

80.20 ± 8.57

96.90 ± 19.09*

104.00 ± 34.44*

> 0.05

< 0.01

< 0.05

69.80 ± 10.53

103.00 ± 25.40***

105.90 ±

23.96***

> 0.05

< 0.01

< 0.001

AST

p trước – sau
Sau 8 tuần
p trước – sau
ALT
10


Chỉ số

360 mg/kg

1080 mg/kg

Trước uống thuốc 60.00 ± 12.01

57.80 ± 12.31

56.70 ± 8.41

Sau 4 tuần


58.60 ± 12.29

65.30 ± 13.13

64.00 ± 6.36

> 0.05

> 0.05

> 0.05

49.70 ± 11.94

56.60 ± 7.53

64.40 ± 6.45**

> 0.05

> 0.05

< 0.05

p trước – sau
Sau 8 tuần
p trước – sau

Chứng


Kết quả nghiên cứu ở bảng 2.9 cho thấy:
- Tại thời điểm sau 4 tuần và sau 8 tuần nghiên cứu, KRG (2) ở cả 2 mức liều

đều làm tăng rõ rệt hoạt độ AST so với thời lô chứng sinh học và so với thời
điểm trước khi uống thuốc thử, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với các giá
trị p < 0,05, < 0,01 và < 0,001.
- Tại thời điểm sau 8 tuần nghiên cứu, KRG (2) liều cao (1080 mg/kg) làm tăng
rõ rệt hoạt độ ALT so với lô chứng sinh học (p < 0,01) và so với thời điểm
trước khi uống thuốc (p < 0,05)

2.5. Đánh giá chức năng gan

Bảng 2.10. Ảnh hưởng của KRG (2) đến nồng độ bilirubin toàn phần
Thời gian

Bilirubin toàn phần(mmol/L)
Chứng

360 mg/kg

1080 mg/kg

Trước uống thuốc

13.47 ± 0.47

13.65 ± 0.62

13.28 ± 0.40


Sau 4 tuần

13.35 ± 0.50

13.66 ± 0.31

13.40 ± 0.37

p trước – sau

> 0,05

> 0,05

> 0,05

Sau 8 tuần

13.38 ± 0.53

13.37 ± 0.43

13.33 ± 0.40

p trước – sau

> 0,05

> 0,05


> 0,05

Kết quả nghiên cứu ở bảng 2.10 cho thấy, sau 4 tuần và 8 tuần uống KRG
(2), nồng độ bilirubin toàn phầnở cả hai lô trị đều không có sự khác biệt có ý
11


nghĩa khi so sánh với lô chứng và so sánh với thời điểm trước khi uống thuốc
thử (p>0,05).
Bảng 2.11. Ảnh hưởng của KRG (2) đến nồng độ albumin
Albumin (g/dL)

Thời gian

Chứng

360 mg/kg

1080 mg/kg

Trước uống thuốc

2.68 ± 0.24

2.67 ± 0.47

2.51 ± 0.17

Sau 4 tuần


2.99 ± 0.53

2.95 ± 0.54

2.62 ± 0.26

p trước – sau

> 0.05

> 0.05

> 0.05

Sau 8 tuần

2.79 ± 0.40

2.33 ± 0.28**

2.29 ± 0.21**

p trước – sau

> 0.05

< 0.05

< 0.05


Kết quả nghiên cứu ở bảng 2.11 cho thấy, sau 8 tuần nghiên cứu, KRG (2)
ở cả 2 mức liều đều làm giảm rõ rệt nồng độ albumin so với lô chứng sinh học
(p < 0,01) và so với thời điểm trước khi uống thuốc (p < 0,05)
Bảng 2.12. Ảnh hưởng của KRG (2) đến nồng độ cholesterol toàn phần
Cholesterol toàn phần (mmol/L)
Chứng
360 mg/kg
1080 mg/kg

Thời gian
Trước
uống
thuốc
Sau 4 tuần
p trước – sau
Sau 8 tuần
p trước – sau

1.55 ± 0.31

1.55 ± 0.32

1.53 ± 0.33

1.76 ± 0.33
> 0.05
1.52 ± 0.20
> 0.05


1.69 ± 0.15
> 0.05
1.21 ± 0.26**
< 0.05

1.70 ± 0.13
> 0.05
1.16± 0.21***
< 0.05

Kết quả nghiên cứu ở bảng 2.12 cho thấy, sau 8 tuần uống thuốc thử, nồng
độ cholesterol toàn phần ở các lô chuột uống KRG (2) giảm có ý nghĩa thống kê
so với lô chứng sinh học (p < 0,01 và p < 0,001) và so với thời điểm trước khi
uống thuốc thử (p < 0,05)
2.6.

Đánh giá chức năng thận

Bảng 2.13. Ảnh hưởng của KRG (2) đến nồng độ creatinin huyết thanh
Thời gian
Trước uống thuốc
12

Chứng
1.08 ± 0.09

Creatinine (mg/dL)
360 mg/kg
1.07 ± 0.09


1080 mg/kg
1.04 ± 0.10


Sau 4 tuần
p trước – sau
Sau 8 tuần
p trước – sau

1.07 ± 0.05
> 0.05
1.07 ± 0.09
> 0.05

1.07 ± 0.05
> 0.05
1.05 ± 0.13
> 0.05

1.06 ± 0.05
> 0.05
1.08 ± 0.06
> 0.05

Kết quả nghiên cứu ở bảng 2.13 cho thấy, sau 4 tuần và 8 tuần uống KRG
(2), nồng độ creatinin huyết thanhở cả hai lô trị đều không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê khi so sánh với lô chứng và so sánh với thời điểm trước khi uống
thuốc thử (p>0,05).
2.7. Hình ảnh đại thể và vi thể cơ quan sau 8 tuần nghiên cứu


- Hình ảnh đại thể:Trên tất cả các chuột thực nghiệm (cả lô chứng và 2 lô trị),
không quan sát thấy có thay đổi bệnh lý nào về mặt đại thể của các cơ quan
tim, phổi, gan, lách, tuỵ, thận và hệ thống tiêu hoá của chuột.
- Hình ảnh vi thể gan:
+ Lô chứng sinh học: 3/3 mẫu bệnh phẩm có hình ảnh gan bình thường
+ Lô trị 1: 3/3 mẫu bệnh phẩm có hình ảnh gan bình thường
+ Lô trị 2: 3/3 mẫu bệnh phẩm có hình ảnh gan bình thường

Ảnh 1: Hình thái vi thể gan chuột lô chứng (chuột #404) (HE x 400)
Gan bình thường
(HE x 400: Nhuộm Hematoxylin - Eosin, độ phóng đại 400 lần)

13


Ảnh 2: Hình thái vi thể gan chuột lô chứng (chuột #409) (HE x 400)
Gan bình thường

Ảnh 3: Hình thái vi thể gan chuột lô trị 1 (chuột #473) (HE x 400)
Gan bình thường

14


Ảnh 4: Hình thái vi thể gan chuột lô trị 1 (chuột #477) (HE x 400)
Gan bình thường

Ảnh 5: Hình thái vi thể gan chuột lô trị 2 (chuột #462) (HE x 400)
Gan bình thường
15



Ảnh 6: Hình thái vi thể gan chuột lô trị 2 (chuột #446) (HE x 400)
Gan bình thường

- Hình thái vi thể thận
+ Lô chứng sinh học: 3/3 mẫu bệnh phẩm có hình ảnh thận bình thường
+ Lô trị 1: 3/3 mẫu bệnh phẩm có hình ảnh thận bình thường
+ Lô trị 2: 3/3 mẫu bệnh phẩm có hình ảnh thận bình thường

Ảnh 7: Hình thái vi thể thận chuột lô chứng (chuột #404)(HE x 400)
16


Thận bình thường

Ảnh 8: Hình thái vi thể thận chuột lô chứng (chuột #409) (HE x 400)
Thận bình thường

Ảnh 9: Hình thái vi thể thận chuột lô trị 1(chuột #473) (HE x 400)
17


Thận bình thường

Ảnh 10: Hình thái vi thể thận chuột lô trị 1 (chuột #477) (HE x 400)
Thận bình thường

Ảnh 11: Hình thái vi thể thận chuột lô trị 2 (chuột #462) (HE x 400)
18



Thận bình thường

Ảnh 12: Hình thái vi thể thận chuột lô trị 2 (chuột #466) (HE x 400)
Thận bình thường

19


3. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu độc tính bán trường diễn theo đường uống của viên
nang cứng KRG (2) trong thời gian 8 tuần cho thấy:
- Các chỉ số theo dõi về tình trạng chung, cân nặng, chức năng tạo máu, mức độ
hủy hoại tế bào gan, nồng độ bilirubin toàn phần, chỉ số creatinin đánh giá chức
năng thận và mô bệnh học gan, thận đều nằm trong giới hạn bình thường, không
có sự khác biệt rõ rệt so với lô chứng..
- KRG (2) ở cả hai mức liều nghiên cứu đều làm tăng rõ rệt hoạt độ AST so với lô
chứng sinh học và so với thời điểm trước khi uống thuốc thử.
- KRG (2) liều 1080 mg/kg làm tăng có ý nghĩa thống kê hoạt độ ALT so với lô
chứng sinh học và so với thời điểm trước khi uống thuốc thử.
- KRG (2) ở cả hai mức liều nghiên cứu đều làm giảm rõ rệt nồng độ albummin
so với lô chứng sinh học và so với thời điểm trước khi uống thuốc thử tại thời
điểm sau 8 tuần uống thuốc.
- KRG (2) liều 360 mg/kg và liều 1080 mg/kg làm giảm rõ rệt nồng độ cholesterol
toàn phần sau 8 tuần uống thuốc so với lô chứng sinh học

20



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. World Health Organization (2000). General Guidelines for Methodologies on

Research and Evaluation of Traditional Medicine. WHO; Geneva,
Switzerland, 35
Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2018
Trưởng Bộ môn Dược lý

PGS.TS. Phạm Thị Vân Anh

Trường Đại học Y Hà Nội xác nhận
Chữ ký của PGS.TS.Phạm Thị Vân Anh, Trưởng Bộ môn Dược lý là đúng
Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ

21



×