Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo lớn (5 6 tuổi) làm quen với tác phẩm văn học thông qua kể chuyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.08 KB, 21 trang )

1. Mở đầu:
1. 1 Lí do chọn đề tài.
Dẫn dắt trẻ vào Thế giới văn học là nhiệm vụ quan trọng của Trường
mầm non nói chung và của các cô giáo mầm non nói riêng. Bởi và đây là sự dẫn
dắt và mở cửa cho con người ngay từ những bước chập chững đầu tiên đi vào
một thế giới của các giá trị phong phú chứa đựng trong văn học - một trong
những lĩnh vực cơ bản của nghệ thuật. Sự tiếp xúc thường xuyên với văn học
chọn lọc sẽ kích thích sự nhạy cảm thẩm mỹ ở trẻ, đồng thời phát triển thái độ
sáng tạo ngôn ngữ cũng như hội họa. Chính vì vậy ở lứa tuổi mẫu giáo, việc
hình thành và phát triển hoạt động nghệ thuật là một hình thức quan trọng để
phát triển tích cực năng lực cá nhân, tính độc lập, sáng tạo của trẻ.
Văn học giúp trẻ yêu thích hào hứng và có nhu cầu tham gia vào các hoạt
động nghệ thuật, góp phần phát triển ngôn ngữ của trẻ, dạy trẻ phát âm chính
xác các âm tiết của tiếng mẹ đẻ. Làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm
non chính là hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc
thẩm mỹ, phát triển trí tưởng tượng, là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục
trẻ . Thông qua hoạt động này trẻ làm tái tạo và sáng tạo thêm những tình tiết
của tác phẩm một cách hồn nhiên phù hợp với nội dung của tác phẩm. Ở trường
mầm non cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học chính là giúp trẻ cảm nhận
những giá trị nội dung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự
rung động, hứng thú đối với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ
thuật, cái hay, cái đẹp và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính
chất nghệ thuật như đọc thơ, kể chuyện, chơi trò chơi đóng kịch, cao hơn là tiến
tới sáng tạo ra những vần thơ, câu chuyện theo tưởng tượng của mình, góp
phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ [1].
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật, giúp trẻ nhận biết các
mối quan hệ, biểu hiện giữa những hoàn cảnh trạng thái, tình huống của nhân
vật. Giữa lời kể và lời thuật, giữa không khí âm sắc chung của giọng điệu tác
phẩm văn học và hành động văn học [2]. Đặc biệt với truyện kể, trẻ rất dễ nhận
ra, nhớ được những sắc thái cơ bản, giọng kể, lời thuật, phân biệt ngữ điệu lời
nói của từng nhân vật.


Đối với trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi), ở giai đoạn này, cảm nhận thẩm mỹ
đã có một bước phát triển trong tiếp nhận văn học. Sự tiếp nhận tác phẩm đầy đủ
hoàn thiện hơn, biểu hiện trước tiên là sự hiểu biết những câu chuyện, bài thơ,
những đoạn văn xuôi hay và sự làm giàu tình cảm qua quá trình tích lũy hình
tượng nghệ thuật. Với trẻ 5-6 tuổi thì sự quan tâm tới tác phẩm văn học sẽ giúp
trẻ hiểu được nội dung tác phẩm, các nhân vật trong tác phẩm trở nên gần gũi,
dễ hiểu hơn. Sự cảm thông với nhân vật, sự lo lắng cho số phận của nhân vật của
trẻ đã mang đặc điểm cá tính hơn. Sự hồi hộp lo lắng của trẻ ở độ tuổi này đã
nếm trải ngay cả trong sự kiện đời sống hằng ngày.
Là giáo viên chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) trong nhiều năm, tôi
nhận thấy trẻ ở độ tuổi này có đặc điểm phát triển mạnh về tâm lý, đó là việc
bắt chước mô phỏng những hoạt động văn hóa tinh thần ở người khác nên đây là
loại hứng thú nhận thức thuộc loại lĩnh vực văn học thông qua các hình thức
nghệ thuật mới lạ, hấp dẫn, kích thích, tác động vào trí nhớ, cảm xúc, suy nghĩ
1


và trí tưởng tượng của trẻ. Mặt khác, ở giai đoạn này trẻ còn có đặc điểm giữ
được tính liên tục và ngày càng có cường độ cao trong lĩnh vực phát triển ngôn
ngữ, mở rộng sự tiếp xúc với môi trường văn hóa và nhu cầu tự bộc lộ "bản chất
người” ở trẻ [3]. Chính vì vậy, việc kể chuyện cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)
không chỉ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mà còn giúp trẻ phát triển tư duy tưởng
tượng, óc sáng tạo, lòng ham thích khám phá nhằm phát triển mọi năng lực, đặc
biệt là năng lực cảm nhận nghệ thuật ở trẻ thơ.
Vì những lý do trên, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài " Một số biện pháp
nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo lớn ( 5-6 tuổi) làm quen với tác phẩm văn
học thông qua kể chuyện” làm đề tài nghiên cứu.
1. 2 . Mục đích nghiên cứu
Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này mục đích của tôi nhằm:
- Đối với cô: + Giúp cô luyện tập được các kỹ năng, nghệ thuật và phát âm

chuẩn tiếng phổ thông khi kể chuyện cho trẻ thông qua cử chỉ, điêu bộ, hình
thái, lời thoại của từng nhân vật.
+ Sáng tạo hơn trong việc tạo không khí, không gian lớp học khi
kể các loại truyện khác nhau, như: truyện cổ tích trầm mặc, dìu dặt; truyện ngụ
ngôn hài hước; truyện các loài vật thì sôi động, nhí nhảnh...
- Đối với trẻ:
+ Giúp trẻ nhận ra, nhớ được sắc thái cơ bản trong giọng kể lời
thuật, phân biệt ngữ điệu lời nói các loại nhân vật, giúp trẻ nhận ra ngôn ngữ đời
thường ( Khẩu ngữ) và ngôn ngữ giàu nhạc tính.
+ Giúp trẻ cảm nhận được sự vật hiện tượng, những cái hay cái
đẹp khi trẻ được nghe cô kể chuyện và khi trẻ được kể lại chuyện. Từ đó giúp trẻ
rèn luyện và phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc, nói đúng, nói câu đầy đủ, khả
năng trình bày logic . Hình thành ở trẻ sự tự tin trong giao tiếp và trong cuộc
sống.
+ Giúp trẻ biết “đọc”, kể diễn cảm tác phẩm văn học. Thông qua
văn học giáo dục cho trẻ tình cảm yêu quê hương đất nước, biết yêu quý kính
trọng mọi người. góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo lớn ( 5-6 tuổi) làm quen
với tác phẩm văn học thông qua kể chuyện”
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp sử dụng các hình tượng trực quan.
- Phương pháp trao đổi gợi mở
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thực hành, trải nghiệm
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
2. Nội dung:
2.1 . Cơ sở lý luận
Tác phẩm văn học thể hiện hiện thực cuộc sống bằng hình tượng nghệ

thuật. Bằng sức mạnh của tính hình tượng, sự biểu cảm của ngôn ngử, những
2


hình tượng con người, con vật, bức tranh thiên nhiên được vẽ nên bằng ngôn
ngữ đã tác động mạnh mẽ đến trẻ em. Ấn tượng trẻ thu nhận được từ tác phẩm
văn học khi nghe đọc, kể tác phẩm phụ thuộc vào trình độ phát triển nhận thức
thẩm mỹ của trẻ, vào khả năng cảm nhận văn học trong sự thống nhất giữa nội
dung và hình thức nghệ thuật tác phẩm. Chúng ta đều nhận thấy rằng, trẻ mẫu
giáo có khả năng cảm nhận văn học nghệ thuật trong thể hoàn chỉnh, thống nhất
giữa nội dung và hình thức tác phẩm bằng cách nghe người lớn đọc, kể
tác phẩm.
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật, cần giúp trẻ nhận biết
các mối quan hệ, biểu hiện giữa những hoàn cảnh trạng thái, tình huống và
nhân vật. Giữa lời kể và lời thuật, giữa không khí âm sắc chung của giọng điệu
tác phẩm văn học và hành động văn học [4]
Theo V.I.Prốp - Nhà bác học người Nga đã cho rằng: “Cấu trúc truyện
được hình thành từ những chức năng của nhân vật hành động. Chức năng này là
những thành phần hợp thành cơ bản truyện . Đặc điểm chung là các hành động
của nhân vật có khác nhau nhưng cùng thực hiện một chức năng. Số các chức
năng hữu hạn, sắp xếp theo một trình tự đường thẳng mà trong một truyện có
thể vắng mặt một số chức năng nào đó, còn chức năng có mặt vẫn theo trình tự
vốn có”. Học thuyết này gợi cho ta có thể thay thế nhân vật, hành động mà vẫn
giữ nguyên chức năng. Sự thay thế này là vô cùng phụ thuộc vào tưởng tượng.
B.P.Kerơbelite cũng đã từng nghiên cứu về vấn đề này và đưa ra quan điểm:
“Con đường phát triển truyện là con đường phát triển từ một cốt truyện đơn giản
tiến tới một cốt truyện phức tạp bằng một phương thức. Phức tạp hóa truyện là
con đường phát triển của truyện”. Như vậy một truyện ta có trong tay bao gồm
một vài hoặc hàng chục cốt truyện đơn giản.
Với giọng kể truyền cảm cùng những câu chuyện thần kỳ trong các tác

phẩm văn học, cô giáo sẽ giúp trẻ nhận ra được sắc thái cơ bản, giọng kể, lời
thuật, phân biệt ngữ điệu lời nói của các nhân vật thông qua cách diễn đạt ngôn
ngữ lời nói và ngôn ngữ hình thể của trẻ. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua hoạt
động kể chuyện, đóng kịch... Vì vậy, để tạo điều kiện cho trẻ bộc lộ được khả
năng sáng tạo của mình, chính cô giáo mầm non phải là người biết sáng tạo, tìm
ra những biện pháp mới để khơi dậy tiềm năng vốn có của trẻ
Hiểu được tầm quan trọng của văn học, coi giáo dục ở trường mầm non là
khâu đầu tiên, trọng yếu của quá trình giáo dục, hoạt động học tập làm quen với
tác phẩm văn học qua kể chuyên cho trẻ 5- 6 tuổi ở mức sơ đẳng, mang những
nét đặc thù riêng, là một trong những hoạt động quan trọng khi được tiếp xúc
với những câu chuyện kể của cô giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm, hoàn thiện nhân
cách. Từ đó tôi đã tìm ra một số giải pháp để phát huy tính tích cực, chủ động
sáng tạo hơn.
2. 2. Thực trạng.
2. 2.1.Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo từ phòng giáo dục
đến ban giám hiệu nhà trường. Sự quan tâm của chính quyền địa phương, của
hội cha mẹ học sinh đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như tinh thần để cô
và trò yên tâm trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
3


Lớp học có đầy đủ các góc chơi, việc trang trí môi trường trong và ngoài
lớp phù hợp với chủ điểm, phù hợp với chuyên đề tạo hứng thú cho trẻ tìm tòi,
khám phá và sáng tạo trong khi hoạt động. Các cháu còn được trang bị đầy đủ
đồ dùng, đồ chơi, sách vở... phục vụ học tập theo đúng yêu cầu của chương
trình.
Giáo viên tích cực làm đồ dùng, đồ chơi, mô hình, trang trí lớp theo nội
dung chủ điểm để phục vụ cho trẻ nghe, đọc, kể các tác phẩm văn học
Cảnh quan nhà trường rộng rãi, thoáng mát, nhà trường có vườn thiên

nhiên đẹp, có nhiều loại cây, đặc biệt có khu vườn cổ tích sinh động thuận lợi
cho việc khám phá, lồng ghép linh hoạt vào trong quá trình tổ chức hoạt động
cho trẻ làm quen với văn học.
Việc thực hiện lồng ghép đề án: Xây dựng trường học gắn với thực tiễn
và giáo dục kỹ năng sống” đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
nghiên cứu thực hiện đề tài này.
2.2.2 Khó khăn:
Các cháu trong lớp mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) do tôi chủ nhiệm chưa đồng
đều về chất lượng, một số cháu chưa qua mẫu giáo nhỡ vì vậy trẻ còn nhút nhát,
chưa mạnh dạn tư tin để tự khẳng định mình trong các hoạt động, chưa dám thể
hiện hết suy nghĩ của mình giữa bạn bè.
Vẫn còn số ít phụ huynh chưa hiểu hết về tầm quan trọng của bậc học
mầm non, cho nên việc phối kết hợp giữa cô giáo và phụ huynh trong khi thực
hiện đề tài còn gặp phải một số khó khăn nhất định.
Đa số trẻ còn nói tiếng địa phương nên ngôn ngữ kể chuyện của trẻ chưa
mạch lạc, chưa chuẩn tiếng phổ thông, chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp.
Nắm được những thuận lợi và khó khăn nêu trên, ngày từ đầu năm học
tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát tổng số 30 trẻ lớp A1- Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)
trong đó có 13 trẻ gái và 17 trẻ trai (Các cháu đều khỏe mạnh, đi học đều, phát
triển cả về trí tuệ và thể lực)
Kết quả
Đạt
Chưa
T
Tổng
Nội dung khảo sát
đạt
T
số trẻ Tốt - Khá Trung bình
Số

trẻ

1
2

3

4

Trẻ nhớ tên truyện, các nhân
vật trong truyện
Trẻ nhớ trình tự nội dung
truyện, có khả năng thuộc
truyện
Trẻ bước đầu biết sáng tạo
một số chi tiết hoặc sáng tạo
ở hành động, ngôn ngữ kể
chuyện
Trẻ có thể tại tạo lại truyện
hoàn toàn bằng trí nhớ, ngôn
ngữ và trí tưởng tượng của trẻ

Tỷ lệ
%

Số trẻ

Tỷ lệ
%


40

Số
trẻ

Tỷ lệ
%

5

16,7

30

13

43,3 12

30

14

46,7 10

33,3 6

20

30


13

43,3 11

36,7 6

20

30

13

43,3 9

30

26,7

8

4


Qua bảng khảo sát ban đầu tôi thấy kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa chủ
động cũng như chưa hứng thú trong việc tự kể lại câu chuyện theo suy nghĩ,
theo trí tưởng tượng của mình. Phần lớn trẻ chỉ bết nói được tên truyện, nhớ
trình tự nội dung truyện, kể tên các nhân vật, thể hiện thái độ yêu, ghét nhân vật
nào và trả lời câu hỏi sao lại yêu, ghét nhân vật ấy. Thực sự trẻ chưa chủ động,
tích cực hoạt động độc lập, thể hiện suy nghĩ riêng của mình hoặc mơ ước tưởng
tượng câu chuyện theo tư duy của mình và kể lại cho cô và các bạn nghe. Trẻ

chưa tự đặt ra nhiều câu hỏi: Tại sao? Hoặc có tư tưởng muốn giải thoát cho
nhân vật trẻ yêu thích thì phải như thế nào?
Ví dụ: Muốn cho cô Tấm thoát khỏi những khổ nạn do mẹ con mụ dì ghẻ
gây ra trẻ phải tưởng tượng ra "lối thoát” riêng cho cô Tấm theo năng lực tư duy
của trẻ.
Căn cứ vào những thuận lợi, khó khăn, căn cứ vào khả năng nhận biết và
mức độ nhận thức của từng trẻ, tôi đã tìm ra một số giải pháp hiệu quả nhất để
áp dụng vào thực tế giảng dạy .
2.3. Các giải pháp
2.3. 1. Nắm bắt đặc điểm tâm lý của trẻ 5-6 tuổi:
- Đặc điểm về Tư duy và tưởng tượng sáng tạo của trẻ: Đối với trẻ mẫu giáo
nói chung và trẻ 5- 6 tuổi nói riêng chủ yếu là tư duy trực quan hình tượng. Trẻ
phải dựa vào hình ảnh, biểu tượng đã có, những kinh nghiệm đã trải qua để suy
luận ra những vấn đề mới. Đặc biệt ở giai đoạn này tưởng tượng của trẻ đã
phát triển mạnh mẽ, gặp sự tưởng tượng trong các loại hình nghệ thuật sẽ là sự
gặp gỡ phù hợp và dễ dàng cho trẻ tiếp nhận văn học.[5] Tưởng tượng sáng tạo
của trẻ cũng bắt đầu từ những câu chuyện mà cô giáo đã kể cho trẻ nghe, bắt
đầu từ ngày xửa ngày xưa, ở lâu đài này, vương quốc nọ, hay ở ngôi làng này,
vùng đất nọ... Trẻ mẫu giáo rất giàu trí tưởng tượng, từ đó đã đưa trẻ bay cao
bay xa với những ước mơ, sự khát vọng, đó cũng là thứ rất quý giá thúc đẩy khả
năng sáng tạo của trẻ. Vì vậy việc vận dụng đưa một số biện pháp kể chuyện cho
trẻ phải luôn xuất phát từ đặc điểm tư duy, tưởng tượng để giúp trẻ có thể suy
luân được nhiều điều mới hơn. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào quá trình sư
phạm của cô, đó là quá trình tìm ra cái mới, xuất phát từ thực tế cách thể hiện
cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, cường độ, nhịp điệu, giọng kể của cô thì mới dễ dàng
đưa trẻ thâm nhập một cách tự nhiên vào thế giới đầy kỳ ảo.
Ngoài ra, ở giai đoạn này còn xuất hiện thêm một đặc điểm tư duy mới, đó
là tư duy trực quan sơ đồ. Tức là trẻ dựa vào sơ đồ để suy luận ra những hình
ảnh, biểu tượng, những cái mà trẻ cần tìm tòi, khám phá, tư duy. Dựa vào đặc
điểm tư duy này thì việc tổ chức cho trẻ kể lại chuyện sáng tạo theo tranh là rất

phù hợp.
Ví dụ như: Trẻ ước mơ có những điều thần kỳ làm cho hạt lúa to và tự nó
lăn về nhà cho người nông dân đỡ vất vả, ước mơ con người sẽ trẻ mãi không
già, ước mơ lớn lên sẽ xinh đẹp, dịu dàng, đáng yêu như cô Tấm...
- Đặc điểm về ngôn ngữ: Đối với trẻ 5- 6 tuổi, đây là tuổi có khả năng nắm
vững và lĩnh hội được hai hình thức cơ bản của ngôn ngữ, đó là ngôn ngữ nói

5


và ngôn ngữ bên trong, từ đó đã giúp trẻ hiểu được nhiều điều mà người lớn nói.
Đây là một đặc điểm vô cùng thuận lợi để trẻ nghe kể chuyện, từ đó trẻ có thể tái
tạo, sáng tạo lại truyện bằng chính tư duy, nhận thức và ngôn ngữ của mình.
Những câu chuyện luôn mang theo yếu tố thần bí, như: bà tiên, ông bụt... luôn
có sư lôi cuốn và hấp dẫn trẻ, vì nó đem lại nhiều ước mơ cho trẻ, phù hợp với
đặc điểm ngôn ngữ của trẻ và trẻ rất muốn được nghe cô kể chuyện. Với cô giáo,
bằng những lời kể hấp dẫn, sinh động, bằng những biện pháp kể sáng tạo do cô
lựa chọn có lời kể ngắn gọn, xúc tích, giúp tác động đến nhận thức, tình cảm
thẩm mỹ của trẻ sẽ giúp cho quá trình trẻ tiếp nhận tác phẩm một cách tự nhiên
và hồn nhiên hơn mà không bị gò ép.
- Đặc điểm về chú ý - ghi nhớ: Đặc điểm chú ý- ghi nhớ của trẻ 5-6 tuổi
chủ yếu là không chủ định. Trẻ chỉ chú ý, ghi nhớ những gì có thể liên quan đến
nhu cầu chính của bản thân trẻ, những gì gây ấn tượng cảm xúc đối với trẻ. Vì
vậy để giúp trẻ tiếp thu và kể lại tryện một cách sáng tạo tôi luôn chú ý đến đặc
điểm này. Trước hết tôi đã dùng có những biện pháp, thủ thuật khác nhau để lôi
cuốn sự chú ý của trẻ. Trẻ có chú ý, ghi nhớ được câu chuyện thì trẻ mới có thể
kể lại được truyện đó. Vì thế tôi đã sử dụng biện pháp kể diễn cảm cho trẻ nghe,
tạo ra khả năng, gây được sự chú ý làm cho trẻ nhớ lâu, lúc này ở trẻ mới xuất
hiện nhu cầu cần thiết, đó là: ghi nhớ được nội dung câu chuyện, nhu cầu được
tự mình kể lại truyện bằng trí nhớ, trí tưởng tượng của mình.

2.3.2. Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động
Môi trường cho trẻ hoạt động là rất cần thiết trong trường mầm non. Nếu
cô giáo tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích trẻ phát triển
ngôn ngữ, tham gia vào các hoạt động và kết quả đạt được rất cao. Vì vậy để tạo
môi trường tốt cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua kể chuyện tôi
đã xây dựngmôi trường theo quá trình hoạt động chủ đề và phân bố không gian,
thời gian một cách hợp lý .
* Môi trường trong lớp: Ngay từ đầu năm học tôi đã đi sâu vào tạo môi
trường bằng cách tạo nên “Góc văn học” đưa hình ảnh nhân vật của các câu
chuyện nổi bật vào góc văn học và một số góc trong và ngoài lớp học thể hiện
trên các mảng tường. Vẽ và sưu tầm một số bộ truyện tranh ngoài chương trình
để đưa vào giảng dạy. Ngoài ra từ những hình ảnh ở những quyển tạp chí hay
những quyển truyện tranh đã cũ, những sản phẩm vẽ của trẻ tôi đã hướng dẫn
học sinh cắt dán bồi bìa cứng tạo nên những con rối rẹt hay rối que, cho trẻ
ghép tranh kể chuyện sáng tạo hoặc cắt rời, các con vật cho trẻ tự chọn các con
vật đó kể chuyện sáng tạo theo ý tưởng của trẻ. Đặc biệt chú trọng việc lồng
ghép một cách linh hoạt, sáng tạo đề án “Xây dựng trường học găn với thực
tiễn, giáo dục kỹ năng sống” cho trẻ vào trong tất cả các hoạt động, mọi trẻ
trong lớp đều được tham gia và chính trẻ là người được làm cùng cô để tạo ra
sản phẩm và các sản phẩm đó được đưa vào góc văn học cho trẻ hoạt động.
Ví dụ: ở chủ điểm “Nước- hiện tượng tự nhiên” cho trẻ làm quen với câu
chuyện “Giọt nước tí xíu” tôi đã vẽ , hoặc lấy hình ảnh từ tranh cũ về câu
chuyên này, cho trẻ cắt dán hình ảnh nhân vật, bồi lên bìa cát tông, que, để làm
ra rối que và từ những sản phẩm mà trẻ vừa làm ra trẻ sẽ tự sắp xếp và tôi đã tận
6


dụng sa bàn đa năng của trường trẻ trang trí và trẻ tự kể lại câu chuyện một các
sáng tạo theo trí nhớ , sự tưởng tượng của trẻ.
Để cho “góc văn học” của lớp mình nổi bật hơn, tôi tuyên truyền phụ

huynh sưu tầm những truyện tranh, tạp chí , các sách văn học, các họa báo, lịch
cũ, nguyên liệu cho trẻ tự làm sách để tạo ra một “góc văn học” với nhiều chủng
loại, đồ dùng trực quan đa dạng phong phú, nhằm thay đổi cách thức tiếp cận
các tác phẩm văn học khơi gợi trí tò mò của trẻ . Đặc biệt trong “góc văn học”
này tôi luôn chú ý đến viêc thay đổi những hình ảnh theo đúng chủ đề đang
thực hiện, phù hợp với nhu cầu của trẻ. Vì vậy với cách làm này tôi đã tạo được
cảm xúc mới mẻ và gây được hứng thú cho trẻ, đồng thời đã gợi mở cho trẻ
hứng thú tích cực tham gia hoạt động làm quen với tác phẩm văn học thông qua
kể chuyện một cách hiệu quả
( Trẻ tự kể chuyện bằng sa bàn đa năng ở góc văn học tại lớp A1)
* Môi trường bên ngoài: Nếu “góc văn học” ở môi trường trong lớp
mang tính chủ đạo thì các góc khác ở bên ngoài lớp học cũng được tôi tận dụng
như: những hình ảnh sẵn có ở vườn cổ tích, các mảng tường dọc hành lang, hay
cầu thang, mô hình tại gầm cầu thang... Đó là những bức tranh, những con rối,
những hình ảnh được đắp thành tượng , những hình ảnh câu chuyện được vẽ lên
tường hay những đôi bàn tay khéo léo của cô và trẻ cắt dán để ghép thành câu
chuyện trong chương trình và ngoài chương trình...có sự lồng ghép hài hòa các
giờ kể chuyện ngoài giờ nhằm tăng cường cơ hội cho trẻ giao tiếp với môi
trường xã hội, môi trường tự nhiên.....giúp trẻ khám phá và phát hiện những
điều mới lạ, hấp dẫn. Ở môi trường này chính là cơ hội để cho trẻ tiếp xúc, trẻ
được tự do khám phá thỏa thích thể hiện những kỹ năng vốn có trong cuộc sống
của mình . Qua đó các kiến thức, kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ sung, làm
tăng thêm trí tưởng tượng, tư duy sáng tạo của trẻ giúp ngôn ngữ của trẻ phát
triển tốt hơn.
Ví dụ: Ở vườn cổ tích trường đã xây dựng nhiều câu chuyện cổ tích như:
truyện “Thánh gióng” với những cây trẻ đằng ngà, hay truyện “Tấm cám” với
hình ảnh cô tấm đang cho cá ăn ở giếng . Khi cho trẻ thăm quan vườn cổ tích trẻ
được quan sát, được nghe cô kể chuyện, được nắm tay ông gióng ... Đó là những
hình ảnh được tái tạo lại từ những câu chuyện cổ tích giúp cho khả năng hứng
thú của trẻ đạt kết quả rất cao. Và từ những hình ảnh đó giúp trẻ kể lại được

những câu chuyện theo trí tưởng tượng của trẻ.
Hay: Ở các hành lang của lớp, cầu thang của trường tôi cùng trẻ cắt,
dán , vẽ những câu chuyện lên các mảng tường để mỗi khi trẻ được hoạt động
ngoài giờ, trẻ được tưởng tượng và khám phá về những câu chuyện đó
(Trẻ xem tranh truyện ở cầu thang) ( Nghe cô kể chuyện ở vườn cổ tích)
Có thể nói: Khi xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động (trong lớp học và
ngoài lớp học) tôi luôn chú trọng thay đổi linh hoạt các hình ảnh, đồ dùng phù
hợp với sự thay đổi của từng chủ đề giáo dục nhằm tạo sự mới mẻ để thu hút
tính tìm hiểu của trẻ. Tôi luôn bố trí “góc văn học” bên trong lớp và ngoài lớp
phù hợp với nhu cầu và hứng thú của từng cá nhân trẻ và nhóm trẻ tại lớp mình.
7


Tổ chức các hoạt động thích hợp các nội dung theo chủ đề, đảm bảo tác động lên
nhiều mặt phát triển của trẻ. Tuy nhiên cần phải nhẹ nhàng, linh hoạt, hợp lý
đảm bảo trọng tâm của giờ học mà trẻ không bị gò bó hay áp đặt trẻ. Đồng thời
tạo cho trẻ sự hứng thú đạt kết quả cao.
2.3.3. Làm quen với tác phẩm văn học thông qua kể chuyện ở mọi lúc
mọi nơi.
Các hoạt động ngoài giờ cũng góp phần rất lớn vào việc cho trẻ làm quen
với tác phẩm văn học. Việc làm quen với tác phẩm văn học thông qua kể chuyện
nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí, giúp trẻ tích cực hoạt động, trẻ hiểu sâu và nhớ
lâu tác phẩm, biết cách đọc, kể diễn cảm các tác phẩm. Từ đó nâng cao năng lực
cảm thụ tác phẩm, nâng cao năng khiếu nghệ thuật cho trẻ, đồng thời phát triển
ngôn ngữ, giúp trẻ sử dụng từ chính xác, diễn đạt biểu cảm, mạch lạc, nói câu
đầy đủ giúp cho vốn từ của trẻ phát triển hơn .
* Thông qua các giờ đón trẻ, chơi ngoài trời, trước khi trẻ ngủ thời gian
vui chơi tự do buổi chiều:
Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học không chỉ ở hoạt động học, hoạt động
góc, tôi còn đưa kiến thức văn học đến với trẻ bằng cách tổ chức các trò chơi

một cách nhẹ nhàng như đọc các bài đồng dao, ca dao có tính chất vận động nhẹ
lại các khả năng rèn luyện phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
Ví dụ: Các bài đồng dao “Nu na nu nống”, “Ông sảo ông sao”, “Gánh
gánh gồng gồng”...
Trò chơi vận động ở hoạt động ngoài giờ tôi sử dụng trò chơi vận động kèm lời
thơ với các bài “Rồng rắn lên mây”, “Lộn cầu vồng”...
( Trẻ lớp A1 chơi trò chơi dân gian ở hoạt động ngoài giờ)
Trước khi trẻ ngủ chọn những bài thơ êm dịu, nhẹ nhàng mang tính chất lời
ru hoặc mở nhỏ nhạc lời bài hát ru của các nghệ sỹ như: “Ru con”, “Ru con mùa
đông”. Hoạt động buổi chiều tôi chọn bài thơ, câu chuyện trong báo họa mi đọc
cho trẻ nghe rồi đặt câu hỏi gợi mở để đạt được mức độ sâu sắc của cảm thụ văn
học.
Khi trẻ hoạt động chơi tự do, tôi thiết kế sa bàn, tranh ảnh có nội dung
phù hợp chủ đề để trẻ quan sát và tự kể những câu chuyện theo trí tưởng tượng
của mình một cách sáng tạo. Phối hợp với gia đình về nhà cho trẻ biểu diễn các
bài thơ, câu chuyện được học cho cả nhà xem để củng cố rèn luyện kỹ năng cho
trẻ.
* Thông qua hoạt động học
Để cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua kể chuyện đạt kết
quả cao, khi kể, đọc những câu chuyện cho trẻ nghe nhằm giúp trẻ cảm nhận
được nội dung câu chuyện, nhớ được trình tự, sự kiện của truyện, hiểu và sử
dụng được từ ngữ văn học nghệ thuật, ngoài việc tôi phải chuẩn bị đồ dùng đầy
đủ, lời kể hay truyền cảm, một hệ thống câu hỏi mở hay những sa bàn con rối
đẹp mắt hấp dẫn được cô và trẻ làm và trang trí từ những nguyên vật liệu sẵn
có, tôi còn phải chú trọng áp dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy
của mình để thu hút sự chú ý, tò mò thích khám phá của trẻ. Với việc ứng dụng
công nghệ thông tin một cách linh hoạt như: những hình ảnh sinh động, những
8



con vật biết bay, những tiếng kêu của các con vật hay những bông hoa đang từ
từ hé nở được trình chiếu trên màn hình ti vi đa năng đã được trẻ trẻ tiếp thu một
cách rất hào hứng, phát huy được hết khả năng tư duy của trẻ. Qua những hình
ảnh được sinh động đó, trẻ như đang được khám phá môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội một cách tự nhiên mà không bị gò bó hay áp đặt trẻ, đồng thời
ngôn ngữ và trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ phát triển tốt hơn..
Ví dụ: Ở chủ điểm : Nước và hiện tượng tự nhiên cho trẻ làm quan với
câu chuyện “Giọt nước tí xíu” .Với bài dạy này tôi đã sử dụng phần mền
PowrPoint để soạn giáo án . Để làm được giáo án điện tử cho giờ học này tôi
phải tìm những cây hoa, cây cảnh, clip “Sự tuần hoàn của nước” ….trên mạng
theo chủ đề và bài hát về chủ đề đó để quay vi deo và làm thành phim đưa vào
máy tính.
Hay băng đĩa kịch bản câu chuyện, hình ảnh giọt nước, ông mặt trời.....,
máy tính xách tay, tivi đa năng, bút bấm....
Tất cả những hình ảnh trên đều được quay vi deo, chụp ảnh cài đặt vào
máy theo trình tự một tiết hoc. Sau khi đã hoàn tất mọi cái tôi trình chiếu kết
hợp với lời kể chuyện , giọng đọc của cô truyền cảm, phù hợp với nhân vật câu
chuyện .
Để cho giờ kể chuyện đạt kết quả cao tôi luôn tổ chức dưới nhiều hình
thức khác nhau như: Tổ chức cả lớp, theo tổ, theo nhóm...thay đổi như vậy để
tạo sự mới mẻ giúp trẻ thỏa thích thể hiện những nhu cầu vốn có của mình.
( Hoạt động kể chuyện có ứng dụng CNTT tại lớp A1)
Đặc biệt khi dạy trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)
nói riêng. Bản thân tôi luôn thực hiện hiệu quả kế hoạch 04/ PGD&ĐT Quảng
Xương về việc “Khắc phục nói và viết Tiếng Việt chưa chuẩn tiếng phổ thông”
để truyền đạt đến trẻ một cách chính xác và chuẩn nhất. Vì vậy muốn trẻ phát
âm chuẩn tiếng phổ thông trước hết cô giáo phải là người đầu tiên phát âm
chuẩn tiếng phổ thông. Từ đó cũng là tiền đề cho trẻ học đọc, học viết ở trường
tiểu học sau này.
* Thông qua hoạt động ở các góc

Nếu như ở hoạt động học tôi đã dùng đồ dùng trực quan, tranh ảnh, sa bàn
rối kết hợp với công nghệ thông tin để cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
thông qua kể chuyện đạt kết quả cao thì ở các góc chơi của trẻ tôi cũng đã lồng
ghép một cách linh hoạt và sáng tạo. Thông qua các góc chơi đó trẻ tái tạo và
làm sống lại những nhân vật, hành động ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật
trong câu chuyện đó, đồng thời trẻ biết thể hiện tình cảm và đánh giá các nhân
vật có trong các câu chuyện mà trẻ đã học, những công việc và cử chỉ, hành
động và điệu bộ của những nhân vật đó.
Ví dụ: ở góc phân vai: ở chủ điểm: “Gia đình” tôi cho trẻ đóng kịch câu
chuyện “Ba cô gái” . Qua hoạt động đóng kịch trẻ truyền đạt lại nội dung câu
chuyện, làm sống lại tâm trạng, hành động nhân vật bà mẹ và ba cô gái. giúp trẻ
phát triển trí nhớ và giáo dục trẻ tinh thần tập thể.
Hay ở góc học tập: tôi đã xây dựng “góc văn học” tôi đã bố trí các loại
tranh truyện, rối tay, rối que, sách truyện trong và ngoài chương trình. Ở hoạt
9


động góc một trẻ đóng vai cô giáo dùng những đồ dùng có sẵn kể huyện cho các
bạn nghe hay từng bạn vào “Góc văn học” kể những câu chuyện mình thích
bằng các nhân vật làm bằng rối rẹt, rối que... hay xem tranh mà mình yêu thích
Đặc biệt ở các góc chơi trong lớp tôi thường xuyên thay đổi từ việc trang
trí đến đồ dùng đồ chơi ở các góc phù hợp với chủ đề, tận dụng linh hoạt các góc
mở để trẻ được trực tiếp thao tác, hoạt động theo tư duy của trẻ nhằm tạo nên sự
mới mẻ, giúp trẻ thích thú và có cảm giác mới lạ, thích khám phá trong các hoạt
động.
(Trẻ xem tranh truyện ở góc văn học tại lớp A1)
* Thông qua ngày hội, ngày lễ
Bản thân tôi luôn nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc tổ chức
lồng ghép các tác phẩm văn học vào các chương trình của ngày hội, ngày lễ
như: 8/3, 20/11, sinh nhật Bác.. hay tổ chức hội thi kể chuyện về tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh qua đó tôi lồng ghép phong trào “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào việc giáo dục trẻ bằng những việc làm cụ thể
hàng ngày phù hợp với công việc, nhiệm vụ được giao của từng cá nhân trẻ.
Ví dụ : Nhân dịp kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm Thanh Hóa, tôi đã xây
dựng kế hoạch, bàn bạc cụ thể với tổ chuyên môn đề nghị với Ban giám hiệu và
tham mưu với lãnh đạo địa phương tổ chức Hội thi kể chuyện về Bác, vận động
cả phụ huynh và học sinh các nhóm lớp (trong độ tuổi mẫu giáo) cùng tham gia.
Hội thi đã được phụ huynh nhiệt tình hưởng ứng và nó trở thành một phong trào
có sức lan tỏa mạnh mẽ tới từng con người, từng công việc cụ thể, đến nhận thức
đạo đức, góp phần nâng cao chất lượng học tập của phong trào học tập và làm
theo tấm gương đạo đức của Bác nói riêng và phong trào chăm sóc, giáo dục
trong nhà trường nói chung.
Khi được tham gia hoạt động này giúp cho cách diễn đạt của trẻ đạt sắc
thái biểu cảm tốt hơn, phát triển được óc quan sát, trí tưởng tượng đồng thời
giúp trẻ có phong cách mạnh dạn, tự tin trước đám đông làm cho ngôn ngữ giáo
tiếp của trẻ phát triển tốt hơn.
2.3. 4. Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo theo tư duy của trẻ
Để có những điều mới mẻ, hấp dẫn trong quá trình cho trẻ làm quen với văn
học, tôi luôn trăn trở tìm tòi, linh hoạt, sáng tạo, tận dụng lợi thế của môn học,
vận dụng những kiến thức tổng hợp, nắm bắt rõ đặc điểm tâm lý của đối tượng
trẻ mình đang dạy, vận dụng các phương pháp thích hợp, đổi mới các biện pháp,
cách thức trong quá trình truyền thụ kiến thức cho trẻ để kích thích tính tích cực
trong tư duy, tưởng tượng nghệ thuật và khả năng sáng tạo của trẻ trong quá
trình dạy kể chuyện cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) tại lớp.
Tuy nhiên trước khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua kể
chuyện tôi luôn lựa chọn tác phẩm phù hợp với độ tuổi của trẻ và phù hợp với
chủ đề, với tình hình thực tế của lớp, với thời gian, kiến thức, kỹ năng của trẻ,
với nội dung giáo dục mà tôi cần truyền đạt.
Với đề tài này, cùng với việc vận dụng những phương pháp nêu trên, đồng
thời tôi còn vận dụng một cách linh hoạt trong các giải pháp sau:

* Tạo cơ hội cho trẻ được trao đổi gợi mở.
10


Khi áp dụng giải pháp này mục đích của tôi nhằm kích thích hoạt động
nhận thức, phát triển ngôn ngữ tích cực ở trẻ. Phương pháp này đòi hỏi trẻ tham
gia trao đổi, bộc lộ suy nghĩ, cảm thụ riêng của mình. Cần có một hệ thống câu
hỏi thông minh, khéo léo để cuốn hút trẻ tranh luận. Muốn có câu hỏi hay, cô
giáo phải hiểu sâu sắc tác phẩm, mục đích yêu cầu của hoạt động, như Biêlinxki
đã nói: "Người đem tác phẩm văn học đến cho người khác, trước hết là người
có cảm xúc và tin vào nghệ thuật (tin vào điều nắm bắt)". Tôi hiểu rằng sự giao
tiếp giữa cô và trẻ cần cởi mở, tự nhiên như một cuộc trò chuyện có định hướng.
* Trò chuyện trước khi đưa trẻ vào hoạt động:
Cô giáo đưa ra một vài tình huống để trò chuyện với trẻ. Mục đích của
biện pháp này là gây hứng thú, gợi sự chú ý tập trung của trẻ vào tiết học. Cô có
thể đưa ra một hình ảnh, một bức tranh, đồ chơi, một câu thơ hay một âm thanh
nào đó… có liên quan đến nội dung truyện sau đó cô và trẻ trò chuyện hoặc đầu
tiết học cô có thể trò chuyện với trẻ kể về nội dung truyện, tên các nhân vật
trong truyện.
Ví dụ: Khi dạy trẻ kể lại truyện "Tấm cám" cô mô phỏng lại giọng nói của
nhà vua với chim vàng anh: "Vàng ảnh vàng anh
Có phải vợ anh
Chui vào tay áo"
Cô cho xuất hiện hình ảnh và hỏi trẻ: Đây là hình ảnh có trong câu chuyện nào
mà chúng mình đã được nghe?
* Trao đổi, gợi mở bằng hệ thống câu hỏi dựa vào các mốc sự kiện, tình tiết
chính của truyện:
Mục đích chính của biện pháp này là giúp trẻ nhớ lại trình tự cốt truyện
và kể bằng ngôn ngữ, trí tưởng tượng, sáng tạo của mình. Để đạt được điều đó
giáo viên cần phải có một kỹ năng, thủ thuật ngôn ngữ khi kể chuyện diễn cảm,

thậm chí là kỹ xảo đọc kể diễn cảm. Việc rèn luyện này đòi hỏi giáo viên phải
đọc kỹ các tác phẩm văn học và phân tích từng chi tiết nhỏ của từng tác phẩm
văn học, từ đó xác định và sử dụng giọng điệu cơ bản, ngữ điệu cường độ, âm
thanh ngôn ngữ của mình
Cô vừa kể chuyện vừa trò chuyện với trẻ về nội dung, nghệ thuật của
truyện:
- Kể trích dẫn kết hợp với trò chuyện, cô kể từng đoạn rồi hỏi trẻ. Sau đó cô
khái quát câu trả lời.
- Trò chuyện với trẻ khi trẻ nghe hết câu chuyện.
Cô sử dụng những câu hỏi về các tình tiết trong truyện, giúp trẻ nhớ cốt
truyện, nắm được nội dung truyện. Trong lời kể cô kết hợp trò chuyện và giải
thích các từ ngữ miêu tả.
Ví dụ: Khi Tấm trèo lên cây hái cau, ở dưới gốc cây mụ dì ghẻ đã làm gì?
Câu hỏi văn vần nhằm tăng cường sự chú ý, tăng hứng thú để trẻ ghi nhớ về nội
dung của truyện, về các hình tượng nhân vật, nó phải liên quan đến cốt truyện và
tư tưởng của truyện.
Ví dụ: Giặt áo chồng tao.
Thì giặt cho sạch.
Giặt mà không sạch.
11


Tao rạch mặt ra.
Đó là lời nói của nhân vật nào trong câu chuyện ?
Những câu hỏi gợi mở cho trẻ đánh giá và bộc lộ suy nghĩ, tình cảm và
cách đánh giá nhân vật về nội dung, các nhân vật, tình tiết của truyện.
Ví dụ: Các con thấy Tấm là người như thế nào?
Trong truyện Tấm Cám con thích nhân vật nào hơn? Vì sao?
Nếu con là Ông bụt trong truyện Tấm Cám con sẽ ban cho cô Tấm được
những điều gì?

Hoặc: Nếu được một phép lạ con sẽ làm gì cho cô Tấm?
* Sử dụng câu hỏi trao đổi với trẻ theo hành động của nhân vật trung tâm:
Hoạt động của các nhân vật trong truyện là nội dung cốt truyện. Ở biện
pháp này, cô giáo có thể trao đổi với trẻ theo hoạt động của nhân vật chính diện
hoặc hoạt động của nhân vật phản diện rồi để trẻ tự kể tự kể lại chuỗi hành động,
sự kiện của nhân vật.
Ví dụ: Trong truyện "Cây khế" cô giáo có thể trao đổi với trẻ theo hoạt
động của người em như sau:
- Khi cha mẹ mất, người anh đã gọi vợ chồng người em lại và nói như thế nào?
- Người em đã được người anh chia những tài sản gì?
- Cuộc sống của vợ chồng người em như thế nào?
- Điều kỳ diệu gì đã đến với gia đình người em?
* Trao đổi với trẻ theo những mô típ giúp trẻ nhớ lại nội dung cốt truyện nhằm
kích thích trẻ kể lại truyện có sáng tạo:
Ví dụ: Trong truyện "Thạch Sanh" cô giáo thực hiện việc trao đổi với trẻ
theo
mô típ trổ tài của Thạch Sanh. Trong mô típ đó, cô giáo có thể đặt ra những câu
hỏi:
- Thạch Sanh là người như thế nào?
- Tài năng của Thạch Sanh được thể hiện như thế nào?
- Thạch Sanh cứu được công chúa là nhờ đâu?...
* Trao đổi theo hệ thống các câu hỏi hướng vào yếu tố thần kỳ:
Tùy thuộc vào đối tượng trẻ mà cô đặt câu hỏi sao cho phù hợp. Điều quan
trọng là câu hỏi phải luôn luôn kích thích sự sáng tạo trong diễn đạt ngôn ngữ và
hoạt động kể của trẻ.
Ví dụ: Trong truyện "Tấm Cám" cô có thể hỏi trẻ theo quá trình biến hóa
của cô Tấm, từ khi hóa thành chim vàng anh đến khi Tấm trở lại thành người.
Ví dụ: - Tại sao cô Tấm lại hóa thành chim vàng anh?
- Lần thứ hai cô Tấm hóa thành cái gì?
- Vì sao lại có cây thị mọc ở bên đường?

- Con gái bà lão chính là ai?...
Trên đây là một số biện pháp dựa vào phương pháp trao đổi gợi mở để dạy trẻ
kể lại truyệnmột cách sáng tạo. Tuy nhiên, tùy từng câu chuyện và đối tượng trẻ
mà cô giáo vận dụng cho phù hợp để kích thích khả năng sáng tạo, trí tưởng
tượng phong phú và phát triển ngôn ngữ mạch lạc ở trẻ.
* Sử dụng đa dạng, linh hoạt các đồ dùng trực quan.
12


Với giải pháp này mục đích của tôi nhằm hỗ trợ bổ sung làm sâu sắc hơn,
làm sống dậy các hình tượng trong tác phẩm.
Ví dụ: Cô kể chuyện cho trẻ nghe kết hợp với mô hình (Hình ảnh minh
họa trên màn hình chiếu, hoặc tranh minh họa truyện...) làm cho tiết học sinh
động hơn, khơi gợi cảm xúc, tình cảm đạo đức và duy trì hứng thú cho trẻ trong
suốt quá trình hoạt động.
- Tranh được sắp xếp theo trình tự cốt truyện: Cô giáo có thể tiến hành cho trẻ
xem lần lượt những bức tranh để trẻ nhớ lại và kể lại truyện theo trình tự.
- Sử dụng tranh không theo trình tự cốt truyện: Cô giáo sắp xêp các bức tranh
xen phần kết, phần đầu, phần giữa truyện... để trẻ phát hiện ra nội dung từng bức
tranh, và trẻ sắp xếp, kể lại câu chuyên theo trình tự.
- Sử dụng một số bức tranh (Hình ảnh) tiêu biểu thể hiện nội dung chính của tác
phẩm để gợi mở cho trẻ kể lại.
- Sử dụng mô hình: Ví dụ trong truyện "Cây tre trăm đốt" cô giáo thể hiện các
hình ảnh trên mô hình của sa bàn như: Anh nông dân, cây tre, ông bụt, lão nhà
giàu.... Những hình ảnh ấy sẽ gợi nhớ và gợi mở cho trí tưởng tượng và sáng tạo
của trẻ.
- Sân khấu hóa các câu chuyện kể:
Đây là một hoạt động giúp trẻ phát triển trí nhớ và giáo dục trẻ tính tập
thể. Khi đóng kịch trẻ dễ dàng nắm được nội dung, ý nghĩa của tác phẩm, nắm
được tính liên tục của câu chuyện điều này đẩy mạnh sự phát triển tư duy, cảm

nhận tác phẩm một cách sâu sắc ở trẻ. Để đạt được điều đó trước khi cho trẻ
đóng kịch giáo viên cần cho trẻ ôn lại nội dung câu chuyện để trẻ khắc sâu hơn
tính cách nhân vật, lời thoại của các nhân vật. Sau đó có thể cho trẻ đóng kịch
theo tổ, hoặc nhóm...
Ví dụ: câu chuyện “Chú dê đen” tôi cho tổ 1 đóng dê trắng, tổ 2 đóng dê
den, tổ 3 đóng chó sói để trẻ tự thể hiện hành động, điệu bộ cho quen và thành
thạo. Sau đó phân vai cho từng trẻ theo khả năng , sở trường phù hợp với nhân
vật và cô giáo là người dẫn truyện cho trẻ tự diễn theo khả năng và trí tưởng
tượng của trẻ. Sau khi diễn xong cả lớp nhận xét và trẻ nhập vai nêu lên cảm
nhận của mình. Thông qua đóng kịch giúp trẻ cảm nhận tác phẩm văn học một
cách sâu sắc hơn về tác phẩm văn học.
Để thực hiện hoạt động dạy trẻ biết kể sáng tạo truyện, tôi đã sử dụng linh
hoạt các biện pháp nêu trên. Tuy nhiên không phải trong hoạt động nào dạy trẻ
kể chuyện tôi cũng sử dụng các biện pháp đó, mà trước khi vào hoạt động tôi
phải nắm bắt rõ đặc điểm tâm lý của học sinh thường xuyên thay đổi để tạo tình
huống, gợi mở giúp trẻ có cơ hội thể hiện năng lực, suy nghĩ, ý tưởng sáng tạo,
trẻ được độc lập phát huy mà không phụ thuộc quá nhiều vào cô giáo. Đồng
thời, tôi luôn là người dẫn dắt, động viên khuyến khích trẻ ở mọi lúc mọi nơi,
tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện và bộc lộ suy nghĩ của mình. Trẻ tiếp nhận và
tái hiện truyện một cách hồn nhiên và tự nhiên như bản năng vốn có của trẻ.
2.3.5. Linh hoạt hơn trong cách tổ chức hoạt động học.
Sau khi vận dụng các biện pháp và đa dạng các hình thức trong các giờ
hoạt động học đã giúp trẻ lớp tôi bước đầu biết sáng tạo một số chi tiết, sáng tạo
được hành động ngôn ngữ của truyện, trẻ đã có thể tái tạo lại được câu chuyện
13


theo trí tưởng tượng của trẻ đặc biệt là trò chơi đóng kịch thông qua đó phát huy
được tính tích cực, sự sáng tạo mà trẻ không bị gò bò hay gượng ép. Điều đó đã
được tôi thể hiện trong tiến trình một hoạt động học thông qua giờ kể chuyện

của trẻ tại lớp A1(5-6 tuổi) do tôi chủ nhiệm như sau:
Ví dụ :
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Chủ điểm:
Gia đình
Đề tài:
Truyện “ Ba cô gái”
I- MỤC TIÊU- YÊU CẦU:
1- Kiến thức:
- Trẻ hiểu nội dung truyện: Cô út biết thương mẹ, còn chi cả và chị hai không
biết thương mẹ.
- Trẻ nắm được trình tự diễn biến câu truyện.
2- Kỹ năng:
- Trẻ kể lại truyện cùng cô.
- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô đưa ra.
- Trẻ biết tập đóng kịch cùng cô.
3- Thái độ:
- GD trẻ biết yêu quý bố mẹ và mọi người trong gia đình.
II- CHUẨN BỊ:
1- Đồ dùng dạy học:
a- Đồ dùng của cô:
- Máy chiếu, màn hình
- Giáo án điện tử chuyện “ Ba cô gái”.
- Clip: về gia đình
b- Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục để trẻ đóng kịch. Mũ múa hình chị cả, chị hai và cô út, sóc con
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
1- Hoạt động 1: Giới thiệu chương trình.
- Nhiệt liệt chào đón tất cả các bé đã đến với

chương trình “Bé yêu kể chuyện cổ tích”
- Chương trình “Bé yêu kể chuyện cổ tích” của
chúng ta hôm nay có sẽ có 3 phần chơi:
+ Phần 1: Khám phá.
+ Phần 2: Thi tài.
+ Phần 3: Thử tài diễn xuất.
- Trước khi bước vào chương trình chúng ta hãy
làm quen với 3 đội chơi: Đội số 1, đội số 2, đội
số 3
- Một chàng pháo tay thật lớn giành cho 3 đội.
- Cả 3 đội đã sẵn sàng bước vào phần 1 của
chương trình chưa nào.
2- Hoạt động 2: phần thứ 1: “Khám phá”

Hoạt động của trẻ
- Trẻ vỗ tay.
- Trẻ chú ý lắng nghe.

- Trẻ vẫy tay chào.
-Trẻ vẫy tay chào.
-Trẻ vẫy tay chào.
- Trẻ vỗ tay.
- Trẻ lắng nghe.

14


- Trong phần 1 chơi này chương trình sẽ mang
đến cho các đội một đến một clip rất thú vị, bây
giờ chúng mình cùng đếm.

- Qua các hình ảnh trong clip các con cảm nhận
được điều gì?
- Nhìn hình ảnh clip vừa rồi các con liên tưởng
đến câu chuyện gì?
Vậy để biết xem ba cô gái trong câu chuyện này
là người như thế nào chúng mình cùng vào vườn
cô tích lắng nghe cô kể chuyện nhé!
* Cô kể truyện:
- Lần 1: Cô kể kèm cử chỉ điệu bộ.
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì?
- Lần 2: Cô kể kết hợp tranh minh hoạ trên máy
chiếu.
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì?
=> Câu chuyện nói về một người đàn bà nghèo
đã làm lụng vất vả để nuôi 3 cô con gái khôn lớn,
rồi lần lượt các cô đi lấy chồng. Nhưng khi hay
mẹ bị ốm thì cô chị cả và cô chị 2 lại không về
thăm mẹ, chỉ có chị út chạy về thăm mẹ ngay. Vì
thế cô út được mọi người yêu mến và sống rất
hạnh phúc
+ Cô giới thiệu từ mới: “Tất tả” cho trẻ nhắc lại
và giảng từ mới.
3- Hoạt động 3: Phần thứ 2: “Thi tài”
- Các con vừa trải qua phần chơi thứ nhất bây
giờ chúng ta sẽ đến với phần 2 với tên gọi «Thi
tài »
- Ở phần thứ 2 này cô có một gói câu hỏi :
trong đó có 4 câu hỏi có gắn nơ màu xanh đó là
câu hỏi chung cho cả lớp và 5 câu hỏi có gắn nơ
màu đỏ giành riêng cho 3 đội trong thời gian 1

phút đội nào có tín hiệu trước đội đó giành quyền
trả lời, trả lời đúng thưởng một tràng pháo tay,
trả lời sai cơ hội còn lại giành cho 2 đội.
* Câu hỏi đàm thoại:
+ Trong câu truyện có những nhân vật nào?
+ Vì sao mẹ lại muốn gặp các con của mình? Bà
đã nói với sóc như thế nào?
+ Sóc đã nói với chị cả như thế nào? Chị cả đã
nói gì với sóc?

- 5,4,3,2,1 mở
- Trẻ nêu lên cảm nhận về
gia đình
- Chuyện “Ba cô gái”.
- Trẻ hát theo nhạc bài hát
“ Vườn cổ tích”
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ phát âm và lắng
nghe.
- Trẻ xem và nghe.

- Trẻ lắng nghe.

- Bà mẹ, chị cả, chị hai, cô
út, sóc.

- Bà nhớ các con, Sóc
khôn…nhé.

15


+ Điều gì đã xảy ra với chị cả ? ( Câu hỏi chung
cả lớp)
* Câu hỏi của chị hai( Tương tự)
+ Ai là người về thăm mẹ? vì sao chị út lại về
thăm mẹ? (Câu hỏi chung cả lớp)
+ Nếu là các con khi nghe tin mẹ ốm con sẽ làm
gì? Vì sao? ( Câu hỏi chung cả lớp)
+ Trong câu chuyện cháu yêu nhân vật nào nào?
Vì sao ?
=> Các con ạ, cha mẹ là người đã sinh ra , yêu
thương và chăm lo cho các con từng bữa ăn, giấc
ngủ. Vì vậy chúng ta phải biết yêu quý, kính
trọng và giúp đỡ cha mẹ, chăm sóc những người
thân trong gia đình
- Vậy các con đã làm gì để thể hiện tình yêu
thương đối với những người thân trong gia đình.
4- Hoạt động 4: Phần thứ 3: “Thử tài diễn
xuất”
- Trong phần chơi thứ 3 đội chơi sẽ tham gia kể
truyện cùng cô (cô là người dẫn truyện)
- Lần 1: Cho 3 đội đóng vai nhân vật kể chuyện
cùng cô
- Lần 2: Cho đại diện của 3 đội lên tham gia
đóng kịch ( Trẻ lên tự chọn nhân vật) Cô là

người dẫn truyện.
4- Hoạt động 4: Kết thúc
Hôm nay chương trình đã tặng cho 3 đội câu
chuyện gì ?
- Trò chơi "Bé yêu kể chuyện cổ tích" đến đây
kết thúc xin chúc tất cả các bé chăm ngoan, học
giỏi. Và cô cháu mình cùng thể hiện tình yêu của
mình đối với mẹ qua bài hát “Chỉ có một trên
đời” và khép lại chương trình hôm nay nào.

- Chị cả ơi mẹ chi ốm đáy
chị hãy về ngay thăm mẹ
chị đi.
- Thật ư sóc ………….chỗ
chậu này đã.
- Biến thành con rùa ạ.
- chị út về thăm mẹ vì chi
út thương mẹ.
- Con sẽ về thăm mẹ vì
con cũng rất thương mẹ
- trẻ trả lời
- Trẻ trả lời

- Trẻ kể truyện cùng cô.
- Trẻ đóng kịch trên sân
khấu
- Ba cô gái

- Trẻ hát cùng cô


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Với việc vận dụng những giải pháp mới linh hoạt, khoa học, phù hợp với
mức độ nhận thức và tư duy của trẻ tôi đã thu được kết quả lần 2 như sau:
T
T

Nội dung khảo sát

Tổng
số trẻ

Kết quả
Đạt
Chưa
Tốt Trung
đạt
Khá
bình
Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ
tr
lệ
tr
lệ
tr
lệ
16





%



%



%

Trẻ nhớ tên truyện, các nhân vật
30
26 86,7 4 13,7 0 0
trong truyện
Trẻ nhớ trình tự nội dung truyện,
2
30
25 83,3 5
0 0
có khả năng thuộc truyện
16,7
Trẻ bước đầu biết sáng tạo một số
3
chi tiết hoặc sáng tạo ở hành 30
24 80
5 16,7 1 3,3
động, ngôn ngữ kể chuyện
Trẻ có thể tại tạo lại truyện hoàn
4

toàn bằng trí nhớ, ngôn ngữ và trí 30
24 80
5 16.7 1 3,3
tưởng tượng của trẻ
Qua việc sử dụng một số biện pháp kể chuyện cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6
tuổi) và đưa trẻ vào hoạt động nghệ thuật biết kể sáng tạo, tôi thấy rằng ở trẻ đã
có sự tiến bộ rõ rệt, nhanh nhớ, nhanh hiểu truyện, ham muốn được nghe cô kể
chuyện và trẻ chủ động, tích cực trong việc tái tạo lại truyện theo tư duy và trí
tưởng tượng của trẻ. Mặt khác, trẻ hứng thú hơn, ngôn ngữ mạch lạc hơn, biết
nói câu đầy đủ và thể hiện thái độ rõ ràng sau mỗi câu chuyện. Ví dụ: trẻ yêu
thích nhân vật nào? Vì sao? Không yêu nhân vật nào? Hoặc nếu cháu là ông bụt
cháu sẽ nói như thế nào với anh nông dân? (trong truyện Cây tre trăm đốt). Điều
đó cũng chứng tỏ các giải pháp mà tôi đưa ra thực nghiệm đã có tính thực tiễn.
* Tóm lại: Khi đưa ra một số giải pháp mới trong quá trình kể chuyện cho
trẻ Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) thực tế tại lớp tôi đã thu được những kết quả mong
đợi, phù hợp với những yêu cầu đòi hỏi của thực tế là phải luôn đổi mới trong
cách truyền đạt của cô để trẻ phát huy hết được năng lực vốn có trong tâm thức
của trẻ thơ, đặc biệt là quá trình cho trẻ làm quen với văn học. Tuy nhiên để đạt
được những yêu cầu đó thì quá trình kể chuyện cho trẻ nghe tôi luôn phải sáng
tạo để trẻ được nảy sinh ý tưởng, mơ ước, trí tưởng tượng từ những câu chuyện
kể. Đối với trẻ, trên cơ sở được nghe cô kể nhiều lần kết hợp với những biện
pháp dạy trẻ kể sáng tạo sẽ hình thành tính tích cực trong tư duy và tính độc lập
sáng tạo ngôn ngữ mạch lạc, nói câu đầy đủ và khả năng tự hoạt động nghệ thuật
của trẻ.
1

3. Kết luận.
Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nói chung và kể chuyện cho trẻ
mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) nói riêng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển tình
cảm, tâm hồn của trẻ, đặc biệt là sự nhạy cảm thẩm mỹ, thái độ sáng tạo ngôn

ngữ và hội họa. Trẻ tiếp nhận truyện thông qua nghệ thuật đọc và kể sáng tạo
của cô giáo. Dù đang ở lứa tuổi mẫu giáo nhưng trẻ có thể phân biệt được hình
tượng nghệ thuật và hiện thực, mối quan hệ giữa các nhân vật trong tác phẩm,
cảm nhận được cái đúng, cái sai, cái thiện, cái ác... trong từng câu chuyện.
Chính vì vậy, việc kể chuyện cho trẻ có tác dụng lớn trong việc hướng trẻ tới cái
chân, thiện, mỹ.
Theo tôi, kể chuyện cho trẻ là dẫn dắt trẻ vào thế giới của các giá trị phong
phú chứa trong các tác phẩm, tiếp cận cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật , trẻ đắm
17


chìm trong không khí những câu chuyện, những từ đã giúp trẻ biết cách nhìn
nhận con người, nhìn nhận cuộc sống xung quanh, đặc biệt trong các mối quan
hệ giữa con người với con người. Đó là cuộc sống hiện thực được phản ánh,
diễn đạt bằng các hình thức đa dạng, độc đáo.
Với nghệ thuật dẫn dắt của cô trẻ được tiếp nhận, tri giác bằng con đường
gián tiếp (trẻ chưa đọc mà chỉ được nghe cô đọc, kể) đã góp phần vào việc giúp
trẻ tăng cường rèn luyện sức nghe, đặc biệt là năng lực cảm thụ và cảm nhận về
âm thanh, nhạc điệu mà thế giới tryện kể đã mang lại cho trẻ, như Paxumgaxtôt
đã từng viết: "Tôi còn nhớ khi còn bé nghe những nghệ nhân râu tóc bạc phơ kể
chuyện tôi tưởng tượng như không phải họ kể mà là những núi đồi, những hang
động cổ xưa, như miệng con quỷ là bản thân đất và nước, mặt trời và mặt trăng".
Với cô giáo mầm non, kể chuyện bằng tất cả tâm hồn sáng tạo của mình sẽ để
lại dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn trẻ ngay từ khi còn thơ ấu.
Trước tình hình mỗi ngày một đổi mới của cuộc sống hiện đại ngày nay, hy
vọng phương thức kể chuyện ở trường mầm non sẽ góp phần làm phong phú
thêm những nội dung giáo dục trong việc cho trẻ làm quen, tiếp xúc với tác
phẩm văn học.
Trên đây là “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo lớn
(5- 6 tuổi) làm quen với tác phẩm văn học thông qua kể chuyện” đã được tôi áp

dụng tại lớp tôi chủ nhiệm. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của hội
đồng sáng kiến kinh nghiệm để tôi có thêm kinh nghiệm trong quá trình chăm
sóc giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
Thanh Hóa, ngày 19 tháng 04 năm 2019
CỦA HIỆU TRƯỞNG
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết SKKN

Hoàng Thị Hạnh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo- Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội – 1997- Tác giả: Nguyễn Xuân Khoa
2. Các phương pháp cơ bản cho trẻ mẫu giáo tiếp xúc với tác phẩm văn họcĐại học Sư phạm Hà Nội I - Thông báo khoa học tháng 6 - 1992.
Tác giả: Hà Nguyễn Kim Giang
3.Tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm non (Từ lọt lòng đến 6 tuổi) - Đại học Sư
phạm Hà Nội I – 1994- Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Như Mai, Đinh
Kim Thoa.
4. Giáo dục trẻ Mẫu giáo qua truyện và thơ. Nxb Giáo dục Hà Nội 1996
Tác giả: Nguyễn Thu Thủy.
18


5. Giáo dục học Mầm non tập I+II- Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội
Tác giả: Đào Thanh Âm (chủ biên), Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa.
6. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ Mẫu giáo (Mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ,
mẫu giáo lớn) (Tham khảo)


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Hoàng Thị Hạnh
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường Mầm non Quảng Ninh
TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

(A, B, hoặc

19


C)


1.

Một số biện pháp giúp trẻ
MGL (5-6 tuổi) làm quen với
chữ cái

Phòng GD&ĐT
huyện Quảng
Xương

B

20012002

2

Một số biện pháp dạy hoạt
động âm nhạc theo hình thức
đổi mới cho trẻ MGL (5-6
tuổi)
Một số biện pháp giúp trẻ ( 56 tuổi) làm quen với hoạt
động vui chơi .
Nâng cao chất lượng làm
quen với tác phẩm văn học
cho trẻ mẫu giáo lớn
Một số biện pháp nâng cao
chất lượng giáo dục âm nhạc
theo hình thức đổi mới cho
trẻ MGL ( 5-6 tuổi)

Một số biện pháp giúp trẻ
mẫu giáo lớn(5-6 tuổi) hoạt
động góc đạt hiệu quả

Phòng GD&ĐT
huyện Quảng
Xương

C

20042005

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

C

20062007

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

C

20082009

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

C


20092010

Phòng GD&ĐT
huyện Quảng
Xương

B

Một số biện pháp nâng cao
chất lượng cho trẻ MGL ( 5-6
tuổi) làm quen với môi
trường xung quanh
Một số biện pháp giúp trẻ
MGL ( 5-6 tuổi) biết quan
tâm chia sẻ với người thân và
bạn bè góp phần hình thành
nhân cách trẻ
Một số biện pháp giúp trẻ
mẫu giáo lớn(5-6 tuổi) hoạt
động góc đạt hiệu quả

Phòng GD&ĐT
huyện Quảng
Xương

C

20112012


Phòng GD&ĐT
huyện Quảng
Xương

B

20132014

Phòng GD&ĐT
huyện Quảng
Xương

C

20142015

3
4
5

6

7

8

9

2010
-2011


20


21



×