Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ cho học sinh THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.93 KB, 21 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG XƯƠNG

TRƯỜNG THCS QUẢNG NINH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI

HÌNH THÀNH KĨ NĂNG SỬ DỤNG BẢN ĐỒ,
LƯỢC ĐỒ CHO HỌC SINH THCS

Người thực hiện: Lê Thị Thu Hằng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Quảng Ninh
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa Lí

QUẢNG XƯƠNG, NĂM 2019


1. MỞ ĐẦU:
Trong thời đại ngày nay, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật với xu hướng
quốc tế hóa toàn cầu trên mọi lĩnh vực đã đặt ra nhiệm vụ vô cùng to lớn đối với
sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông. Đó là
việc xây dựng con người mới để thích ứng với thời đại mới. Chính vì vậy, mỗi
môn học trong nhà trường đều phải cung cấp những kiến thức cơ bản chọn lọc,
có tác dụng thiết thực trong việc hình thành thế giới quan khoa học, phát triển tư
duy và năng lực hoạt động của học sinh.
Cũng như các môn học khác, bộ môn Địa lí trong nhiều năm qua đã có
nhiều đổi mới về chương trình, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học
nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn đáp ứng yêu cầu của cải cách giáo
dục.


Bản đồ hoặc lược đồ là phương tiện trực quan, một nguồn tri thức địa lí
quan trọng. Qua bản đồ hoặc lược đồ học sinh có thể nhìn một cách bao quát
những khu vực lãnh thổ rộng lớn, những vùng lãnh thổ xa xôi trên bề mặt Trái
Đất mà học sinh không có điều kiện quan sát trực tiếp.
1.1 Lí do chọn đề tài:
Mục tiêu đào tạo trong giáo dục là giúp trẻ phát triển toàn diện, giúp trẻ hình
thành những phẩm chất cơ bản của con người với những vốn kiến thức cơ bản về
tự nhiên, xã hội làm cho trẻ học lên các cấp học trên được dễ dàng. Một yêu cầu
đặt ra là: Một giáo viên cần phải làm gì? Làm thế nào để các giờ dạy của mình cò
chất lượng, để sản phẩm do mình tạo ra có một nền móng thật vững chắc. Chính
vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung và bộ môn
Địa lý cấp THCS nói riêng, vấn đề sử dụng đồ dùng trong dạy học không phải là
mối quan tâm của cá nhân nào mà đó là nhiệm vụ chung của toàn ngành.
Trong điều 4 Chương I “Luật giáo dục” nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam quy định: “Phương pháp giáo dục phải biết phát hay tính giáo dục tích
cực, tự giác chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê
học tập và ý thức vươn lên’’ [1]. Hay trong định hướng chung của đổi mới
phương pháp dạy học là: “Tích cực hóa hoạt động của HS” [2]. Tích cực ở đây
là tích cực nhận thức, tích cực tư duy, tích cực một cách chủ động, HS chủ động
toàn bộ trong quá trình phát hiện, tìm hiểu và giải quyết nhiệm vụ nhận thức
dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hiện đại đòi hỏi cần phải có
một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo và tự chủ. Do đó trong giáo dục không ngừng
đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học và cải tiến phương tiện
dạy học để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Trong số các phương tiện dạy
học trực quan của môn Địa lí, bản đồ hoặc lược đồ là phương tiện cần thiết, gần
gũi và thông dụng nhất với học sinh. Bản đồ hoặc lược đồ là một nguồn tri thức
địa lí quan trọng. Qua bản đồ hoặc lược đồ học sinh có thể nhìn một cách bao
quát những khu vực lãnh thổ rộng lớn, những vùng lãnh thổ xa xôi trên bề mặt
Trái Đất mà học sinh không có điều kiện quan sát trực tiếp. Do đó, bản đồ hoặc

lược đồ vừa là phương tiện trực quan, vừa là nguồn tri thức quan trọng trong việc
dạy học Địa lí. Bản đồ hoặc lược đồ là cuốn SGK thứ 2 của Địa lí, đồng thời sử
2


dụng bản đồ hoặc lược đồ cũng là một phương pháp đặc trưng trong dạy học Địa
lí. Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu và viết một số kinh nghiệm về vấn đề:
“Hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ cho học sinh THCS”
Qua đề tài này tôi mong muốn rằng những vấn đề để cập đến sẽ góp một
phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường nói chung và
khích lệ việc sử dụng đồ dùng vào dạy học ở các giáo viên dạy bộ môn Địa lý
nói riêng.
1.2. Mục đích nghiên cứu :
Trong quá trình giảng dạy nhiều năm ở tất cả các khối lớp 6,7,8,9, tôi nhận
thấy: Trong chương trình Địa lý, ngoài một số bài học về bản đồ hoặc lược đồ ở
lớp 6, không có bài học nào dành riêng cho việc rèn luyện kĩ năng sử dụng bản
đồ hoặc lược đồ cho học sinh. Chính vì vậy mà rất nhiều học sinh dường như
không biết cách sử dụng bản đồ hoặc lược đồ, chưa biết cách khai thác kiến thức
từ bản đồ hoặc lược đồ hay còn lúng túng trong việc khai thác kiến thức từ bản
đồ. Do vậy kiến thức các em tiếp thu được sau mỗi tiết học là không chắc chắn,
thụ động, gượng ép hay nói đơn giản là “ học vẹt” nên rất nhanh quên. Đến các
bài thực hành phải làm việc nhiều với bản đồ hoặc lược đồ, thì các em thấy rất
khó khăn và lúng túng, chất lượng của học sinh thấp dẫn đến kết quả không cao,
hơn nữa HS còn thấy chán học, ngại học làm cho tiết học trở nên nhàm chán.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
a. Đối tượng:
Nghiên cứu quá trình sử dụng bản đồ, lược đồ trong các giờ dạy học địa lí ở
các khối lớp 6,7,8,9. Trường THCS Quảng Ninh
b. Phạm vi nghiên cứu:
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu việc sử dụng bản đồ,

lược đồ trong dạy học trong bộ môn địa lí ở khối lớp 7.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp nghiên cứu lý luận :
* Thu thập những thông tin lí luận của việc sử dụng bản đồ (lược đồ) trong dạy
học ở trung học cơ sở qua tài liệu .
* Tâm lý học ( Bộ giáo dục - Đào tạo ).
* Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy ở trung học cơ sở (Bồi dưỡng
thường xuyên chu kỳ II chu kì III) .
* Tham khảo một số trang web hỗ trỡ giáo viên trong dạy học : Bạch kim.vn,
giáo viên.net, Violet.....
b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
* Phương pháp quan sát:
- Quan sát kết quả đạt được từ hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học
của học sinh thông qua các băng đĩa dạy mẫu.
* Phương pháp điều tra:
- Trò chuyện , trao đổi với đồng nghiệp , học sinh về hiệu quả của việc ứng
dụng bản đồ(lược đồ) trong dạy học địa lí.
* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
- Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết về ứng dụng công nghệ hiện đại, sử
dụng bản đồ (lược đồ) vào dạy học.
3


- Tham khảo kinh nghiệm của các đồng nghiệp trường bạn.
- Tham khảo những trang web về thiết kế bản đồ hoặc lược đồ trong học ở các
diễn đàn trên mạng.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1 Cơ sở lí luận:
Phương pháp sử dụng bản đồ hoặc lược đồ là phương pháp dạy học truyền
thống đặc trưng cho môn Địa lí ở trường phổ thông. Do bản đồ hoặc lược đồ vừa

có chức năng minh hoạ, vừa có chức năng là nguồn tri thức, nên trong dạy học
giáo viên cần phải biết kết hợp chặt chẽ giữa việc giúp học sinh tìm tòi, lĩnh hội
kiến thức với việc hình thành, phát triển kĩ năng sử dụng bản đồ hoặc lược đồ
cho học sinh qua từng bài học. Muốn làm được điều này giáo viên không nên sử
dụng bản đồ hoặc lược đồ như một phương tiện minh hoạ mà phải sử dụng bản
đồ hoặc lược đồ như một nguồn tri thức Địa lí quan trọng để từ đó học sinh khai
thác kiến thức, rèn luyện kỹ năng. Đồng thời, bản đồ hoặc lược đồ phải được sử
dụng thường xuyên trong mọi khâu của quá trình dạy học, từ bài học mới đến ôn
tập, kiểm tra, đánh giá kiến thức kỹ năng.
Để giúp học sinh có khả năng làm việc độc lập với bản đồ hoặc lược đồ,
trong quá trình dạy học, giáo viên phải chú trọng việc hình thành và phát triển ở
học sinh một kĩ năng sử dụng bản đồ hoặc lược đồ như: xác định phương hướng,
tìm và chỉ vị trí các đối tượng Địa lí trên bản đồ hoặc lược đồ, mô tả đặc điểm
một đối tượng Địa lí dựa vào bản đồ hoặc lược đồ …
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Bảng số liệu thống kê về chất lượng học sinh hiểu biết về cách sử dụng bản
đồ hoặc lược đồ như sau:
Học sinh lớp 7:
Năm
học

20172018
HKI
20182019

SS
HS

Kĩ năng
xác định vị

trí trên
bản đồ
hoặc lược
đồ Tốt

Kĩ năng xác
định vị trí
trên bản đồ
hoặc lược đồ
Khá

Kĩ năngxác
định vị trí trên
bản đồ hoặc
lược đồ TB

Chưa hiểu kĩ
năng xác định
vị trí trên bản
đồ hoặc lược
đồ

SL

%

SL

%


SL

%

SL

%

46

10

22,0

12

26,0

12

26,0

12

26,0

48

10


21

29.0

12

25.0

12

25.0

14

2.3. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng bản đồ hoặc lược đồ trong
dạy học:
Những yêu cầu và các kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh khi sử dụng
bản đồ hoặc lược đồ .
a. Rèn luyện kỹ năng xác định phương hướng trên bản đồ hoặc lược đồ

4


- Xác định phương hướng một cách chính xác trên bản đồ hoặc lược đồ là một
kỹ năng cơ bản và rất quan trọng. Việc xác định vị trí Địa lí hoặc mô tả đặc điểm
một đối tượng Địa lí trên bản đồ hoặc lược đồ, sẽ trở nên khó khăn hoặc sai lệch
nếu không nắm chắc được cách xác định phương hướng trên bản đồ hoặc lược
đồ.
- Muốn hình thành và phát triển kỹ năng xác định phương hướng cho học
sinh, công việc đầu tiên giáo viên phải làm là yêu cầu học sinh thuộc và nhớ các

quy định về phương hướng trên bản đồ hoặc lược đồ. Với những bản đồ hoặc
lược đồ tỉ lệ lớn, người ta thường quy ước, phía trên bản đồ hoặc lược đồ là
hướng Bắc, phía dưới là hướng Nam, bên phải là hướng Đông, bên trái là hướng
Tây. Sau đó giáo viên có thể hướng dẫn học sinh dựa vào các đường kinh tuyến,
vĩ tuyến trên bản đồ hoặc lược đồ để xác định phương hướng. Giáo viên chỉ cần
giới thiệu để học sinh xác nhận là trên bản đồ hoặc lược đồ thường có những
đường kẻ dọc và kẻ ngang. Đường kẻ dọc là kinh tuyến, đường kẻ ngang là vĩ
tuyến. Đầu phía trên của kinh tuyến là hướng Bắc, đầu phía dưới của kinh tuyến
là hướng Nam. Đầu bên phải của vĩ tuyến là hướng Đông, đầu bên trái của vĩ
tuyến là hướng Tây. Khi đã biết bốn hướng chính thì cũng có thể tìm ra các
hướng phụ khác trên bản đồ hoặc lược đồ,ví dụ: giữa Đông và Bắc là Đông Bắc,
giữa Tây và Nam là Tây Nam.

Lược đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á – Lớp 6

[3]

- Để đạt hiệu quả cao trong việc rèn luyện kỹ năng xác định phương hướng của
học sinh, giáo viên nên đưa ra các dạng bài tập dưới nhiều hình thức khác nhau
như điền từ vào chỗ trống (…), lựa chọn đúng sai, đi du lịch trên bản đồ hoặc
lược đồ theo một số tuyến nhất định…với nhiều góc độ khác nhau, lặp đi lặp lại
5


nhiều lần trên cơ sở yêu cầu học sinh quan sát một nôị dung cụ thể. Ngoài ra
việc rèn luyện kỹ năng xác định phương hướng cho học sinh phải đựoc tiến hành
thường xuyên trong quá trình học tập môn Địa lí.
b. Rèn luyện kĩ năng tìm, xác định vị trí Địa lí của các đối tượng Địa lí trên
bản đồ hoặc lược đồ
- Vị trí Địa lí của một đối tượng nào đó là mối quan hệ không gian của nó với

các đối tượng khác có liên quan nằm ở bên ngoài nó, ví dụ: như một dãy núi,
một con sông…
- Khi hình thành kỹ năng tìm và chỉ vị trí của các đối tượng Địa lí trên bản đồ
hoặc lược đồ giáo viên chỉ cần đưa ra các bài tập yêu cầu học sinh dựa vào bảng
chú giải và các ký hiệu, chữ viết trên bản đồ hoặc lược đồ để xác định vị trí của
một đối tượng nào đó, ví dụ: dựa vào bản đồ hoặc lược đồ hành chính Việt Nam,
hãy tìm và chỉ vị trí của thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,...
Hoặc dựa vào bản đồ hoặc lược đồ tự nhiên Việt Nam hãy tìm và chỉ vị trí của
sông Đồng Nai, dãy núi Con Voi, các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn,
Đông Triều…

[3]
- Một điều cần lưu ý ở đây nữa là giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách xác
định vị trí một đối tượng trên bản đồ hoặc lược đồ như thế nào cho đúng. Ví dụ:
khi chỉ vị trí của một dòng sông, học sinh phải chỉ xuôi theo dòng chảy từ
6


thượng nguồn đến hạ nguồn chứ không chỉ theo hướng ngược lại hoặc chỉ vào
một điểm trên sông. Khi chỉ về vùng lãnh thổ (một tỉnh, khu vực, quốc gia…)
thì phải chỉ theo đường biên giới khép kín của vùng lãnh thổ đó......
- Ngoài ra, một trong những biện pháp nhằm giúp cho học sinh nhanh chóng
tìm ra vị trí của các đối tượng địa lí trên bản đồ hoặc lược đồ là: giáo viên lưu ý
học sinh nên chú ý tới một số dấu hiệu đặc trưng, dễ nhận biết về hình dáng,
kích thước của đối tượng. Ví dụ: lãnh thổ phần đất liền Việt Nam có hình dạng
chữ S, đồng bằng sông Hồng có dạng giống như một tam giác, dãy núi
Hymalaya có hình giống con hươu, đất nước Italia giống hình chiếc ủng, đất
nước Cu Ba giống hình con cá trê…ngoài ra, giáo viên cũng cần hướng dẫn học
sinh nên dựa vào toàn bộ khung cảnh để nhận ra vị trí của đối tượng trong khung
cảnh đó; để nhanh chóng tim ra vị trí Địa lí của đối tượng cần tìm. Chẳng hạn

muốn tìm vị trí địa lí của dãy Hoàng Liên Sơn, ngoài nhớ về độ cao (đây là dãy
núi cao nhất của Việt Nam), học sinh cần nhớ được vị trí của dãy núi này nằm
giữa sông Hồng và sông Đà. Như vậy, muốn tìm vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn
trên bản đồ hoặc lược đồ thi học sinh phải tìm được sông Hồng, sông Đà, và
ngược lại...
c. Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ hoặc lược đồ.
Giáo viên cần hiểu: Đọc bản đồ hoặc lược đồ không phải là đọc các chữ ghi
trên bản đồ hoặc lược đồ mà là một quá trình tìm hiểu kiến thức Địa lí chứa
đựng trong các kí hiệu trên bản đồ hoặc lược đồ, ở các mức độ cao, thấp khác
nhau, tuỳ theo đối tượng, mục đích sử dụng.
Đọc bản đồ hoặc lược đồ có 3 mức độ:
- Mức độ 1: Học sinh chỉ cần dựa vào kí hiệu ở bản chú giải, chỉ và đọc
tên các đối tượng địa lí trên bản đồ hoặc lược đồ (đây là Hà Nội, kia là Hải
Phòng, đây là sông Hồng, kia là sông Gâm…)
- Mức độ 2: Học sinh dựa vào bản đồ hoặc lược đồ để tìm ra các đặc điểm
của đối tượng địa lí. Ví dụ: Vị trí của núi ở đâu? Núi cao hay thấp? Núi có
hướng gì?
- Mức độ 3: Học sinh vận dụng các kiến thức địa lí đã có xác lập mối
quan hệ địa lí để rút ra những điều mà trên bản đồ hoặc lược đồ không trực tiếp
thể hiện. Ví dụ :Trên bản đồ hoặc lược đồ tự nhiên Việt Nam, để xác định ảnh
hưởng của dãy Bạch Mã tới khí hậu và đường bờ biển, thềm lục địa vùng chân
núi, trước hết HS phải xác định đúng vị trí của dãy Bạch Mã (nằm cuối dãy
Trường Sơn Bắc, chân choài ra biển, đỉnh cao 1450m, phân cách Trường Sơn
Bắc với Trường Sơn Nam, giữa vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Từ vị trí
và đặc điểm của địa hình trên, đòi hỏi học sinh phải khám phá mối quan hệ giữa
dãy núi này với hướng gió Đông Bắc, từ đó ảnh hưởng tới khí hậu của hai phần
lãnh thổ Bắc và Nam của dãy núi; mối quan hệ của dãy núi với Biển Đông, để
thấy sự hẹp đi của thềm lục địa và sự hình thành một loạt vũng vịnh tự nhiên
dưới chân núi, mô tả tổng hợp đặc điểm Địa lý của khu vực tự nhiên Bạch Mã.
Vậy nên khi hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ hoặc lược đồ, giáo viên cần

giúp học sinh nắm được các bước tiến hành đọc bản đồ hoặc lược đồ từ đơn giản
đến phức tạp. Chẳng hạn, muốn đọc được bản đồ hoặc lược đồ ở mức độ 1, học
sinh cần phải đi theo các bước sau:
7


+ Nắm được mục đích của việc làm hay yêu cầu của giáo viên.
(Ví dụ: Tìm vị trí của các đồng bằng miền trung trên bản đồ hoặc lược đồ tự
nhiên Việt Nam)

Bản đồ tự nhiên Việt Nam- Lớp 8
[3]
+ Đọc bản chú giải để biết kí hiệu của đối tượng cần tìm.
+ Căn cứ vào kí hiệu, chữ viết để tìm vị trí các đối tượng trên bản đồ hoặc
lược đồ. (Ở đây là tìm vị trí các đồng bằng miền trung ).
Sang mức độ 2, học sinh cần thực hiện thêm một bước nữa.
8


+ Dựa vào bản đồ hoặc lược đồ nhận xét, đối chiếu, so sánh…để tìm ra
đặc điểm của đối tượng ( cụ thể ở ví dụ trên là: so sánh, đối chiếu độ lớn của các
đồng bằng miền trung với các đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long
để nêu đặc điểm: các đồng bằng miền trung đều nhỏ, hẹp )
Tới mức độ 3, học sinh phải thực hiện tới bước thứ năm; đó là: Xác lập
các mối quan hệ giữa kiến thức địa lí đã có với những kiến thức trên bản đồ
hoặc lược đồ để lí giải vì sao các đồng bằng miền trung đều nhỏ, hẹp. (Cụ thể,
học sinh phải xác lập mối quan hệ giữa địa hình với sông ngòi để nêu được ý: vì
dãy Trường Sơn tiến sát ra biển, các sông miền Trung đều nhỏ, ngắn, ít phù sa,
nên các đồng bằng miền Trung có đặc điểm là nhỏ, hẹp)
Trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc bản đồ hoặc lược đồ, giáo viên nên

kết hợp với việc rèn luyện kĩ năng mô tả các đối tượng địa lí dựa vào bản đồ
hoặc lược đồ, như mô tả về một dãy núi, một dòng sông, một vùng đất…Muốn
cho học sinh biết cách mô tả về một đối tượng địa lí nào đó, giáo viên nên đưa ra
dàn ý nói về những nội dung cần mô tả cho học sinh hiểu. Ví dụ: khi mô tả về
một dòng sông, học sinh phải mô tả lần lượt theo các ý: sông bắt nguồn từ đâu ?
Đổ nước ra đâu? Sông chảy theo hướng nào? Sông dài bao nhiêu km? Đây là
sông lớn hay nhỏ? giải thích tại sao? Giá trị của sông?...
Như vậy, việc hướng dẫn HS đọc bản đồ hoặc lược đồ phải được diễn ra
trong ba bước:
- Tìm vị trí đối tượng trên bản đồ hoặc lược đồ
- Mô tả đối tượng (hình dáng kích thước, quan hệ không gian).
- Xác định mối quan hệ tương hỗ, nhân quả không thể hiện trực tiếp trên bản
đồ hoặc lược đồ (nhờ vào liên tưởng để tìm tòi); mô tả đối tượng cần khám phá
trên bản đồ hoặc lược đồ.
Để đọc được bản đồ hoặc lược đồ như vậy, đòi hỏi giáo viên phải rèn luyện
cho HS các kĩ năng:
+ Hiểu hệ thống kí, ước hiệu bản đồ hoặc lược đồ.
+ Nhận biết, chỉ và đọc tên các đối tượng Địa lý trên bản đồ hoặc lược đồ.
+ Nghiên cứu chi tiết mạng lưới tọa độ, các đường viền và chữ viết.
+ Xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước, hình thái
và vị trí các đối tượng Địa lý trên lãnh thổ.
+ Mô tả đặc điểm đối tượng trên bản đồ hoặc lược đồ.
+ Xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ hoặc lược đồ.
+ Xác định các mối quan hệ tương hỗ và nhân quả thể hiện trên bản đồ hoặc
lược đồ.
+ Mô tả tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ (vị trí Địa lý, địa hình,
khí hậu, thủy văn, đất đai, thực vật, động vật, dân cư, kinh tế).
Ngoài ba phương pháp rèn luyện kỹ năng bản đồ hoặc lược đồ trên còn có
một phương pháp thông dụng nhất hiện nay trong việc rèn luyện kỹ năng bản đồ
hoặc lược đồ cho HS trên lớp: GV làm mẫu, đặt câu hỏi phát vấn dựa trên bản

đồ hoặc lược đồ, giao cho học sinh các bài tập có sử dụng bản đồ hoặc lược đồ,
tổ chức một số trò chơi nhỏ gắn với bản đồ hoặc lược đồ. Câu hỏi gắn với bản
đồ hoặc lược đồ thông thường có dạng: Ở đâu? Tại sao ở đó? Hay: Chúng có
9


mối quan hệ với nhau như thế nào? Hãy quan sát và nêu đặc điểm chủ yếu của
sự vật,…
Ví dụ: Tìm trên hình 1 một số nhánh núi, khối núi lớn ngăn cách và phá
vỡ tính liên tục của dải đồng bằng ven biển nước ta.
Trong các tiết thực hành, các bài thực hành gắn với bản đồ hoặc lược đồ
cũng là một trong những con đường quan trọng để hình thành và rèn luyện kỹ
năng bản đồ hoặc lược đồ cho HS.
Ví dụ: Bài 30: Thực hành: Đọc bản đồ hoặc lược đồ Địa hình Việt
Nam (SGK Địa lí 8): Căn cứ vào hình 1, hình 2 hoặc bản đồ hoặc lược đồ địa
hình trong Atlát Việt Nam, em hãy cho biết:

Lược đồ địa hình Việt Nam

[4]

Câu 1: Đi theo vĩ tuyến 220B, từ biên giớiViệt- Lào đến biên giới Việt -Trung
ta phải vượt qua:
10


a) Các dãy núi: Pu-đen-đinh -> Hoàng Liên Sơn ->Con Voi -> CCsông Gâm ->
CC Ngân Sơn -> CC Bắc Sơn.
b) Các dòng sông: S.Đà -> S.Hồng -> S.Chảy -> S.Lô -> S.Gâm -> S.Cầu ->
S.Kì Cùng.

Câu 2: Đi dọc kinh tuyến 1080Đ từ núi Bạch Mã -> bờ biển Phan Thiết ta
phải đi qua:
a) Các cao nguyên:
- Kon Tum: Cao TB >1400m đỉnh cao nhất Ngọc Linh 2598m.
- Plây-ku: Cao TB >1000m tương đối bằng phẳng.
- Đắc-lắc: Cao TB <1000m. Vùng hồ Đắc Lắc thấp nhất ở độ cao 400m.
- Mơ-nông và Di Linh: Cao TB >1000m
b) Nhận xét:
- Ngoài phân hóa theo chiều Đông - Tây, địa hình còn có sự phân hóa theo chiều
Bắc - Nam.
- Nham thạch chủ yếu là đá badan. Ngoài ra còn có đá Gra-nit và đá biến chất.
Một phần nhỏ ven biển Phan Thiết là đá trầm tích.
Câu 3: Trên quốc lộ 1A từ Lạng Sơn -> Cà Mau ta phảiqua:
a) Các đèo lớn:
Sài Hồ (Lạng Sơn) -> Tam Điệp (Ninh Bình) -> Ngang (Hà Tĩnh) -> Hải Vân
(Thừa Thiên - Huế) -> Cù Mông (Bình Định) -> Cả (Phú Yên)
b) Các đèo ảnh hưởng rất lớn tới giao thông Bắc -Nam: Thuận lợi cho việc
giao thông đi lại dọc từ Bắc -> Nam. Cho ví dụ.
Hay, ví dụ bài thực hành về điền vào bản đồ hoặc lược đồ trống: Hãy điền
vào bản đồ hoặc lược đồ (trống) Việt Nam các hệ thống sông lớn ở Bắc Bộ và
Nam Bộ .
Đối với học sinh ở bậc trung học cơ sở, cần phải hướng dẫn các em nghiên
cứu và ghi nhớ các địa danh trên bản đồ hoặc lược đồ của học sinh thể hiên hai
điểm: nhớ, thuộc địa danh, xác định đúng vị trí của chúng trên bản đồ hoặc lược
đồ. Hai điểm này liên quan chặt chẽ với nhau: khi đọc tên địa lí, học sinh liên
tưởng đến tài liệu thực tế, xác định đặc trưng và vị trí của nó. Để ghi nhớ phải sử
dụng phối hợp cả mắt và tư duy – ngôn ngữ và bằng hoạt động theo trình tự sau:
+ Học sinh phải phát âm đúng, ghi tên địa danh đúng.
+ Hình dung các vị trí địa danh (ở hướng nào, giáp những địa danh nào,...) sau
đó kiểm tra lại bằng quan sát bản đồ hoặc lược đồ.

+ Học sinh phải thấy chính xác vị trí các địa danh trên bản đồ hoặc lược đồ. Để
làm rõ, giáo viên có thể dùng màu sắc, điểm màu, sợi chỉ đỏ,…tôn thêm sự thu
hút của địa danh cần nhớ, thuộc.
+ Điền địa danh vào bản đồ hoặc lược đồ câm.
Ví dụ: thực hiện các trò chơi như du lịch bằng bản đồ hoặc lược đồ, tìm địa
danh ưa thích qua một vòng đất nước, vòng quanh thế giới, nơi có những sự kiện
trọng đại, nơi sắp tổ chức olympic, nơi có các kì quan thế giới…Ví dụ về các
hoạt động này rất nhiều, chẳng hạn: một học sinh hát một bài hát về địa phương,
sau đó yêu cầu các em khác ghi nhớ địa danh trong bài, xác định vị trí trên bản
đồ hoặc lược đồ và kể những đặc trưng đó cho cả lớp nghe, hoặc cho biết danh
sách các kỳ quan thế giới, hãy tìm vị trí của chúng trên bản đồ hoặc lược đồ thế
11


giới; tìm trên bản đồ hoặc lược đồ Hoa Kỳ, Vương quốc Bỉ, nước Pháp, Hà
Lan....
Giờ dạy minh họa cụ thể việc sử dụng bản đồ hoặc lược đồ vào dạy học
Địa lý để tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn ở
trường THCS Quảng Ninh.
TIẾT 57: BÀI 51:
THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU. [5]
I) Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức:
- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Âu trên bản đồ
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản
của châu Âu
2. Kĩ năng
- Sử dụng các bản đồ, lược đồ tự nhiên, khí hậu, châu Âu để hiểu và trình bày
đặc điểm tự nhiên, của châu Âu,
3. Thái độ:

Giúp học sinh có thái độ học tập tích cực, ham hiểu biết có niềm tin vào bản
thân để tìm cách giải thích các hiện tượng sự vật địa lí. Giúp các em vun đắp
tình yêu thiên nhiên, tích cực tham gia bảo vệ môi trường, tôn trọng các giá trị
kinh tế, văn hóa của nhân dân lao động.
4. Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lục chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV:
– Bản đồ tự nhiên Châu âu.
2. Chuẩn bị của HS;
- SGK, vở ghi..
III.Phương pháp dạy học :
- Thải luận, nêu vấn đề, đàm thoại ...
IV. Các tổ chức hoạt động học tập:
1.ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của 5 học sinh.
3. Tiến trình bài học:: (40 phút)
Châu Âu không phải là cái nôi nguyên thuỷ của nền văn minh nhân loại,
nhưng Châu Âu là xứ sở và cội nguồn của sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật. Do
đó hầu hết các quốc gia ở Châu Âu có nền kinh tế phát triển đạt tới trình độ cao
của thế giới. Tìm hiểu tự nhiên Châu Âu là bài mở đầu cho sự tìm hiểu một châu
lục có đặc điểm thiên nhiên và sự khai thác tài nguyên rất hiệu quả của mỗi quốc
gia trong châu lục.
Hoạt động của Gv và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: (20 phút)HĐ cá nhân / cả lớp, 1. Vị trí – địa hình:
a/ Vị trí:
nhóm/ cả lớp:
HĐ cá nhân/ cả lớp:

12


GV yêu cầu học sinh quan sát bản đồ hoặc lược đồ
thế giới và Lược đồ tự nhiên Châu Âu (Hình 51.1
SGK);

[5]
? Hãy xác định các điểm cực Bắc và cực Nam trên
phần đất liền của châu Âu?
? Em có nhận xét gì về hình dạng và diện tích của
châu Âu trên bản đồ ?
- Giáo viên: Giải thích khái quát về Châu Âu.
(Châu Âu là châu lục thuộc lục địa Á –Âu; diện
tích > 10Triệu km2. Dãy U-Ran là ranh giới tự
nhiên ở phía đông ngăn cách Á –Âu....
? Châu Âu nằm trong giới hạn nào? (36 0B ->
710B).
? Tiếp giáp châu nào và đại dương nào?
(3 đại dương: Phía tây: TBD; Phía nam: Địa
Trung Hải; Phía bắc: BBD).
? Dựa vào bản đồ tự nhiên Châu Âu cho biết bờ
biển Châu Âu có những đặc điểm gì khác với các
châu lục đã học?
? Dựa vào bản đồ xác định: Biển Địa Trung Hải,
Măng sơ; Biển Bắc; biển Ban Tích; biển Đen – bán
đảo Xcăngđinavi, Ibêric, Italia.
? GV yêu cầu HS quan sát lược đồ nhận xét chung
về địa hình Châu Âu.


- Diện tích>10 TrKm2.
- Nằm khoảng giữa các
vĩ tuyến 360B và 710B,
chủ yếu trong đới ôn
hòa, có ba mặt giáp
biển và đại dương.
- Phía đông ngăn cách
với Châu Á bởi dãy
Uran

- Bờ biển bị cắt xẻ
mạnh, biển ăn sâu vào
nội địa tạo nhiều bán
đảo.

13


b/ Địa hình:
Địa hình: chủ yếu là
đồng bằng, bờ biển bị
cắt xẻ mạnh, biển lấn
HĐ nhóm/ cả lớp:
sâu vào đất liền, tạo
- GV Chia lớp làm 3 nhóm thảo luận về đặc điểm thành nhiều bán đảo,
địa hình Châu Âu?
vũng vịnh.
+ Nhóm 1: Thảo luận về núi trẻ.
+ Nhóm 2: Thảo luận về đồng bằng.
+ Nhóm 3: Thảo luận về núi già

Đặc
Đồng bằng
Núi già.
Núi già.
điểm
- Trải dài từ tây sang đông - Phía bắc châu - Phía bắc châu lục.
Phân chiếm 2/3 diện tích châu lục. lục.
- Vùng trung tâm.
bố.
- Vùng trung
tâm.
-Hình - Tương đối phẳng.
- Đỉnh tròn, - Đỉnh tròn, thấp,
dạng
thấp,
sườn sườn thoải.
thoải.
- Tên - Đồng bằng: Đông Âu, Pháp - Dãy Uran.
- Dãy Uran.
địa
hạ lưu sông Đanuyp, Bắc Âu. - Xcăng đi na - Xcăng đi na vi.
hình.
vi.
Hoạt động 2:(20 phút)
2. Khí hậu, sông ngòi, thực vật:
a/ Khí hậu:
HĐ cá nhân / cả lớp.
?GV yêu cầu HS quan sát H51.2 sgk
cho biết Châu Âu có các kiểu khí hậu
nào? Em hãy nhận xét về diện tích

các kiểu khí hậu.

[5]
14


(+ Ven biển Tây Âu có khí hậu ôn đới
hải dương.
+ Ven địa trung hải khí hậu Địa Trung
Hải.
+ Trung Tây Âu, phía đông dãy núi
Xcandinavi khí hậu ôn đới lục địa.)
Học sinh trả lời, GV chuẩn xác kiến
thức.
? Giải thích vì sao phía tây Châu Âu
có khí hậu ẩm và mưa nhiều hơn phía
đông?
( Có dòng biển nóng Bắc Đại Tây
Dương – gió Tây Ôn đới đưa hơi ấm,
ẩm vào sâu đất liền
? Dựa vào bản đồ tự nhiên Châu Âu
em hãy cho biết mật độ sông ngòi
Châu Âu?
? Sự phân bố thực vật thay đổi theo
yếu tố nào của tự nhiên?

- Khí hậu: phần lớn diện tích có khí
hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục
địa.
- Nguyên nhân.

.- Phía nam có khí hậu Địa Trung Hải.
- Phía bắc có 1 diện tích nhỏ khí hậu
hàn đới.
- Châu Âu nằm trong vùng hoạt động
của gió tây ôn đới.
- Phía tây có dòng biển nóng Bắc Đại
Tây dương-> phía tây ấm áp mưa
nhiều hơn phái đông.
b/ Sông ngòi:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc,
lượng nước dồi dào.
- Các sông lớn: Đanuýp; Rai nơ, Von
ga.
c/ Thực vật:
- Thảm thực vật thay đổi từ Tây
sang Đông, từ Bắc xuống Nam
theo sự thay đổi của nhiệt độ và
lượng mưa (dẫn chứng).

Vị trí, khu vực

Kiểu khí hậu

- Ven biển Tây Âu.
- Vùng nội địa
- Vùng ven Địa Trung
Hải
- Phiá đông nam Châu
Âu.


ôn đới hải dương.
ôn đới lục địa
Địa Trung Hải
- Cận nhiệt, ôn đới luc địa.

Đặc điểm phân bố
thực vật
- Rừng cây lá rộng,
sổi, dẻ.
- Rừng cây lá kim:
Thông, tùng.
- Rừng cây lá cứng,
bụi gai, thảo nguyên.

V. Tổng kết và hướng dẫn học tập (2 phút)
*.Tổng kết: Trình bày sự phân bố các loại địa hình chính ở Châu Âu? Giải thích
vì sao phía tây Châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông?
*. Hướng dẫn học tập: (3 phút)Học bài và nghiên cứu trước bài 52.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Dưới đây là bảng kết quả sau khi sử dụng bản đồ hoặc lược đồ vào dạy
học Địa lý của tôi ở lớp 7 năm học 2018-2019 đạt đươc như sau:

15


Năm
học

20182019

HKI
20182019
HKII

Kĩ năng xác
định vị trí trên
Sỉ số bản đồ
HS ( lượcđồ)
Tốt

Kĩ năng xác
định vị trí
trên
bản đồ
( lược đồ )
Khá

Kĩ năng xác
định vị trí
trên bản đồ
( lược đồ )
TB

Chưa hiểu
Kĩ năng xác
định vị trí
trên bản đồ
( lược đồ )

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

48

10

21

14

29.0

12

25.0

12


25.0

48

16

33.3

14

29.0

16

33,3

2

4,4

So sánh với kết quả khi chưa thực hiện đề tài tôi nhận thấy: Nhìn chung ở
học kì II tỷ lệ học sinh biết sử dụng thành thạo bản đồ hoặc lược đồ trong học
tập địa lí tăng lên rõ rệt; số học sinh chưa biết sử dụng còn lại rất ít. Do đó, kết
quả học tập của các em ở học kỳ II cũng cao hơn nhiều so với học kỳ I.
- Sử dụng bản đồ hoặc lược đồ thường xuyên trong giờ học, ngay từ những bài
học đầu tiên, luyện tập cho học sinh sử dụng bản đồ hoặc lược đồ tuần tự các
bước, từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó.
- Sử dụng nhiều bản đồ hoặc lược đồ trong một bài học, tiết học, kết hợp với sự
chỉ dẫn cụ thể, tránh rơi vào suy diễn máy móc. Chẳng hạn: nơi màu xanh là

đồng bằng phù xa, nơi màu vàng là núi…
- Không chỉ sử dụng bản đồ hoặc lược đồ trong nghiên cứu bài mới, mà cả trong
ôn tập, kiểm tra, ra bài tập về nhà, bài thực hành, tham quan, ngoại khoá…
- Bản đồ (lược đồ) phải có nội dung phù hợp với bài giảng, tránh khập khiễng.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
Qua quá trình nghiên cứu và thực tế áp dụng phương pháp sử dụng bản đồ
hoặc lược đồ trong dạy học địa lí ở trường THCS Quảng Ninh năm học 2018 –
2019, tôi nhận thấy kết quả học tập bộ môn của học sinh cao hơn rất nhiều so
với những năm học trước khi việc sử dụng bản đồ hoặc lược đồ vào dạy học còn
hạn chế. Qua thực tế tiết dạy trên cá nhân tôi nhận thấy: học sinh nắm bài chắc
hơn, hiểu bài sâu hơn, học sinh có kỹ năng phân tích, kỹ năng tư duy lôgic các
đối tượng Địa lý tốt hơn.
Điều tôi tâm đắc nhất là việc sử dụng bản đồ hoặc lược đồ vào dạy học đã
tạo nên không khí sôi nổi trong học tập. Nhất là nó giúp cho các em có điều kiện
để nêu suy nghĩ của mình, giúp các em tự tin, hiểu biết lẫn nhau cũng từ đó xây
dựng được mối quan hệ giữa thầy và trò trong giờ học.
Sử dụng bản đồ hoặc lược đồ vào dạy học, còn rèn được trí thông minh, sáng
tạo, giúp học sinh ôn luyện, củng cố khắc sâu kiến thức đã học một cách ngẫu
nhiên, tự giác, không mang tính áp đặt, thụ động.
Nếu thực hiện tốt việc sử dụng bản đồ hoặc lược đồ trong các giờ dạy Địa lý
thì sẽ tạo cho giáo viên tự khẳng định mình thông qua việc tự nghiên cứu
phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
16


Qua quá trình áp dụng phương pháp đưa bản đồ hoặc lược đồ vào các tiết dạy
Địa lý ở các khối, lớp cấp THSC, tôi cũng tự rút ra cho mình những kinh nghiệm
hay tiếp tục phát huy để dạy các bài sau là:
Luôn đặt học sinh làm vị trí trung tâm, phải làm cho các em tích cực hóa

trong các hoạt động nhận biết kiến thức mới, tích cực tư duy sáng tạo.
Người giáo viên: Phải tôn trọng các ý kiến của học sinh dù đó là ý kiến sai
hay đúng.
Người giáo viên: Phải sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp
với từng nội dung bài học.
Hệ thống các câu hỏi đặt ra phải phù hợp với các đối tượng học sinh trong
lớp. Làm sao cho các em học sinh từ giỏi khá, trung bình đến các em yếu, kém
vẫn được tham gia đóng góp ý kiến của mình trong việc khai thác kiến thức từ
bản đồ hoặc lược đồ hay trong bài học.
Các thiết bị, đồ dùng dạy học trực quan phải đưa ra đúng lúc, đúng chỗ. Các
tài liệu để phục vụ giảng dạy giáo viên phải biết chắt lọc chọn ra những ý cơ bản
để dễ khắc sâu trí nhớ của học sinh, phát huy tính tích cực học tập của các em.
b. Kiến nghị:
Để bảo quản bản đồ hoặc lược đồ được tốt (vì độ ẩm cao dễ bị bong, rách...)
tôi đề nghị các nhà trường nên có phòng thiết bị khô ráo, thoáng mát, hàng năm
phải mua mới bổ sung, đội ngũ cán bộ thư viện có trình độ chuyên môn sâu hơn
để giúp đỡ giáo viên trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học nói chung và bản đồ
hoặc lược đồ nói riêng. Nhà trường nên đầu tư về cơ sở vật chất để học sinh có
được những tiết thực địa, tham quan, ngoại khoá để học sinh được hiểu biết sâu
và rộng hơn, từ đó thêm yêu thích môn học.
Đề tài sẽ không tránh khỏi khiếm khuyết. Tôi rất mong được các cấp lãnh
đạo chuyên môn, đồng nghiệp xa gần góp ý bổ sung để đề tài nghiên cứu của tôi
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Quảng Xương, ngày 18 tháng 04 năm 2019.
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.


Bùi Tuấn Việt

Lê Thị Thu Hằng

MỤC LỤC
17


Trang
1. Mở đầu.......................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài......................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu...............................................................2
1.3.Đối tượng nghiên cứu...............................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.................................................2
2.1 .Cơ sở lí luận............................................. ................................2
2.2. Thực trạng.................................................................................2
2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề....................................2
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.......................................13
3. Kết luận và kiến nghị...................................................................14
3.1.Kếtluận......................................................................................14
3.2. Kiến nghị…………………………………………………..…15

Tài liệu tham khảo
1. Luật Giáo dục
18


2. Đổi mới phương pháp dạy học

3. Mạng Internet.
4. Át lát Địa Lí Việt Nam.
5. SGK Địa Lí lớp 7 - NXBGD.

Trích dẫn danh mục tài liệu tham khảo
[1] - Điều 4, điều 8 Luật Giáo dục
[2] - Đổi mới phương pháp dạy học
[3] - Lược đồ tìm kiếm từ mạng Internet
[4] - Át lát Địa Lí Việt Nam.
[5] - SGK Địa Lí lớp 7 - NXBGD - SGK GDCD lớp 7 - NXBGD.

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
19


Họ và tên tác giả: Lê Thị Thu Hằng
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên, trường THCS Quảng Ninh

TT
1.

Tên đề tài SKKN
Kĩ năng sử dụng sách giáo

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp

huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc
C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Huyện

C

2009- 2010

Huyện

B

2011- 2012

Huyện

B

2015- 2016


khoa trong dạy học địa lí để
2.

nâng cao chất lượng dạy học
Vận dụng ca dao tục ngữ vào
dạy bài Khí hậu Việt Nam

3.

Hướng dẫn Học sinh đọc, vẽ
biểu đồ đường- cột kết hợp ở
chương trình Địa Lí THCS

20


21



×