Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

PHÂN TÍCH mối LIÊN QUAN về rối LOẠN CHỨC NĂNG cơ TRÒN TRÊN BỆNH NHÂN PARKINSON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.89 KB, 60 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
******

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

PHÂN TÍCH MỐI LIÊN QUAN VỀ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG CƠ
TRÒN TRÊN BỆNH NHÂN PARKINSON

Chủ nhiệm đề tài: TS.BS NGUYỄN VĂN HƯỚNG

Hà Nội - 01/2018


DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA NGHIÊN CỨU
1. Bác sỹ Trần Thị Hậu


CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
CLCS

: Chất lượng cuộc sống

PD

: Bệnh Parkinson

PET

: Chụp cắt lớp phát điện tử dương.



RLCT

: Rối loạn cơ tròn

SPECT

: Chụp cắt lớp phát photon đơn.

UKPDSBB

: Ngân hàng não Hội Parkinson Vương quốc Anh


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................................1
Chương 1................................................................................................................................................3
TỔNG QUAN...........................................................................................................................................3
1.1.ĐẠI CƯƠNG VỀ PARKINSON........................................................................................................3
1.1.1.Lịch sử parkinson..................................................................................................................3
1.1.2.Dịch tễ học parkinson...........................................................................................................3
1.1.3.Tình hình nghiên cứu các triệu chứng rối loạn tiểu tiện của pd trên thế giới....................3
1.2.TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG PARKINSON.......................................................................................4
1.3.TIÊU CHUẨN CHUẨN ĐOÁN BỆNH PARKINSON........................................................................11
Chương 2..............................................................................................................................................14
ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................14
2.1ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................................................................................14
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn..........................................................................................................14
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ............................................................................................................14
2.1.3. Cỡ mẫu...............................................................................................................................14

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................................14
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................................14
2.2.2. Quy trình thu thập thông tin.............................................................................................14
2.2.2.1. Khai thác các yếu tố dịch tễ........................................................................................15
2.2.2.2. Khai thác bệnh sử.......................................................................................................15
2.2.2.3. Khai thác tiền sử.........................................................................................................15
2.2.2.4. Khám lâm sàng............................................................................................................15
2.2.2.5. Xét nghiệm cận lâm sàng............................................................................................16
2.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU..........................................................................................17
2.4. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU...................................................................................................17
2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU...............................................................................................17
Chương 3..............................................................................................................................................19
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................................................................................19
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU....................................................19
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới................................................................................19
3.1.2. Đặc điểm giai đoạn bệnh...................................................................................................20


3.1.3. Đặc điểm số năm bệnh......................................................................................................20
3.1.4. Rối loạn cơ tròn trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu.........................................................21
3.1.5. Đặc điểm mức độ nặng của triệu chứng rối loạn cơ tròn................................................21
3.1.6. Đặc điểm chất lượng cuộc sông của nhóm bệnh nhân nghiên cứu................................22
3.2. LIÊN QUAN GIỮA TUỔI, GIỚI, SỐ NĂM BỊ BỆNH, GIAI ĐOẠN BỆNH VỚI RỐI LOẠN CƠ TRÒN.
.................................................................................................................................................22
3.2.1. Liên hệ giữa tuổi và rối loạn cơ tròn.................................................................................22
3.2.2. Liên quan giữa giới và rối loạn cơ tròn.............................................................................26
3.2.3. Liên quan giữa số năm mắc bệnh và rối loạn cơ tròn......................................................28
3.2.4. Liên quan giữa giai đoạn bệnh và rối loạn cơ tròn...........................................................32
3.2.5. Liên quan giữa chất lượng cuộc sống với mức độ bệnh..................................................35
Chương 4..............................................................................................................................................36

BÀN LUẬN.............................................................................................................................................36
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU.................................................................36
4.1.1. Đặc điểm tuổi và giới.........................................................................................................36
4.1.2. Đặc điểm giai đoạn bệnh...................................................................................................36
4.1.3. Đặc điểm thời gian bị bệnh...............................................................................................36
4.2. ĐẶC ĐIỂM RLCT TRÊN NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU.......................................................37
4.2.1. Đặc điểm triệu chứng RLCT...............................................................................................37
4.2.2. Đặc điểm mức độ nặng rlct trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu......................................37
4.3. ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU.....................37
4.4.1. Liên quan giữa tuổi với rlct...............................................................................................38
4.4.2. Liên quan giữa giới với rlct................................................................................................38
4.4.3. Liên quan giữa số năm bệnh với rlct.................................................................................38
4.4.4. Liên quan giữa giai đoạn bệnh và rlct...............................................................................39
4.5. LIÊN QUAN GIỮA CLCS MỨC ĐỘ NẶNG CỦA TRIỆU CHỨNG RLCT..........................................39
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................40
KHUYẾN NGHỊ.......................................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................................1

DANH MỤC BẢNG


Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới..................................................................................19
Bảng 3.2: Liên quan giữa tuổi với triệu chứng tiểu không hết...........................................................22
Bảng 3.3: Liên quan giữa triệu chứng tiểu cách 2h với tuổi...............................................................23
Bảng 3.4: Liên quan giữa triệu chứng tiểu gián đoạn với tuổi...........................................................24
Bảng 3.5: Liên quan giữa triệu chứng tiểu đêm và tuổi.....................................................................24
Bảng 3.6: Liên quan giữa triệu chứng tiểu yếu và tuổi.......................................................................24
Bảng 3.7: Liên quan giữa triệu chứng tiểu phải rặn và tuổi...............................................................25
Bảng 3.8: Liên quan giữa triệu chứng khó nhịn tiểu và tuổi...............................................................25
Bảng 3.9: Liên quan giữa triệu chứng tiểu không hết và giới.............................................................26

Bảng 3.10: Liên quan giữa triệu chứng tiểu cách 2 giờ và giới...........................................................26
Bảng 3.11: Liên quan giữa triệu chứng tiểu gián đoạn và giới...........................................................27
Bảng 3.12: Liên quan giữa triệu chứng tiểu đêm và giới....................................................................27
Bảng 3.13: Liên quan giữa triệu chứng tiểu yếu và giới.....................................................................27
Bảng 3.14: Liên quan giữa triệu chứng tiểu phải rặn và giới..............................................................28
Bảng 3.15: Liên quan giữa triệu chứng khó nhịn tiểu và giới.............................................................28
Bảng 3.16: Liên quan giữa triệu chứng tiểu không hết và số năm mắc bệnh....................................29
Bảng 3.17: Liên quan giữa triệu chứng tiểu cách 2 giờ và số năm mắc bệnh....................................29
Bảng 3.18: Liên quan giữa triệu chứng tiểu gián đoạn và số năm mắc bệnh....................................29
Bảng 3.19: Liên quan giữa triệu chứng tiểu đêm và số năm mắc bệnh.............................................30
Bảng 3.20: Liên quan giữa triệu chứng tiểu yếu và số năm mắc bệnh..............................................30
Bảng 3.21: Liên quan giữa triệu chứng tiểu phải rặn và số năm mắc bệnh.......................................31
Bảng 3.22: Liên quan giữa triệu chứng khó nhịn tiểu và số năm mắc bệnh......................................31
Bảng 3.23: Liên quan giữa triệu chứng tiểu không hết và các giai đoạn bệnh..................................32
Bảng 3.24: Liên quan giữa triệu chứng tiểu cách 2 giờ và các giai đoạn bệnh..................................32
Bảng 3.25: Liên quan giữa triệu chứng tiểu gián đoạn và các giai đoạn bệnh..................................33
Bảng 3.26: Liên quan giữa triệu chứng tiểu đêm và các giai đoạn bệnh...........................................33
Bảng 3.27: Liên quan giữa triệu chứng tiểu yếu và các giai đoạn bệnh.............................................34
Bảng 3.28: Liên quan giữa triệu chứng tiểu yếu và các giai đoạn bệnh.............................................34
Bảng 3.29: Liên quan giữa triệu chứng khó nhịn tiểu và các giai đoạn bệnh....................................35
Bảng 3.30: Liên quan giữa chất lượng sống và mức độ bệnh............................................................35


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Đặc điểm giai đoạn bệnh................................................................................................20
Biểu đồ 3.2: Đặc điểm thời gian bị bệnh.............................................................................................20
Biểu đồ 3.3: Đặc điểm rối loạn cơ tròn trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu.......................................21
Biểu đồ 3.4: Mức độ nặng của triệu chứng rối loạn cơ tròn trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu......21
Biểu đồ 3.5: Đặc điểm chất lượng cuôc sống trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu.............................22



ĐẶT VẤN ĐỀ

Số lượng người cao tuổi ở Việt Nam và trên thế giới đang tăng lên nhanh
chóng nhờ sự tiến bộ của y học và các ngành khoa học khác. Tại Việt Nam, năm
2009 theo tổng điều tra dân số là 7,72 triệu người chiếm 9,0% dân số. Xu hướng
già hóa đang đặt nhân loại trước những thách thức vô cùng to lớn, đặc biệt gia
tăng các căn bệnh có liên quan đến lão hóa và thoái hóa thần kinh.
Bệnh Parkinson là một bệnh thoái hóa thần kinh hay gặp ở người cao tuổi.
Tỉ lệ mắcbệnh tăng theo hàm số mũ ở những người trên 50 tuổi và chiếm tỉ lệ
1,5% đối với người trên 65 tuổi. Bệnh ít gặp ở những người dưới 30
tuổi.Bệnh có thể gặp ở tất cả các nước, các dân tộc và các tầng lớp xã
hội.Bệnh do tổn thương các tế bào của liềm đen. Những tổn thương này gây
nên các rối loạn đăc trưng cho bệnh Parkinson như giảm động, co cứng, run
khi nghỉ ngơi và tư thế không ổn định. Bên cạnh các triệu chứng vận động,
bệnh nhân Parkinson có thể bị nhiều các rối loạn ngoài vận động như suy
giảm chức năng nhận thức, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn tiểu tiện . . .
Rối loạn tiểu tiện là triệu chứng thường gặp trong bệnh Parkinson. Khi có
biểu hiện rối loạn cơ tròn bệnh nhân có triệu chứng rối loạn ở các mức độ
khác nhau tùy từng bệnh nhân: Tiểu khó, bí tiểu, tiểu tự động, tiểu vãi . . .
Những triệu chứng này làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
Parkinson. Phát hiện và điều trị kịp thời các rối loạn này sẽ giúp cải thiện tiến
triển bệnh và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Do đó, vấn đề này luôn
thu hút sự quan tâm của các bác sỹ cũng như người nhà bệnh nhân. Trên thế
giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các triệu chứng rối loạn tiểu tiện
của bệnh nhân Parkinson. Kết quả của những nghiên cứu này đã góp phần cải
thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Parkinson.

1



Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài " Phân tích mối liên
quan về rối loạn chức năng cơ tròn trên bệnh nhân Parkinson" với 2 mục tiêu
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và phân tích mối liên quan triệu chứng rối
loạn chức năng cơ tròn (tiểu tiện) trên bệnh nhân Parkinson.
2. Ảnh hưởng của rối loạn cơ tròn (tiểu tiện) đối với chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân Parkinson.

2


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ PARKINSON
1.1.1. Lịch sử parkinson
- Năm 1817, James Parkinson là người đầu tiên mô tả bệnh với các triệu
chứng run chân tay, cứng, vận động khó khan. Ông gọi bệnh này là liệt rung
(Shaking palsy).
- Năm 1886, Charcot xác định đây không phải là bệnh liệt mà là một
bệnh của tuổi già và đề xuất gọi tên bệnh là Parkinson.
- Năm 1912, Lewy đã mô tả các thể vùi trong bào tương của tế bào thần
kinh ở bệnh nhân Parkinson.
1.1.2. Dịch tễ học parkinson
Là một nhóm bệnh được xếp vào nhóm thoái hóa thần kinh, bệnh
Parkinson chiếm tỉ lệ 1/1000 ở các quốc gia châu Âu. Tỉ lệ này tăng lên theo
hàm số mũ ở những người trên 50 tuổi và chiếm 1,5% đối với những người
trên 65 tuổi. Cũng tương tự tại Bắc Mỹ có khoảng 1 triệu bệnh nhân bị
mắcParkinson và ở những người trên 65 tỉ lệ bị mắcloại bệnh này chiếm
khoảng 1%. Bệnh ít gặp ở người dưới 30 tuổi.Không có sự khác biệt về tỉ lệ
không mắcgiữa nam và nữ.Bệnh có thể gặp ở tất cả các nước các dân tộc và

tầng lớp xã hội và tỉ lệ mắcở những nước được điều tra đều cho kết quả tương
tự nhau.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu các triệu chứng rối loạn tiểu tiện của pd trên
thế giới.
- Năm 2006, Kristian Winge và cộng sự[21] “Nghiên cứu mức độ phổ
biến của rối loạn chức năng bàng quang ở bệnh nhân Parkinson” nhận thấy
không có sự khác biệt giữa nhóm tuổi hay thời gian bị bệnh ở những bệnh
nhân có hay không có triệu chứng ở đường tiết niệu dưới. Triệu chứng thường

3


gặp nhất là tiểu đêm (IPSS : 86%), tiếp theo là tiểu nhiều lần (IPSS : 71%) và
tiểu khẩn cấp (IPSS : 68%).
- Năm 2010, David A . Gallagher và cộng sự [32] nghiên cứu “Tìm hiểu
triệu chứng ngoài vận động quan trọng nhất của bệnh Parkinson” và nhận thấy
các triệu chứng tiểu đêm (62%) hay gặp nhất, tiếp đến là buồn tiểu khẩn cấp.
- Năm 2011, Alberto Raggi và cộng sự nghiên cứu ‘’ảnh hưởng của triệu
chứng ngoài vận động đối với sự tàn tật của bệnh nhân Parkinson’’ nhận thấy
phổ biến nhất là các triệu chứng tiểu đêm (61,5%).
1.2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG PARKINSON
Giai đoạn đầu các triệu chứng lâm sang kín đáo, khi bệnh đã biểu hiện rõ,
người ta có thể thấy các triệu chứng sau :
a.
Run khi nghỉ.
- Run khi nghỉ xuất hiện khi các cơ ở trạng thái nghỉ ngơi nhất định. Dấu
hiệu này biến mất khi vận đông chủ động, khi ngủ hoạc khi cơ ở trạng thái thư
giãn hoàn toàn. Run Parkinson có đặc điểm đều đặn 4 chu kỳ/giây. Trên điện
cơ đồ thấy các hình ảnh phóng lực co cơ liên tiếp, xem kẽ nhau của các nhóm
cơ chủ vận và đối vận. Run khi nghỉ thường xuất hiện ở các ngón tay, đặc biệt

các cơ gấp và duỗi ngón cái gây ra động tác như “vê thuốc lào”. Run có thể
còn gặp ở chi dưới, các cơ quanh miệng và đôi khi run cả đầu.
- Bên cạnh run chậm 4 chu kỳ/giây, Lance và cộng sự còn mô tả một
hình thái run 7-8 chu kỳ/giây, không đều đặn, xuất hiện khi duỗi các cơ bàn
tay và ngón tay. Trên điện cơ đồ, đôi khi thấy các phóng lực co cơ không xen
kẽ nhau. Loại run này tồn tại cả khi vận động chủ động và biến mất khi thư
giãn cơ.

b.

Bất động.
- Bất động là triệu chứng cơ bản và xuất hiện ở người bị PD. Các động

tác khởi đầu chậm chạp, bất thường: giảm tốc độ thực hiện động tác
(bradykinesia) và giảm biên độ của động tác (hypokinesia) làm các động tác

4


trở nên nghèo nàn. Hiện tượng bất động thấy rõ ở chi trên. Người bệnh thực
hiện các động tác chóng mệt và nhiều khi dừng lại ngay trong khi đang cử
động. Bất động có thể thấy ở trong tất cả các loại hình vận động như: dáng đi,
nét mặt, lời nói.
- Tại các cơ mắt: ít nháy mắt, giảm biểu hiện nét mặt tạo cho người bệnh
có một bộ mặt lạnh lung, vô cảm và không biểu lộ tình cảm.
- Vận động chủ động cũng tham gia vào bệnh cảnh lâm sàng của PD:
khởi đầu động tác khó khăn tạo cảm giác người bệnh như tiết kiệm các động
tác vốn đã rất hiếm hoi, chậm chạp. Khi triệu chứng rõ ở một bên, hiện tượng
bất động này biểu hiện giống một trường hợp bại nửa người. Không thấy
giảm cơ lực. Ngược lại, người bệnh thấy rất khó khăn trong khi thực hiện các

động tác liên tiếp (như chơi đàn piano, nghiệm pháp lật sấp bàn tay liên tiếp…).
Nếu làm lâu, các động tác này sẽ chậm dần và dừng hẳn lại. Hiện tượng này lúc
đầu biểu hiện bằng chữ viết nhỏ lại (micrographie), về sau giọng nói cũng yếu
đi, đơn điệu, nhanh dần và ngắt quãng và trở nên khó nghe.
Đôi khi, do xúc động, người bệnh có thể thoát khỏi tình trạng bất động
gọi là vận động nghịch thường (kinésieparadoxale).Hiện tượng này nói lên
các chứng năng vận động trong PD hoàn toàn bình thường, nhưng cần phải có
các kích thích hướng tâm với cường độ và bản chất khác thường mới có thể
làm hệ thống này hoạt động được.
c.

Tăng trương lực cơ.
- Tăng trường lực cơ ở người Parkinson có đặc tính mềm dẻo và gây ra

tư thế gấp. Đặc điểm dấu hiệu ”cứng” này là trong suốt quá trình căng cơ thụ
động hoặc vận động một khớp, người khám luôn nhận cảm thấy có một lực đề
kháng tương đương. Khi được để tay ở một vị trí mới, người bệnh có xu
hướng giữ nguyên và tay kém đung đưa. Miêu tả đặc tính “dễ uốn” này, người
ta dung hình tượng “cứng kiểu ống chì” để phân biệt với cứng “chun giãn”
của tăng trường lực do tổn thương hệ thống bó thấp. Khi vân động thụ động,
dấu hiệu cứng thường kèm dấu hiệu “bánh xe răng cưa”: khi làm động tác thụ
5


động duỗi cẳng tay hạc cẳng chân bệnh nhân, thầy thuốc cảm thấy hiện tượng
duỗi xảy ra từng nấc chứ không liên tục
d.
Tư thế gấp.
- Tư thế gấp do tăng phản xạ tư thế quá mức là hiện tượng tăng trường
cơ thuộc nhóm cơ gấp chiếm ưu thế tạo nên dáng của người PD. Lúc đầu gấp

ở khuỷu tay. Giai đoạn sau, chi dưới gấp ít hơn. Người bệnh như bị đông cứng
trong tư thế này trong khi hoạt động. Đặc biệt trong khi đi, người bệnh đi
chuyển như một khối, không mềm mại bước nhỏ với khuynh hướng tăng dần
tốc độ như chạy. Trong khi nằm, tư thế gấp tạo ra dấu hiệu “gối đầu”: nâng
đầu người bệnh rồi thả đột ngột, đầu người bệnh hạ xuống giường rất từ từ.
Hiện tượng bất thường về tư thế xảy ra song song với các rối loạn chỉnh thế
làm bệnh nhân đứng không vững: đẩy nhẹ, nâng đầu hoạc động tác ngước
nhìn lên cũng đủ làm người bệnh ngã ngửa ra sau. Người bị PD khi bị đẩy nhẹ
từ trước ra sau, không thấy hiến tượng các ngón chân nâng lên như ở người
bình thường do bàn chân và các ngón chân cọn bị dính chặt xuống đất. Dấu
hiệu này cho thấy rõ ở các trường hợp bị Parkinson một bên.
Cùng với loạn trương cơ ở trục cơ thể, đôi khi còn thấy các hiện tượng
loạn trường lực ở ngọn chi: các chi trên thấy gấp các khớp bàn ngón, duỗi
mạnh các khớp ngón, khép ngón cái. Ở chi dưới đôi khi thấy dấu hiệu “vuốt
chim” khi đứng và gây khó khăn trong khi đi.
Ở giai đoạn muộn, người bệnh có dấu hiệu “đông cứng”(freezing): chức
năng vận động bị “nghẽn” lại, chân như bị dính chặt xuống mặt đất. Đặc biệt
khi mới ngồi dậy hoạc bắt đầu đi, người bệnh rất khó bước, chân như dậm tại
chỗ, ngập ngừng khi làm các động tác.Cũng có khi đi, quá trình di chuyển bị
dừng lại đột ngột. Hiện tượng đông cứng còn thể hiện ở các hoạt động khác
trong sinh hoạt hằng ngày: khi viết nhanh sẽ bị cứng, buộc người viết phải
chậm hay nghỉ từng đợt.
Ngã.

6


- Ngã là hậu quả của rối loạn tiền đình, rối loạn điều phối (thất điều) các
cơ trục thân thể và rối loạn chỉnh thế gặp ở 38% các trường hợp PD giai đoạn
muộn (Koller, 1989). Thường triệu trứng này xuất hiện khi đã có các dấu hiệu

cứng, bất động và không liên quan gì đến hạ huyết áp tư thế cũng như rối loạn
nhận thức
a. Rối loạn cơ tròn- Bàng quang.
Đây là dấu hiệu thường gặp trong PD. Do loại bệnh lý này xảy ra ở lứa
tuổi có thể mắc nhiều bệnh khác (u tiền liệt tuyến, thiếu hormone sinh dục)
cũng gây ra rối loạn cơ tròn, nên vấn đề chuẩn đoán giữa một tác nhân cơ giới
với một nguyên nhân có nguồn gốc thần kinh là rất cần thiết. Việc chuẩn đoán
dựa trên các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng, đặc biệt là thăm dò sinh lý
thần kinh.
Triệu chứng lâm sàng rất đa dạng. Khởi đầu thường kín đáo, dấu hiệu hay
gặp là mót đái, đái són do không nhịn được, đái nhiều và đái dầm về ban đêm.
Cơ chế của các dấu hiệu này là tổn thương hệ thống ức chế, gây giải phóng
quá sớm phản xạ đi tiểu.Khi đái khó, gây giải phóng quá sớm phản xạ đi tiểu.
Khi đái khó, người bệnh phải ấn tay lên bụng dưới để đẩy nốt nước tiểu ra
ngoài. Có thể gặp bí đái mạn tính. Nguyên nhân của dấu hiệu này là do giảm
co thắt bàng quang (tình trạng “bất động” cơ bàng quang) hoặc tăng trường
lực cơ tròn trong khung cảnh loạn đồng vận cơ tròn bàng quan gây ra việc thắt
cơ vận niệu đạo không phù hợp với mở cơ thắt bàng quang.
Trên thưc tế, rất khó có thể chuẩn đoán chính xác nguyên nhân rối loạn cơ
tròn nếu chỉ đơn thuần dựa trên thăm khám lâm sàng. Để thăm dò chức năng
cơ tròn, hiện nay người ta hay sử dụng hai phương pháp: thăm dò niệu đạo
động học và thăm dò điện sinh lý vùng đáy chậu.
Thăm dò niệu động học: cho phép không những đánh giá chính xác cơ
chế bệnh sinh của các triệu chứng mà còn cung cấp những thông tin giúp phân
biệt tổn thương do nguyên nhân thần kinh hay bệnh lý đường tiết niệu.

7


Phương pháp đo áp lực bàng quang cho phép nghiên cứu áp lực bên trong

bàng quang khi bị đổ đầy dần bằng hơi hoặc nước. Bình thường, cơ bàng
quang nhận cảm tốt với áp lực tăng dần và điều hòa việc đi tiểu theo nhu cầu.
Khi cơ bàng quang co thắt ngay cả khi áp lực trong bàng quang còn thấp (dưới
200ml) và áp lực này vượt trên 15cm nước thì người ta nói có tăng hoạt tính của
của cơ bàng quang biểu hiện của giải phóng phản xạ đi tiểu. Tăng hoạt tính của
cơ bàng quang nói lên có tổn thương trung ương gây mất ức chế cung phản xạ
nguyên thủy vùng tủy cùng hoặc do rối loạn chức năng thần kinh tự quản gây
mất thăng bằng giữa hai hệ thần kinh giao cảm-phó giao cảm.
Phương pháp đo áp lực niệu đạo (đo áp lực đoạn từ bàng quang đến lỗ
niệu đạo) có thể thấy biểu hiện tăng áp lực (tăng trương lực cơ niệu đạo) hoặc
giảm áp lực (giảm trương lực cơ niệu đạo hoặhc thiểu năng cơ tròn bàng
quang). Cả hai hiện tượng bệnh lý này đều có thể gặp ở bệnh nhân Parkinson.
Phương pháp đo lưu lượng nước tiểu cho phép đánh giá khách quan và có
tính chất định lượng lưu lượng nước tiểu và cực đại. Bản chất của biểu đồ
đường ghi lưu lượng nước tiểu (cong hình chuông úp) ghi được là sự tác động
giữa sức đẩy của cơ bàng quang và sức cản của các cơ tròn (lưu lượng cực
đại: 12 ml/giây). Trong trường hợp tắc dưới cổ bàng quang, do lượng nước
tiểu tống ra khó khăn nên đồ thị là một hình chuông dẹt, do kéo dài thời gian
đi tiểu. Hiện tượng này cũng có thể gặp ở trường hợp bất động cơ bàng quang
ở người Parkinson.

Thăm dò điện sinh lý thần kinh vùng đáy chậu
Bằng phương pháp ghi điện cơ đồ (điện cực kim) các cơ vùng đáy chậu,
người ta có thể thấy được các hình ảnh bất thường (hình ảnh điện thế thoái
hóa thần kinh) ở các bệnh lý thần kinh ngoại biên và bệnh teo đa hệ thống.
Trong khi đó, không thấy các dấu hiệu này ở PD. Tương tự, bất thường phát

8



xạ hành hang (kéo dài thời gian tiềm tàng của phản xạ) cũng hay thấy ở bệnh
thần kinh ngoại biên và teo đa hệ thống, trong khi đó lại không biến đổi ở PD.
Ghi điện thế gợi cảm giác của dây thần kinh thẹn trong thường thấy biến
đổi trong trường hợp rối loạn chức năng bàng quang ở PD. Ngoài ra điện thế
gợi giao cảm da cũng hay cho hình ảnh bất thường ở những bệnh nhân này.
b. Các triệu chứng phối hợp.
- Trầm cảm: đây là một dấu hiệu thường gặp trong PD. Có tác giả đề
nghị còn gọi là dấu hiệu đặc trưng thứ tư sau run, tăng trương lực cơ và mất
động. Tỉ lệ trầm cảm đưa ra khoảng từ 10 đến 70%. Trầm cảm trong PD
không có nhiều điểm khác trầm cảm nguyên phát. Đa số các tác giả cho thấy
giai đoạn của PD có liên quan đến mức độ trầm cảm. Còn Brown và cộng sự
thấy tỉ lệ tăng ở giai đoạn I,II,IV nhưng lại giảm ở giai đoạn III của PD.
- Ảo giác: đây là một biểu hiện khả năng đặc trưng của bệnh. Người
bệnh thường gặp ảo giác thoáng qua về người thân các đồ vật , các con vật
trong gia đình, ít có những ảo giác phức tạp mang màu sắc.
- Cơn lú lẫn cấp: Bệnh nhân mất định hướng không gian, thời gian về
bản thân đột ngột kéo dài một vài giờ cho đến một vài ngày. Nguyên nhân của
hiện tượng này có thể do thay đổi về điều trị, kiệt nước, gây mê toàn thân
hoặc thậm chí không có lí do nào. Trạng thái lú lẫn cấp này là một biểu hiện
thường gặp khởi đầu của suy giảm nhận thức.
- Suy giảm nhận thức: Suy giảm nhận thức chiếm 1/3 số PD. Theo thời
gian tiến triển của bệnh, mức độ sa sút có thể khác nhau. Biểu hiện này tiến
triển từ từ, đôi khi tái diễn với cơn lú lẫn cấp. Suy giảm nhận thức trong PD
không có biểu hiện mất ngôn ngữ- mất sử dụng động tác-mất nhận thức. Tiến
triển của sa sút kéo dài nhiều năm nên trong những năm đầu tiên người bệnh
có thể hoàn toàn điều trị ở nhà.
- Tăng tiết nước bọt: Đây là triệu chứng gây khó chịu rất nhiều cho bệnh
nhân, do rối loạn thực vật, do hiên tượng bất động, đầu bệnh nhân cố định và
khó cử động nên nước bọt tiết ra khó được bệnh nhân nuốt.


9


- Rối loạn nuốt: Logement khi nghiên cứu bằng nội soi ống mềm thực
quản và quan sát sự đi xuống của thức ăn, nhận thấy rối loạn nuốt chiếm 95%
bệnh nhân. Theo một số tác giả khác, tỉ lệ này chiếm 15 đến 25% bệnh nhân
và có thể là dấu hiệu khởi đầu của bệnh. Tỷ lệ rối loạn nuốt rất khác nhau dựa
vào mức độ phàn nàn của người bệnh và mức độ trầm trọng gây ảnh hưởng
đến sinh hoạt, ăn uống của bệnh nhân. Biến chứng về rối loạn nuốt ít gặp
nhưng khi xảy ra thường là biến chứng nguy hiểm như viêm phổi. Đây là
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho người bệnh.
- Táo bón : Biểu hiện khá thường gặp, gây rối loạn chuyển hóa của thuốc
và khó chịu cho người bệnh
- Phù : Đôi khi bệnh nhân xuất hiện phù ở hai chân, rất hiếm các trường
hợp phù ở tứ chi. Biểu hiện phù thường kèm theo rối loạn vận mạch và biểu
hiện tím tái kèm theo. Biểu hiện phù rất rõ rệt, khi bệnh nhân ngồi lâu, đặc
biệt ở người cao tuổi, do giảm vận động và tập luyện.
- Rối loạn điều hòa thân nhiệt : Nhiệt độ trong cơ thể người bệnh hoàn
toàn bình thường. Tuy nhiên, người bệnh phàn nàn về những giai đoạn như vã
mồ hôi và có cảm giác rất sợ nóng. Biểu hiện này thường gặp trong suốt quá
trình điều trị, đặc biệt trong giai đoạn mất động cuối liều. Thuốc điều trị một
số tác giả miêu tả cảm giác lạnh ở chân. Việc điều trị bằng thuốc đồng vận
dopamine làm hạ nhiệt độ cơ thể.
- Gầy sút : Bệnh nhân gầy sút khá nhiều, có thể 5-10 kg trong vài tháng.
- Hạ huyết áp tư thế đứng : Khoảng 50% PD có biểu hiện hạ huyết áp tư
thế đứng, biểu hiện bằng hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, một số ít có ngã, đặc
biệt khi nằm và ngồi dậy đột ngột.
- Ngã: Thường ở giai đoạn cuối của PD, do rối loạn tiền đình, rối loạn
điều phối và rối loạn tư thế. Ngã thường gặp khi người bệnh có biểu hiện
cứng, bất động nhiều. Ngã có thể làm cho bệnh nhân bị gãy, xương nằm liệt

giường.

10


- Rối loạn giấc ngủ: Làm cho người bệnh lo lắng, khoảng 95% số người
Parkinson có biểu hiện này, thường thoáng qua từng đợt, ít gây rối loạn nặng
nề cho cuộc sống.
- Rối loạn tình dục: Bản thân bệnh Parkinson có sự giảm khoái cảm
trong sinh hoạt tình dục. Giảm nhu cầu tình dục ở nam giới có tỉ lệ tới 60%.
Nữ giới có hiện tượng co thắt quanh âm đạo gây đau làm ảnh hưởng đến quan
hệ tình dục.
1.3. TIÊU CHUẨN CHUẨN ĐOÁN BỆNH PARKINSON.
Hiện nay, tiêu chuẩn hay được áp dụng để chẩn đoán và nghiên cứu bệnh
Parkinson là tiêu chuẩn của Ngân hàng não Hội Parkinson Vương quốc Anh
(UKPDSBB/ United Kingdom Parkinson’s Disease Society Brain Bank).
Bước 1: Chẩn đoán hội chứng Parkinson
-

Giảm động và ít nhất có một trong các dấu hiệu sau:
Cứng cơ
Run khi nghỉ 4-6 hz.
Mất ổn định tư thế không phải do tổn thương tiền đình, tiểu não, cảm
giác sâu hoặc thị giác.

Bước 2 : Các tiêu chuẩn loại trừ bệnh Parkinson.
-

Tai biến mạch máu não nhiều đợt kèm theo triệu chứng giống bệnh


-

PD tăng dần kiểu bậc thang
Chấn thương sọ não nhiều lần
Tiền sử viêm não đã được chẩn đoán.
Có các cơn quay mắt.
Các triệu chứng xuất hiện khi đang điều trị bằng thuốc an thần kinh.
Nhiều người trong gia đình cũng mắcbệnh.
Bệnh có lúc thuyên giảm kéo dài.

Sau ba năm tiến triển các triệu chứng vẫn cố định ở một bên
-

Liệt trên nhân chức năng nhìn.
Có các dấu hiệu tiểu não.
Rối loạn thần kinh tự chủ sớm và nặng nề.

11


-

Sa sút trí tuệ sớm và nặng kèm theo các rối loạn trí nhớ , ngôn ngữ, lời

-

nói, điều phối.
Có dấu hiệu Babinsky.
Có hình ảnh u não, hoặc tràn dịnh não thể lưu thông trên phim chụp


-

cắt lớp vi tính sọ não.
Không đáp ứng với liều cao của Levodopa ( nếu đã loại trừ hội chứng

-

kém hấp thu thuốc) .
Tiếp xúc với chất MTTP.

Bước 3 : Các tiêu chuẩn hỗ trợ chẩn đoán bệnh Parkinson
Bệnh nhân có ít nhất ba trong số các tiêu chuẩn sau :
-

Khởi đầu ở một bên cơ thể.
Run khi nghỉ.
Tiến triển từ từ.
Mất cân xứng kéo dài với triệu chứng nặng hơn ở bên khởi phát bệnh.
Đáp ứng tốt với Levodopa (70-90%).
Loạn động nặng kiểu múa vờn do dùng Levodopa.
Đáp ứng với Levodopa ít nhất năm năm.
Bệnh cảnh lâm sàng kéo dài ít nhất mười năm.

Phân loại giai đoạn bệnh
Các giai đoạn bệnh Parkinson theo thang điểm Hoehn và Yahr
Giai đoạn 0
Giai đoạn 1
Giai đoạn 1 .5
Giai đoạn 2


Không có triệu chứng bệnh
Biếu hiện tổn thương một bên
Thương tổn một bên, kèm theo lệch trục
Thương tổn cả hai bên nhưng chưa có rối loạn

Giai đoạn 2. 5

thăng bằng
Thương tổn cả hai bên mức độ nhẹ , vẫn có thể tự

Giai đoạn 3

lấy lại thăng bằng trong nghiệm pháp đẩy
Tổn thương hai bên, từ nhẹ đến vừa, có một vài rối

Giai đoạn 4

loạn tư thế dáng bộ, sinh hoạt vẫn bình thường
Bị tàn phế nặng: tuy nhiên vẫn có thể đi lại hay

Giai đoạn 5

đứng dậy không cần sự giúp đỡ
Phải sử dụng xe lăn hoặc nằm liệt giường nếu

12


không có người giúp đỡ


13


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn.
Các bệnh nhân chẩn đoán mắc bệnh Parkinson theo tiêu chuẩn của Ngân
hàng não hội Parkinson Vương quốc Anh (UKPDSBB/United Kingdom
Parkinson’ s Disease Society Brain Bank được nêu dưới đây, kèm theo bệnh
nhân có rối loạn tiểu tiện (đã loại trừ u phì đại lành tính tiền liệt tuyến và các
nguyên nhân nội khoa khác), đã được khám và điều trị tại Bệnh viện Lão
khoa Trung Ương.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.
-

Có bệnh tâm thần kèm theo.
Đang được điều trị bằng thuốc an thần kinh.
Suy giáp trạng.
Nghiện ma túy và/hoặc nghiện rượu.
Bị câm, khiếm khuyết các giác quan (mù, điếc).
Bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiểu tiện do u phì đại lành tính tiền liệt

-

tuyến hoặc do nguyên nhân nội khoa khác.
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.1.3. Cỡ mẫu.

-

Lấy mẫu thuận tiện N = 60

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.
-

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.2.2. Quy trình thu thập thông tin.

14


Các PD được khám bệnh và làm bệnh án theo mẫu bệnh án nghiên cứu
bao gồm: khám kiểm tra toàn diện về nội khoa, thần kinh, tâm thần, các xét
nghiệm cận lâm sàng.
2.2.2.1. Khai thác các yếu tố dịch tễ
Tuổi, giới, nghề nghiệp, tuổi bị bệnh.
2.2.2.2. Khai thác bệnh sử
-

-

-

Thời điểm khởi phát bệnh
Triệu chứng khởi phát
 Giảm vận động

 Run
 Cứng
Vị trí khởi phát của triệu chứng
 Tay
 Chân
 Môi, lưỡi
 Các triệu chứng xuất hiện một bên hay hai bên
Quá trình chẩn đoán, điều trị tại tuyến trước
Diễn biến, triệu chứng trước và sau điều trị

2.2.2.3. Khai thác tiền sử
-

Tiền sử bản thân : Nội, ngoại khoa
Tiền sử gia đình

2.2.2.4. Khám lâm sàng
Các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh bệnh viện Lão khoa Trung Ương trực
tiếp khám bệnh.
- Khám thần kinh:
 Ý thức
 Vận động chủ động và cơ lực
 Các động tác tự động
 Trương lực cơ
 Phản xạ
 Cảm giác
 Dây thần kinh sọ
 Thất ngôn
 Thần kinh thực vật


15


 Rối loạn cơ tròn
 Hội chứng tiểu não
- Khám nội khoa
 Tim mạch
 Hô hấp
 Tiêu hóa
 Cơ xương khớp
- Khám và đánh giá triệu chứng rối loạn tiểu tiện
 Khám lâm sàng
 Đánh giá các triệu chứng rôi loạn tiểu tiện bằng thang điểm IPSS
Thang điểm IPSS gồm 7 câu hỏi đánh giá 7 tình huống rối loạn tiểu tiện
khác nhau. Mỗi tình huống có 6 phương án trả lời tương ứng với số điểm từ
0-5 điểm. Tổng số điểm sẽ được tính
 Từ 0 – 7 điểm : nhẹ
 Từ 8 – 19 điểm : trung bình
 20 – 35 điểm : nặng
- Phân loại bệnh theo Hoehn và Yahr
Bảng phân loại này chia thành 5 giai đoạn bệnh tương ứng với mức độ
nặng của các triệu chứng vận động.Giai đoạn 0 tương ứng với không có triệu
chứng bệnh, giai đoạn 5 tương ứng với triệu chứng nặng nề nhất.
-

Đánh giá ảnh hưởng của triệu chứng đối với chất lượng cuộc sống.

Bệnh nhân cảm thấy vui vẻ
Bệnh nhân cảm thấy hài lòng
Bệnh nhân cảm thấy hầu như thỏa mãn

Bệnh nhân cảm thấy vừa thỏa mãn vừa bất mãn
Bệnh nhân cảm thấy bất mãn với cuộc sống
Bệnh nhân cảm thấy không hạnh phúc
Bệnh nhân cảm thấy khủng khiếp
2.2.2.5. Xét nghiệm cận lâm sàng
-

Xét nghiệm sinh hóa, công thức máu cơ bản.

16

0 điểm
1 điểm
2 điểm
3 điểm
4 điểm
5 điểm
6 điểm


-

Chụp cộng hưởng từ: cho phép chẩn đoán các nguyên nhân của hội chứng

-

Parkinson ( nếu có ).
Siêu âm tiền liệt tuyến loại trừ u phì đại lành tính tiền liệt tuyến.

2.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU.

Số liệu được lấy trên một mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất ( phụ lục
1), thông qua đánh giá khách quan trên lâm sàng bằng thăm khám, tham khảo
hồ sơ bệnh án, theo dõi trong quá trình điều trị, các chỉ tiêu nghiên cứu được
ghi vào một mẫu bệnh án nghiên cứu.
2.4. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU.
Mô tả, so sánh, các số liệu được xử lý theo thuật toán thống kê: tính tỉ lệ
phần trăm, trung bình, kiểm định X2 bằng phần mềm SPSS 16.0.
2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU.
- Nghiên cứu được triển khai được sự sự đồng ý của lãnh đạo viện Lão
khoa Trung Ương.
- Trước khi hỏi đối tượng đã được giải thích rõ về mục đích của bộ câu
hỏi và có sự đồng ý tham gia. Không ảnh hưởng tới tâm lý của đối tượng
nghiên cứu, người nhà và được giải thích về mục đích.
- Trong quá trình nghiên cứu nếu phát hiện biến chứng sẽ tiến hành tư
vấn cho người nhà, bệnh nhân giúp hiểu về bệnh. Kết quả được phục vụ cho
nghiên cứu của chúng tôi, từ đó định hướng chăm sóc giảm biến chứng rối
loạn cơ tròn.

17


18


×