Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và một số yếu tố LIÊN QUAN của KHÁCH HÀNG 15 25 TUỔI tại PHÒNG KHÁM tư vấn DINH DƯỠNG VIỆN DINH DƯỠNG năm 2018 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BÙI THỊ THUÝ

T×NH TR¹NG DINH D¦ìNG Vµ MéT Sè YÕU Tè
LI£N QUAN
CñA KH¸CH HµNG 15-25 TUæI T¹I PHßNG KH¸M
T¦ VÊN
DINH D¦ìNG VIÖN DINH D¦ìNG N¡M 2018 - 2019
Chuyên ngành: Dinh dưỡng
Mã số

: 60720303

LUẬN VĂN THẠC SĨ DINH DƯỠNG
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Đỗ Thị Phương Hà
2. PGS. TS. Phạm Văn Phú


HÀ NỘI - 2019
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CED
Lipid đv
Lipid ts
LTTP
NCKN


NLKP
Protein đv
Protein ts

Chronic Energy Deficiency (Thiếu năng lượng trường diễn )
Lipid động vật
Lipid tổng số
Lương thực thực phẩm
Nhu cầu khuyến nghị
Năng lượng khẩu phần
Protein động vật
Protein tổng số

KP
SD

Khẩu phần
Standard Deviation (Độ lệch chuẩn)

SDD
STT
TC-BP
TTDD

Suy dinh dưỡng
Số thứ tự
Thừa cân – béo phì
Tình trạng dinh dưỡng

VCDD

WHO

Vi chất dinh dưỡng
World Heath Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương 1: TỔNG QUAN

3

1.1. Vai trò của dinh dưỡng đối với sức khỏe con người.

3

1.2. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh
dưỡng

5

1.2.1. Tình trạng dinh dưỡng

5

1.2.2. Tình trạng thiếu năng lượng trường diễn và ảnh hưởng của nó đối
với sức khỏe 10

1.2.3. Tình trạng thừa cân, béo phvà ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe
11
1.2.4. Thiếu vi chất dinh dưỡng và sự ảnh hưởng với sức khoẻ

13

1.2.5. Tình hình nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của nhóm tuổi 15-25
16
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng
1.3.1. Tình trạng kinh tế xã hội

18

18

1.3.2. Địa dư 19
1.3.3. Khẩu phần ăn, tập quán ăn uống 20
1.4. Khẩu phần ăn

21

1.4.1. Điều tra khẩu phần cá thể 21
1.4.2. Tập quán ăn uống

23

1.4.3. Tình hình tập tính ăn uống khẩu phần

23


Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu

26

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

26

2.3. Phương pháp nghiên cứu26
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 26
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 26
2.3.3. Các biến số và chỉ số cho nghiên cứu

27

26


2.4. Kỹ thuật, công cụ thu thập thông tin và đánh giá
2.4.1. Thu thập số đo nhân trắc

28

28

2.4.2. Thu thập số liệu về mức tiêu thụ thực phẩm, khẩu phần ăn thực tế
và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần:

29


2.4.3. Thu thập thông tin về đặc điểm cá nhân, gia đình và một số yếu tố
liên quan đến tình trạng dinh dưỡng:
2.4.4. Các chỉ tiêu đánh giá

29

29

2.4.5. Đánh giá khẩu phần 30
2.4.6. Đánh giá tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng 31
2.5. Xử lý số liệu

31

2.5.1. Quản lý và kiểm tra số liệu sau mỗi đợt thu thập.
2.5.2. Làm sạch số liệu

31

31

2.5.3. Xử lý số liệu 31
2.6. Các loại sai số thường gặp và cách khắc phục
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu

32

33


Chương 3: KẾT QUẢ 34
3.1. Đặc điểm về đối tượng 34
3.2 Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng 36
3.2.1 Các chỉ số nhân trắc 36
3.2.2 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng

39

3.2.3 Đánh giá tình trạng vi chất dinh dưỡng 41
3.3. Khẩu phần của đối tượng
3.3.1. Mức tiêu thụ thực phẩm

42
43

3.3.2.Giá trị dinh dưỡng khẩu phần

45

3.3.2. Giá trị dinh dưỡng khẩu phần theo nhóm tuổi 48
3.3.3 Tính cân đối khẩu phẩn

50

3.4. Phân tích một số yếu tố liên quan đến TTDD và khẩu phần
3.4.1 Liên quan đến TTDD

52

3.4.2 Liên quan đến khẩu phần ăn


54

52


Chương 4: BÀN LUẬN 57
4.1Tình trạng dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng của khách hàng 15-25 tuổi
tại phòng khám tư vấn dinh dưỡng năm 2018-2019
4.1.1. Tinh trạng dinh dưỡng

57

57

4.1.2.Phân loại tình trạng dinh dưỡng

62

4.1.3.Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng

65

4.2.Khẩu phần của khách hàng 15-25 tuổi tại phòng khám tư vấn dinh
dưỡng Viện Dinh dưỡng năm 2018 – 2019 66
4.2.1.Mức tiêu thụ lương thực thực phẩm

66

4.2.2.Giá trị dinh dưỡng khẩu phần của đối tượng

4.2.3. Tính cân đối của khẩu phần

76

4.3. Một số yếu tố liên quan đến TTDD

78

KẾT LUẬN

80

KHUYẾN NGHỊ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO

72


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Phân loại thừa cân và béo phì cho các nước châu Á.

9

Bảng 1.2. Phân loại TTDD dành cho người trưởng thành theo WHO 9
Bảng 3.1 Một số đặc điểm chung theo giới 34
Bảng 3.2 Mức chi tiêu của đối tượng theo giới

35


Bảng 3.3 Chỉ số nhân trắc theo giới 36
Bảng 3.4 Chỉ số nhân trắc theo nhóm tuổi 36
Bảng 3.5 Tình trạng dinh dưỡng chung

39

Bảng 3.6 Tình trạng dinh dưỡng theo nhóm tuổi39
Bảng 3.7 Tình trạng dinh dưỡng theo giới 41
Bảng 3.8 Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng theo giới
Bảng 3.9. Mức tiêu thụ thực phẩm theo giới

41

43

Bảng 3.10. Mức tiêu thụ thực phẩm theo nhóm tuổi

44

Bảng 3.11 Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần theo giới45
Bảng 3.12 Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần theo nhóm tuổi

48

Bảng 3.13 Tính cân đối của khẩu phần theo giới 50
Bảng 3.14 Tính cân đối của khẩu phần theo nhóm tuổi
Bảng 3.15 Liên quan giữa TTDD và nơi ở hiện tại

51


52

Bảng 3.16 Liên quan giữa Thiếu VCDD và nơi ở hiện tại

53

Bảng 3.17 Liên quan giữa Thiếu VCDD và BMI 53
Bảng 3.18: Giá trị dinh dưỡng và cân đối khẩu phần theo nơi ở

54

Bảng 3.19: Giá trị dinh dưỡng và cân đối khẩu phần theo chi phí chi cho
ăn uống hàng tháng

55

Bảng 3.20: Giá trị dinh dưỡng và cân đối khẩu phần theo BMI
Bảng 4.1: Chiều cao trung bình của một số nghiên cứu

57

Bảng 4.2. Chiều cao thanh niên một số quốc gia châu Á

59

Bảng 4.3: Cân nặng trung bình của một số nghiên cứu

60

56



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Nghề nghiệp của bố mẹ theo giới

35

Biểu đồ 3.2 Tình trạng dinh dưỡng theo giới của từng lớp tuổi
Biều đồ 3.3 Tỷ lệ mỡ theo giới ở các độ tuổi

38

Biều đồ 3.4 Lượng cơ theo giới ở các độ tuổi

38

Biều đồ 3.5 Chỉ số BMI theo từng độ tuổi 40
Biều đồ 3.6 Tỷ lệ thiếu vi chất theo nhóm tuổi

42

Biểu đồ 3.7. Phân bố đối tượng điều tra khẩu phần theo giới

42

37


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình trạng thể lực con người của một quốc gia là một bằng chứng sinh
học cụ thể về sự phát triển của quốc gia đó, đặc biệt là sự phát triển về kinh tế
và đời sống xã hội. Để một quốc gia có thể phát triển thì cần có rất nhiều yếu
tố như con người, tài nguyên…Trong đó yếu tố con người (nguồn nhân lực) là
một yếu tố quan trọng hàng đầu. Một quốc gia có nguồn nhân lực khoẻ mạnh,
thông minh, là có cả một tiềm năng phát triển [1].
Từ lâu người ta đã biết mối liên quan chặt chẽ giữa ăn uống với tình
trạng dinh dưỡng (TTDD), sức khoẻ và bệnh tật của một cá nhân hay quần
thể. Ăn uống tốt tạo ra một sự phát triển bình thường cả về thể lực và trí tuệ.
Ăn uống lệch lạc (dù là thiếu ăn hay thừa ăn) đều dẫn đến một số bệnh liên
quan đến ăn uống như suy dinh dưỡng protein-năng lượng, thừa cân – béo
phì, thiếu máu dinh dưỡng, ...[ 2].
Thiếu năng lượng trường diễn ở người trưởng thành (BMI<18,5) đi
kèm theo khả năng lao động kém, số ngày nghỉ việc trong năm tăng, tăng
nguy cơ bệnh tật và tử vong, ... [3]
Cũng như suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì là một gánh nặng về mặt y
tế đối với xã hội. Đây là những thách thức lớn cho sức khỏe và là một trong
những nguyên nhân làm gia tăng các bệnh mãn tính không lây như rối loạn
mỡ máu, các nguy cơ về tim mạch như xơ mỡ động mạch, nhồi máu cơ tim,
tai biến mạch máu não và tăng huyết áp. Kế đến là nguy cơ mắc bệnh đái tháo
đường, ung thư tiêu hóa có liên quan đến ăn uống, vô sinh ở cả nam lẫn nữ .
Theo thống kê của nước ta, tình trạng béo phì và tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính
không lây liên quan đến dinh dưỡng đang gia tăng nhanh chóng, đặc biệt ở
nhóm trẻ tuổi [4].


2


Dinh dưỡng được cho là một trong những yếu tố tiên quyết để bảo đảm
sức khỏe thông qua chế độ dinh dưỡng phù hợp đối với từng bệnh nhân, từng
bệnh lý. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, hầu hết các mọi người chưa chú ý
đến vấn đề này; mọi người vẫn quen với việc điều trị chủ yếu bằng thuốc và
các phương pháp khác mà quên mất vai trò quan trọng của dinh dưỡng
Dựa trên nhu cầu về khám và tư vấn dinh dưỡng cho lứa tuổi trưởng
thành, Khoa khám tư vấn dinh dưỡng người lớn được thành lập 10 năm nay
hằng năm khám cho tổng số 3000-4000 bệnh nhân trong đó chủ yếu vẫn là
nhóm tuổi vị thành niên và thành niên với những bệnh lý liên quan đến dinh
dưỡng không hợp lý gây ra. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu về
tình trạng dinh dưỡng cũng như giá trị dinh dưỡng khẩu phần của nhóm đối
tượng vị thành niên và thành niên đến khám tại đây.
Vì vậy, với mong muốn có được số liệu chính xác về tình trạng dinh
dưỡng, giá trị dinh dưỡng khẩu phần ăn của nhóm đối tượng 15-25 tuổi,
nghiên cứu “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của khách
hàng 15-25 tuổi tại phòng khám tư vấn dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng
năm 2018-2019” được tiến hành với mục tiêu sau:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng và một số yếu tố
liên quan của khách hàng 15-25 tuổi tại phòng khám tư vấn dinh Viện
Dinh dưỡng năm 2018- 2019.
2. Đánh giá khẩu phần ăn khách hàng 15-25 tuổi tại phòng khám tư vấn
dinh Viện Dinh dưỡng năm 2018-2019.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Vai trò của dinh dưỡng đối với sức khỏe con người.


Ăn uống hợp lý là yếu tố căn bản cho sự tăng trưởng và phát triển thể
lực, trí tuệ và cũng là một biện pháp ngăn ngừa những biến đổi bất thường và
rối loạn chuyển hóa trong các cơ quan của cơ thể. Sự thừa ăn hoặc thiếu ăn
đều dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc thừa cân, béo phì; từ đó đều gây ra
những hậu quả xấu đối với sức khỏe. Nhờ những phát hiện của dinh dưỡng
học, người ta lần lượt biết trong thức ăn có chứa các thành phần dinh dưỡng
cần thiết đối với cơ thể, đó là các chất đa lượng: protein, lipid, glucid, nước và
các chất vi lượng: vitamin, khoáng chất. Sự thiếu hụt một hay nhiều chất đó
đều gây ra nhiều bệnh tật thậm chí là chết người thí dụ như bệnh Scorbut do
thiếu vitamin C đã lấy đi sinh mạng 100 trong số 160 thủy thủ theo Vasco de
Gama trên đường sang phương Đông, bệnh tê phù do thiếu vitamin B1 …..
Hiện nay, nhờ áp dụng những kiến thức dinh dưỡng vào chăm sóc sức
khỏe mà nhiều loại bệnh liên quan đến dinh dưỡng đã được khống chế, tuy vậy
các nước nghèo vẫn còn nổi lên các vấn đề sức khỏe liên quan đến dinh dưỡng
như: thiếu protein năng lượng, thiếu vitamin A gây ra bệnh khô mắt, thiếu máu
dinh dưỡng và thiếu Iod.
Trước những năm 60 của thế kỉ trước, nhiều người từng nghĩ rằng vấn
đề dinh dưỡng không còn đáng quan tâm nhiều ở các nước có điều kiện kinh
tế phát triển. Nhưng sự thật không như vậy, các thống kê dịch tễ học so sánh ở
từng nước trong từng thời kì khác nhau và so sánh các quần thể di cư từ vùng
này sang vùng khác cho thấy mô hình bệnh tật thay đổi theo lối sống và cách
ăn uống. Ở các nước giàu có tỷ lệ các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường
tăng cao. Ngược lại, ở các nước đang phát triển như Việt Nam thì vấn đề thiếu


4

năng lượng trường diễn (BMI<18,5) vẫn còn chiếm tỷ lệ cao; bên cạnh đó thì
tỷ lệ thừa cân, béo phì cũng đang gia tăng nhanh chóng đặc biệt ở các đô thị
lớn tạo nên gánh nặng kép về dinh dưỡng. Tuy nhiên những nghiên cứu dinh

dưỡng gần đây cho thấy dư thừa về dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây ra
bệnh tật và các vấn đề sức khỏe như tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch,
bệnh ung thư và bệnh tiểu đường… và đặc biệt là bệnh béo phì hiện nay
chiếm tới 20 – 40% số dân trưởng thành ở nhiều nước phát triển là một nguy
cơ quan trọng của nhiều bệnh khác .
Ở các nước nghèo và đang phát triển, song song với các bệnh thiếu
dinh dưỡng vẫn còn tồn tại ở một bộ phận khá lớn trong cộng đồng thì các bệnh
liên quan đến thừa dinh dưỡng mà điển hình là thừa cân béo phì đang gia tăng
nhanh chóng đặc biệt ở các vùng đô thị lớn. Ở các nước này tỷ lệ trẻ bị thiếu cân
và thấp còi thường cao tuy nhiên khi điều kiện sống được cải thiện, thu nhập
tăng cao thì những trẻ này rất dễ bị thừa cân, béo phì [8,,. Bên cạnh đó tình trạng
thiếu vi chất dinh dưỡng còn khá phổ biến, thiếu máu và thiếu sắt là một trong
những thiếu hụt dinh dưỡng quan trọng ở phụ nữ và trẻ em ở các nước đang phát
triển .
Thiếu vi chất dinh dưỡng như thiếu sắt, thiếu kẽm là vấn đề sức khỏe
cộng đồng tại Việt Nam. Thiếu vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển
thể lực, trí lực, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tăng tỷ lệ tử vong nhất là ở phụ nữ
tuổi sinh đẻ và trẻ em trước tuổi học đường. Theo số liệu Tổng điều tra năm
2010 của Viện Dinh dưỡng , tỷ lệ thiếu máu chung của toàn quốc là 29.2%,
trong đó vùng đồng bằng sông Hồng là 23,5%. Kết quả điều tra vi chất năm
2010 trên 19 tỉnh cho thấy, tỷ lệ thiếu kẽm của phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ 1872 tháng tuổi khá cao, tương ứng là 67,2% và 51,9% .
Ngày nay các công trình nghiên cứu về dinh dưỡng cho thấy rằng cả
thiếu và thừa dinh dưỡng đều dẫn đến bệnh tật. Do vậy, cơ thể cần có một chế


5

độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo phát triển khỏe mạnh và phòng chống được
bệnh tật .
1.2. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng

dinh dưỡng
1.2.1. Tình trạng dinh dưỡng
1.2.1.1. Khái niệm về tình trạng dinh dưỡng
Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm chức phận cấu trúc và
hoá sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể .
Tình trạng dinh dưỡng của các cá thể là kết quả của quá trình ăn uống
và sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể. Số lượng và chủng loại thực phẩm
cần để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con người khác nhau tùy theo tuổi,
giới, tình trạng sinh lý (ví dụ: thời kỳ có thai, cho con bú...) và mức độ hoạt
động thể lực và trí lực. Cơ thể sử dụng các chất dinh dưỡng có trong thực
phẩm không những phải trải qua quá trình tiêu hoá, hấp thu, mà còn phụ
thuộc vào các yếu tố khác như sinh hoá và sinh lý trong quá trình chuyển hoá.
Việc sử dụng thực phẩm chủ yếu phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của cá
thể. Ví dụ: tiêu chảy ảnh hưởng tức thì đến tiêu hoá hấp thu thức ăn. Tình
trạng dinh dưỡng tốt phản ảnh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và tình trạng
sức khoẻ, khi cơ thể có tình trạng dinh dưỡng không tốt (thiếu hoặc thừa dinh
dưỡng) là thể hiện có vấn đề về sức khoẻ hoặc dinh dưỡng hoặc cả hai. Tình
trạng dinh dưỡng của một quần thể dân cư được thể hiện bằng tỷ lệ của các cá
thể bị tác động bởi các vấn đề dinh dưỡng. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em
từ 0 đến 5 tuổi thường được coi là đại diện cho tình hình dinh dưỡng và thực
phẩm của toàn bộ cộng đồng. Đôi khi người ta cũng lấy tình trạng dinh dưỡng
của phụ nữ tuổi sinh đẻ làm đại diện. Các tỷ lệ trên phản ánh tình trạng dinh
dưỡng của toàn bộ quần thể dân cư ở cộng đồng đó, ta có thể sử dụng để so
sánh với số liệu quốc gia hoặc cộng đồng khác .


6

Khi mới hình thành khoa học dinh dưỡng, để đánh giá tình trạng dinh
dưỡng, người ta chỉ dựa vào các nhận xét đơn giản như gầy, béo; tiếp đó là

một số chỉ tiêu nhân trắc như Brock, Quetelet, Pignet…. Ngày nay, nhờ phát
hiện về vai trò các chất dinh dưỡng và các tiến bộ kỹ thuật, phương pháp đánh
giá tình trạng dinh dưỡng ngày càng hoàn thiện và trở thành một chuyên khoa
của dinh dưỡng học.
1.2.1.2. Một số phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng.
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) là một nội dung kỹ thuật quan
trọng hàng đầu của dinh dưỡng học. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng là quá
trình thu thập và phân tích thông tin, số liệu về tình trạng dinh dưỡng và nhận
định tình hình trên cơ sở các thông tin số liệu đó. Đặc biệt là đánh giá TTDD
bằng chỉ số nhân trắc là một phương pháp đánh giá TTDD có khả năng phát
hiện những thiếu hụt dinh dưỡng ở thời kỳ bệnh lý lâm sàng và được áp dụng
rộng rãi ở cộng đồng ,. Tình hình dinh dưỡng của một cộng đồng, một địa
phương cũng như trên phạm vi cả nước là một trong các nguồn dẫn liệu rất
quan trọng để xây dựng và đánh giá các dự án về sức khoẻ và phát triển kinh
tế xã hội. Để có các nguồn số liệu tin cậy, đánh giá tình hình dinh dưỡng cần
được tiến hành đúng phương pháp và theo một quy trình hợp lý.
TTDD người có thể được đánh giá thông qua các biểu hiện lâm sàng
đặc hiệu, các chỉ số sinh hóa và các số đo nhân trắc dinh dưỡng. Cho đến nay
số đo nhân trắc dinh dưỡng được xem là nhạy, khách quan và có ý nghĩa ứng
dụng rộng rãi trong việc đánh giá TTDD của một cá thể hay của cộng đồng.
Như vậy, việc sử dụng các chỉ số nhân trắc dinh dưỡng trong đánh
giá TTDD có tầm quan trọng đặc biệt. Trong hoạt động giám sát dinh
dưỡng hay theo dõi liên tục diễn biến TTDD của một cá thể hay của cộng
đồng qua các chỉ số nhân trắc dinh dưỡng có một ý nghĩa khoa học và


7

thực tiễn rất lớn. Hơn thế nữa, phép đo nhân trắc dinh dưỡng không đòi
hỏi phương tiện dụng cụ quá đắt tiền và có thể thực hiện dễ dàng.

Nhân trắc học dinh dưỡng là đo các kích thước và và cấu trúc cơ thể để
đánh giá TTDD
Ưu điểm của phương pháp là: đơn giản, an toàn và có thể điều tra trên một
mẫu lớn. Trang thiết bị không đắt, dễ vận chuyển có thể đánh giá được các dấu
hiệu về TTDD trong quá khứ và xác định được mức độ SDD.
Nhược điểm: không đánh giá được sự thay đổi về TTDD trong giai
đoạn ngắn hoặc không nhạy để xác định các thiếu hụt dinh dưỡng đặc hiệu.
Có thể chia các nhóm kích thước nhân trắc sau đây:
+ Khối lượng cơ thể, biểu hiện bằng cân nặng
+ Các kích thước về độ dài đặc hiệu là chiều cao nằm (đứng)
+ Cấu trúc cơ thể, các dự trữ về năng lượng và protein, thông qua các
mô mềm bề mặt: lớp mỡ dưới da và cơ...
Một số kích thước sau đây thường được dùng trong các cuộc điều tra
dinh dưỡng tại thực địa:
- Tuổi từ 11 đến 20 tuổi: Cân nặng, Chiều cao; Nếp gấp da ở cơ tam
đầu, dưới xương bả vai; Phần trăm mỡ cơ thể
- Trên 20 tuổi: Cân nặng, chiều cao; Nếp gấp da ở cơ tam đầu; Vòng
bụng, vòng mông, vòng eo; Phần trăm mỡ cơ thể .
1.2.1.3. Nhận định tình trạng dinh dưỡng:
Phân loại mức độ gầy béo cuả người lớn
Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyên dùng "chỉ số khối cơ
thể" (Body Mass Index - BMI), trước đây gọi là chỉ số Quetelet, để nhận định
về tình trạng dinh dưỡng .
BMI thường được sử dụng để đánh giá TTDD cho người lớn trưởng thành trên 20 tuổi,
ngoại trừ một số trường hợp như: phụ nữ mang thai, người tập thể hình, người bệnh lý tích nước
trong cơ thể, người bị dị tật cột sống…


8


Cân nặng (kg)
Chiều cao2 (m)
Người ta nhận thấy cả tình trạng quá nhẹ cân và quá thừa cân đều liên
BMI =

quan đến sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Chỉ số BMI có liên quan chặt
chẽ với tỷ lệ khối mỡ trong cơ thể, do đó là một chỉ số được tổ chức Y tế Thế
giới khuyến nghị để đánh giá mức độ gày, béo.
* Chỉ số khối cơ thể (Body mass index – BMI)
Sử dụng chỉ số khối cơ thể BMI (cân nặng/chiều cao bình phương)
(kg/m2)
+ Bình thường BMI từ 18,5 đến 24,9.
+ Gầy: BMI từ dưới 18,5 là có biểu hiện thiếu năng lượng trường diễn
(Choronic Energy Deficiency – CED), phân loại cụ thể như sau:
BMI từ 17,0 đến 18,49: CED độ I (gầy độ I).
BMI từ 16,0 đến 16,99: CED độ II (gầy độ II).
BMI dưới 16,0 : CED độ III (gầy độ III).
Ở những phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ từ 15 - 49 tuổi người ta còn sử dụng
điểm ngưỡng nhẹ cân (dưới 38kg ) và thấp bé (dưới 145cm) và coi đó là yếu
tố nguy cơ đối với sinh đẻ..
+ Để đánh giá tình trạng thừa cân béo phì(TC-BP): thống nhất sử dụng
phân loại của ở người trưởng thành, theo chỉ số BMI người ta dựa vào bảng
phân loại của tổ chức Y tế thế giới chung cho toàn cầu và thang phân loại có
điều chỉnh cho các nước Châu Á .


9

Bảng 1.1. Phân loại thừa cân và béo phì cho các nước châu Á.
BMI (kg/m2)


Phân loại

WHO, 1998

IDI và WPRO, 2000

<18,5

<18,5

18,5 - 24,9

18,5 - 22,9

≥25,0

≥23,0

Tiền béo phì

25,0 - 29,9

23,0 - 24,9

Béo phì độ 1

30,0 - 34,9

25,0 - 29,9


Béo phì độ 2

35,0 - 39,9

≥30,0

Béo phì độ 3

≥40,0

Nhẹ cân (CED)
TTDD bình thường
Thừa cân

Tuy nhiên, đến năm 2011, Viện Dinh Dưỡng thống nhất lại, sử dụng
bảng phân loại thừa cân – béo phì theo WHO 2000 (bảng 1.2).
Bảng 1.2. Phân loại TTDD dành cho người trưởng thành
theo WHO (2000)
Tình trạng dinh dưỡng
Gầy

Chỉ số BMI (kg/m2)
< 18,50

Gầy độ 1

17,00 – 18, 49

Gầy độ 2


16,00 – 16,99

Gầy độ 3

<16,00

Bình thường

18,50–24,99

Thừa cân

25,00–29,99

Tiền béo phì

25,00 – 29,99

Béo phì

≥ 30,00
Béo phì độ 1

30,00–34,99

Béo phì độ 2

35,00–39,99


Béo phì độ 3

≥ 40,00


10

1.2.2. Tình trạng thiếu năng lượng trường diễn và ảnh hưởng của nó đối
với sức khỏe
Thiếu năng lượng trường diễn (CED) là tình trạng mà một cá thể ở
trạng thái thiếu cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao dẫn
đến cân nặng và dự trữ năng lượng của cơ thể thấp. Cho nên, người đó khó có
thể đạt được kích thước bình thường hoặc trải qua nhiều giai đoạn thiếu năng
lượng. Những người thiếu năng lượng trường diễn có chuyển hoá năng lượng
thấp hơn bình thường và giảm hoạt động thể lực dẫn đến khẩu phần ăn vào
thấp hơn bình thường . Đói và thiếu dinh dưỡng, hiển nhiên là đặc điểm nổi
bật về TTDD ở các nước nghèo, kém và đang phát triển .
Việt Nam là một nước đang phát triển và cũng đang phải đối mặt với
gánh nặng kép về vấn đề dinh dưỡng ,. Bên cạnh những bệnh mới nổi như
thừa cân, béo phì, tăng huyết áp…do chế độ dinh dưỡng không hợp lý thì giải
quyết tình trạng suy dinh dưỡng (SDD), CED vẫn đang là một vấn đề nóng
của dinh dưỡng nước ta. Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang phát triển, đời
sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, lượng cung cấp lương thực, thực
phẩm tăng lên. Điều này làm giảm tỷ lệ CED ở người trưởng thành, tuy nhiên
vẫn còn ở mức cao. Qua cuộc tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009 - 2010 cho
thấy, tỷ lệ CED của nhóm tuổi từ 20 - 24 là 22,9% rồi giảm dần theo tuổi, đạt
mức thấp nhất ở lứa tuổi 50 -54 là 11,6%, sau đó diễn biến theo chiều ngược lại
(tăng dần theo tuổi, từ 11,6% lên 26,6% ở nhóm tuổi trên 60). Qua đó cho thấy
tỷ lệ CED của năm 2010 hạ thấp khá đều ở tất cả các nhóm tuổi từ trên 19 tuổi
so với năm 2000. Tỷ lệ giảm nhiều nhất (14,7%) là ở nhóm tuổi trên 60 (từ

41,3% năm 2000 còn 26,6% năm 2010) .


11

Những ảnh hưởng nặng nề của nghèo, đói, SDD, CED lên sức khỏe và
đời sống đã được loài người biết đến từ lâu. Ngày nay, nhờ đạt được những
bước tiến lớn về tổ chức xã hôi, kinh tế, khoa học và sự phát triển của ngành
khoa học Dinh Dưỡng, những ảnh hưởng của SDD, CED ngày càng được con
người làm sáng tỏ và rõ ràng hơn.
Thiếu năng lượng trường diễn và cơ cấu chất lượng khẩu phần không
hợp lý là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thể chất, trí tuệ kém. Người CED
có nguy cơ thất bại trong công việc cao hơn vì thường ốm đau và cạn sức lực.
Năng suất lao động thấp hơn so với người có TTDD bình thường (BMI >
18,5) .
1.2.3. Tình trạng thừa cân, béo phì (TC - BP) và ảnh hưởng của nó đối với
sức khỏe
Béo phì là tình trạng tích lũy thái quá và không bình thường của lipid
trong các tổ chức mỡ tới mức có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Thừa cân là cân nặng vượt quá cân nặng nên có so với chiều cao.
Hiện nay tình trạng TCBP đang có xu hướng phổ biến, tăng nhanh ở
mức đáng báo động ở khắp nơi trên thế giới, là một trong những vấn đề nổi
cộm ở các nước phát triển và có xu hướng tăng mạnh ở các nước đang phát
triển, đó là một mối đe dọa tiềm ẩn trong tương lai.
Trong những năm trở lại đây, TCBP đã vượt qua khỏi biên giới của
những nước giàu có, trở thành một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở tất cả các
quốc gia trên thế giới.
Việt Nam là một nước đang phát triển với tốc độ gia tăng kinh tế nhanh
chóng, thừa cân và béo phì chỉ mới xuất hiện trong một thời gian ngắn khoảng
dưới 10 năm so với “bề dầy lịch sử” thiếu năng lượng trường diễn, nhưng gia

tăng một cách nhanh chóng và đang trở thành một vấn đề xã hội đáng được
chú ý đặc biệt là ở các vùng đô thị lớn,.


12

Béo phì ở Việt Nam hiện nay đang gia tăng cả về số lượng và mức độ
nặng, trở thành một vấn đề sức khỏe lớn trong cộng đồng. Tỷ lệ này đang
ngày càng cao ở cả trẻ em và người lớn, ở nữ nhiều hơn ở nam. Ở Anh tỷ lệ
béo phì đã tăng gấp đôi ở cả hai giới từ thập kỷ 80 đến nay. Số liệu ở Hoa Kỳ
cũng cho thấy theo ngưỡng phân loại của WHO thì tỷ lệ thừa cân là 55% và
béo phì là 22% ở người lớn .
Gần đây nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiếu (2015) trên sinh viên nữ
trường Cao đẳng Y tế Hà Nội cho thấy 100% sinh viên nữ thừa cân ở mức độ
1.
Ở nước ta, công cuộc đổi mới kinh tế đã tạo cho mức sống chung của dân
cư có bước tiến bộ rõ rệt, việc sử dụng đồ ăn nhanh, nước ngọt cùng lối sống
tĩnh tại, ít hoạt động thể lực đã làm tăng nguy cơ TCBP. Tình trạng TCBP xuất
hiện tồn tại song song với thiếu CED và có xu hướng gia tăng .
Qua cuộc tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009 - 2010 cho thấy có
khoảng 2,0 % TCBP ở người từ 20 - 24 tuổi, tỷ lệ này tăng dần cho đến
59 tuổi (9,3%), sau đó có xu hướng giảm dần ở cả hai giới nam và nữ, từ
9,3% xuống còn 5,4% ở những người trên 60%. Xu hướng TCBP ở Việt
Nam cũng giống như một số nước đang phát triển, gặp nhiều ở đô thị hơn
là ở nông thôn .
Người béo phì thì các nguy cơ mắc bệnh càng nhiều. Trước hết, người
béo phì thường dễ mắc các bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch do mạch vành,
đái tháo đường, hay bị các rối loạn dạ dày, ruột, sỏi mật,….và hậu quả là có
thể dẫn tới tử vong. Tỷ lệ chết thường tăng cao ở những người có BMI > 29.
Một điểm cần chú ý là bệnh béo phì, chất béo tập trung nhiều vùng quanh eo

lưng, thường được gọi là béo kiểu “trung tâm” có nhiều nguy cơ đối với sức
khỏe và bệnh tật. Vì vậy bên cạnh theo dõi chỉ số BMI nên theo dõi thêm các


13

chỉ số vòng eo/vòng mông, khi tỷ số này vượt quá 0,9 ở nam giới và 0,8 ở nữ
giới thì nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường đều tăng rõ rệt.


14

1.2.4. Thiếu vi chất dinh dưỡng và sự ảnh hưởng với sức khoẻ
Canxi
Lượng canxi trong bộ xương của mỗi cá thể phụ thuộc rất nhiều vào
chế độ dinh dưỡng. Không giống các chất dinh dưỡng khác như protein,
lượng canxi lắng đọng ít hơn lượng canxi được đưa vào do sự hấp thu canxi
kém và sự mất canxi hàng ngày qua phân, da, móng tay, tóc, mồ hôi và nước
tiểu. Ở người trưởng thành chỉ có khoảng 4 – 8% lượng canxi đưa vào được
hấp thu. Trong quá trình phát triển hiệu suất hấp thu canxi cao hơn và đạt
khoảng 40% ở trẻ nhỏ, 20% ở thanh thiếu niên . Sự hấp thụ canxi phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như lượng canxi có trong thức ăn, chức năng của bộ máy
tiêu hóa, nồng độ ptotein và Vitamin D hay các hormone...
Trong máu canxi tồn tại dưới ba dạng: canxi gắn kết với protein (40%),
dưới dạng này không khuếch tán được qua mao mạch; canxi ion hóa (48%);
phức hợp canxi với các ion khác như ion phosphate, citrate, bicarbonate
(12%). Hai dạng này có thể khuếch tán được qua mao mạch. Trong lâm sàng, để
đánh giá nồng độ canxi của cơ thể người ta thường định lượng canxi toàn phần
bao gồm cả ba dạng trên. Nồng độ canxi trong huyết tương là 2,4 mmol/l.
Nồng độ canxi trong máu luôn hằng định nhờ cơ thể có chứa một lượng

canxi trao đổi, loại canxi này cân bằng với nồng độ Ca ++ trong máu. Lượng
canxi trao đổi này nằm trong gan, đường tiêu hóa nhưng chủ yếu nằm trong
xương. Phần lớn loại này tồn tại dưới dạng muối dễ bị huy động khi cần thiết
như CaHPO4. Loại canxi trao đổi này đóng vai trò như hệ đệm cung cấp
nhanh canxi khi cần và giữ nồng độ Ca++ trong máu hằng định .
Dinh dưỡng quan trọng trong quá trình phát triển của xương khi còn nhỏ
và tuổi thanh niên, đặc biệt là vấn đề sử dụng canxi giúp xương khỏe và lượng
khoáng đạt được đỉnh cao. Bonjour ghi nhận nếu tăng canxi trong khẩu phần ăn
ở tuổi thiếu niên và tuổi dậy thì sẽ làm tăng thêm khối lượng xương .


15

Basabe Tuero B và cs (2004) cho rằng sữa là sản phẩm tốt nhất cho
xương đặc biệt sữa với tỉ lệ hai thành phần Ca/P là 0,74 .
Năm 1986, Viện Quốc gia về sức khỏe của Đan Mạch đã thông báo rằng trọng
lượng cơ thể thấp là một yếu tố nguy cơ đối với sự phát triển của loãng xương.
Boyanov và cs trong nghiên cứu của mình tác giả nhận thấy là BMI ≥
25 dường như là yếu tố bảo vệ đối với MĐX trong khi ở những người gày với
BMI < 22 thì lại tăng nguy cơ loãng xương .Chiều cao là yếu tố có ảnh hưởng
đến mật độ xương. Những người tầm vóc nhỏ có khối xương thấp hơn nên dễ
có nguy cơ loãng xương
Sắt
Trong cơ thể người sắt (Fe) có khoảng 4,0 g ở nam giới và 2,5 g ở nữ
giới, 65% lượng sắt chứa trong huyết sắc tố, 30% chứa trong gan, lách, tủy
xương, 3,5% trong myoglobin của cơ, một lượng nhỏ (0,5%) trong các men
có chứa sắt và còn lại 0,1% gắn với protein vận chuyển sắt là Transferrin. Khi
cơ thể thiếu sắt, trước tiên sẽ ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp Hemoglobin
và lượng sắt dự trữ, gây thiếu máu thiếu sắt và ảnh hưởng đến hoạt động
chuyển hóa của tế bào do thiếu các men có chứa sắt .

Thiếu máu do thiếu sắt là vấn đề thiếu vi chất dinh dưỡng quan trọng
hàng đầu hiện nay, chiếm tỷ lệ khá cao ở phụ nữ và trẻ em tại khu vực Đông
Nam Á. Thiếu máu là vấn đề sức khỏe cộng đồng trên thế giới, là một bệnh
tiềm ẩn, tương đối phổ biến, để lại nhiều hậu quả xấu cho cá nhân, cho xã hội
và là một trong mười bệnh phổ biến nhất góp phần làm tăng gánh nặng bệnh
tật và tử vong cho cả thế giới, đặc biệt ở phụ nữ và trẻ em. Các yếu tố góp
phần làm tăng tỷ lệ thiếu máu bao gồm cả dinh dưỡng (như thiếu vitamin và
khoáng chất) và không dinh dưỡng (như mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh
hemoglobinopathies). Theo thống kê của WHO, có tới 1/3 dân số thế giới bị
thiếu máu, đặc biệt ở các nước đang phát triển, tập trung chủ yếu ở phụ nữ và


16

trẻ em dưới 5 tuổi. Tỷ lệ thiếu máu trên toàn thế giới lại giảm rất chậm trong
những năm gần đây, trung bình chỉ giảm 0,5%/năm . Tỷ lệ thiếu máu trên toàn
thế giới ở trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ không có thai lần lượt là
47,4%, 41,8% và 30,2%. Tỷ lệ thiếu máu ở ba đối tượng này cao nhất là ở
châu Phi. Có khoảng 818 triệu phụ nữ và trẻ em bị thiếu máu, trong số đó có
520 triệu người sống ở châu Á và tỷ lệ thiếu máu ở ba nhóm đối tượng này
của châu Á lần lượt là 58%; 56,1% và 68% . Tỷ lệ thiếu sắt cao ở phụ nữ cũng
như trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Thiếu máu ở trẻ nhỏ làm
giảm khả năng nhận thức và học tập ở trường, giảm khả năng miễn dịch, làm
tăng nguy cơ mắc bệnh; ở phụ nữ làm cơ thể mệt mỏi, giảm sự tập trung và
năng suất lao động .
Kẽm (Zn) rất cần cho sự phát triển của cơ thể, tham gia vào thành phần
thiết yếu của khoảng 200 loại men trong cơ thể người. Thiếu kẽm là tình trạng
rất phổ biến, gây tỷ lệ tử vong cao, nhất là ở các nước đang phát triển (gây
ảnh hưởng tới khoảng 2 tỷ người), nơi người dân sử dụng nguồn lương thực
chính là ngũ cốc. Hậu quả của thiếu kẽm rất nghiêm trọng, làm chậm sự phát

triển thể lực, giảm chức năng của hệ sinh dục, giảm khả năng miễn dịch, giảm
khả năng nhận thức, làm tăng khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng. Thiếu kẽm
ở phụ nữ có thai là nguyên nhân làm chậm phát triển thai nhi, có thể gây dị tật
bào thai và gây ảnh hưởng tới quá trình sinh đẻ . Một số nghiên cứu đã cho
thấy, bổ sung kẽm có ảnh hưởng tốt tới sự phát triển chiều cao và cân nặng,
làm giảm tỷ lệ và thời gian mắc tiêu chảy cấp và mãn tính, và nhiễm trùng
đường hô hấp cấp ở trẻ em . Thiếu kẽm thường đi kèm với thiếu một số vi
chất khác, cho nên phòng chống thiếu kẽm sẽ có hiệu quả tốt tới sức khỏe
toàn cộng đồng, nhất là ở các nước đang phát triển.


17

Thiếu vi chất dinh dưỡng như thiếu sắt, thiếu kẽm là vấn đề sức khỏe
cộng đồng tại Việt Nam. Thiếu vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển
thể lực, trí lực, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tăng tỷ lệ tử vong nhất là ở phụ nữ
tuổi sinh đẻ và trẻ em trước tuổi học đường. Theo số liệu Tổng điều tra năm
2010 của Viện Dinh dưỡng , tỷ lệ thiếu máu chung của toàn quốc là 29.2%,
trong đó vùng đồng bằng sông Hồng là 23,5%. Kết quả điều tra vi chất năm
2010 trên 19 tỉnh cho thấy, tỷ lệ thiếu kẽm của phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ 1872 tháng tuổi khá cao, tương ứng là 67,2% và 51,9% .
1.2.5. Tình hình nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của nhóm tuổi 15-25
Catherine L. Carpenter và cộng sự (2013) nghiên cứu TTDD trên sinh
viên đa chủng tộc (49% người gốc châu Á, 23% người da trắng, 7% người
gốc Tây Ban Nha và khác 21%) trong 4 năm, kết quả BMI trung bình là 22,9
kg/m2, PBF là 24,8%, BMI và PBF có khác biệt đáng kể theo tuổi và giới (p=
0,002 và 0,005 ở nam; 0,0009 và 0,0008 ở nữ). Sinh viên nữ Mỹ gốc Á có
BMI trung bình thấp nhất (21,5 kg/m2) nhưng có PBF cao thứ nhì (27,8%).
Tương quan tuyến tính giữa BMI và PBF yếu nhất (r 2= 0,09) trong nhóm sinh
viên nữ người Mỹ gốc Á [34].
Nghiên cứu của Sareen S. Gropper và cộng sự (2012) theo dõi một nhóm

sinh viên suốt 4 năm học đại học cho thấy có sự tăng đáng kể về cân nặng, BMI,
tỷ lệ mỡ cơ thể cũng như khối lượng mỡ cơ thể tuyệt đối. Nam giới tăng nhiều
hơn so với nữ giới, cả về cân nặng, BMI, khối lượng mỡ tuyệt đối và phần trăm
mỡ cơ thể so với nữ giới. Khoảng 70% đối tượng nghiên cứu tăng cân, trung
bình là 5,3 kg. Số đối tượng TC-BP tăng từ 18% lên 31% .
Nguyễn Minh Tuấn và Hoàng Khải Lập (2005) nghiên cứu trên sinh
viên nội trú trường Đại học Y Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ CED ở sinh viên là
20.4% (trong đó nam sinh viên chiếm 10,9% , sinh viên nữ chiếm 34,5%), tỷ
lệ thừa cân là 1%. Năm 2007, nghiên cứu Hoàng Thu Soan và cộng sự cho


18

thấy các chỉ số về chiều cao, cân nặng, vòng ngực của các sinh viên cùng giới
các khóa 35, 36, 37 ở trường Đại học Y thuộc Đại học Y Thái Nguyên là
tương tự nhau .
Nguyễn Thị Mai (2011), Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số
yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của sinh viên trường Đại học Y tế
Hải Dương cho thấy chiều cao trung bình của nam sinh viên là 165,4 ± 5,6
cm; của nữ 154,5 ± 5,1 cm; cân nặng trung bình của nam sinh viên 54,6 ± 6,7
kg; của nữ 46,6 ± 4,9 kg. Phần trăm mỡ cơ thể trung bình của nam sinh viên
13,1 ± 4,0%; của nữ 25,1 ± 4,2%. BMI trung bình của nam sinh viên 19,9 ±
2,0; của nữ 19,5 ± 1,2. Tỷ lệ CED của sinh viên là 27,4%; ở nữ cao hơn nam.
Tỷ lệ thừa cân, béo phì chung là 4,4%; thừa cân, béo phì ở nam (5,8%) cao
hơn nữ (3,7%).
Nguyễn Thị Đan Thanh (2014), Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng khẩu
phần của sinh viên Y1 và Y4 trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thấy
tỷ lệ CED ở SV Y1 là 16,7%, ở SV Y4 là 8,6%, sinh viên Y1 có tỷ lệ thiếu
năng lượng trường diễn cao hơn SV Y4. Tỷ lệ thừa cân béo phì ở nhóm sinh
viên Y1 và Y4 lần lượt là 12,5% và 17,4%.Chiều cao trung bình của nam SV

là 168,6 ± 5,7cm (nam Y1 là 168,5 ± 6,1cm; nam Y4 là 168,7 ± 5,3cm), của
nữ SV là 156,1 ± 5,3cm (nữ Y1 là 156,0 ± 5,2cm; nữ Y4 là 156,3 ± 5,5cm).
Cân nặng trung bình của SV nam là 65,0 ± 10,3kg (nam Y1 là 63,4 ± 10,3kg;
nam Y4 là 66,6 ± 10,2kg) ; của nữ SV là 51,0 ± 7,7kg (nữ Y1 là 50,8 ± 7,9kg;
nữ Y4 là 51,4 ± 7,5kg). BMI trung bình của SV nam là 22,9 ± 3,3kg/m 2, (nam
Y1 là 22,3 ± 3,3; nam Y4 là 23,4 ± 3,8); của nữ SV là 20,9 ± 2,8kg/m 2 (nữ Y1
là 20,8 ± 2,7; nữ Y4 là 21,1 ± 2,9). Tỷ lệ mỡ trung bình của nam SV là 22,9 ±
3,3%, của nữ SV là 20,9 ± 2,8%. Cân nặng và BMI trung bình của SV nam
Y4 cao hơn SV nam Y1.


×