Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.1 KB, 2 trang )
LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay với sự phát
triển của đất nước trong giai đoạn mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra
những thách thức không nhỏ đối với sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo của
nước ta.
Bối cảnh mới tạo cơ hội thuận lợi để giáo dục, đào tạo nước ta tiếp cận với
các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn
lực bên ngoài, tạo thời cơ để phát triển giáo dục, đào tạo; tạo điều kiện để đổi mới
căn bản, toàn diện. Tuy nhiên, bối cảnh mới cũng đặt ra nhiều thách thức mới đối
với sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo, như: khoảng cách phát triển kinh tế,
khoảng cách về giáo dục, đào tạo giữa nước ta và các nước ngày càng mở rộng; hội
nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường làm nảy sinh những vấn đề mới, như
nguy cơ xâm nhập của văn hóa và lối sống không lành mạnh làm xói mòn dần bản
sắc văn hóa dân tộc, sự thâm nhập của các loại dịch vụ game online, trò chơi điện
tử, phim ảnh đầy những pha bắn giết, phim kích động từ bên ngoài đã kích động
đến tâm lý học sinh dẫn đến các em có những biểu hiện: sự hung bạo, hành xử theo
kiểu xã hội đen hay có hành động sai lệch, khủng hoảng tâm lý.
……..
Lứa tuổi học sinh THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi.
Lứa tuổi này còn gọi là lứa tuổi thiếu niên và nó có một vị trí đặc biệt trong quá
trình phát triển của con người.
Đây là thời kỳ quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành, người ta còn gọi là
thời kỳ “ngã ba đường” của sự phát triển. Trong thời kỳ này, nếu sự phát triển được
định hướng đúng, được tạo thuận lợi trẻ sẽ phát triển trở thành cá nhân, công dân
tốt. Ngược lại, nếu không được định hướng, hoặc định hướng sai, tác động xấu,
tiêu cực thì sẽ xuất hiện những nguy cơ dẫn trẻ đến bên bờ của sự phát triển lệch
lạc về nhận thức, thái độ, hành vi và nhân cách.
…………
Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần
đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh