Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Kiểm soát giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
.....…..

NGUYỄN QUỐC BẢO

KIỂM SOÁT GIÁ CHUYỂN NHƯỢNG CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đồng Nai - Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
.....…..

NGUYỄN QUỐC BẢO

KIỂM SOÁT GIÁ CHUYỂN NHƯỢNG CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã số: 60340301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS. TS HÀ XUÂN THẠCH
Đồng Nai - Năm 2017




LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập và thời gian làm luận văn tốt nghiệp với lựa chọn đề
tài: “Kiểm soát giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” làm đề tài nghiên cứu.

Tác giả đã gặp một số khó khăn trong quá trình nghiên cứu tuy nhiên nhờ có
sự giúp đỡ của nhà trường, thầy cô đã giúp tác giả hoàn thành bài khoá luận này.
Qua đây xin chân thành cảm ơn nhà trường, quý thầy cô đã tạo mọi điều kiên cho
tác giả tham gia học tập và rèn luyện, trao đổi kiến thức chuyên môn cũng như kiến
thức cuộc sống trong suốt 2 năm theo học tại trường. Đặc biệt tác giả xin chân thành
cảm ơn Thầy Hà Xuân Thạch, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tác
giả hoàn thành đề tài
Trong thời gian làm luận văn tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Cục thuế đã giúp tác giả trong quá trình thực tập
và nghiên cứu.
Do kiến thức và thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài không tránh được
những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp chỉ
bảo của các thầy cô để khoá luận tốt nghiệp của tác giả được hoàn thiện hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn này là công trình nghiên cứu của
cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của Thầy PGS. TS Hà Xuân Thạch. Các
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố
trước đây.

Đồng Nai, ngày tháng


năm 2017

Học viên

Nguyễn Quốc Bảo


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3
5. Các công trình nghiên cứu đã công bố ................................................................4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................7
7. Kết cấu luận văn ..................................................................................................7
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT GIÁ CHUYỂN
NHƯỢNG...................................................................................................................8
1.1 Tổng quan về giá chuyển nhượng .....................................................................8
1.1.1 Tổng quan về tập đòan kinh tế và các bên có liên kết ................................8
1.1.2 Khái niệm về giá chuyển nhượng ...............................................................9
1.1.3 Động cơ và tác động của giá chuyển nhượng .............................................9
1.1.3.1 Động cơ giá chuyển nhượng ................................................................9

1.1.3.2 Tác động của giá chuyển nhượng đối với quốc gia nhận đầu tư .......11
1.2 Các hình thức giá chuyển nhượng ...................................................................12
1.2.1 Giá chuyển nhượng phát sinh trong giao dịch chuyển nhượng tài sản hữu
hình (nguyên liệu, hàng hóa, tài sản cố định, công cụ, dụng cụ) giữa các bên
liên kết................................................................................................................12
1.2.2 Giá chuyển nhượng phát sinh trong giao dịch chuyển giao tài sản vô hình
(quyền tác giả, nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng, bí quyết, thương hiệu, quyền
kinh doanh, chương trình/phần mềm máy tính…) giữa các bên liên kết ..........14


1.2.2.1 Chuyển giao đối với tài sản vô hình hình thành từ hoạt động nghiên
cứu phát triển và hoạt động marketing...........................................................15
1.2.2.2 Chuyển giao tài sản vô hình liên quan đến mạng lưới bán hàng toàn
cầu và bí quyết quản lý chất lượng sản phẩm. ...............................................16
1.2.2.3 Chuyển giao tài sản vô hình là những bí quyết sản xuất, kinh doanh17
1.2.2.4 Chuyển giao quyền sáng chế (Đóng góp cho quá trình hình thành,
duy trì và phát triển tài sản vô hình) .............................................................18
1.2.2.5 Phân chia chi phí hình thành tài sản vô hình .....................................19
1.2.2.6 Chuyển giao tài sản vô hình thông qua việc phái cử nhân viên .........20
1.2.3 Giá chuyển nhượng phát sinh từ hoạt động cho vay, đi vay ....................21
1.3 Ghi nhận thông tin kế toán trong chuyển giá ..................................................22
1.3.1 Đối tượng kế toán là tài sản ......................................................................22
1.3.2 Đối tượng kế toán là hàng hóa, dịch vụ ....................................................23
1.3.3 Thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính ...................................23
1.4 Kiểm soát giá chuyển nhượng .........................................................................24
1.4.1 Nguyên tắc giá thị trường .........................................................................24
1.4.2 Các phương pháp xác định giá thị trường ...............................................25
1.4.2.1 Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập (Comparable
Uncontrolled Price- CUP) ..............................................................................26
1.4.2.2 Phương pháp giá bán lại (Resale Price Method- RPM) ....................27

1.4.2.3 Phương pháp giá vốn cộng lãi (Cost Plus Method- CPM) ...............28
1.4.2.4 Phương pháp lợi nhuận thuần (Transactional Net Margin MethodTNMM) ..........................................................................................................29
1.4.2.5 Phương pháp tách lợi nhuận (Profit Split Method- PSM) .................30
1.5 Kinh nghiệm kiểm soát giá chuyển nhượng của một số nước trên thế giới ....33
1.5.1 Kinh nghiệm của Mỹ trong hoạt động chống chuyển giá.........................33
1.5.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc trong hoạt động chống chuyển giá ...........34
1.5.3 Kinh nghiệm của ASEAN trong hoạt động chống chuyển giá: ................37
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..........................................................................................39


CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT GIÁ CHUYỂN
NHƯỢNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ..........................................................................................40
2.1 Đầu tư nước ngoài và chính sách kiểm soát giá chuyển nhượng ....................40
2.1.1 Khái quát về tình hình đầu tư nước ngoài tại Đồng Nai ...........................40
2.1.2 Chính sách kiểm soát giá chuyển nhượng ................................................40
2.1.3 Thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu..............................................................42
2.1.3.1 Thu thập dữ liệu: ................................................................................42
2.1.3.2 Xử lý dữ liệu: .....................................................................................43
2.2 Thực trạng về kiểm soát giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp FDI tại
tỉnh Đồng Nai.....................................................................................................43
2.2.1 Thực trạng kiểm soát giá chuyển nhượng .............................................43
2.2.2 Vận dụng các phương pháp xác định giá thị trường trong kiểm soát giá
chuyển nhượng để kiểm tra chuyển giá tại các DN FDI ở Đồng Nai................44
2.2.2.1 Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập .......................................44
2.2.2.2 Phương pháp giá bán lại .....................................................................46
2.2.2.3 Phương pháp giá vốn cộng lãi ............................................................47
2.2.2.4 Phương pháp so sánh lợi nhuận .........................................................48
2.2.2.5 Phương pháp tách lợi nhuận...............................................................50
2.2.3 Phân tích một số doanh nghiệp FDI điển hình đã bị thanh tra về chuyển

giá qua vật tư, hàng hóa .....................................................................................52
2.3 Đánh giá về kiểm soát giá chuyển nhượng. ....................................................59
2.3.1 Những thay đổi về cơ chế chính sách .......................................................59
2.3.2 Đánh giá Kết quả kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh
nghiệp FDI .........................................................................................................60
2.3.3 Những mặt tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong kiểm soát giá chuyển
nhượng ...............................................................................................................66
2.3.3.1 Những tồn tại và nguyên nhân liên quan đến hệ thống văn bản pháp
quy: .................................................................................................................66
2.3.3.2 Tồn tại và nguyên nhân về công tác kiểm soát giá chuyển nhượng ..68


2.3.3.3 Tồn tại và nguyên nhân về tính thực thi nhất quán kiểm soát giá
chuyển nhượng ...............................................................................................70
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................71
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT GIÁ CHUYỂN
NHƯỢNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH
ĐỒNG NAI ..............................................................................................................72
3.1 Các quan điểm đưa ra giải pháp ......................................................................72
3.2 Giải pháp tăng cường kiểm soát giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp
FDI ở tỉnh Đồng Nai ..............................................................................................73
3.2.1 Giải pháp chung ........................................................................................73
3.2.2 Giải pháp cho tỉnh Đồng Nai ....................................................................90
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..........................................................................................92
KẾT LUẬN ..............................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ALP

: Arm’s Length Principle

APA

: Advanced Pricing Arrangement- Thỏa thuận định giá trước

CECD

: Organisation for Economic Co-operation and Development
BPP BPP Professional Education

ĐTNN

: Đầu tư nước ngoài

ÐTNT

: đối tượng nộp thuế

FA

: Formulary Apportionment

FDI

: Foreign Direct Investment- Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GTGT


: Giá trị gia tăng

MNC(s)

: (Multi- national Corporation) công ty đa quốc gia

OECD

: (Organization of Economic co-operation and Development) Tổ chức
Hợp tác và phát triển kinh tế

NNT

: Người nộp thuế

NSNN

: Ngân sách nhà nước

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TSCĐ HH

: Tài sản cố định hữu hình

TNCT


: Thu nhập chịu thuế

TNDN

: Thu nhập doanh nghiệp

TSVH

: Tài sản vô hình

TSLN

: Tỷ suất lợi nhuận

UNCTAD

: United Nation Conference on Trade And Development- Tổ chức
thương mại và phát triển Liên Hợp Quốc


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả thanh tra từ năm 2013-2016 ........................................................52
Bảng 2.2: Nguyên vật liệu mua từ bên liên kết và bên độc lập ................................55
Bảng 2.3: Tỷ suất thu nhập thuần trước thuế TNDN trên doanh thu thuần ..............58
Bảng 2.4: Tổng hợp thu nhập thuần trước thuế từ 02 hoạt động SX sợi và dệt vải.58
Bảng 2.5: Tình hình thu qua các năm trong lĩnh vực FDI tỉnh Đồng Nai ...............61
Bảng 2.6: Tốc độ tăng thu qua các năm trong lĩnh vực FDI ở tỉnh Đồng Nai (20132016)..........................................................................................................................61
Bảng 2.7: Tỷ trọng số thu từng loại thuế trong khu vực FDI (2013-2016) ..............62
Bảng 2.8: Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ theo hình thức sở hữu ................64
Bảng 2.9: Kết quả thống kê tình trạng kê khai thu nhập của doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài tại tỉnh Đồng Nai .........................................................................65


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Giá chuyển nhượng phát sinh trong giao dịch chuyển nhượng TSHH ...13
Sơ đồ 1.2: Chuyển giao đối với TSVH hình thành từ hoạt động nghiên cứu phát
triển và hoạt động marketing.....................................................................................15
Sơ đồ 1.3: Chuyển giao TSVH liên quan đến mạng lưới bán hàng toàn cầu và bí
quyết quản lý chất lượng sản phẩm ...........................................................................16
Sơ đồ 1.4: Chuyển giao TSVH là những bí quyết sản xuất, kinh doanh ..................17
Sơ đồ 1.5: Chuyển giao quyền sáng chế ...................................................................18
Sơ đồ 1.6: Phân chia chi phí hình thành TSVH .......................................................19
Sơ đồ 1.7: Chuyển giao TSVH thông qua việc phái cử nhân viên ...........................20
Sơ đồ 1.8: Chuyển giá phát sinh từ hoạt động cho vay, đi vay .................................21
Sơ đồ 2.1: So sánh giá giao dịch độc lập ..................................................................44
Sơ đồ 2.2: So sánh giá bán lại ...................................................................................46
Sơ đồ 2.3: So sánh giá vốn cộng lãi ..........................................................................47
Sơ đồ 2.4: So sánh lợi nhuận .....................................................................................49
Sơ đồ 2.5: Tách lợi nhuận .........................................................................................50
Sơ đồ 3.1: Quy trình thanh tra kiểm tra của cơ quan thuế đối với chính sách chuyển
giá của doanh nghiệp FDI .........................................................................................80


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay thế giới đang tiến đến cuộc cách mạng công nghệ số 4.0. Với kỹ
thuật quản trị ngày càng tiên tiến, các dòng vốn tài chính trên thị trường luôn tìm
đến thiên đường thuế để trú ẩn, tạo nên sự thay đổi rất lớn về mặt quản trị trong

kinh doanh, nhất là các hoạt động giá chuyển nhượng trong các tập đoàn đa quốc
gia trên toàn cầu. Kiểm soát giá chuyển nhượng ngày càng trở thành vấn đề quan
trọng trong nhiều chính sách quốc gia nhất là chính sách thuế.
Đến nay, hầu hết các nước phát triển như Anh, các nước khối kinh tế chung
EC, Australia, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc … đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật về Kiểm soát giá chuyển nhượng. Hiện nay, trên thế giới có hai hệ thống
quan điểm chủ yếu về giá chuyển nhượng là của Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế (OECD) và của Mỹ. Hai hệ thống này tương tự như nhau ở những nội dung
chính như khái niệm, phương pháp xác định giá, yêu cầu về thông tin, chứng từ lưu
giữ của đối tượng nộp thuế… Mỹ có xu hướng sáng tạo ra các phương pháp xác
định giá mới, đưa ra hướng dẫn riêng cho hàng hoá hữu hình và vô hình, bởi Mỹ là
nước tiên phong trong phát triển sản phẩm sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, hầu hết các
nước hiện nay đều thừa nhận quan điểm của OECD trong xử lý về giá chuyển giao,
vì nó có tính trung lập và phù hợp hơn trong khả năng quản lý.
Việt Nam cũng đã và đang tiếp nhận ngày càng lớn dòng vốn đầu tư ở nước
ngoài, thì các giao dịch giữa các tập đoàn đa quốc gia với các công ty con tại Việt
Nam cũng ngày càng tăng. Việt Nam cũng không tránh khỏi việc các tập đoàn đa
quốc gia sử dụng việc giá chuyển nhượng để tránh thuế. Việt Nam đang kêu gọi đầu
tư nước ngoài, nhiều công ty nước ngoài đã và đang mở chi nhánh hoạt động tại
nước ta. Ngược lại, nhiều công ty Việt Nam đã và sẽ mở chi nhánh hoạt động
tại nước ngoài. Các doanh nghiệp này lựa chọn giá chuyển nhượng dựa trên cơ sở
nào là vấn đề đáng quan tâm, vì chúng không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của doanh
nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi quốc gia.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế với sự khác biệt về thuế suất và chế
độ ưu đãi thuế giữa các quốc gia thì vấn đề kiểm soát giá chuyển nhượng, tránh thuế


2
không chỉ xảy ra tại Việt Nam mà xảy ra nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả quốc gia
đang phát triển.

Cho đến nay, với tình trạng kê khai lỗ liên tục, lỗ đến mức âm vốn nhưng vẫn
tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất của một số lượng lớn doanh nghiệp, chủ yếu là các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong thời gian từ năm 2013 đến năm
2016, với kiểm soát chuyển giá của cơ quan bắt đầu được triển khai nhất là cơ quan
thuế trong việc tiến hành thanh tra chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài.
Thời gian từ năm 2013 đến hết năm 2016, cơ quan Thuế đã thanh tra, kiểm tra
4.857 doanh nghiệp có giao dịch liên kết bị nghi ngờ có hoạt động chuyển giá, đã ra
kết luận truy thu 4.200 tỷ đồng, giảm lỗ 11.000 tỷ đồng, giảm khấu trừ thuế GTGT
335 tỷ đồng. Riêng năm 2016, cơ quan Thuế tiến hành thanh tra, kiểm tra 2.110
doanh nghiệp, đã truy thu, truy hoàn, phạt hơn 988 tỷ đồng, giảm khấu trừ thuế
GTGT gần 137 tỷ đồng, buộc các doanh nghiệp phải giảm lỗ hơn 4.192 tỷ đồng.
Ngoài ra, Ban Cải cách - Tổng cục Thuế đã hỗ trợ 17 Cục thuế địa phương thực
hiện thanh tra 44 doanh nghiệp, đến nay đã kết thúc thanh tra 12 doanh nghiệp. Dự
kiến, sẽ điều chỉnh tăng doanh thu/giảm chi phí là 3.597 tỷ đồng, điều chỉnh giảm số
lỗ phát sinh theo kê khai của doanh nghiệp là 476 tỷ đồng, truy thu thuế Thu nhập
doanh nghiệp là 187 tỷ đồng, phạt vi phạm hành chính số tiền 12 tỷ đồng.
Hiện nay Việt Nam đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với trên 70
quốc gia và vùng lãnh thổ. Một trong những nội dung quan trọng của Hiệp định này
là cơ quan Thuế các nước có trách nhiệm cung cấp thông tin cho nhau phục vụ cho
phân tích rủi ro và thanh tra giá chuyển nhượng. Tuy nhiên, theo Ban Cải cách, khó
khăn lớn nhất lại nằm ở chỗ vì mục tiêu bảo vệ quyền đánh thuế mỗi quốc gia nên
sự phối hợp cung cấp thông tin giữa cơ quan Thuế các nước còn hạn chế, ảnh hưởng
đến việc tìm kiếm thông tin để xác định giá thị trường. Hơn nữa việc yêu cầu hai cơ
quan Thuế hai nước ngồi lại để trao đổi thông tin cho nhau là không dễ dàng. Khả
năng tìm tiếng nói chung thấp, bởi nước nào cũng có tâm lý bảo vệ quyền lợi cho
người nộp thuế của nước mình.
Xuất phát từ sự cần thiết phải nghiên cứu vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài “Kiểm soát giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước



3
ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”, nghiên cứu này có ý nghĩa hết sức quan trọng,
thiết thực và cụ thể góp phần tạo cơ sở cho việc tăng cường công tác quản lý thuế
đối với hoạt động giá chuyển nhượng của ngành Thuế trong giai đoạn tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng việc kiểm soát giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài trên đìan tình Đồng Nai
- Xác định phương pháp phù hợp để kiểm soát giá chuyển nhượng của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Đề xuất một số giải pháp khả thi trong việc kiểm soát giá chuyển nhượng
phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh Đồng Nai nói riêng, cho Việt Nam nói
chung.
Với những mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu là:
1- Thực trạng việc kiểm giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời thời gian từ năm 2013 đến
năm 2016 diễn ra như thế nào?
2- Những khó khăn, thuận lợi gì trong việc kiểm soát giá chuyển nhượng?
3- Giải pháp nào để tăng cường kiểm soát giá chuyển nhượng trong thời gian
tới?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Kiểm soát giá chuyển nhượng đối với giao dịch liên kết
của các doanh nghiệp FDI, việc vận dụng các phương pháp xác định giá thị trường.
Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp FDI do Cục thuế Đồng Nai quản lý.
Thời kỳ nghiên cứu từ năm 2013 đến năm 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể:
Về lý luận: Dựa trên cơ sở lý thuyết về hoạt động giá chuyển nhượng của các
công ty cùng tập đoàn SXKD, phần nghiên cứu tổng quan của các công trình đã
nghiên cứu trước để tìm ra những vấn đề về cơ sơ khoa học việc chuyển giá và kiểm

soát chuyển giá, định hướng vận dụng đưa ra giải pháp có căn cứ khoa học.
Về thực trạng: Tác giả sử dụng phương pháp thống kê, so sánh và phân tích
các nguồn số liệu từ đó đưa ra nhận xét để làm rõ vấn đề. Bên cạnh đó, đề tài còn sử


4
dụng phương pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia trong ngành để trao đổi về các
giải pháp kiểm soát chuyển hượng giá tại Việt Nam cho phù hợp.
Về giải pháp: Sử dụng phương pháp quy nạp, so sánh giữa lý thuyết và thực tế
tại nước ta, kinh nghiệm kiểm soát giá chuyển nhượng một số nước áp dụng thành
công trên thế giới để đưa ra nhóm giải pháp khả thi.
Nguồn số liệu gồm số liệu thứ cấp dựa trên các nguồn của Tổng cục thống kê,
Cục thống kê Đồng Nai, báo cáo thường niên doanh nghiệp, Bộ Tài chính, Tổng
Cục thuế, Cục thuế Đồng Nai và một số nguồn khác có nguồn gốc đáng tin cậy.
5. Các công trình nghiên cứu đã công bố
Tính thời điểm năm 2017, có một số công trình nghiên cứu có liên quan và
một số bài báo đã đăng. Dưới đây là các công trình nghiên cứu tiêu biểu
+ Các công trình nghiên cứu là đề tài cấp ngành và luận văn thạc sĩ
- Đoàn Văn Trường (Chủ nhiệm đề tài) (1998), luận cứ khoa học và những
giải pháp chống bán phá giá hàng nước ngoài ở thị trường Việt Nam, Đề tài NCKH
cấp bộ, Viện NCKH Thị trường giá cả, Hà Nội. Với đề tài NCKH này, nhóm tác giả
đề cập sâu các căn cứ ở các công ty con bán phá giá nhờ giá chuyển nhượng thấp
hơn giá thành thực tế tại công ty con cùng tập đoàn sản xuất ra sản phẩm. Nhóm tác
giả chỉ ra sử bán phá giá giúp cho tập đoàn chiếm lĩnh thị trường và tránh thuế tại
quốc gia mà công ty đầu tư, tuy nhiên dưới góc độ tập đoàn thì không ảnh hưởng
đến lợi nhuận do công ty cho đã ghi giá chuyển nhượng tài sản, nguyên liệu đầu vào
và các phí phân bổ từ công ty mẹ rất cao. Từ đó nhóm tác giả đưa ra cách kiểm soát
giá chuyển nhượng.
- Nguyễn Ngọc Thanh (chủ nhiệm đề tài) (1999), Vấn đề chuyển giá tại các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở TP.HCM, chương trình đổi mới cơ chế

quản lý, UBND TP.HCM- Sở KH-CN-MT. Sau đó hiệu đính và bổ sung xuất bản
công trình Nguyễn Ngọc Thanh- Nguyễn Hoàng Dũng (2001), Định giá chuyển
giao và thủ thuật chuyển giá của các công ty đa quốc gia ở Việt Nam, NXB Tài
Chính, Hà Nội. Ở công trình nghiên cứu này nhóm tác giả chỉ ra kỹ các thủ thuật
chuyển giá chuyển nhượng của các công ty thành viên trong một tập đoàn ở TP
HCM và sau đó mở rộng nghiên cứu chung ở Việt Nam. Các nhà nghiên cứu đã
sớm thấy sự tác động tiêu cực đến nguồn thu thuế ở các công ty đầu tư nước ngoài


5
tại TP HCM và ở Việt Nam do thủ thuật chuyển giá tài sản, nguyên liệu đầu vào và
các bí quyết công nghệ vào thành lập công ty con, sau đó công ty con chỉ cần thu
hồi vốn và bán giảm giá nhưng công ty mẹ vẫn lãi, hệ quả là các công ty con của tập
đoàn ở Việt Nam lỗ nhưng vẫn mở rộng SXKD. Nhóm tác giả đã đề xuất việc kiểm
soát giá chuyển nhượng theo giá hợp lý để chống thất thu thuế ở các DN FDI đầu tư
tại TP HCM và Việt Nam.
Với các luận văn thạc sĩ của Luyện Vũ Đức Bình (2013) "Kiểm soát và ngăn
ngừa chuyển giá thông qua hệ thống thông tin kế toán ở các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”: Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí
Minh; Trần Thị Khánh Thy (2012) "Kiểm soát và chống chuyển giá đối với các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhìn nhận dưới góc độ kế
toán”: Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; Lê Thị Thanh Thảo
(2012) "Kiểm soát hoạt động chuyển giá của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam”:
Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; Hồng Phương Linh (2011)
"Kiểm soát và chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam”: Luận
văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; Dương Thị Ngọc Bích (2010)
"Chứng từ chuyển giá: Một trong những giải pháp hữu hiệu chống chuyển giá tại
Việt Nam." Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, các đề tài này
nghiên cứu này từ năm 2010 đến năm 2013 đã xoáy sâu vào khía cạnh chuyển giá
và thủ thuật chuyển giá của các công ty trong cùng tập đoàn, căn cứ vào thuế suất

khác nhau ở các quốc gia mà công ty con đầu tư, nhà quản trị tập đoàn xây dựng
chiến lược chuyển giá sao cho số thuế TNDN nộp là ít nhất và tối đa hóa lợi nhuận
tập đoàn. Nhìn chung về lý thuyết các đề tài này bổ sung lẫn nhau, khai thác theo
một số khía cạnh như căn cứ vào hệ thống chứng từ, căn cứ vào hệ thống thông tin
kế toán, căn cứ vào cách tính giá hợp lý tài sản, …. Từ đó đưa các các giải pháp có
liên quan đến kiểm soátt chuyển giá thông qua hoàn chỉnh và kiểm soát chứng từ,
hoàn chỉnh và kiểm soát cách truy xuất thông tin kế toán phục vụ thanh và kiển tra
thuế, hoàn thiện cách thu thập giá thị trường để tính lại giá chuyển nhượng làm căn
cứ truy thu thêm thuế TNDN. Tất cả các giải pháp đều có thể giúp luận văn tác giả
kế thừa trong các giải pháp đề xuất của đề tài.


6
Về góc độ hoàn thiện pháp luật chuyển giá để kiểm soát có nghiên cứu của
Phan Thị Liễu (2006), Chuyển giá- Lý luận, thực tiễn và pháp luật kiểm soát chuyển
giá ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại Học Luật TP.HCM. Tác giả dưới
góc độ luật pháp chỉ ra nhiều khe trống trong quản lý về luật pháp trong hoạt động
chuyển giá ở các tập đoàn FDI, từ đó để xuất hoàn thiện luật và các văn bản dưới
luật cho phép các cơ quan kiểm soát giá chuyển nhượng tập đoàn phục vụ cho quản
lý kinh tế, các đề xuất của tác giả dựa trên các căn cứ của OECD đã áp dụng.
Gần đây có nghiên cứu của Trần Phước Hòa (2016) "Đánh giá việc chuyển giá
đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Tỉnh Long An." Luận văn thạc
sĩ, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Đề tài nghiên cứu vào một tỉnh cụ thể có tính
nghiên cứu thực nghiệm với những con số cụ thể tại các DN FDI ở tỉnh Long An.
Qua phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích và quy nạp, tác giả cũng
đưa ra các cách vận dụng tính giá chuyển nhượng theo giá trị thường, làm căn cứ
kiểm soát giá chuyển nhượng của tập đoàn để truy thu thuế tại tỉnh Long An. Tuy
nhiên đề tài này nghiên về cách thanh tra và kiểm tra thuế trong các hoạt động
chuyển giá ở DN FDI.
+ Một bài báo tiêu biểu có liên quan qua các năm:

- Phan Thị Thành Dương (2008) “ Chuyển giá với Công ty đa quốc gia và vấn
đề kiểm soát bằng pháp luật”, Tạp chí Khoa Học Pháp Lý, số 4/2008, tr.6-13&19;
Đoàn văn Trường (2007), “Chống chuyển giá- kinh nghiệm một một số nước”, Tạp
chí kinh tế và dự báo, số 9/2007,tr.50-51; Phan Thị Liễu (2006), Chuyển giá- Lý
luận, thực tiễn và pháp luật kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật
học, Đại Học Luật TP.HCM; Đoàn Văn Trường (2005), “vấn đề chuyển giá của các
công ty đa quốc gia” , tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 328 (9/2005), tr.19-26; Phan
Hiển Minh (2001), “Biện pháp xác định giá thị trường đối với doanh nghiệp liên
kết- Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí phát triển kinh tế, số 131/2001, tr.7-9;
Nguyễn Ngọc Thanh (2001), “Thủ thuật chuyển giá của các công ty đa quốc giaTrường hợp Việt Nam”, Tạp chí phát triển kinh tế, số 131/2001; Nguyễn Thị Liên
Hoa (1999), “Đề xuất một số giải pháp chống chuyển giá trong các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”, Tạp chí Tài Chính số 421(11/1999), tr.22-24.


7
Nhìn chung các bài báo có một số trích từ kết quả nghiên cứu đã công bố, một
số viết có tính kết hợp thực tiễn từ một hội thảo, … tập trung đề cập đến các thủ
thuật chuyển giá theo lý thuyết và sự vận dung của các tập đoàn khi các quốc gia
mà có trụ sở công ty con có thuế suất khác nhau, thì các tập đoàn để xây dựng chiến
lược chuyển giá sao cho ít nộp thuế nhất và tối đa lợi nhuận, chiếm lĩnh thị trường
nội địa, báo lỗ liên tục nhưng vẫn mở rộng SXKD.
Từ các nghiên cứu về công trình cấp địa phương đến cấp nhà nước, các luận
văn thạc sĩ, bài báo nói chung đều tập trung vào kiểm soát chuyển giá, phần lớn
nghiên cứu dưới góc độ kiểm soát chuyển giá chống thất thu thuế khi cục thuế thanh
kiểm tra, có ít công trình nghiên cứu dưới góc độ kế toán và nghiên cứu thực
nghiệm cho một địa phương.
Khe trống để nghiên cứu đề tài là kiểm soát giá chuyển nhượng trong tập đoàn
FDI nhìn dưới góc độ kế toán và ở địa phương có số vốn đầu tư FDI tương đối lớn
và đa dạng như tỉnh Đồng Nai.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn chủ yếu đóng góp thực tế về kiểm soát giá chuyển nhượng tại các
DN FDI ở tỉnh Đồng Nai, cụ thể:
- Đánh giá xác đáng tình hình thực tế thực hiện giá chuyển nhượng và kiểm
soát giá chuyển nhượng tại các DN FDI ở tỉnh Đồng Nai.
- Đề xuất các biện pháp để kiểm soát tốt hơn giá chuyển nhượng đối với các
doanh nghiệp FDI.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về kiểm soát giá chuyển nhượng.
Chương 2: Thực trạng hoạt động kiểm soát giá chuyển nhượng của các doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Chương 3: Giải pháp tăng cường kiểm soát giá chuyển nhượng của các doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài ở tỉnh Đồng Nai.


8

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT GIÁ
CHUYỂN NHƯỢNG
1.1 Tổng quan về giá chuyển nhượng
1.1.1 Tổng quan về tập đòan kinh tế và các bên có liên kết
Tập đoàn kinh tế hay còn gọi là các công ty đa quốc gia là khái niệm để chỉ
các công ty sản xuất hoăc phân phối sản phẩm, cung cấp dịch vụ ở ít nhất 2 quốc
gia, có trụ sở ở nhiều nước khác nhau. Tập đòan kinh tế ngày càng phát triển mạnh
và một xu thế không thể khác trong thời đại cách mạng công nghệ số 4.0 toàn cầu,
các tập đoàn ngày càng có vai trò rất lớn trong việc ảnh hưởng quan trọng đến
hoạch định chính sách ở các quốc gia.
Theo mẫu hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế của
OECD (2010), các bên được coi là có quan hệ liên kết khi:

Một doanh nghiệp của một nước ký kết tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào
việc điều hành, kiểm soát hoặc góp vốn vào một doanh nghiệp của nước ký kết kia,
hoặc các đối tượng cùng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm
soát hoặc góp vốn vào một doanh nghiệp của nước ký kết và vào một doanh nghiệp
của nước ký kết kia.
Một số nước đưa ra khái niệm giao dịch liên kết bao gồm cả các giao dịch liên
kết diễn ra trong nước (Trung Quốc, Việt Nam…).
Nghiên cứu các đặc thù về hoạt động tập đoàn và các bên có liên kết để thấy
tại sao có sự chuyển giá và ảnh hưởng của kế toán, thuế từ việc chuyển giá, cụ thể:
 Đặc điểm hoạt động của các tập đoàn kinh tế:
- Quyền sở hữu tập trung
- Thường xuyên đeo đuổi những chiến lược quản trị SXKD toàn cầu
- Tính đa dạng về cấu trúc ngành SXKD, dịch vụ của tập đoàn
 Mục đích SXKD của các tập đoàn kinh tế:
- Sử dụng tối đa lợi thế cạnh tranh và tìm kiếm lợi nhuận
- Quốc tế hóa hoạt động nhằm chiếm lĩnh thị trường toàn cầu


9
- Phân tán rủi ro, tránh trốn thuế ở các quốc gia có thuế suất cao và tối ưu hóa
lợi nhuận tập đoàn.
1.1.2 Khái niệm về giá chuyển nhượng
Theo tài liệu hướng dẫn của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD,
2010): “Giá chuyển nhượng là giá áp dụng cho mục đích ghi sổ, dùng để xác định
giao giao dịch giữa các công ty thành viên, được thống nhất quản lý ở mức giá ảo
cao hay thấp nhằm tác động vào các khoản phải trả cho thu nhập hoặc chuyển vốn
giữa các công ty thành viên này”.
Như vậy khái niệm giá chuyển nhượng luôn gắn liền với các giao dịch giữa
các công ty thành viên trong cùng một tổ chức hay các bên có mối quan hệ liên kết
về tài chính.

Từ định nghĩa trên, có thể rút ra một số đặc trưng của chuyển giá:
- Đặc trưng thứ nhất: chuyển giá gắn liền với các giao dịch giữa các bên có
mối quan hệ liên kết trong một tổ chức.
- Đặc trưng thứ hai: chuyển giá phần lớn không phản ánh giá trị thực của
giao dịch.
- Đặc trưng thứ ba: chuyển giá có thể diễn ra trong các giao dịch liên kết
xuyên biên giới hoặc trong phạm vi một quốc gia.
- Đặc trưng thứ tư: chuyển giá làm tối ưu lợi nhuận tập đoàn và làm thay
đổi tổng nghĩa vụ phải nộp thuế của tập đoàn, dẫn đến sự tổn thất thuế của từng
quốc gia phải thu, mặc dù tổng thu nhập chịu thuế toàn tập đoàn không đổi.
1.1.3 Động cơ và tác động của giá chuyển nhượng
1.1.3.1 Động cơ giá chuyển nhượng
Về góc độ kinh doanh, xác định giá chuyển nhượng là một công cụ quản trị
của một công ty đa quốc gia. Các nhà quản trị của một công ty đa quốc gia có thể sử
dụng giá chuyển nhượng của các giao dịch nội bộ làm công cụ đánh giá hiệu quả
kinh doanh của từng đơn vị bộ phận trong công ty. Các nhà quản lý các đơn vị bộ
phận trong công ty được đặt trong tình trạng phải đưa ra các quyết định hợp lý nhất
về việc mua hay bán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong nội bộ hay từ bên ngoài
để có thể tối đa hóa lợi nhuận của bộ phận mình. Kết quả là hiệu quả kinh doanh đạt


10
được bởi từng đơn vị bộ phận sẽ dẫn đến hiệu quả kinh doanh của toàn công ty tăng
lên.
Về góc độ thuế, đối với người nộp thuế và cơ quan thuế thì giá chuyển nhượng
có ý nghĩa quan trọng bởi vì giá chuyển nhượng quyết định phần lớn thu nhập và
chi phí; kết quả là lợi nhuận chịu thuế của các doanh nghiệp liên kết trong các chế
độ thuế khác nhau. Giá chuyển nhượng là công cụ để một công ty đa quốc gia tối
thiểu hóa nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp, tối đa hóa lợi nhuận sau thuế của
toàn công ty bằng cách chuyển lợi nhuận sang các nước có thuế suất thấp hoặc bằng

0 (hoặc trong phạm vi một quốc gia thì chuyển lợi nhuận từ các bên không được
hưởng ưu đãi về thuế thu nhập sang các bên có ưu đãi).
Ngoài ra, hành vi chuyển giá còn nhắm đến một số động cơ như sau:
- Vô hiệu hóa các quy định kiểm soát ngoại hối. Nếu một quốc gia có những
quy định hạn chế việc chuyển lợi nhuận từ một công ty con về công ty mẹ ở nước
ngoài thì có thể vượt qua rào cản này bằng cách công ty mẹ định giá cao các khoản
thanh toán thương mại như tiền bản quyền, lãi cho vay, chi phí quản lý,…
- Tránh yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa của nước nhận đầu tư, thông qua việc
định giá thấp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu nhằm giảm tỷ lệ vật tư nguyên liệu nhập
khẩu, tăng tỷ lệ nội địa hóa.
- Bù đắp những biến động về ngoại hối. Sự không ổn định của đồng tiền,
các yêu cầu về cân đối ngoại tệ, các hạn chế trong việc tiếp cận nguồn ngoại tệ,…
đã làm gia tăng các rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại nước chủ nhà. Đây cũng là
một trong những lý do quan trọng để các công ty đa quốc gia xác định giá chuyển
nhượng nhằm chuyển lợi nhuận từ đồng tiền yếu sang đồng tiền mạnh.
- Áp lực cạnh tranh, thâm nhập thị trường. Thông qua việc định giá chuyển
nhượng, các doanh nghiệp trong cùng tập đoàn có thể xác định mức giá “lý tưởng”
trong tập đoàn nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
- Chuyển lợi nhuận từ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
sang các công ty tư nhân và tối đa hóa lợi ích của cổ đông lớn bằng sự trả giá của
các cổ đông nhỏ.
- Đối phó với yêu cầu tăng lương của người lao động thông qua việc cố tình
che dấu lợi nhuận của công ty.


11
1.1.3.2 Tác động của giá chuyển nhượng đối với quốc gia nhận đầu tư
Theo sách giáo khoa chuyên ngành của BPP (năm 2013), Quản trị hiệu quả
kinh doanh, việc chuyển giá của các công ty đa quốc gia có những tác động đến
quốc gia tiếp nhận đầu tư như sau:

Vốn nước ngoài có thể bị chuyển dần ra khỏi nước tiếp nhận đầu tư; thất thu
thuế; tạo ra một sự độc quyền về nhãn hiệu sản phẩm từ chính sách bán hạ giá sản
phẩm đầu ra, đẩy các doanh nghiệp cạnh tranh trong nước vào thế bất lợi; Sự thua lỗ
của các liên doanh, công ty con làm giảm sự tham gia của đối tác trong nước dẫn
đến tình trạng mất vốn, công ty mẹ thôn tính hoàn toàn; trong dài hạn, chuyển giá sẽ
làm thay đổi đầu tư trong nền kinh tế quốc dân, làm giảm tính cạnh tranh của nền
kinh tế, tăng sự phụ thuộc của nước tiếp nhận đầu tư vào các công ty đa quốc gia và
ảnh hưởng tiêu cực đến các điều khoản thương mại và cán cân thanh toán quốc gia.
Nhằm kiểm soát vấn đề chuyển giá, hiện nay có hai hệ thống được sử dụng để
phân bổ lợi nhuận giữa các bên có mối quan hệ liên kết: nguyên tắc giá thị trường
(ALP) và nguyên tắc phân chia theo một công thức định trước (FA).
Nguyên tắc FA xem một công ty đa quốc gia hay một công ty đa thành viên
của tập đoàn như một thực thể đơn lẻ trên cơ sở kết quả kinh doanh hợp nhất, và FA
thực hiện phân bổ theo một công thức định sẵn, một phần kết quả hợp nhất của tập
đoàn hay của các đơn vị thành viên có hoạt động kinh doanh ở những nơi có chế độ
thuế khác nhau. Nguyên tắc này được áp dụng ở một số nước liên bang như Hoa
Kỳ, Canada và Thụy Sĩ để phân bổ kết quả trên toàn liên bang của một công ty đa
quốc gia cho từng đơn vị thành viên có hoạt động kinh doanh ở các bang. Ủy ban
châu Âu cũng đang nghiên cứu để đưa nguyên tắc FA vào cơ sở Thuế thu nhập hợp
nhất của hợp nhất thu nhập toàn tập đoàn, để phân bổ thu nhập của các công ty
SXKD tại EU và toàn cầu.
Tuy nhiên, theo OECD và hầu hết các nước thành viên OECD kể cả các nước
không phải là thành viên của OECD không công nhận việc áp dụng nguyên tắc FA
trên toàn cầu, vì cho rằng nguyên tắc này không phản ánh tình trạng kinh tế của các
thành viên trong một công ty đa quốc gia.
Nguyên tắc “giá thị trường” hay “nguyên tắc giao dịch độc lập” là nguyên tắc
được các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp và các cơ quan thuế áp dụng phổ biến để


12

xác định tính hợp lý của các giao dịch liên kết nhằm ngăn chặn hành vi chuyển giá
và bảo vệ cơ sở tính thuế (nguồn thu).
1.2 Các hình thức giá chuyển nhượng
1.2.1 Giá chuyển nhượng phát sinh trong giao dịch chuyển nhượng tài sản
hữu hình (nguyên liệu, hàng hóa, tài sản cố định, công cụ, dụng cụ) giữa các
bên liên kết
Để giảm thiểu nghĩa vụ thuế tính tổng hợp chung cho cả tập đoàn trên toàn
cầu, các bên liên kết đã xây dựng kế hoạch tránh thuế bằng cách chuyển một phần
hoặc toàn bộ thu nhập trước thuế từ bên liên kết tại nước phải chịu mức thuế suất
cao hoặc từ bên liên kết không được hưởng ưu đãi thuế sang bên liên kết tại nước
chịu mức thuế suất thấp hoặc bên liên kết được hưởng ưu đãi thuế để hưởng lợi.
Bằng cách này, doanh nghiệp chịu mức thuế suất thấp hoặc được hưởng ưu đãi thuế
mua nguyên liệu, hàng hóa, tài sản cố định, công cụ, dụng cụ với giá cao hơn giá thị
trường, dẫn tới lợi nhuận thu được từ các doanh nghiệp này sẽ tăng lên. Ngược lại,
doanh nghiệp chịu mức thuế suất cao hoặc không được hưởng ưu đãi thuế sẽ mua
nguyên liệu, hàng hóa, tài sản cố định cao hơn giá thị trường hoặc bán nguyên liệu,
hàng hóa, tài sản cố định với giá thấp hơn giá thị trường dẫn tới lợi nhuận thu được
từ các doanh nghiệp này sẽ giảm đi. Bằng cách thức chuyển giá như vậy thì tổng lợi
nhuận trước thuế tính chung cho cả tập đoàn sẽ giảm đi tương ứng với mức độ
chênh lệch giá mua, giá bán so với giá thị trường.


13
VIỆT NAM

NƯỚC B
Giá 1SP: 150

Chi phí 1SP


Các
bên
độc
lập

Công ty
con N

Giá 1SP: 200
Các
công ty
độc lập

Công
ty mẹ
M
Công ty
độc lập A

100

00

Giá 1SP: 170

Giá 1SP: 200

(Nguồn: Thông tư 66/2010/TT-BTC)
Sơ đồ 1.1: Giá chuyển nhượng phát sinh trong giao dịch chuyển nhượng TSHH
 Phân tích kế hoạch tránh thuế

Giả định không tính chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, điều kiện giao
dịch bán sản phẩm của Công ty M cho Công ty con N tương tự với điều kiện bán sản
phẩm của Công ty M cho Công ty độc lập A. Về phương diện báo cáo KQKD của kế
toán như sau:
Giao dịch M -> N
Công ty M

Công ty N

Tổng Hợp

KQ c.ty M và N
Doanh thu

150

Doanh thu

200

Doanh thu

200

Chi phí

100

Chi phí


150

Chi phí

100

Lợi nhuận

50

Lợi nhuận

50

Lợi nhuận

100

Thuế TNDN(25%)

12.5

Thuế TNDN(10%)

5

Thuế TNDN

17.5


Lợi nhuận sau thuế

37.5

Lợi nhuận sau thuế

45

Lợi nhuận sau thuế

82.5

Theo kết quả phân tích việc thực hiện kế hoạch tránh thuế nêu tại bảng trên,
Giao dịch M -> A
Công ty M

Công ty A

Tổng Hợp

KQ c.ty M và A
Doanh thu

170

Doanh thu

200

Doanh thu


200

Chi phí

100

Chi phí

170

Chi phí

100

Lợi nhuận

70

Lợi nhuận

30

Lợi nhuận

100

Thuế TNDN(25%)

17.5


Thuế TNDN(10%)

3

Thuế TNDN

20.5

Lợi nhuận sau thuế

52.5

Lợi nhuận sau thuế

27

Lợi nhuận sau thuế

79.5


14
Công ty mẹ M tại Việt Nam bán sản phẩm cho Công ty con N với giá thấp hơn
giá thị trường đối với mỗi đơn vị sản phẩm là 20 (170- 150= 20). Khi đó, Công ty
mẹ M đã chuyển một phần lợi nhuận tương ứng là 20 sang Công ty con N (7050=20) dẫn tới số thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty mẹ phải nộp tại Việt Nam
giảm là: 20 x 25% = 5
Đồng thời số thuế Công ty con N phải nộp tại nước B tăng là: 20 x 10% = 2
Tổng nghĩa vụ thuế của cả 2 Công ty M và N giảm là: 5 – 2 = 3 (hoặc 20.5 –
17.5 = 3)

Kết luận: Tổng lợi nhuận tập đoàn trước thuế không thay đổi nhưng số thuế
nộp ở tập đoàn giảm, chủ yếu là giảm ở các nước có mức thuế suất cao, dẫn đến lợi
nhuận sau thuế tập đoàn tối đa.
Trong trường hợp này, nếu bên nước thứ 3 đang kêu gọi đầu tư với thuế suất
bằng 0, thì tập đoàn sẽ mở công ty con N1, sau đó về danh nghĩa hồ sơ, chứng từ
mua bán từ M sang N1 với giá chuyển nhượng thấp nhất, công ty N1 chuyển
nhượng giá cho công ty N giá cáo nhất mà N1 bán ra, như vậy toàn bộ lợi nhuận tập
đoàn sẽ tính hết cho cty N1 và miễm thuế hoàn toàn, rồi từ N bán ra theo giá mua
của N1 nên không có lợi nhuận ở công ty N.
Trường hợp trên thì nước N1 thường hay gọi là “quốc gia - thiên đường trốn
thuế”.
Ví dụ trên là chuyễn lãi, ngược lại để tránh đánh thuế toàn bộ và dồn lợi nhuận
về một công ty con thành viên ở quốc gia có mức thuế suất thấp nhất thì các công ty
còn chuyển giá lỗ tại các công ty thành viên mà nhà quản trị tập đoàn thấy có lợi
nhất, cách làm cũng tương tự như trên.
1.2.2 Giá chuyển nhượng phát sinh trong giao dịch chuyển giao tài sản vô
hình (quyền tác giả, nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng, bí quyết, thương hiệu,
quyền kinh doanh, chương trình/phần mềm máy tính…) giữa các bên liên kết
Tài sản vô hình được chuyển giao giữa các bên liên kết thường bao gồm:


×