Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHỤC hồi THÂN RĂNG sữa ở TRẺ EM từ 3 5 TUỔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHỤP ZIRCONIA và sự hài LÒNG của CHA mẹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.25 KB, 53 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN ANH DNG

ĐáNH GIá HIệU QUả PHụC HồI THÂN RĂNG SữA
ở TRẻ EM Từ 3-5 TUổI BằNG PHƯƠNG PHáP CHụP
ZIRCONIA Và Sự HàI LòNG CủA CHA Mẹ

CNG LUN VN CHUYấN KHOA II

H NI - 2019
B GIO DC V O TO

B Y T


TRNG I HC Y H NI
===========

NGUYN ANH DNG

ĐáNH GIá HIệU QUả PHụC HồI THÂN RĂNG
SữA
ở TRẻ EM Từ 3-5 TUổI BằNG PHƯƠNG PHáP
CHụP
ZIRCONIA Và Sự HàI LòNG CủA CHA Mẹ
Chuyờn ngnh : Rng Hm Mt


Mó s
: CK.62720164

CNG LUN VN CHUYấN KHOA II
Ngi hng dn khoa hc:
1. PGS.TS. Vừ Trng Nh Ngc
2. PGS.TS. Ngụ Vn Ton


HÀ NỘI - 2019DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CSSK
CSSKRM
CSSKRHM

Chăm sóc sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe răng miệng
Chăm sóc sức khỏe răng hàm mặt


MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục hình, biều đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài..................................................3
1.1.1. Sâu răng...........................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm lâm sàng, các hình thái lâm sàng sâu răng thường gặp
ở trẻ em.........................................................................................3

1.1.3. Các phương pháp điều trị phục hồi sâu răng.....................................5
1.1.4. Các lựa chọn cho chụp răng trẻ em...................................................6
1.2. Hiệu quả điều trị phục hồi thân răng sữa ở trẻ em từ 3-5 tuổi bằng
phương pháp bằng chụp Zirconia..........................................................7
1.3. Hài lòng của trẻ và gia đình khi sử dụng dịch vụ CSSKRHM..............8
1.3.1. Sự kỳ vọng của người bệnh trong dịch vụ chăm sóc nha khoa...........9
1.3.2. Đánh giá của người bệnh về chất lượng dịch vụ chăm sóc nha khoa.....10
1.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh nha khoa..11
1.4. Các nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi DSQ...........................................15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........18
2.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................18
2.2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................19
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................19
2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu......................................................................19
2.2.3. Quy trình kỹ thuật chụp Zirconia....................................................19


2.2.4. Kỹ thuật thu thập thông tin.............................................................23
2.2.5. Biến số nghiên cứu.........................................................................24
2.3. Phân tích số liệu..................................................................................26
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu...................................................................27
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................28
3.1. Đặc trưng của các đối tượng nghiên cứu.............................................28
3.2. Hiệu quả can thiệp chụp răng bằng Ziconia có sẵn.............................29
3.3. Hài lòng về dịch vụ can thiệp chụp răng bằng Ziconia có sẵn............31
3.3.1. Sự hài lòng của cha mẹ với các yếu tố thuận tiện............................31
3.3.2. Sự hài lòng của bệnh nhân với các yếu tố chất lượng tại Trung tâm.....31
3.3.3. Sự hài lòng của cha mẹ với các yếu tố kiểm soát đau......................32
3.3.4. Sự hài lòng của cha mẹ với các yếu tố chi phí.................................32
3.3.5. Sự hài lòng chung của cha mẹ........................................................33

CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................34
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Mức độ hài lòng của cha mẹ với chụp sứ Zirconia răng cửa của trẻ.....24
Bảng 2.2. Đánh giá của cha mẹ về hiệu ứng của chụp Zirconia vùng răng cửa
của trẻ em......................................................................................25
Bảng 3.1. Thông tin chung của trẻ..................................................................28
Bảng 3.2. Thông tin chung của cha/mẹ...........................................................28
Bảng 3.3. Hiệu quả can thiệp trên lâm sàng về chức năng ăn nhai.................29
Bảng 3.4. Hiệu quả can thiệp trên lâm sàng về chức năng thẩm mỹ..............29
Bảng 3.5. Các biến chứng sớm........................................................................29
Bảng 3.6. Các biến chứng muộn.....................................................................30
Bảng 3.7. Đánh giá của cha mẹ trẻ về hiệu quả chụp Zirconia đến sức khoẻ
răng miệng.....................................................................................30
Bảng 3.8. Sự hài lòng với các yếu tố thuận tiện.............................................31
Bảng 3.9. Sự hài lòng của cha mẹ với các yếu tố chất lượng..........................31
Bảng 3.10. Sự hài lòng với các yếu tố kiểm soát đau.....................................32
Bảng 3.11. Sự hài lòng với chi phí điều trị......................................................32


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 3.1. Thực trạng hài lòng chung.........................................................33
Hình 1.1. Hình ảnh sâu răng trẻ em...................................................................3
Hình 1.2. Hình ảnh sâu răng cửa hàm trên........................................................4
Hình 1.3. Hình ảnh trước và sau chụp răng Zirconia........................................5
Hình 1.4. Hình ảnh trước và sau chụp răng thép...............................................5

Hình 1.5. Các kỹ thuật chụp răng......................................................................6
Hình 1.6. Các kỹ thuật chụp thép và composite................................................6
Hình 1.7. Kỹ thuật chụp răng Zirconia điều trị phục hồi thân răng sữa............7
Hình 1.8. Các ưu điểm của kỹ thuật chụp răng Zirconia có sẵn......................7
Hình 1.9. Các ưu điểm của kỹ thuật chụp răng Zirconia có sẵn.......................8
Hình 2.1. Lựa chọn chụp răng Zirconia..........................................................20
Hình 2.2. Sửa soạn răng trước.........................................................................20
Hình 2.3. Tạo đường hoàn tất..........................................................................21
Hình 2.4. Kiểm tra sát khít và sửa soạn cùi răng.............................................21
Hình 2.5. Chuẩn bị xi măng cho chụp Zirconia..............................................22
Hình 2.6. Gắn chụp Zirconia cho răng............................................................22
Hình 2.7. Chỉnh sửa chụp Zirconia.................................................................23
Hình 2.8. Hoàn tất và đánh bóng chụp Zirconia.............................................23


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho biết sâu răng ở trẻ em là một bệnh
dịch âm thầm (có khoảng từ 30-80% trẻ em bị sâu răng sữa) [1], [2]. Chăm
sóc răng miệng cho trẻ em là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cha/mẹ các
trẻ cần tham gia vào quá trình ra quyết định khám chữa bệnh cho trẻ [3]. Phục
hồi thân răng sữa cho trẻ em có nhiều kỹ thuật, trong đó kỹ thuật chụp
Zirconia có sẵn là một kỹ thuật có nhiều ưu điểm. Tỷ lệ thành công phục hồi
thân răng sữa rất cao (dao động trên 85%) và các biến chứng sớm và muộn
đều có tỷ lệ rất thấp [1], [2], [4], [5]. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các công trình
nghiên cứu về hiệu quả phục hồi thân răng sữa cho trẻ em bằng kỹ thuật chụp
Zirconia có sẵn là rất hiếm.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về sự hài lòng của người bệnh trong
các lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ (CSSK) nói chung cũng như trong chăm sóc

sức khoẻ răng miệng (CSSKRM) nói riêng. Một số nghiên cứu trên thế giới
cho biết mức độ hài lòng chung về CSSKRM dao động từ 50-95%, cao hơn ở
các quốc gia phát triển và thấp hơn ở các quốc gia đang phát triển [4], [5]. Sự
hài lòng của người bệnh phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau trong
đó mức độ hài lòng phục thuộc nhiều vào mong muốn của người bệnh, nhận
thức chủ quan và trải nghiệm về dịch vụ chăm sóc răng miệng. Ngoài ra có
mối liên quan chặt chẽ giữa thái độ và kỹ năng của bác sỹ răng hàm mặt và
chi phí cũng như hiệu quả của điều trị. Tại Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu
của Bộ Y tế năm 2016, sự hài lòng chung của người bệnh về dịch vụ CSSK
nói chung ở khoảng 80%, tuy nhiên mức độ hài lòng cho từng loại dịch vụ là
khác nhau [6]. Nghiên cứu ở Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y
Hà Nội năm 2019 đã chỉ ra rằng tỷ lệ hài lòng chung của bệnh nhân với dịch
vụ chăm sóc răng hàm mặt chiếm 95,4%, trong đó rất hài lòng chiếm 55,4%


2

[7]. Đồng thời nghiên cứu cũng nêu ra 7 yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự
hài lòng của người bệnh bao gồm: Hiệu quả của điều trị, điều kiện chăm sóc
sức khỏe phù hợp với người bệnh, hiểu biết thông tin về cơ sở y tế, sự quan
tâm và chăm sóc của nhân viên y tế, tính thuận tiện, ấn tượng ban đầu, danh
tiếng cơ sở điều trị và viện phí. Kết quả cho thấy người bệnh hầu như chưa
hài lòng về chất lượng dịch vụ cũng như sự hài lòng của người bệnh chưa
được quan tâm một cách thấu đáo [7]. Tuy nhiên,cho đến nay vẫn còn rất ít
nghiên cứu về sự hài lòng của người bệnh về dịch vụ khám chữa bệnh răng
hàm mặt. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Đánh giá hiệu quả phục hồi thân răng sữa và sự hài lòng ở trẻ em từ
3-5 tuổi bằng phương pháp chụp Zirconia” với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá hiệu quả điều trị phục hồi thân răng sữa ở trẻ em từ 3-5 tuổi
bằng phương pháp bằng chụp Zirconia có sẵn tại Viện Đào tạo Răng

Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội năm 2019-2020.
2. Mô tả sự hài lòng cha/mẹ của trẻ được điều trị trị phục hồi thân răng
sữa bằng chụp Zirconia có sẵn ở những trẻ em trên.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Sâu răng
Bệnh sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn phổ biến nhất ở trẻ em, có thể
gây đau, ảnh hưởng đến ăn uống, học hành, nói, vui chơi của trẻ, gây tốn
nhiều thời gian và tiền bạc, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những
biến chứng nguy hiểm. Nhìn chung, tốc độ tiến triển của các tổn thương sâu
răng ở răng sữa nhanh hơn ở răng vĩnh viễn do lớp men mỏng và độ khoáng
hóa thấp. Đối với RVV, thời gian trung bình để một tổn thương ở men tiến
triển vào ngà là 2-3 năm, trong khi đó phân tích trên phim Xquang cho thấy
69/71 tổn thương chỉ ở men sẽ tiến triển vào ngà trong vòng 1 năm [8]
1.1.2. Đặc điểm lâm sàng, các hình thái lâm sàng sâu răng thường gặp ở
trẻ em
Sâu răng là một quá trình nhưng xuất hiện đột ngột, lan rộng trên nhiều
răng, tổn thương nhanh chóng đến tủy răng và xảy ra trên cả các răng thường
được cho là miễn nhiễm với sâu răng dạng thông thường”

Hình 1.1. Hình ảnh sâu răng trẻ em
Khi bệnh nhân có quá nhiều răng sâu cần phải xác định xem có phải
bệnh nhân là người nhạy cảm cao với sâu răng và đó là một đợt bùng phát của



4

sâu răng lan nhanh hay do tình trạng vệ sinh răng miệng kém, không được
khám răng trong thời gian dài. Đặc điểm khác biệt của sâu răng lan nhanh là
tổn thương mặt bên răng cửa dưới và vùng cổ răng, có thể gặp ở mọi lứa tuổi
nhưng hay gặp nhất ở tuổi thiếu niên.
Sâu răng sớm ở trẻ em- sâu răng do bú bình: là tình trạng xuất hiện một
hoặc nhiều tổn thương sâu, mất răng, các mặt răng sâu đã được trám trên bất
kỳ răng sữa nào ở trẻ 71 tháng tuổi hoặc nhỏ hơn. Sâu răng sớm trầm trọng là
tình trạng xuất hiện bất kỳ một dấu hiệu sâu răng mặt nhẵn nào ở trẻ dưới 3
tuổi. Trên lâm sàng, tổn thương sâu răng ở trẻ 2,3 và 4 tuổi xuất hiện rất điển
hình và theo một dạng đặc thù: các răng cửa trên bị ảnh hưởng sớm nhất và
nặng nhất, sau đó đến các răng hàm sữa thứ nhất hàm trên và hàm dưới, đôi
khi các răng nanh dưới cũng bị ảnh hưởng, các răng cửa dưới thường không
bị ảnh hưởng gì. Vì tổn thương có tính chất phát triển nhanh, đa số trên các bề
mặt vốn đề kháng tốt với sâu răng (mặt nhẵn, mặt ngoài răng cửa trên)nên có
thể coi đó là một dạng đặc biệt của sâu răng lan nhanh [9]

Hình 1.2. Hình ảnh sâu răng cửa hàm trên
Sâu răng dạng ẩn: là thuật ngữ để mô tả tổn thương sâu răng ở lớp ngà
thường không phát hiện được trên lâm sàng, nhưng đủ lớn và mất khoáng để
phát hiện được bằng phim Xquang cánh cắn.


5

1.1.3. Các phương pháp điều trị phục hồi sâu răng
Hàn phục hồi răng hay hàn vĩnh viễn, làm inlay, onlay hay làm chụp răng
bằng các kỹ thuật khác nhau. Trong các phương pháp trên, làm chụp hay một
phục hình toàn bộ trên răng sữa là cần thiết và có nhiều ưu điểm sau [10],

[11], [12], [13]:
-

Phục hồi hình dạng giải phẫu răng sữa
Phục hồi chức năng răng sữa
Phòng tái nhiễm khuẩn và sâu thứ phát
Phòng sâu răng kế cận
Cải thiện tiên lượng điều trị

Hình 1.3. Hình ảnh trước và sau chụp răng Zirconia

Hình 1.4. Hình ảnh trước và sau chụp răng thép


6

1.1.4. Các lựa chọn cho chụp răng trẻ em
Hiện nay, có khá nhiều kỹ thuật chụp răng cho trẻ em như chụp răng
thép, chụp răng bằng composte và chụp răng bằng Zirconia có sẵn [14]. Điều
quan trọng nhất là các bác sỹ răng hàm mặt cần khám lâm sàng và Xquang
thật kỹ, cân nhắc và lựa chọn kỹ thuật chụp răng phù hợp cho từng trường
hợp có chỉ định chụp răng [8].

Hình 1.5. Các kỹ thuật chụp răng

Hình 1.6. Các kỹ thuật chụp thép và composite


7


Hình 1.7. Kỹ thuật chụp răng Zirconia điều trị phục hồi thân răng sữa
Trong các loại phục hình trên, chụp sứ làm sẵn Zirconia Crown tỏ rõ ưu
thế với những ưu điểm như sau [4]:
- Là chụp thẩm mỹ thông minh đầu tiên trên thế giới
- Sản xuất bởi công nghệ hiện đại
- Thiết kế tự động, mỏng, tương hợp sinh học và bền theo công nghệ
của Đức
- Sản phẩm dựa trên bằng chứng lâm sàng có bản quyền.
1.2. Hiệu quả điều trị phục hồi thân răng sữa ở trẻ em từ 3-5 tuổi bằng
phương pháp bằng chụp Zirconia

Hình 1.8. Các ưu điểm của kỹ thuật chụp răng Zirconia có sẵn


8

Hình 1.9. Các ưu điểm của kỹ thuật chụp răng Zirconia có sẵn
Nguồn: Nguyễn Anh Dương
Trên thế giới kỹ thuật chụp răng Zirconia có sẵn đã được áp dụng
nhiều nhưng tại Việt Nam mới bắt đầu áp dụng kỹ thuật này nhưng chưa có
nghiên cứu đánh giá hiệu quả cũng như mức độ hài long của bệnh nhân về
kỹ thuật này.
1.3. Hài lòng của trẻ và gia đình khi sử dụng dịch vụ CSSKRHM
Donabedian cho rằng mục đích của chăm sóc sức khỏe không chỉ nhằm
cải thiện tình trạng sức khỏe mà còn đáp ứng được nhu cầu và sự mong đợi
của người bệnh trong quá trình chăm sóc để làm hài lòng họ. Tác giả cũng
nhận định giao tiếp đóng vai trò như một cỗ xe chở các thông tin của người
bệnhđể giúp chẩn đoán, để lựa chọn cách điều trị mà nhờ đó sự chăm sóc kỹ
thuật được thành công [15]. Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá sự hài lòng của
người bệnh bao gồm: cơ sở vật chất của dịch vụ, sự giúp đở của các nhân viên

hỗ trợ, các nguồn thông tin, năng lực của đội ngũ nhân viên, giá dịch vụ, sự
phù hợp của dịch vụ so với nhu cầu của họ, tính sẵn có của dịch vụ, thời gian
chờ đợi, hiệu quả của dịch vụ [16]. Khi quan tâm đến phạm vi chăm sóc, giá,
mạng lưới chăm sóc thì đo lường mức độ hài lòng của người bệnh được xem


9

là những đo lường quá trình; khi quan tâm đến chuyên môn giúp giải quyết
vấn đề sức khỏe của người bệnh thì đo lường được xem là đo lường kết quả.
Nghiên cứu của Bold đã đưa ra nguyên nhân chính cho việc thay đổi nha sỹ
khi nghiên cứu tại cácngười bệnh đó là sự thiếu tương tác giữa bác sỹ và
người bệnh. Hơn nữa sự hợp tác điều trị và kết quả điều trị cũng bị ảnh hưởng
bởi sự hài lòng của người bệnh, đặc biệt trong kỹ thuật chỉnh nha hay nha chu
khi mà yếu tố hợp tác của người bệnh là rất quan trọng. Vì vậy, sự tương tác
trong điều trị giữa bác sĩ và người bệnh là yếu tố tiên quyết tạo được sự tin
tưởng và hợp tác của bệnh nhân. Đó được coi là chiếc chìa khoá thành công
cho tất cả nha sỹ.
1.3.1. Sự kỳ vọng của người bệnh trong dịch vụ chăm sóc nha khoa
Dựa trên kết quả thu được Lahti và Unell đã đưa ra một hình mẫu nha
sỹ lý tượng dựa trên những mong muốn của người bệnh với các đặc tính được
xắp xếp theo thứ tự từ trên xuống như sau: Đầu tiên nha sỹ cần phải là
người giỏi giao tiếp và biết nhiều thông tin. Thứ hai nha sỹ cần phải
nghiêm túc và rõ ràng. Thứ ba là nha sỹ cần nhẹ nhàng và thấu hiểu người
bệnh. Thứ tư là bác sỹ cần giữ khoảng cách với một chừng mực nhất định.
Cuối cùng là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề rõ ràng. Những ý kiến riêng về
bác sỹ lý tưởng mà người bệnh đưa ra được thống kê bởi phương pháp báo
cáo theo bậc thang đánh giá của Likert. Trước và ngay sau khi điều trị, cả
người bệnhvà nha sỹ đều điền vào bảng câu hỏi có chứa những phát biểu
giống nhau. Sự khác biệt giữa thông tin và chỉ số thu lại từ nhóm bác sỹ và

người bệnhcho thấy trong khi người bệnh muốn được trình bày nhiều hơn
và được khích lệ nhiều hơn từ nha sỹ thì những nha sỹ lại chỉ quan tâm đến
việc người bệnh có hứng thú với việc điều trị hay không hoặc họ có nghe
theo những hướng dẫn của bác sỹ hay không [17].


10

Đồng thời hai tác giả là Newsome and Wright quan sát thấy rằng hiểu
biết về sự kỳ vọng của người bệnh là vô cùng quan trọng, điều này không chỉ
giúp cho những nha sỹ thay đổi cả về quá trình cung cấp dịch vụ mà còn về
kết quả điều trị để có thể đáp ứng được sự mong đợi của người bệnh và đảm
bảo người bệnh hợp tác với những dịch vụ mà họ cung cấp [18]. Tác giả Clow
trong nghiên cứu của mình cũng đưa ra hình ảnh nha sỹ trong mắt người
bệnh, những ấn tượng hữu hình, điều kiện khách quan và kinh nhiệm trước đó
có ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh, trong khi những vấn đề về giá
cả hay thương hiệu thì không có sự tác động của những yếu tố này [19].
1.3.2. Đánh giá của người bệnh về chất lượng dịch vụ chăm sóc nha khoa
Với sự phát triển tăng nhanh của ngành Nha khoa trong hệ thống bệnh
viện công cũng như các phòng khám, bệnh viện tư nhân. Chất lượng luôn là
mối quan tâm chính cho ngành nha khoa nói riêng và ngành y nói chung. Trong
sự tương tác giữa người bệnh và nha sỹ khi đem ra so sánh với những ngành
nghề khác thì mối tương quan đó là vô cùng quan trọng, quyết định đến chất
lượng dịch vụ chăm sóc. Newsome luôn được coi là một chuyên gia trong
ngành nha khoa, người đã đưa ra khái niệm một dịch vụ chăm sóc nha khoa tốt
là gì. Theo ông chất lượng dịch vụ quan trọng hơn nó được nhìn trên quan điểm
của người bệnh [18].
Một nghiên cứu khác của Burke đánh giá những tiêu chuẩn cho một
dịch vụ nha khoa tốt được tiến hành trên người bệnh và những nhà lâm sàng
nha khoa nhận ra rằng tiêu chuẩn được đưa ra bởi người bệnhcao hơn so với

tiêu chuẩn được đưa ra từ những nhà lâm sàn [20]. Hầu hết những nghiên cứu
đều tập trung với năm yếu tố cơ bản, ảnh hưởng trực tiếp tới sự hài lòng của
người bệnh. Khi sử dụng dịch vụ nha khoa, những tiêu chí này cũng đồng thời
phù hợp với những khía cạnh chất lượng dịch vụ được Parasuraman and Berry
đưa ra đó là: năng lực kỹ thuật, khả năng giao tiếp, sự thuận tiện, giá cả và
điều kiện cơ sở vật chất [21].


11

1.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh nha khoa
1.3.3.1.Vai trò của yếu tố năng lực chuyên môn
Theo tác giả Karydis tiêu chí này được đưa ra bởi nghiên cứu được coi
như là yếu tố quyết định then chốt cho sự hài lòng trong chăm sóc nha khoa.
Mặc dù một cách khách quan thì người bệnh khó có thể đánh giá được năng
lực chuyên môn của bác sỹ một cách chính xác. Do đó xây dựng những ấn
tượng về dịch vụ thông qua những yếu tố khác mà đôi khi không liên quan tới
chuyên môn của các nhà lâm sàng. Thông thường những đánh giá này phụ
thuộc chủ quan về vấn đề sát trùng và khử trùng (an toàn người bệnh) là một
trong những yếu tố quan tâm hàng đầu trên một nhóm người bệnh [22].
1.3.3.2. Vai trò của yếu tố giao tiếp
Bên cạnh yếu tố tay nghề cao, tác giả Newsome cũng chỉ ra rằng sự
thành công của dịch vụ nha khoa phục thuộc vào yếu tố thái độ của bác sỹ hay
nha sỹ đối với người bệnh và trên cách mà họ tương tác với người bệnh. Do
sự giao tiếp tham gia vào quá trình chăm sóc người bệnh nên nó được xây
dựng là nền tảng nhận thức quan trọng trong mối tương quan giữa người bệnh
và nha sỹ. Sự hài lòng của người bệnh hay chất lượng của dịch vụ liên quan
rất mật thiết với thái độ tích cực của bác sỹ và kỹ năng giao tiếp. Những nhà
lâm sàng nên chú trọng vào từng người bệnh và xây dựng một mối giao tiếp
thực sự với họ. Thái độ giao tiếp tích cực với người bệnh không chỉ là yếu tố

duy nhất góp phần vào sự hài lòng của người bệnh mà nguyên tắc tôn trọng
hợp tác nghĩa là nha sỹ giải thích chi tiết cho người bệnh để người bệnh có thể
hiểu một cách cặn kẽ trước khi chủ động quyết định điều trị là yếu tố rất quan
trọng. Những người bệnh đưa ra sự lựa chọn điều trị cho chính mình luôn cảm
thấy hài lòng với quá trình điều trị so với những người bệnh bị điều trị thụ
động theo quyết định của nha sỹ. Do đó những nhà lâm sàng nên tập trung
vào kỹ năng giao tiếp thậm chí cần được đào tạo một cách bài bản.


12

Cùng trong nghiên cứu này, tác giả Mellor (1995) đã chứng minh được
kỹ năng giao tiếp của nha sỹ và người bệnh là yếu tố quan trọng nhất ảnh
hưởng tới sự hài lòng của người bệnh. Không giống với trình độ tay nghề,
những bệnh nhân khi được tham gia vào quá trình đánh giá đặc điểm quan
trọng nhất mà một nha sỹ nên có đã cho thấy rằng 90 % những người tham
gia đánh giá kỹ năng giao tiếp như là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới
lòng tin và sự chung thành của người bệnh [23]. Kỹ năng giao tiếp đã chứng
minh là yếu tố quan trọng trong việc hạn chế sự bất mãn của người bệnh hay
việc quy tội đổ thừa trách nhiệm trong một số trường hợp.
1.3.3.3. Yếu tố thuận tiện
Yếu tố thuận tiện có vẻ không ảnh hưởng quá mạnh lên người bệnh
như yếu tố giao tiếp, trình độ chuyên môn của nha sĩ. Những nghiên cứu gần
đây về các đặc tính thuận tiện như là thời gian làm việc đã chỉ ra rằng ba yếu
tố ít ảnh hưởng nhất lên thái độ của người bệnh là thời gian hoạt động của
phòng khám, thời gian chờ đợi và thời gian điều trị trong mỗi lần đến khám.
Nha sỹ không nên quá chú trọng vào những yếu tố thuận lợi như vị trí xây
dựng phòng mạch hay thuận tiện cho việc đỗ xe mà nên tập trung hơn vào
chất lượng của những dịch vụ chính như là nâng cao kỹ năng tay nghề, thái
độ tiếp đón, phát triển nhân cách và thái độ của nha sỹ. Mặt khác tác giả của

nghiên cứu còn nhận thấy rằng những yếu tố bao gồm như thời gian chờ đợi
cho cuộc hẹn, hay thời gian chờ tại phòng khám để được gặp bác sỹ ít ảnh
hưởng tới sự khó chịu rõ ràng của người bệnh trong khi những người bệnh
sẽ tỏ ra không mấy hài lòng khi không có sự giải thích hợp lý của bác sỹ về
quá trình điều trị, tính bảo mật của bệnh án. Đây là những vấn đề cần thiết
được quan tâm và đảm bảo trong mỗi phòng khám nha khoa.


13

1.3.3.4.Yếu tố giá cả
Mặc dù giá cả được xem như là vấn đề quan trọng nhưng đó không
phải là vấn đề chính của người bệnh. Những người bệnh đồng thời cũng phản
ánh rằng chi phí cho việc điều trị nha khoa có thể gây nhầm lẫn và nên có
những tờ thông báo quản cáo một cách rõ ràng.
1.3.3.5. Vai trò của điều kiện cơ sở vật chất
Sự phát triển về hệ thống trạng thiết bị, sạch sẽ, ghế ngồi thoải mái,
không gian có tivi, điều hoà hay sách báo để đọc đã ảnh hưởng đáng kể tới sự
hài lòng của người bệnh cũng được đề cập trong một nghiên cứu khác của
Andrus (1995) nhưng kết quả chứng minh những điều này không phải là vấn
đề quan trọng như những yếu tố khác đã được đề cập đến ở trên [24].
1.3.3.6. Yếu tố khả năng liên lạc, tiếp cận với dịch vụ chăm sóc nha khoa
Một nghiên cứu đặc biệt của Anderson đã so sánh sự hài lòng của
người bệnh với bốn hình thức là thời gian nghỉ, trong những trường hợp
khẩn cấp dịch vụ điện thoại. Ông đã kết luận rằng thời gian ngừng cung cấp
dịch vụ nên được điều chỉnh phù hợp hơn so với nhu cầu của người bệnh.
Việc xây dựng đường dây tư vấn qua điện thoại cũng như tham vấn trực
tiếp cũng nên được chú trọng [25].
1.3.3.7. Một số yếu tố khác từ phía người bệnh
Đặc điểm của nhân khẩu học xã hội: Đây là yếu tố được nghiên cứu

nhiều nhất, nhưng đáng tiếc lại được hiểu biết ít nhất. Anderson 2004 cũng
khẳng định sự khác nhau về sự hài lòng khi sử dụng những vụ nha khoa giữa
người thành thị và nông thôn, trong đó phụ thuộc nhiều vào khả năng tương
tác qua lại giữa người bệnh với nha sỹ [26].
Trình độ học vấn: Theo tác giả Andersons những người bệnh có trình
độ học vấn cao thường nhận được những ưu tiên hay thuận lợi hơn với những
nhà chuyên môn và họ nhìn nhận những nha sỹ hay những bác sỹ như những


14

người ngang hàng. Sự hài lòng của người bệnh nha khoa cao hơn ở nhóm
người có trình độ đại học và cũng đồng thời chỉ ra rằng những người người có
trình độ văn hoá và điều kiện kinh tế thấp thường có sự lựa chọn ít hơn trong
dịch vụ về nha khoa. Do đó cũng có thể dẫn đến những cảm giác tiêu cực cho
người bệnh [26].
Tuổi: Dựa theo kết quả công bố của Brennan sự gia tăng của những
người bệnh lão khoa là một những thách thức đối với những nhà lâm sàng nha
khoa. Sự hài lòng từ quá trình điều trị được xem như là vấn đề quan trọng ảnh
hưởng tới thái độ và sự hợp tác của những người cao tuổi. Điều này liên quan
giữa chất lượng của điều trị với những yếu tố khác như là sức khoẻ thể chất,
cảm xúc, tình trạng kinh tế xã hội. Những mối quan hệ tốt giữa bác sỹ và
người bệnh được xem như là một “nghệ thuật chăm sóc”. Nó được đánh giá
như là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến mức độ hài lòng đặc biệt là đối
với những người nhiều tuổi. Một nghiên cứu cũng chứng minh rằng những
người bệnh nhiều tuổi thường hài lòng hơn với những dịch vụ nha khoa mà họ
nhận được [27].
Giới tính: Những người bệnh nữ trong nghiên cứu của Schouten và
cộng sự cho thấy hài lòng với dịch vụ nha khoa hơn so với nam. Điều này
được quy cho là việc tiếp xúc nhiều hơn với dịch vụ nha khoa, do đó có xu

hướng thích nghi hơn. người bệnh nữ thường tỏ ra chủ động hơn trong việc
cung cấp thông tin và lựa chọn phương pháp điều trị cho mình hơn so với
người bệnh nam.
Kinh nghiệm về những lần điều trị trước: Tác giả đã chứng mình rằng
mối quan hệ tích cực giữa những kinh nghiệm điều trị trước với sự hài lòng.
Nhận thức về tình trạng sức khoẻ và mức độ hài lòng với tình trạng răng
miệng thông thường liên quan đến nhau. Người bệnh càng không hài lòng với
tình trạng răng miệng hoặc có tình trạng răng miệng không tốt thường có tỉ lệ


15

sử dụng những dịch vụ phòng ngừa trong nha khoa cao. Nhận thức về môt
tình trạng răng miệng kém có liên quan mật thiết với việc sử dụng những dịch
vụ như hàn răng hay chăm sóc nha chu cao hơn nhưng dường như ít liên quan
tới việc sử dụng những phương pháp vệ sinh răng miệng mang tính phòng
ngừa và cũng đã chỉ ra rằng những người không đến thăm khám nha sỹ trong
vòng 2 năm thì có xu hướng ít quan tâm trong việc chăm sóc sức khoẻ răng
miệng, nhận thức kém hơn và có nhiều bệnh răng miệng hơn những người
thăm khám nha sỹ thường xuyên.
Sự mệt mỏi của người bệnh khi tham gia điều trị: Sự mệt mỏi là một
trong yếu tố đáng quan tâm và nên tránh trong quá trình điều trị. Trong một số
nghiên cứu của Thompson đã chỉ ra rằng đến 20,8 % những người bệnh có
biểu hiện mệt mỏi chán nản khi điều trị. Tỉ lệ này cao hơn giữa những nhóm
người trẻ, những người mà không hài lòng với những dịch vụ mà họ được
chăm sóc. Tỉ lệ này thấp nhất ở nhóm tuổi 15-19. Sự mệt mỏi trong quá trình
điều trị liên quan tới sự không đều đặn trong những lần hẹn [28]. Phương
pháp sử dụng rộng rãi nhất là sử dụng bảng câu hỏi và thu thập ý kiến từ phía
người bệnh tham gia dịch vụ chăm sóc nha khoa. Trong đó bảng câu hỏi đánh
giá sự hài lòng của người bệnh DSQ (Dental Satisfaction Questionnaire) được

thiết kế bởi Davies và Ware là một bảng câu hỏi có giá trị và có độ tin cậy đã
được sử dụng trong một số nghiên cứu đã được báo cáo [29].
1.4. Các nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi DSQ
Năm 2014, một nghiên cứu được thực hiện tại Tây Ban Nha trên 217
người bệnh tham gia khám bệnh tại phòng khám nha khoa của Đai học
Valencia. Sự nhất quán của bộ công cụ được phân tích bằng việc sử dụng
Cronback anpha và phân tích thành tố. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự thống
nhất nội bộ của thang đo chấp nhận được, trong đó sự thống nhất của nhóm
yếu tố mức độ quản lý đau cao hơn so với các nhóm khác [30].


16

Một cuộc khảo sát dựa trên bảng câu hỏi về sự hài lòng của người
bệnh với việc chăm sóc răng miệng được đưa ra và so sánh kết quả với cuộc
khảo sát trước đó 5 năm với cùng bộ công cụ cho thấy có sự cải thiện đáng
kê về sự hài lòng có ý nghĩa thống kê kể từ cuộc khảo sát đầu tiên trong tiêu
chí chi phí. Có một mối tương quan vừa phải giữa nhận thức của người bệnh
về tính chuyên nghiệp, lời khuyên vệ sinh răng miệng và sự đồng cảm và ý
định của người bệnh về việc quay trở lại sử dụng dịch vụ và giới thiệu cho
người khác [31].
Nghiên cứu của Sakalauskiene năm 2015 cho kết quả về việc người
bệnh nha khoa rất hài lòng với việc chăm sóc răng miệng với tổng số điểm
trung bình là 99,5 điểm (SD = 12,62). Sự hài lòng cao hơn trong nhóm những
người tham gia khám chữa bệnh ở cơ sở y tế tư nhân (p<0,01) và trong thời
gian được cùng một nha sĩ chăm sóc dài hơn (p=0,006). Mô hình hồi quy
logistic cho thấy sự hài lòng cao hơn với mức độ chăm sóc nha khoa có nhiều
khả năng cho những người chỉ định khám răng định kỳ (OR=1,7) và đánh
răng ít nhất 2 lần mỗi ngày (OR=1,6) [32].
Một nghiên cứu dựa vào bảng hỏi DSQ tiến hành tại phòng khám nha

LASUTH cho kết quả: Điểm số hài lòng dao động từ 19 – 75 với trung bình
55,3 ±11,55 điểm. Đa số người trả lời (87,4%) hài lòng với các dịch vụ nhận
được. Các yếu tố có điểm hài lòng trung bình cao nhất và thấp nhất là sự sạch
sẽ, thoải mái của cơ sở và chi phí dịch vụ tương ứng. Có mối quan hệ có ý
nghĩa thống kê giữa truyền thông và giới tính (p=0,001), mối quan hệ giữa hài
lòng thổng thể với giới tính, nhóm tuổi, học vấn,.. không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05) [33].
Ở Việt Nam, việc sử dụng thang đo DSQ vẫn còn mới và hạn chế do việc
quan tâm tới sự hài lòng của người bệnh trong dịch vụ y tế mới chỉ được quan tâm
gần đây. Năm 2014, tác giả Nguyễn Thị Hà đã đánh giá sự hài lòng của người


17

bệnhtại viện Răng Hàm Mặt Trung ương sự dụng bộ câu hỏi này. Kết quả cho
thấy: Tỉ lệ người bệnhhài lòng khi thăm khám tại bệnh viện Răng Hàm Mặt
Trung ương là 56,9 %, mức độ không chắc chắn về sự hài lòng chiếm36, 9 %và
6,2 %người bệnhkhông hài lòng sau khi được điều trị tại bệnh viện. Tỉ lệ hài
lòng với các yếu tố thuận tiện bao gồm: Chỉ dẫn rõ ràng 64%, đón tiếp nhiệt tình
54,7 %, thời gian phù hợp 59,3 %, hẹn lịch dễ dàng 53, 7 %, chờ khám bệnh
43,8 %, phòng chờ thoải mái 51,2 %, hẹn đúng lịch 46 %, trao đổi khi cần thiết
44,1 %. Tỉ lệ hài lòng với các yếu tố chất lượng bao gồm: Phục vụ và vận
chuyển 45%, hướng dẫn cụ thể 60,3 %, khoa phòng sạch sẽ 68,0 %, thái độ tôn
trọng 47,5 %, giải thích rõ ràng 50,9 %, thăm khám chu đáo 51,2 %, chuyên
môn bác sỹ 60,6 %, thời gian điều trị 37,3 %, tôn trọng riêng tư 49,4 %. Tỉ lệ hài
lòng liên quan tới kiểm soát đau bao gồm: Quan tâm tới phản ứng đau 42,2 %,
tránh ký thuật thô bạo 35,4 %, biết động viên khích lệ 46,9 %, gây tê hết đau
34,5 %, giảm đau hiệu quả 30,8 %, xử lý cấp cứu 39,5 %. Tỉ lệ hài lòng liên
quan tới chi phí bao gồm: mức chi phí điều trị 49,7 %, cung cấp các phương
pháp điều trị 38,8 %, giải thích ưu nhược điểm 38,8 %, thủ tục thanh toán 45,3

% [34].


18

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Cho mục tiêu 1: Đánh giá hiệu quả chụp Zirconia cho thân răng sữa: Là
những răng sữa và răng nanh ở trẻ em từ 3-5 tuổi thoả mãn các điều kiện sau:
- Tái tạo răng cửa và răng nanh: sâu quá lớn và sâu nhiều mặt
- Răng sữa và răng vĩnh viễn trẻ bị thiểu sản men
- Tái tạo răng sữa sau khi đã điều trị tủy buồng và tủy chân
- Phục hồi những răng có sự bất thường về di truyền như sinh men bất toàn
- Tái tạo ở những trẻ tật nguyền hoặc ở trẻ vệ sinh răng miệng kém, việc
sử dụng một vật liệu khác có thể bị thất bại
- Bệnh nhân dị ứng với Niken và chống chỉ định cho chụp thép không gỉ.
- Răng bị gãy.
- Tối thiểu 2mm cấu trúc răng trên viền lợi khỏe mạnh
- Trẻ em và gia đình tự nguyện tham gia nghiên cứu
Loại trừ các răng sữa và răng nanh:
- Bệnh nhân không hợp tác
- Chân răng sữa tiêu quá ½ chiều dài thân răng
- Răng chen chúc
- Sâu răng dưới lợi
- Nếu hàm giữ khoảng hoặc hàm chỉnh nha yêu cầu tựa lên chụp
Cho mục tiêu 2 (sự hài long của cha mẹ): Là những cha/mẹ của trẻ em
đã chụp Zirconia, tự nguyện tham gia nghiên cứu.



×