Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

NỒNG độ VITAMIN d HUYẾT THANH và mối LIÊN QUAN với BỆNH mày ĐAY mạn TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296 KB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ THÙY TRANG

NỒNG ĐỘ VITAMIN D HUYẾT THANH
VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI BỆNH MÀY
ĐAY MẠN TRẺ EM

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ THÙY TRANG

NỒNG ĐỘ VITAMIN D HUYẾT THANH
VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI BỆNH MÀY
ĐAY MẠN TRẺ EM
Chuyên ngành : Da liễu
Mã số


: 62720152

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Trần Lan Anh

HÀ NỘI – 2019


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

19
20
21
22
23
24
25
26
27

Chữ viết tắt
25(OH)D
1,25(OH)D
AIDS
ASST
COPD
CSU
CINDU
CRP
CYP24A1
CYP24B1
DBP
EAACI
EBV
E.coli
EDF
GA2LEN
HHV
HIV
H.pylori

IL
INF
NSAIDS
PTH
Th
VDR
UAS4
WAO

Diễn giải
25- hydroxyvitamin D
1,25-hydroxyvitamin D
Acquired immunodeficiency syndrome
Autologous serum skin test
Chronic obstructive pulmonary disease
Chronic spontaneous urticaria
Chronic inducible urticaria
C-reactive protein
24- hydroxylase
1-hydroxylase
Vitamin D binding protein
European Academy for Allergy and Clinical Immunology
Epstein-Barr virus
Escherichia coli
European Dermatology Forum
Global Allergy and Asthma European Network
Human herpes virus
Human immunodeficiency virus
Helicobacter pylory
Interleukin

Interferon
Non-steroidal anti-inflammatory drugs
Parathyroid hormone
T helper
Vitamin D receptor
Urticaria Activity Score over 4days
World Allergy Organization

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1


CHƯƠNG 1.......................................................................................................3
TỔNG QUAN...................................................................................................3
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ MÀY ĐAY MẠN.....................................................3
1.1.1. Dịch tễ học.......................................................................................3
1.1.2. Cơ chế bệnh sinh [10].......................................................................3
1.1.3. Đặc điểm lâm sàng............................................................................5
1.2. TỔNG QUAN VỀ VITAMIN D...........................................................12
1.2.1. Cấu trúc và nguồn gốc....................................................................12
1.2.2. Tổng hợp và chuyển hóa vitamin D................................................13
1.2.3. Thiếu vitamin D..............................................................................14
1.2.4. Các phương pháp định lượng vitamin D.........................................15
1.2.5. Vitamin D và miễn dịch [25], [26], [27], [28].................................16
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MỐI LIÊN QUAN VITAMIN D HUYẾT
THANH VÀ MÀY ĐAY MẠN...................................................................18
CHƯƠNG 2.....................................................................................................21
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................21
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................................21
2.1.1. Đối tượng........................................................................................21

2.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán mày đay mạn...............................................21
2.1.3. Tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ.....................................21
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................22
2.2.2. Cỡ mẫu............................................................................................22
2.2.3. Vật liệu nghiên cứu.........................................................................23
2.2.4. Các bước tiến hành..........................................................................23
2.2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu.........................................................25
2.3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU......................................27
2.4. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU.....................................................27
 Khống chế sai số....................................................................................27
2.5. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU..................................................................27


2.6. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI......................................................................28
CHƯƠNG 3.....................................................................................................29
DỰ KIẾN KẾT QUẢ......................................................................................29
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH
MÀY ĐAY MẠN TRẺ EM..........................................................................29
3.1.1. Các yếu tố liên quan........................................................................29
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng..........................................................................29
3.2. XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ VITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỐI
LIÊN QUAN ĐẾN LÂM SÀNG.................................................................29
3.2.1. Nồng độ vitamin D..........................................................................29
3.2.2. Mối liên quan vitamin D với lâm sàng............................................29
CHƯƠNG 4.....................................................................................................31
DỰ KIẾN BÀN LUẬN...................................................................................31
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH
MÀY ĐAY MẠN TRẺ EM..........................................................................31
4.1.1. Các yếu tố liên quan........................................................................31

4.1.2. Đặc điểm lâm sàng..........................................................................31
4.2. XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ VITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỐI
LIÊN QUAN ĐẾN LÂM SÀNG.................................................................31
4.2.1. Nồng độ vitamin D..........................................................................31
4.2.2. Mối liên quan vitamin D với lâm sàng............................................31
DỰ KIẾN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................33
DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ........................................................................................33
DỰ TRÙ KINH PHÍ........................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNGbớt bảng 3
Bảng 1.1. Xét nghiệm thường quy trong chẩn đoán mày đay mạn.................10
Bảng 1.2. Thang điểm UAS............................................................................12
Bảng 2.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu.........................................................22


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mày đay là bệnh thường gặp đặc trưng bởi sẩn phù, dát đỏ kèm phù
mạch hoặc không. Mày đay mạn tính được xác định khi có sự xuất hiện của
sẩn phù hàng ngày hoặc hầu như hàng ngày, kéo dài ít nhất 6 tuần. Bệnh khá
phổ biến trong cộng đồng và có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi quốc gia trên thế
giới. Việc chẩn đoán bệnh tương đối dễ, chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm
sàng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn trong việc điều trị và theo dõi, ảnh
hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng và chất lượng cuộc sống người bệnh.
Vitamin D được biết đến như là một hormon đóng vai trò quan trọng
trong chuyển hóa muối khoáng và duy trì tính chắc khỏe của xương. Gần đây

nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin D còn có tác dụng điều hòa trên hệ thống
miễn dịch và nồng độ vitamin D thay đổi trong một số bệnh dị ứng-miễn dịch.
Nghiên cứu của tác giả Rasool và cộng sự cho thấy nồng độ vitamin D huyết
thanh thấp hơn có ý nghĩa ở nhóm mày đay mạn tính, đồng thời việc phối hợp
vitamin D với kháng histamin và corticoid làm cải thiện đáng kể tình trạng
mày đay mạn [1]. Tại Việt Nam, Tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2016) đã
báo cáo về mối liên quan giữa giảm nồng độ vitamin D và độ nặng của mày
đay mạn, nồng độ vitamin D trung bình ở nhóm bệnh nặng thấp hơn có ý
nghĩa so với nhóm bệnh nhẹ- trung bình [2].
Nhằm tìm hiểu vai trò của vitamin D trong các bệnh dị ứng miễn dịch ở
trẻ em, tác giả Bener (2012) nghiên cứu dựa trên 483 trẻ bị hen thấy rằng
68,1% trẻ có thiếu hụt vitamin D và nồng độ vitamin D huyết thanh của nhóm
trẻ bị hen thấp hơn có ý nghĩa khi so sánh với nhóm trẻ không bị hen [3]. Đối
với bệnh viêm da cơ địa, tác giả Peroni D. G và cộng sự (2011) nhận thấy
nồng độ 25(OH)D cao hơn ở nhóm bệnh nhi bị viêm da cơ địa mức độ nhẹ so
với nhóm mức độ vừa hoặc nặng [4]. Năm 2016, B. Ozdermi và cộng sự công
bố nghiên cứu về sự giảm nồng độ 25(OH)D ở nhóm trẻ bị mày đay cấp so


2
với nhóm chứng [5]. Tuy nhiên vai trò của vitamin D trong bệnh mày đay
mạn ở trẻ em mới chỉ được đề cập đến trong một vài nghiên cứu nhỏ với kết quả
chưa thực sự rõ ràng [6]. Hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về mối
liên quan giữa vitamin D và bệnh mày đay mạn tính ở trẻ em, việc bổ sung
vitamin D trong bệnh mày đay mạn tính cũng ít được quan tâm. Vì vậy, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nồng độ vitamin D huyết thanh và mối liên
quan với bệnh mày đay mạn trẻ em” nhằm giải quyết hai mục tiêu:
1.

Mô tả đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến bệnh mày đay

mạn trẻ em.

2.

Xác định nồng độ vitamin D (25(OH)D) trong huyết thanh bệnh mày
đay mạn trẻ em và mối liên quan với lâm sàng.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ MÀY ĐAY MẠN
1.1.1. Dịch tễ học
Mày đay là bệnh lý khá phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng ngứa, sẩn
phù, phù mạch hoặc cả hai. Nhiều yếu tố như tuổi, giới, nghề nghiệp, chủng
tộc, địa dư, mùa trong năm có thể là nguyên nhân dẫn đến khởi phát bệnh, tuy
nhiên hầu hết các trường hợp lâm sàng không rõ căn nguyên. Theo dữ liệu từ
trung tâm y tế di động quốc tế (National Ambulatory Medical Care Survey)
từ năm 1990 đến 1997 ở Mỹ, bệnh nhân mày đay mạn đến khám chủ yếu
thuộc hai nhóm tuổi là trẻ sơ sinh đến 9 tuổi và 30-40 tuổi [7].
Tần suất trẻ em bị bệnh mày đay trong số trẻ đến khám khoảng 3-6%
[8]. Tỷ lệ trẻ em bị mày đay mạn tại Anh Quốc chiếm 0,1- 0,3%. Tại Tây Ba
Nha, trong số các bệnh nhi dưới 14 tuổi bị mày đay đến khám tại khoa cấp
cứu, 18% trong số đó được chẩn đoán là mày đay mạn. Theo một nghiên cứu
tại Thái Lan, 13% mắc mày đay mạn trong 142 trẻ em bị mày đay. Trong một
nghiên cứu gần đây, không có sự khác biệt về giới ở mày đay mạn trẻ em,
không giống như người lớn, phụ nữ mắc mày đay mạn gấp hai lần ở nam giới.
Nghiên cứu của Volonakis M và cộng sự, mày đay mạn tính trẻ nhỏ thường
xuất hiện ở độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi. Tuổi trung bình trẻ em bị mày đay mạn

theo một nghiên cứu tại Hàn Quốc là 4 tuổi [9].
1.1.2. Cơ chế bệnh sinh [10]
Cho tới nay cơ chế sinh bệnh học của mày đay mạn còn nhiều tranh
luận. Nhiều nghiên cứu gần đây về bệnh tự miễn và vai trò của tự kháng thể
trong cơ chế bệnh sinh của mày đay mạn ngày được biết đến. Giả thuyết cho
rằng có tới 30-40% bệnh nhân mày đay mạn tính vô căn có bệnh lý tự miễn


4
hoặc mày đay mạn tính tự miễn gây ra bởi tự kháng thể globulin miễn dịch G
bệnh lý (IgG) kháng lại IgE hoặc dưới đơn vị α của receptor có ái lực mạnh
với IgE. Quá trình này hoạt hóa tế bào mast và bạch cầu ái kiềm. Mối liên
quan giữa tình trạng tự miễn và mày đay mạn thường thấy ở người lớn, ở trẻ
em tần suất này thấp hơn. Theo một nghiên cứu cho thấy có 4-7% bệnh nhi bị
mày đay mạn tính có kháng thể kháng tuyến giáp. Các bệnh lý tự miễn khác
liên quan đến mày đay mạn như đái đường tuýp 1, viêm khớp tuổi thiếu niên,
bệnh colic, lupus ban đỏ hệ thống.
1.1.2.1. Tế bào mast và sự giải phóng hạt
Tế bào mast đóng vai trò chủ đạo trong mày đay và phù mạch. Sự kết
nối giao nhau của hai hay nhiều FcεRI liền kề trên màng tế bào mast sẽ hoạt
hóa kênh canxi dẫn đến sự hòa màng của các túi dự trữ hạt, từ đó phóng thích
hạt chứa histamin. Phản ứng quá mẫn tức thì theo con đường cổ điển liên
quan đến sự gắn kết các IgE đặc hiệu bởi kháng nguyên. Các yếu tố kích thích
không liên quan đến miễn dịch như thuốc phiện, độc tố C5a, một số
neuropeptide như chất P có thể gây ra sự mất hạt tế bào mast bằng cách gắn
vào thụ thể độc lập với FcεRI.
Sự mất hạt của tế bào mast là sự kiện trung tâm trong diễn biến của
mày đay và trong sinh thiết da có sự tăng lên của nồng độ histamin. Tuy
nhiên, chú ý là số lượng tế bào mast ở bệnh nhân mày đay mạn không tăng
lên trong vùng da thương tổn và không thương tổn so với da của người khỏe

mạnh. Khi định lượng nồng độ tryptase huyết thanh, xét nghiệm gián tiếp xác
định tổng số tế bào mast của cơ thể, chỉ cao hơn ở những bệnh nhân mày đay
mạn khi so sánh với người khỏe mạnh nhưng nồng độ này vẫn nằm trong giới
hạn bình thường. Có thể giải thích nồng độ histamin cao trong các thương tổn
mày đay là do tăng giải phóng lượng histamin ở tế bào mast của da hoặc do sự
thâm nhập của bạch cầu ái kiềm ở máu vào các mô da mày đay mạn.


5
1.1.2.2. Bạch cầu ái kiềm
Trong những năm 1970, các nhà khoa học đã chứng minh rằng bạch cầu
ái kiềm trong máu bệnh nhân mày đay mạn tính đã giảm để giải phóng histamin
sau khi hoạt hóa receptor IgE. Bạch cầu ái kiềm tập hợp ở các sẩn mày đay và có
thể duy trì phản ứng viêm bằng cách giải phóng histamin và các chất trung gian
hóa học khác, tương tự như pha muộn của quá mẫn tức thì.
1.1.2.4. Các yếu tố khác
 Nhiễm trùng
Tình trạng nhiễm trùng là một trong những yếu tố khởi phát mày đay
mạn hay gặp ở trẻ nhỏ. Những viêm nhiễm bao gồm nhiễm trùng răng miệng,
nhiễm trùng tiết niệu, viêm xoang. Các căn nguyên vi khuẩn như Mycoplasma
pneumoniae, E.coli, H.pylori trong dạ dày, phế cầu nhóm A; các căn nguyên
virus EBV, HHV, nhiễm nấm candida hay nhiễm sán toxocara cũng được ghi
nhận [11].
 Thuốc
Các thuốc kháng sinh và NSAIDS là căn nguyên thường gặp gây mày
đay ở trẻ nhỏ. Thuốc ức chế men chuyển có thể gây phù mạch.
 Thực phẩm
Nhiều loại thực phẩm được cảnh báo có thể gây mày đay như tartrazine,
monosodium glutamate và các loại thuốc nhuộm azo khác.
1.1.3. Đặc điểm lâm sàng

1.1.3.1. Khái niệm
Mày đay là một phản ứng dị ứng của mao mạch với nhiều dị nguyên nội
sinh hoặc ngoại sinh khác nhau gây nên phù cấp hoặc mạn tính ở trung bì.
Biểu hiện lâm sàng gồm sẩn phù, phù mạch hoặc cả hai, thường rất ngứa. Các
sẩn phù biến mất trong vòng vài giờ, thường là trong vòng 24 giờ. Kích thước
sẩn có thể từ vài milimet (mm) đến hàng chục centimet (cm). Trung tâm của


6
sẩn có thể nhạt màu hơn do sự chèn ép của các mạch máu bị giãn. Với các
thương tổn sẩn phù, mạch máu bị giãn và tăng tính thấm thành mạch xảy ra ở
lớp trung bì nông và liên quan đến đám rối tĩnh mạch sau mao mạch. Phù
mạch có cơ chế bệnh sinh như sẩn phù nhưng tổn thương ở lớp trung bì sâu,
mô mỡ dưới da, biểu hiện chủ yếu là sưng nề. Lớp thượng bì phía trên có thể
đỏ hoặc bình thường. Phù mạch thường biểu hiện đau nhiều hơn ngứa và có
thể kéo dài đến 72 giờ [12]. Theo một nghiên cứu dọc tại Thái Lan chỉ ra rằng
50-60% bệnh nhi bị mày đay mạn có cả biểu hiện sẩn phù và phù mạch; một
nghiên cứu khác cho thấy 78% trẻ em chỉ xuất hiện sẩn phù, 6,6% xuất hiện
phù mạch và 15% có cả hai biểu hiện trên [13].
Mày đay được coi là mạn tính khi thời gian mắc bệnh trên 6 tuần, tổn
thương xuất hiện hàng ngày hoặc hầu như ngày nào cũng có, triệu chứng xuất
hiện và mất đi trong vòng 24 giờ, tái phát trong nhiều tháng, nhiều năm.
Nguyên nhân có thể do tác nhân vật lý, nhiễm trùng, tự miễn, vô căn.
1.1.3.2. Phân loại
Theo hướng dẫn của EAACI/GA2LEN/EDF/WAO mày đay được phân loại
dựa vào thời gian kéo dài của triệu chứng, tần số và nguyên nhân [14]. Mày
đay mạn tính được phân thành mày đay mạn tính tự phát (chronic
spontaneous urticaria: CSU) và mày đay mạn tính do kích thích (chronic
inducible urticaria: CINDU). Nguyên nhân của CSU có thể do nhiễm trùng, tự
miễn, thuốc, thức ăn và một số chưa rõ nguyên nhân. Theo Volonakis và cộng

sự, CSU là dạng phổ biến của mày đay mạn ở trẻ em, chiếm hơn 75% các
trường hợp [15].
 Mày đay mạn tính tự phát (CSU):
Mày đay mạn tính tự phát với biểu hiện của sẩn phù đơn độc chiếm
50% các trường hợp, 40% bệnh nhân có sẩn phù phối hợp với phù mạch. Một
số nhỏ bệnh nhân chỉ có biểu hiện phù mạch. Phù mạch có thể gặp ở tay,
chân, mắt, má, môi, lưỡi, cổ họng.


7
Cho tới nay, chưa có xét nghiệm đặc hiệu giúp tiên lượng thời gian lui
bệnh. Trong một nghiên cứu dọc ở bệnh nhi tại Thái Lan, tỷ lệ lui bệnh của
CSU sau 1, 3 và 5 năm khởi phát bệnh lần lượt là 18,5%, 54% và 67,7%. So
sánh với một nghiên cứu tương tự tại Hàn Quốc, tỷ lệ lui bệnh sau 1 năm cao
hơn, chiếm 84,8% [16].
 Mày đay mạn tính do kích thích (CINDU):
Các yếu tố khởi phát trong nhóm mày đay mạn, tính này bao gồm các
yếu tố vật lý như nhiệt độ (mày đay tiếp xúc do lạnh hoặc do nóng), áp lực
khu trú duy trì liên tục (mày đay áp lực muộn, dấu da vẽ nổi), do rung (phù
mạch do rung), do ánh sáng (mày đay do ánh sáng). Ngoài ra còn có mày đay
cholinergic và hiếm hơn là mày đay do nước.
Theo một nghiên cứu trên đối tượng bệnh nhi bị CINDU (n= 53), 38%
có dấu hiệu vẽ nổi, 19% chẩn đoán mày đay cholinergic, 17% thuộc nhiều
hơn hai dưới nhóm của CINDU, 9% được chẩn đoán mày đay do nhiệt và
mày đay do lạnh, 4% còn lại không tìm được tác nhân kích thích [17]
 Chứng da vẽ nổi (symptomatic dermographism):
Chứng vẽ nổi tức thì:
Chứng da vẽ nổi có triệu chứng là dạng phổ biến nhất của CINDU. Biểu
hiện lâm sàng là những đường ở vị trí cào gãi hay những vị trí ma sát khác
như cổ áo, cổ tay. Tổn thương thường xuất hiện nhanh và biến mất sau 30

phút. Không có mối liên quan với bệnh lý hệ thống, dị ứng hoặc tự miễn.
Chứng vẽ nổi muộn:
Tổn thương thường xuất hiện 3-6 giờ sau khi có kích thích, có thể kéo
dài đến 24-48 giờ.
 Mày đay áp lực (pressure urticaria):
Đặc trưng bởi những ban đỏ sưng nề sâu ở vị trí chịu áp lực lâu dài trên
da, thường xuất hiện sau 30 phút đến 12 giờ, có thể kéo dài đến 72 giờ. Vùng


8
da sưng nề có thể kèm ngứa, đau hoặc cả hai, tồn tại vài ngày. Các vị trí
thường gặp như vị trí tiếp xúc khi ngồi trên ghế cứng, dưới dây đeo vai và thắt
lưng, vòng eo sau khi mặc quần áo chật, lòng bàn chân khi đi giày dép chật
hay sau khi đi bộ, leo cầu thang.
 Phù mạch do rung (vibratory angioedema):
Tổn thương phù mạch, sẩn phù xuất hiện ở vị trí kích thích rung sau vài
phút. Những kích thích bao gồm chạy bộ, cọ xát mạnh với khăn tắm, sử dụng
các thiết bị gây rung như xe máy, máy cắt cỏ, máy tiện.
 Mày đay do lạnh (cold urticaria):
Các triệu chứng ngứa, rát, sẩn phù thường xảy ra trong vòng vài phút sau
khi tiếp xúc trực tiếp với đồ vật lạnh hoặc sự thay đổi môi trường xung quanh.
Ở trẻ nhỏ, tuổi khởi phát thường sau 7 tuổi (Abdullah A và cộng sự 2004).
 Mày đay do nhiệt khu trú (local heat urticaria):
Đây là một dạng hiếm gặp của mày đay vật lý, ngứa và sẩn phù thường
xuất hiện khu trú trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc với bất kỳ nguồn nhiệt
nào, thường kéo dài 1 giờ. Triệu chứng có thể xuất hiện khi tiếp xúc nước
nóng, nguồn bức xạ nhiệt.
 Mày đay do ánh sáng mặt trời (solar urticaria):
Xuất hiện sau vài phút tiếp xúc với bước sóng tia cực tím hoặc bức xạ năng
lượng mặt trời. Các sẩn phù tồn tại dưới 1 giờ, có thể kết hợp với ngất lịm.

 Mày đay do nước (aquatic urticaria):
Hiếm gặp, tổn thương thường ở phần trên cơ thể, kéo dài ít hơn 1 giờ.
Đây là dạng rất hiếm gặp.
 Mày đay do cholinergic (cholinergic urticaria):
Thương tổn mày đay xuất hiện khi tăng thân nhiệt trung tâm như sau khi
gắng sức, xông hơi hay sau khi tiếp xúc với mồ hôi, thay đổi cảm xúc đột
ngột, stress. Dạng mày đay này thường gặp ở người lớn hơn là trẻ nhỏ.


9


Mày đay do tiếp xúc (contact urticaria) [18]:

Gồm hai dạng miễn dịch và không có miễn dịch phụ thuộc vào có liên
quan đến IgE hay không. Mày đay tiếp xúc dị ứng có thể thấy ở trẻ bị viêm da
cơ địa, do nhạy cảm với dị nguyên của môi trường như cỏ, thực phẩm, hoặc
latex ở găng tay. Mày đay tiếp xúc không miễn dịch do tác động trực tiếp của
chất kích thích gây mày đay trên mạch.
1.1.3.3. Chẩn đoán
 Chẩn đoán mày đay mạn
Chủ yếu dựa vào các đặc điểm lâm sàng gồm sự xuất hiện dát đỏ sẩn
phù, có hoặc không có phù mạch. Tổn thương xuất hiện nhanh và biến mất
trong vòng 24 giờ.
Kéo dài trên 6 tuần, thậm chí hàng tháng, hàng năm.
 Chẩn đoán CSU:
Theo khuyến cáo của EAACI/GA2LEN/EDF/WAO, các xét nghiệm
thường quy nên làm đối với bệnh nhân được chẩn đoán CSU bao gồm công
thức máu, máu lắng, protein phản ứng viêm (CRP). Đối với một số trường
hợp CSU nặng hoặc kéo dài, có thể xem xét từng trường hợp bệnh nhân cụ

thể để làm thêm một số xét nghiệm tùy từng trường hợp cụ thể.
 Chẩn đoán CINDU:
Dựa trên chẩn đoán xác định CINDU và loại trừ các chẩn đoán phân
biệt. Việc xác định CINDU được thực hiện bởi các kích thích và đánh giá
ngưỡng [14].
Bảng 1.1. Xét nghiệm thường quy trong chẩn đoán mày đay mạn
Nhóm

Phân nhóm

Xét nghiệm chẩn

Xét nghiệm mở

đoán thường quy

rộng (gợi ý dựa vào
tiền sử)
Để xác định
nguyên nhân và


10
chẩn đoán phân biệt
Các xét nghiệm

Mày đay mạn

Công thức máu
Máu lắng hoặc (không theo thứ tự

CRP
ưu tiên): (i) các

tính tự phát

bệnh truyền nhiễm
(ví dụ: H.pylori),
(ii) dị ứng tuýp I,
(iii) tự kháng thể
chức năng, (iv)
hormon



các

kháng thể kháng
tuyến giáp, (v) test
da, bao gồm các
test kích thích vật
lý, (vi) chế độ ăn
không có giả dị
nguyên, (viii) sinh
Mày đay mạn Mày đay do lạnh

thiết da
Kích thích lạnh và Công thức máu,

tính do kích


kiểm tra ngưỡng

thích

máu

lắng

hoặc

CRP để loại trừ
bệnh lý khác, đặc
Mày đay do áp lực

biệt nhiễm trùng
Test áp lực và Không

kiểm tra ngưỡng
Mày đay do nhiệt Kích thích nhiệt Không
khu trú



kiểm

tra

ngưỡng
Mày đay do ánh Kích thích bằng Loại trừ các bệnh
sáng mặt trời


tia UV và ánh về da do ánh sáng
sáng

nhìn

thấy


11
được



những

bước sóng khác
nhau và kiểm tra
Chứng da vẽ nổi

ngưỡng
Tạo dấu hiệu vẽ Công thức máu,
nổi trên da và máu

Phù mạch do rung

kiểm tra ngưỡng
Test

lắng


hoặc

CRP
Không

dermographomete
Mày đay do nước

r
Đắp miếng vải ướt Không
có nhiệt độ bằng
nhiệt độ cơ thể

Mày

trong 20 phút
đay Kích thích bằng Không

cholinergic

hoạt động thể lực

Mày đay tiếp xúc

và tắm nước nóng
Kích thích trên da. Không
Test da và đọc kết
quả ngay lập tức.


1.1.3.4. Đánh giá độ nặng của mày đay mạn
Theo EAACI/GA2LEN/EDF/WAO mức độ hoạt động của mày đay mạn
tính tự phát được đánh giá theo thang điểm UAS. Đây là một thang điểm
thống nhất và đơn giản được áp dụng ở nhiều nước. Việc sử dụng thang điểm
này tạo điều kiện so sánh các kết quả nghiên cứu từ các trung tâm khác nhau.
UAS được dựa trên đánh giá triệu chứng nổi mày đay gồm sẩn phù và ngứa.
Do đó việc đánh giá thang điểm này có thể được tiến hành bởi bệnh nhân và
bác sỹ điều trị. Khi các triệu chứng mày đay thường xuyên thay đổi cường độ,
việc đánh giá bệnh tổng quát tốt nhất là tư vấn cho người bệnh tự đánh giá


12
điểm. UAS được sử dụng để đánh giá hoạt động của bệnh và đáp ứng điều trị
của bệnh nhân mày đay mạn.
Bảng 1.2. Thang điểm UAS
Điể

Sẩn đỏ

Ngứa

m
0
1
2

3

Không có
Nhẹ (<20 sẩn/24 giờ)


Không có
Nhẹ (hiện tại có nhưng không gây khó

Trung bình

chịu)
Vừa (khó chịu nhưng không ảnh hưởng

(20-50 sẩn/24 giờ)

đến hoạt động bình thường hàng ngày

Nặng

hoặc giấc ngủ)
Nhiều (ngứa trầm trọng, rất khó chịu,

(>50 sẩn/24 giờ hoặc có ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc hoạt động
nhiều mảng mày đay lớn)

bình thường hàng ngày)

Trong nghiên cứu này chúng tôi đánh giá thang điểm UAS trong 4 ngày
liên tiếp, tính tổng điểm và đánh giá mức độ sau 4 ngày như sau:
 Nhẹ: 0-8 điểm
 Trung bình: 9-16 điểm
 Nặng: 17-24 điểm
1.2. TỔNG QUAN VỀ VITAMIN D
1.2.1. Cấu trúc và nguồn gốc

Vitamin D được biết đến là một hormon tan trong dầu, có liên quan đến
chuyển hóa muối khoáng và duy trì độ chắc khỏe của xương. Có 5 dạng
vitamin D được phát hiện, trong đó vitamin D 2 (ergocalcifferol) và vitamin D3
(cholecalciferrol) là hai hợp chất quan trọng nhất đối với con người. Vitamin
D3 là dạng tổng hợp trong da người và động vật, được sản xuất từ 7dehydrocholesterol trong da. Vitamin D2 là dạng được chiết xuất từ thực vật,
sản xuất từ erosterol ở nấm. Vitamin D có thể đến từ 3 nguồn chính gồm dinh


13
dưỡng, các biện pháp bổ sung hoặc tự tổng hợp qua da. Lượng vitamin D
trong cơ thể tổng hợp qua da cao gấp hơn hai lần lượng vitamin được đưa vào
qua đường tiêu hóa. Một số thực phẩm trong tự nhiên giàu vitamin D như sữa
bò, ngũ cốc, cá hồi, cá thu, nấm, lòng đỏ trứng gà.
1.2.2. Tổng hợp và chuyển hóa vitamin D
Da là cơ quan chính chịu trách nhiệm tổng hợp vitamin D. Khi tiếp xúc
với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là tia UVB có bước sóng 290-315nm, 7dehydrocholesterol trong da được chuyển hóa thành tiền vitamin D 3, chất này
ngay sau đó đồng phân hóa thành vitamin D3. Vitamin D3 gắn với protein
mang vitamin (DBP) hoặc albumin. Phơi nắng kéo dài không gây ngộ độc
vitamin D3 do ánh sáng mặt trời khi đó sẽ quang giáng hóa tiền vitamin D 3 và
vitamin D3, đây là một trong những cơ chế giúp điều hòa nồng độ vitamin D 3
trong cơ thể. Khả năng tổng hợp vitamin D của da giảm dần theo tuổi, sau 70
tuổi khả năng này giảm 4 lần.
Vitamin D2 và vitamin D3 từ nguồn dinh dưỡng chủ yếu được hấp thu
qua phần trên của ruột non. Các tế bào biểu mô ruột hấp thu vitamin D 3 theo
cơ thế khuếch tán thụ động và tiết vào hệ thống bạch huyết dưới dạng vi nhũ
chấp (chylomicrons).
Vitamin D đi vào tuần hoàn từ da hoặc từ hệ thống bạch huyết sẽ được
dự trữ ở tế bào mỡ hoặc được chuyển hóa tại gan. Tại gan, viatmin D được
hydroxyl hóa nhờ enzym vitamin D-25-hydroxylase thành 25-hydroxyvitamin D
(25(OH)D), đây là dạng chuyển hóa chính của vitamin D trong tuần hoàn và là

dạng thường được xét nghiệm để đánh giá vitamin D trong cơ thể người [19].
Tại thận, 25(OH)D nhờ enzym 1-αhydroxylase (CYP27B1) chuyển
thành calcitriol (1,25(OH)2D) là phức hợp có hoạt tính sinh học trong hệ tuần
hoàn. Nồng độ phospho, canxi trong huyết tương, hocmon cận giáp (PTH) và
yếu tố tăng sinh nguyên bào sợi (FGF-23) giúp điều hòa tổng hợp
1,25(OH)2D tại thận. Calcitriol sau khi được sản xuất tại thận sẽ gắn với


14
protein và được vận chuyển đến các cơ quan đích. Tại tế bào cơ quan đích,
calcitriol gắn với receptor protein đặc hiệu ở trong bào tương, sau đó phức
hợp này đi vào nhân tế bào, kết hợp với receptor acid retinoic X tạo thành
phức hợp làm tăng phiên mã của gen phụ thuộc vitamin D.
Nồng độ calcitriol được điều hòa chặt chẽ qua cơ chế điều hòa ngược
âm tính tại thận. Tổng hợp calcitriol giảm khi nồng độ calcitriol và FGF-23
cao ức chế hoạt động enzym CYP27B1; sự kích thích enzym 24-hydroxylase
(CYP24A1) sẽ chuyển hóa calcitriol thành dạng bất hoạt tan được trong nước,
acid calcitroic, được bài tiết ra ngoài theo đường mật. Tổng hợp calcitriol tăng
khi nồng độ PTH kích thích hoạt tính enzym CYP27B1 làm tăng tổng hợp
1,25(OH)2D tại thận, làm tăng hấp thu canxi ở ruột, huy động canxi ở xương.
Ngoài ra, giảm phospho máu cũng kích thích hoạt tính CYP27B1 [20].
1.2.3. Thiếu vitamin D
1.2.3.1. Nguyên nhân thiếu vitamin D [21]
Ở trẻ nhỏ, các yếu tố như trẻ đẻ non cân nặng thấp, nuôi con bằng sữa
mẹ, trẻ béo phì, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, da sậm màu là các yếu tố
gây thiếu vitamin D. Trong đó nguyên nhân chính gây thiếu vitamin D là tiếp
xúc không đủ với ánh nắng mặt trời. Kem chống nắng làm giảm tổng hợp
vitamin D ở da. Người có da sậm màu cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
nhiều gấp ba đến năm lần để tổng hợp cùng lượng vitamin D so với người có
da sáng màu. Các đối tượng béo phì có tăng lắng đọng vitamin D trong mỡ

nhưng giảm tính sinh khả dụng để sử dụng cho tổ chức khác.
Ngoài ra, thiếu hụt vitamin D còn gặp ở những bệnh nhân bị hội chứng
thận hư do tăng mất 25(OH)D qua nước tiểu, bệnh thận mạn tính do giảm
tổng hợp 1,25(OH)2D, cường cận giáp nguyên phát, các rối loạn tạo u hạt như
bệnh lao, sarcoidosis. Một số thuốc như glucocorticoid, thuốc chống thải
ghép, thuốc điều trị HIV/AIDS cũng làm tăng nguy cơ thiếu vitamin D.


15
1.2.3.2. Biến chứng do thiếu vitamin D
Thụ thể của vitamin D được biểu hiện ở hầu hết các mô trong cơ thể
người, do đó biến chứng của thiếu vitamin D thể hiện bệnh lý ở đa cơ quan.
Vitamin D làm tăng hấp thu canxi, phospho ở tế bào niêm mạc ruột, giảm thải
canxi qua thận. Trên xương, vitamin D có tác dụng trực tiếp lên nguyên bào
xương, làm tăng mật độ khoáng, tăng sức mạnh của xương. Thiếu vitamin D
dẫn đến suy giảm tình trạng tạo chất khoáng bình thường của xương, gây
bệnh còi xương, nhuyễn xương hoặc loãng xương.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng sống ở vĩ độ cao hơn tăng nguy cơ mắc các
bệnh ung thư như u lympho Hodgkin, ung thư đại tràng, buồng trứng, tuyến
tiền liệt và ung thư vú [22]. Thiếu hụt vitamin D có thể làm gia tăng mắc bệnh
đái tháo đường, tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch. Vitamin D đóng vai
trò quan trọng trong sinh bệnh học của bệnh hen, COPD. Thiếu vitamin D có
thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tâm thần phân liệt, trầm cảm [23], [24].
1.2.4. Các phương pháp định lượng vitamin D
25(OH)D được sử dụng để đánh giá tình trạng vitamin D trong huyết
thanh, đây là chất chuyển hóa lưu hành chính của vitamin D trong tuần hoàn
và là chỉ điểm tốt nhất tình trạng tổng quát của vitamin D bởi chỉ số này phản
ánh tổng hợp vitamin D từ dinh dưỡng, ánh sáng mặt trời cũng như sự biến
đổi vitamin D từ dự trữ mỡ trong gan. 25(OH)D có thời gian bán hủy là 2-3
tuần trong khi đó 1,25(OH)2D không được dùng để xác định nồng độ vitamin

D do thời gian bán hủy ngắn khoảng 4-6 giờ. Ngoài ra, khi cơ thể thiếu
vitamin D nồng độ 1,25(OH)2D bình thường hoặc tăng do cường cận giáp
trạng thứ phát.
Phân loại của Holick (2007): Nồng độ 25(OH)D [19]
 ≤ 20 ng/ml (50nmol/l): thiếu nặng vitamin D
 20-30ng/ml (50-75 nmol/l): thiếu nhẹ vitamin D


16
 ≥30 -100 ng/ml (75-250 nmol/l): đủ vitamin D
Hiện nay trên thế giới có một số phương pháp được sử dụng để xác định nồng
độ 25(OH)D trong huyết thanh.
 Phương pháp miễn dịch phóng xạ
 Phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang
 Sắc ký lỏng cao áp
Phương pháp sắc ký lỏng cao áp chính xác nhất nhưng tốn kém,
phương pháp miễn dịch phóng xạ độc hại. Vì vậy, phương pháp miễn dịch hóa
huỳnh quang được sử dụng phổ biến nhất.
1.2.5. Vitamin D và miễn dịch [25], [26], [27], [28]
Dạng có hoạt tính của vitamin D điều hòa miễn dịch bằng cách gắn với
receptor nhân (VDR) có trong hầu hết các loại tế bào miễn dịch bao gồm cả
miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thu được. Hoạt động của VDR có tác dụng
chống tăng sinh, tăng cường biệt hóa và điều hòa chức năng miễn dịch bao
gồm cả tăng cường miễn dịch và ức chế miễn dịch. Vai trò của vitamin D
trong đáp ứng miễn dịch đưa ra với những phát hiện quan trọng:
- Sự hiện diện của VDR trên các tế bào miễn dịch
- Khả năng điều hòa sự tăng sinh của tế bào lympho T của 1,25(OH)2D
- Đại thực bào có khả năng sản sinh 1,25(OH)2D. Enzym chịu trách
nhiệm cho sản xuất vitamin D cũng tìm thấy được ở tế bào đuôi gai có cấu
trúc giống CYP27B1.

 Vitamin D và miễn dịch bẩm sinh
Thụ thể VDR có nhiều ở mô và các tế bào như tế bào đơn nhân, tế bào
đại thực bào và đặc biệt là tế bào tua gai, là những tế bào quan trọng trong đáp
ứng miễn dịch tự nhiên. Khi vitamin D gắn trên bề mặt các tế bào sẽ làm tăng
hoặt động của các tế bào giết tự nhiên và tăng cường hóa ứng động và khả
năng thực bào của đại thực bào. Bên cạnh đó, vitamin D kích thích các peptid


17
kháng khuẩn như defensin β2 (DEFB) và cathelicidin (hCAP18) có mặt trong
bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu đơn nhân, tế bào diệt tự nhiên và trong
các biểu mô lát đường hô hấp, là các tế bào đóng vai trò chính trong cơ chế
bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn, virus, nấm. Defensin β2 và cathelicidin có
hoạt tính kháng khuẩn phổ rộng, bao gồm cả hoạt tính kháng virus và đã được
chứng minh là có khả năng bất hoạt virus cúm. Những người tình nguyện
được tiếp xúc với virus cúm sống giảm độc lực trong mùa đông có khả năng
cao xuất hiện triệu chứng sốt và các bằng chứng huyết thanh của đáp ứng
miễn dịch so với những người tiếp xúc vào mùa hè, điều này gợi ý mối tương
quan giữa nồng độ vitamin D và tính chất xuất hiện dịch cúm theo mùa [29].
Ngoài ra, việc gắn vitamin D vào VDR trên bề mặt các đại thực bào và tiểu
thực bào sẽ kích thích hoạt động của Toll-like receptors (TLRs), là thành phần
quan trọng giúp các tế bào thực bào nhận biết được các tác nhân lạ xâm nhập
vào cơ thể.
 Vitamin D và miễn dịch thu được
Các tế bào trình diện kháng nguyên đóng vai trò quan trọng trong đáp
ứng miễn dịch mắc phải, trong đó đặc biệt quan trọng là tê bào tua gai. Do
trên bề mặt có nhiều phân tử MHC lớp II, tế bào tua gai có vai trò quan trọng
trong việc khởi đầu và duy trì đáp ứng miễn dịch của tế bào Th 2. Tế bào tua
gai có ở nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể, tập trung nhiều ở da (tế bào
Langerhans), tim, phổi, gan, thận, đường tiêu hóa… vitamin D ảnh hưởng đến

sự trưởng thành và di chuyển của loại tế bào này do đó ảnh hưởng đến sản
xuất các yếu tố viêm như cytokine và chemokine.
Đối với tế bào lympho B, vitamin D có hiệu quả chống lại sự tăng sinh
như ức chế sự biệt hóa của tương bào thành lympho bào B, ức chế sản xuất
các globulin miễn dịch thông qua việc gián tiếp loại bỏ tế bào Th, khởi động
quá trình chết theo chương trình. Việc kiểm soát hoạt động và sinh sản của tế
bào B góp phần quan trọng trong các bệnh lý tự miễn.


18
Một tế bào quan trọng khác trong đáp ứng miễn dịch thu được là tế bào
lympho T được biết đến là một trong những tác nhân đích quan trọng của
nhiều dạng vitamin D khác nhau. 1,25(OH)2D ức chế sự phát triển của tế bào
lympho T, đặc biệt là Th1 tế bào có khả năng sản xuất interferon (INF-γ) và
interleukin (IL-2) và hóa ứng động các đại thực bào ngược lại bằng tăng sản
xuất IL-4, IL-5, IL-10. Mặt khác trên các tế bào đuôi gai 1,25(OH)2D làm
giảm sự biểu hiện thụ thể CD40, CD80, CD86 và làm giảm bài tiết IL-12
quan trọng cho Th1 phát triển [30]. Những thay đổi trên làm giảm quá trình
nhận biết, trình diện, xử lý kháng nguyên của các tế bào miễn dịch. Tế bào
Th17 sản sinh IL17 cũng bị ảnh hưởng bởi vitamin D. Việc ức chế hoạt động
Th17 của calcitriol trong giai đoạn sao mã cho thấy vai trò của vitamin D
trong điều trị các bệnh lý tự miễn.
 Vitamin D và bệnh lý tự miễn
Bệnh tự miễn xảy ra do sự rối loạn hệ miễn dịch trong cơ thể, kết quả
gây ra sự nhận diện kháng nguyên của chính nó, từ đó làm tổn thương mô của
chính cơ thể bởi quá trình tự hoạt hóa tế bào miễn dịch của cơ thể. Một nghiên
cứu về dịch tễ học cho thấy mối liên quan giữa thiếu hụt vitamin D và tăng tần
suất mắc các bệnh lý tự miễn như đái tháo đường type 1, xơ cứng bì lan tỏa,
lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp và và các bệnh lý viêm ruột.
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MỐI LIÊN QUAN VITAMIN D HUYẾT

THANH VÀ MÀY ĐAY MẠN
Trên thế giới đã có những nghiên cứu về liên quan giữa nồng độ
vitamin D huyết thanh và mày đay mạn ở người lớn. Năm 2014, các tác giả
Grazanka, Machura, Mazur, Misiolek, Jochem, Kasperski và cộng sự nghiên
cứu mối liên quan giữa vitamin D và tình trạng viêm ở bệnh nhân mày đay
mạn tính (CSU). Nghiên cứu tiến hành trên 35 bệnh nhân CSU (tuổi trung
bình 35, nhỏ nhất 22, lớn nhất 51) và nhóm chứng gồm 33 người khỏe mạnh
tương đồng về độ tuổi, giới tính, cân nặng. Kết quả cho thấy nồng độ vitamin


19
D giảm có ý nghĩa ở nhóm CSU so với nhóm chứng. Trong nhóm CSU, 1
bệnh nhân (2,9%) xếp vào nhóm thiếu vitamin D rất nặng (<10ng/ml), 11
bệnh nhân (31,4%) có thiếu vitamin D nặng (<20ng/ml), 11 bệnh nhân
(31,4%) có vitamin D thiếu nhẹ (20-29 ng/ml)[31].
Đầu năm 2014, Rorie và cộng sự báo cáo về vai trò của vitamin D đối
với bệnh mày đay mạn tính trong nghiên cứu mù đôi, có nhóm chứng. 42 đối
tượng bị mày đay mạn tính tham gia nghiên cứu có hoặc không thiếu vitamin
D được cung cấp vitamin D3 liều cao (4000 IU) hoặc liều thấp (600 IU) hàng
ngày trong 12 tuần. Các đối tượng đều được điều trị mày đay bằng ranitidin,
liều cao cetirizin và montelukast. Triệu chứng mày đay ghi nhận vào tuần thứ
1,6 và 12. Vào thời điểm tuần đầu có giảm 33% điểm đánh giá độ nặng của mày
đay (USS) ở cả 2 nhóm. Có sự giảm đáng kể (40%) tổng điểm USS ở nhóm điều
trị với vitamin D liều cao ở tuần 12. Bên cạnh đó sự cải thiện chất lượng giấc
ngủ và triệu chứng ngứa giảm rõ ở nhóm sử dụng vitamin D liều cao [6].
Nghiên cứu của Rasool, Masoodi và cộng sự (2015) trên 192 bệnh nhân
mày đay mạn và 130 người tình nguyện khỏe mạnh. 192 người mắc mày đay
mạn tính được chia làm 3 nhóm: nhóm chỉ nhận vitamin D3 đơn độc, nhóm
có vitamin D kết hợp với kháng histamin hay corticoid đường uống và nhóm
kết hợp cả 3 phương pháp viamin D, kháng histamin và corticoid. Nhóm 130

người tình nguyện chỉ được theo dõi không có bất kỳ một sự can thiệp nào.
Kết quả cho thấy vitamin D thấp hơn ở nhóm bệnh nhân mày đay mạn tính so
với nhóm chứng và ở nhóm mày đay mạn tính điều trị phối hợp 3 phương
pháp có kết quả cải thiện triệu chứng bệnh là đáng kể nhất [1].
Tsung-Yu Tsai và cộng sự (2018) tiến hành nghiên cứu gộp phân tích
14 nghiên cứu gồm 1655 bệnh nhân mày đay. Qua nghiên cứu tác giả cho
thấy nồng độ vitamin D ở bệnh nhân mày đay mạn thấp hơn có ý nghĩa thống
kê so với nhóm chứng (p<0,05). Trong khi đó, kết quả ở nhóm mày đay cấp
thấp hơn không có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng [32].


×