Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

ĐÁNH GIÁ một số CHỈ số xét NGHIỆM TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI điều TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP MIỄN DỊCH tế bào tự THÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

LÊ HOÀNG ANH

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ SỐ XÉT NGHIỆM
TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI ĐIỀU TRỊ
BẰNG PHƯƠNG PHÁP MIỄN DỊCH TẾ BÀO TỰ THÂN

Chuyên ngành: Xét nghiệm Y học
Mã số:

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Thầy hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Huy Thịnh

HÀ NỘI – 2018


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

FDA (U.S. Food and Drug

Cục quản lý thực phẩm và dược

Administration)

phẩm Hoa Kỳ


IL-2

Interleukin 2

NSCLC (non-small cell lung cancer)

Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ

SCLC (Small Cell Lung Cancer)

Ung thư phổi tế bào nhỏ

PCR (Polymerase Chain Reaction)

Phản ứng tổng hợp chuỗi

DNA (Deoxyribonucleic acid)

Acid deoxyribonucleic

RNA (Ribonucleic acid)

Acid ribonucleic

ELISA (Enzyme Linked

Xét nghiệm miễm dịch gắn men

Immunosorbent Assay)
TNF (Tumor Necrosis factor)


Yếu tố hoại tử u

TAAs (Tumor Associated Antigens)

Kháng nguyên liên kết khối u

UTP

Ung thư phổi


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐÊ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1.Tổng quan chung về ung thư phổi.....................................................3
1.1.1. Khái niệm ung thư phổi.................................................................3
1.1.2. Dịch tễ học ung thư phổi...............................................................3
1.2. Nguyên nhân gây ung thư phổi.........................................................5
1.3. Chẩn đoán ung thư phổi....................................................................7
1.4. Các phương pháp điều trị trong ung thư phổi................................9
1.4.1. Liệu pháp tế bào miễn dịch tự thân trong điều trị ung thư..........10
1.4.2. Liệu pháp sử dụng tế bào lympho T có thẩm quyền miễn dịch
(Adotive T cell therapy) trong trị liệu ung thư phổi....................11
1.5. Tình hình các nghiên cứu trên thế giới và trong nước..................17
1.6. Đánh giá hiệu quả của liệu pháp miễn dịch tự thân bằng các chỉ
số xét nghiệm.....................................................................................19
CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........21
2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................21

2.1.1. Cỡ mẫu: 20, lấy mẫu thuận tiện..................................................21
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân và tiêu chuẩn loại trừ......................21
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.....................................................................23
2.2.2. Nội dung và các chỉ số nghiên cứu thu thập...............................23
2.2.3. Các phương pháp và kỹ thuật sử dụng........................................26
2.3. Xử lý số liệu.......................................................................................31
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu...............................................................31
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................33
3.1. Xây dựng quy trình tách chiết và nuôi cấy hoạt hóa tế bào
lympho................................................................................................33
3.1.1. Đặc điểm nhóm người tình nguyện.............................................33


3.1.2. Số lượng tế bào thu được sau tách từ máu ngoại vi người tình
nguyện khoẻ mạnh......................................................................33
3.1.3. Kết quả đánh giá marker bề mặt của các tế bào thu được sau tách
từ máu tĩnh mạch ngoại vi người tình nguyện............................34
3.1.4. Số lượng tế bào bạch cầu thu được sau nuôi cấy tế bào tách tách
từ máu ngoại vi người tình nguyện khoẻ mạnh:.........................34
3.1.5. Kết quả đánh giá marker bề mặt của các tế bào thu được sau nuôi
cấy tế bào tách từ máu ngoại vi người tình nguyện khoẻ mạnh..35
3.1.6. Đặc điểm nhóm bệnh nhân UTP.................................................35
3.1.7. Số lượng tế bào bạch cầu thu được sau tách từ máu ngoại vi bệnh
nhân ung thư................................................................................36
3.1.8. Kết quả đánh giá marker bề mặt của các tế bào thu được sau tách
từ máu tĩnh mạch ngoại vi người tình nguyện............................36
3.2. Đánh giá tính đáp ứng miễn dịch của tế bào lympho tách từ bệnh
nhân ung thư phổi sau nuôi cấy hoạt hóa.......................................37
3.2.1. Sự sao chép mRNA IL-2, IFNγ và TNFα của các tế bào lympho

tách từ máu ngoại vi bệnh nhân UTP trước và sau nuôi cấy hoạt
hóa...............................................................................................37
3.2.2. Khả năng tiết protein IL-2, IFNγ và TNFα của các tế bào
lympho tách từ máu ngoại vi bệnh nhân UTP trước và sau
nuôi cấy hoạt hóa.......................................................................38
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................39
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................40
DỰ TRÙ KINH PHÍ......................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
BẢNG 2.1. ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG TOÀN TRẠNG THEO CHỈ SỐ
EOCG PS.......................................................................................30
BẢNG 3.1. ĐẶC ĐIỂM NHÓM NGƯỜI TÌNH NGUYỆN.......................33
BẢNG 3.2. SỐ LƯỢNG TẾ BÀO BẠCH CẦU THU ĐƯỢC SAU TÁCH
TỪ MÁU NGOẠI VI NGƯỜI TÌNH NGUYỆN KHOẺ MẠNH:
.........................................................................................................33
BẢNG 3.3. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MARKER BỀ MẶT CỦA CÁC TẾ
BÀO THU ĐƯỢC SAU TÁCH TỪ MÁU TĨNH MẠCH
NGOẠI VI NGƯỜI TÌNH NGUYỆN.........................................34
BẢNG 3.4. SỐ LƯỢNG TẾ BÀO BẠCH CẦU THU ĐƯỢC SAU NUÔI
CẤY TẾ BÀO TÁCH TÁCH TỪ MÁU NGOẠI VI NGƯỜI
TÌNH NGUYỆN KHOẺ MẠNH..................................................34
BẢNG 3.5. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MARKER BỀ MẶT CỦA CÁC TẾ
BÀO THU ĐƯỢC SAU NUÔI CẤY TẾ BÀO TÁCH TỪ MÁU
NGOẠI VI NGƯỜI TÌNH NGUYỆN KHOẺ MẠNH...............35
BẢNG 3.6. ĐẶC ĐIỂM NHÓM BỆNH NHÂN UTP.................................35
BẢNG 3.7. SỐ LƯỢNG TẾ BÀO BẠCH CẦU THU ĐƯỢC SAU TÁCH

TỪ MÁU NGOẠI VI BỆNH NHÂN UNG THƯ.......................36
BẢNG 3.8. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MARKER BỀ MẶT CỦA CÁC TẾ
BÀO THU ĐƯỢC SAU TÁCH TỪ MÁU TĨNH MẠCH
NGOẠI VI NGƯỜI TÌNH NGUYỆN.........................................36
BẢNG 3.9. SỰ SAO CHÉP MRNA IL-2, IFNΓ VÀ TNFΑ CỦA CÁC TẾ
BÀO LYMPHO TÁCH TỪ MÁU NGOẠI VI BỆNH NHÂN
UTP TRƯỚC VÀ SAU NUÔI CẤY HOẠT HÓA......................37


Bảng 3.10. Khả năng tiết protein IL-2, IFNγ và TNFα của các tế bào lympho
tách từ máu ngoại vi bệnh nhân UTP trước và sau nuôi cấy.........38


DANH MỤC HÌNH
HÌNH 1.1. TỶ LỆ MẮC VÀ TỬ VONG DO UTP CHUẨN HÓA THEO
TUỔI Ở HAI GIỚI.........................................................................3
HÌNH 1.2. ĐÁM MỜ Ở PHỔI TRÊN PHIM XQ THƯỜNG QUY NHÌN
THĂNG............................................................................................7
HÌNH 1.3. QUY TRÌNH SỬ DỤNG TẾ BÀO MIỄN DỊCH TÁCH
CHIẾT TỪ MÁU NGOẠI VI, NUÔI CẤY VÀ HOẠT HOÁ SỬ
DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ.......................................12
HÌNH 1.4. CƠ CHẾ THỨ HAI CỦA T- CD8 TIÊU DIỆT TẾ BÀO UNG
THƯ THÔNG QUA PERFORIN VÀ GRANZYM....................14


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, ung thư đã trở thành căn nguyên gây tử vong hàng đầu với tỷ
lệ mắc bệnh cao ở độ tuổi ngày càng giảm. Theo báo cáo thường niên mới

nhất của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, hàng năm thế giới có thêm khoảng 14,1
triệu ca ung thư mới và khoảng 8,2 triệu ca tử vong. Với tốc độ phát triển dân
số và sự gia tăng tuổi thọ như hiện nay thì ước tính đến năm 2030 toàn thế
giới sẽ có thêm khoản 23,6 triệu ca ung thư mới và khoảng 13,4 triệu bệnh
nhân tử vong mỗi năm. Trong đó ung thư phổi ( UTP) là một trong những loại
ung thư có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất, ước tính năm 2012 trên thế giới có
1,83 triệu bệnh nhân ung thư phổi mới mắc với 1,59 triệu trường hợp tử vong.
Tại Việt Nam, những ghi nhận về tình hình ung thư trên cả nước cũng
cho thấy, UTP là một trong những loại ung thư đứng hàng đầu ở cả hai giới .
Một điều đáng báo động cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam là
trong khi tại các nước phát triển, tỷ lệ mắc UTP đã có xu hướng giảm xuống
thì tại các nước đang phát triển, tỷ lệ mắc và tử vong do UTP ngày một tăng
cao .
Về điều trị UTP, phương pháp điều trị phụ thuộc vào týp mô bệnh học
(ung thư phổi không phải tế bào nhỏ- NSCLC hay ung thư phổi tế bào nhỏSCLC) và các đặc điểm khác của ung thư như giai đoạn bệnh . Các lựa chọn
điều trị bao gồm phẫu thuật, hoá trị, xạ trị và liệu pháp điều trị trúng đích.
Tuy nhiên, chỉ 16% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán ở giai đoạn ung
thư còn khu trú . Với các bệnh nhân chẩn đoán ở giai đoạn muộn, không còn
khả năng phẫu thuật, khi đó các phương pháp hóa trị, xạ trị được chỉ định
nhưng hiệu quả hạn chế và thường mang lại nhiều tác dụng không mong
muốn . Những năm gần đây các phương pháp điều trị trúng đích ra đời đem
đến những bước tiến mới trong điều trị UTP đặc biệt là trong ung thư phổi
không phải tế bào nhỏ (Non- Small Cell Lung Cancer: NSCLC) . Tuy nhiên


2

chi phí cho phương pháp điều trị này còn cao và sau một thời gian điều trị, đã
có các báo cáo ghi nhận hiện tượng kháng thuốc điều trị đích ở bệnh nhân
trong khi các thuốc điều trị đích thế hệ sau vẫn còn trong các giai đoạn thử

nghiệm . Chính vì vậy việc phát triển các phương pháp điều trị có hiệu quả
mới cũng như việc phối hợp các phương pháp điều trị nhằm nâng cao hiệu
quả, cải thiện chất lượng sống, thời gian sống thêm không bệnh và sống thêm
toàn thể với bệnh nhân UTP là điều hết sức có ý nghĩa.
Trên thế giới hiện nay, liệu pháp sử dụng tế bào miễn dịch đã được phát
triển để điều trị nhiều loại ung thư, trong đó bao gồm cả UTP với những kết
quả ban đầu rất hứa hẹn . Trong đó, liệu pháp sử dụng tế bào miễn dịch tự
thân T-CD8 đã có những tiến bộ vượt bậc và đang trở thành hướng tiếp cận
chính, mở ra hy vọng mới trong điều trị và giúp cải thiện chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân.
Do đó với mong muốn bước đầu đánh giá về liệu pháp sử dụng tế bào
miễn dịch tự thân T-CD8 có thẩm quyền miễn dịch trong điều trị UTP, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá một số chỉ số xét nghiệm trên bệnh
nhân ung thư phổi điều trị bằng phương pháp miễn dịch tế bào tự thân”,
với 2 mục tiêu sau:
1. Xác định một số chỉ số hóa sinh, huyết học, miễn dịch ở bệnh nhân ung
thư phổi điều trị bằng tế bào miễn dịch tự thân T-CD8.
2. Bước đầu đánh giá tính an toàn và hiệu quả điều trị bằng tế bào miễn
dịch tự thân T-CD8 trên bệnh nhân ung thư phổi.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Tổng quan chung về ung thư phổi
1.1.1. Khái niệm ung thư phổi
Ung thư phổi là khối u phổi ác tính được đặc trưng bằng sự phát triển tế
bào không kiểm soát ở các mô của phổi .
1.1.2. Dịch tễ học ung thư phổi

Trên thế giới
UTP là loại ung thư thường gặp nhất, theo Globocan năm 2012, khoảng
1.8 triệu bệnh nhân mới mắc trên toàn thế giới, chiếm 12.9% tổng số trường
hợp mới mắc các loại ung thư; trong đó chủ yếu ở các nước đang phát triển
chiếm 58% [2]. Ở nam giới, UTP vẫn là loại ung thư có tỷ lệ mắc hàng đầu
với khoảng 1.2 triệu bệnh nhân mới được chẩn đoán, hay gặp ở vùng Đông
Âu, Trung Âu và Tây Á, ít gặp hơn ở Đông Phi và Tây Phi. Ước tính của Hiệp
hội Ung thư Hoa Kỳ, năm 2018 ở Hoa Kỳ có khoảng 234.030 ca ung thư
phổi mới (121.680 ở nam và 112.350 ở nữ) khoảng 154.050 ca tử vong do
ung thư phổi (83.550 ở nam và 70.500 ở nữ).

Hình 1.1. Tỷ lệ mắc và tử vong do UTP chuẩn hóa theo tuổi ở hai giới
(trên 100000 người)
Globocan 2012 />

4

Trong năm 2012 trên toàn thế giới, ung thư phổi cũng là nguyên nhân gây
tử vong hàng đầu trong số các loại ung thư, gây ra 1.59 triệu ca tử vong (chiếm
19.4% trong tổng số bệnh nhân tử vong do các loại ung thư). Tỷ lệ tử vong của
bệnh nhân ung thư phổi nói chung vẫn còn cao, tới 0.87 .
Ung thư phổi là ung thư phổ biến nhất ở nam giới trên toàn thế giới với
tỷ lệ chuẩn hóa theo tuổi (ASR) là 33,8 trên 100.000 và đây là ung thư thường
gặp thứ tư ở phụ nữ (13,5 trên 100.000) [3]. Ở nam giới, tỷ lệ mắc cao nhất
được theo dõi ở Bắc Mỹ, Đông Á, Trung Đông và Nam Âu (48,5 đến 56,5
trên 100.000). Ở các nước kém phát triển, tỷ lệ cao nhất được thấy ở Tây Á,
Nam Phi và Caribean (25,7 đến 32,2 trên 100.000). Ở phụ nữ, tỷ lệ mắc ung
thư phổi trên toàn thế giới thấp hơn; tỷ lệ cao nhất được nhìn thấy ở Bắc Mỹ
và Bắc Âu [3].
Trong năm 2012 trên toàn thế giới, ung thư phổi cũng là nguyên nhân

gây tử vong hàng đầu trong số các loại ung thư, gây ra 1.59 triệu ca tử vong
(chiếm 19.4% trong tổng số bệnh nhân tử vong do các loại ung thư). Tỷ lệ tử
vong do ung thư phổi toàn cầu theo khu vực không khác biệt đáng kể, với
43% số ca tử vong xảy ra ở các nước phát triển hơn và 57% xảy ra ở các nước
kém phát triển. Tỷ lệ tử vong do ung thư phổi có sự khác biệt về giới tính
phản ánh sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc tăng và giảm hút thuốc lá
trong 50 năm qua [4].
Xu hướng mắc ung thư phổi những năm qua cũng có nhiều sự thay đổi.
Ở nam giới, tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong hiện đang giảm. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, ASR
đã giảm từ 102 trường hợp trên 100.000 người ở nam giới năm 1984 xuống
69 trường hợp trên 100.000 người năm 2009. Tuy nhiên, ở phụ nữ, tỷ lệ mắc
bệnh đã tăng lên gần đây nhất được tính là 51 trên 100.000 trong năm 2009 so
với 39 trên 100.000 trong năm 1984 [5]. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới ở các
nước Đông Âu, Nhật Bản và Trung Quốc, phụ nữ ở các nước phát triển tiếp
tục tăng [6], [7].


5

 Tại Việt Nam:
UTP là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất ở nam giới Việt Nam (30.7/
100000 nam) và đứng thứ ba ở nữ (6.7/ 100000 nữ) [8]. Theo báo cáo chương
trình phòng chống ung thư giai đoạn 2002- 2008 của bệnh viện K, UTP đứng
hàng thứ nhất trong các loại ung thư ở nam và đứng hàng thứ 6 trong các loại
ung thư ở nữ [9]. Hầu hết bệnh nhân UTP chỉ được chẩn đoán ở giai đoạn
muộn, không còn khả năng điều trị triệt để và chỉ khoảng 10- 20% bệnh nhân
còn khả năng được cắt bỏ khối u [10]. Ung thư liên quan đến thuốc lá vẫn có
tỷ lệ mắc bệnh cao và chiếm khoảng 35,3% tổng số ca ung thư mới ở nam
giới. Điều này không đáng ngạc nhiên vì Việt Nam vẫn nằm trong số các quốc
gia có tỷ lệ hút thuốc nam cao nhất trên thế giới với 56,1% ở nam giới trong

độ tuổi 25-64, thậm chí tới 72,8% [11], [12].
1.2. Nguyên nhân gây ung thư phổi
- Thuốc lá:
Cơ chế gây ung thư phổi của thuốc lá phức tạp, bao gồm gây hủy hoại
DNA, giảm khả năng sửa chữa DNA, gây tăng viêm, ảnh hưởng đến hệ miễn
dịch của cơ thể,... Trong số hơn 7.000 hóa chất trong khói thuốc lá, ít nhất 250
hóa chất được biết là có hại, bao gồm hydrogen cyanide, carbon monoxide, và
amoniac, ít nhất 69 chất có thể gây ung thư [13]. Nghiên cứu hồi cứu dịch tễ
học mở rộng xác định rõ ràng việc hút thuốc là nguyên nhân chính gây ung
thư phổi [14]. Ứớc tính rằng khoảng 90% tử vong do ung thư phổi nam và
75% -80% tử vong do ung thư phổi ở Hoa Kỳ mỗi năm là do hút thuốc lá
[15], [16]. Nguy cơ ung thư phổi giảm đi sau khi cai thuốc lá, nhưng không
phải trong 5 năm đầu [14]. Nam giới và nữ giới hút thuốc lá có nguy cơ mắc
UTP cao gấp lần lượt 23 lần và 13 lần so với người không hút thuốc [17]. Hít
phải khói thuốc thụ động gây ra ung thư phổi ở người lớn không hút thuốc
[17]. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những hút thuốc lá thụ động cũng có


6

nguy cơ mắc UTP tăng 20- 30% [13] [18]. Khoảng 3.000 ca tử vong do ung
thư phổi xảy ra mỗi năm trong số những người không hút thuốc trưởng thành
ở Hoa Kỳ do tiếp xúc với khói thuốc thụ động [19].
- Các yếu tố môi trường:
+ Khí radon: Tiếp xúc với khí radon - một loại khí phóng xạ không mùi,
được xem là nguyên nhân thứ hai gây ung thư phổi sau khi hút thuốc
[20]. Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) ước tính rằng khí radon từ các
khu dân cư gây ra khoảng 21.000 bệnh ung thư phổi tử vong ở Hoa Kỳ
mỗi năm [21].
+ Nghề nghiệp: Một số môi trường làm việc có khả năng gây ung thư

phổi, đặc biệt là khi các cá nhân tiếp xúc với một số chất gây ung thư
nhất định, chẳng hạn như amiăng. Các chất gây ung thư khác có thể
được tìm thấy trong môi trường nghề nghiệp bao gồm: Amiăng, Asen,
Silica, dầu Diesel, thuốc trừ sâu, bụi, khói,... [22].
+ Ô nhiễm không khí: Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO), đã đưa ra kết luận vào năm 2013 rằng ô nhiễm
hạt vật chất có thể gây ung thư phổi và phân loại các chất này như các
tác nhân gây ung thư [23]. Tiếp xúc với ô nhiễm không khí ước tính
gây 62.000 ca tử vong do ung thư phổi mỗi năm trên toàn thế giới [24].
Ở các thành phố của Trung Quốc, nơi có mức độ ô nhiễm không khí
lớn hơn nhiều so với các nước phương Tây phát triển, ô nhiễm không
khí có thể chiếm tới 10% tổng số bệnh ung thư phổi [25].
- Yếu tố gen trong ung thư phổi:
Ung thư phổi là một bệnh liên quan đến sự nhân lên và tăng trưởng
không kiểm soát được của các tế bào trong nhu mô phổi gây ra bởi những
thay đổi trong một số gen trong cơ thể. Trong một số trường hợp, những đột
biến gen này có thể được di truyền trong gia đình, mặc dù hầu hết bệnh nhân
bị ung thư phổi phát triển đột biến gen do tiếp xúc với môi trường với chất


7

gây ung thư. Hai đột biến gen phổ biến nhất có liên quan đến ung thư phổi,
EGFR và KRAS [26], [27].
1.3. Chẩn đoán ung thư phổi
Phổi là cơ quan nằm sâu trong lồng ngực, các triệu chứng thường xuất
hiện muộn và không đặc hiệu. Vì vậy, nhiều bệnh nhân dù không có không có
biểu hiện lâm sàng gì đặc biệt nhưng bệnh đã ở giai đoạn muộn, có di căn. Các
biểu hiện lâm sàng có thể gặp là ho dai dẳng, ho ra máu, đau ngực, đôi khi khó
thở; hoặc các biểu hiện toàn thân như gầy sút cân, sốt kéo dài; hay các dấu hiệu

của các cơ quan di căn như đau đầu, đau nhức xương... [28 ], [ 29].
Chụp XQ phổi và đặc biệt là chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có tiêm
thuốc cản quang cho phép xác định vị trí, kích thước, số lượng, mức độ xâm
lấn và di căn sang một số vùng lân cận của ung thư. Tuy nhiên cả hai phương
pháp này đều không cho phép chẩn đoán phân biệt u lành với u ác [28],[29].

Hình 1.2. Đám mờ ở phổi trên phim XQ thường quy nhìn thăng (mũi tên) [30]
PET Scan và PET- CT là hai phương pháp chẩn đoán hình ảnh dựa trên
hoạt tính sinh học của tế bào ung thư. Các tế bào ung thư phổi có khả năng
hấp thu chuyển hoá glucose cao hơn các tế bào bình thường, do đó người ta
sử dụng glucose có đánh dấu phóng xạ sau đó ghi lại hình ảnh bằng các máy
quét PET để phát hiện sự tích luỹ bất thường các chất phóng xạ. Vì vậy, kỹ


8

thuật cho phép đánh giá được mức độ ác tính của khối u một cách tương đối
thông qua độ bắt xạ, hơn nữa kỹ thuật cũng cho phép phát hiện được các di
căn của ung thư [29], [31], [32]. Tuy nhiên, hiện nay chi phí cho PET Scan và
PET- CT còn khá cao nên phạm vi ứng dụng trên lâm sàng còn hạn chế, đặc
biệt ở những nước đang phát triển như Việt Nam.
Nội soi phế quản (nội soi phế quản bằng ống mềm) là một thủ thuật giúp
bác sĩ quan sát đường hô hấp bằng một ống soi mềm (soi phế quản) để chẩn đoán
các bệnh lý về phổi. Thủ thuật cho phép bác sĩ lấy các mẫu mô, tế bào hoặc dịch
của phổi. Ống soi phế quản là một ống mềm có gắn camera ở đầu. Ngày nay, loại
ống soi có đường kính 4,9-6,4 mm hiện được dùng phổ biến trong nội soi phế
quản người lớn. Nhờ vậy, 59-74% các UTP được nhìn thấy, 13-39% các tổn
thương không thể nhìn thấy bằng ống soi cứng đã được phát hiện bằng ống soi
mềm. Đây là phương pháp tương đối phổ biến và rẻ tiền, cho phép quan sát được
tổn thương qua đó lấy được bệnh phẩm làm tế bào học, mô bệnh học và đánh giá

khả năng phẫu thuật. Tuy nhiên, nội soi phế quản ống mềm chỉ soi được đến
nhánh phế quản thứ 6, không thấy được tổn thương ngoại vi.
Mô bệnh học là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định ung thư. Vì vậy,
khi nghi ngờ UTP, các bệnh nhân cần phải làm các thăm dò xâm nhập để chẩn
đoán mô bệnh. Các kỹ thuật thông thường là sinh thiết qua nội soi phế quản, sinh
thiết phổi xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi
tính. Đôi khi, người ta có thể sinh thiết các tổn thương di căn của ung thư như
hạch ngoại vi, gan hoặc xương. UTP được phân loại thành ung thư phổi tế bào
nhỏ (Small Cell Lung Cancer: SCLC), chiếm khoảng 20% và ung thư phổi
không phải tế bào nhỏ (Non- Small Cell Lung Cancer: NSCLC), chiếm khoảng
80%. Sau khi có những đánh giá về khối u, tình trạng di căn hạch và di căn xa,
ung thư phổi được chia thành các giai đoạn từ 0, IA, IB, IIA, IIB, IIIA, IIIB và
giai đoạn IV [33].
Xét nghiệm tìm đột biến gen: Mô khối u từ sinh thiết có thể được kiểm


9

tra để tìm đột biến. Một số đột biến di truyền đã được xác định trong ung thư
phổi bao gồm EGFR, ALK, KRAS, BRAF, HER2, ROS1 và RET. Kết quả
giúp hướng dẫn quyết định điều trị, lựa chọn điều trị đích.
Xét nghiệm khác: Xét nghiệm kháng nguyên biểu mô phôi CEA: có
giá trị trong tiên lượng và theo dõi nhưng ít giá trị. Kháng thể đơn dòng: mới
được phát triển và sử dụng trong UTP, có thể có giá trị trong chẩn đoán tế bào
học và chẩn đoán phân biệt.
1.4. Các phương pháp điều trị trong ung thư phổi
Ung thư phổi được điều trị theo nhiều cách, tùy thuộc vào loại ung thư
phổi và mức độ di căn. Dựa theo phân loại mô bệnh học có hai loại ung thư
phổi chính là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.
Những người bị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ có thể được điều trị bằng

phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị đích, hoặc kết hợp các phương pháp điều trị
này. Những người bị ung thư phổi tế bào nhỏ thường được điều trị bằng xạ trị
và hóa trị.
Phẫu thuật thường được áp dụng khi khối u được phát hiện sớm, còn
nhỏ và khu trú. Phương pháp xạ trị và hóa trị liệu được áp dụng khi khối u lan
tỏa hay trong các điều kiện không thể áp dụng phương pháp phẫu thuật như vị
trí khối u quá gần tim, bệnh nhân mắc các bệnh về tim phổi khác mà không
thể gây mê để phẫu thuật loại bỏ khối u…Xạ trị và hóa trị liệu cũng có thế
điều trị kết hợp sau phẫu thuật nhằm làm tăng hiệu quả điều trị và kéo dài thời
gian sống cho bệnh nhân. Trong một vài năm trở lại đây, liệu pháp điều trị
đích với các thuốc ức chế hoạt tính Tyrosine Kinase của thụ thể EGFR, liệu
pháp miễn dịch trị liệu với kháng thể đơn dòng PD-1 tác động vào tế bào
miễn dịch hay PD-L1 tác động vào tế bào ung thư đã được áp dụng điều trị
ung thư phổi và mang lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên, mức độ đáp ứng
của liệu pháp điều trị đích phụ thuộc vào tình trạng đột biến trên các gen
EGFR, KRAS và BRAF và bệnh nhân xuất hiện tình trạng kháng thuốc sau


10

một thời gian điều trị; liệu pháp miễn dịch trị liệu sử dụng kháng thể đơn
dòng mới được sử dụng có những tác động quá mức về mặt miễn dịch và cần
phải được theo dõi và đánh giá thêm [34] [3].
1.4.1. Liệu pháp tế bào miễn dịch tự thân trong điều trị ung thư
Liệu pháp tế bào miễn dịch trong trị liệu ung thư đã được phát triển
mạnh mẽ trong những năm gần đây. Đây là phương pháp điều trị ung thư
bằng tế bào miễn dịch mà chủ yếu là truyền tế bào miễn dịch tự thân
(Autologous Immune Enhancerment Therapy: AIET).
1.4.1.1. Khái niệm liệu pháp tế bào miễn dịch tự thân
Liệu pháp miễn dịch trong ung thư là phương pháp điều trị, trong đó hệ

miễn dịch của cơ thể được tăng cường đặc hiệu hoặc không đặc hiệu bằng các
cách khác nhau như:
- Các phương pháp miễn dịch không đặc hiệu điều trị ung thư: Sử dụng
các đại thực bào [36], cytokin [37], các virus tiêu khối u [38].
- Các phương pháp miễn dịch đặc hiệu trong ung thư: Các kháng thể đơn
dòng, sử dụng các tế bào miễn dịch đã biến đổi: các tế bào NK [39], tế
bào lympho mang thụ thể kháng nguyên khảm (Chimeric antigen
receptor (CAR) T-cell therapy) [40], Sử dụng tế bào u (hay phần
peptide của tế bào u) của bệnh nhân, Sử dụng các tế bào miễn dịch của
chính bệnh nhân hay phương pháp truyền tế bào miễn dịch tự thân
(Autologous Immune Enhancerment Therapy: AIET) [41].
Phương pháp AIET là phương pháp miễn dịch mà các tế bào miễn dịch
của chính bệnh nhân được lấy ra khỏi cơ thể, nuôi cấy và tăng cường khả
năng miễn dịch chống lại tế bào ung thư ở ngoài, sau đó được truyền lại cho
chính bệnh nhân đó.
Các loại tế bào được sử dụng bao gồm: tế bào lympho T hỗ trợ (T-CD4)
và tế bào lympho T gây độc (T-CD8), tế bào diệt tự nhiên và tế bào tua trình
diện kháng nguyên (Dendritic cells). Trong đó liệu pháp sử dụng tế bào


11

lympho T có thẩm quyền miễn dịch (Adoptive T cell therapy) mà chủ yếu là
các lympho T gây độc đã có những tiến bộ vượt bậc và đang trở thành hướng
tiếp cận chính cho liệu pháp sử dụng tế bào miễn dịch trong điều trị ung thư
hiện nay.
1.4.2. Liệu pháp sử dụng tế bào lympho T có thẩm quyền miễn dịch
(Adotive T cell therapy) trong trị liệu ung thư phổi
Trong liệu pháp sử dụng tế bào lympho T điều trị một số loại ung thư
nói chung cũng như ung thư phổi nói riêng, bệnh nhân được truyền tế bào T

hoạt hóa có thẩm quyền miễn dịch nhằm mục đích loại trừ khối u và ngăn cản
sự tái phát của chúng [42]. Hiệu quả của phương pháp phụ thuộc vào việc tối
ưu hóa môi trường nuôi cấy, tiếp xúc đặc hiệu với kháng nguyên, thúc đẩy sự
nhân lên của tế bào đồng thời vẫn giữ được thẩm quyền miễn dịch và khả
năng truyền ghép, di chuyển đến vị trí và thâm nhập vào tổ chức khối u của
các tế bào lympho [43, 44]. Nhiều quy trình nuôi cấy và hoạt hóa tế bào
lympho T đã được thiết lập và đưa vào sử dụng dựa vào vị trí thu nhận tế bào
cho điều trị. Trong đó, liệu pháp sử dụng tế bào lympho T tách chiết từ máu
ngoại vi (CTL therapy) là một phương pháp có nhiều ưu điểm như ít xâm lấn,
ít ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, công việc của bệnh nhân. Bệnh nhân chỉ
cần đến cơ sở điều trị lấy một lượng máu nhất định và sau đó khoảng 2 tuần
được quay lại cơ sở điều trị để truyền tế bào lympho T đã được hoạt hóa và
mẫn cảm với kháng nguyên ung thư [45]. 2 tuần này là thời gian để nhân viên
y tế phân tách, hoạt hóa và nuôi cấy đảm bảo có đủ số lượng tế bào lympho T
dùng trong điều trị cho bệnh nhân.
Liệu pháp sử dụng tế bào lympho T tách chiết từ máu ngoại vi trong
điều trị ung thư (CTL therapy)
Hiện nay, phương pháp này đang được thử nghiệm và hoàn thiện để
điều trị cho nhiều loại hình ung thư (Hình 2.1). Ưu điểm của phương pháp
này là ít xâm lấn, không ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như công việc của


12

bệnh nhân và hoàn toàn không lo bị thải ghép. Bệnh nhân chỉ cần đến cơ sở
điều trị lấy một lượng máu nhất định sau đó trở về nhà và quay lại cơ sở đó để
truyền tế bào lympho T đã được hoạt hoá/mẫn cảm với kháng nguyên ung thư
sau khoảng 2-3 tuần. Trong 2-3 tuần cũng là khoảng thời gian các bác sỹ dùng
để phân tách, hoạt hoá và nuôi cấy để đảm bảo nhân đủ số lượng tế bào
lympho T dùng cho điều trị. Đầu tiên, các tế bào máu ngoại vi của bệnh nhân

được phân lập, sau đó các tế bào T được kích hoạt và tăng cường bằng anti
-CD3, cùng nhiều cytokin khác như IFN-γ, IL-1α và IL-2 trong 14 đến 21
ngày. Sau đó, các tế bào T này sẽ được truyền trở lại cho bệnh nhân. Tế bào
lympho T gây độc, T-CD8, đóng vai trò là tế bào có thẩm quyền miễn dịch
chính của liệu pháp điều trị. Tuy nhiên tế bào T hỗ trợ, T-CD4, cũng đóng vai
trò quan trọng trong việc duy trì chức năng của các tế bào T gây độc.

Hình 1.3. Quy trình sử dụng tế bào miễn dịch tách chiết từ máu ngoại vi, nuôi
cấy và hoạt hoá sử dụng trong điều trị ung thư [46].
Cơ chế tác dụng của các tế bào miễn dịch trong liệu pháp AIET


13

Trong các tế bào miễn dịch của cơ thể, các tế bào lympho T đóng vai
trò trung tâm trong quá trình đáp ứng miễn dịch đặc hiệu đối với các tế bào
ung thư [47], [48]. Các tế bào lympho T gây độc và hỗ trợ khác nhau bởi sự
biểu hiện của phân tử bề mặt CD8 hoặc CD4, cũng như sự hoạt động dựa trên
phân tử thụ thể MHC [49]. Tế bào CD8 và CD4 lần lượt nhận biết các kháng
nguyên đặc hiệu bám vào lớp I và lớp II của phân tử MHC.
● Vai trò của các tế bào lympho T-CD8
Tế bào T - CD8 có 2 cơ chế tham gia vào diệt tế bào ung thư.
Cơ chế thứ nhất tăng cường biểu hiện các phối tử bề mặt thuộc họ các
yếu tố hoại tử u (Tumor necrosis factor: TNF) bao gồm thụ thể Fas [50], [51].
Tế bào lympho T gây độc sử dụng các phối tử TNF biểu hiện trên bề mặt của
chúng bám vào các thụ thể tương ứng trên bề mặt tế bào ung thư và thúc đẩy
sự chết theo chương trình của các tế bào này nhờ hệ thống protease trong tế
bào gọi là caspases [52]. Ngoài ra các cytokin chức năng được tế bào T-CD8
hoạt hóa tiết ra cũng đóng vai trò đặc biệt trong đáp ứng miễn dịch chống ung
thư. Các cytokin như IL-2, TNFγ, TNFα… có vai trò trung gian trong đáp

ứng miễn dịch chống ung thư, chúng tác động trực tiếp lên chính tế bào ung
thư hay huy động, hoạt hóa và thúc đẩy nhiều loại tế bào miễn dịch khác
tham gia vào cơ chế chống ung thư. TNF cũng có tác dụng chống tăng sinh
mạch máu tại tổ chức quanh khối u. Dưới tác dụng của hiện tượng viêm tại
tổ chức khối u, các tế bào biểu mô mạch máu tăng cường biểu hiện thụ thể
TNFR1, là đích tác dụng của TNF. Sự gắn kết của TNF với thụ thể đặc hiệu
TNFR1 sẽ khởi nguồn cho các tín hiệu nội bào, kích thích tế bào gia tăng
sự tổng hợp các yếu tố gây viêm đồng thời cũng thúc đẩy sự chết theo
chương trình của tế bào. IL-2 nằm trong họ cytokin kích thích sự phát triển
của tế bào lympho T, sử dụng chung một hệ thống tín hiệu qua thụ thể tế
bào có tác dụng thúc đẩy sự hoạt hoá và tăng trưởng của các tế bào CD4 và


14

CD8. Trong liệu pháp tế bào miễn dịch trị liệu, IL-2 có vai trò kích thích
phân bào, tăng cường sự sống sót đồng thời duy trì tác dụng của các tế bào
lympho T tại tổ chức ung thư [53].
Cơ chế thứ hai là việc tiết các loại protein gây độc như perforin và
granzym chỉ được thực hiện khi tế bào T-CD8 được hoạt hóa thông qua sự
tiếp xúc với kháng nguyên đặc hiệu tế bào. Perforin được giải phóng đầu tiên
từ các tế bào T độc, sau đó chúng sẽ gắn vào tế bào đích, ly giải trên màng tế
bào, tạo một đường hầm dẫn vào bên trong tế bào đích. Sau khi các tế bào T CD8 đã được hoạt hóa sẽ giải phóng granzym - B để bắt đầu một loạt phản
ứng gây tổn thương tế bào. Khi tiếp xúc, các protein gây độc này có thể ly
giải và tiêu diệt các tế bào ung thư trong vòng 20 phút [50].

Hình 1.4. Cơ chế thứ hai của T- CD8 tiêu diệt tế bào ung thư thông qua
perforin và granzym [54].
● Vai trò của tế bào T - CD4



15

Tế bào T-CD4 không những có vai trò hoạt hóa và tăng cường khả năng
miễn dịch của tế bào T-CD8, mà chúng còn có vai trò trực tiếp trong việc tiêu
diệt các tế bào ung thư [55]. Thông qua các tín hiệu được cung cấp bởi các tế
bào trình diện kháng nguyên, CD4 được biệt hóa thành các phân lớp tế bào có
chức năng khác nhau: Th1 và Th2. Trong đó Th1 tiết cytokin IFNγ và IL-2
thúc đẩy hoạt động miễn dịch chống lại ung thư. Hơn nữa, các cytokin được
tiết bởi tế bào Th1 có khả năng hóa ứng động và hoạt hóa đại thực bào [56].
Các đại thực bào tiết NO (nitric oxide) có khả năng kháng ung thư [57].
Tương tự, Th2 cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt các tế bào
ung thư. Th2 là tế bào quyết định cho sự di chuyển của các tế bào bạch cầu ưa
acid. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng bạch cầu ưa acid có khả năng tiêu
diệt các tế bào ung thư thông qua việc tiết các protein gây độc [58]. Mặt khác
các cytokin tiết ra bởi các tế bào Th2 thúc đẩy hơn nữa hoạt động của các tế
bào miễn dịch tại tổ chức ung thư bao gồm tế bào lympho B, các đại thực
bào, tế bào tua và tế bào diệt tự nhiên. Dưới tác dụng của các cytokin, các tế
bào lympho biệt hóa thành các tế bào sinh kháng thể sản xuất ra các kháng thể
đặc hiệu thuộc các phân lớp IgG và IgA. Cùng với các tế bào trình diện kháng
nguyên, hoạt động của các phân lớp kháng thể này giúp tăng cường khả năng
trình diện và nhận biết kháng nguyên ung thư nhờ đó làm tăng hiệu quả đáp
ứng miễn dịch chống lại các tế bào ung thư [59], [60].
● Vai trò của các kháng thể và cytokin
Các tế bào lympho T tách chiết từ máu ngoại vi phần lớn không tiếp
xúc trực tiếp với các tế bào ung thư do đó chúng có thể ở trạng thái chưa hoạt
hóa và ít có tính đặc hiệu với kháng nguyên ung thư [61]. Chính vì vậy, sau
khi được thu thập, các tế bào lympho T sẽ được nuôi cấy hoạt hóa cùng với
các kháng thể đa dòng và một số cytokin để tạo ra các tế bào có thẩm quyền
miễn dịch sử dụng trong điều trị ung thư [62].



16

Các tế bào lympho T được hoạt hoá bằng cách nuôi cấy trong môi
trường có các kháng thể đa dòng gắn đặc hiệu với thụ thể CD3 và CD28. Việc
gắn kết của CD3 và CD28 với thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào kích thích
hoạt hoá tế bào không phụ thuộc kháng nguyên với sự trung gian của phức
hợp costimulatory/thụ thể tế bào lympho T thông qua con đường tín hiệu NFkB. Quá trình này cung cấp các tín hiệu mạnh mẽ cho sự biệt hoá, tăng trưởng
và phát triển tế bào, biến chúng từ những tế bào chưa hoạt hoá trở thành các tế
bào có thẩm quyền miễn dịch . Kháng thể kháng CD3 cung cấp tín hiệu đầu
tiên cho các tế bào lympho giúp chúng biệt hoá và tăng trưởng. Tuy nhiên nếu
chỉ có sự cung cấp tín hiệu thông qua thụ thể CD3 thì các tế bào lympho T sẽ
dừng sự phát triển ở giai đoạn trước trưởng thành và sau đó đi vào con đường
chết theo chương trình tế bào. Chính vì vậy kháng thể kháng CD28 cung cấp
tín hiệu thứ 2, tín hiệu bổ sung cho sự hoạt hoá tế bào và giúp các tế bào
lympho T phát triển đến giai đoạn trưởng thành và nhờ đó tránh được hiện
tượng chết theo chương trình tế bào. Trong nuôi cấy tế bào lympho T thực
nghiệm nhằm mục đích điều trị ung thư, sự phối hợp của CD3 và CD28 là cần
thiết nhằm có sự sinh trưởng, phát triển và biệt hoá toàn diện của tế bào để
chúng trở thành các tế bào có thẩm quyền và trí nhớ miễn dịch. Nhiều nghiên
cứu đã chứng minh, tế bào lympho T được nuôi cấy hoạt hoá với kháng thể
kháng CD3 và CD28 tăng cường tiết các cytokin có tác dụng ly giải và tiêu
diệt các tế bào ung thư theo cơ chế không giới hạn bởi các phân tử MHC.
Hoạt hoá tế bào lympho T bởi kháng thể kháng CD3 và CD28 đã được sử
dụng trong nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng điều trị một số loại hình
ung thư khác nhau [63],[64].


17


Bên cạnh đó, nhằm tăng sinh các tế bào lympho T đạt số lượng lớn đủ
cho điều trị, đồng thời vẫn bảo toàn được các đặc tính, chức năng miễn dịch
của tế bào, môi trường nuôi cấy tế bào cần phải bổ sung thêm các cytokin như
IL-2. IL-2 đóng một vai trò then chốt trong đáp ứng miễn dịch và được tiết ra
bởi các tế bào T sau sự gắn kết của một kháng nguyên với thụ thể tế bào T
[65]. Việc sản xuất IL-2 khi liên kết kháng nguyên kích hoạt sự điều hòa lên
của gen thụ thể IL-2 [66]. Hơn nữa, sự tham gia của phức hợp thụ thể CD3 tế
bào T trên bề mặt của các tế bào trình kháng nguyên với phân tử đồng kích
thích CD28 dẫn đến sự hoạt hóa của nhiều con đường tyrosine kinase, điều
khiển sự phiên mã của gen IL-2. Sự tương tác giữa IL-2 và receptor của nó
kích thích sự tăng trưởng và sự biệt hóa của các tế bào T CD4 + kháng
nguyên đặc hiệu và tế bào T CD8 + [66].
1.5. Tình hình các nghiên cứu trên thế giới và trong nước
Trên thế giới
Trên thế giới, đã có những quy trình nuôi cấy hoạt hóa tế bào lympho
tách từ bệnh nhân ung thư phổi được xây dựng, các tác giả đã đi xa hơn và
đánh giá hiệu quả điều trị của liệu pháp sử dụng tế bào lympho T thẩm quyền
miễn dịch trên bệnh nhân. Trong thử nghiệm giai đoạn II, Rato và cộng sự sử
dụng liệu pháp tế bào miễn dịch kết hợp với IL-2 liều thấp trên 113 bệnh nhân
NSCLC giai đoạn II, IIIa và IIIb cho kết quả tăng tỷ lệ sống trên 3 năm của
các bệnh nhân; thời gian sống trung bình của nhóm điều trị tế bào miễn dịch
là 22.4 tháng so với 14.1 tháng ở nhóm đối chứng, sự khác biệt là có ý nghĩa
thống kê [67]. Năm 2011, nhóm tác giả tại bệnh viện đại học Y Tokyo đã tiến
hành nuôi cấy hoạt hóa tế bào lympho T tách từ máu ngoại vi bệnh nhân bằng
zoledronat và IL-2.


18


.

Kết quả lượng tế bào lympho thu được trung bình là 1.57×10 9 điều trị

cho bệnh nhân bằng các tế bào này được đánh giá là an toàn, kéo dài thời gian
sống thêm không tiến triển bệnh ở bệnh nhân [62]. Trong một nghiên cứu
khác được thực hiện trên các bệnh nhân ung thư phổi tiến triển tại 7 bệnh viện
ở Tokyo, các tác giả đã so sánh hiệu quả điều trị của ba nhóm bệnh nhân lần
lượt nhận được điều trị bằng liệu pháp truyền tế bào lympho T thẩm quyền
miễn dịch, hóa trị liệu và kết hợp liệu pháp miễn dịch với hóa trị liệu. Thời
gian sống thêm toàn bộ trung bình ở 3 nhóm bệnh nhân lần lượt là 12.5, 15.7
và 20.8 tháng. Từ đó các tác giả đã đưa ra kết luận liệu pháp truyền tế bào
lympho T thẩm quyền miễn dịch kết hợp với hóa trị liệu giúp tăng hiệu quả
điều trị. Ngoài ra các tác giả cũng ghi nhận rằng liệu pháp miễn dịch giúp duy
trì chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư phổi cho tới gần thời điểm tử
vong [68].
Tại Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam mới có một nghiên cứu của Đào Mạnh Phương
(2016) về nuôi cấy hoạt hóa và đánh giá tính đáp ứng miễn dịch của tế bào
lympho tách từ bệnh nhân ung thư phổi. Nghiên cứu này bước đầu đã xây
dựng thành công quy trình tách chiết và nuôi cấy hoạt hóa tế bào lympho từ
máu ngoại vi trên hai nhóm người tình nguyện và bệnh nhân, thu được kết
quả ban đầu: Tỷ lệ tế bào lympho T (CD3 +) trong quần thể tế bào thu được
sau tách từ máu ngoại vi trung bình là 74.3% với tỷ lệ thấp nhất là 69.72%,
cao nhất là 79.7%. Tỷ lệ tế bào lympho TCD4 +/ TCD8+ trung bình là 1.417.
Điều này chứng tỏ kỹ thuật tách tế bào từ máu ngoại vi đã đảm bảo tách được
các tế bào bạch cầu trong máu ngoại vi.
Tuy nhiên ở nước ta chưa có một nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả điều
trị bằng phương pháp miễn dịch tế bào tự thân trên bệnh nhân ung thư phổi.
Trong khi đó đây là một hướng đi mở ra thêm những hy vọng mới cũng như

cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân UTP. Chính vì vậy tìm hiểu


×