Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

TỶ lệ TĂNG HUYẾT áp ở NGƯỜI dân từ 40 TUỔI TRỞ lên và một số yếu tố LIÊN QUAN tại HUYỆN văn yên TỈNH yên bái, năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.38 KB, 87 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN TH QUYấN

Tỷ Lệ TĂNG HUYếT áP ở NGƯờI DÂN
Từ 40 TUổI TRở LÊN Và MộT Số YếU Tố LIÊN
QUAN
TạI HUYệN VĂN YÊN TỉNH YÊN BáI, NĂM 2017

Chuyờn ngnh
Mó s

: Dch t hc
: 60720117

LUN VN THC S Y HC
NGI HNG DN KHOA HC
1. PGS.TS. NGUYN MINH SN
2. TS. Lấ VNH GIANG

H NI 2018


LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành được luận văn này, em xin được gửi lời cảm ơn tới Ban
Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học trường Đại học Y Hà Nội, các phòng ban
chức năng, các thầy cô giáo ở các bộ môn, các cán bộ quản lý của Viện Đào tạo


Y học dự phòng và Y tế công cộng, đặc biệt là Bộ môn Dịch tễ học đã giúp đỡ,
tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS
Nguyễn Minh Sơn, TS. Lê Vĩnh Giang là các giảng viên Bộ môn Dịch tễ học.
Các thầy là những người trực tiếp hướng dẫn em làm luận văn, cung cấp nhiều
tài liệu tham khảo hữu ích, luôn tận tình chỉ dạy, động viên khích lệ, dành nhiều
thời gian trao đổi và định hướng cho em rất nhiều từ bước hình thành ý tưởng
cho đến khi khóa luận hoàn thành.
Em xin chân thành cảm ơn Sở Y tế Yên Bái, Trung tâm Y tế huyện Văn
Yên đã giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện tốt nhất cho em tiếp cận, thu thập
và phân tích số liệu từ điều tra của địa phương.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân,
bạn bè, tập thể lớp Cao học Dịch tễ học khóa 25 đã động viên, giúp đỡ và chia
sẻ với tôi những khó khăn trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2018
Học viên

Nguyễn Thị Quyên

LỜI CAM ĐOAN


Tôi là Nguyễn Thị Quyên, học viên Cao học khóa 25, Trường Đại học
Y Hà Nội, chuyên ngành Dịch tễ học, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Nguyễn Minh Sơn và TS. Lê Vĩnh Giang.
2. Công trình này chưa được công bố dưới bất kì hình thức nào trước
đây tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết
này.
Hà nội, ngày 8 tháng 5 năm 2018
Người viết cam đoan

Nguyễn Thị Quyên


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT

Bảo hiểm y tế

BMI

Chỉ số thân khối (Body Mass Index)

BYT

Bộ Y tế

CBYT

Cán bộ y tế

ĐLC

Độ lệch chuẩn

ĐTNC


Đối tượng nghiên cứu

HA

Huyết áp

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trương

HĐTL

Hoạt động thể lực

NMCT

Nhồi máu cơ tim

QL

Quản lý

TBMMN

Tai biến mạch máu não


THA

Tăng huyết áp

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TB

Trung bình

TTYT

Trung tâm Y tế

TYT

Trạm Y tế

WHO

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương 1: TỔNG QUAN

3

1.1. Định nghĩa, chẩn đoán xác định và phân loại THA...............................3
1.1.1 Định nghĩa THA..............................................................................3
1.1.2 Chẩn đoán xác định và phân loại THA..............................................4
1.2 Biểu hiện và những biến chứng thường gặp trong THA.........................6
1.2.1 Biểu hiện của THA...........................................................................6
1.2.2 Những biến chứng thường gặp của THA..........................................7
1.3 Gánh nặng bệnh tật do THA...................................................................7
1.4 Điều trị THA tại tuyến y tế cơ sở ...........................................................8
1.5 Các yếu tố liên quan đến bệnh THA.....................................................11
1.5.1. Các yếu tố thay đổi được...............................................................11
1.5.2. Các yếu tố không thay đổi được.....................................................15
1.6 Thực trạng THA và quản lý điều trị bệnh THA....................................17
1.6.1 Trên thế giới...................................................................................17
1.6.2 Ở Việt Nam....................................................................................18
1.6.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý điều trị THA..............................22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

25

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................25
2.1.1. Thời gian nghiên cứu.....................................................................25

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu.....................................................................25
2.2 Đối tượng nghiên cứu............................................................................26
2.3 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................27
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu:.......................................................................27
2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu........................................................................27
2.3.2 Cách chọn mẫu vào nghiên cứu......................................................27


2.4 Quy trình thu thập số liệu......................................................................28
2.5 Biến số, chỉ số nghiên cứu....................................................................28
2.6 Phương pháp phân tích số liệu..............................................................31
2.7 Sai số và cách khắc phục sai số.............................................................32
2.7.1 Sai số có thể gặp phải.....................................................................32
2.7.2 Cách khắc phục sai số.....................................................................32
2.8 Đạo đức nghiên cứu..............................................................................32
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

33

3.1. Tỷ lệ THA và một số yếu tố liên quan đến bệnh THA của người dân
huyện Văn Yên......................................................................................33
3.2. Hoạt động quản lý điều trị THA ngoại trú tại huyện Văn Yên.............40
Chương 4: BÀN LUẬN 46
4.1 Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu.............................46
4.2 Tỷ lệ THA chung và phân độ THA.......................................................49
4.3 Đặc điểm dịch tễ học bệnh THA theo các đặc trưng nghiên cứu..........52
4.4 Một số yếu tố liên quan với THA..........................................................57
4.4.1 Liên quan giữa tuổi với THA..........................................................57
4.4.2 Liên quan giữa giới tính với THA...................................................58
4.4.3 Liên quan giữa THA và béo phì......................................................59

4.4.4 Liên quan giữa THA và tiền sử gia đình..........................................60
4.4.5 Liên quan giữa THA và thói quen ít vận động.................................60
4.4.6 Liên quan giữa THA và một số thói quen lối sống sinh hoạt............61
4.5 Hoạt động quản lý điều trị THA ngoại trú tại huyện Văn Yên..............63
4.5.1 THA chưa từng được phát hiện.......................................................63
4.5.2 THA được quản lý điều trị và điều trị đạt HA mục tiêu....................64
4.5.3 Lý do phát hiện THA và hướng quản lý các trường hợp được phát
hiện THA.......................................................................................66
4.5.4 Cơ sở y tế quản lý điều trị THA......................................................67


4.5.5 Các hình thức điều trị hiện nay của đối tượng THA.........................67
4.5.6 Khả năng đảm bảo thuốc và nguồn thuốc điều trị của đối tượng THA...68
4.5.7 Một số yếu tố liên quan đến quản lý điều trị THA...........................69
4.6 Hạn chế của nghiên cứu........................................................................70
KẾT LUẬN

72

KHUYẾN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các ngưỡng chẩn đoán THA theo từng cách đo 5
Bảng 1.2 Phân độ THA 5
Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

33


Bảng 3.2 Phân độ THA của đối tượng nghiên cứu 35
Bảng 3.3 Phân độ THA theo nhóm tuổi
Bảng 3.4 Phân độ THA theo giới

35

36

Bảng 3.5 Sự phân bố tỷ lệ THA áp theo một số đặc trưng nghiên cứu 36
Bảng 3.6 Một số yếu tố liên quan đến THA của người dân 40 tuổi trở lên tại
huyện Văn Yên bằng phân tích hồi quy đa biến
Bảng 3.7 Tỷ lệ đối tượng THA có bảo hiểm y tế

38

42

Bảng 3.8 Tỉ lệ phân bổ quản lý điều trị ở các tuyến y tế cơ sở

43

Bảng 3.9 Các hình thức điều trị hiện nay của đối tượng THA

43

Bảng 3.10 Khả năng đảm bảo thuốc điều trị của đối tượng THA 43
Bảng 3.11 Nguồn thuốc điều trị của đối tượng THA

44


Bảng 3.12 Liên quan giữa tuổi và quản lý điều trị THA

44

Bảng 3.13 Liên quan giữa giới và quản lý điều trị THA

44

Bảng 3.14 Liên quan giữa trình độ học vấn với quản lý điều trị THA 45
Bảng 3.15 Liên quan giữa hoàn cảnh gia đình với quản lý điều trị THA
45
Bảng 4.1 Tỷ lệ THA ở một số nghiên cứu

50

Bảng 4.2 So sánh về tỷ lệ phân độ THA giữa một số nghiên cứu 51
Bảng 4.3 Tỷ lệ THA theo trình độ học vấn tại Việt Nam 55
Bảng 4.4 Tỷ lệ người THA không biết mình bị THA trong một số nghiên cứu
63
Bảng 4.5 So sánh tỷ lệ quản lý điều trị và điều trị đạt HA mục tiêu giữa các
nghiên cứu 65


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ THA của đối tượng nghiên cứu 34
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ đối tượng THA đã từng được phát hiện 41
Biểu đồ 3.3 Lý do phát hiện THA của các đối tượng THA 41
Biểu đồ 3.4 Hướng quản lý các trường hợp được phát hiện THA42




DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Hình 1.1 Sơ đồ khung lý thuyết về quản lý điều trị THA 23
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Yên Bái

25

Sơ đồ 3.1 Kết quả điều tra tỷ lệ hiện mắc THA và tỷ lệ quản lý điều trị bệnh
nhân THA 40


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là một trong những bệnh không lây có tỷ lệ mắc
phổ biến nhất hiện nay. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện
nay đã có khoảng 1,5 tỷ người trên thế giới bị THA, trong đó mỗi năm có tới
9,4 triệu người tử vong do căn bệnh này . Hiện nay, cứ trung bình 10 người
lớn có 4 người bị THA. Tại Việt Nam, năm 2000 có khoảng 16,3% người lớn
bị THA, đến năm 2009 tỷ lệ THA ở người lớn là 25,4% và năm 2015 tỷ lệ
người lớn bị THA đang ở mức báo động là 47,3% . Biến chứng hay gặp nhất
của THA là suy tim, đột quỵ não, nhồi máu cơ tim cấp, tổn thương đáy mắt,
có protein trong nước tiểu và suy thận . Bệnh THA được coi là “kẻ giết người
thầm lặng” bởi bệnh không có những triệu chứng điển hình. Không phải lúc
nào người mắc bệnh THA cũng thấy khó chịu. Một số người THA có triệu
chứng lâm sàng như: Chóng mặt, đau đầu, ù tai. Tuy nhiên, rất nhiều người
THA lại không có biểu hiện này. Vì vậy, THA được xếp là một trong số các
bệnh không lây nhiễm có tính chất nguy hiểm với cộng đồng và được đưa vào

chương trình mục tiêu quốc gia về y tế nhiều giai đoạn. Trong đó có việc dự
phòng THA là cần thiết, cụ thể là dự phòng các yếu tố nguy cơ gây nên THA.
Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ THA liên quan đến tuổi, giới, các thói quen hút
thuốc lá, uống rượu, ít vận động, béo phì và các yếu tố kinh tế xã hội, lối
sống... Sự phát triển kinh tế xã hội kéo theo sự thay đổi về điều kiện sống, làm
việc và hoạt động tinh thần. Tuy nhiên có sự khác nhau ở từng vùng, từng khu
vực. Do đó các yếu tố nguy cơ và tỷ lệ THA cũng không giống nhau giữa các
địa phương. Nhất là các khu vực nông thôn, miền núi, nơi có điều kiện kinh tế
- xã hội - văn hóa còn khó khăn, cũng như hiểu biết về bệnh tăng huyết áp và
yếu tố nguy cơ còn hạn chế.
Theo thống kê năm 2015 của Hội tim mạch học Việt Nam cho thấy
trong những người bị THA, có 39,1% không được phát hiện bị THA; có 7,2%


2

bị THA không được điều trị; có 69,0% bị THA chưa kiểm soát được . Trong
thực tế người ta thường không phát hiện mình bị THA từ bao giờ, số người
được điều trị cũng như số người điều trị đạt được “Huyết áp mục tiêu” lại
không nhiều trong khi THA là bệnh rất dễ phát hiện, có thể điều trị, có thể
khống chế được với mục tiêu mong muốn.
Huyện Văn Yên cho đến nay chưa có một điều tra nào về tỷ lệ THA và
các yếu tố liên quan đến bệnh THA cũng như việc quản lý điều trị bệnh THA
ở cộng đồng, do đó chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về “Tỷ lệ tăng huyết
áp ở người dân từ 40 tuổi trở lên và một số yếu tố liên quan tại huyện Văn
Yên tỉnh Yên Bái, năm 2017” với các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ tăng huyết áp của người dân từ 40 tuổi trở lên tại
huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái năm 2017.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp của người dân từ 40
tuổi trở lên tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái năm 2017.

3. Mô tả hoạt động quản lý điều trị tăng huyết áp ngoại trú tại huyện
Văn Yên tỉnh Yên Bái năm 2017.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Định nghĩa, chẩn đoán xác định và phân loại THA
1.1.1 Định nghĩa THA
* Định nghĩa:
Tổ chức Y tế thế giới và Hội THA quốc tế (World Health Organization
- WHO và International Society of Hypertension - ISH) đã thống nhất gọi là
THA khi huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương
(HATTr) ≥ 90 mmHg .
Một số định nghĩa THA khác :
- THA tâm thu đơn độc: trị số của HATT ≥ 140mmHg và HATTr <
90mmHg.
- THA tâm trương đơn độc: trị số HATT < 140mmHg và HATTr ≥
90mmHg.
- THA áo choàng trắng: Đo huyết áp tại nhà hoặc đo huyết áp 24 giờ
bình thường nhưng huyết áp tăng thường xuyên tại bệnh viện hoặc phòng
khám bác sĩ.
THA được lượng giá là cứ 3 người lớn có 1 người bị THA ở Mỹ (72
triệu người) vào năm 2004 . Danh từ THA là kẻ giết người thầm lặng là do
bản chất tự nhiên không triệu chứng của bệnh, đã gây chết khoảng 54.186
người vào năm 2004 và mức phí tổn khoảng 69,4 nghìn tỉ USD trực tiếp và
gián tiếp vào năm 2008 .
Đây không phải tình trạng bệnh lý độc lập mà là một rối loạn với nhiều
nguyên nhân, các triệu chứng đa dạng, đáp ứng với điều trị cũng rất khác

nhau. THA cũng là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tim mạch khác như: tai
biến mạch máu não, bệnh mạch vành...


4

1.1.2 Chẩn đoán xác định và phân loại THA
* Chẩn đoán xác định THA: Dựa vào trị số HA đo được sau khi đo HA
đúng quy trình. Quy trình đo HA :
1. Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5-10 phút trước khi đo huyết áp.
2. Không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc, rượu bia) trước đó 2 giờ.
3. Tư thế đo chuẩn: người được đo huyết áp ngồi ghế tựa, cánh tay duỗi
thẳng trên bàn, nếp khuỷu ngang mức với tim. Ngoài ra, có thể đo ở các tư thế
nằm, đứng. Đối với người cao tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường, nên đo thêm
huyết áp tư thế đứng nhằm xác định có hạ huyết áp tư thế hay không.
4. Sử dụng huyết áp kế thủy ngân, huyết áp kế đồng hồ hoặc huyết áp
kế điện tử (loại đo ở cánh tay). Các thiết bị đo cần được kiểm chuẩn định kỳ.
Bề dài bao đo (nằm trong băng quấn) tối thiểu bằng 80% chu vi cánh tay, bề
rộng tối thiểu bằng 40% chu vi cánh tay. Quấn băng quấn đủ chặt, bờ dưới
của bao đo ở trên nếp lằn khuỷu 2cm. Đặt máy ở vị trí để đảm bảo máy hoặc
mốc 0 của thang đo ngang mức với tim.
5. Nếu không dùng thiết bị đo tự động, trước khi đo phải xác định vị trí
động mạnh cánh tay để đặt ống nghe. Bơm hơi thêm 30mmHg sau khi không
còn thấy mạch đập. Xả hơi với tốc độ 2-3mmHg/nhịp đập. Huyết áp tâm thu
tương ứng với lúc xuất hiện tiếng đập đầu tiên (pha I của Korotkoff) và huyết
áp tâm trương tương ứng với khi mất hẳn tiếng đập (pha V của Korotkoff).
6. Không nói chuyện khi đang đo huyết áp.
7. Lần đo đầu tiên, cần đo huyết áp ở cả hai cánh tay, tay nào có con số
huyết áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi huyết áp về sau.
8. Nên đo huyết áp ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút.

Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10mmHg, cần đo lại một
vài lần sau khi đã nghỉ trên 5 phút. Giá trị huyết áp ghi nhận là trung bình của
hai lần đo cuối cùng.


5

9. Trường hợp nghi ngờ, có thể theo dõi huyết áp bằng máy đo tự động
tại nhà hoặc bằng máy đo huyết áp tự động 24 giờ (Holter huyết áp).
10. Ghi lại số đo theo đơn vị mmHg dưới dạng HA tâm thu/HA tâm
trương (ví dụ 126/82 mmHg), không làm tròn số quá hàng đơn vị và thông
báo kết quả cho người được đo.
Bảng 1.1 Các ngưỡng chẩn đoán THA theo từng cách đo
HA tâm thu
1. Cán bộ y tế đo theo
đúng quy trình.
2. Đo bằng máy đo
HA tự động 24 giờ.
3. Tự đo tại nhà (đo
nhiều lần)

HA tâm trương

≥ 140 mmHg

và/hoặc

≥ 90 mmHg

≥ 130 mmHg


và/hoặc

≥ 80 mmHg

≥ 135 mmHg

và/hoặc

≥ 85 mmHg

* Phân loại THA: Dựa vào trị số HA do cán bộ y tế đo được và phân
loại theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 08 năm 2010 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị THA :
Bảng 1.2 Phân độ THA
Phân độ huyết áp
Huyết áp tối ưu

Huyết áp tâm thu
(mmHg)

Huyết áp tâm trương
(mmHg)

< 120



< 80


Huyết áp bình thường

120 – 129

và/hoặc

80 – 84

Tiền THA

130 – 139

và/hoặc

85 – 89

THA độ 1

140 – 159

và/hoặc

90 – 99

THA độ 2

160 – 179

và/hoặc


100 – 109

THA độ 3

≥ 180

và/hoặc

≥ 110

THA tâm thu đơn độc

≥ 140



< 90


6

Nếu HATT và HATTr không cùng mức phân loại thì chọn mức cao hơn
để xếp loại. THA tâm thu đơn độc cũng được phân độ theo các mức biến động
của HATT.
THA nguyên phát trong đa số các trường hợp (90%) không tìm thấy
nguyên nhân và được gọi là “THA nguyên phát”, những trường hợp còn lại
(10%) gọi là “THA thứ phát”.
1.2 Biểu hiện và những biến chứng thường gặp trong THA
1.2.1 Biểu hiện của THA
Bệnh nhân bị THA đa số đều không có triệu chứng gì cho tới khi phát

hiện ra bệnh. Biểu hiện hay gặp nhất là đau đầu vùng chẩm và hai bên thái
dương, ngoài ra có thể có hồi hộp, mệt, khó thở, mờ mắt, tê đầu chi…, một số
triệu chứng khác tùy thuộc vào nguyên nhân hoặc biến chứng của THA .
Đo HA là phương pháp có ý nghĩa chẩn đoán xác định bệnh. Thường
dùng HA kế thủy ngân hoặc một số loại dụng cụ đo HA khác và áp dụng theo
tiêu chuẩn của Hội Tim mạch Việt Nam.
-Tại phòng khám: khi bệnh nhân có trị số HA ≥ 140/90 mmHg sau
khám lại lâm sàng ít nhất hai hoặc ba lần khác nhau, mỗi lần khám được đo ít
nhất 2 lần được chẩn đoán là THA
- Tại nhà, khi đo nhiều lần đúng phương pháp có trị số HA>135/85
mmHg thì có thể chẩn đoán là THA.
- Quy trình đo HA (xem tại phần phụ lục)
Ngoài ra THA còn có một số biểu hiện tại một số cơ quan như tim
mạch: thấy tiếng thổi ở tim, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp, có thể có suy tim
hay tiếng thổi mạch máu lớn. Khám bụng có thể phát hiện tiếng thổi tâm thu
hai bên rốn, trong hẹp động mạch thận, phồng động mạch chủ hoặc phát hiện
thận to, thận đa nang…là một trong những bệnh nguyên nhân gây THA.


7

Cận lâm sàng để đánh giá các yếu tố nguy cơ THA, tìm các dấu hiệu
của THA, nghi ngờ THA thứ phát cũng như xác định THA đã có tổn thương
cơ quan đích hay chưa. Một số xét nghiệm thường được chỉ định như: công
thức máu, sinh hóa máu (đường máu lúc đói, ure, creatinin, cholesterol, điện
giải đồ), tổng phân tích nước tiểu, điện tâm đồ, siêu âm tim. Chỉ định cận lâm
sàng cần được đặt ra trên từng bệnh nhân cụ thể nhất là khi điều trị gặp khó
khăn, nghi ngờ THA có nguyên nhân, bệnh nhân trẻ tuổi có chỉ số HA cao.
1.2.2 Những biến chứng thường gặp của THA
- Các biến chứng về tim mạch: Cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy

tim, hình hoặc phình tách thành động mạch, các bệnh động mạch ngoại vi.
- Các biến chứng về não: Đột quỵ, thiếu máu não thoáng qua, sa sút trí
tuệ, hẹp động mạch cảnh, xuất huyết não, nhũn não, bệnh não do THA.
- Các biến chứng về thận: Đái ra Protein, phù, suy thận.
- Các biến chứng về mắt: Mờ mắt, xuất huyết, xuất tiết và phù gai thị.
1.3 Gánh nặng bệnh tật do THA
THA là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân
gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng
thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai
gây nhồi máu cơ tim cấp. Tỷ lệ người mắc THA ngày cằng tăng và tuổi bị
mắc mới cũng ngày một trẻ hóa. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) hiện nay đã có khoảng 1,5 tỷ người trên thế giới bị THA, con số này
được ước tính là vào khoảng 15,6 tỷ người vào năm 2025. Hiện nay, cứ trung
bình 10 người lớn có 4 người bị THA. Cũng theo WHO, mỗi năm có 17,5
triệu người chết về các bệnh tim mạch trên thế giới, nhiều hơn gấp 4 lần tổng
số người tử vong của 3 bệnh lý HIV/AIDS, sốt rét và lao phổi. Trong đó, bệnh
nhân tử vong vì THA và biến chứng của THA trên 7 triệu người .


8

Người ta hay gọi THA là kẻ giết người thầm lặng, bởi nó gây giảm tuổi
thọ từ 10-20 năm. Về mặt tài chính ước tính thì tăng chi phí; về mặt sức khỏe
làm tăng tỷ lệ bệnh tật, tàn phế nhiều và tăng dần. THA ước tính là nguyên
nhân gây tử vong cho 7,5 triệu người chiếm 12,8% tất cả các trường hợp tử
vong, chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu và là một yếu tố nguy cơ
chính gây bệnh tim mạch .
Các thử nghiệm lâm sàng cũng như thực tế lâm sàng đã chứng minh
việc điều trị THA làm giảm bệnh tật, giảm nguy cơ tử vong cho các bệnh tim
mạch một cách đáng kể. Nghiên cứu Framingham cho thấy khi giảm HA được

10 mmHg thì lợi ích thấy rõ là giảm được 30% bệnh động mạch vành và 40%
nguy cơ đột quỵ. Còn theo Kaplan (2004) ngăn ngừa được THA sẽ làm giảm
được 35-40% tỷ lệ mắc TBMNN, 20-25% mắc NMCT và hơn 50% bị suy tim
.
Bệnh THA với những biến chứng nặng nề của nó như TBMNN, các tổn
hại trên một số cơ quan đích như tim, thận, mắt…có thể làm cho người bệnh bị
tàn phế, bị mất khả năng hoặc suy giảm khả năng lao động, làm ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống, làm gia tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội.
THA nói riêng và các bệnh không lây nhiễm nói chung có chung nhiều
yếu tố nguy cơ có liên quan đến lối sống. Người ta cũng đã chứng minh rằng
có thể phòng ngừa một tỷ lệ lớn bệnh THA thông qua giảm các hành vi nguy
cơ như rượu, thuốc lá, chế độ ăn uống, ít vận động. Đây là những chiến lược
có hiệu quả cao trong việc kiểm soát, phòng ngừa sự gia tăng gánh nặng bệnh
tật và tử vong do THA.
1.4 Điều trị THA tại tuyến y tế cơ sở
* Nguyên tắc chung:
– THA là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng
ngày, điều trị lâu dài.


9

– Mục tiêu điều trị là đạt “HA mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim
mạch”.
– “HA mục tiêu” cần đạt là < 140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người
bệnh vẫn dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì HA
mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg. Khi điều trị đã đạt HA mục tiêu, cần tiếp
tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để
điều chỉnh kịp thời.
– Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan

đích. Không nên hạ HA quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ
quan đích, trừ tình huống cấp cứu.
* Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống: áp dụng cho mọi bệnh nhân
để ngăn ngừa tiến triển và giảm được HA, giảm số thuốc cần dùng …
– Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng:
+ Giảm ăn mặn (< 6 gam muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày).
+ Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi.
+ Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo no.
– Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số
khối cơ thể (BMI: body mass index) từ 18,5 đến 22,9 kg/m2.
– Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ.
– Hạn chế uống rượu, bia: số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít
hơn 2 cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít
hơn 9 cốc chuẩn/tuần (nữ). 1 cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với
330ml bia hoặc 120ml rượu vang, hoặc 30ml rượu mạnh.
– Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.
– Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ
hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.


10

– Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ
ngơi hợp lý.
– Tránh bị lạnh đột ngột.
* Điều trị THA bằng thuốc tại tuyến cơ sở:
Theo hướng dẫn tại Quyết định số 3192 /QĐ-BYT ngày 31 tháng 08
năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về: Chọn thuốc khởi đầu; Phối hợp các
thuốc; Quản lý người bệnh ngay tại tuyến cơ sở theo 4 bước và Quy trình điều
trị THA.

– Chọn thuốc khởi đầu:
+ THA độ 1: có thể lựa chọn một thuốc trong số các nhóm: lợi tiểu
thiazide liều thấp; ức chế men chuyển; chẹn kênh canxi loại tác dụng kéo dài;
chẹn beta giao cảm (nếu không có chống chỉ định).
+ THA từ độ 2 trở lên: nên phối hợp 2 loại thuốc (lợi tiểu, chẹn kênh
canxi, ức chế men chuyển, ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II, chẹn bêta
giao cảm.
– Từng bước phối hợp các thuốc hạ huyến áp cơ bản, bắt đầu từ liều
thấp như lợi tiểu thiazide (hydrochlorothiazide 12.5mg/ngày), chẹn kênh
canxi dạng phóng thích chậm (nifedipine chậm (retard) 10-20mg/ngày), ức
chế men chuyển (enalapril 5mg/ngày; perindopril 2,5-5 mg/ngày …).
– Quản lý người bệnh ngay tại tuyến cơ sở để đảm bảo bệnh nhân được
uống thuốc đúng, đủ và đều; đồng thời giám sát quá trình điều trị, tái khám,
phát hiện sớm các biến chứng và tác dụng phụ của thuốc theo 4 bước quản lý
THA ở tuyến cơ sở .
– Nếu chưa đạt HA mục tiêu: chỉnh liều tối ưu hoặc bổ sung thêm một
loại thuốc khác cho đến khi đạt HA mục tiêu.
– Nếu vẫn không đạt HA mục tiêu hoặc có biến cố: cần chuyển tuyến
trên hoặc gửi khám chuyên khoa tim mạch.


11

1.5 Các yếu tố liên quan đến bệnh THA
Nhiều nghiên cứu về THA đã chứng minh một số yếu tố nguy cơ ảnh
hưởng đến bệnh THA với mức độ khác nhau, trong đó tập trung vào một số
yếu tố chủ yếu như: Thói quen hút thuốc lá, lào; ăn mặn; lạm dụng rượu bia; ít
hoạt động thể lực; Yếu tố di truyền, béo phì; tuổi đời và giới; Kiến thức về
phòng và điều trị THA.
1.5.1. Các yếu tố thay đổi được

Hút thuốc lá, thuốc lào
Hút thuốc lá thuốc lào là yếu tố nguy cơ gây THA.Khói thuốc lá chứa
hơn 4000 loại hoá chất. Trong đó có hơn 200 loại hoá chất có hại cho sức
khoẻ. Nicotin là chất có trong thuốc lá. Nicotin được hấp thụ qua da, niêm
mạc miệng, mũi hoặc hít vào phổi. Khi hút một điếu thuốc, người hút đưa vào
cơ thể từ 1 đến 2 mg nicotin. Nicotin có tác dụng chủ yếu làm co mạch ngoại
biên, làm tăng nồng độ serotonin, catecholamin ở não, tuyến thượng thận làm
THA . Hút một điếu thuốc lá HATT có thể tăng lên 11 mmHg, HATTr tăng
lên 9 mmHg và tình trạng này có thể kéo dài 20 - 30 phút, hút nhiều có thể có
những cơn THA kịch phát nguy hiểm . Monocit carbon (khí CO) có nồng độ
cao trong khói thuốc và được hấp thụ vào máu, nó gắn với hemoglobin với
lực mạnh hơn 20 lần so với ô xy , do đó làm giảm lượng ô xy chuyển đến các
bộ phận trong cơ thể, gây thiếu máu và góp phần hình thành các mảng vữa xơ
động mạch. Vì vậy, hút thuốc lá là một nguy cơ tiềm tàng dẫn đến phát triển
bệnh xơ vữa động mạch. Mặc dù không phải là một nguyên nhân THA song
đây cũng là một yếu tố đe doạ quan trọng đến bệnh THA. Nguy cơ mắc bệnh
mạch vành ở người THA có hút thuốc lá cao hơn 50-60% so với những người
THA không hút thuốc lá . Hút thuốc làm xơ cứng động mạch và những trường
hợp THA có hút thuốc gặp nhiều biến chứng nguy hiểm của THA so với
những trường hợp THA thông thường . Một nghiên cứu trên công nhân viên


12

nhà máy thuốc lá, nơi chịu đựng bụi và khói thuốc lá nhiều thấy tỷ lệ bệnh
THA cao hơn rõ rệt . Theo tác giả Âu Bích Thủy nghiên cứu ở đàn ông Việt
Nam thì những nam giới hút thuốc từ 30 năm trở lên hoặc 20 gói/năm trở lên
có nguy cơ bị THA cao gấp 1,52 lần và 1,34 lần (theo thứ tự) so với nhóm
nam giới không bao giờ hút thuốc . Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
mạch lên gấp 2-3 lần . Khi hít khói thuốc vào cơ thể sẽ gây ra một số tác động

ngay lập tức lên tim và mạch máu. Khói thuốc gây THA cấp tính và THA dao
động. Hút thuốc còn giảm tác dụng của các thuốc điều trị THA .
Thói quen ăn mặn
Muốn sống được, cơ thể con người ta cần có muối, nhưng ăn quá nhiều
muối sẽ làm ứ nước trong cơ thể, tăng khối lượng tuần hoàn và HA cũng tăng
lên. Một số nghiên cứu điều tra khẩu phần ăn từng vùng, các nhà nghiên cứu
thấy rằng vùng nào ăn nhiều muối thì có tỷ lệ THA cao hơn. Như vậy, lượng
muối ăn hàng ngày quá cao là một nguyên nhân gây THA trong các quần thể .
Lượng muối ăn càng nhiều thì HA càng tăng: cứ tăng mỗi 100 mmol muối ăn
hàng ngày thì HA tâm thu tăng 12 mmHg và HA tâm trương tăng 7 mmHg .
Bệnh nhân THA nên giảm hàm lượng muối ăn xuống dưới 4g/ngày . Nếu
giảm hàm lượng muối ăn hàng ngày ở mức cao (3,3±1,3g/ngày) xuống mức
độ trung bình (2,4±1,2g/ngày) sẽ làm giảm 2,1 mmHg HATT, còn nếu giảm
hàm lượng muối ăn hàng ngày ở mức trung bình (2,4±1,2g/ngày) xuống mức
độ thấp (1,5±0,8g/ngày) sẽ làm giảm 4,6 mmHg HATT .
Ở Nhật Bản, sau khi vận động nhân dân ăn ít muối, tỷ lệ mắc bệnh chảy
máu não giảm 40%, tắc mạch não giảm 24,6%. Nghiên cứu của Katz.A,
Rosenthal T, Maoz C. tại Israel về hiệu quả của chế độ muối khoáng tác động
lên HA 24 giờ ở người lớn tuổi THA: Chế độ ăn muối hàng ngày được điều
chỉnh cho ít Na và tăng K, Mg trong 6 tháng. Một máy đo HA tự động đo HA
cứ 20 phút một lần vào ban ngày và 30 phút một lần vào ban đêm. Nghiên


13

cứu được làm trước và sau 6 tháng bắt đầu chế độ ăn này. Kết quả giảm ăn Na
và tăng ăn cả K và Mg có thể có tác dụng trong việc khống chế THA. Các thử
nghiệm cho thấy rằng ăn nhiều muối (trên 14g/ngày) sẽ gây THA; trong khi
ăn ít muối (dưới 1g/ngày) gây giảm HA động mạch. Theo WHO (1990) nên
ăn dưới 6g/ngày . Hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày là một trong

những biện pháp dễ nhất để phòng ngừa THA và cách điều trị mà không phải
dùng thuốc tốt nhất .
Việt Nam ở vùng nhiệt đới, với trên 3000 km bờ biển, nhân dân ở các
vùng ven biển này chủ yếu là lao động thuần tuý nên họ có thói quen ăn mặn. Vì
vậy, tác động của chế độ ăn gây ra THA ở nước ta có thể là tác nhân có ý nghĩa.
Một nghiên cứu ở tỉnh Nghệ An là nơi người dân hay ăn mặn, mỗi ngày
trung bình ăn 13,9g muối, thì tỷ lệ THA 17,9%, còn người dân ở Hà Nội ăn
nhạt hơn, chỉ có 10,5g muối thì chỉ có 10,6% bị THA . Một số nghiên cứu cho
thấy: vùng ven biển ăn mặn có tỷ lệ THA cao rõ hơn ở vùng đồng bằng và
miền núi. Một điều tra dịch tễ học: so sánh 1128 và 909 cặp đôi giữa nhóm
THA và nhóm đối chứng thấy rằng, tỷ lệ số người ăn mặn THA cao hơn rõ rệt
so với nhóm những người bình thường .
Uống rượu, bia
Rượu là một trong số những yếu tố thuận lợi gây THA nguyên phát .
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có khoảng 4% trường hợp tử vong trên
toàn thế giới có liên quan đến rượu. Tổ chức này cũng khuyến cáo: “Rượu
làm THA và đó là yếu tố nguy cơ của tai biến mạch não, thường thấy phối
hợp với bệnh tim, loạn nhịp tim, tăng xuất huyết não” .
Nếu uống rượu điều độ chỉ ở mức 10g ethanol x 1-3 lần/ngày thì có thể
chấp nhận được, ở mức trên 3 lần/ngày (>30g ethanol) có bằng chứng hại cả
về sinh học lẫn xã hội . Trong thực tế, việc loại bỏ thói quen uống nhiều rượu
cũng là một vấn đề khó. Bởi vì, những người nghiện rượu kể cả các trường


14

hợp đã bị THA thường hay ngụy biện cho bản thân. Kết quả điều tra về thực
trạng lạm dụng rượu ở Hà Nội của Lê Anh Tuấn (2010) cho thấy lạm dụng
rượu là 11,27%, nghiện rượu là 3,23%. Theo Hoàng Thị Phượng, Vũ Minh
Hạnh, Đàm Viết Cương, Nguyễn Trần Hiển (2009), tỷ lệ sử dụng rượu là

33,5%, lạm dụng rượu 18,7% . Tuổi bắt đầu uống rượu, lạm dụng rượu và
nghiện rượu ngày càng trẻ. Lý do, hoàn cảnh uống rượu 100% là do tập tục
(cỗ, cưới hỏi, ma chay, hội hè) .
Thói quen sống tĩnh tại ít vận động thể lực
Theo nghiên cứu của một số tác giả, thói quen sống tĩnh tại rất nguy hại
đối với hệ tim mạch. Ngược lại, tăng cường vận động thể lực vừa sức và đều
đặn lại có tầm quan trọng đặc biệt đối với người cao tuổi. Vận động thể lực
bao gồm các hoạt động thường ngày và luyện tập thể dục thể thao. Thể dục
thể thao đối với người cao tuổi không phải nhằm mục đích làm cơ thể nở nang
mà nhằm tác dụng đối với chuyển hóa và đối với hệ thần kinh trung ương.
Không vận động được coi là nguyên nhân của 5-13% các trường hợp THA
hiện nay . Ngược lại, tăng cường vận động thể lực vừa sức và đều đặn lại có
tầm quan trọng đặc biệt đối với NCT . Hiện nay, vận động thể lực đúng mức
đều đặn được coi như một liệu pháp hiện đại để dự phòng THA.
Béo phì
Béo phì là hậu quả của tình trạng mất cân bằng năng lượng, trong đó
năng lượng ăn vào vượt quá năng lượng tiêu hao trong một thời gian dài. Béo
phì ngày càng phổ biến ở trên thế giới, cũng như ở Việt Nam.
Tăng cân và béo phì là yếu tố nguy cơ gây THA và tỷ lệ bệnh nhân
THA ở người béo phì cao gấp 2 lần ở những người không bị béo phì . Nghiên
cứu về dịch tễ học THA của quần thể người trưởng thành ở thành phố
Maracaibo (Venezuela) cho thấy người có BMI ≥ 25 bị THA chiếm tỉ lệ cao
so với người có BMI < 25 (47,6% so với 24,2%, theo thứ tự) . Theo tác giả


×