Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm HÌNH ẢNH và GIÁ TRỊ của CỘNG HƯỞNG từ 1 5 TESLA TRONG CHẨN đoán LYMPHOMA não

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.68 KB, 37 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

T HNG NHUNG

NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM HìNH ảNH
Và GIá TRị CủA CộNG HƯởNG Từ 1.5 TESLA
TRONG CHẩN ĐOáN LYMPHOMA NãO
Chuyờn ngnh : Chn oỏn hỡnh nh
Mó s

: 60720166

CNG LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS. TS. Bựi Vn Giang

H NI - 2019
DANH MC CC CH VIT TT


Phần viết tắt

Phần viết đầy đu

ADC

Hệ số khuếch tán biểu kiến



CHT
CLVT
DWI

(Apparent Diffusion Coefficient)
Cộng hưởng tư
Cắt lớp vi tính
Cộng hưởng tư khuếch tán

NHL

(Diffusion Weighted Imaging)
U Lymphoma không Hodgkin

T1W
T2W

(Non-Hodgkin Lymphoma)
Chuỗi xung T1
Chuỗi xung T2

ROI

Vùng khảo sát
(Regions of interest)

MỤC LỤC



DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


5

ĐẶT VẤN ĐỀ
Lymphoma não là một loại u ác tính và hiếm gặp chiếm khoảng 5%
trong tổng số các khối u não bao gồm hai nhóm là lymphoma nguyên phát và
thứ phát [1] . Lymphoma não nguyên phát chỉ biểu hiện ở não mà không kèm
với bệnh cảnh lymphoma hệ thống, chiếm khoảng 80% [2]. Lymphoma não
thứ phát kèm theo biểu hiện của bệnh lymphoma hệ thống và biểu hiện tại não
được xem là tổn thương thứ phát [3]. Tổn thương lymphoma não thường đa
dạng và gây nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán phân biệt với các khối u nội
sọ khác. Trên cắt lớp vi tính và cộng hưởng tư thường quy, lymphoma não có
một số đặc điểm hình ảnh gợi ý đến nhưng gần như rất khó để phân biệt với
các tổn thương khác ở não ví dụ như u nguyên bào thần kinh đệm đa hình
thái, tổn thương di căn hay u màng não [4]. Hơn nữa, trong lymphoma thứ
phát có 20-25% có tổn thương đa ổ do đó càng khó để phân biệt với tổn
thương di căn não [5]. Chẩn đoán sớm và chẩn đoán đúng lymphoma não là
việc rất quan trọng vì không giống với các khối u não khác như u nguyên bào
thần kinh đệm đa hình thái điều trị phẫu thuật là chỉ định đầu tay thì
lymphoma não điều trị xạ trị và hóa chất được xem là điều trị hàng đầu [6],
[7]. Hơn nữa, tiên lượng của lymphoma não với các khối u nội so khác cũng
khác nhau. Trong những năm vưa qua, với sự phát triển của kỹ thuật cộng
hưởng tư phổ (MRS – Magenetic resonance spectroscopy), cộng hưởng tư
khuếch tán (DWI- Diffusion weighted imaging), cộng hưởng tư tưới máu
(PWI – Perfusion weighted imaging) đã đem lại những thông tin về đặc điểm

khối u, giúp nhận định bản chất, tính chất chuyển hóa cũng như phân biệt
nguồn gốc của các khối choán chỗ trong sọ. Hiện nay, định lượng giá trị ADC


6

của cộng hưởng tư khuếch tán đã được ứng dụng trong đánh giá nhiều bệnh lý
học khác nhau dựa trên sự khác biệt về mật độ tế bào. Tỷ lệ nghịch giữa giá
trị ADC và mật độ tế bào có thể giúp chẩn đoán lymphoma não [8]. Ngoài ra,
cộng hưởng tư tưới máu với bản đồ tưới máu rCBV và giá trị rCBV cũng
đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán lymphoma não và đã được nhiều tác
giả trên thế giới báo cáo [9], [10]. Hiện nay ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu
nào về giá trị của cộng hưởng tư trong việc chẩn đoán lymphoma não do đó
chúng tôi tiến hành nghiên cứu với tên đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình
ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 1.5 Tesla trong chẩn đoán lymphoma
não” với hai mục tiêu sau:
1.

Mô tả đặc điểm hình ảnh của lymphoma não trên cộng hưởng từ 1.5 Tesla.

2.

Nhận xét giá trị của cộng hưởng từ 1.5 Tesla trong chẩn đoán lymphoma não.


7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.


1.1. Lymphoma não

2.

1.1.1. Lymphoma não

3.

1.1.1.1. Dịch tễ học
Lymphoma não là một loại u hiếm gặp chỉ chiếm khoảng 5% các u
não và tỷ lệ đang tăng dần trong những thập kỷ gần đây

[1].

Lymphoma não được chia ra làm hai nhóm: lymphoma nguyên phát và
lymphoma thứ phát. Lymphoma não nguyên phát chỉ biểu hiển ở não
mà không kèm theo các biểu hiện của bệnh lymphoma hệ thống. Trong
khi đó lymphoma não thứ phát đi kèm trong bệnh cảnh hệ thống,
thường xuất hiện sớm trung bình khoàng 5-12 tháng sau thời điểm chẩn
đoán ban đầu NHL và biểu hiện tại não được xem như là thứ phát [3],
[11]. Tỉ lệ của lymphoma thứ phát thay đổi và phụ thuộc chủ yếu vào
tuýp giải phẫu bệnh. Trong NHL tỉ lệ này dao động trong khoảng tư
2%-7% [11], [12] trong khi đó với bệnh nhân u lymphoma Hodgkin thì
tỉ lệ rất thấp (≤ 0.5%) [11]. Về mặt chẩn đoán hình ảnh cũng như trên
cả giải phẫu bệnh đều không thể phân biệt được lymphoma não nguyên
phát và thứ phát [3], [13]. Theo y văn, lymphoma thứ phát thường gặp ở
màng mềm hơn, chiếm đến 2/3 các tổn thương lymphoma não thứ phát
[14]. Tuy nhiên một vài nghiên cứu cho thấy sự đa dạng phân bố về vị trí
của lymphoma não thứ phát trong đó tổn thương ở nhu mô não cũng là một

vị trí khá thường gặp [3]. Lymphoma não trên bệnh nhân không suy giảm
miễn dịch thường gặp ở độ tuổi 45-70 trong khi ở bệnh nhân suy giảm
miễn dịch xuất hiện sớm hơn thường trong khoảng 30-40 tuổi [5]. Tỉ lệ


8

nam gấp khoảng hai lần so với nữ [15]. Nguyên nhân của bệnh chưa được
hiểu biết rõ tuy nhiên người ta nhận thấy tỉ lệ tăng cao ở bệnh nhân AIDS
và liên quan đến hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh, sử dụng thuốc ức
chế miễn dịch và ghép tạng [16].
4.

1.1.1.2. Triệu chứng lâm sàng
Các triệu chứng lâm sàng phụ thuộc vào vị trí kích thước của khối
u. Bệnh nhân thường có các triệu chứng về thần kinh kéo dài một vài
tuần và thường có các triệu chứng như: biểu hiện thần kinh khu trú (56
– 70%) , thay đổi hành vi và tâm thần (32-43%) , các triệu chứng liên
quan đến tăng áp lực nội sọ như đau đầu, buồn nôn, nôn, phù gai thị
(32-33%) và động kinh (11-14%) [17]. Lymphoma nội nhãn có thể có
các triệu chứng như mờ mắt, giảm thị lực , sợ ánh sáng, đau mắt và các
triệu chứng này thường biểu hiện ở cả hai mắt [18]. Nhìn chung các
triệu chứng của Lymphoma não không đặc hiệu vì vậy và rất khó để
chẩn đoán nếu như chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng.

5.

1.1.1.3. Điều trị
Phương pháp điều trị của lymphoma não là sự kết hợp của điều trị
hóa chất và xạ trị; phẫu thuật có vai trò trong sinh thiết não lập thể làm

giải phẫu bệnh chẩn đoán, không đặt mục tiêu lấy u tối đa. Nhiều tác
giả chống lại việc cắt bỏ khối u một cách tích cực vì có thể làm tăng
biến chứng sau phẫu thuật mà không tăng thời gian sống thêm so với
sinh thiết đơn độc [17].
Trong một số trường hợp nhất định, có thể chỉ định cắt bỏ một
cách tích cực khối u đặc biệt khi khối u có bờ đều ranh giới rõ, tổn
thương gây hiệu ứng khối nhiều và không nằm sâu trong não [18].


9

Hóa chất với nền tảng Methotrexat cho hiệu quả tốt có thể dùng
đơn độc hoặc kết hợp với các thuốc khác như Vincristin, procarbazine,
cytarabine, rituximab (nếu CD20+).
Xạ trị thường được tiến hành sau điều trị hóa chất sẽ làm giảm độc
tính cho thần kinh trung ương hơn khi dùng xạ trị trước hóa trị sau. Tuy
nhiên nếu tình trạng bệnh nhân không cho phép sử dụng hóa chất trước
thì nên lựa chọn xạ trị ngay. Phương pháp xạ trị toàn não cho hiệu quả
điều trị cao, tuy nhiên cũng có một số hạn chế do các yếu tố như:
trường xạ không lấy hết được vùng tổn thương, các tế bào u reo giắc
trong hệ thống tuần hoàn dịch não tủy sẽ nằm ngoài trường xạ, tác dụng
có hại của tia xạ lên chức năng thần kinh [18].Trong một nghiên cứu sử
dụng xạ trị toàn não như là phương pháp điều trị duy nhất của
lymphoma não với liều 36-40 Gy cho kết quả tỉ lệ đáp ứng đạt 90%, tuy
nhiên tổng thời gian sống thêm trung bình chỉ 11.6 tháng [19]. Chắc
chắn rằng, xạ trị toàn não có thể là cứu cánh hàng đầu cho hiệu quả cao
ở bệnh nhân kháng methotrexate; tuy nhiên trong 10 năm qua, ngày
càng có sự quan tâm trong việc phát triển các chiến lược trì hoãn hoặc
loại bỏ xạ trị toàn não như liệu pháp cảm ứng hoặc củng cố ở bênh
nhân trong lần đâu tiên thuyên giảm hoàn toàn [18].

6.

1.1.1.4. Giải phẫu bệnh
Vị trí thường gặp của lymphoma não là ở trên lều (chiếm khoảng
85%) [20]. Trong các bệnh nhân không có suy giảm miễn dịch,
lymphoma não thường biểu hiện là một khối đặc đơn độc trong chất
trắng vùng quanh não thất, thường có sự lan rộng dưới màng cứng, phù
mạch đáng kể và gây hiệu ứng phối. Số lượng khối u có thể tăng lên


10

gấp đôi ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Người ta cũng nhận
thấy rằng, trên các phương tiện chẩn đoán hình ảnh thường đánh giá
thấp mức độ của u hơn vì lymphoma não có khả năng thâm nhiễm rất
cao, chúng có thể mất cấu trúc và có bờ lan tỏa như GBM, và khi u
thâm nhiễm khuếch tán được gọi là “lymphomatosis cerebri”, hay một
vài tác giả gọi là u não toàn bộ [20], [21]. Một đặc điểm đặc biệt của
hầu hết lymphoma não là “angiotropism” có nghĩa là các tế bào u
thường tập trung xung quanh khoang quanh mạch Virchow-Robin, xâm
lấn lòng mạch gây hẹp lòng mạch, phá vỡ hàng rào máu não [18]. Nhìn
chung, lymphoma não thường có hình ảnh mô hình tăng trưởng lan tỏa
trên giải phẫu bệnh, và loại thường gặp nhất là lan tỏa tế bào B lớn
chiếm 95%, tế bào T chỉ chiếm khoảng 2% [22].

7.
8.

Hình 1.1. Đặc điểm giải phẫu bệnh của lymphoma nguyên phát [18]
A) Tế bào B lớn lan tỏa (DLBCL) ở bao gồm thùy đỉnh trái và

hạch nền, tạo hiệu ứng khối, lan đến dưới màng não thất và xâm lấn đè
đẩy não thất bên. B) DLBCL thể hiện kiểu hình tăng trưởng
angiotropic, các tế bào u tập trung bao quanh các mạch máu (nhuộm


11

HE với độ phóng đại 100). C) Sự phát triển xâm lấn của DLBCL dọc
theo các mạch máu não (nhuộm HE, độ phóng đại 200). D) Sự tăng
bộc lộ MYC bởi các tế báo DLBCL được chứng minh bằng hóa mô
miễn dịch (độ phóng đại 400)
9.

1.2. Chẩn đoán hình ảnh

10. 1.2.1. Cắt lớp vi tính
Trên CLVT ở cả bệnh nhân suy giảm miễn dịch và không suy giảm miễn
dịch, lymphoma não thường biểu hiện là một khối tăng tỉ trọng hoặc đồng tỷ
trọng trước tiêm, ngấm thuốc sau tiêm, một khối hoặc nhiều khối. Tuy nhiên,
không tìm thấy tổn thương trên CT cũng không loại trư được có tổn thương
lymphoma não hay không. Trong các trường hợp tổn thương ở màng não đặc
biệt như trong lymphoma thứ phát, thì CLVT kém nhạy đặc biệt trên những bệnh
nhân có bệnh máu ác tính, do đó trong trường hợp này cần chụp MRI. [14]
Trong thực hành lâm sàng, CLVT có hạn chế về độ tương phản giữa các
cấu trúc giải phẫu nội sọ gây khó khăn trong việc đánh giá hình thái, các thành
phần trong u, vị trí giải phẫu và tính chất xâm lấn của u với các cấu trúc lân cận.
Tuy nhiên, CLVT nhạy hơn CHT trong phát hiện vôi hoá và chảy máu trong u,
đồng thời đây cũng là phương pháp được lựa chọn trong các trường hợp các khối
u gây biến chứng cấp tính như tăng áp lực nội sọ, chảy máu, bệnh nhân giãy dụa
không hợp tác hay các trường hợp có chống chỉ định chụp CHT.

11. 1.2.2. Cộng hưởng từ thường quy
Cộng hưởng tư với nhiều loại chuỗi xung, có thể thực hiện trên nhiều mặt
phẳng, là phương tiện chẩn đoán hình ảnh hàng đầu trong chẩn đoán u não. Các
chuỗi xung thường quy thường được sử dụng trong thăm khám u não là các


12

chuỗi xung: T1W, T2W/FLAIR, các chuỗi xung đánh giá chảy máu, vôi hoá như
T2*/ SWI, DWI (ADC) và T1 3D sau tiêm thuốc đối quang tư.
Lymphoma não thường giảm tín hiệu so với chất xám trên T1W, tín hiệu
thay đổi trên T2 bao gồm đồng tín hiệu chiếm khoảng 33%, giảm tín hiệu
khoảng 20%, tăng tín hiệu trong 15-47% và thường phổ biến ở những u có hoại
tử [23]. Chảy máu và hoại tử trong u ít gặp, thường có phù não xung quanh
nhưng mức độ phù não ít hơn so với GBM và các tổn thương di căn. Phần lớn
các tổn thương đều ngấm mạnh thuốc đồng nhất trên MRI. Ngấm thuốc dạng
viền chiếm khoảng 0-13% [14] và tỉ lệ này tăng lên đến 75% ở bệnh nhân AIDS
[24]. Về vị trí, u thường nằm ở trung tâm bán cầu đại não hoặc vùng chất trắng
cạnh não thất bên. Vị trí ngoại vi bề mặt sát màng não cũng là vị trí thường gặp.
Trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch thì tổn thương lại thường là khối hỗn hợp,
trung tâm không ngấm thuốc kèm theo chảy máu hoại tử.
12. 1.2.3. Cộng hưởng từ khuếch tán.
CHT khuếch tán ngày nay được ứng dụng rộng rãi và trở thành chuỗi
xung thường quy trong thăm khám sọ não. Hình ảnh CHT khuếch tán cùng
với giá trị ADC được sử dụng để khảo sát nhiều tổn thương trong não như
bệnh lý nhồi máu, xơ cứng mảng, các khối u thần kinh đệm, áp xe não, các
khối dạng nang nội sọ và nhiều bệnh lý khác [25] . CHT khuếch tán đem lại
thông tin hữu ích giúp phân biệt các khối u não bậc thấp và các khối u bậc cao
nhằm đánh giá mức độ ác tính, phân biệt các khối u dạng nang và áp xe não
[26], và chẩn đoán phân biệt giữa GBM và u di căn não đơn ổ [27], [28],

phân biệt khối Lymphoma với u thần kinh đệm bậc cao. Các tác giả tiến hành
đo giá trị ADC tại các vị trí: vùng u đặc (tránh vùng xuất huyết, hoại tử, tạo
nang), vùng chất trắng bình thường đối bên để lập rADC. Nhiều nghiên cứu
đã đưa ra kết luận rằng giá trị ADCmin có thể phân biệt được lymphoma não
với GBM [29], [30], [31], [32]. Giá trị ADCmin đã được gợi ý để phản ánh


13

mật độ tế bào u cao nhất hoặc phần tăng sinh nhất của một khối u không đồng
nhất. Giá trị của ADC sẽ đại diện cho vùng tế bào đặc nhất trong khối u và do
đó phù hợp hơn để phân biệt mật độ tế bào. Lymphoma là loại u có mật độ tế
bào cao, các tế bào u thâm nhập vào nhu mô não lan tỏa riêng lẻ hoặc là tạo
thành tổ hợp các tế bào dày đặc dẫn đến giá trị ADC thấp [8]. Phần lớn giá trị
ADC của lymphoma nằm trong khoảng 400 đến 600 10-6 mm2/s. Có nhiều
nghiên cứu chứng minh rằng giá trị ADC càng thấp thì khả năng đáp ứng với
hóa chất của khối u càng kém, tỉ lệ tái phát càng cao. Ngoài ra ADC rất có giá
trị trong đánh giá đáp ứng với hóa chất, giá trị ADC tăng cao hơn so với nhu
mô não bình thường dự báo việc đáp ứng với điều trị. [33]
13. 1.2.4. Cộng hưởng từ tưới máu
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra CHT tưới máu đóng vài trò quan trọng
trong chẩn đoán lymphoma não. Các tổn thương này ngấm thuốc mạnh sau
tiêm trên T1 nhưng rCBV tối đa thấp (trung bình khoảng 0,7 ± 0,2).
Điều này cũng phù hợp với hình ảnh của u trên giải phẫu bệnh cho thấy
khối thâm nhiễm vào khoang quanh mạch Virchow Robin gây hẹp lòng
mạch. Hình ảnh khối ngấm thuốc mạnh sau tiêm với đường đi lên của
đường cong tín hiệu phía trên đường nền là do hiện tượng phá vỡ hàng
rào máu não gây thoát thuốc ra khoang kẽ. Hình ảnh đặc trưng của
đường cong tín hiệu do vỡ hàng rào máu não kèm giảm khuyếch tán trên
Diffusion là dấu hiệu gợi ý chẩn đoán. Thông thường, các UTKĐ bậc cao

thường có rCBV khoảng 2 đến 5, trong khi lymphoma có rCBV bình
thường hoặc giảm tại vị trí bắt thuốc, tuy nhiên, khoảng 25% các trường
hợp chỉ số này có thể gần bằng rCBV của UTKĐ bậc cao [34].


14

14.
15. Hình 1.2. Lymphoma nguyên phát.

Khối u biểu hiện là tổn thương đặc ngấm thuốc với vùng phù rộng
quanh u tương tự với tổn thương thứ phát (A). Trên bản đồ ADC có hạn chế
khuếch tán ở vùng trong u (B). Trên bản đồ CBV thể hiện giảm tưới máu vùng
trong u với max rCBV=0,79 (C) và đồ thị tưới máu trên đường nền (màu đỏ)
đây là dấu hiệu rất đặc trưng của tổn thương lymphoma não (D) [32]
16. 1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
Hiện nay trên thế giới cũng đã có khá nhiều nghiên cứu về giá trị của
CHT, đặc biệt là giá trị của chuỗi xung CHT khuếch tán và tưới máu trong
chẩn đoán lymphoma não và phân biệt lymphoma não với các khối u nội sọ
khác. Doskaliyev (2012) [32] và Calli (2006) [29] báo cáo rằng lymphoma có
thể phân biệt dược với GBM dựa trên ADCmin với độ chính xác cao. Ngoài
ra nghiên cứu của Lee Seung Choul và Server tỷ lệ rADC có giá trị trong chẩn
đoán phân biệt lymphoma não và GBM, theo đó trong lymphoma não có
rADC thấp hơn nhiều so với rADC trong GBM [35], [36].
Về giá trị của CHT tưới máu, nghiên cứu của Lee và cộng sự kết luận
rằng CHT tưới máu có giá trị chẩn đoán lymphoma não bất kể là lymphoma
nguyên phát hay thứ phát, tế bào B hay T [33]. Sugahara và cộng sự chỉ ra


15


rằng rCBV trong tổn thương lymphoma não thường ở mức thấp [9].
Hakyemez và cộng sự cho thấy tỉ lệ rCBV của lymphoma não thấp hơn có ý
nghĩa thống kê so với GBM [10].

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
17. 2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu bao gồm các bệnh nhân lymphoma não đáp ứng đầy đủ tiêu
chẩn lựa chọn và không vi phạm các tiêu chuẩn loại trư.
18. 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Bệnh nhân có các dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ u não được chụp CHT sọ
não và thỏa mãn tất cả các yêu cầu sau:
- Không phân biệt tuổi giới

- Được chụp cộng hưởng tư 1.5 Tesla với các chuỗi xung thường quy (có chuỗi
xung diffusion), chuỗi xung cộng hưởng tư tưới máu, kết quả CHT có khối u


16

trong trục hướng tới lymphoma

- Mẫu bệnh phẩm tại vùng u được phẫu thuật hoặc sinh thiết tại Bệnh viện K có
kết quả giải phẫu bệnh.
19. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Gồm một trong những tiêu chuẩn sau:


Bệnh nhân được chẩn đoán u não nhưng không được chụp trên máy CHT 1.5

Tesla hoặc được chụp nhưng không đầy đủ các chuỗi xung khuếch tán, chuỗi
xung tưới máu.



Không được phẫu thuật hoặc sinh thiết



Không có kết quả giải phẫu bệnh.



Bệnh nhân hoặc người nhà không đồng ý tham gia nghiên cứu.
20. 2.2. Phương pháp nghiên cứu
21. 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

- Nghiên cứu tiến cứu, mô tả.
22. 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu:
Tiến hành chọn mẫu thuận tiện, lựa chọn những bệnh nhân đủ tiêu chuẩn
trong thời gian 1 năm tư tháng 8/2019 đến tháng 8/2020.
23. 2.2.3. Thu thập số liệu:
Theo mẫu bệnh án nghiên cứu có sẵn.
Tất cả bệnh nhân được nhập viện phải có mã bệnh án và hồ sơ đầy đủ.
24. 2.2.4. Phương tiện nghiên cứu


Máy cộng hưởng tư 1.5 Tesla
- Bơm tiêm máy
25. 2.2.5. Quy trình chụp cộng hưởng từ




Các bệnh nhân được chụp cộng hưởng tư sọ não trên máy 1.5 Tesla trước
phẫu thuật với đầy đủ các chuỗi xung cơ bản và chuỗi xung tưới máu.


17



Tư thế bệnh nhân: bệnh nhân nằm ngửa, được định vị cùng vị trí trên hình
khảo sát CHT thường quy.



Cuộn khảo sát: cuộn đầu.



Chuỗi xung thường quy: T1-WI trước tiêm mặt cắt axial và sagital, axial T2WI, FLAIR axial.
- Chuỗi xung cộng hưởng tư khuếch tán : Chuỗi xung khuếch tán chụp
theo hướng axial với các hệ số b0, b1000 đánh giá mật độ tế bào của u, các
vùng hoại tử giàu protein, tổn thương thiếu máu do khối u chèn ép.Tiến hành
đặt 3 ROI với diện tích 10-20mm2 ở các vị trí khác nhau của vùng mô đặc,
tránh vùng xuất huyết, hoại tử và tạo nang. Vùng chất trắng bình thường đối
bên được đo để lập tỷ lệ rADC. Chọn ra giá trị nhỏ nhất ở vùng u và đối bên
để đưa vào nghiên cứu.
- Chuỗi xung cộng hưởng tư tưới máu :
+ Chuỗi xung PWI được chụp đầu tiên trên chuỗi T2*W sau khi tiêm

bolus 5ml/s thuốc đối quang tư với liều lượng 0.1mmol/kg bằng bơm tiêm tự
động, Sau đó tiêm 20ml nước muối sinh lý với tốc độ tiêm 5ml/s.
+Thông tin được xử lý trên trạm làm việc với các phần mềm phân tích
chuỗi xung cộng hưởng tư tưới máu theo các bước:
+ Đánh giá định tính mức tăng sinh mạch của u dựa vào bản đồ chỉ số
thể tích máu não tương đối trên phổ màu. Lựa chọn 3 vị trí tăng sinh mạch
nhất với điểm cao nhất trên bản đồ rCBV phổ màu và đánh giá giá trị rCBV
lần lượt. Vị trí ROI được đặt ở vùng ngấm thuốc của tổn thương và vị trí của
chất trắng bình thường để tính chỉ số rCBV (rCBV). rCBV được tính bằng tỉ
lệ giá trị trung bình CBV của khối u và CBV của chất trắng bình thường. Tư


18

đó cuối cùng sẽ xác định được một điểm tổn thương với chỉ số rCBV tối đa
trong ba điểm trên.
26. 2.2.6. Sơ đồ nghiên cứu

27.

28.

2.2.7. Các biến số nghiên cứu:
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu

Nhóm
Đặc
điểm
chung


Tên biến

Phân loại biến

Mô tả biến

Tuổi

Biến liên tục

Đơn vị: năm

Giới

Biến nhị phân

Nam
Nữ

Triệu chứng lâm Biến định danh
sàng

Đau đầu
Nôn, buồn nôn
Dấu hiệu thần kinh khu trú
Suy giảm chức năng thần
kinh tâm thần


19


Nhóm

Tên biến

Phân loại biến

Mô tả biến
Động kinh

Đặc
điểm
tổn
thương
cua
khối u

Vị trí

Biến định danh

Phải/trái
Thuộc thùy nào.

Số lượng u

Biến định lượng,
rời rạc

Kích thước u


Biến liên tục

Chiều dài lớn nhất của u đo
trên các mặt phẳng (mm)

Giới hạn

Biến nhị phân

Rõ, không rõ

Phù quanh u

Biến thứ hạng

Độ I, II, III

Đè đẩy đường Biến thứ hạng
giữa

Độ I II III

Chèn
thất

Có/không

ép


não Biến nhị phân

Đặc điểm ngấm Biến định danh
thuốc

Đồng nhất
Không đồng nhất
Ngấm thuốc viền

Hoại tử và tạo Biến nhị phân
nang

Có/không

Chảy máu

Biến nhị phân

Có/không

Vôi hóa

Biến nhị phân

Có/không

Lan qua đường Biến nhị phân
giữa

Có/không


Xâm lấn

Xâm lấn thể chai

Biến định danh

Xâm lấn vỏ não
Xâm lấn màng não


20

Nhóm

Tên biến

Phân loại biến

Mô tả biến

Đặc điểm trên Biến định danh
T1W, T2W và
FLAIR

Tăng tín hiệu

Giá trị ADC

Biến liên tục


Đơn vị: s/mm2

Tỉ lệ rADC

Biến liên tục

Là tỉ lệ ADC vùng u/ADC
vùng lành bên đối diện.

Đồng tín hiệu
Giảm tín hiệu

Giá trị của Biến liên tục
rCBV

Giá trị Độ nhạy Se
cua
CHT
Giá trị dự báo
dương tính PPV

Biến định lượng, Se= DT/(DT+AG)
liên tục
Biến định lượng PPV = DT/(DT+DG)
liên tục


21


Số liệu sau khi thu thập làm sạch được nhập vào máy tính và phân tích
bằng phần mềm SPSS 20.0.
Các thuật toán thống kê được áp dụng để tính tỷ lệ, giá trị trung bình và
độ lệch chuẩn.
Kiểm định t-test để xác định sự khác nhau giữa giá trị minADC, rCBV
với các nghiên cứu khác, kiểm định Chi-squared so sánh các tỷ lệ.
29. 2.2.8. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được triển khai khi đã được thông qua bởi Hội đồng Đạo
đức trong nghiên cứu y sinh học của bệnh viện K trung ương. Tất cả các đối
tượng và người đại diện hợp pháp đều được giải thích về mục đích của nghiên
cứu và lợi ích của người tham gia.
Toàn bộ những bệnh nhân đủ tiêu chuẩn tham gia vào nghiên cứu và
người đại diện hợp pháp của họ đều tự nguyện đồng ý và kí vào giấy cam kết
đồng ý chụp MRI não có tiêm thuốc đối quang tư.
Các thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật. Toàn
bộ thông tin thu thập chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu, góp phần chẩn đoán
và điều trị, vì lợi ích sức khỏe của bệnh nhân, hoàn toàn không phục vụ cho
bất kỳ mục đích nào khác.


22

CHƯƠNG 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ
30. 3.1. Đặc điểm chung cua đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới

Giới

N


%

n

%

Tuổi
X±SD

Nam
Nữ
Tổng
Nhận xét
Bảng 3.2. Phân bố triệu chứng lâm sàng
Số lượng bệnh nhân
STT

Triệu chứng và dấu hiệu
N

1

Đau đầu

2

Nôn, buồn nôn

3


Giảm chức năng thần kinh tâm thần

4

Dấu hiệu thần kinh khu trú

5

Động kinh

Nhận xét:

%


23


24

31. 3.2. Đặc điểm hình ảnh cua lymphoma não
Bảng 3.3. Phân bố u theo vị trí
Vị trí u

Số lượng

%

Bên phải

Bên trái
Thuỳ trán
Thuỳ đỉnh
Thuỳ chẩm
Thuỳ thái dương
Thể chai
Chất trắng quanh não thất
Nhân xám sâu
Dưới lều
Tổng

Nhận xét:
Bảng 3.4. Đặc điểm tín hiệu của u trên các chuỗi xung thường quy
Tín hiệu
T1W

Thấp
Đồng
Cao
Hỗn hợp

T2W

Thấp
Đồng
Cao
Hỗn hợp

FLAIR


Thấp
Đồng
Cao
Hỗn hợp

Nhận xét:

Số lượng

%


25

Bảng 3.5. Một số đặc điểm Lymphoma não trên CHT thường quy
Số lượng bệnh nhân
N

%


Giới hạn
Không rõ
Lan qua đường giữa
Hoại tử và tạo nang
Chảy máu
Vôi hóa
Độ I
Phù quanh u


Độ II
Độ III

Nhận xét
Bảng 3.6. Đặc điểm ngấm thuốc của u
Đặc điểm ngấm
thuốc
Đồng nhất
Không đồng nhất
Dạng viền

Số lượng

%


×