Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

SỬ DỤNG tài LIỆU THAM CHIẾU TRONG BIÊN DỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.6 KB, 4 trang )

SỬ DỤNG TÀI LIỆU THAM THIẾU TRONG BIÊN DỊCH
Nghiên cứu dịch thuật là một bộ môn mới ra đời từ thập kỷ 50 của thế kỷ 20
nhưng dịch thuật trên thực tế đã là một ngành nghề có từ lâu đời với sự phát
triển giao thương giữa các vùng miền. Tuy mới ra đời, bộ môn nghiên cứu dịch
thuật đã góp phần không nhỏ trong việc nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm và đưa
ra giải pháp tối ưu cho thực hành dịch thuật. Theo đó, năng lực dịch đã được
định hình với nhiều nghiên cứu của các dịch giả, các nhà ngôn ngữ học, giáo dục
học tri nhận và nhiều ngành khoa học liên quan. Trong bài tham luận này, tác giả
không đặt tham vọng khái quát toàn bộ nội dung năng lực dịch theo các trường
phái mà chỉ đề cập tới một phần của năng lực dịch: Tài liệu tham chiếu và sử
dụng tài liệu tham chiếu trong biên dịch.
Tài liệu tham chiếu là một bộ phận đặc biệt quan trọng hình thành nên năng lực
dịch. Học giả Antar (2002)1 cho rằng việc sử dụng tài liệu tham chiếu là một
trong 4 kỹ năng mà một người dịch cần phải có để có thể thực hành nghề. 4 kỹ
năng đó bao gồm: kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng phân tích, kỹ năng tổng hợp ngôn
ngữ và kỹ năng tra cứu, hay còn gọi là kỹ năng sử dụng tài liệu tham chiếu. Vậy,
trước tiên chúng ta cần phân loại tài liệu tham chiếu trong biên dịch. Tài liệu
tham chiếu có thể sử dụng trong biên dịch bao gồm:
- Từ điển song ngữ (dịch thuật bao giờ cũng đi theo cặp ngôn ngữ)
- Từ điển đơn ngữ (từ điển đồng nghĩa, từ điển trái nghĩa…)
- Từ điển thuật ngữ chuyên ngành
- Từ điển bách khoa
- Tạp chí và tài liệu chuyên ngành (cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích)
- Internet
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, số lượng tài liệu tham chiếu
cho một lĩnh vực, chuyên ngành không ngừng tăng lên, giúp giảm gánh nặng lên
vai người dịch. Nhưng cùng với thuận lợi đó, một vấn đề đặt ra là sử dụng các
tài liệu tham chiếu đó ra sao để đạt hiệu quả trong khi thực hành dịch. Và thực tế
học viên quân sự, sinh viên dân sự khi học dịch đã chứng minh rằng không phải
cứ có tài liệu tham chiếu là biết cách tra cứu. Nhiều lỗi dịch được xác định một
phần là do các em học viên, sinh viên chưa làm tốt bước phân tích nhưng cũng


không ít lỗi là do lỗi tra cứu tài liệu tham chiếu. Vậy, để sử dụng tài liệu tham
chiếu một cách hữu ích, người học cần phải tuân thủ các bước sau:

1

Antar, S. A. (2002). What every novice translators should know. Montreal: Meta XIV.


1. Đối với từ điển: Có thể nói từ điển là tài liệu tra cứu phổ biến nhất, gần
nhất và được sử dụng nhiều nhất đối với người dịch. Khi tra từ, người học
cần phải:
- Xác định chính xác từ cần tra cứu. Từ cần tra cứu phải là từ có vai
trò quan trọng, quyết định đến ngữ nghĩa của cả cụm trong câu. Sinh
viên khóa 1AD đã từng tra từ “hạt” để tìm từ “hạt điều,” trong khi từ
quan trọng ở đây phải là “điều.”
- Đọc đầy đủ các mục từ của từ tra cứu. Đọc các ví dụ trong mục từ
để hiểu rõ nghĩa hơn của từ.
- Chú ý các điểm đặc biệt, khác biệt của từ khi dùng trong các ngữ
cảnh khác nhau. Thực tế đã có sinh viên dân sự khóa 1AD xác định sai
từ “chăn” trong câu “Bố tôi chăn bò” và dịch thành “My father blanket
cows.” (từ “chăn” mang nghĩa “chăn nuôi” nhưng đã bị xác định nhầm
thành “chăn bông”). Sinh viên này đã chọn nhầm ngữ cảnh cho từ
“chăn.”
- Tra cứu sâu hơn với tần suất sử dụng, hoàn cảnh sử dụng và đối
tượng sử dụng của từ. Cũng như tiếng Việt, tiếng Anh cũng có những từ
ngữ chỉ sử dụng trong văn phong trang trọng và ngược lại, có những từ
ngữ chỉ sử dụng trong văn nói. Với một phóng sự truyền hình, người ta
hoàn toàn có thể sử dụng những từ ngữ của văn nói như “kids” (trẻ em)
“chicks” (cô gái đẹp) nhưng những từ này hoàn toàn không thể xuất
hiện trên báo giấy (trừ trường hợp viết về ngôn ngữ nói hoặc trích dẫn).

- Tìm mối liên hệ của ngữ nghĩa trong từ điển với văn cảnh để tìm
nghĩa chính xác nhất cho từ khi không có tương đương trực tiếp.
- Một số từ điển tốt có cung cấp gốc từ và các hình vị trong từ.
Người học nên ghi nhớ gốc từ và hình vị phái sinh để dễ dàng giải mã
ngữ nghĩa trong các văn cảnh và từ ngữ có chung gốc từ hoặc hình vị
phái sinh khác.
- Ghi nhớ cách giải thích của từ điển để nhớ từ đồng nghĩa. Ngoài ra,
cần tra cứu thêm từ trái nghĩa của từ cần tra cứu.
- Người học cũng cần trang bị thêm từ điển tiếng Việt, đôi khi cả từ
điển Hán Việt để có thể tra cứu những từ ngữ tiếng Việt chưa rõ nghĩa
và sử dụng từ Hán Việt được tốt trong văn bản dịch. VD: một từ thường
gặp trong quân y là “thu dung” vốn là từ Hán Việt mà không phải ai
cũng biết nghĩa, dù vẫn dùng hàng ngày, thực chất tương đương với
“tiếp nhận.”


2. Tạp chí và tài liệu chuyên ngành: Trước khi dịch một văn bản, người dịch
cần nắm rõ kiến thức nền của lĩnh vực văn bản đó. Điều khó khăn với
người dịch là không thể nắm hết được tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là
chuyên ngành hẹp. Do vậy, kỹ năng tra cứu là quan trọng khi dịch những
văn bản có tính chuyên ngành. Để làm vậy, người học, người dịch phải
biết xác định “từ khóa” (key word) ngắn gọn để tìm kiếm trên mạng hoặc
tra cứu trong các thư viện số. Cũng cần nói thêm rằng, không nhất thiết
phải tìm đọc những tạp chí và tài liệu chuyên ngành bằng ngôn ngữ đích,
mà có thể đọc tham khảo tạp chí và tài liệu bằng ngôn ngữ nguồn để bổ
sung thêm kiến thức nền cho lĩnh vực cần dịch. Ví dụ: dịch kinh tế thì
người học có thể tham khảo các trang web như “Thời báo kinh tế Việt
Nam” (cả phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt).
3. Internet: nguồn thông tin trên mạng có thể nói là vô tận và đa dạng trên
mọi lĩnh vực, nhưng khai thác nguồn thông tin đó như thế nào cho hiệu

quả thì không phải ai cũng làm được, đặc biệt là để hỗ trợ cho biên dịch.
Nói đến sử dụng mạng, nhiều người sẽ ngay tới Google Translation. Tuy
nhiên, máy móc không thay thế được con người; và dịch thuật cũng vậy.
Google mà một lựa chọn tốt, tuy nhiên, người học cần xác định từ khóa
chính xác, ngắn gọn nhất và biết sử dụng chức năng tìm kiếm nâng cao
của Google. Dưới đây là một số gợi ý sử dụng internet để tra cứu trong
biên dịch:
- Phải biết phân biệt các tên miền đáng tin cậy và các tạp chí có uy
tín để tra cứu (google chỉ là trang tìm kiếm tin cậy nhưng không phải
lúc nào cũng tìm ra nhưng trang web đáng tin cậy). Để nhận biết được
thì người học phải tự tích lũy thông qua nghiên cứu mạng và thực hành
dịch. Ví dụ: khi dịch văn
bản có những chức danh
chính thức của Nước
CHXHCN Việt Nam thì
việc tham khảo trang web
chính thức của Chính phủ,
Bộ Ngoại giao là đáng tin
cậy; hoặc dịch chức danh,
cấp bậc, quân hàm thì cần
tham khảo trang web của
Báo QĐND, truyền hình
Quốc phòng Việt Nam và
các trang web của Bộ QP
Anh, Mỹ, Úc.


- Sử dụng từ điển thuật ngữ chuyên ngành trên mạng để hỗ trợ khi
dịch các PS chuyên sâu. Ngoài ra, có một cách rất hữu hiệu cho việc
này là sử dụng google images. VD: muốn dịch cụm từ “hạt lửa” của

một viên đạn sang tiếng Anh, người dịch vào google images, tìm “part
of a bullet”  chúng ta sẽ được hình ảnh mô tả chi tiết các bộ phận như
thế này . Sau đó, tìm và đọc thông tin về “hạt lửa” bằng google web
bằng cách tìm từ “đạn” chúng ta sẽ có thông tin về các bộ phận của một
viên đạn trong đó có “hạt lửa”. Từ vị trí của hạt lửa giải thích bằng
tiếng Việt, chúng ta xác định được từ “primer”. Ngoài ra, để không mất
thời gian đọc tiếng Việt, người dịch có thể tra từ điển Việt-Anh những
từ trong hình ảnh nói trên và cũng sẽ tìm được từ “primer.” Ngoài ra, có
thể tìm 2 hình ảnh của viên đạn bằng tiếng anh (bullet) và tiếng Việt
(viên đạn) rồi so sánh các bộ phận để tìm ra tương đương.
- Tra cứu những từ văn hóa, chuyên ngành hẹp bằng google, google
scholar hoặc diễn đàn chuyên sâu (đòi hỏi phải đăng ký thành viên).
Đối với từ văn hóa, người dịch phải tham khảo nội hàm văn hóa của từ
ngữ trước khi quyết định chuyển dịch.
- Kiểm tra cách sử dụng cụm từ mà mình chưa chắc chắn bằng cách
gõ cụm từ đó vào google search, đặt trong dấu ngoặc kép (VD:
“breaking point”). Nếu không có kết quả thì việc sử dụng cụm từ đó
cần phải cân nhắc, thậm chí không sử dụng được. Nếu kết quả tìm kiếm
cho nhiều trang web, hãy vào 1 trang có số lượng truy cập cao và có tên
miền đáng tin cậy, đọc cụm từ trong câu hoàn chỉnh trong trang web đó
để kiểm chứng.
Có thể nói dịch thuật là một nghề đòi hỏi kỹ năng tổng hợp cao; học dịch cũng
đòi hỏi cao không kém. Do vậy, nắm chắc các kỹ năng cơ bản là điều cần thiết.
Tuy nhiên, với mỗi cá nhân người dịch, các kỹ năng có thể được nắm bắt và
thực hiện với nhiều cách khác nhau. Tác giả bài viết chỉ đặt tham vọng khơi gợi
một vấn đề trong rất nhiều vấn đề liên quan thiết thực đến người dịch, người dạy
dịch và người học dịch. Tham vọng là lớn nhưng thời gian và năng lực còn hạn
chế, tác giả rất mong các thầy cô, đồng nghiệp, các bạn đọc đóng góp ý kiến để
việc dạy dịch, học dịch và thực hành nghề dịch được tốt hơn.




×